Chương 6
- Nhi, sắp xếp để ngày mai đi picnic.
- Dạ?
- Mai chúng ta sẽ đi về phía tây thành phố, có thể lên đến vùng Sơn Tây- Ba Vì để khảo sát thị trường, coi như đi ngắm cảnh nông thôn luôn
- Sếp không biết, Sơn Tây trước đây vốn là thành phố của Hà Tây ạ? Nó không phải là nông thôn nữa rồi.
- Thành phố hóa được 1 nửa, đâu có khác nông thôn nửa mùa đâu
- Theo cách phân loại của anh, ở VN có chỗ nào đủ tiêu chuẩn city không?
- Quả thật không có
- Khinh người quá đáng ( Nhi làu bàu nhưng không dám thốt ra lời, cứ ở bển về là khinh người như cỏ rác, thế thì còn chui về cái xó xỉnh này làm gì?, để hành hạ cái thân cô khổ sở như thế này chứ?)
- Cô có ý kiến?
- Anh nghĩ xem có ai lại lựa chọn từ bỏ thành phố phồn hoa về nông thôn hẻo lánh không? Có khi chỉ có người đầu óc có chút vấn đề?
Dám bảo mình có vấn đề về đầu óc, được lắm, Thành Nam tự nhủ.
- Nhiều khi lựa chọn là do điều kiện khách quan, tùy vào mỗi người.
- Ah vâng, cũng có người thích thay đổi môi trường sống, từ bỏ cuộc sống hiện đại hóa để đến 1 nơi nông thôn hóa, tôi rất cảm phục những người dũng cảm như vậy.
- Dũng cảm? cô quá khen rồi, nụ cười thú vị bừng sáng trên gương mặt Thành Nam
- Tôi có nói anh?
- Không phải sao?
- Đấy là do anh suy diễn.
Được rồi, sao anh khi phỏng vấn lại nhất quyết muốn chọn cô chứ? Chẳng phải là vì anh không nghĩ cô nhân viên bé nhỏ của mình có thể đối đáp với anh từng câu từng chữ, làm anh tức muốn ói máu thế này không nhỉ? Sao có người có thể chọc anh lúc vui hớn hở, lúc tức tối đến mức muốn phát hỏa thế này? Level của mình cũng đã hạ xuống rất nhiều rồi, Thành Nam tự nhủ.
Từ thành phố xuống đến thị xã mà 2 người định dừng chân có qua khá nhiều các đại lý mà công ty Nhi gửi hàng xuống bán, tình hình kinh doanh khá ế ẩm, ngồi buôn chuyện với bà chủ cửa hàng cả buổi, mà cũng chỉ có vài người đến hỏi hàng, nghe xong giá và giới thiệu về tính năng sản phẩm, các chính sách khuyến mại, người ta đều chọn các hãng quen thuộc trong nước, giá cả vừa phải.
Khi cả 2 đã ngồi trên xe, Thành Nam mới nêu tra thắc mắc của bản thân mình:
- Sao người Việt lại chọn 1 sản phẩm 300.000VND để đổi lấy 1 sản phẩm khuyến mại giá có 3000 VND?
- Bởi vì họ thích được cho không 1 thứ gì đó
- Thật ra hàng khuyến mại đã được tính vào giá thành rồi, không phải là cho không
- Trong tư tưởng của người tiêu dùng Việt, cứ khuyến mãi là cho không
- Thật ấu trĩ
- Vâng, thượng đế của anh thật ấu trĩ.
- Thật ra đồ khuyến mãi đều không có nhiều giá trị, hoặc là hàng tồn kho, hoặc là hàng sắp hết date, nếu họ so sánh, sẽ thấy, xét trên mặt bằng chất lượng và giá cả, hàng chúng ta có ưu thế cạnh tranh hơn hẳn.
- Không phải ai cũng nhận biết được hàng nào là hàng chất lượng vượt trội, chỉ cần dùng được, đáp ứng được nhu cầu của họ, giá cả hợp lý, lại được “ cho không” một thứ gì đó, tất nhiên họ sẽ lựa chọn
- Đó là tâm lý của người tiêu dùng Việt?
- Đại đa số là như vậy, ngoại trừ những người tiêu dùng có điều kiện cũng như sự hiểu biết nhất định.
- Ah…
- Đúng vậy đấy.
- Như vậy hàng của chúng ta quá cao cấp so với người tiêu dùng ở nông thôn việt nam?
- Có thể nói là như vậy, thị trường hiện nay ở VN, ngoại trừ những đô thị lớn, vùng nông thôn vẫn mang tư tưởng như vậy.
- Sao công ty chúng ta không sớm nhận ra điểm này ở thị trường Việt Nam?
- Không phải không nhận ra, mà các sếp cho rằng đang có chiến lược kinh doanh tiến bộ, cảm thấy cứ đem nó áp y nguyên như những thị trường nước ngoài khác thì nhất định sẽ thành công.
- Sao cô không nói ý kiến của mình?
- Bởi không ai hỏi ý kiến của tôi cả.
- Nhưng cô nhận lương của công ty, có ý kiến có lợi cho công ty thì phải nêu lên chứ?
- Tôi được trả lương không cho những công việc như vậy.
- Cô đúng là củ chuối thật đấy
- Bây giờ anh mới biết ah?
- Có muộn 1 chút, nhưng còn hơn không.
Nhi cũng thấy mình củ chuối, nhưng nói thật, việc làm những công to việc lớn không phải ham muốn của cô, cô có ước mơ rất giản dị: đi làm, lĩnh lương và sống. Cái ham hố của cô quả thật là nhỏ bé trước dục vọng, tham lam của người đời. Nhưng với Nhi, biết đủ là sung sướng rồi, cô không mong muốn điều gì hơn thế nữa.
Những suy nghĩ miên man của Nhi bị tiếng điện thoại cắt đứt.
- Alo, ông nội ạ, cháu Nhi đây
- Con đang đi làm ah?
- Dạ, con đang ở Sơn Tây, rất gần nhà ông, nhưng con đang đi cùng mọi người lên không qua nhà thăm ông được, có việc gì vậy ạ?
- Ah, có mấy quả mít mật vừa chín, ông đang định gửi xe ra Hà Nội cho con
- Ông nội number 1, con thích ăn mít lắm, nếu về được qua nhà thì con lấy luôn rồi, ông cứ bảo chú Khánh gửi xe cho con ông nhé.
- Uh, ăn ít thôi không nóng lắm, mặt nổi mụn thì ai dám lấy cháu gái ông
- Ông yên tâm, 3 quả mít của ông không làm cháu xấu đi đâu, cháu xinh đẹp được di truyền từ bà nội mà
- Bố cô, thôi làm đi con
- Con chào ông nội.
Kết thúc cuộc điện thoại, nụ cười tươi rói vẫn nở trên môi Nhi, cứ nghĩ đến việc được ăn mít ông nội gửi lên là cô lại lấy làm sung sướng lắm rồi.mít nhà ông nội thơm và ngọt lắm, cô vẫn nhớ hương vị của nó mà, bây giờ mà được đánh chén ngay thì tốt biết bao. Nhìn gương mặt mơ màng chắc chắn đang nghĩ tới đồ ăn kia của Nhi, Nam phì cười, vẻ cố chấp, củ chuối biến mất, chỉ còn gương mặt trẻ con, ham ăn như heo kia thôi, việc đi thăm đại lý cũng đã hòm hòm, thỏa mãn cái ham muốn tý ti của Nhi, anh cũng chẳng lấy làm phiền lòng gì cả.
- Tôi không cố ý nghe chuyện của cô, nhưng bây giờ cũng đã đi thăm gần hết các đại lý rồi, nếu gần đến nhà ông nội cô, chúng ta có thể ghé qua.
- Được không ạ? Nếu làm phiền anh, tôi ngại lắm…ài, nhưng chỉ qua nhà ông tôi 1 tý thôi, chắc cũng không mất nhiều thời gian đâu.
- Cô thích ăn mít đến thế ah?
- Anh không biết đâu,mít nhà ông tôi ngon lắm, mít đồi mà, ở Hà Nội không có đâu, hơn nữa nhà ông tôi còn có ổi, dừa, mùa này đều có thể ăn rồi, anh không biết…
Những cái anh không biết của cô quá nhiều, Nam nghe không thể lĩnh hội được, tại sao thời đại này, vẫn có người con gái có thể biểu lộ ham muốn 1 cách thoải mái, đặc sắc như cô chứ? Trong thời đại này, tất cả các giá trị đều có thể đo được bằng tiền, thì vẫn có người có những niềm vui đơn thuần giản dị như cô, chính anh, lâu lắm cũng không còn cảm giác thích thú với bất kỳ đồ ăn nào, việc ăn, chính là duy trì năng lượng cho công việc, nó không còn là niềm vui hay sự tận hưởng nữa rồi. Nhi là 1 thế giới khác so với thế giới anh đang sống. Nó giản dị mà không hào nhoáng, tranh giành, anh muốn thử những trải nghiệm của cô như cách làm tươi mới cuộc sống của mình.
Khi 2 người về đến nhà ông nội Nhi thì cũng đã là hơn 5h chiều, mùa hè, trời vẫn nóng chói chang, vùng đồi này thời tiết càng có vẻ oi bức, được cái là xung quanh đầy bóng cây xanh, nên cái nắng hè gay gắt có vẻ đã được giảm đi rất nhiều.
Vừa nhảy ra khỏi xe, Nhi chạy như bay vào sân, gọi toáng lên,
- ông nội, cháu về ăn mít đây.
Thành Nam nhìn thấy một cụ già tuổi chừng hơn 80 đang quét 1 đống thóc vàng ươm trên sân. Thóc, 1 khái niệm lạ lẫm với anh, đây là lần đầu tiên nhìn thấy, thậm trí, đến hạt gạo có hình dáng thế nào, Nam cũng không nhớ rõ, hình như là màu trắng. Ở nhà có giúp việc, ra nước ngoài thì đi nhà hàng hoặc ăn bánh mỳ, anh không còn nhớ rõ lần cuối cùng nhìn thấy hạt gạo là khi nào, cũng thật hổ thẹn khi anh sinh ra ở một trong những đất nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới.
- Ông, ông để cháu quét thóc cho
- Thôi, để ông làm nốt, cũng sắp xong rồi, mà thóc dặm lắm, cháu mặc váy thế, tối về lại nổi mẩn đấy
- Không sao ông ạ, cháu quét xong ra rửa chân sạch là được, ông cứ đưa cháu.
Lúc này ông nội Nhi mới chú ý đến chàng trai cao lớn đang đứng nhìn chăm chú ông cháu ông ở đầu sân thóc.
- Cậu này là?
- Ah, con quên, đây là anh Nam, sếp con ông ạ.
- Có người về cùng, sao không báo sớm 1 chút để ông chuẩn bị?
- Có gì phải chuẩn bị đâu ạ? Con về lấy mít rồi đi ngay mà.
- Hơn 5h chiều rồi, bây giờ về Hà Nội cũng đã muộn, con gọi em Sơn ra vườn lấy quả đi, để ông bảo thím nấu cơm, ăn rồi hãy về Hà Nội.
- Không cần ông ạ, con ra vườn trẩy mít và ổi, lấy thêm mấy quả dừa nữa là được, ông không cần bảo thím nấu cơm con đâu ạ.
- Lâu không về thăm ông, đã đến bữa ăn, lại không ăn cơm với ông 1 bữa còn ra thể thống gì nữa chứ? Giọng ông cụ có vẻ ngậm ngùi của người già
Nhi nhanh chóng đưa ánh mắt Thành Nam, có vẻ anh cũng không phản đối, thôi, chiều ông chút vậy, người già mà, hơn nữa ăn cơm ở quê cũng rất ngon, nhất định có món thịt gà mà cô thích nhất.
- Dạ, để cháu ra vườn lấy mít đã, ông, cháu thích ăn thịt gà
- Uh, cháu cứ đi ra vườn đi, để ông bảo thím
Ông cụ lúc này mới quay sang Thành Nam:
- Xin lỗi, mời cậu vào uống nước đã
- Dạ, không cần đâu ạ, ông cứ để cháu tự nhiên, cháu ra vườn xem sao.
- Uh, vậy cậu cứ tự nhiên nhé.
Khi Nam nhìn thấy Nhi ngoài vườn, anh không khỏi mỉm cười, 1 cô gái mặc chiếc váy công sở trang nhã nhưng chân lại đi đôi dép tổ ong đã ngả màu. Hình như cô cũng không thèm để ý cái cộc kệch đó, đang hớn hở chỉ chỏ cho thằng em hái quả, mái tóc nâu của cô bết lại vì mồ hôi đầm đìa nhưng có vẻ sắp được thu hoạch được chiến lợi phẩm làm nụ cười bừng sáng trên gương mặt cô, lấn át hoàn toàn vẻ nhếch nhác đó. Nhi không còn là cô gái thành thị nữa, cô biến thành 1 cô gái nhỏ ở nơi thôn quê, cái cảm giác dịu dàng, dễ chịu đang bao trùm lấy cảm xúc của Nam, cái đó, anh tưởng chỉ có thể thấy ở 1 bộ phim nào đó người ta quảng cáo về miệt vườn, không ngờ, cách trung tâm thành phố hơn 100km, cũng có bối cảnh nên thơ như vậy.
Đang tần ngần nghĩ miên man, như có phản xạ, Nam ngẩng phắt lên, 1 quả dừa từ cái nghéo của cậu em trên cây đang rơi xuống, gần như thẳng tắp với chỗ đứng của Nhi, không kịp suy nghĩ nhiều, Nam kéo mạnh Nhi về phía lồng ngực mình, khi đã trong vòng “ an toàn” có vẻ còn chưa hồi phục tinh thần, mặt Nhi tái xanh, lắp bắp:
- May quá, may quá, không chấn thương sọ não.
Hai người cứ “ ôm ấp “ như vậy cho đến khi có tiếng của cậu em trên cây vọng xuống. Nhi vội vàng đẩy Nam ra xa, hoàn toàn khôi phục lại sau phút thất thần vừa qua
- Chị có sao không? Em xin lỗi
- Thằng ranh này, định hạ sát chị ah?
- Ai biết nó lại rơi ngay đầu chị chứ, ăn ở thế nào, tự chui vào rọ
- Cái gì? Chị mà bị ngơ ngẩn vì chấn thương, mày có mà nuôi báo cô chị cả đời
- Chuyện nhỏ, về chăn gà cho em là được.
- Quên đi, ah, lại nói đến gà, chị phải vào phụ thím 1 tay mới được. Món nợ này từ từ tính.
Bữa tối diễn ra khá ấm cúng, ngay tại hàng hiên trước nhà, thậm chí, ánh trăng còn soi bóng cả vào bát canh nước xuýt gà gần chỗ Nam ngồi. Mâm cơm đúng kiểu ở quê mà lâu lắm Thành Nam chưa được ăn, gà luộc, lòng gà xào dứa xanh, canh củ đẻ và rau sống. có thể do đói, cũng có thể bởi thức ăn đơn giản, lại ít dầu mỡ nên anh rất ngon miệng. ăn được 1 lúc, lại còn mất điện, ông nội Nhi chép miệng:
-ngày nào cũng mất điện, đến bữa cơm cũng không tha, điện áp sụt, 1 tý nữa là có thôi, cậu thông cảm nhé.
- Dạ, không sao ông ạ.
Thế là bữa tối mà lần đầu tiên Thành Nam được trải nghiệm dưới ánh đèn dầu tù mù và ánh trăng non đầu tháng, anh ngồi ăn cơm với cả đại gia đình Nhi, anh là người lạ, nhưng hoàn toàn không có cảm giác lạc lõng, mà đây đó, sự quan tâm, hỏi han của Nhi và ông nội, chú thím, các em làm anh cảm giác rất ấm lòng.
Trong lòng anh chợt dâng lên cảm xúc ấm áp, anh thích không khí gia đình như thế này, sự giản dị, gần gũi và sự quan tâm thật sự của người thân trong gia đình với nhau, lâu lắm, anh mới cảm nhận được. Với anh, cuộc sống luôn là sự gấp gáp, bận rộn, công việc, tiền bạc và hưởng thụ. Nhưng có những hưởng thụ không phải dùng tiền bạc có thể mua được, Nhi, hạnh phúc hơn anh rất nhiều, bởi cô ấy có được 1 gia đình như thế này, có sự quan tâm thật tình như vậy, còn anh, qua bữa cơm này thôi, sẽ trở lại nhịp sống bình thường, lại công việc và công việc, xã giao và xã giao, đến khi 1 mình quá mệt mỏi và chán chường, anh sẽ tìm đến lũ bạn ham chơi để cùng nhau giảm stress, mà anh biết, cách đó, chính là đang đem lại áp lực cho chính bản thân mình, tự đẩy mình vào vũng lầy càng ngày càng sâu hơn. Nhưng biết làm sao được, đó là cuộc sống của anh, không, chính xác đó là cuộc sống mà anh lựa chọn.
Anh không còn cách nào khác, bởi anh sinh ra ở nơi đó và cũng thuộc về nơi đó chăng?