Dạo này trên facebook đang ầm ĩ vụ tác giả Đường Thất đạo văn. Mình thì không đọc truyện của tác giả này, nhưng cũng vì ầm ĩ quá nên có ngó qua mấy bài phân tích của người đọc. Đại loại vụ "đạo" này là có thực đến 80% rồi.
Các fan thì nhìn nhau ca thán. Các antifan thì được thể hùng hồn biện luận. Người chẳng phải fan, cũng chẳng anti như mình thì suy nghĩ thật nhiều.
Người thì kêu là, đạo cả giọng văn. Nhưng cái này còn phụ thuộc nhiều vào người dịch, nên khó xét. Người thì kêu đạo cả cốt truyện. Người thì bảo không đến nỗi, chỉ đạo tình tiết thôi. Người lại quan tâm đến thái độ của Đường Thất khi bị tác giả gốc phát hiện ra truyện của họ bị đạo.
Chuyện này làm mình liên tưởng đến một vụ án trong truyện Thám tử lừng danh Conan tập 5. Nhóm bạn dăm người chơi với nhau. Một cô gái trong đó có mơ ước làm nhà văn, đã dồn rất nhiều công sức để viết ra một tác phẩm tâm huyết có tên là: "Đất nước màu xanh". Sau đó một thời gian, cô đột nhiên treo cổ tự tử chết. Nguyên nhân là vì, người bạn thân trong nhóm cô vừa đạt giải thưởng Văn học trẻ với tác phẩm "Vương quốc xanh" có nội dung y hệt với "Đất nước màu xanh" của cô.
Bị ăn cắp chất xám, đúng là kinh khủng.
***
Cũng vụ "đạo" này lại liên quan đến một chuyện riêng của mình ngay mới đây.
Mình mới sửa lại một truyện đang viết dở, quyết định viết lại từ đầu, đổi hướng sang thể loại 18+. Tình tiết thì cũng bình thường thôi. Một chút trải nghiệm thực tế của mình. Một chút trải nghiệm thực tế của bạn mình. Một chút quan điểm sống cá nhân. Một chút hư cấu. Và rất nhiều hy vọng. Thế là thành.
Sẽ chẳng có gì đáng bàn, nếu như trong quá trình lướt facebook, mình không phát hiện ra một truyện trên trang của diễn đàn Lê Quý Đôn, mà đọc qua văn án, cảm thấy nó giống truyện của mình đến 50% về tình tiết.
Mình rất bất ngờ. Đó là truyện mới, chưa kể đến việc mình rất lười đọc, thì mấy truyện có những từ "tổng tài", "tổng giám đốc", "cô vợ", "thiếu gia", "ác ma" v.v... gì đó không bao giờ mình rớ vào. Nên không thể có chuyện mình bị ấn tượng những tình tiết đó để rồi vô thức đưa vào truyện mình được. Chỉ có thể là trùng hợp.
Nhưng... nếu mình viết xong truyện của mình, đưa lên, liệu có bị coi là đạo tình tiết không?!
Chuyện đời thường không ai giống ai, nhưng những biến cố lớn của cuộc đời, thì lại chẳng có quá nhiều để mà xa lạ. Không phải kinh dị, không phải trinh thám, không có yếu tố thần bí, mình cảm thấy thật bế tắc trước thứ gọi là "sáng tạo" bây giờ...
Thay vì đổ lỗi cho trùng hợp, chỉ biết tự buồn mình đã không nghĩ ra được thứ gì đó khác biệt hơn so với người ta...
***
Nếu tác phẩm đó là đồ ăn cắp, thì dù nó có hay đến đâu cũng không thể được chấp nhận.
Vì cảm giác bị lừa dối.
Trong truyện tranh nhóc Miko có câu chuyện thế này:
Lớp Miko có bài tập vẽ tuyên truyền phòng chống cháy nổ. Miko vì quên mất nên sát ngày mới làm bài, nhăng cuội cho xong. Đến lớp mọi người đều vẽ rất đẹp và công phu. Trong đó có bài của một cậu bạn vẽ đẹp nhất lớp, tên Izawa, cực kỳ pro. Theo như lời cậu thì phải mất cả kỳ nghỉ để nghĩ ý tưởng, mất cả tuần để tô màu. Miko nhìn vào không khỏi cảm thấy ngượng vì sự cẩu thả của mình, không dám nộp bài, mà xin thầy cho nộp vào ngày hôm sau.
Tối đó, vì nghĩ đến Izawa và bức tranh siêu đẹp của cậu ta, Miko ra sức tỉa tót, vẽ lại, tô bài vẽ của mình sao cho tốt hơn, đến hết mức có thể. Cô bé rất hài lòng với thành quả của mình. Nào đâu tối đó, mẹ Miko tưởng cô bé thích đề tài phòng cháy chữa cháy nên cho cô bé mượn cả một tập catalogue các bức tranh tuyên truyền. Trong đó, Miko nhận ra một bức trông y hệt bức vẽ của Izawa.
Cô bé rất sốc, còn cố vớt vát hỏi mẹ là cái này xuất bản năm nào. Mẹ cô trả lời, lâu rồi.
Hôm sau, Miko đến lớp, nộp lại tranh cho thầy, được thầy khen ngợi là em thật có tâm với bức vẽ. Sau đó, thầy chọn tranh của Izawa dự thi. Tan học, Miko chặn đường Izawa, ở nơi chỉ có hai người, cô hỏi cậu: "Có phải bức tranh đó, cậu nhìn ở đâu rồi vẽ lại đúng không?". Izawa giật mình: "Không có chuyện đó!". Miko lúng túng còn đem cả cuốn catalogue theo để cho Izawa xem. Izawa nhìn thấy, bối rối nói, chỉ là trùng hợp thôi, rồi bỏ đi. Miko còn chưa kịp phản ứng thì một cậu bạn thân khác của Miko nhìn thấy cuốn catalogue đó, kêu toáng lên. Miko yếu ớt nói: "Izawa bảo đó chỉ là trùng hợp!" - "Giống đến cả câu chữ, cả màu sắc thế này mà trùng hợp cái gì!" Lúc này Miko mới thốt lên, ừ nhỉ, rồi đuổi theo Izawa.
Izawa thấy Miko đuổi theo mình thì vênh mặt khó chịu: "Sao? Muốn mách thầy hả?" Miko không trả lời, chỉ rưng rưng nói: "Tôi không thèm. Lúc nhìn thấy bức tranh đó, tôi đã thực sự xúc động. Tôi đã luôn nghĩ, nó thật đẹp. Vì nó, tôi đã bỏ công cả buổi để sửa lại tranh của mình cho tốt hơn..."
"... Nào đâu, nó lại chỉ là đồ ăn cắp!"
Cô bé bỏ đi, Izawa lúc này mới nghĩ lại. Đúng là cậu đã ăn cắp. Chỉ vì cậu không thể nào nghĩ ra được đề tài gì trong suốt cả kỳ nghỉ...
Hôm sau, Izawa một mực xin thầy trả bức tranh cũ, đổi sang một bức mới. Cậu đã thức cả đêm để vẽ một bức mới, dù không đẹp bằng. Thầy dù rất tiếc nhưng cũng phải trả tranh lại cho Izawa. Còn Izawa cảm thấy rất nhẹ nhõm, cuối cùng cũng đã nở được nụ cười từ đáy lòng.
***
Hồi xưa mình quen một anh bạn vẽ rất đẹp, tiến bộ rất nhanh. Ở cái thời truyện tranh Việt còn hoang sơ, thật khó để tìm ra một người có tài như bạn ấy.
Bạn ấy thừa sức để vẽ phối cảnh, vẽ nhân vật, đi nét hay làm hiệu ứng. Nhưng truyện của bạn lại không được đánh giá cao. Một người chị của mình bảo là, tài năng ấy chỉ có thể dùng để vẽ minh họa, hoặc làm thợ vẽ mà thôi. Vì bạn này không biết cách thể hiện mình trên trang giấy. Không biết vẽ ra một câu chuyện hoàn chỉnh. Càng không biết đưa câu chuyện của mình đến với người đọc. Đó là khoảng cách giữa một "tác giả" và một "thợ vẽ". Tác giả, nắm giữ phần hồn của tác phẩm. Còn thợ vẽ, chỉ biết chắp ghép, chỉnh sửa, làm cho thật đẹp, nhưng vô hồn. Đó là lý do tại sao bên Nhật, rất nhiều trợ lý vẽ còn đẹp và nhanh hơn tác giả nhiều. Nhưng họ mãi mãi vẫn chỉ là trợ lý, không thể làm nên một tác phẩm hoàn chỉnh cho riêng mình được.
Quay lại vụ đạo văn. Nhiều bạn nhận xét Đường Thất viết rất hay, so với bản gốc bị đạo thì hơn nhiều. Nhưng những tác phẩm sau này lại kém dần.
Ôi tác giả, và thợ vẽ...!
Các fan thì nhìn nhau ca thán. Các antifan thì được thể hùng hồn biện luận. Người chẳng phải fan, cũng chẳng anti như mình thì suy nghĩ thật nhiều.
Người thì kêu là, đạo cả giọng văn. Nhưng cái này còn phụ thuộc nhiều vào người dịch, nên khó xét. Người thì kêu đạo cả cốt truyện. Người thì bảo không đến nỗi, chỉ đạo tình tiết thôi. Người lại quan tâm đến thái độ của Đường Thất khi bị tác giả gốc phát hiện ra truyện của họ bị đạo.
Chuyện này làm mình liên tưởng đến một vụ án trong truyện Thám tử lừng danh Conan tập 5. Nhóm bạn dăm người chơi với nhau. Một cô gái trong đó có mơ ước làm nhà văn, đã dồn rất nhiều công sức để viết ra một tác phẩm tâm huyết có tên là: "Đất nước màu xanh". Sau đó một thời gian, cô đột nhiên treo cổ tự tử chết. Nguyên nhân là vì, người bạn thân trong nhóm cô vừa đạt giải thưởng Văn học trẻ với tác phẩm "Vương quốc xanh" có nội dung y hệt với "Đất nước màu xanh" của cô.
Bị ăn cắp chất xám, đúng là kinh khủng.
***
Cũng vụ "đạo" này lại liên quan đến một chuyện riêng của mình ngay mới đây.
Mình mới sửa lại một truyện đang viết dở, quyết định viết lại từ đầu, đổi hướng sang thể loại 18+. Tình tiết thì cũng bình thường thôi. Một chút trải nghiệm thực tế của mình. Một chút trải nghiệm thực tế của bạn mình. Một chút quan điểm sống cá nhân. Một chút hư cấu. Và rất nhiều hy vọng. Thế là thành.
Sẽ chẳng có gì đáng bàn, nếu như trong quá trình lướt facebook, mình không phát hiện ra một truyện trên trang của diễn đàn Lê Quý Đôn, mà đọc qua văn án, cảm thấy nó giống truyện của mình đến 50% về tình tiết.
Mình rất bất ngờ. Đó là truyện mới, chưa kể đến việc mình rất lười đọc, thì mấy truyện có những từ "tổng tài", "tổng giám đốc", "cô vợ", "thiếu gia", "ác ma" v.v... gì đó không bao giờ mình rớ vào. Nên không thể có chuyện mình bị ấn tượng những tình tiết đó để rồi vô thức đưa vào truyện mình được. Chỉ có thể là trùng hợp.
Nhưng... nếu mình viết xong truyện của mình, đưa lên, liệu có bị coi là đạo tình tiết không?!
Chuyện đời thường không ai giống ai, nhưng những biến cố lớn của cuộc đời, thì lại chẳng có quá nhiều để mà xa lạ. Không phải kinh dị, không phải trinh thám, không có yếu tố thần bí, mình cảm thấy thật bế tắc trước thứ gọi là "sáng tạo" bây giờ...
Thay vì đổ lỗi cho trùng hợp, chỉ biết tự buồn mình đã không nghĩ ra được thứ gì đó khác biệt hơn so với người ta...

***
Nếu tác phẩm đó là đồ ăn cắp, thì dù nó có hay đến đâu cũng không thể được chấp nhận.
Vì cảm giác bị lừa dối.
Trong truyện tranh nhóc Miko có câu chuyện thế này:
Lớp Miko có bài tập vẽ tuyên truyền phòng chống cháy nổ. Miko vì quên mất nên sát ngày mới làm bài, nhăng cuội cho xong. Đến lớp mọi người đều vẽ rất đẹp và công phu. Trong đó có bài của một cậu bạn vẽ đẹp nhất lớp, tên Izawa, cực kỳ pro. Theo như lời cậu thì phải mất cả kỳ nghỉ để nghĩ ý tưởng, mất cả tuần để tô màu. Miko nhìn vào không khỏi cảm thấy ngượng vì sự cẩu thả của mình, không dám nộp bài, mà xin thầy cho nộp vào ngày hôm sau.
Tối đó, vì nghĩ đến Izawa và bức tranh siêu đẹp của cậu ta, Miko ra sức tỉa tót, vẽ lại, tô bài vẽ của mình sao cho tốt hơn, đến hết mức có thể. Cô bé rất hài lòng với thành quả của mình. Nào đâu tối đó, mẹ Miko tưởng cô bé thích đề tài phòng cháy chữa cháy nên cho cô bé mượn cả một tập catalogue các bức tranh tuyên truyền. Trong đó, Miko nhận ra một bức trông y hệt bức vẽ của Izawa.
Cô bé rất sốc, còn cố vớt vát hỏi mẹ là cái này xuất bản năm nào. Mẹ cô trả lời, lâu rồi.
Hôm sau, Miko đến lớp, nộp lại tranh cho thầy, được thầy khen ngợi là em thật có tâm với bức vẽ. Sau đó, thầy chọn tranh của Izawa dự thi. Tan học, Miko chặn đường Izawa, ở nơi chỉ có hai người, cô hỏi cậu: "Có phải bức tranh đó, cậu nhìn ở đâu rồi vẽ lại đúng không?". Izawa giật mình: "Không có chuyện đó!". Miko lúng túng còn đem cả cuốn catalogue theo để cho Izawa xem. Izawa nhìn thấy, bối rối nói, chỉ là trùng hợp thôi, rồi bỏ đi. Miko còn chưa kịp phản ứng thì một cậu bạn thân khác của Miko nhìn thấy cuốn catalogue đó, kêu toáng lên. Miko yếu ớt nói: "Izawa bảo đó chỉ là trùng hợp!" - "Giống đến cả câu chữ, cả màu sắc thế này mà trùng hợp cái gì!" Lúc này Miko mới thốt lên, ừ nhỉ, rồi đuổi theo Izawa.
Izawa thấy Miko đuổi theo mình thì vênh mặt khó chịu: "Sao? Muốn mách thầy hả?" Miko không trả lời, chỉ rưng rưng nói: "Tôi không thèm. Lúc nhìn thấy bức tranh đó, tôi đã thực sự xúc động. Tôi đã luôn nghĩ, nó thật đẹp. Vì nó, tôi đã bỏ công cả buổi để sửa lại tranh của mình cho tốt hơn..."
"... Nào đâu, nó lại chỉ là đồ ăn cắp!"
Cô bé bỏ đi, Izawa lúc này mới nghĩ lại. Đúng là cậu đã ăn cắp. Chỉ vì cậu không thể nào nghĩ ra được đề tài gì trong suốt cả kỳ nghỉ...
Hôm sau, Izawa một mực xin thầy trả bức tranh cũ, đổi sang một bức mới. Cậu đã thức cả đêm để vẽ một bức mới, dù không đẹp bằng. Thầy dù rất tiếc nhưng cũng phải trả tranh lại cho Izawa. Còn Izawa cảm thấy rất nhẹ nhõm, cuối cùng cũng đã nở được nụ cười từ đáy lòng.
***
Hồi xưa mình quen một anh bạn vẽ rất đẹp, tiến bộ rất nhanh. Ở cái thời truyện tranh Việt còn hoang sơ, thật khó để tìm ra một người có tài như bạn ấy.
Bạn ấy thừa sức để vẽ phối cảnh, vẽ nhân vật, đi nét hay làm hiệu ứng. Nhưng truyện của bạn lại không được đánh giá cao. Một người chị của mình bảo là, tài năng ấy chỉ có thể dùng để vẽ minh họa, hoặc làm thợ vẽ mà thôi. Vì bạn này không biết cách thể hiện mình trên trang giấy. Không biết vẽ ra một câu chuyện hoàn chỉnh. Càng không biết đưa câu chuyện của mình đến với người đọc. Đó là khoảng cách giữa một "tác giả" và một "thợ vẽ". Tác giả, nắm giữ phần hồn của tác phẩm. Còn thợ vẽ, chỉ biết chắp ghép, chỉnh sửa, làm cho thật đẹp, nhưng vô hồn. Đó là lý do tại sao bên Nhật, rất nhiều trợ lý vẽ còn đẹp và nhanh hơn tác giả nhiều. Nhưng họ mãi mãi vẫn chỉ là trợ lý, không thể làm nên một tác phẩm hoàn chỉnh cho riêng mình được.
Quay lại vụ đạo văn. Nhiều bạn nhận xét Đường Thất viết rất hay, so với bản gốc bị đạo thì hơn nhiều. Nhưng những tác phẩm sau này lại kém dần.
Ôi tác giả, và thợ vẽ...!

Chỉnh sửa lần cuối: