Hoàn thành Độc - Hoàn thành - Độc

Ktmb

Gà ngơ
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/2/14
Bài viết
2.766
Gạo
5.000,0
Có gì đó bất thường với một người khó ngủ, sẻ thức như cô.
Là sao ạ?
Dưới sự trợ giúp toàn diện từ trai đẹp, vết thương trên tay được thay băng mới, cô trông khởi sắc hơn với chiếc váy dài qua gối màu xanh,
=> trông cô
Cô đưa mắt quan sát nội thất xe, vẫn là một phong cách tẻ nhạt riêng cho cả ba chiếc, một sự tẻ nhạt chung kiên.
=> trung kiên
Anh dừng lại trước một cánh cửa kim loại nặng nề, ấn nhanh thẻ từ vào ô đọc mã vạch . Chưa
=> dư 1 khoảng cách
Thậm chí đến cách thức vận trang phục, cài khuy măng-sết, đi tất, mang giày cũng nguyên tắc, chỉn chu không chút tùy tiện.
...................
Ai ai cũng âu phục đường hoàng, khuy măng - sết lấp lánh đá quý,
Gác cả chân lẫn giày lên mặt bàn, anh vừa đưa tay tháo khuy măng-sết vừa hướng mắt đến chiếc hộp:
Cách viết chưa thống nhất.
Anh còn vướn lại Mos nên tình hình tại Bom gần như phó thác cho người kia.
Lời nhận xét đầy ẩn ý từ một anh chàng có đôi mắt xanh tuyệt đẹp đang bắt chân chữ ngũ lười nhát nơi góc trái.
=> lười nhác
Sau khi cuộc họp mặt giữa những người đàn ông kết thúc, vài chuyến xe kín bít bùng sẽ ghé qua trong đem, nhặt nhạnh các mảnh linh hồn rách tả tơi kia để rồi mang đi vứt bỏ đâu đó trên dòng đời trần trụi này.
 

Độc

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/12/14
Bài viết
129
Gạo
0,0
Là sao ạ?

=> trông cô

=> trung kiên

=> dư 1 khoảng cách

Cách viết chưa thống nhất.


=> lười nhác

"Sẻ thức" có nghĩa là dễ tỉnh giấc, Độc đã thay thế bằng từ phổ thông hơn.
"Cô trông" hay "trông cô" có lẽ không có nhiều khác biệt, Độc thích "Cô trông..." hơn.
Chung kiên là từ ghép giữa "chung thủy" và "kiên định", từ này ngay từ bé Độc đã được dạy và nghe qua nhiều nên Độc nhất định giữ lại.
Cảm ơn bé lần nữa nhé! :)
 

Độc

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/12/14
Bài viết
129
Gạo
0,0
Phần 2: Áo nhân tình...


Chương 1:

"Mưa của thời hiện đại chẳng còn trong lành như xưa nhưng vị vẫn chưa quá tệ; cũng như con người dẫu có bất trị đến đâu đi chăng nữa thì đâu đó trong họ vẫn le lói những tia nhân bản. Tất cả đều tùy thuộc phần lớn vào việc chúng ta có nhìn thấy, công nhận và tôn trọng những tia sáng mỏng mảnh ấy hay không."



Đông Dương mùa này nắng nhiều mưa cũng lắm. Nếu trưa còn oi ả ánh mặt trời chói chang như muốn thiêu đốt vạn vật thì khi màn đêm buông lơi, mây thường kéo về che kín trăng sao, mang những giọt mưa trắng xóa đến tắm mát đất trời. Đêm nay còn là một đêm mưa gió về giữa bão.

Cô trao tấm ni-lông sọc xanh đỏ cho một thành viên trong nhóm hỗ trợ đường phố, vừa kéo lại chiếc mũ áo mưa vừa nói: "Mai chị phải lên lớp sớm nên việc ở đây giao lại cho em. Ổn chứ?"

Cậu thanh niên trạc tuổi hai lăm, hơi gầy, mắt đeo kính cận khá dày gật đầu, môi cười tự tin: "Bão đang vô, chị tranh thủ về trước đi, mấy việc còn lại cứ yên tâm giao cho bọn em."

"Ừ!" Cô đưa tay vẫy cô gái vừa trao phần thức ăn nóng sốt cuối cùng trong giỏ cho một cụ già nhỏ thó, ngồi lọt thỏm sau bức vách tạm được ghép từ hai mảnh ni-lông sọc xanh đỏ nơi gầm cầu tăm tối, nước mưa chảy thành dòng lớn. Mắt vẫn không rời khỏi cụ già ấy, cô băn khoăn nói: "Hay chị em mình thử thuyết phục bà Tư lần nữa xem sao. Mưa này khó lòng tạnh sớm, bà làm sao ngồi như vậy cả đêm được?"

"Em còn lo sau khi nhóm rút đi, gió bão nổi lên rồi bọn loi choi sẽ cướp luôn hai miếng bạt của bà Tư để đắp ngủ cho ấm." Cậu thanh niên tặc lưỡi ý chừng rất nan giải: "Nhưng thuyết phục bà Tư rời xa chỗ gầm cầu đó còn khó hơn lên trời nữa."

Đây là hoạt động thực tế định kì hàng tuần của nhóm đồng đẳng thuộc một dự án do bên cô quản lí. Trên lí thuyết, hoạt động chủ yếu hướng đến các đối tượng nghiện vô gia cư, gái mại dâm hoạt động vào ban đêm. Ban đầu, các tình nguyện viên chỉ đơn thuần đi vận động họ sử dụng kim tiêm sạch, bao cao su; sau đó sẽ từ từ thu hẹp khoảng cách phòng bị khiến họ tin tưởng, chấp nhận sự hỗ trợ từ dự án. Tuy nhiên khi đi vào thực tiễn, đối tượng lẫn phương thức hoạt động đều có sự mở rộng.

Từ việc phân phát những chiếc kim tiêm sạch, bao cao su của thuở ban đầu, nhóm dần thân quen với những con người chọn gầm cầu làm nhà, nắng mưa hai mùa làm người thân. Họ có thể nghiện, nhiễm hoặc có thể không. Họ là đứa bé mới lên mười đã thâm niên vài năm trong nghề móc túi; là một gia đình bốn năm nhân khẩu mất quyền công dân trên chính quê mẹ; là người mẹ già tám mươi tuổi mỗi ngày lê thân cầu xin sự bố thí để nuôi thằng con nghiện nằm một chỗ; là người đàn ông trung niên ho xé lồng ngực, đêm đêm vẫn lê thân già xuống chợ đầu mối bốc vác, ngày về nướng sạch số tiền bán sức khỏe có được vào men rượu cồn pha;... Nhưng dẫu có là ai, phận đời ra sao thì họ đều mang một thân phận chung - những con người dưới đáy cùng xã hội. Nơi đây hội tụ đầy đủ mọi sắc màu cuộc sống, chỉ là hầu hết đều lấm lem bụi đất, bốc mùi rác thải tanh ôi và nhạt nhòa trong tầm mắt phán xét, thương vay mang tên cuộc đời.

Vì thế, vào mỗi đêm cuối tuần trong suốt hai năm qua, bọn cô luôn không quên mang theo những mảnh ni-lông xanh đỏ đã được cắt sẵn, có diện tích đủ che thân người; một ít thuốc hạ sốt, giảm đau; hoặc dăm túi quần áo cũ do các thành viên quyền góp từ người nhà, hàng xóm. Cách đây một năm, Van quyết định duyệt chi thêm khoản hỗ trợ phần thức ăn đêm. Một phần thức ăn chẳng đủ nuôi người ta no đủ thân xác héo gầy nhưng biết đâu chừng... lại phần nào xoa dịu được tâm hồn đau yếu.

Nhắc đến bà Tư, không chỉ cá nhân cô mà tất cả mọi người trong tổ đều cảm thấy xót lòng. Cũng như bao người phụ nữ truyền thống khác, bà từng có gia đình đề huề với người chồng thành đạt, hai con trai khỏe mạnh nhưng hạnh phúc thường chẳng tày gang. Sau hơn hai mươi năm chịu thương chịu khó làm hậu phương vững chắc cho chồng yên lòng chinh Nam phạt Bắc, bà được đền đáp bằng một tờ đơn ly hôn cùng hai căn nhà ở tuổi cận năm mươi. Thôi thì đàn ông đã muốn ra đi, giữ cách nào cũng chỉ hoài công; bà gạt nước mắt, đặt bút ký tên rồi an phận đơn lẻ sống cùng hai người con trai. Con bà cũng lần lượt lập gia đình, sinh con, mỗi người bận bịu sống cuộc đời riêng nên khoảng thời gian dành cho mẹ ngày càng thu hẹp dần dẫu ba thế hệ cùng sống dưới một mái nhà. Bà lại quen với nếp sinh hoạt cũ, ít giao tiếp, không nhiều bạn bè, e dè chẳng dám sống vì bản thân, suốt ngày chỉ quẩn quanh bếp núc, chăm cháu chờ con. Thời gian cứ thế lặng lẽ trôi mười năm trường, cho đến một ngày con tim tưởng đã hóa đá của bà bỗng dưng đập loạn nhịp, biết nhảy múa vũ khúc ru tình trước người đàn ông vừa chuyển đến dãy trọ sau nhà. Ông bé hơn bà đôi tuổi, góa vợ, sống cùng vợ chồng anh con trai bị liệt nửa người. Bà thương ông tuổi già chẳng được nghỉ ngơi - ông thương bà cô độc ra ra vào vào như kẻ thừa trong chính mái ấm của mình. Thế nên mối tình già nảy mầm trong âm thầm, khẽ khàng đấy nhưng thắm thiết, sâu nặng. Ngày ngày, bà ra sạp báo nép dưới chân cầu của ông, cùng ăn cơm trưa, cùng bán buôn, cùng cười tíu tít như đôi chim quyên. Rồi con trai bà phát hiện ra mối quan hệ này, họ kịch liệt phản đối bởi ông chỉ là người bán báo trên hè phố có gánh nặng gia đình oằn vai; vì bà đường đường là thân mẫu của ông này ngài nọ, sao có thể yêu đương không đoan chính ở tuổi sáu mươi. Mặc kệ bà giải thích, phân trần, thậm chí khóc thương van nài, họ năm lần bảy lượt sang nhà ông, đến tận cơ quan con dâu ông để buông ra những câu lời sắt nhọn của những kẻ có học, đủ sức cứa nát mảnh tình cảm xế bóng còn sót lại nơi con tim đàn ông vốn đã đủ mệt nhoài. Một đêm mưa gió, ông và gia đình lặng lẽ chuyển đi, chẳng để lại cho bà lấy nửa lời tạ từ.

Sau đó không lâu, người ta bắt đầu thấy một bà lão hom hem, nhếch nhác, tỉnh tỉnh mê mê xuất hiện ngay đúng vị trí sạp báo dưới chân cầu đã bỏ trống của ông. Dăm tháng đầu, thi thoảng có một hai người đàn ông ăn mặc lịch sự ghé qua khuyên nhủ, lôi kéo, đôi khi to tiếng với bà lão. Rồi dần dà đã dăm năm nữa trôi nhanh, gầm cầu bẩn thỉu, hôi hám đã trở thành mái nhà của bà lão, hai người đàn ông hôm nao thành nhân ảnh quá vãng xa xăm. Đặc biệt, bất kể là thu nhặt phế liệu loanh quanh chân cầu hay xuống sông tắm giặt, bà lão đều không để vị trí sạp báo trong tiềm thức bị che khuất trong tầm mắt mỏi mòn cơn đợi chờ của mình. Bà lão ấy chính là bà Tư!

Cô gục gặc đầu, đưa mắt nhìn bầu trời đêm đen kịt bao phủ màn mưa bay bay đủ ướt áo người xoáy tròn theo làn gió lạnh rồi hướng về phía bà cụ gầy gò ăn vận rách rưới với bàn tay đang run rẩy đưa thìa cơm lên miệng. Ôi những người đàn ông! Ôi những tình yêu mãnh liệt! Nếu đàn bà cứ nhất thiết phải yêu đương, kết hôn, hi sinh bản thân mới tìm thấy hạnh phúc viên mãn thì cô xin bằng lòng với nỗi bất hạnh của riêng mình. Hạnh phúc theo chuẩn mực xã hội đôi khi chỉ là câu lời điêu toa, xảo ngôn. Cuối cùng, cung đường hư ảo đang đi vẫn là lựa chọn tốt nhất, an ổn nhất! Môi bất giác nhếch lên nét cười bàng bạc lẫn trong tiếng thở dài chua chát khi bước chân tiến nhanh về hướng bà Tư, cô quyết định sẽ về nhà muộn hơn dự định.

"Cơm ngon không bà Tư?" Cô thâu lại nét chua cay nơi đáy mắt, nhoẻn cười thân thiết khi ngồi xổm xuống cạnh bà Tư.

"Ngon chớ! Mấy đứa cho cái gì cũng thấy ngon hết trơn." Bà Tư móm mém nhai thức ăn bằng đôi chiếc răng hàm còn sót lại, đôi mắt mờ đục lấp lánh ánh mưa đêm biết cười.

Vì sức già cộng thêm thói quen không đi xa chân cầu nên thu nhập của bà Tư khá bấp bênh, ngày khá nhất cũng chỉ đủ mua hai phần cơm bình dân, hầu hết vẫn là mẩu bánh mì lạt hoặc nắm xôi qua bữa, thậm chí nhịn đói vào những hôm mưa gió không ngớt. Về sau, ngoài suất cuối tuần, chị em cô và vài bạn trong nhóm đồng đẳng cùng chung tay hòng mong mỗi ngày, bà có ít nhất một bữa đủ no.

Nghe bà Tư đáp vậy, cô cau mày tỏ ý không vui trong chừng mức của người nhỏ tuổi: "Là bà cháu mình chia sẻ với nhau!" Nói đoạn, cô tự nhiên đặt tay mình lên bàn tay khòng khoèo nhăn nheo màu nâu xỉn bởi nắng mưa, đất bụi kia và xuýt xoa: "Lạnh ghê, bà Tư ha!"

Bà Tư cẩn thận thu vén phần cơm còn non nửa trong hộp, đậy nắp, cho vào túi ni-lông rồi ôm khư khư trên tay, sau đó hướng ánh nhìn thụt sâu trong hốc mắt vào màn mưa nhạt, tặc lưỡi than: "Đã mưa thì chớ, còn thêm gió. Chập khuya hơn, gió dưới sông thổi lên, càng lạnh dữ!"

Cô còn sức trẻ, bên trong mặc áo ấm, bên ngoài có cả áo mưa mà vẫn cảm thấy cơn lạnh xâm chiếm toàn thân thì một bà cụ gần bảy mươi như đèn khuya trước gió sẽ chống chọi thế nào trước cơn bão đang đến gần? Nét ưu tư thấm ướt vành môi khô, cô nhanh nhảu nói: "Dạ! Mà sao bà Tư không ăn hết cơm?"

"Mèn ơi! May mà có mấy đứa ra che lại cái xó này cho Tư." Vừa nói, bà Tư vừa cầm chặt tay cô, trao lời cảm ơn chân thành hơn vạn triệu câu từ buông qua khóe môi. Ánh mắt đục ngầu những âu lo loang loang hai màu xanh đỏ từ mảnh ni-lông đang oằn trĩu che gió đón mưa. Giọng bà như mất hút vào tiếng nước chảy như thác do hệ thống thoát nước đã xuống cấp của cây cầu có tuổi đời gần trọn một thế kỉ: "Mưa vầy, Tư để dành nửa hộp cơm lại, mai sáng ăn. À! Con nhờ đứa nào tháo tấm bạt xuống cho Tư nghen?"

Đây là vị trí ngay dưới mố chân cầu nên thân cầu làm mái che, ba mặt còn lại đều trống. Hiện tại, dẫu đã có che chắn nhưng mưa vẫn hắt vào theo những đợt gió ngược, huống gì không có tấm ni-lông kia thì nơi đây gần như lộ thiên. Điều này khiến cô nhíu mày nghĩ ngợi hồi lâu vẫn chưa lên tiếng thưa.

Bà Tư nhận ra sự khó hiểu của cô khi mắt đau đáu hướng về chiếc thùng bìa cứng được che chắn bằng những mảnh ni-lông, đặt trên một kệ gỗ xiêu vẹo sau lưng và cất lời trong âm giọng dây dứt u hoài: "Người ta ướt còn khô được chứ giấy mà ướt là rã nát hết! Đời Tư có chừng đó gia tài đem theo hà."

Ở "xóm" gầm cầu này, ai cũng tường tận từng vật bên trong chiếc thùng ấy bởi mỗi ngày ba lượt, bà Tư đều đặn mang chúng ra, ve vuốt thẳng nếp rồi run rẩy ôm ấp vào lòng khi cõi hồn chìm vào cơn thổn thức khôn nguôi. Đó là một cuốn sổ tay loại nhỏ có chép những bài thơ do chính ông cụ bán báo sáng tác tặng riêng bà; vài mươi tấm hình lưu giữ từng đoạn đời của hai người con trai, từ lúc chập chững vào mẫu giáo đến khi lấy vợ, làm bố trong gia đình làm ngài ngoài xã hội, ảnh cháu nội, cả ảnh cưới trắng đen nhạt nhòa; vài ba mảnh giấy ố vàng chứng nhận rằng bà từng một lần được kết hôn cũng như đã ly hôn; hai bộ hồ sơ sang nhượng quyền sở hữu nhà - đất từ tên bà sang tên hai anh con trai. Chấm hết! Những mảnh giấy vô tri ấy chính là sinh mệnh của người đàn bà đã dành trọn cả cuộc đời để nhặt tìm hoài vọng yêu thương.

Giờ thì cô đã hiểu. Nụ cười vốn chẳng mấy tươi nay càng thêm nhạt dưới màn mưa giăng giăng nơi góc gầm cầu vàng võ ánh đèn đường, cô vờ vô tư buông tiếng thở dài não nề: "Hồi chiều, tivi có thông báo bão lớn ngoài biển đang vô, con sợ cái kệ với miếng bạt này không chịu nổi mưa lớn với gió giật."

Ánh mắt mờ đục lộ rõ sự hốt hoảng, đôi tay nhăn nheo thêm run rẩy, bà Tư lắp bắp hỏi lại: "Thiệt sao con? Ác nhơn quá mà."

Cô hơi cúi đầu che giấu nét áy náy: "Dạ thiệt! Tivi thông báo đàng hoàng mà bà Tư. Hay giờ con tính vầy, bà Tư coi được không nha?" Chỉ chờ bà Tư tỏ ý quan tâm, cô lập tức dịu giọng thuyết phục: "Đêm nay bà Tư với cái thùng sang nhà tụi con ngủ lại một đêm, sáng mai bão tan là mấy đứa nhỏ đưa bà Tư ra đây liền..."

"Ý! Đâu có được." Chưa chờ cô nói hết câu, bà Tư lập tức xua tay ra ý chối từ dứt khoát: "Lỡ nửa đêm nửa hôm, thấy mưa bão vầy rồi ổng hay mấy đứa nhỏ con Tư ra tìm, không gặp Tư lại lo lắng thì tội. Nhất là ổng đó, ổng hứa sẽ không phụ Tư. Tư tin ổng!" Âm giọng người phụ nữ đi quá sáu mươi năm cuộc đời vẫn trở nên thỏ thẻ tựa cô gái đôi mươi khi nhắc đến tin yêu nhưng ánh mắt tự ủi an đang dần chìm vào niềm tuyệt vọng mênh mang. Trước mặt bà, đường phố vắng lặng, thi thoảng mới có vài chiếc xe vội vã rẽ mưa, chỉ duy gầm cầu này chộn rộn những mảnh đời chẳng còn chốn nao để trở về.

Dăm năm qua, bà Tư luôn bất chấp mọi khó khăn, quyết sống quyết chết không rời xa gầm cầu đặt sạp báo ngày xưa. Lần thi công đoạn đường dẫn dưới chân cầu, sau khi đã dùng đủ mọi biện pháp vẫn không thể thuyết phục bà dời đi, chính quyền đành áp dụng cưỡng chế. Tuy nhiên chẳng ai dám tưởng tượng ra cảnh bà Tư một tay ôm chiếc thùng giấy, tay còn lại tự kề vỏ chai bia lởm chởm những mảnh vỡ sắc nhọn vào cổ mình, nước mắt ràn rụa trên khuôn mặt bi ai cùng cực, ướt đẫm từng câu từ cầu khẩn được ở lại nơi bà đã xem là nhà. Tất cả chỉ vì niềm hi vọng mỏng manh rằng còn ai đó nhớ đến mình.

Do vậy, lòng cô vẫn cồn lên cảm giác vừa xa xót vừa chán ngán dẫu đã biết trước câu trả lời kia. Nhưng mưa đang nặng hạt hơn, gió cuốn xoáy cơn từng cơn lạnh buốt khiến nỗi lo âu lớn dần, che phủ tất thảy. Hít một hơi sâu để nén lại những đắng chát, cô muốn cố gắng thêm lần nữa: "Dạ! Con sẽ viết địa chỉ, số điện thoại của con vô thiệt nhiều tấm bìa cứng rồi treo chung quanh đây. Ông hay con bà Tư đến là thấy liền. Chứ bà Tư nằm đây giữa mưa gió, ông biết sẽ đau lòng lắm hoặc nhỡ có mệnh hệ gì, hai con trai ân hận tới chết cũng không yên."

Gương mặt nhăn nheo biến chuyển theo từng lời cô nói, bà Tư im lặng ra chiều đang đấu tranh tư tưởng kịch liệt, chập thở dài chập lại móm mém cười. Bà nhìn chằm chằm vào màn mưa giăng trắng xóa khoảng không trước mặt đủ lâu rồi cương quyết lắc đầu: "Sống chết có số hết rồi con. Để lại số điện thoại với địa chỉ của con cũng được nhưng Tư sợ ổng với mấy đứa nhỏ hiểu lầm là Tư có nhà mới, quên hết chuyện xưa rồi. Thôi, cứ để Tư nằm đây cho yên lòng!" Dứt lời, bà liền liêu xiêu đứng lên, lưng còng gần như đường thẳng song song với mặt đất, bước từng bước ngắn đến chỗ chiếc thùng giấy, bàn tay gầy guộc run run kiểm tra xem nước mưa có hắt đến nơi đây hay chưa.

Mỗi cá thể đều có quyền chọn lựa cũng như chịu trách nhiệm với quyết định của họ, bất kể người đó là ai hoặc có hoàn cảnh ra sao. Cô thở dài thành tiếng rõ ràng, khóe môi nhếch lên nụ cười bất nhẫn. Bà Tư muốn phó mặc cho định mệnh mà cô chưa bao giờ là thiên thần nên nghĩa vụ này đã đến lúc dừng lại. Dặn dò bà khi Tư thêm dăm lời, trò chuyện cùng những người khác thêm vài câu, cô liền cùng một cậu thanh niên trong tổ đội mưa ngược gió rời đi. Vết thương trên tay cô vẫn chưa bình phục hoàn toàn nên tự lái xe máy đi về là bất khả.

Đi được chừng vài mươi bước, cô dừng chân trước chiếc giường đơn được kê cao bởi hai chồng gạch. Trên giường, người đàn ông có nét mặt dữ tợn, tầm hai mươi lăm đang quấn chăn ngủ ngon lành. Vẻ như cơn bão đang đến chẳng mảy may ảnh hưởng đến góc gầm cầu kín gió được che chắn bởi hai mố chân cầu vững chắc này. Cậu thanh niên đi cùng trợn mắt lo lắng, tỏ ý cản ngăn khi cô cất giọng đánh thức người đang ngủ kia.

Cô gọi tên "Long" đến lần thứ ba thì chiếc chăn đen ngòm bốc mùi thum thủm liền bực dọc tung ra. Giọng nam ngái ngủ cất lên tràng chửi thề cáu kỉnh trước khi đôi mí mắt thâm quầng lười biếng hé mở. Tiếng chửi thề dừng lại, anh ta lồm cồm ngồi lên, ngáp dài: "Chị hai, chuyện gì đây?"

Không vội trả lời, cô vén áo mưa, từ trong chiếc ba-lô mang sau lưng lấy ra bao thuốc lá, châm lửa một điếu cho bản thân rồi đưa cả bao còn lại cho người tên Long kia. Hành động ấy lập tức khiến nét mặt đối phương dịu xuống. Cô rít thuốc, cất lời bằng chất giọng hòa đồng nhưng không thân thiết: "Dạo này cậu ăn ngon ngủ kĩ quá!"

Long nhanh chóng châm thuốc, rít mấy hơi dài rồi sảng khoái cười: "Cũng tàm tạm!" Đoạn, anh ta liếc qua cánh tay cô: "Tay bà sao vậy?"

"Bị chém!" Cô đáp gọn.

"Đứa nào chém bà?" Long như nhảy nhổm lên, thân hình gầy gầy bật ra khỏi chăn. Ánh mắt trượng nghĩa kiểu giang hồ chiếu thắng đến cô: "Bà nói tui biết, tui chém thấy mẹ nhà nó."

Cô lườm mắt nhìn Long: "Bỏ cái thói anh hùng rơm đó đi! Chị không cần cậu chém người giúp, chỉ cần cậu để mắt đến bà Tư là được."

"Bà Tư Mạc Sầu!?" Long hướng mắt đến góc có mảnh ni-lông xanh đỏ đang giật tung trong gió: "Sao?"

Cái tên bà Tư Mạc Sầu là do những cư dân gầm cầu này đặt cho bà Tư bởi họ cho rằng bà lụy tình đến độ loạn trí giống nhân vật Lý Mạc Sầu trong phim "Thần Điêu đại hiệp".

"Mưa bão nên chị lo mấy đứa choai choai giành mấy tấm ni-lông hay chỗ ngủ với bà Tư. Có gì cậu ngó qua, được không?" Khác với tất thảy những người quanh đây, họ luôn tỏ ra sợ hãi hoặc ghét bỏ Long vì anh ta lầm lì, hung hăng, thi thoảng lên cơn điên đánh chém người; chỉ riêng cô luôn thoải mái thậm chí ra vẻ bề trên khi tiếp xúc cùng.

"Yên tâm, để đó tui lo." Long khí khái gật đầu. Dường như gã Long liều lĩnh thích gây hấn thường nhật đã được thay bằng hình ảnh cậu thanh niên dù bụi bờ vẫn biết kính trên nhường dưới, có lòng yêu dạt dào.

Cô gật đầu an tâm, môi nở nụ cười nhè nhẹ lộ rõ ý tin cậy: "Chị đi đây! Bão đang đến, không có việc gì thì đừng ra đường." Dứt lời, cô điềm nhiên với tay rút thêm một điếu từ bao thuốc trên tay Long rồi quay lưng, bước tiếp.

Mưa nương theo gió, quất ràn rạt vào mặt người những tia nước lạnh buốt. Chiếc xe máy chở cậu thanh niên kia và cô xiêu vẹo lăn bánh giữa phố đêm thưa thớt. Người kia nói to như cố át tiếng mưa gió rít lên từng hồi: "Chị quen với gã Long lâu chưa?"

Đang mải suy tư vấn đề khác, cô chỉ nghe thấp thoáng tên Long nên đáp lời theo ý mình: "Thật ra Long không đến độ quá tệ, chỉ là cậu ta ghét bị làm phiền. Sau này, bọn em cứ xem như cậu ta không ở đó, đôi bên sẽ dễ chịu hơn."

"Dạ! Cũng chưa có mâu thuẫn gì lớn." Đoạn đường về nhà cô còn khá xa nên cậu thanh niên tiếp tục nói to, hòng tạm quên gió giật mưa vùi: "Tại lần đầu tiên em thấy Long ăn nói đàng hoàng, nhất là với phụ nữ."

"Chắc tại chị vừa đanh đá vừa hâm dở nên cậu ta cũng sợ!" Cô thản nhiên nhận xét bản thân xong liền phá lên cười khanh khách. Nước mưa theo môi trôi vòm họng vài ngụm, vị ngòn ngọt, mát mát. Mưa của thời hiện đại chẳng còn trong lành như xưa nhưng vị vẫn chưa quá tệ; cũng như con người dẫu có bất trị đến đâu đi chăng nữa thì đâu đó trong họ vẫn le lói những tia nhân bản. Tât cả đều tùy thuộc phần lớn vào việc chúng ta có nhìn thấy, công nhận và tôn trọng những tia sáng mỏng mảnh ấy hay không.

Long - một thành phần được xem như nhân tố gây cản trở sự hoàn thiện của xã hội văn minh, pháp trị. Cô biết cậu ta từ trước khi tham gia vào nhà nhóm, mười năm có lẻ. Khi ấy, cô vẫn đang ấp ủ mộng công hầu, Long còn là thằng nhãi ranh đánh giày kiêm trộm vặt. Mỗi ngày, Long sẽ ôm hộp đồ nghề đi loanh quanh các khu phố có nhiều người đi giày tây tụ tập; trong lúc đánh giày sẽ đồng thời quan sát tình hình, khách hàng nhanh chóng biến thành con mồi nếu để lộ sơ hở. Giày, ví tiền, điện thoại, túi xách,... là những món hàng yêu thích của cậu ta.

Lần ấy, Long ra tay trên chiếc ví của cô và người phát hiện là hai cảnh sát viên mặc thường phục ngồi cách đó không xa. Chẳng biết do vô tình hay cố ý mai phục nhưng họ đã nhanh chóng áp sát ngay khi tay Long vừa chạm đến chiếc ví. Trước tang chứng rõ ràng, cậu bé Long gầy guộc với nước da xanh tái cùng nét mặt lì lợm chỉ khẽ thở dài ưu phiền một cách lạ kì rồi mím môi, trơ tráo đưa mắt nhìn quanh như thể chính bản thân mới là kẻ bị hại; thay vì van xin hay mồm loa mép giải trình bày hoàn cảnh đáng thương. Có lẽ chính vì tiếng thở dài kia đã khiến cô bấm tay Thắng ra hiệu, xong lại mở to mắt, buông lời xảo ngữ rằng chính cô đã cá cược với Long rằng nếu cậu bé có thể âm thầm lấy được ví mà không bị cô phát hiện thì sẽ nhận được món tiền trị giá bằng công đánh mười đôi giày. Lí do cô nêu ra quả thật khiến người ta cười không thể khép mồm tuy nhiên nhân chứng không có, nguyên cáo bảo vệ ngược nghi can nên hai cảnh sát viên cũng đành cảnh cáo suông dăm lời rồi bực dọc trở về chỗ ngồi vì đã để sổng một thành phần bất hảo.

Sau khi hai cảnh sát rời đi, Thắng vốn là mẫu đàn ông cứng nhắc nhưng luôn chiều theo ý bạn gái nên anh chẳng buồn bận tâm đến Long; cô cũng tiếp tục nhởn nhơ nhấm nháp cà-phê, dõi mắt ngắm nhìn phố phường nhộn nhịp. Câu chuyện vừa xảy ra dường như chưa từng tồn tại. Long ngơ ngác, xớ rớ đứng cạnh hai người một hồi lâu rồi cúi đầu, lí nhí nói: "Cảm ơn. Mà sao bà muốn cứu tui?"

Cô nghiêng đầu, lướt ánh mắt ơ hờ ngang qua nét mặt biểu thị sự hàm ơn xen lẫn thắc mắc của Long, đều giọng nói: "Chị có cứu nhóc à? Sao chị không nhớ?" Rồi mặc kệ tròng mắt còn chưa hết trong veo đang mở to hết cỡ kia, cô khẽ vươn vai, nũng nịu tựa vào vai Thắng và thỏ thẻ: "Giày anh bẩn rồi kìa!"

Long đã tận tụy hoàn thành công việc đánh giày của mình và một mực chối từ nhận tiền công. Tuy nhiên cô còn kiên quyết hơn khi đặt vào tay cậu bé tờ tiền, nghiêm giọng nói: "Cậu nhóc, cực nhọc kiếm tiền lẻ nhưng không phải thở dài hay trúng mánh đậm để rồi phải thở dài, là cho em chọn. Mỗi người chỉ được may mắn một lần, hiểu không?"

Chẳng hiểu là Long có hiểu được lời ấy hay không nhưng rất lâu sau đó, mỗi chiều cuối tuần bọn cô ghé ngang quán cà-phê quen ở ven hè phố này đều gặp lại cậu bé nhỏ gầy kia cần mẫn đánh giày cho khách. Cậu bé quê ở miền Trung khô cằn sỏi đá, nhà còn ông bà ngoại già, em thơ và đã lang bạt giữa lòng thành phố hoa lệ hơn năm năm dẫu tuổi đời chưa trọn đôi tám; vì bố mẹ có mà như không có nên từ tiền học cho em đến chi tiêu trong gia đình đều do cậu cáng đáng phần lớn. Tuổi mười sáu mộng mơ chỉ còn lại những tiếng thở dài muộn phiền về một tương lai bất định.

Thời gian mải miết trôi, mối quan hệ giữa cô và Long như xa lạ như thân quen. Ngày bà ngoại mất, Long đã khóc nức nở trên đường cô đưa cậu ra ga, mua vé trở về quê nhà. Khi biết cô đã dừng lại đoạn tình cảm cùng Thắng, Long mời cô hút thuốc lá thơm - loại đắt tiền chẳng bao giờ cậu dám mua.

Mười năm - Long vẫn xem góc gầm cầu là chốn đi về, vạ vật làm đủ nghề từ bốc vác đến đòi nợ thuê, bảo kê gái bán hoa, tính tình càng thêm bất cần, chai lì, dấu vết thương tích trên thân thể chẳng thể nào đếm hết được. Trong những sẹo đời ấy, không ít vết được tạo nên bởi sự kiên quyết chối từ tham gia vào các đường dây trộm cướp hoặc sử dụng ma túy của cậu. Có lần, cậu tâm sự với cô rằng, đời cậu xem như bỏ phế nhưng đời hai đứa em còn dài phía trước, đứa nhỏ vừa vào năm nhất, đứa lớn đang là cô giáo cấp I và chuẩn bị cưới chồng; cậu không muốn chúng gánh thêm tủi nhục bởi có một bà mẹ lang chạ với đàn ông khắp làng xã, một ông bố nghiện rượu đến cuồng điên đã là quá đủ.

Mười năm - giấc mộng danh vọng một thời tuổi trẻ đã phai tàn trên những chặng đường dài hư ảo, cô rong ruổi với hành trang mang theo là dăm tiếng thở dài, đôi ba điệu cười nhàn nhạt giọt nắng vỡ, vài mươi nụ hàm tiếu trong vắt như pha-lê và những lần tiễn đưa; trong đó có cả tiếng thở dài chua xót hôm nao của Long. Thật lạ! Cô chưa một lần thử khuyên Long thay đổi hoặc giả ổn định cuộc sống cho tương lai cũng như Long là người "dưng" duy nhất không từng hỏi cô những câu hỏi về tình yêu, hôn nhân, gia đình. Mười năm trước - hiện tại - mười năm sau nữa, dòng đời trong tầm mắt cô có nhiều đổi thay, chỉ duy nhất một điều bất biến - đó là quan điểm cực đoan rằng mỗi cá nhân đều phải tự quyết con đường mình nên đi và hoàn toàn chịu trách nhiệm cho những chọn lựa ấy; lời khuyên chỉ được đưa ra khi đối tượng biết cầu thị và chưa đủ tuổi trưởng thành.

Trong cơn miên man về miền quá khứ, bỗng một ánh sáng võ vàng vụt qua tròng kính đọng nước của cô và... tiếng phanh gấp rít lên lanh lảnh giữa phố đêm mờ mịt mưa giăng. Toàn thân cô trượt dài trên mặt đường khi cơn đau kinh khủng ùa đến, vòm họng tràn ngập thứ nước mưa mang theo mùi vị tanh tưởi đến buồn nôn. Thị thính cứ hư ảo dần, hư ảo dần rồi tắt lịm!

 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ktmb

Gà ngơ
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/2/14
Bài viết
2.766
Gạo
5.000,0
gục gặt đầu, đưa mắt nhìn bầu trời đêm đen kịt bao phủ màn mưa bay bay đủ ướt áo người
=> gục gặc
hầu hết vẫn là mẫu bánh mì lạt hoặc nắm xôi qua bữa, thậm chí nhịn đói vào những hôm mưa gió không ngớt.
=> mẩu
Về sau, ngoài xuất cuối tuần, chị em cô và vài bạn trong nhóm đồng đẳng cùng chung tay hòng mong mỗi ngày, bà có ít nhất một bữa đủ no.
=> suất
Dặn dò bà khi Tư thêm dăm lời, trò chuyện cùng những người khác thêm vài câu, cô liền cùng một cậu thanh niên trong tổ đội mưa ngược gió rời đi.
Thừa từ ạ?
Long - một thành phần được xem như nhân tố gây cản trở sự hoàn thiện của xã hội văn minh, pháp trị. Cô biết cậu ta từ trước khi tham gia vào nhà nhóm, mười năm có lẽ.
=> có lẻ
Mười năm - giấc mộng danh vọng một thời tuổi trẻ đã phai tàn trên những chặng đường dài hư ảo, cô rong rủi với hành trang mang theo là dăm tiếng thở dài,
=> rong ruổi
Có lẽ chương sau còn đau lòng hơn nữa, phải không? :(
 

Độc

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/12/14
Bài viết
129
Gạo
0,0
=> gục gặc

=> mẩu

=> suất

Thừa từ ạ?

=> có lẻ

=> rong ruổi
Có lẽ chương sau còn đau lòng hơn nữa, phải không? :(

Cảm ơn em, Độc đã chỉnh lại các lỗi trên, nếu còn sót thì em giúp Độc thêm lần nữa nhé. Chuyện đau lòng chấm dứt tại chương này, những chương sau hầu hết đều vui, tập trung vào mối quan hệ của cô và trai đẹp. :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

kamyo

Gà con
Tham gia
15/7/14
Bài viết
35
Gạo
0,0
Truyện chị em vẫn theo dõi đều nè, rất thích những đoạn chị viết về các mảnh đời côi cút, đọc cứ rơm rớm ^^. Anh trai đẹp khẩu vị hơi nặng :-s cơ mà đọc đoạn anh ý đối xử với nữ chính rõ rung rinh :D.
 

Độc

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/12/14
Bài viết
129
Gạo
0,0
Truyện chị em vẫn theo dõi đều nè, rất thích những đoạn chị viết về các mảnh đời côi cút, đọc cứ rơm rớm ^^. Anh trai đẹp khẩu vị hơi nặng :-s cơ mà đọc đoạn anh ý đối xử với nữ chính rõ rung rinh :D.
Cảm ơn em nhé, lâu quá không thấy em.
Đầu tiên, Độc định bỏ qua đoạn khẩu vị của trai đẹp nhưng cuối cùng quyết định đưa vào. Hy vọng không quá nặng! Bù lại phần trai đẹp và nữ chính vậy. :)
 

Độc

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/12/14
Bài viết
129
Gạo
0,0
Chương 2:

"Đúng là trẻ em và phụ nữ luôn nhận được đãi ngộ đặc biệt nhưng vui lòng nâng cao tự giác cá nhân đủ tốt, trước khi cho rằng bản thân xứng đáng với sự ưu tiên từ người khác."

Gần bảy giờ tối, chuyên cơ chầm chậm trượt trên đoạn đường băng cuối cùng trước khi dừng hẳn lại. Bên ngoài, tiết trời vào thu đã se se lạnh, ánh đèn cao áp chiếu sáng cả vùng trời đêm mông mênh. Trai đẹp ghé mắt nhanh qua ô cửa kính rồi vươn vai, ưỡn ngực khi tự túc thu dọn máy móc, công văn, hồ sơ bày la liệt trên chiếc bàn trước mặt. Đối diện anh, một mỹ nam nhân thực thụ với gương mặt thon dài, da trắng hồng mịn màng, mắt ướt, môi đỏ mọng và rèm mi cong vút cũng đang có những hành động tương tự.

Một hồi chuông báo cuộc gọi đến lập tức vang lên từ một trong nhiều chiếc điện thoại vừa được ngắt chế độ bay. Trai đẹp liếc mắt qua số máy gọi đến rồi nhanh chóng nhận máy. Cuộc đối thoại chóng vánh chưa trọn một phút nhưng khiến đôi mày rậm cau lại, vẽ nên nét âu lo bất thường trên gương mặt vốn dĩ luôn ít cảm xúc của anh. Khe khẽ buông ra câu chửi thề bằng âm giọng bất an, anh vừa lướt nhanh những ngón tay trên màn hình vừa hạ lệnh cùng mỹ nam nhân kia: "Tôi cần sang SG. Khẩn!"

Mỹ nam nhân ngừng tay, ngẩn người nhìn trai đẹp độ dăm giây rồi nhanh chóng đáp lời: "Thưa! Lệnh bay mới cần ít nhất hai mươi bốn giờ để được xác lập lại. Bên ấy..." Nói đến đây, anh ta ngập ngừng như đang phân vân lựa chọn câu từ, bởi sự khẩn cấp này vẻ chừng không đơn giản. Nếu chỉ thuần công việc thì anh ta sẽ là người đầu tiên nhận được thông báo, thay vì trai đẹp và trai đẹp tuyệt đối không có thứ cảm xúc âu lo xen lẫn tự trách của hiện tại.

Nhưng trai đẹp không bận tâm đến phần còn lại của câu nói dở kia, liền vội vàng mặc vào áo vest ngoài, âm giọng ít cảm xúc đã quay về: "Tôi biết và đã kiểm tra qua, còn chuyến đến HAN sẽ khởi hành vào lúc hai mươi hai giờ. Bằng mọi giá phải lấy được vé, cậu đi cùng tôi; đồng loạt hoãn các lịch trình đã định." Rồi như tin tưởng đối phương đã thông hiểu, anh lập tức đứng lên, bàn tay to lớn siết chặt chiếc quai túi đựng công văn bằng da.

Cảm xúc ẩn sâu dưới nét mặt mỹ nam nhân hiền hòa biến thiên liên tục, đi từ khó hiểu đến ngạc nhiên sang âu lo. Cậu chủ nhà anh chấp nhận di chuyển bằng phương tiện công cộng cùng một rừng người lạ ư? Sự việc ắt hẳn phải kinh động vô cùng. Nghĩ vậy, anh ta không đưa ra thêm bất kì câu hỏi nào khác mà gật đầu tỏ ý đã hiểu, rồi tự cưỡng chế tứ chi cùng trí não hoạt động không giới hạn.

Rời khỏi chuyên cơ riêng, trai đẹp và mỹ nam nhân vội vã quay ngược xuống khu vực ga đi. Các cuộc gọi diễn ra liên tục khiến mắt, tay của cả hai người đàn ông di chuyển không ngừng nghỉ trên những thiết bị tin học. Nhẽ ra, sau chuyến bay dài mười tám giờ này, trai đẹp sẽ được nghỉ ngơi gần trọn hai ngày, trước khi tiếp tục lộ trình mới với một chuyến bay dài sáu giờ trên chuyên cơ cá nhân tiện nghi. Thế nhưng mọi việc đã đột ngột thay đổi, trong góc quán cà-phê nhỏ, trai đẹp vừa tranh thủ giải quyết những công tác cấp bách vừa chốc chốc lại hướng ánh mắt khẩn trương về khu vực quầy vé của hàng loạt hãng hàng không.

Chừng mươi phút sau, mỹ nam nhân bước nhanh đến chiếc bàn nơi trai đẹp đang ngồi, vội vã nói: "Thưa cậu, chỉ còn duy nhất một chuyến đến HAN, khởi hành lúc hai mươi hai giờ ba mươi nhưng vé hạng thương gia đã kín..."

Trai đẹp chưa nghe hết câu đã lập tức cắt lời anh ta: "Bay thẳng hay nối tuyến? Thời gian?"

"Thưa, nối tuyến tại PVG, tổng thời gian bay và quá cảnh là mười một giờ, sau đó sẽ mất thêm khoảng ba hoặc bốn giờ nữa để đến được SG." Mỹ nam nhân lễ phép đáp.

"Nghĩa là đến SG sớm nhất cũng phải cuối giờ chiều ngày mai?!" Trai đẹp khẽ nhíu mày tính toán thời gian, vẻ không hài lòng bộc lộ qua sắc giọng hơi khàn có phần thấm mệt: "Chuyến bay thẳng đến SG thì sao?"

Đã có chuẩn bị sẵn thông tin, mỹ nam nhân liền mạch lạc trình bày: "Thưa! Chuyến sớm nhất lúc chín giờ sáng mai, nối tuyến một chặng, dự kiến đến SG vào lúc mười bảy giờ ba mươi theo giờ địa phương và vẫn còn vé hạng thương gia."

"Hạng vé không quan trọng! Lấy vé chuyến hai mươi hai giờ ba mươi." Trai đẹp dứt khoát xuống lệnh, đừng nói sớm hơn vài giờ đồng hồ, thậm chí mươi phút cũng quý giá vô ngần trong lúc này. Nhanh chóng đứng lên, một tay giữ chặt chiếc điện thoại, tay kia cầm lấy túi hành lý nhỏ chứa dăm thiết bị công nghệ thay cho vali phục trang hay đồ dùng cá nhân như lẽ thường, anh hướng ánh mắt nâu tĩnh lặng đến chiếc cốc giấy đặt trên bàn: "Mocha của cậu! Uống tạm."

Âm giọng trai đẹp khá lạnh nhạt nhưng sắc mặt mỹ nam nhân lại ánh lên nét cảm động dạt dào khi chạm tay vào cốc Mocha yêu thích. Anh ta vừa nối bước trai đẹp vừa nhấp một ngụm lớn cà-phê, vị đắng ngọt ngào chưa hết hơi ấm như thấm tận tâm can. Đôi tròng mắt lánh đen chăm chú dõi theo bóng lưng to cao đang di chuyển đủ nhanh phía trước để rồi thấp thỏm tự hỏi, rốt cuộc biến cố kinh khủng nào đang chờ đợi nơi chặng cuối chuyến bay đêm nay? Nỗi âu lo này hoàn toàn đúng đắn bởi chưa đến hai tháng, trai đẹp đã ba lần đột ngột thay đổi toàn bộ lịch trình công tác và vực mắt sâu không đáy càng thêm thâm sâu mịt mùng sau mỗi lần trở về. Điều này khác xa tác phong tuân thủ quy tắc đến độ cứng nhắc của trai đẹp.

Cuối cùng, chuyến bay đêm đã cất cánh. Hai người đàn ông vận âu phục sang trọng có chiều cao khá vượt trội chưa kịp làm quen với khoảng để chân hẹp trong không gian chật ních người với hàng loạt âm thanh, mùi hương lạ đã phải đối mặt với vị khách nữ có con nhỏ ngồi cạnh. Bé gái kia tỏ ra yêu thích mỹ nam nhân nên bám lấy anh chẳng chịu buông, hết đùa cà-vạt lại nghịch cúc áo. Chưa đã nư, nó tiếp tục nhoài người, bấu lấy tay áo trai đẹp rồi bỗng chốc khóc ré lên thảm thiết khi chạm phải ánh mắt nâu không chút cảm xúc yêu thương từ anh. Bà mẹ trẻ thì loay hoay tìm bình sữa; đứa bé lại càng quẫy khóc dữ dội hơn. Mỹ nam nhân cũng vất vả chẳng kém khi phải ngồi giữa một bên ầm ĩ không yên - một bên vốn không thể hòa nhập với môi trường hiện tại. Tất cả tạo thành một bức tranh hỗn độn khó hình dung.

Trai đẹp phủi lại những nếp nhăn trên tay áo, đeo tai nghe lên và cất giọng trầm lạnh vừa đủ nghe: "Ken! Nếu cậu còn đủ lòng thương trẻ, hãy giúp con bé im lặng và tránh xa tôi." Dứt lời, anh thản nhiên hạ mắt, lướt tay trên màn hình máy tính.

Bà mẹ trẻ kia có lẽ đã nghe và hiểu được đôi phần hàm ý trong câu nói của trai đẹp nên liếc anh với vẻ bất mãn: "Con bé chỉ mới mười tháng tuổi, mong anh thông cảm!" Âm giọng nhỏ nhưng tỏ rõ sự không hài lòng khi cố tình nhấn mạnh vào mốc "mười tháng tuổi" như ngầm nói rằng, trẻ con chưa có đủ nhận thức nên yêu cầu chúng phải ngoan ngoãn lễ độ như người trưởng thành là sự ích kỉ ghê tởm.

Mỹ nam nhân tên Ken tất nhiên nhìn ra nét mặt của đôi bên. Anh ta hơi nghiêng đầu về phía bà mẹ trẻ, vành môi đỏ hồng mấp máy phát ra âm giọng nhỏ nhẹ như hát: "Đúng là trẻ em và phụ nữ luôn nhận được đãi ngộ đặc biệt nhưng vui lòng nâng cao tự giác cá nhân đủ tốt, trước khi cho rằng bản thân xứng đáng với sự ưu tiên từ người khác." Kèm theo sau là nụ cười nhạt nhẽo mang sắc màu cay nghiệt.

Cuộc đối thoại cũng chấm dứt tại đó. Bà mẹ trẻ mặt đỏ bừng, ôm chặt bé con vào lòng. Đứa bé nhận được bình sữa yêu thích của mình thì lập tức ngoan ngoãn. Cạnh bên, Ken và trai đẹp rầm rì trao đổi công việc bằng ngôn ngữ khác, thay cho tiếng Anh.

Một lát sau, trai đẹp vừa đưa tay xoa xoa phần cổ như cố xua tan cơn khó chịu từ chuyến bay thương mại mang đến vừa cẩn trọng dặn: "Lệnh cho người của cậu căn giờ, tôi không muốn có bất kì sự chậm trễ nào!"

Ken gật nhẹ đầu, nghiêm túc đáp: "Dạ vâng! Trước khi bay, tôi đã bảo họ lấy vé của tất cả các chuyến đi SG nằm trong khung giờ mà chúng ta dự định sẽ đáp xuống HAN." Nói đoạn, anh ta nhìn trai đẹp bằng ánh mắt đong đầy quan tâm: "Thưa, sự vụ ở SG rất cấp bách thì phải?"

Trai đẹp im lặng chập lát rồi khẽ hạ cằm: "Rất! Nhưng không liên quan đến công tác, là vấn đề cá nhân tôi." Nói đến đây, đáy mắt nâu sáng lạnh chợt nhen lên hàng vạn tia xa xót như đang tự trách bản thân cố gắng vẫn chưa đủ; tính đến chiều mai, thời gian đã muộn hơn giao ước gần trọn một ngày dài. Anh giấu lại tiếng thở dài trong động tác vươn vai, khép hờ mi mắt tìm chút tĩnh tâm, đồng thời cũng ngầm thông báo với người trợ lý của mình rằng cuộc đối thoại đã kết thúc.

Vẻ chừng còn bận rộn hơn cả trai đẹp, Ken tất bật tắt mở, đọc, lướt tay trên cả ba chiếc máy tính. Anh ta đang cố gắng giải quyết những công tác cần ưu tiên trước bởi ngày mai ắt hẳn là một ngày dài. Rất may cả hai đều có Chiếu khán Thương mại, nên việc nhập cảnh có phần đơn giản hơn.

********

SG mùa này mưa nắng như hòa quyện vào nhau, mưa đến bất chợt và nắng nhạt thật nhanh. Trai đẹp rời khỏi phi trường, nhanh chóng vào chiếc xe đã chờ đón sẵn bên ngoài. Mưa rơi loang loang trên kính, vẽ thêm dăm nét mệt mỏi trên hình ảnh phản chiếu của anh. Bốn chuyến bay liên tục trong hơn ba mươi giờ qua, không một phút chợp mắt, công tác vẫn phải chu toàn dẫu tâm trạng bất an không yên khiến sắc mặt lãnh đạm càng lãnh đạm hơn, anh buông lỏng cơ thể tựa vào thành ghế bọc da êm ái, uống một hơi hết hơn nửa bình nước lớn rồi nhìn sang Ken: "Bệnh viện C!"

Ken ngập ngừng tích tắc trước khi nói địa điểm cần đến với tài xế. Vì nơi cần đến là bệnh viện nên dự định khuyên nhủ cậu chủ ghé qua nhà nghỉ ngơi, dùng bữa trưa trước đã bất thành, anh ta chỉ đành mím môi quan sát nét khẩn trương ẩn hiện trên khuôn mặt đã lún phún râu của trai đẹp bằng ánh mắt ưu tư bất lực. Đoạn đường từ phi trường đến bệnh viện C vốn chẳng quá xa bỗng dưng mịt mù nghìn dặm. Mưa đã thôi rơi, nắng lại võ vàng nhảy múa vũ điệu tà dương nhập nhoạng...

Bệnh viện C vốn là bệnh viện tuyến đầu của cả vùng nên chẳng bao giờ thưa người, bất kể ngày đêm. Xe loay hoay mãi mới tìm được một chỗ đỗ trên đoạn đường chật kín. Trai đẹp nôn nóng kết nối cuộc gọi ngắn và lập tức tung cửa khi xe vừa dừng lại. Bàn tay anh siết chặt vào quai túi hành lý, chân bước những bước dài về tòa nhà có gắn biển "Khu D".

Sau lưng trai đẹp, Ken dặn vội mấy lời với tài xế rồi nhanh chóng cất bước theo. Dẫu vẫn chưa định hình được sự vụ nhưng Ken có thể đoan chắc rằng, vấn đề này cực kì quan trọng bởi cậu chủ nhà anh không có thói quen tự mở cửa xe khi không cầm lái, kể cả trong những tình huống vô cùng khẩn cấp. Gần mười năm giữ vị trí một trong hai trợ lý thân cận, đây là lần đầu tiên anh ta cảm nhận được sự âu lo rõ rệt nơi trai đẹp. Lạ!

Thang máy ghé lại tầng bốn, hai thân hình to lớn len lỏi giữa hành lang quá chật hẹp cho ngần ấy lượng người đang di chuyển liên tục. Mắt trai đẹp lần theo những con số thứ tự gắn trên cửa phòng và dừng trước căn phòng rộng chừng ba mươi mét vuông chứa mươi chiếc giường đơn với vài mươi con người bên trong. Không gian chật hẹp nồng nặc mùi thuốc, mùi cơ thể càng thêm ngột ngạt bởi tiếng rên rỉ, tiếng dỗ dành không ngớt. Trên trần nhà, bốn chiếc quạt trần già cỗi chậm chạp quay tròn, chẳng đủ sức xua tan tiết trời chiều oi bức.

Ken nhăn trán tỏ ý không thể tin vào cảnh tượng trước mắt; trong khi nét mặt trai đẹp vẫn lãnh đạm nhưng xương quai hàm bạnh lớn, căng cứng. Trai đẹp lia tia kiếm tìm khắp lượt căn phòng hẹp đầy chật người rồi bước nhanh về hướng chiếc giường trống nơi góc cuối dãy trái. Trên ghế nhựa cũ kĩ bong tróc cạnh giường, một người phụ nữ có mái tóc ngắn đang cặm cụi với chồng hồ sơ trên tay. Giữ một khoảng cách xã giao chừng hai tầm tay với, anh cất giọng vừa đủ nghe: "Chào cô, cô Trịnh!" Câu chào đồng thời cũng là cách xác định lại danh tánh đối phương nên nói xong, anh khẽ ngưng lời, chờ người kia ngước đầu nhìn lên và tiếp tục: "Tôi tìm Chi Lăng. Xin hỏi, cô ấy đang ở đâu?"

Cô Trịnh, Chi Lăng? Cáo nhíu mày nhìn người đàn ông vừa chào mình bằng họ thời con gái - cái họ đã chìm vào quên lãng hơn hai mười năm qua; sau ngày kết hôn, cô đổi sang họ chồng. Trước mặt Cáo, một hình dung gần như hoàn toàn xa lạ, chỉ riêng thứ khí chất cường quyền khiến người đối diện phải dốc toàn lực phòng thủ ngầm toát lên từ anh ta là quen thuộc. Nhưng dẫu có cố gắng lục tìm trong ký ức, Cáo vẫn không thể liên tưởng đến bất kì ai bởi ngoại trừ Van, Joe, các chị em thì chẳng còn mấy người không xưng hô với cô bằng họ ghi rõ ràng trên hộ chiếu đồng thời lại có thể gọi đích xác tên Chi Lăng.

"Anh là...?" Từ trên người trai đẹp, Cáo thu lại ánh nhìn dè dặt, lấp lửng đặt ra câu hỏi.

Trai đẹp đứng thẳng lưng, cằm giữ vừa tầm mắt, bày tỏ thái độ lịch thiệp trong khuôn phép quý ông lịch lãm: "Tôi là bạn của Chi Lăng!" Sau câu giới thiệu qua quýt, anh như đoán trước được mẫu đối đáp kế tiếp từ Cáo nên nhanh chóng chiếm lời: "Tạm thời hãy gác lại phần giới thiệu chưa cần thiết, điều quan trọng nhất lúc này là Chi Lăng đang ở đâu và tình hình cụ thể ra sao. Vui lòng!" Anh nói bằng ngữ giọng nhẹ, chừng mực nhưng vẫn bộc lộ rõ sự trấn áp trong từng âm nhấn.

Cung cách nói đối thoại này khiến lòng Cáo cồn cào những đợt sóng ngầm rất quen thuộc, chỉ là nhất thời không thể gọi tên đích xác. Cảm giác ấy khiến vòm họng Cáo khô khốc, âm giọng càng e dè hơn: "Con bé đi chụp MRI và tái khám, chắc cũng sắp về. Anh chờ một lát vậy!"

"Cô không đưa cô ấy đi?" Đôi mày rậm không che giấu nét bất mãn, trai đẹp lướt mắt ngang qua Cáo rồi đau đáu hướng về cửa.

"Nó không phải là trẻ lên ba! Hơn nữa, đây là thời buổi công nghệ, cần gì có thể gọi điện thoại." Cáo cười nhạt lên vẻ khẩn trương kia. Một gã trai nom cũng được mắt dưng đâu xuất hiện, lên giọng khiển trách như thể anh ta đích thị là người đàn ông tình sâu nghĩa nặng muôn trùng của Chi Lăng nhà cô. Đã thế, cô càng muốn nhìn xem anh ta lo lắng được nhường nào nên quyết định không nói ra sự thật rằng, một đứa em cùng công tác trong nhóm đồng đẳng đã thay cô đưa Chi Lăng đi tái khám. Rồi giữa cơn miên man ấy, hai từ "trai", "được mắt" bỗng chắn ngang trí não lười nhác ghi nhớ hình ảnh người khác khiến hàng loạt từ rời rạc khác xuất hiện theo sau, nào là vòng cổ, phá đảo, vẹo lưng, HADA, gấu xám,... Càng nghĩ càng hỗn loạn, có lẽ nào từ bạn giường thất bại đổi lại thành chia sẻ cả tư ẩn của cá nhân lẫn chị em? Rốt cuộc, cô em gái này đã chơi lớn đến đâu? Cáo rùng mình tự hỏi.

Sau lưng trai đẹp, Ken dùng ánh mắt kín đáo quan sát cuộc gặp gỡ lạ kì cùng một nhân vật kì khôi giữa địa điểm khá kì quặc này. Bất giác, anh nôn nóng muốn được chiêm ngưỡng người phụ nữ có tên Chi Lăng kia bởi xưa nay, trai đẹp chưa từng dùng âm giọng dịu dàng đến thế để gọi tên một ai đó thay cho cách xưng hô luôn khách sáo xa lạ, đặc biệt là với phái nữ.

Về phần trai đẹp, anh dường như có thấu hiểu đôi phần về tâm tính ngang ngược của người phụ nữ trước mặt nên không đôi co thêm, quyết định chuyển chủ đề: "Chi Lăng gặp tai nạn giao thông. Tình hình cụ thể ra sao, cô có biết?"

Nhắc đến vụ va chạm của Chi Lăng, nét mặt Cáo liền thấp thoáng sự thay đổi theo chiều hướng không vui, âm giọng trần thuật có xen lẫn đôi phần ấm ức. Đêm bão về ấy, cô đang ở nhà nhóm tại Ph nên không tường tận chi tiết nhưng theo lời cậu em đi cùng Chi Lăng thì tai nạn xảy ra do một ô-tô vượt đèn đỏ, va quệt vào phần đuôi xe máy cộng thêm đường trơn do mưa lớn nên cậu ta đã không thể làm chủ tay tái. Tai nạn là điều chẳng ai mong muốn song đáng trách nhất chính là thái độ xử lý sau va chạm của người tài xế kia, chẳng những không buồn bận tâm đến người bị nạn, cứ thể nhấn ga chạy thẳng mà còn một mực khẳng định bên Chi Lăng điều khiển xe mô-tô sai luật trước và cố tình đổ vạ khi được triệu tập đến cơ quan điều tra. Chiếc xe gây tai nạn mang biển kiểm soát công, thuộc khối hành chánh sự nghiệp cao cấp của thành phố này; người đàn ông điều khiển xe còn khá trẻ, tầm hai bảy hai tám, cung cách ứng xử khá từng trải theo khuôn mẫu nhà quan, nghe đâu còn là cấp dưới thân tín của một quan lớn nên chẳng bất ngờ nếu vụ việc sẽ chìm vào lãng quên. Đã thế, ngoài ô lộng che ánh mặt trời, án còn rơi vào vòng tranh cãi luẩn quẩn khó phân định đúng sai bởi ngoại trừ cậu em đi cùng vừa là nạn nhân vừa là nhân chứng thì chẳng còn người hay vật nào khác có giá trị xác minh cao vì đoạn đường xảy ra tai nạn vốn đã vắng lại càng vắng hơn giữa đêm muộn mưa bão. Mà nếu có ai đó vô tình chứng kiến sự việc, liệu họ sẽ sẵn lòng đến cửa quan?

Do ô-tô tác động trực tiếp vào phần đuôi xe nên cậu em cầm lái chỉ bị xây xước ngoài da nhưng thương tích của Chi Lăng lại khá nặng. Rạn xương ống đồng, rách sâu nơi vết thương cũ chưa kịp lành, đa chấn thương phần mềm và mất máu nhiều. Thân thể chưa kịp bình phục từ sự vụ lần trước nay càng tả tơi hơn, khắp người đều bầm tím, sưng tấy; thậm chí phải mất hơn ngày chờ cho các vết thương ổn định mới có thể thăm khám chuyên sâu bằng kĩ thuật MRI.

Càng nghĩ đến tình trạng của cô em mình, nét mặt Cáo càng tỏ rõ nét xa xót, giọng trần thuật vì vậy mà thêm cay nghiệt: "Với quốc tịch khác, bọn tôi cũng chẳng muốn dây dưa với chính quyền sở tại, rất phiền! Tuy nhiên gã tài xế kia vu khống Chi Lăng và bọn nhỏ cố tình dàn dựng vụ việc này để hòng trục lợi là không thể chấp nhận được."

Trai đẹp lặng yên lắng nghe từng lời lược kể của Cáo, nét mặt hầu như không có nhiều đổi thay ngoại trừ đáy mắt nâu dần bị bao phủ bằng một màn sương đen kịt, âm u đến rờn rợn. Chờ Cáo dứt lời hẳn, anh hơi ngoái đầu nhìn sang Ken, cất giọng trầm lạnh qua những kẽ răng nghiến: "Cậu chắc đã nắm bắt được phần nào tình hình, hãy an bài hộ tôi. Nhớ kĩ điều này, người phụ nữ của tôi không bao giờ sai, luôn đúng và đúng một cách tuyệt đối! Cô ấy tên Chi Lăng, họ Đỗ."

Triền mắt đen tuyền ánh lên những tia kinh ngạc, Ken thoáng sững người để khẳng định lại từng câu từ vừa được lệnh truyền ra ấy. "Người phụ nữ của tôi..." - một cụm từ nặng nghìn cân mang ý nghĩa cực kì trọng đại với mẫu đàn ông luôn cẩn trọng trong từng phát ngôn như trai đẹp. Anh ta ôn tồn gật đầu như đã hiểu ý nhưng âm giọng chùng xuống tựa hồ có chút vỡ vụn: "Thưa, tôi đã hiểu!"

"Được rồi! Cần gì tôi sẽ liên lạc." Trai đẹp phẩy tay ra hiệu Ken đã có thể rời đi trước, ánh mắt nâu lướt khắp căn phòng lưu bệnh nhỏ hẹp cũ kĩ một lần nữa, trước khi dừng lại nơi chiếc giường sắt ọp ẹp chỉ đủ cho một người có cân nặng trung bình. Anh không muốn tưởng tượng đến hình ảnh cô đã nằm đó, chịu đựng cơn đau suốt hai đêm dài. Có lẽ anh đã quá mềm lòng nên cớ sự hôm nay mới ra nông nỗi này, phải chăng? Bao trở trăn cứ thế mà len lén phủ kín tâm tư.

Gần đó, Cáo hỗn tạp nhìn theo bóng vai hơi rũ xuống dưới ánh tà dương chênh chao khi Ken quay đi rồi lại nhíu mày chiếu tia mắt hồ nghi vào trai đẹp - con người xa lạ trong phúc chốc bỗng thành đàn ông của Chi Lăng nhà cô. Mỗi giây trôi qua, trên thế giới này có hàng vạn câu lời na ná "... người đàn bà/ đàn ông của tôi..." được buông ra mà trong đó, người nói và người nghe đều sẽ chóng vánh lãng quên bởi người ta kết hôn rồi vẫn có thể ly hôn, huống chi dăm câu môi mép rằng ai là của ai. Vô vị! Nhưng ngữ khí ấy, tâm thái ấy, nét biểu cảm ấy, nơi trai đẹp quả thật quá quen thuộc, quen đến độ sống lưng bất giác buốt lạnh; hình như cô đã từng trải qua, từng bắt gặp tất thảy ở một nơi nào đó, vừa rõ nét vừa ảo hư nhập nhoạng. Nó khiến sự nhạy cảm đầy toan tính của mụ đàn bà quá ngưỡng tứ tuần bất lực không soi ra bất kì nét giả tạo nào, dẫu là nhỏ nhặt nhất trên nét mặt nam giới luôn tĩnh tựa bầu trời Nam Cực kia. Tự dưng, cô muốn thở dài...

Mười lăm phút nặng nề nữa trôi qua, Cáo ngồi trên ghế, xao nhãng đọc công văn; trai đẹp giữ nguyên vị trí cuối giường, bận rộn thao tác tay trên những chiếc máy; đôi bên quay lại khoảng cách giữa hai người lạ nên giữ. Họ chìm vào ánh nắng chiều tím thẫm ướt nhèm những phiến mưa bất tuân quy tắc. Căn phòng nhỏ thêm xao xác tiếng người thăm hỏi, vỗ về, rên xiết. Bệnh viện là thế, nơi có thể bắt gặp muôn kiểu khóc cười của thế gian!

"Chi Lăng!" Bất giác, chất giọng trầm phát âm cái tên ấy một cách rất riêng tư, nhẹ nhàng xót đau khi bước chân trai đẹp sải rộng, đến cạnh chiếc xe lăn vừa được một cô gái trẻ đẩy vào.

Cáo cũng vội vàng buông xuống tập hồ sơ, đứng lên. Mắt ba người phụ nữ chạm phải nhau, cùng hướng về người đàn ông có những vệt mồ hôi lấm tấm trên nét mặt đã thấp thoáng dấu vết hốc hác qua hàm ria lún phún xanh, mái tóc nâu hơi rối và hốc mắt sâu vằn lên vài tia máu đỏ vì mất ngủ. Mỗi người một miền hồ nghi với những dấu hỏi hiện rõ trong nét mặt.

Người tỏ ý kinh ngạc rõ nhất chính là cô - gương mặt sưng vều, lốm đốm những vết tím đỏ đang sững sờ đến độ ngây dại. Mấp máy đôi môi tựa hai đoạn xúc xích bị rán cháy khô khốc, cô phều phào: "Anh lại vô tình đến thăm ai ở đây chăng?"

Bằng thái độ không vui lộ rõ sự đau lòng, trai đẹp im lặng khom người, cẩn trọng chuồi tay qua thân thể cô. Nhẹ nhàng đặt cô lên giường, ánh mắt càng thêm mờ mịt khi chạm phải những đốm ố vàng trên nền ga trắng. Anh giữ lại tiếng rít gào trong vòm họng, vành môi đã hơi nhạt màu cố vẽ nên ý cười dỗ dành: "Xin lỗi, tôi về muộn!" Rồi như không có mặt Cáo hay cô bé kia ở đó, anh tỉ mẩn quan sát từng vết thương trên cơ thể gầy guộc của cô. Cánh tay phải băng cố định từ bả vai đến tận khuỷu, ống đồng chân phải bó bột. Mỗi một vệt là một lằn roi quất mạnh vào tim anh, rướm máu và rát buốt! Yết hầu khẽ chuyển động lên xuống, mang theo những ngụm không khí vê tròn tựa quả cầu lửa khiến anh phải nuốt nước bọt dăm lần trước khi nhẹ giọng cất lời: "Kết quả MRI thế nào?"

Cáo nhìn cô, cô gái trẻ nọ cũng nhìn cô. Còn cô thì nhìn sững trai đẹp, cơn đớn đau xen lẫn uất ức bỗng ùa đến mãnh liệt. Nó thô bạo cấu véo từng thương tổn trên thân thể, biến cô trở nên yếu ớt và vô lý gào lên nhỏ nhỏ: "Ai cần anh quan tâm? Tôi nhập viện đã gần bốn mươi tám giờ, bị người ta vu khống là ăn vạ làm tiền, giờ anh mới xuất hiện để xem hý kịch, hử? Hơi muộn..." Dẫu chẳng muốn nhưng hốc mắt cô cứ thể hoe đỏ, bỏng rát. Nhiều, rất nhiều năm về trước, chị gái cô từng một lần nhỡ chuyến sang sông chỉ vì nỗi oan trị giá bảy mươi nghìn đồng và gần đây, chẳng phải Hào ra đi cũng bởi cuộc chiến giành giật lại mảnh tôn nghiêm trót rách nát đó ư?

Nhưng cô đâu biết câu dỗi hờn kiểu đàn bà của mình có thể hình thành nên hai bản ngã đối nghịch nơi trai đẹp, một hân hoan - một phẫn nộ, quặn thắt. Hân hoan bởi lời hứa giữa Changi hôm nao vẫn được nhớ đến; phẫn nộ khi cô gánh chịu thiệt thòi và quặn thắt vì anh chưa trọn trách nhiệm người đàn ông nhất thiết phải có. Khéo léo giấu tia tàn nhẫn vào tận sâu thẳm, anh vui vẻ đón nhận cơn giận từ cô, cơ hàm nhịp nhàng phối hợp cùng ánh mắt lấp lánh ánh nuông chiều, chở che: "Là tôi không đúng! Vì vậy, em cần nhanh chóng bình phục sức khỏe để có thể thoải mái yêu cầu tôi đền bồi xứng đáng. Còn bây giờ, tôi cần gặp bác sĩ trực tiếp điều trị cho em. Ngoan!"

"Không cần! Sớm mai tôi sẽ xuất viện..."

"Không được!" Hai âm giọng đồng thời cùng vang lên ngay khi cô chưa kịp dứt lời.

Cáo thu lại nét mặt vừa buồn cười vừa ngạc nhiên. Hình như từ ngày đầu biết nhau đến nay, đây là lần đầu tiên Cáo chứng kiến cô phô bày dáng vẻ yếu đuối của bản ngã đàn bà váy mỏng trước một người đàn ông, mà có lẽ ngay chính bản thân cô cũng chưa kịp nhận ra sự thay đổi này. Tất thảy đều tự tại, không hề kịch hay có khoảng cách. Bước thêm một bước, đến gần cô hơn, Cáo nghiêm giọng: "Không trẻ con nữa, Lala. Bác sĩ bảo sao?" Lala là tên thân mật của cô.

Cô liếc trai đẹp một cái rồi nhìn Cáo với ánh trấn an, hiền hòa nói: "Em có thể xuất viện là thật! MRI cho thấy không có nội tổn thương nào khác." Bọn cô dẫu không được đào tạo chuyên ngành nhưng hầu như mỗi người đều được trang bị kiến thức Y khoa cơ bản tạm đủ nên vấn đề tự chăm sóc vết thương ra sao hay chế độ nghỉ ngơi, dinh dưỡng thế nào không cần nói thêm. Hơn nữa, cô còn lưu viện một ngày, Cáo sẽ nhọc thêm một ngày. Công việc đang vào giai đoạn nước rút, cô lại không muốn nhà nhóm lo lắng thêm.

"Vậy nguyên nhân của những cơn đau đầu, buồn nôn đột xuất thì sao?" Cáo như chưa tin tưởng, nhíu mày chăm chú quan sát nét mặt cô.

"Vùng đầu của em từng va đập mạnh?" Trai đẹp vội vã chen lời.

Cô chớp mắt thay cho hành động gật đầu bởi mỗi cử động đều khiến những cơn đau buốt lan tỏa khắp toàn thân. Đêm ấy, thật may vì có chiếc áo mưa dày bên ngoài cộng mũ bảo hiểm nếu không vị trí hiện nay của cô biết đâu chừng sẽ là chiếc hộp sắt tỏa khói lạnh mờ mịt bên trong nhà xác. Bởi chỉ còn một tay trái không thuận nên khi va chạm xảy ra, cô gần như bị hất tung lên và đáp tự do xuống mặt đường lởm chởm đá sỏi.

Nhận được sự xác nhận của cô, trai đẹp lập tức thay đổi nét mặt, từ ẩn nhẫn chuyển sang nghiêm khắc, thậm chí là cường quyền. Âm giọng vẫn nhẹ, vừa đủ nghe nhưng không còn nét nhượng bộ và ánh mắt có phần nhìn về hướng Cáo: "Cô Trịnh! Tôi tin cô hiểu, triệu chứng đau đầu, buồn nôn hậu va chạm là không thể xem nhẹ. Vì Chi Lăng, hy vọng cô sẽ phối hợp cùng tôi."

Cáo tất nhiên hiểu nên ngữ giọng, nét mặt nghiêm túc của trai đẹp càng khiến nỗi lo lắng ấy thêm cồn cào. Mặc kệ mối quan hệ nam nữ giữa hai người họ ra sao, Cáo vẫn tin rằng sự bận tâm nơi người đàn ông này dành cho Chi Lăng là thật tâm. Nghĩ vậy, Cáo gật đầu, ánh mắt một lần nữa đối diện cô: "Lala, bác sĩ trả lời thế nào về triệu chứng ấy?"

"Chỉ là tác dụng phụ của thuốc, chị quên là em vẫn đang dùng PEP à?" Vành môi sưng vều không thể nén lại động thái cong lên vì cảm động xen lẫn trêu ghẹo dẫu sau đó, cô phải nhăn mặt vì đau.

Nghe cô đáp lời xong, Cáo lại chuyển dời thị thấu về trai đẹp như chờ đợi nhận định từ anh. Một cách vô thức nào đó, chính Cáo cũng đã từng bước chấp nhận đây là người đàn ông của cô em gái nhà mình.

Trai đẹp khẽ lắc đầu, nghiêm nghị nói: "Dù với lý do nào thì vẫn không thể chủ quan, có những biến chứng nguy hiểm diễn tiến rất chậm, dễ dàng nhầm lẫn. Tôi muốn chuyển cô ấy sang một bệnh viện khác, có tiện nghi tốt hơn, lưu lại và theo dõi thêm ít nhất một tuần trước khi có kết quả hội chẩn cuối." Vừa nói, tròng mắt nâu sáng lạnh vừa chiếu ra những tia nhìn thuyết phục mạnh mẽ khiến đối phương không thể hoài nghi.

"Được!" Cáo nhanh chóng đồng thuận.

"Này!" Cô cũng kêu lên nho nhỏ: "Đây là bệnh viện tuyến đầu đấy! Hơn nữa, em muốn xuất viện về nhà." Vừa nói, mắt cô vừa biểu thị ý tứ oán trách sự dễ dãi đồng tình với ý kiến của người lạ nơi Cáo. Hơn nữa, bảo hiểm sẽ không chi trả những danh mục ngoài chỉ định.

Mặc kệ sự phản đối này, trai đẹp nhanh nhẹn xoay lưng, mũi giày hướng về phía cửa nhưng mắt vẫn chưa rời khỏi cô: "Tôi sẽ quay lại ngay!" Đoạn, bóng áo sơ-mi đen đã thấm đẫm mồ hôi nhanh nhẹn di chuyển dưới ánh chiều buông.

"Bạn trai chị Lăng 'men' ghê!" Cô bé đi cùng buột miệng xuýt xoa, đôi mắt lúng liếng ánh ngưỡng mộ vẫn chưa rời khỏi bóng trai đẹp.

"Cái gì bạn trai? Con bé này..." Dẫu môi sưng vều, cô vẫn hung hăng phản ứng như chả thèm để ý đến cơn đau chết bầm kia nữa. Ánh liếc sắc lẻm sượt qua cô bé nọ rồi dừng trên nét mặt lúc nào cũng vô số tội của Cáo: "Bà định bán em bà ấy à?"

Cáo nhún vai, nửa đùa nửa thật: "Bán được giá thì tại sao không? Nếu cần, chị còn bán đứng cả bản thân mình, nữa là cô." Giọng Cáo chả dịu dàng hơn rẻo nào, tuy nhiên đuôi mắt đã hằn thêm vài nếp âu lo: "Cứ để xem gã kia an bài thế nào, nếu không ổn thì chối từ cũng chưa muộn. Cô tưởng mình là siêu nhân à? Làm ơn ngoan ngoãn nếu không tôi sẽ thông báo tình trạng chi tiết cho Van và lũ lắm mồm bên nhà!"

Chưa trọn tháng, hai lần vào viện mà lần nào cũng tạm xem là nghiêm trọng, cô tất nhiên hiểu được nỗi khẩn trương của Cáo cũng như mọi người nếu họ biết. Chính vì thế, cô càng muốn sớm về nhà, Cáo sẽ bớt nhọc công ngược xuôi giữa bệnh viện và văn phòng. Cáo chẳng còn trẻ, sức lực nhược dần theo từng bước đời nhưng nhìn vào mắt Cáo, những lời phản kháng đều chùng xuống, cô chỉ đành len lén ấm ức mà ngoan ngoãn nằm im. Một khi Cáo đã cương quyết, nhà cô không ai dại dột đối đầu trực tiếp, kể cả Van.

Cạnh bên cô, Cáo liếc mắt về chiếc đồng hồ treo tường, kim ngắn đã gần chạm đến số sáu. Bên ngoài khung cửa sổ, mặt trời đã úa màu sau những rặng cây xanh thẫm. Cáo quay sang cô bé đi cùng: "Hiền, con đi trước đi, coi chừng muộn học."

Cô bé tên Hiền cắn môi băn khoăn khi mắt cũng nhìn về hướng chiếc đồng hồ: "Nhưng chút nữa làm sao Cáo về? Còn mua bữa chiều cho chị Lăng nữa?"

"Không sao, cô xoay xở được." Cáo đáp nhanh rồi cầm lấy chiếc ba-lô để trên nóc tủ nhỏ cạnh giường đưa cho Hiền.

Hiền nhận lấy ba-lô. Gương mặt tươi trẻ tuổi đôi mươi phơi phới hơi cau lại, ý chừng vẫn chưa an tâm: "Hay là con chạy đi mua bữa chiều cho cô Cáo với chị Lăng trước rồi mới đi học. Trễ chút xíu cũng không sao đâu!"

"Ăn với nói!" Cô chưa kịp lên tiếng, Cáo đã quắc mắt, giọng lộ rõ vẻ không hài lòng nhưng đong đầy tâm ý: "Học chính quy hay bổ túc đều là học, mà đã bỏ công đến trường thì phải tôn trọng sự học, cũng là tôn trọng chính bản thân mình."

Cô thấy Hiền rụt cổ sợ sệt liền cất giọng thều thào giải vây: "Em đi học trước đi! Ở đây còn anh bạn chị, đừng lo."

Nghe vậy, Hiền lập tức gật đầu: "Con đi trước, Cáo! Em đi nha chị Lăng." Vừa dứt lời, cô nhỏ vội vàng ôm ba-lô chạy mất.

Hiền mới hơn mười tám, xinh xắn phổng phao nhưng mấy ai biết cô nhỏ từng bị chính mẹ đẻ mang bán vào nhà thổ ở tuổi mười ba. Sau khi được cứu thoát và Cáo đưa hồi hương, cô nhỏ nhất định không quay về gia đình. Vết thương lòng cứa sâu đến thể tình mẫu tử dẫu thiêng liêng trời bể cũng đã vỡ tan. Mặt khác, may mắn chẳng đến hai lần, nhỡ cô nhỏ lại bị bán thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Nghĩ thế, Cáo đã vận dụng mọi mối quan hệ nhằm giúp cô nhỏ có thể hợp pháp trú lại một cô nhi viện. Thắm thoắt đã năm năm trôi qua, ngoài phụ các dì chăm những em nhỏ hơn, gần đây cô nhỏ còn kiêm thêm công việc hành chánh cho nhóm đồng đẳng nhằm trang trải cho việc học bổ túc ban đêm. Vài năm nữa, cô nhỏ sẽ tốt nghiệp phổ thông, cuộc sống sẽ sang một trang đời mới, tươi sáng hơn. Nhất định!

Vành môi sưng vều ẩn hiện nét cười nom vừa hài hước vừa thảm hại, cô dõi mắt theo bóng Hiền rồi nhìn sang Cáo: "B28 vẫn ổn chứ chị?"

Cáo gật đầu nhanh, tự tin đáp: "Dưới tay chị cô tất nhiên phải ổn. Mà có không ổn, ta cũng nhất định hò hét buộc bọn bên C.E làm cho ổn." Đoạn, Cáo định dài giọng trêu đùa thêm dăm câu khiến cô an tâm hơn nhưng đã nhác thấy bóng trai đẹp đang tiến đến.

 
Chỉnh sửa lần cuối:

Du Ca

Gà BT
Tham gia
11/12/13
Bài viết
4.815
Gạo
0,0
Phù, may quá cô không bị sao.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
0,0
Đang đọc truyện của bạn (vẫn chưa xong). Bạn viết rất tốt.
Tuy nhiên, thỉnh thoảng bạn dùng từ "nam nhân", "nữ nhân", tôi không thích lắm.
Cả nhân vật "trai đẹp" tôi cũng không thích. Khi nghe bạn miêu tả trai đẹp xong (lúc cô này đến nhà anh ta đó), tôi định thôi không đọc nữa.
Nhưng vì bạn nói bạn sẽ không đi sâu vào mối quan hệ này, nên tôi lại đọc tiếp. Và tôi thích truyện ở những phần khác đó.
Lúc nào rảnh sẽ đọc tiếp truyện của bạn. :D
 
Bên trên