Tình yêu Đợi một loài hoa nở - Cập nhật - Mai Tuyền

Mộ Vân

Gà tích cực
Tham gia
24/10/16
Bài viết
81
Gạo
0,0
b25fbe3e25f21ad84c7a7e6680a415e2.jpg

(Bìa: Mai Tuyền)
Đợi một loài hoa nở
Tác giả: Mai Tuyền
Tình trạng sáng tác: Hoàn thành | Trình trạng đăng: Cập nhật.
Lịch đăng: 1 chương/tuần
Thể loại: Hiện đại, xuyên không, giả huynh muội, HE.
Độ dài: 80 chương
Giới hạn độ tuổi đọc: Không có | Cảnh báo về nội dụng: Không có

Giới thiệu
“Có người từng nói với tôi rằng có thứ không thể đợi. Nhưng tôi chẳng thể nhớ ra thứ ấy rốt cục là gì, cũng chẳng thể nhớ ai đã nói với tôi như thế. Và rồi thời gian cứ trôi đi, tôi quên bẵng thắc mắc cũ kỹ ấy, bỏ mặc thanh xuân lãng phí vì những sai lầm. Đến khi tần ngần đứng dưới tán hoàng mai rực rỡ trước sân nhà tôi như kẻ si dại nhận ra rằng thật sự có nhiều thứ vốn dĩ không thể đợi.”

Phải, thật sự có nhiều thứ không thể đợi.

Mai Cô mắc sai lầm, làm tổn thương người bà yêu quý cô. Cái chết của bà liệu là sự trừng phạt mà ông trời giành cho cô? Cô đợi điều gì, tha thứ hay là sự dằn vặt của bản thân?

Rồi ngày tình mở lời yêu, cô từ chối vì mặc cảm bản thân vì cái gọi là trái tim rung động. Rốt cục cô muốn đợi ai? Chẳng đợi được ai.

Xã hội hiện đại xô bồ, giả tạo buộc cô phải tự chữa lành vết thương, cố gắng gượng dậy vì bà vì người thân. Giữa thành phố rộng, dường như tìm một nơi chấp nhận thuê cô còn khó hơn lên trời, thứ họ cần là một bộ mặt giả, một con người giả. Cô quẹt nước mắt tự mình thuê mình, vẫn nghĩ đêm qua đi bình minh sẽ đợi được hoa mai nở. Bạn thân của cô mất biệt bất lâu bỗng trở về cầu xin cô hãy buông tha cho người không phải là bạn trai cô lại càng không phải là bạn trai của bạn thân cô. Tai hoạ ập xuống đầu, bạn thân cô vô tình đẩy cô rơi từ cầu thang xuống đất, trở thành người thực vật. Cô lại đợi được gì? Bạn thân hoá xa lạ, thanh xuân mãi mãi nằm lại ở thời khắc hoa nở của cuộc đời và mối tình đầu viễn viễn không thể trả cho người.

Quả thực có nhiều việc chẳng thể nói trước được, hồn phách của cô xuyên về cổ đại cách một nghìn năm đợi ngày sống lại. Đợi phải chăng để gặp anh, Mai Hạ Du? Hoa mai đã rực nở dưới nắng vàng, anh từ từ bước vào trái tim cô. Trớ trêu thay anh lại là ca ca cùng cha khác mẹ. Có phải báo ứng cho những gì đã gây ra trong quá khứ, từ chối tình yêu làm tổn thương trái tim kẻ khác khiến cô và anh mãi mãi chẳng đi đến kết cục? Tình yêu của cô và anh liệu có thể được viết tiếp hay phải khổ sở đợi kiếp lai sinh. Danh dự, sĩ diện ảo tưởng, giả dối thế nhân hay cái gì gọi là trái thiên ý, trái luân thường có thể nào buông tha cho cô và anh? Cô sẽ từ bỏ đợi ngày về lại hiện đại hay điên cuồng một lần giành lấy anh? Đợi hoa nở phải chăng chỉ để thấy cảnh hoa tàn hay là ngụ ý khác? Mời bạn đọc “Đợi một loài hoa nở” để cùng giải đáp.

Mục lục
Quyển 1: Hiện đại ơi, tôi đang đợi điều gì?
Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5
Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10
Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15
Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20
Chương 21

Quyển 2: Đợi một loài hoa nở

Chương 1 Chương 2 Chương 3 Chương 4 Chương 5
Chương 6 Chương 7 Chương 8 Chương 9 Chương 10
Chương 11 Chương 12 Chương 13 Chương 14 Chương 15
Chương 16 Chương 17 Chương 18 Chương 19 Chương 20
Chương 21 Chương 22 Chương 23 Chương 24 Chương 25

Chương 26 Chương 27 Chương 28 Chương 29 Chương 30
Chương 31 Chương 32 Chương 33 Chương 34 Chương 35
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Mộ Vân

Gà tích cực
Tham gia
24/10/16
Bài viết
81
Gạo
0,0
Chương 01: Mở đầu
a8a6979b839c3c19b565d189487642b9.jpg

(Ảnh: Mai Tuyền)
“Có người từng nói với tôi rằng có thứ không thể đợi. Nhưng tôi chẳng thể nhớ ra thứ ấy rốt cục là gì, cũng chẳng thể nhớ ai đã nói với tôi như thế. Và rồi thời gian cứ trôi đi, tôi quên bẵng thắc mắc cũ kỹ ấy, bỏ mặc thanh xuân lãng phí vì những sai lầm. Đến khi tần ngần đứng dưới tán hoàng mai rực rỡ trước sân nhà tôi như kẻ si dại nhận ra rằng thật sự có nhiều thứ vốn dĩ không thể đợi.”

Nhấn nút “lưu” trên góc trái màn hình, tôi vội vã làm vài thao tác trước khi tắt máy. Thế là hoàn thành một bài viết ngắn. Gặp laptop lại, thở dài một hơi, móc điện thoại ra bấm số gọi cho cô em gái thân yêu.

Nó nhấc máy từ giây đầu tiên tôi gọi, luôn miệng:

- A lô! Chị Mai Cô, khuya rồi không ngủ, gọi em làm gì? Mai em còn có bài thuyết trình trước lớp nữa đó.

Tôi ho mấy tiếng đáp lời em gái:

- À... Chị chỉ muốn biết em ngủ chưa để... Hai chị em nói chuyện một chút vậy mà. Ủa em đang bận học hả, Mai Kha? Em đừng thức khuya quá nhé. Thuyết trình cũng không có phức tạp lắm đâu. Em cứ tưởng tượng như đang cầm micro hát ấy. Người ở dưới cũng chẳng nghe gì đâu...

Em tôi tặc lưỡi qua điện thoại, giọng nó giễu cợt:

- Ôi! Chị của em. Cái em bận tâm là chị đó. Chị lo chị đi kìa, nhanh mà lên đây làm. Ở đó mà bám dưới quê học làm hoạ sĩ, học làm nhà văn, nhà thơ. Tết nhất cũng qua cả tháng rồi. Không chịu lo xin việc đi chứ, đợi chờ cái gì?

Tôi chờ nó nói hết, liền chêm:

- Em hay quá há. Em thì biết cái gì? Chị cũng muốn đi xin việc lắm chứ. Ai biểu cái bộ mặt này doạ ma người ta.

Em tôi chí choé:

- Chị của em không có xấu. Đứa nào nói em sẽ cho nó một bài học.

Tôi phì cười:

- Là chị hai của em đó. Về đây mà đánh nó.

- Thôi thôi thôi, em không có dám! Mà nè, nói gì thì nói, làm ơn bỏ mấy tưởng ý tưởng viết vẽ điên rồi kia đi. Lên thành phố làm nữ nhân viên văn phòng, còn không thôi thì liệu mà học nữ công gia chánh. Nghe đâu bác Hai xóm mình chấm chị cho con trai ông ta rồi đó. Cả cái xóm Trường Tấn, ổng chỉ vừa lòng mỗi chị thôi đấy. Mà em nói này, anh Khôi bác sĩ chứ không phải đùa đâu. Tội nghiệp ảnh phải lấy chị hai em! - Em gái Mai Kha vội cười xoà.

Hừ một cái tôi bảo:

- Này, cô Ba! Đừng có mà cười to như vậy. Chị hai cô đây nhé, khối người mê. Cô đừng có chọc chị, chị giận đó!

- Thôi mà, cho em xin! - Nó nói rồi vẫn giữ cái kiểu cười giòn giã. – Em học đây!

- Ừm! Lo học đi. Ngủ sớm đó. Mẹ dặn em không được học bài khuya. Mai mốt còn làm biếng, đợi tới đêm mới đem ra cắm đầu cắm cổ học là biết tay chị. Chị sẽ mách lại mẹ cho xem.

- Em biết rồi mà! Bye chị.

- Nhớ nhe, tranh thủ ngủ đi!

- Biết rồi mà. - Tiếng tút vang lên, nhanh gọn, dứt khoát.

Em gái Mai Kha của tôi là thế, không lo không nghĩ, vô ưu vô tư. Nhiều lúc tôi cũng muốn bản thân giống nó để được vui vẻ và cười nhiều như nó. Nhưng tôi thật sự không có khả năng. Tôi chẳng xinh đẹp, chẳng giỏi dang, lại càng khiến người ta chán ghét khi bên cạnh. Nhiều lúc tôi nghi ngờ bản thân mình thật sự có phải được mẹ nhặt về từ thùng rác như mẹ hay nói với tôi không nữa?

- Có cái gì đâu mà phải buồn cơ chứ? Chỉ xấu thôi mà, có sao đâu! - Tôi nói thầm, gật đầu cười mỉm một cái tự an ủi, nhanh chóng lao ngay lên giường, tắt đèn trùm chăn, đánh một giấc thật ngon.

Lạ thay, tôi tỉnh giấc trong đêm, theo thói quen tôi ngó lên xem giờ, chiếc đồng hồ quả lắc treo cao trên cột căm-xe bóng loáng đầu giường vô tư điểm ba giờ sáng. Mồi hôi rịn ướt trán, đưa tay quệt nhẹ rồi định ngủ tiếp thì bất ngờ có tiếng gọi tên mình từ bên ngoài cửa sổ, rõ ràng từng chữ một:

- Mai Cô! Mai Cô! Mai Cô!

Âm thanh vang lên như kéo màn đêm thêm cao mãi, vừa dịu dàng vừa da diết, không phải bà càng không phải mẹ. Là ai đang gọi? “Chắc chắn là ma, là ma!”, tôi tự nhủ. Nhưng nghĩ một đằng làm một nẻo, tôi tung chăn, mở toang cửa sổ. Kì lạ, bên ngoài không phải đêm tối mà chính là bình minh rực rỡ. Muôn vàn cánh hoa mai tạo thành một cơn lốc xoáy nhấc tôi bay lên, gió ào ào thổi, hương hoa mai nồng đậm. Từ trong trung tâm lốc xoáy một người nam mặc quần áo cổ trang hiện ra, toàn thân là lụa trắng, tóc dài tung bay tựa thiên tiên, rồi hoa mai mỗi lúc một dày làm tôi không tài nào nhìn thấy gương mặt người này. Tôi hô lớn:

- Này, anh là con ma lúc nãy gọi tên tôi hả? – Người nam im lặng, quay lưng theo ngàn vạn đoá hoa mai bay xa dần, xa dần. Tôi bèn gấp gáp la lên. – Này anh gì ơi, sao gọi tôi ra đây rồi không nói gì hết vậy? Anh gì ơi! Khoan đi đã! Đợi tôi…

Tiếng hét thất thanh của tôi hoà cùng giai điệu tít tắt của chiếc đồng hồ quả lắc vực tôi dậy. Chín giờ sáng, không gian ngừng thở. Thì ra đêm qua là một giấc mơ, một giấc mơ kỳ lạ. Cùng lúc, giọng mẹ ngoài cửa phòng vang lên hệt như được lập trình sẵn:

- Con gái, dậy đi! Dậy giúp mẹ nấu ăn đi con. Trưa rồi con...

Đó là âm thanh quen thuộc của mẹ tôi vào mỗi chín giờ sáng, đúng chín giờ không hơn không kém. Những lúc như vậy, câu đầu tiên tôi thốt ra đều sẽ là: “Cho con thêm mười lăm phút, à không phải nửa tiếng nữa, cũng không phải một tiếng nha mẹ, một tiếng!” Nhưng hôm nay thì khác, tôi nhảy xuống giường ngay từ giây đầu tiên mẹ gọi, không kì kèo, không ngã giá. Có lẽ vì giấc mơ kia nên tinh thần ngủ nướng cũng tan biến.

Dùng tốc độ nhanh nhất có thể làm vệ sinh cá nhân mục đích là muốn ra ngay vườn mai nhỏ bên hông nhà. Tôi ra đó để hỏi ngoại về giấc mơ đêm qua cũng để trốn việc nhà và đặt biệt để tránh cha tôi. Tôi sợ mỗi lúc ông lại ca thán cái bài hát quen thuộc của ông: “Con gái lớn phải biết nấu ăn quán xuyến trong nhà ngoài cửa. Học hành xong phải ra dáng người trưởng thành, tìm việc làm mà phụ giúp gia đình. Thật tao không biết mày khi nào nên thân nên hình?” Tôi đánh tiếng thở dài thườn thượt thương cho cái số chó cắn này của tôi. Tôi cũng muốn trưởng thành, cũng muốn báo hiếu ông bà cha mẹ nhưng chuyện đời không như ý nguyện. Có thể người ngoài nghĩ là tôi đang biện hộ một cách lưu loát cho bản thân nhưng không, tôi đang trải qua những tháng ngày phải chịu sự đối đãi bất công của xã hội. Con gái cần khuôn mặt xinh đẹp cũng giống như một loài cây cần phải nở hoa. Tôi cũng vậy, khao khát đẹp cháy bỏng hơn bao giờ hết, tôi đã từng bước khắc phục làn da đen nhẻm, lấm tấm mụn của mình, cố gắng tăng cân, cố gắng tập luyện để mang lại sức sống cho thân hình vừa cao vừa mảnh nhưng không phải bằng cách cắt gọt, tiêm chích mà xã hội đang làm. Bởi vậy dù khó khăn việc khắp nơi, dù trình độ bằng cấp đều thuộc hàng ưu nhưng người ta đều không chọn tôi. Cái họ cần là một khuôn mặt giả, một con người giả, một tâm hồn giả. Những thứ ấy tôi mãi mãi cũng không thể nào đáp ứng họ. Cho nên tôi mới đành ngồi nhà, ngày ngày biếng nhác, ngày ngày buồn bã, ngày ngày tìm những thú tiêu khiển trồng cây nuôi cá để tạo niềm vui cho bản thân, để quên đi cái xã hội xô bồ, ác nghiệt và giả tạo đó.

Dẹp bỏ mấy thứ cũ rích này qua một bên, đôi chân đã đưa tôi đến đến vườn mai nhỏ. Ở đó, ngoại đang mắc chiếc võng đong đưa và lúc nào cũng luôn có cây đàn kìm (nguyệt cầm) của ông dựng sát một bên. Bà quý nó, thương nó, có nó như có ông bên cạnh vậy. Không biết vì sao khi tôi nhìn thấy cảnh ấy lại cho nó là đẹp nhất từ trước đến nay từng gặp? Bình dị, yên lành đến lạ khiến tôi quên mất tại sao tôi tới tìm bà.

- Ngoại! - Tôi gọi rồi đi đến bên bà, ngồi xuống.

Bà mở mắt, khẽ cười rồi buông thõng chân trên đất mà đong đưa chiếc võng. Tiếng kẽo kẹt đều đều làm con người ta miên man nhớ về những kỷ niệm đẹp đẽ nào đó từ quá khứ xa xôi.

Trong nhà tiếng mẹ vọng ra:

- Con đâu rồi! Mời ngoại vào ăn sáng đi con!

- Dạ! - Tôi đáp rồi quay lại nói với bà. – Mình vào ăn cơm đi ngoại.

Bà chầm chậm gật đầu rồi nói:

- Con vào trước, ngoại ngồi thêm chút nữa thì vào!

Tôi gật đầu tiếp lời bà:

- Dạ, vậy ngoại vô ngay nhé! Canh chua cá lóc đồng ăn nóng mới ngon.

Bà gật gù, với tay cầm lấy cây đờn kìm ôm trong lòng. Tôi ngoái trông bà, lòng có cái gì đó thương thương. Thương cái dáng buồn buồn, thương tấm lòng sắc son chung thuỷ của bà. Ông cũng mất hơn năm mươi năm rồi mà bà vẫn thế, một lòng một một dạ với ông cho tới bây giờ. Nhìn cách bà nâng niu cây đàn mới thấy bà quý ông đến thế nào. Tôi không biết ai đã kể cho tôi nghe chuyện xưa của bà với ông. Dưới vườn xuân đầy hoa mai nở rộ. Ông cầm đờn, bà xướng giọng. Ông với bà vì thế mà nối tơ duyên. Tôi bước đi cứ ngỡ như thoáng nghe được tiếng vọng cổ của bà, tiếng của bà hồi trẻ; còn nghe được cả tiếng đệm đàn trầm bổng của ông. Trong như sương chạm lá, đục như mưa tan trên đất. Đó là những gì tôi nhớ về bà, ngoại tôi!

Tôi nhớ ngoại tôi, lưng còng tóc bạc;
Dáng ngoại gầy, heo hắc những chiều thu
Nhớ ngoại tôi một mình ngồi trên võng
Tay ôm đàn miệng khẽ hát đong đưa
Tôi tinh nghịch, ôm chân bà hỏi nhỏ:
"Ngoại ơi ngoại! Ngoại đã biết đàn đâu."
Mỗi lúc ấy, ngoại cười hiền như bụt,
Tay xương xương bà khẽ vỗ đầu tôi:
"Ngoại nhớ ông nên ôm đàn để đó.
Khi ngoại buồn, ngoại thấy nó cũng nguôi."
Nghe ngoại nói mà tôi rưng nước mắt
Một đời bà đau đáu nỗi nhớ ông
Tôi từ đó đã không còn hỏi nữa
Sợ lòng bà vương vấn lại càng đau.

Tôi quên ngoại tôi, tảo tần cơ cực:
Sáng làm đồng, chiều lại chạy chợ xa.
Khi bà thức, tôi hãy còn ngái ngủ
Lúc bà về, tôi an giấc giữa đêm.
Tôi không biết, đời bà toàn chữ "khổ."
Khắc trên lưng, khắc nó ở trong tim.
Ngày kia tới, một ngày như thường nhật
Tôi giật mình thấy ngoại đã hom hem:
Trán ngoại nhăn, đôi mắt ngoại cũng hoa
Tai ngoại lãng, ngón tay run lẩy bẩy
Lưng ngoại khòm, gánh chữ "khổ" bao năm.

Để rồi một sáng, tôi choàng mở mắt
Lá rụng trong vườn, chim nhỏ thôi kêu
Khói bếp tắt, đường bà về vắng vẻ
Cỏ mọc dày che kín dấu chân xưa
Lần đầu tiên trái tim tôi hối hận
Vì quên bà trong muôn nỗi quạnh hiu
Tiếng chiều xuống, nắng dần tàn, mây ngã
...
Đau trong lòng, nước mắt chẳng tuôn rơi
Từ tận trong đáy lòng tôi sâu thẳm
Tiếng con tim lần đầu được thốt ra:
“Ngoại ơi ngoại! Con biết mình bỏ lỡ.
Chạy theo đời, để quên mất ngoại con...”
chương sau>>
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Mộ Vân

Gà tích cực
Tham gia
24/10/16
Bài viết
81
Gạo
0,0
Chương 02: Buổi phỏng vấn
fe5938ba2c3fda0be5fea6cb2e3337ea.jpg

Rốt cục cũng không thể ở nhà để cha mẹ nuôi mãi được. Dẹp bỏ mặc cảm, quẳng gánh kỳ thị và quên luôn giấc mơ về tiên nhân áo trắng, tôi lên thành phố, thuê một căn phòng trọ rồi lại tiếp tục con đường dường đi tìm việc vất vả gian truân này. Tôi ghét nó, ghê tởm nó, chán chường nó cuối cùng vẫn phải chọn nó.

Những tưởng những ngày tháng tươi đẹp sẽ đến khi bản thân không ngừng cố gắng, không ngừng nổ lực và không bao giờ bỏ cuộc nhưng vận may lần lượt bỏ rơi tôi. Hôm nay, cũng như mọi hôm, tôi lì lợm chiến đấu với số phận đen đủi của mình, tiếp tục đi phỏng vấn lần thứ mấy cũng chả nhớ, tôi hân hoan chuẩn bị mọi thứ chu đáo. Với tay lấy bộ quần áo treo sẵn trên móc thay vào.

- Rất đẹp, rất chuẩn! – Tôi gật đầu rồi ngắm mình trong gương lớn, quần âu đen khoá sườn xếp ly ôm lấy đôi chân cao thon dài, chiếc áo sơ mi trắng, cổ không ráp bâu, mẫu thời thượng nhất của năm nay được mặc bởi cô ca sĩ nổi tiếng mà tôi hâm mộ.

Cầm lên cây lược, tôi chảy lại mớ tóc mỏng, tạo cho mình một kiểu búi thanh lịch. Chợt nhớ tới bộ trang điểm vừa mua, tôi kéo ngăn tủ bên dưới ra, tần ngần nữa buổi thì đóng phăng lại. Tôi biết chắc rằng mình có trang điểm theo phong cách nào đi nữa thì cũng chẳng thay đổi được gì, giúp được tôi trên đời này chỉ có “nước thần” trong truyện cổ tích hoặc là thẩm mỹ toàn diện mà thôi. Nghĩ đến tôi vội lắc đầu, thì thầm:

- Thôi vậy!

Vậy là dọn dẹp lại tất cả, không soi gương nữa, còn soi nữa chắc chắn sẽ ở nhà mất. Tất cả đã xong.

- All right! – Tôi nói rồi mỉm cười để tự động viên chính mình.

Thình lình, chiếc điện thoại sáng lên. Nhạc chuông reo vang giai điệu quen thuộc “I'm your” của Jason Mraz ngân nga vô cùng êm tai: “Well you done done done...” Tôi nhanh chóng chạm ngón tay, bắt máy. Giọng của cô bạn thân Ngân Băng vang lên líu lo trong điện thoại:

- A lô, giờ mày đang ở đâu vậy? Tao đứng ở trước công ty chờ mày nè, sắp tới giờ phỏng vấn rồi mà mày còn lề mề. Rốt cục mày có muốn đi phỏng vấn hay không vậy?

- Tao chuẩn bị xong hết rồi, mười lăm phút nữa tao có mặt! – Tôi đáp.

- Nhanh lên đó!

Tiếng của Ngân Băng nhưquát hết công suất vào điện thoại, nói xong thì không báo trước mà tắt máy ngang, lần nào cũng thế, đến và đi như cơn lốc xoáy. Ngân Băng là vậy, bướng bỉnh, ngang ngược, bạo lực và đôi lúc khinh thường người khác, bởi vì nó là bạn thân cho nên tôi luôn sẵn sàng mù quáng bỏ qua tất cả những quá đáng của nó. Tôi biết điều đó sớm muộn gì cũng trở thành sai lầm nhưng hiện tại tôi không hề bận tâm.

May là tôi thức từ bốn giờ sáng chuẩn bị tận hai tiếng rưỡi đồng hồ. Ôi trời! Tôi cũng khâm phục mình thật có phải người nổi tiếng đâu mà chuẩn bị lâu khiếp. Nhà trọ tôi ở gần công ty phỏng vấn nên tới đó chỉ mất mười phút, chậm thì hai tiếng, dĩ nhiên tôi đã bao gồm trường hợp lạc đường và cái sự hậu đậu này chỉ một mình tôi biết.

Ngồi trên chiếc xe máy cha mua tặng khi tôi tốt nghiệp đại học, lướt nhanh qua từng con phố biết bao ánh mắt đang dõi theo. Tôi biết họ nhìn là vì chỉ thấy được vóc dáng mảnh mai cao ráo của tôi mà không biết được gương mặt thật sau lớp khẩu trang. Trên đời này có hai kiểu người buộc người đối diện phải quay lại nhìn đó là hoặc quá xấu hoặc quá đẹp. Còn tôi thì hoàn toàn không thuộc hai loại trên vì tôi là người mà người khác chỉ cần nhìn một lần và không bao giờ muốn nhìn lại. Thời bây giờ là vậy, bộ mặt giả, tình cảm giả, tất cả đều là giả. Họ chỉ biết vẻ đẹp bên ngoài mà quên đi hoặc không cần vẻ đẹp bên trong tâm hồn, thật đáng tội nghiệp! Tôi lắc đầu, mỉm cười rồi tăng tốc chạy nhanh lên phía trước.

Đến nơi rồi! Công ty The Sun - một công ty tài chính hàng đầu khu vực phía Nam. Vị trí ứng tuyển của tôi là nhân viên kinh doanh, tôi cũng không biết vì sao lại chọn một cái nghề phải trưng mặt mình ra ngoài nữa. Thôi kệ, trong lòng tự ủng hộ mình: “Cố lên Mai Cô, mày làm được mà!”

Gửi xe xong liền gặp ngay Ngân Băng ở trước sảnh công ty đang ngồi chờ tôi. Hôm nay, nó mặc áo sơ mi màu kem, cổ cách điệu có nơ con bướm, kết hợp chân váy bút chì đen cạp nhúng bèo, tôn đôi chân của nó thẳng hơn và thon hơn bất cứ khi nào tôi gặp nó. Khuôn mặt xinh tươi trang điểm gam hồng nhạt khiến đôi má như hai trái đào căng mọng. Đôi mắt to đen láy được kẻ viền mi thật kỹ lưỡng cùng cặp mày vẽ vòng cung kiểu Thái làm mặt vốn dĩ đã thon gọn lại càng thon gọn. Nếu tôi không phải bạn thân của nó sẽ chẳng thể nào nhận ra được Ngân Băng của hiện tại và Ngân Băng của quá khứ là cùng một người. Nó vừa làm một cuộc đại tu nhan sắc mà nó gọi là sự nở hoa của cuộc đời, và chính sự nở hoa này đã đem về cho gia đình nó một món nợ cũng không tồi. Tôi cong khoé miệng cười nhưng lòng lại đắng và trĩu nặng một cách khó hiểu.

Vừa gặp tôi, Ngân Băng ngước gương mặt hoàn hảo, hất cái mũi vừa nhỏ vừa cao ra nói:

- Giờ này mày mới tới hả? Vừa sửa soạn vừa ngủ à? Mày chỉnh chu lâu thế làm gì, bộ có anh nào để ý ư? Dạo này tao thấy mày khác khác sao ấy.

- Có sao, tao khác lắm hả? Mày nghĩ nhiều quá, chắc lúc rày mày chăm xem phim Hàn Quốc lắm đây nên suy nghĩ lung tung, đầu óc mày mới tưởng tượng ra chuyện tào lao dữ vậy nè.

Ngân Băng cong môi nói:

- Mà thôi, mày có chăm chút nhan sắc đi chăng nữa cũng không đẹp bằng tao đâu, biết chưa? - Nói xong còn cười một tràng rồi mới khoát tay tôi kéo về phòng chờ công ty.

Vừa ngồi vào ghế, tôi chợt nhận ra một gương mặt, hình như gặp ở đâu rồi thì phải? Cố nhớ cũng không nhớ nỗi, trong lúc ngẩn ngơ thì giấc mơ về tiên nhân áo trắng cứ lẩn quẩn trong đầu khiến tôi quên rằng bản thân đang nhìn chòng chọc người khác. Chợt người đó gật đầu đáp lại cái nhìn mất tự nhiên của tôi. Lúng túng tôi cũng gật đầu theo xem như lời xin lỗi về sự lỗ mãn của mình rồi vội vã quay đi.

Sự việc xảy ra đều thu hết vào trong tầm mắt của Ngân Băng. Từ dãy ghế ngồi phía sau, Ngân Băng chòm lên, khều khều vai tôi vài cái, nói nhỏ:

- Gì mạy? – Tôi quay lại, hỏi.

Ngân Băng không vộ nói, nó cười tủm tỉm làm hai má ửng hồng, thẹn thùng vén lại tóc mai rồi e ấp nói với tôi mà mắt cứ không rời người nam kia:

- Này, mày thấy anh chàng đẹp trai ngồi đối diện mình không? Hình như ảnh đang nhìn tao, còn mỉm cười với tao nữa kìa mày ơi!

- Ừ, có một anh chàng đẹp trai. Đang nhìn mày và cũng đang cười với mày. Mà vậy thì sao? – Tôi cúi xuống kiểm tra lại hồ sơ trong túi có đủ không rồi nhàn nhạt đáp.

- Sao sao cái gì? Mỹ nam chưng ra trước mặt như vậy không tìm cách cưa đổ là ngu lắm. Mày không biết nắm bắt cơ hội thì để tao!

Nói rồi cô ấy nhanh nhẩu nhảy vào ngồi chỗ trống bên ghế người đó. Cất lên tiếng nói mê người:

- Chào anh! Em là Ngân Băng. Còn anh, anh tên gì?

Người đó đáp lại bằng một giọng vô cùng từ tốn:

- Chào em! Anh là Phương Bằng.

Không biết tôi có nhìn lầm hay không? Một lần nữa thoáng bắt gặp ánh mắt Phương Bằng đang nhìn thẳng qua hướng tôi, đôi môi lại cười rất tươi còn gật đầu chào lần nữa. Theo quán tính tôi liền ngó qua ngó lại để biết chắc chắnliệu anh có phải đang cười với tôi. Quả thật là vậy, chỗ tôi ngồi là một góc khuất cạnh chậu cây cảnh thật to, ngoài tôi và Ngân Băng ra thì chẳng có ai cùng ngồi.

Ngân Băng nhận ra được ánh nhìn kia của Phương Bằng bèn cười trừ nói tiếp:

- Ôi, Phương Bằng, nghe cái tên mới hay làm sao! À, anh Phương Bằng đến đây để phỏng vấn hả anh?

Đáp lại Ngân Băng là nụ cười mỉm như hoa buổi sáng, ánh nhìn kia thu về, Phương Bằng trả lời:

- Đúng, vậy còn em?

Ngân Băng cúi đầu thẹn thùng, miệng không cười lớn chỉ khẽ cong môi làm đôi đồng tiền trên má lún rất duyên:

- Em cùng bạn em là Mai Cô cũng đến đây phỏng vấn.

Rồi Ngân Băng thuần thục kéo tôi qua ngồi cùng băng ghế với hai người bọn họ.

Phương Bằng lịch sự nói:

- Mai Cô, rất vui được biết em! – Đồng thời chìa tay ra bắt.

Tôi chẳng những không đưa tay ra mà còn cố tình bỏ hẳn vào túi quần, mở miệng đáp lại một cách cứng nhắc và có phần không thân thiện trước câu chào lịch thiệp của anh:

- Chào anh!

Ngân Băng thấy thế liền lên tiếng chen vào đánh gãy không khí không được tự nhiên giữa tôi và Phương Bằng:

- Anh Phương Bằng à! Chúng ta hôm nay gặp nhau phải nói là rất có duyên! Em biết số phone của anh được chứ, để sau này còn gặp nhau nhe? - Nói xong cầm lấy điện thoại đưa qua cho anh ta.

Phương Bằng tự thấy ngại, cúi thấp đầu luồn tay vào mới tóc bên gáy, gãi gãi đáp:

- Cám ơn em nói vậy! Anh quen được hai cô gái vui tính và dễ mến như hai em là may mắn cho anh rồi. – Dứt lời anh cố tươi cười vui vẻ nhận lấy điện thoại bấm một loạt số rồi đưa lại cho Ngân Băng.

Lúc này một chị xinh đẹp đeo kính trong phòng phỏng vấn đẩy cửa bước ra, gọi to:

- Xin mời người tiếp theo, Nguyễn Ngân Băng! – Giọng nói còn rất trẻ nhưng rất trầm và lồng lộng, khó nghe đến nổi nó như là tiếng triệu hồn từ cõi chết trái ngược hoàn toàn với vẻ ngoài dịu dàng nữ tính kia.

Ngân Băng nghe xong, nó chu môi than nhẹ, nói với tôi và Phương Bằng:

- Ầy, đến lượt em rồi, em vào đây! Hai người cứ nói chuyện đi nhé!
<<chương trước chương sau>>
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Mộ Vân

Gà tích cực
Tham gia
24/10/16
Bài viết
81
Gạo
0,0
Chương 03: Người lạ mặt trên đường lớn
3626e4b15bbb6893f53f28c418e9f6b8.jpg

(Ảnh: Internet)

Dứt lời thì không biết vì cái gì mà ánh mắt của Ngân Băng lướt qua tôi và Kim Băng một lượt rồi lặng lẽ bước vào phòng phỏng vấn. Ngân Băng đi rồi không khí căng ra lạ thường. Phương Bằng nhìn tôi cười cười không nói gì. Im lặng một lúc lâu, rốt cuộc anh cùng tôi đồng thời hô lên:

-Phương Bằng!

-Mai Cô!

Anh lúng túng, cười cười:

-Em nói trước đi!

-Không có gì, anh nói trước đi! – Tôi tiếp lời.

Phương Bằng khe khẽ:

-Tiểu Cô, anh gọi em là Tiểu Cô được không?

-Anh cứ gọi Cô hay kêu luôn họ cho đừng có kỳ cục. Tôi là người Kinh có phải Ba Tàu (một cánh gọi người Hoa tại Việt Nam ngày xưa) đâu. Còn nữa đây là Việt Nam mà anh, chỉ có bên Trung mới “Tiểu” với không “Tiểu”. - Tôi đáp, mặt cũng nhăn nhó, ngay cả chính tôi cũng lấy làm khó hiểu, vì nguyên nhân gì mà tôi lại vô cớ giận dỗi một người mới quen lần đầu như anh?

-Sao em biết anh không phải người Việt? – Phương Bằng bỏ qua biểu cảm kia của tôi, mừng ra mặt như gặp được đồng hương.

-Thật? – Tôi ngạc nhiên, mắt mở to nhìn anh, hỏi.

-Không giấu gì em, ba anh là người Hoa còn mẹ anh là người Việt. Anh vốn đang ở thị trấn Hoành Thôn (Hoành Thôn: là một ngôi làng nằm tại thị trấn Hoành Thôn, Y huyện, thành phố Hoàng Sơn, trong khu vực lịch sử Huệ Châu phía nam tỉnh An Huy. - Theo wikipedia) Y huyện, thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy nhưng anh đã tìm được người anh yêu ở Việt Nam nên anh quyết định về đây định cư, mục đích là cưa đổ cô ấy.

Tôi nghe xong chuyện đời anh bộc bạch lại không nói gì chỉ trân trân ngó anh, tôi phát hiện gương mặt anh quả thật vô cùng quen. Trải qua bao nhiêu bạc bẽo trong cuộc đời, liệu có ai thật lòng làm bạn với khuôn mặt xấu xí này, liệu còn có người dũng cảm như Ngân Băng? Chỉ có con đường về tiền sử thì may ra. Có lẽ tôi đã miễn dịch với những kiểu như vậy. Không còn niềm tin vào điều gì hết. Cho nên cứ để cái gì đến sẽ đến, cái gì đi sẽ đi.

Một không khí thiếu tự nhiên bao trùm lấy hai người chúng tôi. Phương Bằng lên tiếng phá tan sự im lặng kì khôi:

-Anh liên lạc với em bằng cách nào? Em cho anh biết số di động nhé!

Tôi giật mình, cúi mặt, ngại ngùng đáp:

-Tôi rất ít sử dụng di động, chỉ sợ anh gọi tôi không nghe máy làm anh phiền.

Anh ta lấy ra tấm danh thiếp đưa cho tôi:

-Đây là danh thiếp của anh, em cầm đi, khi nào cần trò chuyện em cứ gọi cho anh.

-Cảm ơn! - Lạnh lùng nói câu cảm ơn, tôi đưa tay cầm lấy tấm danh thiếp cho có lệ, xem chưa đến ba giây rồi bỏ vào túi áo sơ mi bên trái. Lòng thầm nghĩ: “Anh ta rất chu toàn trong mọi việc thì phải, sớm đã thiết kế cho mình một danh thiếp riêng”.

Bây giờ tôi mới có dịp quan sát kĩ anh ta. Bề ngoài tầm hai mươi ba, hai mươi bốn tuổi. Dáng người cao nhưng không gầy. Áo sơ mi trắng sạch sẽ phẳng phiêu. Quần tây đen chất vải bóng thời trang nhưng rất lịch sự tôn lên được đôi chân dài đẹp mê người. Cả giày da anh đang mang cũng là của một thương hiệu xa xỉ hiện nay chứng tỏ anh rất chú ý về hình thức bên ngoài. Điều tôi ấn tượng là gương mặt dễ gần của anh, mang lại một vẽ xa lạ mà quen thuộc. Đôi mày đen dày và cong vừa phải rất nam tính cũng rất thu hút, cặp mắt hai mí rõ ràng, sống mũi cao thẳng, khuôn miệng đầy đặn. Vẽ khôi ngô của anh làm tôi chỉ biết tặc lưỡi than: “Sao hoàn hảo thế không biết! Thảo nào Ngân Băng gọi anh là anh đẹp trai.” Bất chợt đôi môi anh từ từ cong lên nở nụ cười tươi đẹp tựa hoa mai trong gió tháng giêng, mát mẻ, ấm áp và thơm như những đoá hoa mai.

Chợt rùng mình, trấn tỉnh lại tinh thần. Không được đâu, chỉ là phù du thoáng qua thôi. Tôi xấu như vậy, sẽ không có ai thích và bản thân phải cố đừng yêu ai để tự bảo vệ mình, nếu không thì sẽ tự mình làm mình tổn thương. Nếu như có người nghĩ, một cô gái vô cùng xấu xí mà lại được một chàng trai hết lòng yêu mình thì đó là tình yêu thật sự. Nhưng với tôi thì khác, thời đại bây giờ làm gì có tình yêu đẹp đẽ như thế nữa chứ? Mọi người phải tỉnh táo xét thêm hoàn cảnh của cô ta nữa, phải giàu có như thế nào, quyền lực như thế nào thì chàng trai đó mới bất chấp mà yêu. Tôi không phải tiểu thư xinh đẹp con nhà giàu, không phải “con ông cháu cha”, lại càng không phải người có năng lực hoặc địa vị xã hội mà tôi chỉ là một cô gái xấu xí, vô dụng. Có những ai thật sự chịu nỗi đau như tôi mới hiểu được. Lắc lắc lắc cái đầu bé như chuột của mình cho tinh thần thoải mái, hít một hơi thật sâu thả lỏng cố không nghĩ nữa.

-Tiểu Cô, em đang nghĩ gì vậy, nói anh biết được không? - Anh chăm chút nhìn tôi và hỏi.

Câu nói của anh như kéo tôi ra khỏi dòng suy nghĩ miên man và cũng có một chút hoang tưởng, viễn vong. Tôi lúng túng giơ tay vén lại mớ tóc rơi ra rũ xuống trán, nhìn anh đáp:

-À không có gì đâu, anh Phương Bằng! Mà anh đừng gọi vậy, nước mình không ai kêu vậy cả.

-Xin lỗi em! Vậy anh không gọi nữa!

-Ừ! - Tôi gật đầu.

Vừa lúc đó Ngân Băng bước ra, như con chim nhỏ nó chạy ùa tới chỗ tôi và Phương Bằng chen vào ngồi xuống. Phỏng vấn xong, mặt nó không còn ủ dột như trước, nó cứ ríu ra ríu rít mà quên mất người bạn thân như tôi. Nó nói, Phương Bằng chỉ nghe rồi chốc chốc lại nhìn tôi cười, còn nó thì vui vẻ lắm. Tôi ngó qua thấy nó cứ che miệng cười suốt, cười đến hai má hồng hồng.

Sau đó, tới lượt Phương Bằng được gọi vào phòng phỏng vấn. Trước khi đi anh ấy còn nhìn tôi một giây, chỉ một giây thôi và nở ra nụ cười ấm áp. Nụ cười đó mãi lâu sau này tôi không thể nào quên được.

Cũng rất trùng hợp, sau khi Phương Bằng phỏng vấn xong là đến lượt tôi. Không hẹn nhau, Phương Bằng và Ngân Băng cùng đồng thanh:

-Mai Cô, cố lên!

Đáp lại hai người bọn họ bằng nụ cười cong môi chỉ đơn giản là khoé miệng dài ra cong lên một chút và chẳng mang ý nghĩ gì, sau đó hít một hơi thật sâu dứt khoát đi vào phòng phỏng vấn.

Người trực tiếp phỏng vấn tôi này là giám đốc phòng kinh doanh, ông ta tuổi đã tứ tuần, gương mặt không thân thiện lắm. Có một câu ông ta làm tôi vô cùng ấn tượng khi tập trung ánh mắt quan sát rồi hỏi: “Khuyết điểm lớn nhất của cô là gì?” Không cần suy nghĩ tôi trả lời ngay lập tức: “Khuyết điểm lớn nhất của tôi là quá tỉ mỉ và cẩn thận, dù là bất cứ việc gì tôi cũng phải làm cho xong, làm không xong tôi ăn không ngon ngủ không yên!” Đối với tôi, một câu hỏi có rất nhiều đáp án, chẳng qua đó là những câu hỏi lấy thông tin thăm dò để biết xem đối phương là người như thế nào làm việc ra sao thôi. Sau đó thì ông ta hỏi tôi hàng loạt những câu hỏi có liên quan tới nghiệp vụ chuyên môn, tôi chăm chú lắng nghe và trả lời một cách lưu loát. Cuối cùng ông ta nhìn tôi rồi im lặng ngó chầm chầm hồ sơ của tôi trên tay có vẽ đâm chiêu lắm, tâm trạng như tiếc nuốt một cái gì đó.

Thế là căng thẳng cũng xong, buổi phỏng vấn nhanh chóng kết thúc. Không ngờ Phương Bằng vẫn còn ở đó đợi chúng tôi. Anh ngõ lời mời chúng tôi đi ăn trưa nhưng tôi đã thẳng thừng từ chối. Anh vội chào tạm biệt rồi ra về. Vì một cái lắc đầu của tôi khiến Ngân Băng cứ làu bàu mãi:

-Sao mày không nắm bắt cơ hội này? Trời ơi! Người ta đã cố tình mở lời trước rồi còn gì. – Ngân Băng khoanh tay đi một bên tôi, trách.

Tôi dắt xe ra rồi nhúng vai đáp:

-Tao không thích đi với người lạ cũng không muốn mày đi với anh ta, biết anh ta tốt xấu thế nào lỡ là một tên sở khanh thì sao?

Ngân Băng che miệng cười:

-Trời ơi, người đẹp trai lịch thiệp như vậy sao có thể chứ? Tao không sợ thì thôi mày xấu hoắc vậy sợ cái gì?

Phì cười rồi giả vờ giận dỗi, tôi liếc xéo nó, đáp:

-Trai đẹp không phải gu tao.

-Mày nhớ mày nói câu này nhe. Không thích, vậy thì sau này đừng có tranh với tao nha. - Ngân Băng cười thiệt tươi, đến vết nhăn râu rồng hai bên cánh mũi cũng lộ rõ, mắt nheo nheo một bên, làm ra cái vẻ mặt rất gian.

-Mày nghĩ mày cho tao cơ hội để tranh trai đẹp với mày sao? - Tôi đáp ngay không do dự rồi hai đứa nhìn nhau cười tít mắt cùng dắt xe ra về.

Đường thành phố tôi đi bao năm vẫn không quen được, tôi lại lạc đường. Dừng xe lại trước ngã tư nọ, trông cũng giống như bao ngã tư khác. Lòng đột ngột dâng lên một nỗi phẫn uất, thà là đi lạc về lạc còn đằng này đi không lạc về lại lạc, hết kiên nhẫn, tôi lấy điện thoại ra tìm đường. Chợt có tiếng người nói:

-Đợi cái gì chứ?

Tôi lập tức ngẩng mặt lên, tuyệt nhiên không thấy ai. Giữa trưa nắng mà sống lưng truyền đến từng trận run, những ngón tay ướt nhoè mồ hôi trượt bừa trên màn hình điện thoại, phải mất mấy phút mới tìm được số Ngân Băng. Lắng nghe từng hồi chuông đỗ ở đầu dây bên kia mà trái tim dường như sắp rơi xuống. May thay, nó bắt máy:

-Tao vừa về đến nhà đấy, mày gọi gì gấp thế? Sao, thấy tiếc nuối vì từ chối trai đẹp mời đi ăn trưa đúng không? Mày định chuộc lỗi hả? Vậy nhà hàng nào? Nhắn tin đi, tao tới liền.

-Không phải, Ngân Băng! Tao... - Miệng tôi khô khan, cố nuốt nước miếng, hít một hơi mới nói tiếp. – Tao bị lạc đường, vừa rồi còn gặp ma.

Tôi tưởng Ngân Băng sẽ thật sốt sắn với câu chuyện của tôi, ai ngờ nó lặng đi một giây rồi bật cười sặc sụa:

-Thà mày nói trai đẹp Phương Bằng thích mày tao còn tin chớ thời buổi này làm gì có ma nữa mày ơi. Tao sợ là sợ ma sống chớ mấy con ma chết rồi thì sợ cái quái gì?

Tôi thở hắt ra, thật sự bực mình với Ngân Băng, lúc mình nghiêm túc nó lại cứ đùa. Tôi định quát cho nó một trận thì phía đầu xe, một người nam lạ mặt trong bộ quần áo nâu sòng vờ giống như kẻ tu hành vờ lại không phải từ dưới đất đứng lên.

“Trời ơi, chuyện gì thế này?”, tôi căng mắt nhìn, trong đầu không ngừng kêu gào.

-A lô, mày có nghe tao nói không, Mai Cô? – Tiếng Ngân Băng càng ngày lớn trong điện thoại.

Như kẻ bị thôi miên, tay cầm điện thoại hạ xuống, miệng thốt ra:

-Anh không phải ma?

-Tôi không phải ma. – Lời vừa dứt người nam dần không nhìn rõ mặt cười lớn, tiếng cười vút cao tan vào nắng vàng gay gắt chỉ còn lại âm thanh lồng lộng. - Ở đâu rồi cũng phải trở về, một nghìn năm trước, một nghìn năm sau cũng như nhau mà thôi.

Không thể tin vào mắt mình, tôi hét lên khô khan rồi im bặt, cùng lúc còi xe sau lưng inh ỏi, tôi đang ở đâu đây? Rõ ràng vừa mấy giây trước còn đang ở đường lớn, vậy mà giờ xe đã dừng trước cổng nhà trọ. Điện thoại trên tay vẫn còn tiếng của Ngân Băng:

-A lô! A lô! A lô!

-Tao đây! – Tôi đáp một cách máy móc.

-Mày có làm sao không đấy? Không lẽ gặp ma thật à? – Nó hỏi rồi cười cười, trong giọng nói không tìm thấy một chút quan tâm.

Tôi thở ra, bảo:

-Tao không có gặp ma.

Sau ngày hôm đó, tôi gọi điện cho Văn Hiền, anh ấy là trưởng ấp Trường Tấn của tôi cũng là bạn thân của anh Khôi bác sĩ mà em gái tôi hay chọc. Nhưng cái lý do tôi gọi anh không vì những chuyện kỳ lạ tôi gặp dạo gần đây mà chính xác là vì có thời gian Văn Hiền cũng từng vướng phải những vụ tương tự hồi xa quê học đại học trên thành phố này. Tôi nhớ như in câu nói của anh cuối cuộc gọi hôm ấy, hệt liều thuốc an thần cực mạnh: “Tất cả những chuyện tâm linh trên đời, nếu tin là thật thì sẽ là thật nếu không tin là thật thì sẽ không là thật. Bình tĩnh đi em gái, chẳng qua là em khác biệt cũng giống như anh đã từng khác biệt. Mọi chuyện đều đã có sắp đặt, chúng ta chỉ việc chờ đợi!” Từ đó tôi không còn nhắc về những chuyện huyền bí nữa, bóng áo trắng trong mơ và người lạ mặt trên đường lớn.

<<chương trước chương sau>>
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Mộ Vân

Gà tích cực
Tham gia
24/10/16
Bài viết
81
Gạo
0,0
Chương 04: Chuyện buồn cứ ập tới

6f29671e3e568aa54c709c6ea554f3c5.jpg

(Ảnh: Internet)

Một tuần rồi hai tuần trôi qua, tôi chính thức trượt phỏng vấn, lấy đầu gối suy nghĩ cũng biết nguyên nhân gì, chỉ có thể là cái “nhan sắc” này. Cũng đúng, bây giờ nhân tài cũng nhiều, người đẹp cũng nhiều, muốn tìm người vừa xinh đẹp vừa tài giỏi cũng không khó, cho nên khả năng trượt của tôi là một trăm phần trăm.

Nhận được điện thoại an ủi của Ngân Băng tôi phần nào cũng vơi bớt đau buồn. Ngân Băng thông báo rằng nó và Phương Bằng đều trúng tuyển. Tôi cũng nhờ Ngân Băng gửi lời chúc mừng tới Phương Bằng.

Tôi cố lê lếch thân xác tàn tạ mở máy tính lên, cuộc đời chỉ còn có cái laptop này làm bạn. Check mail (kiểm tra thư điện tử), gửi thư cảm ơn đến công ty The Sun rồi nằm lây lất ngay trên nệm, ngủ thiếp đi lúc nào không biết.

Trong mơ tôi thấy những điều vô cùng kỳ quặc. Tại ngôi nhà tổ dưới quê tôi, mọi người đều tập trung ở gian bên trái. Tất cả đều nhìn rõ mặt, duy chỉ có một người nằm yên trên giường thì không tài nào nhìn ra. Trên mắt ai ai vương lệ, nhiều rất nhiều.

Cha đứng ở đầu giường, điều chỉnh bình tiếp oxy di động, tay trái ông vặn van khoá lại. “Tại sao khoá?” Mặt cha trầm xuống, hai hàng lông mày châu vào nhau đau khổ. Mẹ khóc đến thương tâm. Em gái tôi Mai Kha vừa về tới, bỏ ba lô trên vai xuống, nó chạy lại giường thét lên cùng với nỗi kinh hãi và đắng cay tột bực, không biết là mồ hôi hay nước mắt, nhìn nó chật vật không còn dáng vẻ khoan thai như thường lệ.

Nhưng ngừng một lát, ngoại đâu? Không thấy bà, tôi chạy đi tìm xung quanh nhà không có, lao ra sân gọi khản cổ cũng không có.

-Ngoại ơi! Ngoại đâu rồi? – Tôi la lớn đến khô rát cổ họng.

Trước mắt tôi, khoảng sân biến thành đồng cỏ rộng lớn âm u, tịch mịch. Mọi người không thấy đâu nữa, tôi hoang mang sợ hãi đến độ không thở nổi, lớn tiếng dùng hết sức để hét:

-Ngoại ơi! Mẹ ơi! Cha ơi! Mai Kha! Mọi người đâu rồi?

Kỳ thật, miệng kêu nhưng tuyệt nhiên không thành tiếng, càng kêu càng không có sức, cổ họng càng cứng lại rồi lan ra khắp tay chân, hành hạ tôi đau đớn giống như đá tảng đè lên thân thể vậy. Tôi bất chấp chạy mãi, chạy mãi. Đột nhiên mặt đất dưới chân hoá thành vực thẩm hút tôi vào trong.

-A... - Tôi thức dậy bởi chính tiếng hét của chính mình, chân nện mạnh xuống giường rồi thở hổn hển, mồ hôi vã ra đầy người. Tôi rùng mình ớn lạnh vì quạt máy trong phòng chạy hết công suất, vươn tay tắt đi quạt đi, kiểm tra đồng hồ đã là bảy giờ tối. Tôi thở dài, thầm trách bản thân: “Ôi trời, ngủ lâu vậy!”

Bỗng, chuông điện thoại vang lên. Nhanh như cắt, tôi bắt máy. Ở đầu dây bên kia, tiếng mẹ lập tức run run:

-Con đang ở đâu đấy? Con đến bệnh viện ngay đi! Ngoại con... ngoại con bị tai biến mạch máu não được đưa lên trên này rồi! Giờ ngoại đang trong phòng phẫu thuật. Con.. con... qua liền nhe! Bệnh viện Tâm An nghe con. - Mẹ nói mà giọng khản đi, đứt quảng, tôi còn nghe được tiếng mẹ oà khóc lớn trước khi tắt máy.

- Mẹ ơi, mẹ ơi! Ngoại... Ngoại sao thế mẹ? Con qua liền! Mẹ... Đừng khóc, đừng khóc! - Tôi cố nói thật lớn khuyên mẹ, nói thì dễ nhưng chính bản thân tôi lại không thể bình tĩnh được, tôi gào lên như điên trong điện thoại.

Tôi khóc tức tưởi, không kịp suy nghĩ tôi lấy xe lao ra cửa như con chim cắt, vặn ga chạy một mạch. Dùng tốc độ nhanh nhất có thể, bây giờ không còn đủ thời gian để bận tâm gì cả. Không nhớ rõ, bằng cách nào mà tôi phóng xe nhanh như vậy mà vẫn bình an đến bệnh viện? Nghĩ lại tôi thấy mình thật bất hiếu nếu nhỡ xảy ra chuyện gì thì mình phải làm sao? Cha mẹ sẽ ra sao? Cả nhà sẽ ra sao? Bà sẽ ra sao? “Còn nước còn tát. Ngoại ơi, chờ con. Con sẽ đến bên ngoại ngay!”

Tôi chạy một mạch từ tầng hầm để xe thẳng lên sân chính bệnh viện, rồi như người điên mà lòng vòng khắp sân, khó khăn lắm tôi mới buộc mình không run rẫy để lấy điện thoại ra gọi cho mẹ:

-Mẹ ơi, mọi người đang ở đâu vậy? Con tới rồi... Con đang ở trước cổng chính bệnh viện đây mẹ. - Tôi thúc thít khóc và bắt đầu hồi hợp, tay vẫn ghì chặt điện thoại, mồ hôi tuôn ra trơn trượt.

-Mai Cô của mẹ, ngoan không khóc! Mọi người đang chờ ở trước phòng phẫu thuật Khu B phòng 13 lầu 4. Con cứ đi thẳng quẹo trái là khu B. – Mẹ vẫn còn khóc nho nhỏ vài tiếng, giọng hãy còn khản như trước.

Đến được đây rồi, tim tôi cũng buông ra được một phần co thắt. Nắm chặt điện thoại trong tay, gạt nước mắt còn vương trên mặt, nhanh chóng co chân chạy.

Vì quá vội nên va vào ai đó trước mặt, khiến tôi ngã lăn quay trên nền đất. Trông tôi bây giờ cực kì khó coi, cực kỳ chật vật. Một chiếc quần jean lửng ống loe, một cái áo thun ngắn tay màu trắng có tua rua ở vạt áo, mái tóc mỏng bị mồ hôi dính sát vào bên mặt quỷ dị vô cùng, muốn thảm hại thế nào thì có bao nhiêu thảm hại thế ấy trông không khác nào một kẻ hành khất. Đột nhiên, cái người đụng trúng tôi lên tiếng:

-Mai Cô! Là em sao? – Dứt lời lập tức vươn tay ra đỡ tôi dậy, nói tiếp. - Thật là trùng hợp!

-Xin lỗi, xin lỗi! Tôi không cố ý! – Nói xong tôi ngước lên để xem cho rõ. Người này đứng dưới ánh đèn trong sân, bị ánh sáng ngược làm cho gương mặt trở nên đen đen không trông thấy được.

Lập tức người này từ từ bước ra một bước dưới đèn điện ngay hành lang. Tôi bất ngờ thốt lên:

-Phương Bằng!

Phương Bằng nở nụ cười, ánh điện khu B bệnh viện rọi thẳng xuống khuôn mặt của anh làm nụ cười kia thêm lấp lánh. Phải rồi, khi anh cười như một đoá hoa mai đang nở rộ, tôi còn thoáng ngửi được hương thơm quanh đầu mũi. Ngay tức khắc tôi liền xua đi ý niệm này trong đầu, hiện tại tới đây với ngoại, tuyệt đối không thể nghĩ việc khác được. Tôi chớp mắt hỏi anh:

-Sao anh lại ở đây?

- Chú anh bị viêm ruột kết, đã phẫu thuật gần một tuần nay rồi, anh đang chăm sóc cho chú. Đúng lúc chú đang ngủ, không có việc gì làm, anh ra đây hóng mát một tý! À em đến đây làm gì? Có ai ốm sao?

-Không giấu gì anh, ngoại tôi bị ốm nặng, vừa nhận được điện thoại tôi chạy qua đây liền. Thôi chết, tôi phải đi gấp! – Tôi nói rồi chạy đi, được vài bước rồi quay lại bảo với Phương Bằng. – À, chúc chú anh sớm khoẻ lại, tạm biệt!

-Mai Cô, anh đi cùng em!

-Không tiện đâu! Sẽ phiền đến anh lắm!

-Không sao đâu mà!

Nhìn Phương Bằng một lúc rồi cũng gật đầu đồng ý:

-Vậy được tuỳ anh!

Ngoài mặt là vậy, nhưng lòng tôi cũng một phần cảm kích, ít có người nào chịu nói chuyện với tôi nhất là những người xinh đẹp. Ngày trước gặp Ngân Băng, tôi vô cùng vui sướng, nó không sợ tôi xấu xí làm ảnh hưởng đến hình tượng, không sợ tôi đem lại xui xẻo cho nó. Từ đó tôi đã nghĩ sẽ không còn có ai như nó nữa. Nhưng giờ đây, ngay tại thời điểm này còn có một người. Tôi nhận ra rằng khi bản thân đã chấp niệm quá sâu, cố tình đóng kín trái tim mình thì bỗng dưng có một ai đó xuất hiện làm tan chảy bức tường trong tim, cho dù chỉ là một ít nhưng lại làm con người ta hạnh phúc đến vô ngần.

<<chương trước chương sau>>
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Mộ Vân

Gà tích cực
Tham gia
24/10/16
Bài viết
81
Gạo
0,0
Chương 05: Hiểu lầm

a02ec3b1c55749e71bbd2c7a42c3e968.jpg

(Ảnh: Internet)

Vừa vào đến phòng phẫu thuật, tôi đã thấy mẹ và mọi người đều có mặt đầy đủ ở đó, duy chỉ thiếu Mai Kha, em gái đi mua cơm và những thứ cá nhân lặt vặt phòng hờ cho mọi người.

Tôi chạy vội vào chỗ mẹ và mọi người đang ngồi. Vài tiếng đồng hồ ngắn ngủi trôi qua đã lấy đi hết tất cả niềm vui của mọi người trong gia đình tôi, chỉ còn lại hai từ mệt mỏi và đau lòng. Tôi gấp gáp hỏi, âm thanh như chực khóc:

- Mẹ ơi! Ngoại sao rồi mẹ?

Mẹ nắm tay tôi, nói:

- Tình hình không nắm rõ nữa con à. Ngoại đã vào đó được một tiếng rồi, hiện bác sĩ đang tiến hành phẫu thuật cho bà.

- Ngoại ơi! – Tôi nỉ non gọi trong khi nước mắt trào ra, tôi cảm nhận được nó dường như nóng và mặn hơn. Lấy tay bịt chặt miệng để ngăn đi tiếng nấc nghẹn nơi cổ họng, nước mắt cứ thế vô tư tràn qua kẻ tay lạnh băng rớt xuống ngực áo.

Mẹ ôm choàng lấy đôi vai xuôi gầy gò run run của tôi:

- Nín đi con, chuyện gì cũng có cách giải quyết hết. Ngoại con nhất định sẽ không sao đâu, nhất định! Chắn chắn sẽ được trời phật phù hộ!

- Đúng vậy, đúng vậy! Ngoại của con sẽ không sao! – Tôi gật đầu lia lịa khiến vai áo mẹ ướt một mảng.

Vỗ vỗ tay lên lưng tôi an ủi một lúc thì buông tôi ra, mẹ nâng cánh tay bùi ngùi chậm đi nước mắt. Lúc này mẹ mới nhận ra Phương Bằng đứng ngay sau tôi, kinh ngạc mẹ hỏi:

- Mà ai đây con?

- Dạ, đây là...

Không đợt tôi trả lời, Phương Bằng đáp:

- Chào cô! Con là Phương Bằng, bạn của Mai Cô ạ! Con chăm sóc cho chú con ở đây, vừa gặp Mai Cô dưới lầu, biết tin ngoại của Mai Cô bệnh nên sẵn tiện con lên thăm.

- Cám ơn con! Vậy cho cô gửi lời thăm chú con nhé! – Mẹ từ tốn đáp.

- Dạ, không có gì đâu cô! Con cũng mong bà mau chóng khỏi bệnh. - Anh nói bằng giọng biết ơn và quan tâm.

- Hai đứa ngồi đi! - Nói rồi mẹ đi tới chỗ cha, ngồi xuống cùng cha.

Cha cũng đang khóc, tôi biết! Vì mắt ông đỏ, nhưng ông cố chớp mắt thật nhanh cho dòng nước mắt thấm vào trong thể như ngừng chớp thì nó sẽ chực trào ra ngay vậy. Nói thật, tôi chưa bao giờ thấy ông khóc, dù là trước đây có nhiều điều phiền muộn xảy ra với ông. Ông nhìn tôi không nói, chỉ cho tôi một cái nhìn tin tưởng và ấm áp nhất.

Một giờ nữa trôi đi, lại thêm một hồi lo lắng. Tôi nhắm mắt, nhắm để trốn tránh nỗi đau, trốn tránh đi sự thật trước mắt, tôi không thể tin nổi những gì mình đang diễn ra, một cỗ khổng lồ trong người vừa mệt vừa bất lực. Mùi thuốc trong phòng đậm đặc vồ lấy tôi làm tôi sắp gục ngã. Tôi lạnh, thật sự lạnh, đến mười đầu ngón tay đều cứng đi vì lạnh.

Bất chợt một hơi ấm như quen từ lâu nhưng cũng làm cho tôi cảm thấy lạ, bất giác cố nắm lấy nó như bắt lấy cọng rơm cứu mạng cuối cùng cho mình. Dường như có gì đó không đúng! Tôi mở mắt ra nhìn, không thể tin nổi bàn tay gầy trơ xương của tôi được bao bọc bởi bàn tay thon dài của Phương Bằng. Những ngón tay có lực, mỗi một ngón là mỗi ấm áp len lỏi vào cơ thể. Đây chính là cảm giác ấm tận trong lòng!

Một giây, hai giây, ba giây trôi qua, “tôi rốt cục bị làm sao vậy?” Nhanh chóng rụt tay lại, Phương Bằng không bỏ cuộc, dùng lực kéo bàn tay tôi để trở về đùi của anh. Trong khi mắt anh nhắm nghiền thì môi mỏng cong cười, anh khẽ nói:

- Đừng! Anh chỉ muốn chia sẻ một chút gì đó cho em thôi!

Sau đó, câu nói liền bị ngắt ngang bởi giọng nữ thân thuộc:

- Hai người đang làm gì vậy?

Tôi như “con mèo” bị bắt gian, lo sợ rút vội tay mình về nhưng Phương Bằng cũng đã kịp nắm chặt tay tôi, không cho buông ra. Không ngờ Ngân Băng và Mai Kha cũng đứng ở đấy tự lúc nào. Nghe tiếng người nói, mọi người đều tỉnh giấc. Mẹ tôi thấy Mai Kha liền hỏi:

- Con về rồi ư, Mai Kha? Còn có cả Ngân Băng nữa à?

- Chị Ngân Băng gọi điện muốn rủ chị Mai Cô đi mua sắm, vì gọi mãi không được nên chị ấy gọi cho con. Bởi vậy chị Ngân Băng biết chuyện ngoại bệnh, rồi con dẫn chị ấy vào đây luôn đó mẹ.

Tôi dùng sức hất tay Phương Bằng ra, luống cuống nâng điện thoại nãy giờ vẫn cầm chặt trong tay lên xem.

- Ôi, điện thoại hết pin mất rồi! - Tôi chầm chậm ngẩng lên nhìn Ngân Băng, thấp giọng nói với nó. - Xin lỗi mày, Ngân Băng!

- Không có gì! - Ngân Băng đáp giọng yếu ớt, len lén quay nhìn tôi cùng Phương Bằng lần nữa rồi cố gắng phớt lờ chúng tôi đi.

Sau đó Ngân Băng nói chuyện với mẹ tôi rất lâu cho đến khi Phương Bằng quay lại khu A chăm sóc cho chú, nó mới ra về.

Trải qua một đêm kinh hoàng, sáng nay ngoại hoàn thành ca phẫu thuật. Hiện tại bà vẫn chưa tỉnh, còn đang nằm trong phòng hồi sức. Mọi người phần nào bớt lo lắng, thay phiên nhau ăn sáng và chợp mắt một chút.

Phương Bằng đến sớm, nhìn thấy tôi ngồi tựa băng ghế một cách vô lực, người ngợm vẫn y chang hiện trường hôm qua, đầu tóc lưa thưa rũ rượi cùng bộ quần áo quái dị. Vì là tối qua không để ý đến đôi giày, sáng nay nhìn rõ, giày bệt tôi đang mang còn dị hơn bộ đồ gấp bội phần, màu vàng ánh kim vô cùng phản cảm, đã vậy còn nhọn mũi bên trên đính hai quả cầu bằng lông thú vằn vện nhìn rất kỳ cục. Phương Bằng phát hiện bèn cúi đầu, tay sờ sờ mũi, khẽ cười. Nếu bình thường thì tôi sẽ nghĩ nụ cười đó như hoa mai nở, nhưng bây giờ tôi cảm thấy rõ ràng anh đang chăm chọc tôi khiến bản thân chỉ muốn chui xuống đất cho xong. Cố bắt chéo đôi chân, giấu nó vào sâu hơn phía dưới ghế.

Thấy tôi ngại nên anh mở miệng nói sang chuyện khác:

- Tình hình bà sao rồi em?

- Phẫu thuật rất thành công. Chỉ còn chờ ngoại tỉnh lại bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sau phẫu thuật.

- Bà chắc chắn sẽ khoẻ lại! – Anh nhìn tôi thở dài nói tiếp. - Em cũng nên thả lỏng đi, vậy mới có sức khoẻ chăm sóc bà.

- Ừm, tôi biết!

- Anh có đem đồ ăn sáng cho cả nhà rồi, còn đây là phần của em! - Phương Bằng nói rồi nhét ổ bánh mì bọc giấy vào tay tôi.

- Không cần đâu. Cám ơn anh!

Từ khi nào tôi và gia đình thân thiết với Phương Bằng như vậy? Đến cả đồ ăn cũng nhận rồi. Trầm ngâm một hồi, tôi cũng cầm lấy vì lịch sự.

Phương Bằng ngồi xuống, anh giục:

- Em ăn đi!

Tôi thở dài nhìn anh rồi mở gói giấy, cắn một miếng. Vị bánh mì này sao mà giống bánh mì trộn tôi tự làm lúc nhỏ quá. Nhưng tại sao lại là bánh mì trộn, ở đây có người bán loại này ư? Không phải chỉ có bánh mì thịt quay, và bánh mì trứng sao? Thôi kệ, không thắc mắc nữa. “Bánh mì ở đâu chả như nhau, có thịt có rau, cứ thế ăn thôi!” Tôi nghĩ rồi cắn xuống ngon lành.

Phương Bằng ngồi một bên yên lặng nhìn tôi ăn, chính xác là cái nhìn hôm đó, có lưu luyến, có nghi ngờ, cũng có ngọt ngào cùng quan tâm. Chợt anh hỏi nhỏ:

- Thực sự em không nhớ gì sao?

Tôi gói vỏ bánh mì lại, quay qua tiếp lời:

- Nhớ cái gì?

Phương Bằng nhíu mày một chút rồi cúi thấp đầu, lí nhí:

- À, không có gì. Em ăn đi!

<<chương trước chương sau>>
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Mộ Vân

Gà tích cực
Tham gia
24/10/16
Bài viết
81
Gạo
0,0
Chương 06: Chuyện cũ đau lòng

0a3d1c419a1ce9c5adb75486679c5958.jpg

(Ảnh: Internet)

Nữa tiếng sau, anh Khiêm đã đáp chuyến bay sớm nhất từ Sydney về thành phố, đến bệnh viện đã gần trưa. Anh Khiêm là cháu đích tôn của bà cũng là đứa cháu mà bà thương nhất.

Một không khí căng thẳng bên ngoài phòng bệnh, ngoại vẫn chưa tỉnh. Không ai nói gì với ai cả. Bỗng, anh Khiêm đứng phắt dậy, mắt đỏ au đọng nước, gương mặt lạnh lùng như băng thép. Rồi tiếng bốp khô khan vang lên, một bên má tôi đau đớn. Cái tát dứt khoát phá tan sự im lặng của mọi người. Ngược lại tôi không bất ngờ, lòng tôi như được nới lỏng hơn, thanh thản và nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Một lúc lâu sau anh Khiêm mới mở miệng, anh nói mà giọng nghẹn lại:

- Mày đã thấy hả dạ chưa? Ngoại còn sống được bao lâu nữa đâu? Tao muốn về đây để xem mày có lương tâm không? Mày nên cầu mong cho ngoại sớm khoẻ lại, nếu không mày đừng có trách tao.

Tôi quên mất Phương Bằng còn ở đó, anh run run tiến lên. Tôi sợ hãi, dùng sức kéo cánh tay anh lại, bàn tay tôi bị bàn tay còn lại của anh gỡ ra có chút đau. Ngẩng cặp mắt mệt mỏi lên, lặng lẽ lắc đầu với anh, ý bảo: “Đây là chuyện nhà tôi, anh đừng xen vào!”

Khi trấn tỉnh lại tinh thần, tôi quay nhìn anh Khiêm, lí nhí:

- Em thật sự xin lỗi, thật sự!

Cố không để nước mắt rơi, nói với lòng đừng khóc. Nỗi đau này của tôi sao bằng một phần nào nỗi đau mà bà đang chịu dựng. Phải mạnh mẽ, như vậy mới đúng.

- Xin lỗi? - Anh Khiêm chưa nguôi giận, buông thêm một câu – Mày cũng biết lỗi à?

Mẹ nói đỡ cho tôi, giọng hiền và trầm lắm:

- Con ơi! Rồi thời gian sẽ làm nó hiểu ra tất cả mà, gần đây nó đã cố thay đổi rất nhiều rồi con à.

- Con không tin, nó mà thay đổi chỉ có mặt trời mọc đằng Tây. – Anh Khiêm quả quyết nói.

Tôi không nói thêm gì, quay lưng đi, rảo bước thật nhanh, cuối cùng là chạy. Chạy để cố quên đi quá khứ giày vò, quên đi bản thân đã từng tồi tệ như thế nào.

Mỗi bước chân là mỗi hồi ức đau lòng trải ra như một cuộn phim chiếu chậm, đau dớn và dằn vặt.

Hồi ức lắm lem hiện lên trong đầu, cách đây một năm. Khi ấy anh Khiêm cũng về nước thăm ngoại. Tôi không nhớ rõ hay bản thân cố tình không nhớ rõ? Tôi hành xử như một đứa con nít. Tiếng của tôi, rõ ràng là tiếng của tôi, tôi đã hét lên, hét bằng chính sức lực mình:

- Con ghét ngoại!

Bỗng bốp một tiếng chói tai, cha tát tôi rất đau làm tôi dại ra vài giây.

- Mày có biết mày đang nói gì không? – Cha gằn từng tiếng, đôi mắt đỏ lừ lừ trừng tôi.

Mất mặt vì bị tát, tôi rất uất ức, thẹn quá hoá dại nên lớn tiếng thách thức:

- Có giỏi thì đánh chết con đi, con vẫn nói như vậy!

- Được, hôm nay tao phải dạy dỗ đứa bất hiếu như mày!

Cha chạy đi lấy cây roi. Thấy không ổn mẹ vội xông ra ngăn ngay trước mặt tôi. Vô cùng giận, cha cầm cây roi lớn quất thẳng từ trên đầu tôi xuống. Nhưng mẹ đã kịp bắt lấy tay cha. Không đánh được cha càng giận hơn nữa, ông quát:

- Em tránh ra cho tôi! Không tôi đánh cả em đấy!

- Anh bình tĩnh đi! Chuyện đâu còn có đó. Con nó hư thì anh nói nó nghe là được.

Mẹ vẫn không tránh ra. Không tài nào đánh vào đầu tôi, cha liền đánh cặp chân thay thế. Tôi hận, thật sự hận đôi chân được duy truyền nguyên y từ cha, nó dài và trở nên dư thừa. Từng nhát từng nhát đánh xuống làm chân đau đến đứng không vững nữa.

Lúc đó anh Khiêm ôm lấy đôi vai bà, không nói gì mà chỉ im lặng nhìn tôi khóc, tiếng bi thương xen rấm rứt, tức tưởi. Chợt, bà vùng khỏi vòng tay anh, la lớn, âm thanh không to không nhỏ, rất có uy:

- Thôi đi! Ngừng ngay hết đi!

Cả không gian im ắng lạ thường. Sót lại đôi vai gầy run run của bà, có phải bà đang khóc? Dáng bà trở nên nhỏ bé và yếu đuối hơn bao giờ hết. Lòng tôi thắt lại, đau lắm! “Vì sao tôi lại trở thành như vậy? Ông trời ơi, sao ông không cho tôi biến mất ngay lúc này đi?” Bất ngờ tôi rất muốn, rất muốn ôm lấy bà, rất muốn xin lỗi bà, lại rất muốn chạy trốn bà, để bà không còn nhìn thấy đứa cháu bất hiếu này nữa.

- Trời ơi! Con với cái! – Cha hét lên một câu đồng thời buông mạnh cây roi xuống đất, liền bỏ ra ngoài để khỏi chứng kiến cảnh ngột ngạc đến khó coi này nữa.

Bà tiến đến tới trước mặt tôi.

- Ngoại, con... - Tôi đứng trân như trời trồng, vô thức nhai môi mình đến rách da nhưng không hề phát ra tiếng khóc, tim cũng không đập mạnh chỉ có nước mắt tự nhiên rơi tràn xuống má. Tôi hận chính bản thân mình!

-Không cần nói, bà biết rồi! - Bà quay đi, tôi không còn nhìn rõ tâm trạng bà lúc đó.

Anh Khiêm chuẩn bị lên máy bay, mọi người không ai nói với ai câu nào. Tôi nghĩ sự im lặng sẽ mãi mãi tồn tại cho đến khi anh Khiêm lên tiếng nói một câu, câu nói mà tôi không tài nào quên cũng không muốn nhớ lại:

- Tới lúc đám tang ngoại mày không được khóc, nếu mày dám rơi một giọt nước mắt nào thì đừng có trách tao!

Đúng, tàn nhẫn và tuyệt tình mà anh Khiêm dành cho tôi đều đúng. Trên đời này người yêu thương anh nhất lại không phải là cha mẹ anh mà chính là ngoại. Chỉ có bà, bà là cả bầu trời, là quê hương, là tính ngưỡng mà trọn đời này anh đeo đuổi. Tôi xúc phạm bà cũng là xúc phạm anh, bà đau thì anh đau gấp ngàn vạn lần. Bóng lưng cô độc của bà, giọt nước mắt rơi trên má bà. Tôi sai rồi, sai thật rồi! “Ngoại ơi, con xin lỗi ngoại!”, đó luôn là câu nói bên tai tôi mỗi giây, mỗi phút, mỗi giờ, nó nhắc nhở tôi rằng đừng bao giờ tha thứ cho bản thân mình.

Bao nhiêu rối loạn trong đầu, thực tại cùng quá khứ đan xen dệt thành tấm thảm đau thương dài vô tận. Tôi cứ thế chạy một mạch ra khỏi phòng bệnh, không biết chạy tới đâu nữa, đến khi chân đau quá không thể chạy thì ngừng lại.

- Con xin lỗi, là tại con! Ông trời ơi! Nếu ông trừng phạt con xin hãy cho ngoại con được bình an, khoẻ mạnh trở lại, con cầu xin ông! – Tôi gào to nhưng vẫn cố kìm lại những giọt nước mắt rơi. Đứng im không động đậy, tôi mặc cho ánh nắng bỏng rát vô tình phủ xuống đầu, xuống mặt, xuống đôi tay trần, rồi cả người tôi chìm trong nắng.

Bỗng vòng tay chắc vươn tới từ phía sau ôm trọn tôi vào trong ngực làm tôi giật bắn người, chưa kịp hình dung chuyện gì xảy ra thì giọng ấm áp của Phương Bằng trên đỉnh đầu truyền xuống:

- Em cứ khóc đi, khóc lớn lên! Không có ai nghe đâu, ở đây chỉ có anh và em.

Một giây, hai giây, ba giây. Chết tiệt! Không biết vì cái gì lòng tôi tan nát trống rỗng, không có một chút cảm giác, không còn đủ sức để vùng ra nữa? Thình lình Phương Bằng khẽ tựa cằm lên tóc tôi, anh tiếp:

- Đến cuối cùng em có nhớ hay không?

- Xin anh đứng đắn một chút! Tôi và anh không thân thiết, anh ôm tôi như vậy làm tôi khó chịu lắm, anh biết không hả? - Tôi bắt đầu tức giận, quát.

Phải, hiện tại tôi rất đáng thương, rất tội nghiệp, nhưng tôi không cần ai thương hại cả. Dường như Phương Bằng nghe không hiểu những gì tôi nói, anh vẫn cố chấp ôm chặt tôi trong vòng tay.

- Em không còn nhớ thằng bé béo ú năm xưa bị người ta bắt nạt sao? Một chút cũng không có sao? - Anh dùng lực gắt gao siết chặt hơn. Giọng nói vì xúc động mãnh liệt mà lạc hẳn đi, vừa nghi vấn vừa như khẳng định, không biết là do khẩn trương hay là hụt hẫng?

- Tôi... – Ấp úng lên tiếng thật khẽ rồi chầm chậm quay lại nhìn khuôn mặt đang rất gần trong lúc này. Phải rồi, đôi mắt hai mí long lanh trong ký ức và nụ cười của những năm tháng đó toả nắng tựa hoa mai nở. Cùng một người mà sao khác nhau đến vậy? Thảo nào khi lần đầu gặp anh, tôi vờ như đã quen anh từ rất lâu nhưng cố nhớ làm sao cũng không nhớ ra được.

Đầu tôi đau đớn từng cơn khắc khoải. Những hình ảnh ngày xưa như lũ lượt hiện về trong trí nhớ. Dưới chân cầu thang bộ lên lớp, một nhóm ba bốn đứa nhóc thấp lùn ốm tong teo, vây quanh một cậu bé chừng tám chín tuổi. Đôi mắt cậu to tròn rất đẹp, bờ mi hoen nước nước long lanh nhưng bị gương mặt thịt phụng phịu làm mất đi nét khôi ngô sẵn có. Mặc kệ cậu đang sợ sệt đến tội nghiệp, lũ nhóc vẫn trêu chọc cậu không thương tiếc:

- Thằng mập đù kìa tụi bây ơi!

- Mày mập như thế này mà tên Phương Bằng cái gì, mày là bé Bự thì có. Phương Bằng, tên cứ như con gái ấy. Đổi bé Bự đi cho xứng với cái thân của mày!

Tụi nó nói rồi thi nhau cười ha hả, đồng thanh la làng:

- Bé Bự, bé Bự, bé Bự!

- Chắc là nó lăn đi học đó tụi bây ơi!

- Nó nhìn giống con cún ú nu ú nần nhà tao lắm đó tụi bây!

Mọi hành động của tụi nó đều bị cô bé cao hơn tụi nó một cái đầu, với mái tóc dài rũ rượi xoã loà xoà, khuôn mặt hung dữ cau có chứng kiến từ đầu đến cuối. Cô tiến lại gần, quát thẳng vào mặt tụi nó:

- Này, tụi bây đang làm gì đấy? Nhiều đứa như vậy mà đi ăn hiếp một đứa thế kia, tụi bây không biết xấu hổ hả? - Chưa đủ, cô dùng giọng lớn hơn gầm lên. - Tao ghét nhất là ỉ đông ăn hiếp người khác. Tụi bây cút hết cho tao! Nếu không tao sẽ tao sẽ mách cô chủ nhiệm tụi bây, mời cha mẹ tụi bây lên cho tụi bây bị đánh cả đám để chừa cái tật ăn hiếp bạn.

Tụi nó run cầm cập rồi đứa này đẩy đứa kia, đứa kia đùn đứa nọ, đứa cuối cùng thét lên thất thanh:

- Có quỷ tụi bây ơi, chạy đi! – Rồi cả bọn chạy bán sống bán chết, la vọng lại. - Mặt thịt với mặt quỷ đúng là xứng đôi. Lêu lêu!

Tụi nói chạy mất dạng, cô mới quay qua cậu:

- Tụi nó đi rồi, đừng khóc nữa!

Vậy mà cậu vẫn cứ thút thít. Cô lắc đầu, miệng khẽ nở nụ cười tinh nghịch, ngay lập tức móc cái gì đó trong hộp giấy đưa cho cậu, bảo:

- Đây bánh mì này, cho bạn nè, ăn đi, bánh mì trộn tôi làm đó! - Cô vô tư nói, rồi nắm lấy bàn tay béo múp của cậu đặt vào trong đó một ổ bánh mì kỳ quặc.

- Cám ơn! - Giọng cậu vo ve như con muỗi non mới lột xác.

- Mai mốt tụi nó có ăn hiếp bạn, bạn phải phản kháng lại tụi nó chứ, với lại đừng có khóc.

Cậu nhìn cô nở ra nụ cười sáng lạng như hoa trong gió tháng giêng, trong trẻo và ngây thơ chưa từng có. Cô không biết đó là nụ cười hạnh phúc đầu tiên của cậu trong những năm tháng mà dường như cậu đã quyết định không bao giờ dành nụ cười đó cho ai nữa, ngoại trừ cha mẹ đã mất của cậu.

- Đúng rồi, rất tốt, phải cười như vậy chứ! Bạn cười lên rất là đẹp! À, tôi là Mai Cô lớp Bốn Hai. Tạm biệt!

Cô đi xa rồi, cậu mới giơ cánh tay mập ú của mình vẫy nhè nhẹ trong không khí, nói nhỏ tí mà chỉ có mình cậu mới có thể nghe được:

- Tôi là Phương Bằng lớp Bốn Một!

<<chương trước chương sau>>
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Mộ Vân

Gà tích cực
Tham gia
24/10/16
Bài viết
81
Gạo
0,0
Chương 07: Là người yêu thì không thể

ae545606e31fef734ff08e9395f815f8.jpg

(Ảnh: Internet)

Mọi việc đã tường, anh chính là cậu bé béo ú bị ức hiếp năm xưa còn tôi là cô bé dũng cảm mà anh xem như thần hộ vệ. Tôi ái ngại không dám nhìn anh, đầu cúi thấp hơn nữa vào trong ngực anh, dường như còn nghe thấy tiếng tim anh đập rất dồn. Tôi chậm rãi nói:

- Thì ra là anh sao, thằng bé đó và anh là cùng một người à? Thật xin lỗi, tôi ngay từ đầu đã không nhớ ra làm anh đau lòng.

- Mai Cô à, em không có lỗi gì hết, bây giờ em nhớ là tốt rồi.

- Anh Phương Bằng! – Tôi cắt ngang lời anh bằng anh thanh bén nhọn – Gặp cũng đã gặp, chuyện cũ cũng đã tường tận, anh nên để quá khứ trôi qua đi. Hơn nữa, bây giờ anh đã có người anh yêu, anh cư xử với tôi như vậy thật không nên đâu.

Anh nới lỏng vòng tay, nắm lấy đôi vai tôi xoay lại đối diện với anh, buộc tôi nhìn trực tiếp vào mắt anh:

- Mai Cô, người con gái anh yêu chính là em! Em có biết không? Ngay giây phút em xông ra đuổi tụi nhóc đi, anh đã xem em là phương hướng của cuộc đời mình. Những ngày tháng có em bên cạnh làm lành nỗi đau khổ tuyệt vọng về sự ra đi của cha mẹ trong tim anh. Anh đã sống với vui sướng và hạnh phúc vô bờ cho đến lúc chú anh buộc anh sang nước ngoài… – Ngừng một một chút anh tiếp – Nơi xa lạ vắng em, anh như chết chìm trong thế giới kỳ thị, giả dối. Anh dần nhận ra một điều rằng anh không thể nào mãi yếu đuối, mãi để em phải che chở nữa. Anh lao đầu vào học tập, quyết thay đổi bản thân mình, phải mạnh mẽ, phải dũng cảm, như thế mới có thể bảo vệ những người anh yêu quý. Rồi anh đợi được ngày ấy, anh về nước, về lại vùng quê xưa dưới mái trường nơi lần đầu tiên ta gặp nhau, nhưng trường cũ hoang tàn còn gia đình em đã dọn đi nơi khác. Không bỏ cuộc, anh quyết tâm tìm em bằng mọi giá, ba năm đuổi theo trái tim mình cuối cùng anh biết được em đầu quân cho công ty The Sun tại thành phố này, anh vui như người mù thấy lại ánh sáng vì sắp gặp lại em, sắp ở cùng một chỗ với em. Đó là lý do anh có mặt trong buổi phỏng vấn ngày hôm ấy, tất cả là vì em!

- Tôi thật sự quan trọng với anh như vậy sao? - Tôi lơ mơ hỏi giống như đang được nghe một câu chuyện tình lãng mạn và cái kết là nữ chính sẽ vô cùng xúc động vì tình cảm chân thành của nam chính rồi hai người bọn họ sẽ yêu nhau, bên nhau trọn đời và không bao giờ rời xa nhau nữa.

- “Quan trọng”, đối với anh em còn hơn cả hai từ “quan trọng”. Thế giới của em có rất nhiều thứ, nhưng thế giới của anh chỉ có mình em – Phương Bằng rành rọt rồi thình lình dời đôi tay lên má tôi, ôm trọn lấy đôi má tái xanh gầy xộp ấy, khẽ nói. - Đồng ý làm người yêu của anh nhé, Mai Cô!

Nghe xong câu đó của Phương Bằng tôi ngơ ngẩn một khắc, chớp mắt rồi lại chớp mắt nhìn anh. Kỳ lạ lắm! Lúc này đây tôi rất thèm được cười, rất muốn cười, cười thật to, thật vang. Nhưng cuối cùng tôi cũng không có cười, không hề cười một chút nào hết cho dù chỉ là nhếch mép. Tôi cũng không biết tại sao trái tim trong lồng ngực mình lại không hề đập hối hả như tôi mường tượng? Phải chăng tôi đã mắc chứng vô cảm trầm kha?

Tôi rõ lòng mình hơn ai hết, tôi và Phương Bằng mãi mãi sẽ không thuộc về nhau được. Tôi không xinh đẹp thậm chí xấu xí, tính tình không tốt, tính cách rất tồi. Nếu anh biết được con người thật của tôi trước đây cứng đầu, ương ngạnh là đứa cháu bất kính với ông bà, là người con bất hiếu với cha mẹ, càng không xứng là người chị em tốt trong gia đình, muốn xấu bao nhiêu có thừa bấy nhiêu. Đã vậy lúc nhỏ tôi bảo vệ anh chỉ là tình bạn đơn thuần, tôi ngốc nghếch hành động lỗ mãng khiến anh tin tưởng tôi, nguyện lấy tôi làm mục tiêu phấn đấu, càng làm cho tôi hổ thẹn hơn nữa. Bây giờ nếu có phép màu xảy ra thì hãy để cho anh quên tôi đi, quên đi đứa tồi tệ này. Tôi thấy anh sao mà đẹp lạ thường, lung linh như thiên sứ, xa vời không với tới được. Anh quá tinh khiết, quá chói lọi, tôi không thể mở mắt nổi trước vầng sáng ấy. Còn bản thân tôi lúc này đây thật ghê tởm xấu xa và thật thấp bé trước mắt anh. Chỉ một câu: “Tôi không xứng để nhận những điều tốt đẹp từ anh.” Tôi cắn chặt răng, nhắm mắt lắng nghe tim mình khóc. “Thế giới của em có rất nhiều thứ, nhưng thế giới của anh chỉ có mình em”, đã đến lúc tôi nên bước ra khỏi thế giới của anh rồi.

Chầm chậm mở mắt, nhìn Phương Bằng, không báo trước gạt phắt tay anh xuống, dứt khoát:

- Phương Bằng, tôi thực sự xin lỗi! Tôi không thể!

Vội nắm chặt vai tôi đau điếng, Phương Bằng nói sắp không thành tiếng:

- Tạo sao? Cho anh một lý do đi!

- Không có lý do – Tôi đáp ngay mà chẳng hề suy nghĩ một chút nào.

- Hay là... hay là chúng ta quá nhanh để trở thành người yêu của nhau. Anh cho em thêm thời gian nhé! Bao nhiêu lâu cũng được anh bằng lòng đợi.

- Vấn đề không phải thời gian đâu. Mà là không thể!

- Mai Cô! – Phương Bằng ôm chầm lấy tôi như sợ nếu buông ra sẽ mất đi tôi mãi mãi. Thổn thức trong hơi thở đứt quảng, xúc động anh nói tiếp. - Anh biết em đang nghĩ gì mà. Em xem anh ngày xưa như thế nào, xấu ra sao? Bị người ta khinh thường như thế nào? Không có gì là không thể trừ phi em không muốn.

Tôi dùng hết sức của mình đẩy anh ra lần nữa, định chạy đi. Anh nhanh chóng bắt lấy tay tôi nắm chặt thật chặt, rành rọt:

- Cuối tháng này, khi chú anh hoàn toàn hồi phục sẽ đưa anh về lại Hoành Thôn. Có lẽ phải một thời gian dài anh mới trở lại đây, anh muốn sớm biết được kết quả từ em.

Giữa tôi và Phương Bằng lúc này như hai cực xa xôi của thế giới tiếp xúc với nhau bằng cái nắm tay mỏng manh kia. Cảnh tượng làm người ta phải xót xa.

Không được, nếu như còn dây dưa tôi chỉ sợ sẽ làm anh tổn thương thêm, không thể để anh vì một người như tôi mà hao tâm tổn trí. Không quay lại một lần nào nữa tôi kiên quyết giằng tay mình về, cố đi thật nhanh. Từ phía sau, tôi loáng thoáng nghe anh gào trong gió:

- Anh đợi em!

Những ngày sau đó, mọi người dường như tránh mặt tôi, Phương Bằng và Ngân Băng không đến nữa. Còn lại một mình tôi ngồi trong phòng chăm sóc cho ngoại. Hai ngày trước, bà đã tỉnh. Bác sĩ cũng kiểm tra kết quả sau phẫu thuật đúng là không có vấn đề gì lo ngại, điều đáng nói bà còn rất yếu, vẫn chưa nhận ra mọi người.

Tôi ngồi cạnh giường nắm bàn tay của bà, khe khẽ gọi bà khi bà mơ màng mở mắt:

- Ngoại ơi, con biết lỗi rồi! Con sẽ sửa, sẽ ngoan, ngoại tha lỗi cho con nhé! Chỉ cần ngoại mau hồi phục, về với con là được, ngoại ơi!

Nhìn bao nhiêu là ống đâm vào trong mũi trong miệng ngoại, nhìn cánh tay gầy guộc bị kim truyền dịch ghim sâu, rồi nhìn vầng trán cao hiền từ ngày nào giờ mất đi mảnh xương bên trái sọ do phẫu thuật, lòng tôi dâng lên một nỗi chua xót. Tôi chợt nhận ra rằng trước kia tôi thật ngu, dù có ra sao đi nữa miễn là bà bình bình an an bên cạnh tôi là được. Tôi bằng lòng tất cả kể cả giảm mười năm tuổi thọ đổi lấy một năm ngắn ngủi bên bà, tôi cũng mãn nguyện.

Tôi cho bà ăn cháo, tỉ mỉ từng muỗng một, sau đó tôi lau người cho bà, thay tả giấy, đắp lại khăn lớn cẩn thận. Mọi việc xong xuôi, tôi liền thoa dầu xoa bóp lên khắp tay bà, rồi tập theo những động tác mà các anh chị y tá đã hướng dẫn, bắt đầu bằng thao tác bấm huyện Hợp Cốc trên tay bà cứ như vậy xoa đến khi nó mềm mại, linh hoạt như tay người bình thường mới chịu ngưng.

Anh Khiêm bước vào phòng, thấy tôi anh bèn nhẹ nhàng ngồi xuống. Không quát tháo, không trách móc, anh nhẹ nhàng bảo:

- Thôi ra đi, để tao lo cho ngoại. Mày chăm sóc đã ba tuần nay rồi, đi về nhà trọ nghỉ đi, ở đây còn có mấy dì nữa mà.

Nghe anh nói vậy tôi thấy trong lòng có cảm giác hổ thẹn không xứng đáng với sự quan tâm của anh, tôi càng không xứng để mọi người tha thứ và nhất là chính bản thân tôi. Tôi biết những nỗ lực của tôi mọi người đều thấy, nhưng mọi người càng tha thứ cho tôi nhường nào thì tôi càng hận mình nhường ấy.

Nghe lời anh Khiêm tôi trở về phòng trọ, tôi bị bao vây bởi biết bao nhiêu chuyện, đầu óc rối bời nhớ nhớ quên quên. Đi lại tủ quần áo lấy một bộ ra thay. Chợt có cái gì đó ở ngăn trong cùng, nằm lẻ loi một mình trong bóng tối. Tôi cầm lên xem, thì ra là danh thiếp của Phương Bằng. Tôi mới sực nhớ mai là ngày anh ấy về nước. Suy tư một hồi cuối cùng quyết định bấm số.

Đầu dây bên kia chưa đến ba giây đã bắt máy:

- A lô! Là em sao, Mai Cô?

- Vâng, tôi đây! Tôi... – Ngập ngừng nửa muốn nói nửa lại không, một giây sau liền rành rọt – À, không có gì. Tôi chỉ muốn cảm ơn anh thời gian qua đã quan tâm tới sức khoẻ của ngoại tôi. Chúc anh lên đường vui vẻ!

- Không còn gì nữa sao em? – Giọng Phương Bằng não nề.

- Vâng, không còn. Tạm biệt!

- Vậy thì... Tạm biệt! – Anh tiếp lời rồi cúp máy.

Tiếng tút tút vang lên trong điện thoại, âm thanh đó mãi mãi chia cắt chúng tôi.

<<chương trước chương sau>>
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Mộ Vân

Gà tích cực
Tham gia
24/10/16
Bài viết
81
Gạo
0,0
Chương 08: Ngoại trở bệnh

86e9b89bafc424d9531da2fb6a3c95d0.jpg

(Ảnh: Internet)

Sau một tháng ở lại Việt Nam, anh Khiêm về nước. Chỉ còn lại mẹ và tôi chăm sóc ngoại, cha về lại dưới quê, Mai Kha thì trở lại với buổi thực tập cuối khoá. Các dì dượng đã sớm ai về nhà nấy, để lo cho công việc của riêng mình.

Ngoại cũng đã nhanh chóng hồi phục dần có thể tự gượng dậy, nhưng di chứng của tai biến khiến bà mãi mãi quên hết những chuyện cũ trước đây. Ký ức đau buồn sẽ trắng xoá, tương lai cũng trắng xoá. Hoa mai thôi vàng trong trí nhớ bà và kỷ niệm về ông, về tiếng đàn kìm cũng tan đi cùng sự tàn nhẫn của quy luật thời gian.

Hôm nay, tôi có mặt đưa bà tập vật lý trị liệu. Gương mặt bà rạng ngời cười tươi như hoa làm tôi cũng thấy vui lây.

- Ngoại nhận ra con không ngoại?

- Ừm! – Bà đáp một tiếng thật nhẹ.

- Con tên gì nói con biết đi ngoại?

- Ừm! – Giọng đều đều bà lại trả lời tôi.

- Đừng giận con nữa nghe ngoại.

- Ừm!

Thế rồi ngày ngày trôi qua đã được một tháng nữa, ngoại hồi phục tốt, bác sĩ cho về lại tuyến tỉnh để tiện viện điều trị. Chuyển viện về quê được chừng hai tuần thì bác sĩ cũng ký giấy ra viện cho bà. Về nhà trong niềm vui chẳng bao lâu thì bà lại trở sốt. Tôi rất sợ, rất sợ, sợ bà sẽ bỏ rơi tôi, sợ bà sẽ bỏ rơi gia đình này.

Mẹ trực tiếp xin giấy chuyển viện chuyển ngoại lên tuyến Trung Ương. Bà được bác sĩ chuẩn đoán là vỡ mạch máu não lần nữa cần phải phẫu thuật gấp, nhưng sức khoẻ bà không cho phép nên phải nằm chờ điều kỳ diệu xuất hiện.

Ba ngày sau ngoại tỉnh dậy, mọi người ai cũng rất vui cả bác sĩ cũng bất ngờ. Riêng tôi trong lòng luôn có tảng đá lớn ghìm lại. Linh cảm cho thấy niềm vui này không còn kéo dài. Tôi sợ hãi nắm lấy đôi bàn tay bà mãi không buông. Dường như hiểu tôi đang suy nghĩ gì, bà ôn tồn sờ tay lên má tôi. Dư vị đẹp đẽ của bàn tay bà khi ấy khiến tôi nhớ mãi.

Mấy tháng sau, mọi người không ai đến thăm bà lần nào nữa, dẫu có cũng chỉ là hỏi thăm vài câu qua loa trong điện thoại.

Hôm nay chiều cuối tuần, bệnh viện vắng vẻ hẳn đi, một biểu chiều rất buồn gợi lên tương lai mờ mịt, không điểm đến. Em Mai Kha thực tập xong cũng ghé thăm bà.

- Sao con không để tuần sau hẳn ghé? Con vừa mới thực tập xong nên nghĩ ngơi nhiều một chút, khi nào rảnh thì thăm ngoại cũng không muộn mà! – Mẹ tôi nhìn em bằng đôi mắt mệt mỏi nhưng tràn ngập dịu dàng cùng yêu thương, hỏi.

- Không được, con muốn thăm ngoại ngay bây giờ, chậm một phút nào cũng không được, con phải đến nhìn ngoại, một chút thôi cũng được, không được gặp ngoại con thấy sao sao ấy, trong lòng không yên! – Em tôi đáp, mặt nó phủ dày nét buồn rười rượi.

Tôi đứng bên cạnh nghe một màn này cũng cảm động không thôi, cầm chặt tay ngoại. Bà khẽ mĩm cười nhìn chúng tôi như hồi bà còn khoẻ.

Em tôi ở lại với ngoại rất lâu đến gần sáng mới về.

Buổi sáng trước khi về, ngoại còn cười tươi rói vẫy tay với nó, làm lòng tôi và mẹ cũng ấm lại nhờ năng lượng từ nụ cười của bà truyền thêm động lực cho chúng tôi. Vậy mà... Bốn tiếng sau, bà bỗng dưng nằm yên người mền yếu, mắt nhắm thít không ăn được.

Tôi đi bỏ rác xong về thấy mẹ thất thần. Tôi hoảng sợ chạy lại hỏi dồn:

- Sao vậy mẹ? Ngoại sao lại vậy, lúc nãy vẫn ổn mà, sao bây giờ lại…

- Mẹ không biết, lúc nãy mẹ định cho ngoại ăn sáng, phát hiện bà có gì đó kì lạ, không ngờ lại nghiêm trọng như vậy. Đúng rồi! Mau gọi bác sĩ! Gọi bác sĩ đi con, mau lên!

Tôi không suy nghĩ chạy như điên trong sự hoảng loạn lo sợ, trong lòng thầm cầu mong cho ngoại cũng như lần trước, cũng từ trong cõi chết tỉnh lại. “Lại mẹ Quan Âm, con cầu Ngài Dược Sư Bồ Tát, hãy cứu giùm ngoại của con!”

Lần này thật sự là một bi kịch, bác sĩ thông báo rằng ngoại tôi đã rất yếu, không thể duy trì lâu hơn được nữa.

- Bà bị vỡ mạch máu lần nữa, e là... không sống được bao lâu, cho nên mọi người hãy chuẩn bị đi, mau chóng đưa bà về quê kẻo... chậm trễ sẽ không còn kịp… - Vị bác sĩ hiền từ bước ra từ trong phòng cấp cứu, ông bắt gặp ánh nhìn khẩn cầu của tôi và mẹ khiến ông ngập ngừng.

-Làm ơn đi bác sĩ, bằng cách nào cũng được, hãy cứu ngoại tôi! Tôi năn nỉ bác sĩ! - Tôi khóc, tôi như sắp điên rồi. Không thể nào, không thể nào! Liệu đây có phải là mơ? Nếu là mơ thì ai đó giúp cho tôi tỉnh lại đi!

- Xin lỗi, chúng tôi đã cố gắng hết sức!

Cái gì, cái lời thoại “máu chó” gì thế? Tôi như người đang lạc trong sa mạc rộng lớn bỗng tìm thấy ốc đảo khi đến gần thì mới biết nó là ảo ảnh, là vô thực. Ông trời ơi! Rõ ràng là ông đang trêu đùa tôi mà, thật sự là tôi đã hoàn toàn hối hận, hoàn toàn biết lỗi của mình rồi mà, rõ ràng là ngoại của tôi đã dần trở về với tôi sao ông lại phạt tôi nặng như vậy? Lấy đi tia hi vọng cuối cùng của tôi, lấy đi người thương tôi nhất. Tại sao? Tại sao? Lòng tôi không ngừng cấu xé gào thét, không ngừng tự trách mình.

Mẹ ở kế bên tự lao nước mắt, ôm vai tôi, vực tôi dậy, mẹ nói:

- Mai Cô à, đừng mà con! Bây giờ điều quan trọng nhất là chúng ta nên đưa ngoại về lại quê nhà, cho bà được yên bình ở lại nơi bà gắn bó trong thời khắc cuối cùng này. Đi thôi con, chúng ta không còn nhiều thời gian nữa đâu.

Ngoại được đưa về nhà tổ trong ngày hôm đó. Các con các cháu đã có mặt đầy đủ, kể cả những người hàng xóm, những ai thương bà, kính trọng bà cũng không thiếu một người. Chỉ còn chờ anh Khiêm về là được.

Hai hôm nữa trôi qua là hai hôm tôi không ngủ, người tôi hốc hác, tiều tuỵ, hai con mắt bụp húp, thâm đen gớm ghiếc, đôi má hóp tái méc, bờ môi khô nứt nẻ và chảy máu mỗi lần tôi khóc làm trôi hết thanh xuân còn sót lại trên gương mặt. Nhưng tôi mặc kệ, tôi luôn bên giường ngoại, lo cho bà, lau mình mỗi khi bà lên cơn sốt, cho bà uống chút sữa cầm hơi, cứ đúng giờ thay tả cho bà. Những gì làm được, tôi đều làm và cuối cùng là cầm tay bà không buông.

Bất chợt, tiếng ai vang lên ngoài cửa:

- Ngoại ơi, con về rồi!

Quay ra bắt gặp ánh mắt của anh Khiêm. Dáng anh cao cao trong áo phông rộng và quần jean xanh thẫm, làm da trắng tái, râu tóc quên không cắt tỉa, anh không còn cái dáng vẻ kiêu ngạo, xa cách như bốn tháng trước, anh gầy hơn, xanh xao hơn và gần gũi hơn. Rồi tay xách va li buông ra, anh chạy lại bên ngoại.

Tôi nhìn anh, run run nói:

- Anh ơi! Ngoại…

- Ừ, anh biết rồi! - Anh ôm lấy cánh tay đang có tiêm truyền dịch của ngoại rồi nhẹ nhàng áp mặt mình lên đó như sợ nếu động mạnh thì bà sẽ đau lắm. Nghẹn ngào, anh tiếp. - Ngoại ơi, con đã về rồi! Ngoại phải ráng lên, ngoại phải khoẻ lại. Ngoại đi rồi con không biết phải làm sao? Con còn chưa hiếu thuận với ngoại ngày nào, ngoại đừng bỏ con! Ngoại ơi!

Anh đã thật sự khóc, nước mắt không ngừng rơi trên má, đó là những giọt nước mắt một lần nữa tôi đã thấy nó rơi trên mặt của những người đàn ông dường như không thể khóc.

Không biết anh khóc bao lâu nữa, hình như lúc anh tỉnh táo lại thì trời đã chiều. Tôi ghét buổi chiều, chiều nay cũng giống như buổi chiều hôm đó, buổi chiều mà tôi có linh cảm xấu, buổi chiều mà tôi cùng mẹ và Mai Kha nhìn thấy nụ cười cuối cùng của bà.

<<chương trước chương sau>>
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Mộ Vân

Gà tích cực
Tham gia
24/10/16
Bài viết
81
Gạo
0,0
Chương 09: Ngoại tôi ngủ thật rồi!

f4c3cd289c47c69539221fee4d6a2588.jpg

(Ảnh: Internet)

Tất cả những việc lộn xộn lần lượt qua đi, đêm đến khi chăm sóc và kiểm tra ngoại xong, tình hình vẫn không khá lên mà còn có dấu hiệu trầm trọng hơn.

Trời đã khuya, mọi người trong nhà đều đã ngủ vì quá mệt, đây là đêm thứ ba tôi trằn trọc, một mình tôi ra góc mai cổ thụ trước sân do ông trồng vì bà năm mươi năm về trước. Ngồi ở đó, hy vọng gió đêm sẽ xoa dịu nỗi đau trong lòng, giúp tôi lát nữa có thể ngủ để sáng mai có sức lo cho bà.

- Ngoại ơi! Nói cho con biết con phải làm gì bây giờ để ngoại khoẻ lên? Con không cần ngoại tha thứ cho con, con chỉ cần ngoại thôi. Ngoại đánh con cũng được, mắng con cũng được, không thương con cũng được, chỉ cần ngoại khoẻ lại, cái gì con cũng bằng lòng đánh đổi – Tôi nói thật khẽ như lời xám hối trước lương tâm của bản thân mình. Tôi không biết làm gì bây giờ? Chỉ biết bên ngực trái đau, đau rất nhiều, nó không phải là cảm giác bị người khinh khi, bị người xa lánh, bị người vu oan, bị người ghét bỏ, tôi đau đến mức không thể thở và không biết gọi tên nỗi đau ấy là gì.

- Khóc đi, em có thể khóc mà! – Anh Khiêm bất ngờ đặt tay lên vai tôi, đây là cử chỉ thân thiết đầu tiên, phải nói là duy nhất từ trước tới nay giữa tôi và anh. Tôi có nên tin hay không?

- Em…

- Anh hiểu mà! - Anh dùng âm thanh mà đối với tôi nó là một thứ âm thanh dễ nghe nhất thế giới mà tôi từng được biết.

- Anh không giận em sao?

- Thật sự trước đây rất giận còn bây giờ thì không thể giận em nữa.

- Thật sao anh?

Anh trầm ngâm, đôi mắt ướt xa xăm:

- Có những việc mà không phải chúng ta nghe, chúng ta thấy, chúng ta quan sát là có thể đánh giá mà cần phải dùng trái tim mình để cảm nhận thì mới biết được bản chất thật bên trong nó, mà thời gian chính là con đường gần nhất để thực hiện điều đó em à!

- Thì ra anh chưa từng bỏ rơi em.

- Anh luôn bên cạnh em, những cố gắng của em, tấm lòng của em anh đều thấy.

- Từ khi nào vậy anh?

- Từ lúc em quyết tâm sửa sai, thay đổi con người em.

- Em cảm ơn anh!

- Không! Anh là người cảm ơn em mới đúng. Thời gian qua em luôn bên ngoại thay anh chăm sóc, lo lắng cho ngoại. Anh... anh thật sự cám ơn em!

Anh Khiêm nắm tay tôi, bàn tay anh lạnh buốt. Nhẹ đặt tay còn lại lên tay anh, tôi muốn dùng toàn bộ đôi tay của mình để sưởi ấm cho anh. Chẳng biết nước mắt của tôi hay của anh rơi trên bàn tay? Từng giọt ấm nóng nhắc nhở tôi rằng đây là sự thật, là anh đã tha thứ cho tôi.

Bên gốc mai, gió vẫn không ngừng đùa vào da thịt, nhưng cái cảm giác cô đơn tịch mịch ban nãy không còn, thay vào đó là ấm áp, là thấu hiểu của hai con người đang ngồi dưới gốc mai kia. Thoang thoảng trong gió đâu đó còn nghe được mùi hoa bay. Tôi thầm hỏi: “Chẳng lẽ hoa mai đang nở sao?”

Rồi một buổi chiều nọ đến, một buổi chiều cũng giống như bao buổi chiều khác, không có gì đặc biệt. Mọi người trên khắp mọi nơi đều đang chuẩn bị nghỉ ngơi sau một ngày lao động vất vả, chồng tan ca về với vợ con, con sắp tan trường về với cha mẹ, anh em xa nhau về lại bên nhau, con cháu đoàn tụ bên ông bà, người yêu nhau được tay trong tay đi dạo phố, người xa quê hân hoan trên đường về thăm nhà, người cô đơn tìm được bến bờ ấm áp. Riêng chỉ nơi đây, có một người đã xa tôi vĩnh viễn. ngoại như rũ bỏ được gánh nặng bấy lâu đã gồng gánh mỏi mệt suốt một đời người, thanh thản trút hơi thở cuối cùng rồi chìm vào giấc ngủ mãi mãi và ngủ ngon đến nỗi bà sẽ không bao giờ muốn tỉnh lại nữa.

Mọi người đang khóc sao? Nhiều nước mắt quá! Nhiều đến nỗi mọi người không nhìn ra được tôi không có khóc. Bây giờ tôi mới biết thế nào là đau khổ đến tận cùng mà không thể khóc ra thành tiếng. Nhiều người khi nhìn vào sẽ nói là tôi vô tâm, thì họ chính xác đã lầm! Khi bạn đau khổ bạn có thể gào thật to khóc thật nhiều nước mắt khi đó bạn còn sung sướng hơn tôi bây giờ, còn khi bạn đau đến mức trái tim tan nát, tinh thần và khối óc vượt khỏi ngưỡng chịu đựng nỗi đau thì con người sẽ không thể nào khóc được. Đây đúng là cảm giác sống không bằng chết, từ từ ăn mòn con người bạn, ăn mòn tinh thần bạn còn đáng sợ hơn cái chết gấp hàng vạn lần. Thật sự đang lúc này, tôi là như vậy!

“Cây cổ thụ trước sân đã nhú chồi non

Cây khô trong vườn cũng đã nở hoa

Nữa đời ấp ủ bao lời chưa nói

Giấu chúng vào những sợ tóc bạc kia

Đôi bàn chân bé nhỏ trong ký ức

Cái miệng xinh xinh tíu tít không ngừng

Cả một đời dành trọn tình yêu cho con

Chỉ để nghe hai tiếng cha mẹ

Thời gian đi đâu mất rồi?

Còn chưa cảm nhận hết tuổi trẻ thì đã già rồi đây

Cả đời nuôi con chăm cháu

Trong đầu chỉ đầy ấp tiếng con khóc con cười

Thời gian ơi đi đâu mất rồi?

Vẫn chưa ngắm nhìn con cháu khôn lớn mắt đã mờ rồi

Nữa đời lo cơm áo gạo tiền

Trong nháy mắt chỉ còn lại gương mặt đầy nếp nhăn.”

(Trích lời dịch “Thời gian đi đâu mất rồi?” - Lời Trần Hy, nhạc Đổng Đông Đông, trình bày Vương Tranh Lượng.)

Tang lễ ngoại được cử hành và hoàn thành sau hai ngày. Mọi người nén đau thương trở lại cuộc sống thường nhật. Anh Khiêm ở lại Việt Nam đến khi mộ bà ngoại hoàn tất. Tôi biết anh rất thương bà, hiếu thảo với bà, mọi chi phí tang lễ đều một tay anh lo lắng. Bây giờ nhìn ngôi mộ khang trang kia tôi cũng biết anh dụng tâm nhiều đến đâu, suy nghĩ thấu đáo đến nhường nào. Từng viên gạch, từng mái lợp thay một lời biết ơn anh gửi đến bà, đó là hành động báo hiếu cuối cùng anh có thể làm được cho người mà anh vĩnh viễn yêu thương, kính trọng, tôn sùng trong cuộc đời này.

Tôi không biết đã trải qua đám tang của ngoại như thế nào, và tôi cũng không muốn nhớ. Không biết mọi người có cảm giác ra sao? Riêng tôi, tôi vẫn chưa chấp nhận được sự thật phũ phàng ấy. Nhanh quá, nhanh quá, bốn tháng! Bốn tháng đã cướp đi người bà yêu thương tôi nhất, tôi đã nhận ra điều đó. Phải chăng bà đã dùng cách ra đi mãi mãi để buộc tôi thức tỉnh, tìm lại con người thật của mình, có phải vậy không hở bà?

Chuyện đời đúng là một vở kịch, chưa hạ màng thì chưa biết trước được việc gì sẽ xảy ra. Có trải qua những ngày tháng này mới biết được lòng người, ai là người thật lòng với tôi, ai là người yêu thương bà thật sự.

Lúc nhỏ tôi nghĩ ai cũng hiền lành, nhưng sao bà lại là người hung dữ. Lúc trưởng thành tôi lại nghĩ ai cũng đồng tình với tôi còn bà đều cho là không đúng, không muốn tôi làm. Và bây giờ, ai cũng sống giả dối với tôi; chỉ còn có một mình bà dùng hết cả đời mình để dạy tôi thế nào là yêu thương nhau thật sự. Bà không sợ tôi ghét bà, oán hận bà, xa cách bà, bà chỉ sợ tôi lầm đường lạc lối, sợ tôi trở thành người xấu rồi tự tổn hại bản thân tôi. Từ đáy lòng, tôi cám ơn bà! Cám ơn người thương tôi, cũng cám ơn người tôi thương!

Nay đã gần thất tuần, bốn mươi chín ngày của ngoại. Các dì của tôi không ai về lại nhà tổ đốt nhang cho bà kể từ đám tang của bà. Mẹ tôi vẫn thỉnh thoảng khóc khi không có ai. Tôi biết vì tôi thường hay lặng yên ở một góc kín đáo quan sát mẹ.

Rồi tôi cũng nhanh chóng xếp nỗi đau lại, cẩn thận cất vào một nơi sâu nhất trong trái tim mình, nơi đó tôi dành riêng cho ngoại, chỉ một mình bà mà thôi. Tôi lên thành phố cố gắng tìm việc làm để đỡ đần cho gia đình và mục đích chính để quên đi nỗi đau này, vì tôi biết nếu như tôi còn có phút giây nào ngơi nghỉ là tôi lại tự mình chui vào một chỗ không ai thấy, một mình gặm nhắm nỗi đau, gặm đến khi nào chảy máu đầm đìa thì mới khiến tôi thoải mái, khiến tôi không còn đau nữa. Tôi sợ những lúc như vậy, sợ, rất sợ, vô cùng sợ!

Tôi đăng tin tìm việc trên nhiều trang mạng, dò tìm việc trên báo, thấy công việc nào phù hợp là tôi sẽ nhanh chóng đi nộp hồ sơ ngay, nhưng mãi đến khi phỏng vấn thì lại trượt. Không từ bỏ, hết lần này đến lần khác bị người ta nói giảm nói tránh đến ám chỉ rồi đến trực tiếp thì tôi biết nguyên nhân chính là cái “nhan sắc” này của tôi. Qua lần phỏng vấn đầu tiên dù đã đoán được nguyên nhân trượt phỏng vấn của mình nhưng tôi vẫn thầm cầu mong đó chỉ là một trong những nguyên nhân thôi, chứ không hi vọng tất cả nguyên nhân là nó. Vậy mà đúng thật! Tôi chỉ có thể cúi đầu thầm đau đớn: “Mẹ ơi, con xin lỗi mẹ! Tại con mà mẹ phải mang tiếng xấu, có một đứa con xấu xí bất tài vô dụng. Con xin lỗi!”

Sau nhiều lần thất bại cuối cùng tôi đã mệt mỏi, tôi cũng nhanh chóng về dưới quê vì Thất tuần của ngoại đã đến. Các dì của tôi không ai nhớ ngày ấy cả, anh Khiêm là người gọi điện và hỏi thăm đầu tiên đủ thấy được bà rất quan trọng với anh cho dù bà không còn sống nữa.

Ngày tháng trôi đi trong im lặng, chúng nó vượt qua tôi không một tiếng động, không để lại cho tôi một dấu vết nào, xoá sạch tất cả những hồi ức tốt đẹp của tôi, lấy đi tất cả mọi thứ của tôi, tình thân, tình bạn, lấy đi sự năng động, nhiệt huyết của tôi, trả lại cho tôi những sự thật đau lòng, trả cho tôi một con người trầm ngâm hơn, ít nói hơn và ít cười hơn. Không biết là nên mang ơn hay oán giận năm tháng phũ phàng.

Đã một năm rưỡi nay rồi còn gì. Mà sao tôi vẫn không quên được cái ngày đau buồn đó. Cái ngày mà bà vĩnh viễn vứt bỏ tôi lại thế gian này. Bà đi đem theo hết những ước mơ và hy vọng của tôi. Thật là như vậy! Lúc trước tôi nghĩ là mình chỉ cần cố gắng học để sau này có thể lo cho bản thân mình, để đỡ đần cho cha và mẹ. Tôi chỉ nghĩ được đến đó thôi! Nhưng không ngờ bây giờ tôi mới nhận ra được rằng còn một nguyên nhân quan trọng nữa đó là vì bà. Vắng bà tôi không biết phải làm gì hết. Tôi không biết mỗi ngày tôi mở mắt ra vì cái gì? Tôi không biết tôi chăm sóc vườn mai già bên hiên vì cái gì? Tôi không biết mình dọn dẹp nhà cửa quét tước sạch sẽ vì cái gì? Vì ngoại đã không còn nữa rồi thì tất cả những việc tôi làm tôi nghĩ đều vô nghĩa. Tôi nghĩ thế nên một năm rưỡi nay thất nghiệp, nằm ì ra ngao ngán, không muốn động đậy, không buồn cười một cái. Tôi thấy nhớ lắm! Nhớ cái dáng cao cao gầy gầy của ngoại. Rất mong được nghe một câu mắng của ngoại. Nhưng không được nữa, muộn thật rồi! Không còn ngoại của năm nào quan tâm tôi. Không còn ai nhắc tôi phải ăn cơm đúng bữa, không còn ai nhắc tôi không được thức khuya online, không còn ai gọi tôi dậy khi mặt trời cao quá sào, không còn ai dặn dò tôi phải cẩn thận đem ví khi đi ra đường, không còn ai, không còn ai hết!

Tôi không biết cái Tết liền sau khi bà ra đi năm đó, tôi và gia đình đã đón tết như thế nào. Tôi thật sự không nhớ!? Nhanh quá! Lại sắp đến Tết nữa rồi sao? Đúng là tôi ở nhà quá lâu đầu óc cũng trở nên lú lẫn. Tôi sắp quên hết những kỷ niệm đẹp, chỉ mỗi nỗi đau đớn mất bà là còn mãi trong tim tôi, có muốn xoá cũng không xoá được. Thôi thì... Tới đâu thì tới. Tôi không thể mãi ngồi hoài ở nhà được. Bà mà thấy chắc cũng sẽ mắng cho một trận. Đi nào! Đi tìm việc! Ở lại đây cũng không phải là cách chữa thương. Đi! Đi đâu cũng được, miễn là đừng để bà lại thấy tôi thì một lần nữa đau lòng.

<<chương trước chương sau>>
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên