Tình yêu Đôi ta như một bộ phim - cập nhật - Đông Du 110

Đông Du 110

Gà con
Tham gia
26/3/20
Bài viết
32
Gạo
0,0
Chương 20 - Cô nhỏ gặp “bạn” cũ.

Chương trình đường lên lên đỉnh O bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 1 năm sau. Đa số các thành viên đều tập trung và chuẩn bị cho phần thi cá nhân. Nhưng có một phần thi rất thú vị, mà các thí sinh tham gia cá nhân sẽ không được tham gia nữa, đó chính là đấu đội.

Phần thi này là một phần thi khai màn cho toàn giải O, mang tính giải trí và giới thiệu các trường học tham gia trong năm nay là chính. Học sinh tham gia đấu đội đều không tham gia đấu cá nhân; nhằm thể hiện cho khả năng phối hợp, tinh thần đoàn kết, và hệ thống giáo dục của nhà trường đối với các học sinh đang học tại trường mà thôi.

Đương nhiên, hai thanh niên Trần Minh Hoàng và Lý Đại Bảo, nhất quyết không tham gia đấu cá nhân, nên bị ép buộc phải đấu đội.

Dù sao thì ghi vào học bạ được nhận giải đấu đội nhìn cũng rất đẹp mắt, lại còn được nhận tiền thưởng, trường cũng vẻ vang, không tham gia cũng hơi uổng.

Lý Đại Bảo hám tiền, đồng ý.

Trần Minh Hoàng như mọi lần, sao cũng được.

Vậy là hai đứa trẻ bắt đầu luyện tập một chút, cô nhỏ lo các môn xã hội, cậu cả thầu các môn tự nhiên. Hai đứa ngày ngày ngồi ban công, đứa này hỏi đứa kia trả lời, động tác vô cùng nhịp nhàng ăn ý, châu liền bích lạc(Sự kết hợp vô cùng ăn khớp).

Sáng hôm thi, cậu cả còn thống nhất với cô nhỏ, là phải biết nhường đối thủ, dù sao cũng chỉ là giải đấu giao hữu cho vui, thắng cũng không cần quá áp đảo, đủ điểm là được.

Đạo lý làm người phải thu liễm cậu cả rất biết cách phải làm sao cho ổn thỏa. Lúc cần thể hiện liền thể hiện trên mọi phương diện, lúc cần giấu đi lại vô cùng khéo léo giấu đi. Đơn giản thì chính là tạo cho người ta cảm giác Trần Minh Hoàng - ngàn năm có một, tài hoa trác tuyệt; nhưng lại đồng thời muốn giấu đi cô nhỏ so với mình cũng chỉ kém một tí tẹo. Muốn mọi người nghĩ cô nhỏ lấy chăm chỉ bù đắp bản thân mà thôi, chứ không phải thông minh hiếm có gì đâu.

Tại sao ư? Cậu cả đối với việc người khác ghen tị với mình, thành kiến với mình, nói xấu mình,... đều là nước chảy mây bay, hoàn toàn không động tâm. Nhưng cô nhỏ lại không như thế, ngoài cứng trong mềm, tâm hồn nhạy cảm rất dễ tổn thương. Cứ nghĩ đến vụ Thi Hoa liền hiểu thôi, có điểm yếu chí mạng, có tính cách dễ dàng bị bắt nạt, đôi khi vài lời liền kích động, chuốc họa vào người;... có thể tránh được bao nhiêu rắc rối, cậu cả liền triệt để tránh đi cho cô nhỏ.

Cậu cả trong đầu nghĩ như vậy, nhưng không giải thích cặn kẽ cho cô nhỏ, chỉ cần làm theo theo là được. Cô nhỏ đương nhiên như bao lần đồng ý tắp lự, cùng gia đình chú Tú lên xe đến địa điểm thi.

Cuộc thi được tổ chức trong phòng quay rất lớn, chỗ ngồi chật kín khán giả, đều là bạn học và phụ huynh của các em đến cổ vũ. Ngoài ra còn có các thầy cô hiệu trưởng các trường đến tham dự, tay bắt mặt mừng vô cùng thân thiện.

Cô nhỏ nhìn thầy hiệu trưởng trường mình đứng cạnh cô hiệu trường chuyên T, cười khịt khịt một cặp vợ chồng. Có thể gọi mối quan hệ này chính là “song hổ phân tranh”, nhưng đồng thời cũng là “phu xướng phụ tùy”.

(Phu xướng phụ tùy:Chồng lên tiếng Vợ đáp lời, chỉ sự hòa hợp trong mối quan hệ vợ chồng, đàn ông làm chủ, phụ nữ theo đó mà trợ giúp chồng)

Có ai không biết từ khi hai trường được thành lập đến nay, luôn là những cuộc long tranh hổ đấu. Bên trường T cũng như trường P, mỗi năm đều hội tụ trăm ngàn anh tài, đọ sức nhau không trên các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia, thì chính là các giải truyền hình kiến thức, điển hình như O. Dù hai người là vợ chồng đắp chung chăn ăn chung mâm, nhưng chỉ cần đứng trên cương vị công việc, lại thành “nhất hổ tử vong”

(Nguyên câu là: Song hổ phân tranh, nhất hổ tử vong. Nghĩa là: Hai hổ tranh đấu thì sẽ có một hổ bị thương)

Thầy hiệu trưởng P cảm thán một tiếng với vợ năm nay “hậu sinh khả úy”(Lớp trẻ sinh sau thật đáng nể)

Cô hiệu trưởng T lại cười nịnh chồng cũng có “Nhân trung chi long”(Rồng trong đám người, ý chỉ người tài giỏi hoặc có một điều gì đó đặc biệt vượt xa người thường).

Hai người cứ đưa đẩy qua đưa đẩy lại, tình chàng ý thiếp có bao nhiêu sâu đậm liền bấy nhiêu ngọt bùi.

Cô nhỏ nhìn một màn này, ghé tai với cậu cả: hai người đó tính cho cả hội trường ăn cơm “tró” ư?

Cậu cả ghé tai nói lại: khói lửa chiến trường nồng đậm, chỗ nào cậu nhìn ra phu thê một nhà thế?

Cô nhỏ mắt tròn tròn: rõ ràng thế kia mà!

Cậu cả ra tay búng trán cô nhỏ cái póc, nhắn nhủ một tiếng bớt tào lao đi.

Bước vào cuộc thi, đôi bạn trẻ liền “ngọa hổ tàng long”, vô cùng ôn hòa tôi nhường tôi nhịn, đội đối phương trả lời được ba câu mình trả lời năm câu, cứ như vậy số điểm hơn đối thủ không chênh lệch quá nhiều, vô cùng vui vẻ nhẹ nhàng, cảm giác rất giống một cuộc giao hữu thân thiện.

Kết thúc mỗi vòng thi, lại thấy một vòng tôi bắt tay bạn, bạn ôm đồng đội tôi, khen nhau một tiếng, hẹn nhau một chút, mở rộng mối quan hệ, rất có phong thái lễ giáo. Tựa như lông hồng, tiến vào vòng chung kết.

Nhưng mà, mọi sự trên đời, không phải bao giờ cũng viên mãn.

Cô nhỏ từ bé đến lớn, có một tính cách bị xem là tật xấu: quyết liệt.

Một khi đã quyết định, thì sẽ không bao giờ thay đổi. Một khi đã làm, lại làm đến cực đoan.

Ví dụ như chuyện vẽ tranh, cô nhỏ tập chung hoàn toàn một trăm phần trăm vào công việc. Không buồn ăn, không buồn ngủ, không buồn cả để ý xung quanh.

Ví dụ như chuyện của Thi Hoa, đánh liền đánh, ghét liền ghét. Không cho dù chỉ một cơ hội để đối phương mở miệng nói chuyện với mình. Thậm chí một ai đó nói chuyện với Thi Hoa, Lý Đại Bảo cũng xem người đó như vô hình, không nhìn không nói với đối phương.

Ví dụ trong trận chung kết của O, Lý Đại Bảo hạ quyết tâm nói với Trần Minh Hoàng: Nhất định phải chiến thắng toàn diện, một điểm cũng không cho đội bạn.

Cô nhỏ nhìn chằm chằm đối thủ nam đội bạn. Lại một đôi mắt không ánh sao đêm, muốn có bao nhiêu lạnh liền lấy bấy nhiêu lạnh. Nếu dùng ánh mắt của diễn viên để miêu tả toàn bộ nhân gian khi rơi vào đáy mộng cảm xúc, chính là lấy ánh mắt Châu Tấn khi làm nàng Như Ý cắt tóc đoạn tuyệt mối tình Thanh Anh Hoằng Lịch. Minh Hoàng lần hai chìm sâu vào hồ đêm, trong lòng ý hoảng lòng loạn. Có bao nhiêu nỗi buồn để đong vào đáy hồ? Bao nhiêu quyết liệt phủ lên mặt hồ băng lãnh? Là từ bao giờ và từ lúc nào, phải nhận ra rằng, sau vẻ đơn thuần trong sáng của cô nhỏ, còn một bản tính khác, một đôi mắt mang toàn bộ tâm tâm trạng thể hiện ra, không che dấu, không nhân nhượng.

Đôi mắt, làm người đối diện không sai cũng thành sai.

- Tại sao? - Cậu cả quay đi nhìn đối tượng. Một cậu bạn trạc tuổi, khuôn mặt đẹp trai da trắng, vẻ đạo mạo ra bên ngoài, mấy phần ngạo mạn không biết thu liễm bên bên trong. Đôi mắt đối phương nhìn cô nhỏ, chứa đầy căm ghét hận thù. Nếu có thể hóa thành mãnh thú, liền lao ra xé toạc cô nhỏ không nhân từ.

Giống Thi Hoa, nhưng tàn nhẫn hơn.

Cô nhỏ xoáy sâu vào cậu bạn đối diện ấy, có thể dùng đôi mắt này bức chết người liền bức cho đến chết. Hai kẻ đối diện nhau, như một trận quyết tử, tôi sống hoặc cậu chết, không có quyền lựa chọn kết quả khác đi.

- Đằng đó tên là Gia Bảo - Cô nhỏ chậm rãi - Cậu giúp mình, xong trận mình kể cho cậu, được không?

Cậu cả nghe thấy trùng tên cô nhỏ, đến ý nghĩa cái tên cũng hao hao. Lại không hiểu sao nghĩ đến cái trò vận mệnh an bài, sắp xếp cho những người có nét tương đồng gặp gỡ nhau, để họ tranh đấu một trận, người thắng hay thua cũng đều không có hạnh phúc về sau.

Cậu cả nén nén tiếng thở dài, hỏi thêm một chút đi:

- Có liên quan đến gia đình không?

Cô nhỏ xác nhận: Có.

Cậu cả chắc kèo, đây đích thị là Thi Hoa phiên bản nam mà thông minh hơn.

Được, cậu cả đáp ứng cô nhỏ, một điểm cũng không cho đối phương. Chuyện đã tới nước này rồi, bảo cô nhỏ nhường đối thủ một chút có mà cô nhỏ tự tung tự tác luôn. Cứ phối hợp theo chiều lòng cô nhỏ cho rồi, bản thân để ý là được.

Một người bình thường khi tham gia cuộc thi, cứ cho là trung bình khả năng của một người ở mức thông minh; thì ghi nhớ câu hỏi, mất một giây; nghĩ câu trả lời, thêm một giây; bấm chuông trả lời, 0.5 giây. Tổng thời gian: 2.5 giây.

Đôi bạn trẻ một người thâm thù đại hận, một người bất động thanh sắc; vừa nghe MC đọc câu hỏi, ngay lập tức bấm chuông trả lời, tổng thời gian của mỗi người: một giây.

MC vừa ra đề: Câu ca dao về nạn giặc cướp - "Thương em anh cũng muốn vô/Sợ truông nhà Hồ, sợ phá............". Đã nghe thấy Lý Đại Bảo bấm chuông cái tingi: Tam Giang.

MC hô chính xác, đọc câu thứ hai: “Nước cứng là nước chứa nhiều ion Mg2+ và ?”, tiếng ting Trần Minh Hoàng bấm nhẹ nhàng, vô cùng chuẩn xác đáp Ca2+.

Lại tiếp tục, "Nắng rực trời tơ và biển ngọc" là hình ảnh mà nhà thơ Tố Hữu đã viết khi ở đất nước nào ? - Lý Đại Bảo không do dự Cu Ba.

Câu tiếp theo: : Quá trình chuyển từ hidrocacbon mạch hở thành mạch vòng gọi là gì? - Trần Minh Hoàng đọc đáp án: Reforming.

Cứ thế hết câu này đến câu kia, kết thúc câu hỏi là câu trả lời, như thể đây là một cuộc dạo chơi kiến kiến thức, như một cộng một bằng hai; không cần suy nghĩ cứ theo phản xạ trả lời, trông có bao nhiêu dễ dàng, chính là bấy nhiêu dễ dàng. Đôi bạn trẻ bắt buộc đội đối thủ phải chứng kiến cái gọi là: bách chiến bách thắng, bất khả chiến bại. Lấy khí thế bức người, Lý Đại Bảo và Trần Minh Hoàng, không nhân nhượng đánh vỡ đối thủ. Đội bạn nhận ra những màn đấu trước đôi bạn trẻ kia chỉ là diễn một màn “ngọa hổ tàng long”, không khỏi thảng thốt sợ hãi dè chừng. Nhưng có còn kịp đâu, đã quá muộn rồi.

Hốt hoảng bấm chuông một cái, lại nhìn vào Trần Minh Hoàng ánh mắt có vài phần khinh người, quay sang một Lý Đại Bảo như hổ săn mồi; quên cả đáp án. Cuối cùng bị mất cơ hội trả lời câu hỏi, cũng đánh mất tự tin, không bình tĩnh được mà trả lời các câu hỏi tiếp theo.

Lần đầu tiên trong lịch sử chương trình, phải chứng kiến một phần thi “khốc liệt” như thế. Cả khán phòng lặng đi, nên có tiếng thở cũng như ngừng lại trong phút giây này. Cái trước mặt họ gọi là gì đây, là tài hoa ngàn năm hội tụ? Song kiếm hợp bích? Châu liền bích lạc (Sự kết hợp vô cùng ăn khớp)? Hoài nghi những màn đấu trước có phải đôi bạn trẻ cố tình nhường đối thủ đôi phần, nể mặt mũi cho người ta cái cảm giác “kỳ phùng địch thủ”, biết cái gọi là “ngang sức ngang tài”?

Luận một chút trí nhớ, ai cũng biết Trần Minh Hoàng nổi danh thiên tài không gì không biết. Có cuộc thi nào cậu ta không chiến thắng áp đảo đâu. Cuộc thi đồng đội lần này có thể tạo nên một cục diện điểm số suýt soát, khán giả đều cho rằng đồng đội của cậu cả là một cục tạ, Lý Đại Bảo trông thì “tiểu kiều linh lung”, nhưng thực chất không quá thông minh, nên mới cho ra kết quả thế này.

Vậy… cái mà bây giờ họ phải chứng kiến… là cái gì? Cô gái có dáng người mảnh mai, trông một bộ xinh xắn lanh lợi, đôi mắt mạnh mẽ quyết liệt, đứng bên cạnh Trần Minh Hoàng này là ai?

Lý Đại Bảo không phải không có tiếng tăm, mà tiếng tăm so với Trần Minh Hoàng không bằng. Dân thi tuyển văn và thi năng khiếu có ai dám nói không biết cái tên Lý Đại Bảo? Họ đều biết, biết một Lý Đại Bảo trong lĩnh vực nghệ thuật tài năng trước tuổi, biết một viên ngọc trân bảo luôn đạt giải nhất trong các cuộc thi về vẽ; biết cả một cô bé được đánh giá rất cao khi mới mười hai tuổi, đã xuất sắc tạo sóng nước sinh động như thật trên tranh trúc chỉ.

Trong lĩnh vực văn học, Lý Đại Bảo nổi danh nghệ nhân ngôn từ. Với lối dẫn dắt độc đáo, thủ pháp miêu tả như dệt tơ quay sợi; từng làm chấn động giới học sinh một thời, nói không biết chính là nói nói dối. Thành công nhất chính là bài thi học sinh giỏi văn lớp chín, đề bài cảm nhận nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua tác phẩm Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du. Tất cả học sinh đều tập trung nói về Thúy Kiều, chỉ một mình Lý Đại Bảo miêu tả tất cả những người phụ nữ trong tác phẩm. Thúy Vân, Hoạn Thư, Thúy Kiều,... như sống dậy trong từng ngòi bút của cô nhỏ. Lý Đại Bảo nhấn mạnh mỗi người phụ nữ trong tác phẩm ai cũng có nỗi khổ riêng, do thời đại áp đặt khiến họ không có tiếng nói riêng. Sau đó là hy vọng, là ước nguyện, là sự mong chờ vào một sự đổi thay về mai sau. Bài thi sử dụng tục ngữ thành ngữ vô cùng chuẩn xác, học một chút miêu tả ước lệ; dệt nên một bức tranh bằng văn, gây chấn động toàn khóa học sinh thời bấy giờ. Góc nhìn mới mẻ như thế, có thể không đoạt giải ư? Không những đoạt giải, còn trở thành huyền thoại.

Nhưng chính bản thân Lý Đại Bảo năm lần bảy lượt muốn che dấu bản thân mình, đều không muốn ai biết mình là loại người xuất sắc. Ban đầu bỏ thi chuyên T, sau đó bỏ thi văn học sinh giỏi lớp 10.

Lý Đại Bảo rõ ràng mình không thể so với Trần Minh Hoàng, càng rõ hơn mình sinh ra đã không phải thiên tài. Có thể đạt được thành tựu, ngoài thông minh sẵn có, còn phụ thuộc một thứ, đó là nỗ lực không ngừng. Lý Đại Bảo nhớ lại những ngày tháng năm xưa, đã từng có những ngày tháng như Trần Minh Hoàng bây giờ: không có đối thủ, một mình một ngựa, thu hết chú ý vào mình.

Kết quả là gì, là sinh ra một nỗi đau không thể xóa bỏ, một nỗi sợ mơ hồ, một khởi nguyên mang tên Gia Bảo.

Là từ đối thủ cô nhỏ ngày hôm nay.

...

Trận chung kết đấu đội chiến thắng chóng vánh đến không thể ngờ. Tận lúc MC hô lên lần đầu tiên trong lịch sử đấu đội có chiến thắng tuyệt đối như thế này. Tiếng reo hò từ học sinh phụ huynh trường THPT P mới bùng nổ. Lần đầu tiên đó mọi người ơi, dù chỉ là giao hữu thì cũng là lần đầu tiên đó. Cô hiệu trưởng trường chuyên T vỗ tay chúc mừng chồng, nói một tiếng quá là đáng sợ. Chồng cô lại làm một bộ giả vờ giả vịt, nói lại một chút “hậu sinh khả úy”.

Cậu cả cô nhỏ kiêu ngạo lên nhận bằng khen, ôm thêm chiếc cúp cười rạng rỡ. Thu hút hết ánh hào quang xung quanh, chúng tinh phủng nguyệt, như cái rốn vũ trụ.

Vây trong lời chúc mừng của thầy cô chúng bạn, cô nhỏ mắt vẫn không rời khỏi bạn học Gia Bảo đáng thương, lúc này cũng đang hằm hằm nhìn cô nhỏ, như muốn ăn sống nuốt tươi cô ngay lúc này.

Gia Bảo có thể không hiểu ư? Đây là trả thù, là lấy chuyện cá nhân trước đây, hôm nay công khai vũ nhục cậu ta. Tất cả mọi người có thể không biết chuyện năm ấy, nhưng cũng không ít người còn nhớ chuyện năm ấy xảy ra.

Lý Đại Bảo phục được thù, có thể giả vờ cao thượng bỏ đi như ta không quen ngươi ngươi không quen ta? Nằm mơ, đã làm lớn như vậy, đã bỏ qua che dấu tài hoa của chính mình, không tiếc công sức cho đối phương cảm thấy cái gì là hố sâu tuyệt vọng, một lần nữa nếm trải cảm giác thất bại ấy,... không phải để một lần nữa nhắc cậu ta chuyện quá khứ sao?

Quân tử mười năm báo thù chưa muộn, Lý Đại Bảo có nằm mơ cũng không ngờ Gia Bảo tự chui đầu vào rọ, tự nộp mạng cho cô vũ nhục.

Lý Đại Bảo nở nụ cười tươi tắn, từ từ tách khỏi đám đông; đến trước mặt cậu “bạn” cũ đang đứng lẻ loi, nhìn ngắm một màn ai ai cũng chúc mừng đồng đội cậu ấy, mà cậu ta cứ vậy thân cô thế cô, nhỏ bé cô độc đến đáng thương.

Đầu tiên phải chào hỏi một tiếng, sau bao năm không gặp, mới phải phép ha:

- Yo! Gia Bảo không thay đổi gì nhỉ?

Vẫn đáng thương như ngày nào.

Vẫn cái bộ dạng, vẫn cái ánh mắt ấy nhìn cô nhỏ, không bao giờ thay đổi.

Cô nhỏ không đợi Gia Bảo, cười hì hì sờ sờ cái cúp trên tay, giọng hờ hững:

- Năm lớp chín tôi nói với giáo viên chủ nhiệm của mình sẽ thi vào trường T chuyên Anh. Không ngờ tới lúc thi ốm nặng một trận, lỡ giở cơ hội. Vậy mà cậu lại vừa đủ điểm vào, tôi trước đó còn nghe cô chủ nhiệm cũ của chúng ta nói cái gì mà cậu định thi chuyên Lý? Tôi vừa báo cho cô của tôi, hôm sau đã nghe cậu đổi hướng rồi. Hồi ấy không kịp chúc mừng cậu, nay chúng ta vừa hay lại gặp nhau ở đây, tôi chúc mừng bù nhé. Tôi còn nhớ cậu luôn muốn thi cá nhân đường lên đỉnh O, gặp cậu tôi bất ngờ lắm. Nhưng may quá, cậu vẫn y như xưa, làm tôi vui lắm.

Lý Đại Bảo cười tít cả mắt, câu nào câu ấy nghe như hai đứa là đôi bạn thân. Chỉ có Gia Bảo không thu nổi cái giọng giả tạo này, chặn họng Lý Đại Bảo:

- Mày muốn gì?

Lý Đại Bảo lại một bộ dạng ngạc nhiên, hỏi lại:

- Gia Bảo sao thế? Tụi mình có lạ gì nhau đâu.

Rồi cô nhỏ lại cười, ghé sát bên tai Gia Bảo tâm sự thêm đôi điều. Tay không quên cầm chiếc cúp thủy tinh giải nhất gõ nhẹ lên chiếc cúp giải nhì của cậu “bạn”, như thể bản thân đang trong cuộc họp ký kết hiệp định, cụng ly sâm panh với kẻ bại trận:

- Kể cả trước đây hay bây giờ, cậu đều đứng phía sau tôi.


- Năm ấy cha tôi không đến họp phụ huynh, cậu bảo tôi mồ côi, vì cha mẹ không đến thì chắc chắn là do không có cha mẹ. Thế…

Cô nhỏ lùi ra xa, nhìn bao quát xung quanh, rồi lại cười, nụ cười châm chọc:

- Tôi lúc nãy thi đấu còn thấy cha mẹ cậu ngồi đây mà? Mẹ cậu thương cậu thật đấy, ngày xưa còn chủ nhiệm cậu với tôi. Ơ mà… Cha mẹ cậu về rồi à?

Lý Đại Bảo lại quay nhìn Gia Bảo, kiêu ngạo đặt chiếc cúp của mình vào tay cậu, ngắm nghía bàn tay nổi đầy gân xanh, ngạo mạn xấu xa:


- Cậu đừng tưởng tôi không biết Thi Hoa là bạn chung xóm của cậu.


- Tôi biết cả mà.


- Cậu cầm nó không hợp gì cả.

- Dù có bao lần.

- Tay tôi cầm nó vẫn đẹp hơn.

Lý Đại Bảo hì hì, trong lúc tay nhấc chiếc cúp ra, không biết Gia Bảo tay còn lại cầm chiếc cúp của mình giơ lên rất cao.


Bốp một cái.


Đập thật mạnh vào đầu Lý Đại Bảo.
Chương19 <<>> Chương 21
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Đông Du 110

Gà con
Tham gia
26/3/20
Bài viết
32
Gạo
0,0
Chương 21 - Tôi sẽ luôn đứng phía trước cậu.

Lý Đại bảo bị đau choáng váng, đầu váng mắt hoa ngã ra đất. Từ chỗ vết thương lan đến một cảm giác ấm ấm, chạm vào thảng thốt nhận ra tay ướt đẫm, chín phần mười là máu rồi, ăn nguyên cái cúp vào đầu thì chắc chắn là máu rồi.

Cô nhỏ tự cảm thấy bản thân mình có phải điên rồi không, lúc này đã choáng đến mắt hoa mày hoa, mà chỗ chấn thương không thấy đau, còn bình tĩnh gỡ tay ra kiểm tra xem có phải máu thật không? Nhận ra là máu thật này, ngây ngốc cười một cái, ra tay cũng quá ác đi.

Nói thật thì cũng không ngờ là bị ăn đập ngay tại đây, gọi một tiếng vỡ đầu cũng không sai lắm đâu. Nếu là trước đây cậu ta không phải nên châm chọc mình? Nên mượn người khác như Thi Hoa bắt nạt mình? Cuối cùng chính là núp sau lưng mẹ, để bà mẹ xấu xa đó thị uy với mình hay sao?

Sao hôm nay lại tự tay đánh mình luôn rồi?

Mắt mỗi lúc một nhòe đi, đầu óc càng lúc càng mơ hồ, kí ức cứ như một cuộn phim được lắp vào máy, từ từ phát lại những cảnh quay trước đây.

Lý Đại Bảo cố gắng ngước lên nhìn vẻ mặt của Gia Bảo, muốn biết cậu ta đang cảm thấy thế nào? Cậu ta sẽ tức giận, sẽ sợ hãi, hay tìm cách bỏ chạy?

Đáng tiếc lại không nhìn thấy gì cả, mắt đã nhòe tới thành một màn sương, muốn nhìn cũng đã không nhìn được rồi.

Ngay cả có một bàn tay đang giữ chặt vết thương mình, một vòng tay đang đỡ lấy mình vô cùng vững chãi, từ từ hạ xuống cho mình nằm trên đất, tay vẫn lót phần đầu và vai làm động tác sơ cứu cơ bản,... cũng không cảm nhận được nữa rồi.

Trần Minh Hoàng ban nãy bị mọi người vây quanh, lúc cảm thấy có gì đó thiếu thiếu, quay sang đã thấy cô nhỏ không đứng cạnh mình nữa rồi. Cậu cả cố gắng tách đám đông, hỏi mẹ mình Lý Đại Bảo đâu, vừa hỏi vừa nhìn xung quanh, cuối cùng tìm thấy Lý Đại Bảo đang ghé tai nói với Gia Bảo cái gì đó.

Trần Minh Hoàng nhạy bén nhận ra không ổn, đưa ngay bằng khen cho cô Hiền cầm, nhanh chóng rẽ đám đông tới chỗ cô nhỏ.

Nhưng cậu cả lại chậm một bước.

Chỉ còn kịp đỡ lấy cơ thể mảnh mai nằm trên đất, nhìn từ bàn tay cô nhỏ nhuốm đầy máu, chỗ vết thương hở vô cùng lớn, không thể khép được miệng.

Cô nhỏ có thể không bất tỉnh ngay; nhưng trước một trạng thái mất tỉnh táo, không nghe thấy tiếng cậu cả, không cảm nhận được xung quanh, không nhìn rõ gì, không cầm máu được;... cũng không làm cậu cả cảm thấy khá hơn là bao.

Minh Hoàng dùng khăn mùi xoa giữ chặt miệng vết thương, bình tĩnh gọi tên cô nhỏ kiểm tra tinh thần cô nhỏ bây giờ như thế nào. Đáp lại cậu là sự lặng im, là đôi mắt từ từ khép lại.

Trần Minh Hoàng ngoài tận lực sơ cứu, nói mọi người tránh xa một chút chừa oxy cho cô nhỏ thở; chính là đợi xe cấp cứu đến giải quyết tình hình. Trong khoảng thời gian đó, có một khoảnh khắc cậu rời sự chú ý của mình khỏi cô nhỏ. Cậu cả ngước lên, nhìn Gia Bảo tay đang run rẩy, mồm lẩm bẩm:

- Tao …. không…. cố ý…… …. …. Ai bảo mày….. …… ….

Trần Minh Hoàng trong lòng chán ghét, thay mặt cô nhỏ, lạnh lùng để lại một câu:

- Cho dù không có Lý Đại Bảo, tôi cũng sẽ ngáng đường cậu thôi.

Trần Minh Hoàng nhớ lại một chút chuyện quá khứ. Năm lớp sáu thi học sinh giỏi môn toán, có một học sinh tên Bảo đứng đồng hạng nhất với mình. Năm ấy cậu cả đặc biệt chú ý, còn nhớ cả họ tên người đó là Lý Đại Bảo. Nhưng đến năm lớp bảy lại nghe học sinh tên Bảo rớt xuống hạng hai, tra tên không phải Lý Đại Bảo, mà là Gia Bảo.

Lúc ấy không nghĩ Lý Đại Bảo đó với cô nhỏ là cùng một người, mà bản thân cũng không quan tâm Lý Đại Bảo đó là ai?

Sau đó không còn ai đồng hạng với cậu cả nữa, cậu cả ngoài nhận giải cũng không còn để ý đến ai.

Nhưng bây giờ đã rõ ràng rồi, chuyện năm ấy dù cậu cả không tìm hiểu, cũng đều phơi bày ra đây.



Lý Đại Bảo mê mệt tròn một ngày một đêm, tỉnh dậy mơ màng quan sát xung quanh. Đầu tiên là thấy Trần Minh Hoàng nhìn mình chằm chằm, tiếp đó mới nhận ra mình đang được nằm riêng trong phòng hồi sức, không tự chủ đưa tay lên sờ sờ đầu, chạm vào một lớp vải y tế mềm mềm, nhớ ra tại sao mình bị như vậy, bất giác đầu đau.

Trần Minh Hoàng thấy Lý Đại Bảo đã tỉnh lại, lập tức báo cho bác sĩ, nghe một chút dặn dò, sau khi cám ơn bác sĩ lại quay lại nhìn cô nhỏ, không biết nên nói gi, hay muốn nghe gì.

Tình hình sức khỏe bây giờ cũng không hợp để nói cái gì, chi bằng không nói gì cả. Cậu cả báo cha mẹ mình và cha cô nhỏ vừa mới về nhà lấy đồ cho cô nhỏ, cậu cả ở lại đây coi cô nhỏ một chút, chút nữa cô Hiền quay lại mình sẽ đi về, cô nhỏ cứ nghỉ ngơi đi.

Lý Đại Bảo ngược lại cảm thấy rất muốn nói chuyện. Nhưng sau chấn thương vẫn còn cảm thấy mệt mỏi, không có năng lượng, cả người rã rời. Cuối cùng lại chìm sâu vào trong giấc ngủ, cậu cả đi rồi cũng không hay.

Tuy vết thương không quá nghiêm trọng, nhưng khả năng phục hồi của cô nhỏ có chút chậm chạp. Mất một tuần vẫn là ngủ li bì, tỉnh dậy cũng tránh tối đa ồn ào, lâu lâu mắt lại mờ đi, đầu lại đau, phiền não vô cùng.

Bác sĩ nói triệu chứng như vậy cũng là bình thường, từ từ sẽ hết, cứ thả lỏng bản thân, ăn ngủ điều độ. Người đánh không những dùng rất nhiều lực, mà hung khí cũng là một chiếc cúp đế nhôm nặng trịnh đấy. Nhanh như vậy đã tỉnh lại, là khả năng hồi phục rất cao rồi.

Cô nhỏ cảm thấy lúc mình ăn chiếc cúp vào đầu, vẫn tỉnh táo lắm mà?

Cô Hiền hôm ấy trông coi cô nhỏ, ayza một tiếng nói đó là cô nhỏ thấy thế. Chứ lúc cô nhỏ ngã xuống, so với bất tỉnh cũng không khác là bao.

- Con là mất ý thức luôn đó - Cô Hiền nhắc nhở.

Cô nhỏ cố gắng nhớ lại, được rồi, sau khi ăn cúp thì đúng là choáng đến sau đó bất tỉnh thật. Có thể cô nhỏ cảm thấy thời gian lúc đó rất dài, nhưng những người xung quanh thì không thấy thế.

Toàn bộ người trong chương trình đều thấy cô nhỏ bất tỉnh luôn, chứ không có phải mất ý thức thôi đâu

Sang tuần thứ hai nằm viện, cậu cả bắt đầu mỗi chiều đến phụ đạo cô nhỏ. Thời gian rảnh rỗi, liền đẩy xe cho cô nhỏ ra ngoài hóng gió.

Cậu cả cũng kể một chút tình hình sau khi cô nhỏ nhập viện:

- Mẹ của Gia Bảo chửi mắng tay đôi với mẹ tôi - cậu cả nhìn cô nhỏ nheo mày, tiếp tục - Vẫn mấy lời cũ thôi, như là nếu cậu không nói gì quá đáng với con bả thì con bả không đánh cậu.

Lý Đai Bảo nhếch mép cười, đúng là con cưng của mẹ, hỏi tiếp:

- Sau đó cô Hiền nói gì?

Cậu cả ngồi xuống ghế đá, cùng cô nhỏ ngắm nhìn khuôn viên bệnh viện. Khu vực phía sau là một công viên nho nhỏ, trồng rất nhiều cây cổ thụ tỏa bóng mát mẻ, lâu lâu còn nghe thấy tiếng chim hót, khiến tinh thần thoải mái hơn rất nhiều.

- Mẹ tôi đương nhiên chửi bà ta tối tăm một chút. Đòi kiện ra tòa, đòi gửi công văn về trường, đòi đăng báo đài. Hai đứa chưa đủ mười tám thì đương nhiên không kiện được. Nhưng kiện cha mẹ tội vu khống đổ trách nhiệm thì được đấy.

Cô nhỏ tưởng tượng cảnh cô Hiền sư tử hống, làm đối phương sợ hãi phải lủi đi, không tự chủ cười hì hì, điệu bộ vô cùng vui vẻ sảng khoái.

Rồi lại rơi vào lặng im.

Đợi một lúc lâu, cô nhỏ từ tốn kể, những chuyện trước đây, cuối cùng cũng có thể mở lòng:

- Nhà mình trước đây, rất nghèo.

- Nên để giảm bớt gánh nặng chi phí giáo dục, mình đều cố gắng học giỏi để được học bổng của trường, mình cũng không đi học thêm giáo viên nào, nên thành ra năm lớp sáu bị giáo viên chủ nhiệm đì.

- Cứ lên lớp là bị hạch sách thôi. Không kiếm được cớ này thì kiếm cớ khác bắt nạt mình. Điểm số cũng rất thấp, không bị trừ chữ xấu thì trừ dấu chấm dấu phẩy, trừ sai trình bày. Thà cô cứ nói thẳng đi học cô thì điểm cao đi, nhưng cô cứ kiếm cớ bày trò, môn văn cũng không giống môn toán, không có cãi được.

- Gia Bảo là con của bả. Mẹ nó bao giờ cũng bênh nó chằm chặp, nó có đánh nhau hay bắt nạt thì mẹ nó cũng ra mặt cho nó. Nay nó thấy mẹ nó công khai đì mình, nó cũng được thể bắt nạt.

- Mình nghe lời mẹ nên cứ kệ nó. Mất đồ thì mua lại, quần áo bị bạn bè làm bẩn thì giặt sạch, bị đẩy té ngã thì tự đứng lên, đừng đánh lại mất công người ta kiếm được cớ bắt phạt mình không hay.

- Mình cũng không có bạn bè trong lớp. Gia Bảo dù sao cũng học giỏi, gia đình khá giả, bố làm to lắm, đám đi học cô vì không bị đì giống mình, được Gia Bảo bao ăn bao uống, cũng không muốn dính vào rắc rối. Ai mà muốn bị bắt nạt chung chứ?

- Không có cha Lý Tiểu Bảo ngày ngày đến đón mình đi học về. Chắc mình cũng không về được nhà. Bắt nạt một đứa không có biết chống lại, thì vui hơn mà.

- Nhưng cho dù mình bị cô chủ nhiệm đì môn Văn, thì cũng không có lý do gì để cô dạy Toán phải làm thế với mình cả. Nên điểm toán mình cao nhất lớp, còn được chọn thi đội tuyển học sinh giỏi nữa cơ. Cô dạy toán cũng tốt với mình lắm, thời điểm đó cô còn mang mấy bài điểm văn thấp của mình đưa cho trưởng bộ môn Văn trong trường chấm lại. Điểm số cải thiện rất nhiều, không những vẫn đủ được học sinh giỏi, mà còn đứng nhất toàn khối.

- Nhưng cũng từ đó mà tình hình bắt nạt của mình càng tệ hơn. Mình lúc đó không biết tại sao Gia Bảo ghét mình như vậy. Dù mình đã cố gắng né tránh cậu ấy, cậu ấy lại xúi mấy đứa con gái đi bắt nạt mình, cậu ấy rất vui khi thấy mình bị bắt nạt.

- Có một lần mình bị nhốt trong nhà vệ sinh. Một bạn nữ đã nói nếu nó làm theo lời Gia Bảo, Gia Bảo sẽ mua món đồ nó thích cho nó. Cũng tại mình cướp đi vị trí đứng đầu của Gia Bảo, mà cũng tại mình nên mẹ Gia Bảo mới bị kiểm điểm trước hội đồng nhà trường. Bị thế này xem như là trả giá đi, là đáng đời ý.

- Lần đó Tiểu Bảo tìm ra mình, còn đi đánh bạn nữ ấy một trận nữa. (cười hì hì)

- Thực ra mẹ mình rất hiểu chuyện “gửi gắm” mình cho giáo viên chủ nhiệm là như thế nào. Nhưng cô lại nói luôn với mẹ mình là “giáo dục học sinh là là trách nhiệm của giáo viên, không cần có tí quà này của nhà mình, cô cũng dạy dỗ mình đàng hoàng”. Bà ta chê quà nhà mình ít, mình sau đó biết vì Gia Bảo đã đem chuyện này kể cho cả lớp, chê nhà mình nghèo.

- Gia Bảo từ bé đến lớn đều sống trong sự quan tâm của cả nhà, rất được cưng chiều, cậu ta cũng rất thông minh, luôn luôn đứng đầu. Nhưng mình đứng đầu thì có gì sai? Cậu ta cũng đứng thứ hai mà? Vậy mà cả mẹ cậu ta lẫn cậu ấy đều khó chịu với mình. Mình cũng rất nỗ lực mới được hạng nhất mà, cậu ấy không phải cũng nên như vậy để vượt qua mình sao?

Lý Đại Bảo kể đến đây trong lòng hoang mang đầy thắc mắc. Lặng đi một lúc lại kể tiếp, nước mắt từ từ chảy ra, không cách nào ngừng lại:

- Hè năm lớp sáu mẹ mình mất.

- Lúc đi học lại, không biết làm sao Gia Bảo lại biết chuyện này. Thi Hoa nói mình như thế nào, Gia Bảo nói mình y như thế. Có khác chút, là lời của Gia Bảo giống như lặp lại từ lời mẹ cậu ấy mà thôi.

- Mình lúc đó nghĩ, nhịn cậu ta cha mẹ mình cũng bị mắng chửi, vậy không nhịn cậu ta cũng có gì khác nhau.

Lý Đại Bảo mím môi, kìm lại giọng nói đã có chút nghẹn ngào, từ từ tiếp tục:

- Nên mình đánh Gia Bảo.

- Mẹ Gia Bảo thấy con bị đánh, “gia bảo” của bả mà có người dám đánh, có thể im lặng được sao? Hôm đó vừa hay là buổi chào cờ đầu tiên của năm học, bà ta lôi mình lên trước cột cờ, chửi bới thậm tệ. Mình… … … … … …

Lý Đại Bảo sau đó chuyển trường, không dám đạt điểm cao, càng không dám thi học sinh giỏi nữa. Lý Đại Bảo sợ bị tẩy chay, sợ bị bắt nạt, sợ lại gặp phải một Gia Bảo thứ hai. Mãi đến tận năm lớp chín, giáo viên chủ nhiệm phải thuyết phục mãi, Lý Đại Bảo mới thử sức thi học sinh giỏi môn Văn. tuy kết quả vô cùng chói lọi, Đại Bảo không lấy đó làm vui vẻ, trong lòng nơm nớp lo sợ, có giải mặt vẫn buồn so.

Nơi duy nhất Lý Đại Bảo không ngại thể hiện hết khả năng của mình, chính là mỹ thuật. Đúng, ở nơi đây, một môi trường lấy năng khiếu bẩm sinh ra so tài, cho dù có ganh ghét, ở độ tuổi của Lý Đại Bảo khi ấy, cũng không quá bị để ý.

Nhưng cho dù Lý Đại Bảo có tận lực trốn, thì Gia Bảo cũng tự đi tìm Lý Đại Bảo. Gia Bảo không chấp nhận thua, thua một đứa vừa nghèo, vừa yếu đuối, nhưng lại học giỏi hơn cậu ta. Xui xẻo cho cậu ta, khi Lý Đại Bảo rời đi, lại xuất hiện một kẻ còn giỏi hơn gấp nhiều lần, Trần Minh Hoàng.

Cậu ta không thể đấu lại, không có cách đấu lại, sự khác biệt quá lớn, cậu ta đấu suốt ba năm, kết quả như một. Mà mẹ cậu ta, lại không cách nào gây sức ép lên Trần Minh Hoàng như với Lý Đại Bảo. Trần Minh Hoàng lại càng không học chung trường với Gia Bảo, gia đình so ra cũng có thế lực, không phải muốn đụng là đụng.

Gia Bảo tâm hồn méo mó, không đấu lại Minh Hoàng, thì đấu với Đại Bảo.

Nghe tin cô nhỏ thi vào chuyên Anh, cậu ta bỏ Lý thi Anh.

Nghe tin cô nhỏ thi đội chương trình O, cậu ta quyết liệt đòi thi đội để gặp Đại Bảo. Cậu ta chỉ muốn một lần vượt qua Đại Bảo mà thôi. Nhưng không vượt qua được, thì chi bằng cô nhỏ biến mất đi. Gia Bảo đã nghĩ như thế vào những phút cuối cùng của hành động, cái giây phút mà cha cậu bỏ đi vì cảm thấy quá nhục nhã khi có một đứa con như cậu ta, và cả cái phút mẹ cậu chạy theo níu kéo cha cậu, cầu xin ông ta hãy ở lại với con một chút.

Chỉ cần không có Đại Bảo, cả đời cậu cũng không bao giờ bị cha rẻ rúng chê bai thua một đứa vừa nghèo vừa không có cha mẹ đàng hoàng như nó.

Chỉ vậy thôi.

Lý Đại Bảo không biết điều này, làm sao mà biết được hoàn cảnh gia đình hay nội tâm Gia Bảo. Lý Đại Bảo chính là không hiểu, sao cô nhỏ đã trốn chạy khỏi Gia Bảo rất nhiều lần, Gia Bảo lại cứ bám lấy cô, gây phiền phức cho cô. Kể cả khi cô và cậu ta không còn liên quan gì đến nhau nữa, cậu ta cũng phải tìm một Thi Hoa, ở bên cô, tái hiện lại những ngày tháng ấy, làm cô mệt mỏi.

Lý Đại Bảo cảm thấy căm ghét Gia Bảo đến tột cùng. Trong lòng nảy sinh xấu xa, làm ra một hành động độc ác, chỉ để trả thù. Cậu ta muốn so tài chứ gì, vậy cô nhỏ tận lực so tài. Cậu ta mắng chửi cô nhỏ không có cha mẹ, mồ côi;... cô nhỏ không ngại nhắc nhở cậu ta cũng thế thôi. Nhưng cuối cùng cũng không giải quyết được gì, còn làm phiền mọi người, khiến mọi người phải lo lắng cho mình.

Trần Minh Hoàng trầm tư suy nghĩ mọi chuyện, cuối cùng nắm lấy bàn tay cô nhỏ, mặt ngửa lên nhìn bầu trời trong xanh, bình thản:

- Tôi sẽ luôn đứng phía trước cậu. Vì cậu không bao giờ vượt qua được tôi.

Lý Đại Bảo ngạc nhiên, nhìn Trần Minh Hoàng mấp máy:

- Như vậy, sẽ không còn “Gia Bảo” nào đến quấy rầy cậu nữa.

Cô nhỏ nhịp tim ting một tiếng, cảm thấy như được bảo vệ, nghe vô cùng vững chãi, làm má cô nhỏ hây hây.

Nhưng mà:

- Kể cả cậu có đứng trước mình thì vẫn có Thi Hoa đấy thôi.

Trần Minh Hoàng trợn mắt, trong lòng chửi cô nhỏ bảy bảy bốn chín lần. Cuối cùng đứng dậy, đẩy xe về phòng, gì thì cô nhỏ cũng nên nghỉ ngơi thêm đi.

Phía xa xa, có một ông lão tóc bạc phơ, ngồi trong xe ô tô, mắt hướng về phía cô nhỏ đầu cuốn băng, hai má hồng hồng, vô cùng vui vẻ đang bị đẩy đi, từ từ khuất khỏi tầm nhìn. Người đàn ông ngồi bên cạnh ông lão dõi mắt theo, hỏi ông lão có muốn xuống xe không?

Ông lão im lặng suy nghĩ rất lâu, cuối cùng bảo người đàn ông bên cạnh đi đi thôi.

Người đàn ông không đồng tình lắm, khuyên nhủ một chút hay ông cứ ghé vào thăm con bé đi.

Ông cụ đôi mắt dao động, tận lúc không còn thấy bóng dáng cô nhỏ nữa, mới kéo cửa xe lên.

- Con gửi cho cháu nó một giỏ đào nhé - Ông cụ nhắn nhủ, bảo xe đi đi thôi.
Chương 20<<>>Chương 22:
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Đông Du 110

Gà con
Tham gia
26/3/20
Bài viết
32
Gạo
0,0
Chương 22 - Ông có còn nhớ mẹ cháu tên là Lý An Nhiên

Lý Đại Bảo sang tuần thứ ba bắt đầu được cho phép bạn bè vào thăm bệnh. Người đầu tiên dành xuất thăm cô nhỏ không ai khác chính là cậu của cô, tên Lý Tùng Quân.

Tùng trong cây tùng, Quân trong cây trúc. Cây trúc ngay thẳng, cây tùng ruột rắn chắc, gặp lạnh không điêu tàn, tiết khí vững vàng.

Cậu Lý Tùng Quân, là anh của mẹ Lý Đại Bảo, và là cậu bên ngoại của cô.

Là con đích trong gia tộc nhà họ Lý, kế thừa khối tài sản khổng lồ và truyền thống thương gia ngàn đời. Là một người máu mặt trên thương trường, không chỉ khiến nhà họ Lý vang danh trong ngành nghề truyền thống của gia đình, mà còn mở rộng hệ thống sang nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ như bất động sản, nhà hàng khách sạn, gần đây nhất là du lịch.

Nhưng để cậu Quân có thể phát triển mạnh mẽ như vậy, không thể không kể đến ông Lý năm xưa rất biết thức thời chuyển mình. Từ một gia tộc chuyên làm vải lụa tơ tằm cho vua chúa nhà Nguyễn, năm 1943 vào nam lập nghiệp, tiếp tục kinh doanh may mặc tơ tằm nổi tiếng được giới giàu có miền nam yêu thích. Đồng thời cũng là dòng họ đứng phía sau ủng hộ quân cách mạng kháng chiến chống Mỹ. Sau năm 1975, ông Lý đóng góp rất nhiều cho chính quyền; trả đất, khuyên góp kho vàng nhà nước,... giữ cho gia tộc không chỉ có chỗ đứng trong chính quyền mới, mà còn tiếng thơm muôn đời.

Chính từ đi lên từ ngành nghề may mặc, cậu Quân sau này không chỉ giữ nguyên truyền thống gia đình, mà còn phát triển thành chuỗi thời trang cao cấp nội địa. Trang phục dạ tiệc, áo dài, trang sức, giày dép, túi xách... không một người có của cải nào có thể từ chối sở hữu sản phẩm của tập đoàn nhà họ Lý.

Tập đoàn Tùng An.

Lấy từ tên lót của hai người con ông Lý, một là cậu Quân, một là mẹ cô nhỏ. Cậu Quân xuất sắc trong kinh doanh bao nhiêu, thì mẹ cô nhỏ dành hết thiên phú vào lĩnh vực thiết kế thời trang và sản xuất vải lụa tơ tằm. Những người con của ông Lý đều biết nâng đỡ nhau, cũng như thế hệ sau bao gồm Lý Đại Bảo thừa hưởng gen di truyền gia tộc, mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười.

Đúng, nếu xét theo gia cảnh nhà ngoại, mẹ Lý Đại Bảo mà lấy một người đàn ông chung tầng lớp, cô nhỏ khi sinh ra không ngậm thìa vàng cũng chính là ngậm kim cương. Đi ra một danh xưng tiểu thư, bước xuống một tiếng gọi cô kính cẩn. Cuộc sống chính là nhung lụa, không phải lo cơm áo gạo tiền.

Nhưng ở đời có gì mà hoàn mỹ, mẹ Lý Đại Bảo tròn hai mươi mốt tuổi, quyết liệt đòi lấy Lý Anh Tài, nếu không thì cả đời này ở vậy, không lên xe hoa.

Ông bà Lý đương nhiên không chịu, trừ việc cha cô nhỏ cùng quê cùng họ, thì gia cảnh nghèo túng, chỉ học hết cấp ba, đã thế còn làm phụ bếp trong một quán ăn quèn. So với nhà ông Lý không khác nào cát trong sa mạc, mắng một tiếng hoa nhài cắm bãi phân trâu còn là nhẹ, nào cho phép con mình gả đi.

Ông Lý dù thương đứa con này như miếng thịt trên người, cũng cương quyết không đồng ý. Ra tối hậu thư nếu muốn đi với chú Tài, thì không bao giờ được quay về nhà ông Lý nữa.

Mẹ cô nhỏ đi thật, bỏ lại tất cả giàu sang, phú quý, cả công việc trong nhà, cùng chú Tài bươn chải, làm lụng từ bàn tay trắng.

Mối quan hệ giữa ông Lý và mẹ cô nhỏ cũng rất buồn cười. Cả hai người đều muốn giảng hòa gặp nhau, nhưng không ai muốn xuống nước trước, cứ vậy căng thẳng nhiều năm. Ông Lý không ưng con rể, không gặp. Mẹ cô nhỏ đòi ông Lý công nhận con rể, không thì không nhìn.

Cậu Quân từ ngày mẹ cô nhỏ xin nghỉ làm, khối ngành kinh doanh may mặc giảm mạnh, rơi vào tiến thoái lưỡng nan, vừa muốn em gái quay lại làm việc, lại không thể cãi lời cha, dùng từ đau đầu không diễn tả hết nỗi thống khổ cậu phải trải, sinh ra bệnh tiền đình là lẽ đương nhiên.

Cho đến khi mẹ Lý Đại Bảo mang thai, ông bà Lý cuối cùng xuống một bước, tình hình chuyển thành: “Con không đề cập đến chồng con, và cha cũng không nói gì về anh ấy”.

Chỉ được nói về mẹ cô nhỏ và con của cô ấy mà thôi.

Quay lại hiện tại, cậu Quân bây giờ đang mải mê ngắm nhìn đứa cháu mắt sáng ngời ngời nhận giỏ đào đầy đặn. Ánh cười đến đôi mày ngài cong cong, còn nịnh nọt một chút cái gì cậu thương cháu cậu nhất. Nắng chiếu vào phòng, làm lớp bụi mỏng bay trong không khí, gợi lại bao nhiêu kí ức xưa cũ. Khi cậu còn là một thiếu niên, bên cạnh một thiếu nữ tóc dài trạc tuổi cô nhỏ, khuôn mặt như đúc từ một bộ khung, gọt vỏ đào ngâm nga một điệu nhạc. Hôm ấy nắng cũng chiếu qua tóc thiếu nữ ấy như thế, một mái tóc mềm mượt như lụa tơ tằm, đen nhánh thơm mùi bồ kết, được chăm sóc cẩn thận kỹ lưỡng, nụ cười thuần khiết trong vắt ban mai.

Thật sự rất giống nhau.

Kể cả cái tính ngang bướng quyết liệt.

Cậu Quân giúp cô nhỏ gọt vỏ đào, bắt đầu vào chủ đề:

- Đào này không phải cậu chọn đâu. Ông ngoại chọn đấy.

Cô nhỏ giây trước còn hớn hở cho miếng đào vào mồm nhai giòn giòn, giây sau với thùng rác nhổ sạch.

Được rồi, còn hơn cả mẹ nó nữa.

Ít ra mối quan hệ cha con của hai người đó cũng có thỏa thuận nhất định. Bố không nói chồng con, con cũng không nói về anh ấy. Con nhường bố nhịn, mỗi người lùi một bước, hai bên đều vui. Nhưng Lý Đại Bảo đừng hòng, quan hệ ông cháu chính là ông chịu ông đồng ý, cháu nói không là không. Lý Đại Bảo đối với vấn đề của cha chính là, hoặc ông ngoại chấp nhận cha, coi trọng cha; không thì nửa chữ cũng đừng hòng nói chuyện với ông ngoại.

Ban đầu cô nhỏ đối vấn đề này cũng không quá gay gắt, bởi vì khi ấy mẹ cô nhỏ còn sống, không thích thì cũng phải nghe lời mẹ. Cô nhỏ vừa súc miệng vừa nhớ lại ngày bị đón về nhà ông bà, bà Lý một bên khuyên nhủ, ông Lý một bên cấm đoán. Đỉnh điểm chính là ông Lý bắt được cô nhỏ trèo rào đi thăm cha, đánh cho một trận lên bờ xuống ruộng.

Ông Lý cương quyết không cho cô nhỏ gặp lại cha.

Cô nhỏ cương quyết muốn về ở với cha.

Hai người đêm hôm trước quyết định chiến tranh lạnh, sáng hôm sau trên bàn ăn chính là cô nhỏ không nhịn đề cập lại chuyện quay về nhà. Ông Lý đương nhiên nói không, cho rằng ở với ông bà cô nhỏ được chăm sóc tốt hơn. Cô nhỏ tuổi ngày ấy còn con nít, cảm thấy không đồng tình. Nếu ở với ông ngoại để được chơi tennis, đua ngựa, đánh golf, diện những trang phục đắt tiền, kẻ hầu người hạ;... cô cũng không cần. Ông Lý nghiêm khắc ở lại cô nhỏ sẽ có nền giáo dục toàn diện, chứ không phải chỉ gồm những cái đó. Cô nhỏ như tôm bật lại, kể cả ở với cha, cô cũng vẫn có giáo dục tốt. Cuối cùng một già một trẻ không ai nhường ai, trong bữa ăn bùng nổ.

Cô nhỏ vẫn nhớ nha, nguyên văn ông ngoại nói về cha là thế này: “Một thằng khố rách áo ôm không học hành còn làm bưng bê, không có tư cách làm chồng chứ đừng nói làm cha.”

Còn nữa là: “Có thể dạy dỗ ra được thứ gì đàng hoàng, không làm hỏng luôn là tốt rồi”.

Thế là, cô nhỏ: TỪ MẶT.

Ông Lý cũng không xuống nước, hoặc cô nhỏ chọn cha hoặc chọn ông bà. Ông có phần tự tin một đứa thông minh thì nên biết lấy gì làm trọng, còn không sẽ giống mẹ nó, biết cách thỏa hiệp, dựa vào phần tình cảm máu mủ mà nghe lời ông. Nhưng nếu con gái ông còn mong muốn hòa giải vì vẫn coi ông là một người cha, nuôi cô thương cô từ tấm bé đến khi trưởng thành. Cháu gái ông ngược lại, lớn lên coi ông như nhân vật phản diện, nó thà chọn một người cha không ra thể thống gì còn hơn chọn ông ngoại giàu sang phú quý.

Kể cả khi còn mẹ, được hưởng ké rất nhiều đặc quyền mà những cô chiêu cậu ấm đều có, nhưng cô nhỏ lại học cách cự quyệt tất cả vinh hoa phú quý. Nếu ông ngoại muốn bồi dưỡng đứa cháu này vì thấy cháu thiệt thòi hơn nhiều đứa khác trong nhà, cô nhỏ lại đòi được đối xử bình đẳng với tất cả anh chị cùng lứa. Thậm chí đối với những điều ông cho là nên, cô nhỏ lại cho là không nên. Cô nhỏ thích trốn trong xó bếp mà ông cho là bẩn thỉu, vui vẻ hưởng thụ cuộc sống ông thấy là thấp kém.

Đúng thế, cô nhỏ trước đây tham gia học tennis, học đánh golf, học cưỡi ngựa, học tiếng pháp, thông thạo cầm kỳ thi hoạ, nghệ thuật giao tiếp;... vì cô lớn muốn cô nhỏ học cùng, chứ không phải vì cô nhỏ thích. Có lẽ thứ cô nhỏ thích nhất trong quãng ngày tháng hưởng đặc quyền chính là được học mỹ thuật, chỉ nó thôi. Dù sau này không còn được hưởng đặc quyền nữa, cô nhỏ vẫn mỗi ngày duy trì thói quen cũ,

Năm lớp chín, bà ngoại mất. Nếu không phải hết cha rồi cậu Quân thuyết phục, cô nhỏ cũng không đến thăm bà vào những tháng cuối đời. Ông đến cả cho cha bước chân vào bệnh viện còn không đồng ý, không cho cha thắp hương cho bà;... độc đoán như thế, cô nhỏ có chết cũng không muốn nhận người ông này.

Dù bà Lý rất thương cô nhỏ, sau khi ông Lý và cô nhỏ không nhìn mặt nhau. Bà vẫn lén lút đến thăm con rể và cháu ngoại, nhưng dù sao cũng là người phụ nữ truyền thống, bà không thể cãi lời chồng, tới lúc ra đi vẫn mang nỗi lo lắng về bất hòa to lớn trong gia đình.

Lý Đại Bảo hồi tưởng xong thống nhất, trả lại giỏ đào không ăn nữa. Hết ngon rồi, không còn tí nào ngon miệng, cám ơn cậu.

Cô nhỏ thấy mình rất hỗn hào, nhưng biết sao được, hoặc là ông ngoại công nhận cha cô nhỏ, hoặc là không bao giờ.

- Nhưng dù sao - Cậu Quân nhét vào tay cô nhỏ một miếng đào xinh xinh - Ông ấy cũng là ông của cháu. Mẹ cháu khi còn sống chính là mong ông chấp nhận cháu và cha. Cứ căng thẳng như vậy cũng không phải cách.

Cô nhỏ đặt lại miếng đào vào tay cậu Quân, cứng rắn:

- Nhưng nếu ông cứ cho là mọi lỗi lầm đều do cha cháu, thì không có gì nói được đâu.

Cậu Quân lại nhường lại miếng đào, cười cười:

- Cha nào không thương con ông nào không thương cháu. Mẹ cháu biết điều này nên bao năm có thể hòa hoãn được liền hòa hoãn, ông cũng là thương cháu nên mới như vậy. Đồng ý ông với chú Tài như vậy là không được, nhưng cháu cũng phải đồng ý là chú Tài cướp mất con gái cưng của ông cháu đi, và cướp cả cháu gái ông ấy nữa.

- Mẹ cháu là tự nguyện đi theo cha cháu - Cô nhỏ chỉnh lưng.

- Ông cháu không nghĩ thế - cậu Quân nhắc nhở - người cha nào cũng như thế cả. Mẹ cháu chính là biết rõ điều này, nên mới muốn hàn gắn mối quan hệ phức tạp. Mẹ cháu mong muốn cha con hòa thuận, muốn cháu có đầy đủ tình yêu thương từ hai bên ông bà. Đương nhiên cần một người tiến một người lùi, hoặc cả hai ở nguyên một chỗ. Nếu mẹ cháu biết mối quan hệ bà ấy vun đắp bao năm hóa hỏng bỏng không, bà ấy có vui lòng không đây?

Lý Đại Bảo có chút bị thuyết phục, trầm ngâm nhìn miếng đào trong lòng bàn tay, nhớ lại lúc nhỏ khi sang nhà ngoại, mẹ hôn tạm biệt cha một cái, cha gửi lời sức khỏe cho ông bà dù biết ông Lý không nhận. Và mẹ vẫn gửi đến ông bà Lý, dù ông coi như không nghe thấy. Ấm áp bế bổng cô nhỏ lên, cho cô nhỏ một món đồ chơi xinh xinh, dẫn cô nhỏ cùng cô lớn đi bảo tàng giảng một chút câu chuyện lịch sử. Sau đó để cô nhỏ chơi với câu lớn, còn ông nói chuyện với mẹ. Tuyệt đối trong câu chuyện của họ, chỉ xoay quanh mẹ, công việc hiện tại, công ty, rồi cô nhỏ;... chưa một lần đề cập đến cha trong các cuộc nói chuyện ấy.

À có chứ. Một vài lần cô nhỏ nghe lén ông Lý khuyên mẹ bỏ công việc quản lý nhà hàng cho cha đi, tập trung vào mỗi việc của tập đoàn thôi. Nhưng mẹ từ chối thì phải, đó là lần đầu tiên sau mười mấy năm họ lại cãi nhau về cùng một người, gay gắt đến độ mẹ cũng rời đi ngay sau cuộc cãi vã mà không nói một lời.

Cô nhỏ không thể phủ định việc yêu con thương cháu của ông Lý, nhưng cô nhỏ cũng không đồng ý với cách thức cực đoan của ông. Phủ nhận sự tồn tại của cha đối với cô nhỏ không khác mấy với phủ nhận chính cô. Và cái cách họ giữ hòa khí với nhau cũng không thay đổi được tình hình, mà còn làm mọi chuyện khó thay đổi hơn.

Nhưng cô nhỏ cũng không có cách để ông Lý chấp nhận cha, nếu cô có thể làm được cô đã làm từ rất lâu rồi. Cái lần cuối cô gặp ông, trong đám tang của bà Lý. Ông ngồi đấy, già nua, cô đơn, dù ông có đầy đủ con cháu bên cạnh lúc này. Nhưng hai người phụ nữ ông thương nhất cuộc đời, lần lượt rời khỏi ông. Họ để lại một mớ hỗn độn, một đứa con cứng đầu cứng cổ yêu một chàng trai nghèo, một đứa cháu ương ngạnh không biết lùi chỉ biết tiến, thắp hương xong liền đi về, không muốn ở lại thêm giây phút nào.

Nhưng để như vậy mãi cũng không được. Chú Tài luôn cảm thấy có lỗi với cô nhỏ và vợ. Hôm nay nói một tiếng có thể hiểu ông Lý, hôm sau một câu dù sao ông Lý cũng yêu thương cô nhỏ. Chú Tài cũng như mẹ cô nhỏ, không, đúng hơn năm xưa chú thuyết phục vợ như thế nào, nay thuyết phục con mình như vậy. Cứ coi như chú không tồn tại cũng được, nhưng chú mong vợ mình, con mình, không vì một người như chú mà đánh mất những người yêu thương mình.

Cậu Quân bên ông Lý, cũng học chú Tài nhắc ông Lý đạo lý cha con tình thâm. Em ấy đã chọn như thế, cả đời này cũng là như thế, vậy chẳng lẽ ông Lý liền suốt đời không nhìn con nhìn cháu? Ông Lý già rồi, ai già rồi không mong con cái quây quần. Nhưng ông cố chấp, ông ghét thằng con rể. Thôi thì ông nhượng bộ, chỉ cần nó đừng xuất hiện trước mặt ông, ông sẽ mắt nhắm mắt mở. Ông thà coi con gái mình là mẹ đơn thân hay góa bụa, còn hơn ông gọi cái thứ ấy là con rể.

Lý Tùng Quân tuy thích cậu em rể cần cù tốt bụng, nhưng trước cha cũng đành chịu, được thế nào hay thế ấy.

Cô nhỏ cầm miếng đào cho vào mồm nhai rôm rốp. Thực tế đánh ba chữ miêu tả tình hình: RẤT KHÔNG ĐƯỢC.

Dù sao ông Lý sau bao nhiêu năm chưa biết nhượng bộ ai, nay cháu nằm viện lại xuống nước đôi chút, lòng cô nhỏ không khỏi suy nghĩ, bắt đầu chuyển từ không nhìn mặt ông thành nghiêm túc nói chuyện với ông về vấn đề này.

Cô nhỏ mày nhăn mắt cau, cuối cùng lau sạch tay, nhìn cậu Quân:

- Cho cháu mượn điện thoại được không? Từ lúc cháu nằm viện đến nay không ai cho cháu dùng hết cả.

Cậu Quân không biết cháu định làm gì, nhưng vẫn đưa di động cho cháu gái. Cô nhỏ bấm một dãy số dài dài, trên màn hình hiện lên: Em rể, nhanh nhạy bấm gọi, chờ một hồi nhạc chờ, tận khi nghe giọng cha mình: Alo, anh?, liền mè nheo:

- Cha ơi, mai cha rảnh không?

Đầu dây bên kia A hả một tiếng, hỏi: con gái, con cần gì à?

- Rất cần nha - Cô nhỏ nhõng nhẽo - Con muốn ăn thịt kho trứng cút, canh rau củ hầm xương cha làm. Trưa mai cha làm cho con nghen.

- Được được - Chú Tài ha ha cười, đầu dây bên chú cực kì ồn ào, chắc vẫn đang vừa làm việc vừa nghe điện thoại.

- Phần ăn cho hai người nha - Cô nhỏ cong cong miệng.

- Hả tại sao? - Chú Tài khó hiểu.

- Con gái cha đi khoe tay nghề đầu bếp của cha, cha không được từ chối đâu, chuyện hệ trọng.

Chú Tài bên đấy lại cười, hoàn toàn không đoán được cô nhỏ định làm trò gì, hứa mai sẽ nhờ cô Hiền mang tới cho Đại Bảo, dặn dò nghỉ ngơi đi đừng nói chuyện nhiều quá.

Cô nhỏ dạ dạ vâng vâng, nghĩ thực ra nãy giờ nói cũng rất nhiều.

Cúp máy xong, cô nhỏ lại nhìn cậu Quân cười cười, nụ cười so với nắng ngoài kia còn chói chang hơn.

- Mai cậu giúp cháu nha ~

_oOo_​

Ngày hôm sau, cô nhỏ tiếp một vị khách trọng đại nhất đời cô ấy.

Ông Lý ngồi đối diện, tóc đã bạc, mặt nhiều thêm nếp nhăn và đồi mồi. Thời gian tước đi nhiều thứ của con người, kể cả tính cách cứng nhắc của ông. Nhưng cháu ông lại không thế, nó còn trẻ, tuổi đời sôi nổi hoạt bát, và nó giống ông, giống con gái ông, có khi còn hơn,.. đôi mắt nó rực rỡ, rất quyết liệt.

Hai ông cháu cứ im lặng như thế, im lặng được mười phút rồi. Họ đều đợi, đợi người kia lên tiếng trước. Thực ra họ đợi ai đó giảng hòa trước, bằng cách bắt chuyện, mở miệng, cất lời, sao cũng được, có âm thanh là được. Nhưng kể cả tiếng ho, cũng không phát ra.

Cô nhỏ cảm thấy nên nói gì đó, nhưng tuổi trẻ hoocmon tăng cao, nghịch lý tuổi teen, không hiểu sao lại đi chống lại chính bản thân mình, im lặng.

Ông Lý, tuổi già cứng đầu, càng già càng khó chiều, cũng im lặng.

Một cô gái dậy thì được gần sáu tháng và một ông già đang có nguy cơ trẻ hóa, ngồi suy nghĩ nên lên tiếng trước hay không? Cuối cùng, không một ai buồn lên tiếng.

Cô Hiền đứng ngoài nhìn vào, tay cầm cặp lồng lo lắng. Cậu cả đứng bên cạnh nhìn mẹ mình bằng ánh mắt khó hiểu tột cùng.

- Thôi nào, cách duy nhất để phá vỡ không khí căng thẳng đó là mẹ tiến vào trong và làm gì đó, vì chắc chắn là hai cái con người đó sẽ không mở miệng với nhau đâu - Cậu cả chân thành đưa lời khuyên, hoàn toàn không hiểu người lớn đang nghĩ cái gì.

Cô Hiền bảo đương nhiên cậu cả không hiểu, nếu trên đời ông cụ kia ghét ai nhất, chắc chắn ghét mẹ cậu hơn cả chú Tài.

- Mẹ làm gì ông ấy vậy - Cậu cả nhíu mày.

Cô Hiền thú nhận:

- Mẹ khuyên mẹ cô nhỏ bỏ nhà theo chú Tài!



Cậu cả mắt nhìn lên trần nhà, nếu cậu theo đạo chúa, cậu sẽ kêu tên ông ta.

CẬU THỀ.

Trước khi đến đây, cô Hiền kể một chút chuyện gia đình cô nhỏ cho cậu cả nghe. Lúc đó cậu còn thắc mắc kéo mình theo chi? Bây giờ biết rồi nhé, là nếu không có can đảm chết, thì mang mệnh cậu ra thế thay.

Bà mẹ tốt ~

- Được rồi đưa con - Cậu cả nhấc chiếc cặp lồng đi vào trong - để con.

Cậu cả đẩy cửa vào, cố tình phá vỡ sự im lặng căng thẳng trong căn phòng. Chào ông Lý một tiếng, hỏi cô nhỏ một tiếng khỏe hơn chưa, rồi kéo chiếc bàn gắn liền với giường bệnh ra, gỡ cặp lồng bày biện đồ ăn bên trong. Mùi thịt kho, mùi cơm gạo trắng, và mùi canh rau củ bay lên thơm phưng phức, phía dưới cùng là một đĩa đào gọt vỏ cắt hạt lựu ngon mắt, vô cùng kích thích vị giác người trong phòng.

- Ăn xong gọi tôi nhé - Cậu cả để lại một câu, chuồn nhanh khỏi phòng.

Cô nhỏ ngửi mùi đồ ăn, mắt cười miệng cười, gắp vào bát cụ Lý một miếng thịt mềm rụm, không nói gì.

Ông Lý cũng im lặng, cầm đũa và cơm. Ăn rất là ngon.

Vừa ăn, hai con người vừa nhớ lại chuyện trước đây. Khi mẹ cô nhỏ còn sống, đối với chuyện bếp núc vô cùng dở tệ. Nhưng khi sinh cô nhỏ, lại biết nấu vài ba món đơn giản, ngon nhất là thịt kho trứng cút. Mẹ cô nhỏ làm vô cùng vừa miệng, thịt trứng mềm mại hòa tan, quyện vào cơm béo ngậy thơm nồng.

Không kìm được, ông Lý bật cười, bắt chuyện trước:

- Mẹ cháu từ ngày có cháu mới biết nấu ăn ngon.

Cô nhỏ cũng tủm tỉm cười, gắp thêm một miếng thịt đặt vào bát ông Lý, tiếp chuyện:

- Cha cháu dạy mẹ cháu rất vất vả.

Thấy ông Lý hơi khựng lại một chút, cô nhỏ không nói gì gắp một miếng trứng cút cho vào miệng, và thêm ít cơm nhai ngon lành:

- Dù trong mắt ông cha cháu rất tồi, nhưng trong lòng mẹ cháu và cháu thì không.

Ông Lý gắp cho cô nhỏ miếng thịt cắt rất xinh, trầm trầm:

- Không cưới bố cháu, mẹ cháu đã không sống trong khổ sở.

Cô nhỏ đưa chén nhận thịt, không đồng tình:

- Không có cha cháu thì sẽ không có cháu. Cháu là kết tinh của họ.

Ông Lý thở dài:

- Nên cháu bắt buộc ông phải công nhận cha cháu thì ông mới có cơ hội ăn một bữa cơm với cháu vào lần sau?

Cô nhỏ lắc đầu:

- Hôm nay ông công nhận món này ngon là ông công nhận cha cháu rồi.

Hai người cùng cười, không nói thêm gì nữa, cắm cúi ăn nốt phần cơm. Một lúc sau cả canh cả thịt đều sạch sẽ, ông Lý đồng ý tay nghề chú Tài cũng có chút tiến bộ.

Và họ lại rơi vào im lặng.

Cô nhỏ suy nghĩ cách tiếp tục khơi chuyện, lấy chiếc ghim cắm một miếng đào vuông vuông, ngắm nghía lâu la lâu lắc, cuối cùng cất lời:

- Ông còn nhớ mẹ cháu tên là Lý An nhiên.

Ông Lý nhìn ra cửa sổ, ánh nhìn xa xăm. Làm sao có thể không nhớ, An Nhiên, con gái ông, đôi mắt to tròn, nụ cười trong vắt, xinh đẹp như một đóa hoa trà, tinh nghịch như một tiểu yêu tinh. Làm tâm hồn ông vui vẻ, dỗ dành ông lúc ông mệt mỏi.

An Nhiên, ngỡ mong con mình một đời bình an, ung dung tự tai, vô nghĩ vô lo.

Nhưng nào ở đời có được nguyện ý, con gái ông, ra đi khi tuổi còn xuân.

Cô nhỏ nhìn theo hướng của ông Lý, tiếp tục:

- Vậy mà cả cuộc đời mẹ cháu không được một ngày vô nghĩ vô lo.

Ông Lý khó chịu, mẹ cháu không chọn cha cháu, thì nào phải chịu cái cảnh ấy. Ông nghĩ đến ngày con gái ông bỏ mọi ước mơ, bỏ gia đình, bỏ tập đoàn,... bỏ lại mọi thứ sau lưng để đi theo chú Tài, giúp chú phụ cơm bán quán.

Đến ngày mang thai ăn uống không đầy đủ, người không có sức khỏe gầy đi một vòng. Từ một thiên kim tiểu thư chưa từng cầm gì ngoài bút, nay lại phải tự mình chăm con, quán xuyến gia đình, phải gánh cả việc của chồng, cậu Quân đến nhờ vả cũng không nỡ từ chối. Khổ sở một đời, đến lúc ra đi cũng không ai hay.

Ông có thể không hận chú Tài ư? Ông không hận. Nhưng ông căm ghét chú ấy. Nếu chú Tài không xuất hiện, con gái ông, đã cưới một người môn đăng hộ đối, cả một đời thư thả, không phải mày tắt mặt tối, gánh vác quá nhiều chuyện.

Cô nhỏ biêt ông nghĩ gì, lớn lên trong môi trường xung khắc tình cảm, cô có ngốc cũng phải nhận ra, nhưng vấn đề không nằm ở việc mẹ cô vất vả, mà nằm ở tâm lý của bà:

- Cả cuộc đời mẹ, mong ước một ngày cha mẹ và chồng con có thể cùng ăn với nhau một bữa cơm đầm ấm.



..

.

- Mẹ cháu vì chuyện này, ngày đêm lo nghĩ, đến ăn không ngon ngủ không yên.

Cô nhỏ quay lại nhìn ông Lý, hai hàng nước mắt không tự chủ rơi đầy hai bên má, làm ông Lý bối rối lấy một chiếc khăn mùi xoa, nhẹ nhàng lau cho cháu mình.

- Mẹ cháu mất khi không có ai ở nhà. Ông ngoại! Ông không nên trách cha cháu, kể cả mẹ cháu cũng sẽ nói thế. Ông là nên trách cháu, nếu hôm ấy cháu không đi chơi với cô lớn, có thể kịp gọi cấp cứu đưa mẹ đi viện.

- Ông càng nên trách cháu, vì nếu cháu không được sinh ra ở thời điểm cha cháu lập nghiệp, mẹ đã không phải vất vả như vậy. Và nếu không phải vì cháu muốn đi chơi cùng chị lớn, mẹ cháu cũng không phải vừa phụ cha, vừa làm thêm cho cậu Quân,... Cuối cùng lao lực mà đột quỵ.

Đúng! Chuyện chính là như vậy. Năm ấy mang thai cô nhỏ, gia đình không có đủ tiền, toàn bộ đã bỏ ra cho chú Tài mở quán ăn. Chú Tài cho dù có thương vợ chăm vợ, chú có thể đợi cô nhỏ sinh ra, lớn lên cứng cáp rồi mở quán cũng không sao. Nhưng nào mà mẹ cô nhỏ đồng ý. Cô Nhiên tính cách cứng rắn, tính toán chu toàn, cảm thấy vì chồng vì cái nhà này, không thể rời thêm dù chỉ là một giây. Rất quyết liệt bảo chồng đừng lo, cứ thực hiện ước mơ, niềm vui của cha cũng chính là niềm vui của mẹ, cô Nhiên muốn cùng hưởng thụ niềm vui với chồng.

Năm Lý Đại Bảo lên bốn tuổi, quán ăn bắt đầu có phụ bếp, nâng lên thành nhà hàng nho nhỏ. Cô Nhiên liền thúc dục chồng đến Huế học ẩm thực cung đình, mở rộng kiến thức, phát triển sự nghiệp. Mình ở lại lo quán xuyến quán ăn, đốc thúc phụ bếp, kiểm tra nguyên liệu. Vừa một mình chăm con, vừa duy trì nhà hàng, dù thiếu vắng chồng, nhưng chưa một phút giây nản lòng mệt mỏi.

Cuộc đời cô, dù ở bất cứ mảng nào, đều giỏi giang thành công tốt đẹp. Nhưng cô Nhiên chưa từng ngừng nghĩ về mối quan hệ của ông Lý và chú Tài, có lẽ điều bà mong muốn nhất, là ông Lý công nhận cuộc hôn nhân này, công nhận chồng cô.

Nếu có thể thông qua Lý Đại Bảo, để cho ông Lý thấy con gái ông, cháu gái ông hạnh phúc như thế nào, cô liền làm.

Con gái cô không kém cạnh với bất cứ ai. Cậu ấm cô chiêu biết gì, con gái cô cũng biết những điều đó.

Thể thao, học thức, giao tiếp,... cô cho con học không thiếu thứ gì. Lý Đại Bảo tuy lớn lên trong căn nhà nhỏ, nhưng chưa từng thua kém ai về phương diện nào, như một viên ngọc quý trong tòa sen, tỏa sáng rực rỡ làm người ta mê say.

Ông Lý từ ngày thấy cháu ra đời, dáng vẻ giống y như con gái mình, lòng đã sinh nhiều yêu thích. Càng lớn lại càng như hai giọt nước, có bao nhiêu cưng chiều liền bấy nhiêu cưng chiều, đối với chú Tài cũng từ từ sinh ra một chút hảo cảm.

Nhưng ông không muốn con gái ông lãng phí tài năng thực sự của mình. Cô Nhiên sinh ra không phải để chăm chăm trông coi một nhà hàng không tiếng tăm. Cô sinh ra là để giữ gìn văn hóa gia đình, để thể hiện sức sáng tạo trên những tấm lụa dệt hàng tháng trời.

Để những người phụ nữ khoe khoang, họ mặc trang phục do Lý An Nhiên nhà ông Lý thiết kế.

Còn cô Nhiên lại muốn cả hai. Cô kiệt quệ vì vừa muốn gánh vác chuyện gia đình, lại muốn thỏa mãn đam mê. Vấn đề lớn nhất chính là dùng tiền của mình từ phía tập đoàn, vun đắp tương lai cho Lý Đại Bảo và nhà hàng của chồng. Cô ấy duy trì việc đó thêm sáu hay bảy năm, và khi Lý Đại Bảo bước vào lớp bảy, Lý An Nhiên đột quỵ tại nhà riêng.

Không một ai, lúc mẹ nằm trên đất, kịp phát hiện đưa bà đi bệnh viện.

Giá như cô sinh ra muộn hơn, giá như cô đừng đi khỏi nhà vào ngày hôm ấy, giá như hôm ấy cô ở cạnh mẹ, thì bà ấy sẽ không mất, và đạt được những điều mình muốn.

- Ông không nên trách cha cháu - cô nhỏ thầm thì - Ông nên trách cháu. Cháu không nói chuyện với ông bao năm nay, không phải vì mỗi chuyện ông không công nhận cha cháu. Mà cả vì ông phủ định những cố gắng của mẹ đối với gia đình mình.

Hai ông cháu ôm nhau, không dễ dàng gì để họ chấp nhận một chuyện mà họ nhận ra họ đã sai cả đời. Ông Lý cũng khóc và cô nhỏ cũng khóc, những trái tim đồng điệu khi nhắc về cùng một người họ yêu thương. Con gái họ và mẹ của họ. những người vĩnh hằng trong tâm hồn kể cả khi họ còn trẻ hay khi họ đã già. Những gì họ cố gắng làm mà không kịp làm, người ở lại phải giúp họ thực hiện nốt.

Lý Đại Bảo chỉ có thể làm tới đây, còn lại phụ thuộc vào ông Lý.
Chương 21<<>>Chương 23
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Đông Du 110

Gà con
Tham gia
26/3/20
Bài viết
32
Gạo
0,0
Chương 23 - Chuyện của ông và cha.

Chương này không phải nói về cô nhỏ hay cậu cả, chương này dành riêng cho ông Lý và chú Tài. Những người đàn ông trưởng thành tóc đều lốm đốm bạc, cùng thương một người, vì người đó mà lo toan cả một đời.

Ông Lý khuôn mặt điểm nếp nhăn, ngồi trong nhà hàng của chú Tài lặng lẽ đợi. Ông nhìn khách ra vào tấp nập, nghe tiếng nhân viên lịch sự ghi món cho khách, nghe tiếng chén dĩa va vào nhau lanh canh, và tiếng người trong đây nói cười vui vẻ.

Từng ấy năm trôi qua, từ một thanh niên chân chất hiền lành, mỗi lần trông thấy con gái ông mặt lại đỏ như uống rượu; nay đã trở thành đầu bếp của một nhà hàng lớn, chế tác ra hàng trăm món ăn thơm ngon đậm chất dân tộc.

Ông tự hỏi nếu vợ ông còn sống, con gái ông cũng khỏe mạnh xinh đẹp. Có phải giờ đây cùng nhau quây quần bên mâm cơm gia đình, ông cũng chấp nhận cậu con rể này một cách miễn cưỡng cho nhà cửa vui vầy?

Không! Chắc chắn nếu cái Nhiên, hay bà Lý vẫn còn đây. Khi cuộc sống vẫn đủ đầy và khi ai cũng chiều theo ý ông; ông sẽ không bao giờ chấp nhận thằng cu Tài thất học.

Nhưng nay ông lại ở đây, chờ cậu con rể tan ca để cùng ông ăn một bữa cơm, lấy sự nhẫn nại cả đời ông cho khoảnh khắc này.

Ông hồi tưởng lại buổi trưa ăn cùng cô nhỏ, cái khuôn mặt ương bướng y như mẹ nó, cái giọng điệu biết tiến biết lùi khéo léo, thậm chí rất có kinh nghiệm gợi chuyện lấy thế thượng phong;... Khiến tấm thân già của ông phải mủi lòng, đáp ứng đứa cháu này hoàn thành di nguyện mẹ nó để lại.

Ông nhìn sang chiếc tủ đựng huy chương của Lý Đại Bảo, đa số đều là giải thưởng mỹ thuật, xen kẽ vào đấy còn có giải đánh tennis nhi đồng, cái mới nhất là giải thưởng đội của đường lên đỉnh O… Ông nghĩ nếu được bồi dưỡng kỹ càng, có khi số giải thưởng trong tủ còn nhiều hơn rất nhiều lần, nhưng đáng tiếc cuộc đời lại không cho nó điều ấy, mà lỗi đó cũng một phần do ông.

Ông không cho con gái ông một tý của hồi môn nào. Lúc có Đại Bảo cũng không đỡ đần tiền bạc giúp đỡ cháu nó phát triển như các anh chị cùng tuổi. Một mình Lý An Nhiên vất vả xuôi ngược, ông lại cho là tự đày đọa mình, cưới Lý Anh Tài thì phải chịu,

Ông không muốn con gái ông dính dáng đến Lý Anh Tài. Muốn nó về làm việc cho tập đoàn để giúp đỡ gia đình nhà ngoại, nhưng lại không cho nó giúp đỡ chồng vì ông cảm thấy nó là việc không cần thiết. Ông khó khăn cái chuyện Lý An Nhiên tham công tiếc việc thích làm cả hai, nhưng lại không nghĩ: để lo chi phí học tập phát triển toàn diện cho Lý Đại Bảo, tài nguyên cũng không chỉ lấy từ mỗi chỗ quán ăn của Lý Anh Tài bấy giờ. Từ cổ chí kim có người vợ nào không phải lo toan việc nhà chồng? Theo chồng phải đỡ đần chồng là lẽ đương nhiên. Thằng Quân muốn giúp em nhưng ông không cho, cái Nhiên lại càng không đồng ý. Cuối cùng nghĩ ra diệu kế để cái Nhiên đi làm lại ở tập đoàn, có thể giúp đỡ con bé mặt tiền nong, nhưng nào có ngờ lại vô tình bòn rút sức khỏe của nó đến cùng cực.

Suy cho cùng lỗi là tại ông.

Lý Anh Tài bận rộn một lúc sau mới ra chỗ ông Lý được. Khuôn mặt hiền lành kính cẩn, có đôi nét rụt rè lo lắng, y như ngày đầu cái Nhiên dẫn cậu ta ra mắt ông. Ông nhớ lại cái ngày ấy, so sánh một chút với bây giờ. Cậu trai trẻ ngày nào nay đã bước vào tuổi trung niên, đuôi mắt xuất hiện những vết chân chim tuổi già, đôi mắt cũng ổn định thâm trầm hơn.

Thế là chúng ta đều không còn trẻ trung gì, đều đã trải qua một phần dài của cuộc đời. Vậy là ông Lý đã lãng phí một khoản thời gian dài, mà đáng lý đó là khoảng thời gian ông quây quần bên vợ con, bên những đứa cháu hiếu động đáng yêu. Có thể nhìn thấy con gái ông khỏe mạnh yêu đời, nắm tay con nhỏ cùng chồng đến thăm ông.

Ông đến giờ vẫn tin sự cố chấp của mình không sai, kể cả nhìn thấy Lý Đại Bảo lớn lên xinh đẹp như một đóa bạch trà. Ông cũng không cách nào chấp nhận sự thật là con ông, cháu ông... đã có khoảng thời gian tươi đẹp hạnh phúc, dù không đủ đầy nhưng vẹn toàn mọi mặt.

Ông nhìn Lý Anh Tài đang rót trà cho mình, sao cái điệu bộ trước mặt ông không chút nào thay đổi. Vậy mà cháu ông lại chân trọng người cha này, không tiếc vì anh ta từ bỏ cuộc sống tốt đẹp bên ông, như con gái ông, yêu thích một căn nhà nhỏ bé, một cuộc sống đơn giản của người bình thường, trốn tránh xa hoa vật chất, yên bình bên những điều nó chân trọng.

Lý Anh Tài là người đàn ông may mắn nhất trên thế giới này. Cưới được một người vợ xinh đẹp giỏi giang, lại có một đứa con thông minh hiếu thảo; cả đời chỉ cần tập trung vào sự nghiệp, không bao giờ phải lo lắng cơm áo gạo tiền.

Ông Lý không tự chủ lắc đầu cười cười, khen một câu:

- Không biết do cậu may mắn cưới được con gái tôi hay con gái tôi may mắn gặp được cậu?

Ông có chút cảm thấy dù giờ phút này, ông đến đây đáng lý là để thực hiện nguyện ước cuối cùng của con gái. Bản thân mình nhường nhịn một chút, lùi một bước; để cháu ông có một gia đình nội ngoại hai bên toàn vẹn đúng nghĩa. Nhưng sao lòng ông vẫn muốn mỉa mai một câu, con gái ông thật vô phúc khi chọn cậu Tài làm chồng.

Ông không cùng con gái trải qua những ngày tháng hạnh phúc bên chồng, nhưng cũng không muốn tin vào việc nó thực sự hạnh phúc. Không có bất cứ điều gì để ông tin vào điều đó, kể cả sự ra đi của con gái ông tuy có một phần lỗi của ông, nhưng nó cũng có rất nhiều phần thuộc về chồng con bé.

Lý Anh Tài im lặng ngồi đối diện ông Lý, nhìn một vòng nhà hàng đã được hơn mười năm. Vẫn một khoảng sân lát gạch đỏ trồng hoa trà, vẫn lớp sàn gỗ tráng sáng bóng, vẫn những chiếc cột chạm trổ câu chuyện ngụ ngôn;... mà mẹ cô nhỏ lúc còn sống vui vẻ thiết kế cẩn thận thiết kế, mang cả xứ Huế thu gọn trong khuôn viên nhà hàng.

Mỗi mùa mưa khoảng sân thơm mùi hoa trà ngào ngạt, như ngày nào cô tiểu thư còn ở trong biệt phủ nhà ông Lý, hái những đóa hoa đọng sương sớm nay, lén lút mang tặng anh phụ bếp nghèo.

Ngày hôm qua con gái chú Tài nằng nặc đòi chú làm một phần ăn, có bao nhiêu gợi về những tháng ngày gia đình còn đủ ba người. An Nhiên dáng dấp xinh đep vừa đón Đại Bảo đi học về, ghé ngang qua nhà hàng vòi chồng nấu một bữa cơm ngon. Hai mẹ con nhà này kém nhất chính là bếp núc, đến cửa liền rộn ràng người đòi canh rau củ, người muốn thịt kho tàu. Chui vào khu nhân viên cùng nhau ngồi ăn, lâu lâu cô nhỏ lại chạy vào nhìn cha làm việc, xong lại chạy ra báo cáo với mẹ cha đang rất chăm chỉ. Sau đó ba người sẽ cùng về nhà, hôm nào sớm sẽ tản bộ, hôm nào trễ thì đi xe máy về. Chú Tài chở cô nhỏ và vợ, ba người ôm chặt lấy nhau, cười nắc nẻ.

Tối tối Đại Bảo cũng đều chăm chỉ làm bài tập, mà mẹ An Nhiên cũng không kém cạnh trên bàn chất đầy sổ sách nhà hàng và công việc tập đoàn. Chú Tài ngày ngày dành lấy công việc nhà hàng, bị cô vợ tham công tiếc việc đuổi khéo bằng cái bụng đói meo meo. Đến khi chú làm xong đủ một món lót bụng cùng một món tráng miệng, cô nhỏ đã ngủ khò khò, mà An Nhiên vẫn chăm chỉ bên bàn làm việc.

Thế là khi con gái ngủ lại có một anh chồng ngốc nghếch ra xin vợ dạy mình học, để mình tự xem sổ sách, tự tính toán, đỡ đần cho vợ đỡ vất vả.

Chú Tài biết An Nhiên muốn Đại Bảo được như mình ngày xưa, cũng không muốn con gái giống cha kém cạnh nhiều mặt. Có thể học gì liền cho nó học, cật lực làm việc lo cho tương lai của con. Sự cố gắng của chú đối với gia đình nhỏ vô cùng nhiều, nhưng vẫn không cách nào đáp ứng kịp trong thời gian ngắn. Đến khi thực sự hái được trái ngọt từ nỗ lực, An Nhiên lại không còn bên cạnh hai cha con.

Nhưng không có nghĩa mẹ cô nhỏ không hạnh phúc. Mẹ cô nhỏ luôn cảm thấy, diễm phúc của cuộc đời cô là lấy chú Tài làm chồng, cũng giống như chú Tài cảm thấy số độc đắc đời chú là cô Nhiên. Hai người trân trọng nhau, yêu thương nhau, cùng vì tương lai của con nhỏ mà cố gắng. Một ngày chỉ rảnh ra hai tiếng; khi chỉ còn ánh đèn đường và khi cô nhỏ đã say giấc nồng. Đôi vợ chồng ngồi cạnh nhau, dành trọn hai tiếng bên nhau, kể cho nhau nghe chuyện hôm nay có gì, lắng nghe nhau đầy chân thành, yên ả trôi qua khoảnh khắc trọn vẹn này.

Chú Tài cứ vậy hồi tưởng, lại trong vô thức kể cho ông Lý nghe những điều trải qua. Ôi cái cuộc đời chú còn gì hạnh phúc hơn khi thấy vợ chú cười, vợ chú đùa; và khi chú bận bịu công việc, lâu lâu nhìn ra lại thấy vợ đang ngồi khu nhân viên cần mẫn tăng ca; an ủi tâm hồn chú luôn có vợ bên cạnh.

Một nàng công chúa hôn con ếch, con ếch liền biến thành hoàng tử. Chú lại làm một cô tiểu thư đài các từ bỏ tất thảy đi theo mình.

Cái ngày An Nhiên xách đúng một chiếc va li, trong chỉ chứa vài ba bộ quần áo và hộp trang sức đắt tiền. Đứng trước cửa nhà chú gào lên, đòi chú làm chồng, không làm không về. Chú lúc ấy sợ mất cả mật, trốn trong nhà không dám lên tiếng. Cô Nhiên thì cứ đứng trước cửa, từ lúc trời nắng đến khi trời mưa, kể cả khi chú có chạy xuống bảo cô về, cô vẫn cứng đầu ôm lấy chú, còn hù dọa không cưới cô, cô nhảy sông Thị Nghè làm hồn ma bám lấy chú.

Tiếng cô át cả tiếng mưa, nghe rõ mồn một đòi khổ đòi sướng cùng chú. Dù sao cô cũng bị đuổi khỏi nhà rồi, chú không thương cô, cô cũng không còn nơi để đi.

Hộp trang sức của mẹ cô nhỏ, từ ấy đến nay không mất món nào. Bộ ngọc trai, bộ trang sức sapphire, vòng đá, kiềng vàng;... chưa một thời khắc nào bị bán đi. Cô Nhiên mà có lén bán, chú Tài lại chuộc về. Chú giữ cho vợ chú, cho những điều đẹp nhất của vợ.

Chú xa nhà mấy năm ra Huế học tập, vẫn đi làm thêm kiếm tiền gửi về. Phụ hồ, bốc vác, bưng bê,... nghề chính đáng ra tiền chú đều làm. Chú mong vợ con chú không vì chú mà vất vả, chú mong tương lai có thể thấy vợ con chú an nhàn.

Chú Tài rút ra hộp trang sức giao lại cho ông Lý. Sau bao năm vẫn được bảo quản cẩn thận, trông vẫn như ngày An Nhiên con gái ông Lý tuổi xuân xanh, như thời gian quay ngược lại những tháng ngày ông thích nhất, như cái Nhiên… bây giờ cũng đang ngồi đây.

A! Có còn gì quan trọng đâu. Lý Anh Tài không phải người đàn ông xuất sắc, nhưng cũng có thua kém ai đâu. Nó vẫn giữ trọn những thứ vợ nó để lại, nó cũng không tái hôn bao năm ở vậy nuôi con. Gần đây còn mua đất đổi sang khu nhà tốt hơn, để cái Bảo sống ấm no đủ đầy. Nhìn con bé Đại Bảo xinh đẹp giỏi giang lại vui vẻ hồn nhiên, so với mẹ nó trước kia thôi đã không thua nửa phần, nào cần hơn ai ở cõi đời này nữa.

Nhà cũ có cháy thành tro, những kỷ vật của con gái ông. những thành tựu của cháu gái ông; vẫn được cậu con rể này bảo quản cẩn thận. Ông có thể mong chờ gì hơn, là do ông không muốn chấp nhận mà thôi.

Ông Lý đóng hộp trang sức lại, nhìn chú Tài rất lâu. Hơn ba chục năm cuối cùng cũng có thể nói được, cái điều đáng ra nên nói từ rất lâu:

- Cám ơn chú, đã chăm sóc cho con gái và cháu gái tôi.

Chú Tài đón nhận lời cảm ơn trong tâm thế ngạc nhiên, ấp úng nửa ngày đặng được câu: là lẽ đương nhiên. Hai người đàn ông rơi vào im lặng, và một lần nữa, họ lại rơi nước mắt. Ôi những con người mạnh mẽ, khi nhắc về báu vật họ trân trọng, họ lại biến thành trẻ em không hơn.

Lý Đại Bảo nằm ở bệnh viện hóng đến hoa mắt chóng mặt, Lý Tiểu Bảo đến thăm liền kéo lại kể lể không thôi. Cô lớn nghe cô nhỏ hóng hớt cũng không chịu được đi gọi người nhà đi xem dùm. Tạo nên một trận đồ hóng chuyện toàn gia tộc. Cuối cùng thu được kết cả ông Lý ngỏ lời mời hai cha con tham gia tiệc giáng sinh, xem như một hành động công nhận con rể ngầm. So với hai chục năm trước, đây chính là tiến triển vượt bậc, khiến cô nhỏ vui đến kêu ré lên, nói mình đúng là thiên tài mà thấy không? Chỉ một nồi thịt kho truyện liền thành.

Cậu Quân về nghe cô lớn nỉ non, cười lắc đầu khì khì. Không phải do nồi thịt kho thôi đâu, mà một phần vì ông Lý đã già rồi thôi.
Chương 22<<>>Chương 24
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Đông Du 110

Gà con
Tham gia
26/3/20
Bài viết
32
Gạo
0,0
Chương 24 - Thăng chức thiên kim tiểu thư
---Lời tác giả: Tuần này tôi ốm do tiêm Vacxin, mãi nay mới đăng truyện được :tho10::tho10::tho10:mong là có thể khỏe nhanh để viết thêm chap mới. Cám ơn mọi người đã ghé vào đọc nha :tho26::tho26::tho26:
Chú Tài làm đầu bếp, ngành nghề chính của chú là kiếm tiền vào các dịp lễ, có muốn nghỉ cũng không thể nghỉ.

Ngày nào cũng có thể nghỉ… trừ ngày này.

Thế là ông Lý lại giận chú Tài, bảo chú thấy ông xuống nước làm kiêu. Khốn khổ cho cái thân già ông, từng này tuổi mà bị một thằng khố rách khinh khi. Mà ông cũng chỉ dám chửi sau lưng thế, chứ ông vừa làm lành với cháu ông xong, ông không có dại dột gì như năm xưa nói to mà nói lớn, thét ra hổ ra rồng đòi đứa cháu ông vâng lời.

Phần chú Tài cũng lại sợ ông giận, đáng thương làm một phần canh chua cá lóc thơm ngon mang cho bố vợ tẩm bổ. Ông Lý vừa ăn vừa mắng con rể, mắng xong thì tô canh lớn cũng sạch nhẵn cả xương.

Cô lớn kể cô nhỏ nghe cười hớn hở. Miêu tả ông ăn thế nào, ông ăn mất bao lâu, mắng cha cô nhỏ ra sao, vừa mắng vừa ăn trông bao nhiêu buồn cười.

Cô nhỏ vừa bực vừa hì hì, dù sao đều cùng một bộ mã gen di truyền cứng đầu. Nếu có thể sau một cuộc nói chuyện thay đổi quan điểm của ông, thì đã không lãng phí hơn mười mấy năm hai bên căng thẳng quan hệ. Tóm lại, đây chỉ xem như ông Lý nhường nhịn một tí, cô nhỏ bước thêm một tí, rồi dừng lại ở đây, không ai được di chuyển thêm bước nào nữa.

Đạt đến trình độ này chính là đã dùng hết mặt mũi của ông Lý rồi, ông Lý đừng hòng cho thêm.

Lý Đại Bảo vô cùng hiểu đạo lý này, có lẽ sau này cùng nhau ngồi ăn một bữa cơm, xem như là hòa thuận lắm rồi. Còn có thể hơn nữa… nằm mơ đi, bắc thang lên vũ trụ còn dễ hơn chăng.

Ngoài vấn đề này ra, còn một vấn đề khác to bự hơn.

Cô nhỏ đang từ tầng lớp trung lưu nhà đủ ăn đủ xài, tích trữ vài miếng đất xinh xinh. Trong một đêm nổi danh giới thượng lưu thế hệ trẻ giàu có, sở hữu cổ phần khổng lồ, đất xếp dài tiền xếp vạn, chính là tiểu thư trong truyền thuyết, phú bà trong tương lai.

Nói đơn giản, trước khi ông Lý gặp cha, cô nhỏ một năm mua vài bộ của Chanel, dăm ba đôi Jimmy Choo, chủ yếu vẫn là đồ taobao. Còn bây giờ, chính là toàn đồ Hermes, LV, D&G,... Cô nhỏ trước vấn đề này có chút trấn động, trưa tháng mùa đông đầy mưa đánh sấm cũng không vang dội bằng lòng cô bây giờ. Được rồi… cô nhỏ hỏi cô lớn, cha cô nhỏ trúng số à?

- Làm gì có - Cô lớn vừa bấm điện thoại nhắn tin, vừa cười tươi như hoa nở - trước đây ông nội (Cô lớn gọi ông Lý là ông nội) mập mờ không xác nhận em có quyền thừa hưởng tập đoàn hay không, nên giới kinh doanh cũng đối với vấn đề này không bàn tán nhiều. Bây giờ ông xác nhận chính thức rồi, nên giới kinh doanh tính đường thăm hỏi hợp tác thân mật thôi ấy mà.

Cô nhỏ không thoải mái, phản đối:

- Không được đâu em thấy không ổn chút nào. Cứ như mấy cái phim drama 3 xu vậy. Tự nhiên được trở thành cái gì thiên kim tiểu thư giàu có quyền lực? Nghe kỳ quặc hết sức, em không kham nổi đâu, em phải gọi cho ông cứ để như cũ đi.

Cô lớn nghe thế vồ lấy cô nhỏ ôm chặt, hoảng hốt la hét bảo cô nhỏ rút lại lời ngay:

- Em gái ngoan em đừng có như vậy. Chị nói em nghe nè. Cái nhánh thời trang cao cấp cùng tơ lụa cao cấp của gia tộc… Mười mấy năm nay không có dấu hiệu tăng trưởng còn có khả năng sụt giảm. Chị không tài hoa xuất chúng gì đã đành, cha và anh chị đối với cái này chính là dở tệ. Đâu phải tự nhiên nhà họ Lý mở rộng kinh doanh lĩnh vực khác đâu, để dự phòng cho trường hợp ngành nghề tổ tiên bị mai một đó. Mẹ em không có số đã đành đi, em mà trái ý thì ăn nói làm sao với tổ tiên đây hả?

Lý Đại Bảo ù ù cạc cạc lắng nghe cô nhỏ, xong ù ù cạc cạc hỏi lại chứ nhà hết người rồi sao. Lý Tiểu Bảo đau đầu một chút với cô em này, bắt đầu lấy giấy bút vẽ ra gia phả gia tộc, vô cùng yêu cầu cô nhỏ thành khẩn lắng nghe.

Nhà họ Lý gốc gác ở Hà Nội, phân đích rẽ chi rất nhiều, đến đời cụ Lý thì sinh sống ở Huế, nức tiếng với ngành vải tơ tằm An Nam độc nhất vô nhị.

Cô nhỏ xì môi bảo điêu, bị cô lớn gõ đầu tiếp tục kể lể phóng đại.

Cho dù có không độc nhất vô nhị cũng là gia tộc duy nhất được dâng vải cho vua Gia Long, vua Thành Thái, vua Bảo Đại. Bao Hoàng Thân Quốc Thích đều ít nhất có hai đến ba bộ là vải nhà ta, như vậy đã đủ để kính nể hay chưa nào? Quá là kính nể, nên không có lý gì để dối trá trong vấn đề tài năng của gia tộc.

Đến đời cụ Lý thì cụ có ba người con. Hai trai một gái, chẳng may con gái cụ Lý mất trong chiến tranh chống Pháp, mà cái thời ấy bom rơi loạn lạc, cô nhà ta không may, không trách được. Cụ Lý đau khổ đưa hai con vào nam lập nghiệp, một trong hai đứa đó là ông Lý bây giờ, cũng là con trưởng của nhà họ Lý.

Lớn lên, con trưởng kế nghiệp tổ tiên, tiếng tăm lừng lẫy. Con thứ vô tài vô đức, còn theo Ngụy, bị ông Lý từ mặt, nay không rõ tung tích.

Cô lớn dừng lại mỉa mai, không quay lại nhận vơ chút quan hệ là tốt rồi.

Tiếp tục giới thiệu gia phả, đến đời nhà ông Lý, lại sinh một trai một gái vô cùng đáng yêu. Hai đứa chính là âm dương hoà hợp, đứa này bù trừ khiếm khuyết đứa kia.

Đấy và bùm một cái, cô Nhiên lấy chồng.

- Và cha chị, có hai người con, anh cả Lý Gia, chị Tiểu Bảo,... Không đứa nào, có tài năng trong cái mảng ngành nghề tổ tiên cả.

Cô nhỏ lú lẫn lắng nghe, cuối cùng hỏi lại một vấn đề cô cho là thiết yếu. Cái này rất quan trọng, không hỏi không được:

- Nhà ta cung cấp vải cho vua Gia Long?

...

Cô lớn ba chấm trên đầu, cô nhỏ cũng ba chấm trên đầu. Trải qua bao phút dài như thập kỷ, cuối cùng thấy cô lớn bùng nổ gây hấn cô nhỏ. Cho dù nhà ta có không cung cấp vải cho vua Gia Long, cho dù đó chỉ là lời đồn, thì sự thật vải tơ tằm nhà ta thực sự có tiến cống cho hoàng thất, vậy đã được chưa?

Cô nhỏ bị nhéo đến đỏ ửng tai, giãy đành đạch đồng ý. Không dám ý kiến kỳ kèo, muốn nói sao thì nói.

- Nhưng cho dù thế - Cô nhỏ xoa xoa tai thắc mắc - em cũng có tài cán gì đâu mà đòi mình em gánh vác cơ ngơi gia tộc? Nghe không thực tế chút nào, như teenfic ấy.

Cô lớn thở dài thườn thượt, chỉ vào giữa mi tâm cô nhỏ dãi bày:

- Chị chỉ muốn trở thành một Fashionista, thừa hưởng đặc ân giàu có của gia đình phát triển sự nghiệp. Tiểu Bảo, em là một đứa có tài trong nghệ thuật, thiết kế may mặc cũng là một thế giới nghệ thuật. Ai cũng phải học để trở thành tinh hoa nước nhà, em bây giờ cũng vì nhà họ Lý gánh vác trách nhiệm đi thôi.

Cô nhỏ huỵch tẹt, cô lớn trốn tránh trách nhiệm thì có. Xong chui vào chăn trốn chui trốn nhủi, đòi trở về cuộc sống như xưa.
Chương 23<<>>Chương 25
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Đông Du 110

Gà con
Tham gia
26/3/20
Bài viết
32
Gạo
0,0
Chương 25 - Xin chào, anh tên Hoàng Bảo Long.

Sang tuần thứ ba của tháng mười một, trời đã chuyển sắc không còn mưa nhiều như trước nữa. Thay vào đó là những ngày nắng gay gắt, làm không khí khô hanh, cây cối có chút úa vàng, đến cả mặt đất cũng vương cháy mùi nhựa, và người sống nơi đây cũng dễ bực tức hơn do cái tiết trời, giá mà mát mẻ hơn thì lại đỡ biết bao.

Lý Đại Bảo nằm trong phòng bệnh, thưởng thức không khí điều hòa, chán nản nhìn đống quà tặng đầy cả một phòng, tự hỏi bản bản thân có phải vừa đóng nhầm phim thần tượng? Mở mắt ra nhắm mắt lại đều có đối tác làm ăn của cậu Quân, ông Lý đến thăm, không tiếp thì lại gửi quà cáp đến làm thân. Nói chung có thể tạo chút quen biết liền tạo một tí quen biết, mà đáng lý ra mấy cái này nên là cậu Quân với ông Lý ra mặt, chứ liên quan gì đến cô nhỏ mà cứ thăm hỏi hoài.

Cô Lớn liệu trước tình hình, nhắn cô nhỏ một chút giới kinh doanh con ông cháu cha. Tuy tiền bối sẽ không bao giờ đi tặng quà cho hậu bối, nhưng sẽ cử cháu chắt cùng lứa sang làm thân. Cái chuyện này mỗi dịp ăn lễ, tiệc tùng đều ít nhiều xay ra; nay cô nhỏ chính thức ra mắt, người ta không rào trước đón sau mới là lạ.

Cô nhỏ ban đầu nghe còn cảm thấy như trò đùa, dù sao nhà ông Lý cũng chỉ kinh doanh vải vóc trang phục, bây giờ thì kinh doanh thêm du lịch,.. Cũng tính là một doanh doanh nghiệp lớn thôi chứ có phải trâm anh thế phiệt gì đâu mà được để ý như mấy bộ phim tổng tài. Cứ vậy, cô nhỏ chủ quan ung dung rung đùi.



Cho đến khi cứ một tiếng phải tiếp một vị khách không bằng tuổi thì hơn một chút, không hơn một chút thì kém một tí. Cô nhỏ trong lòng gào hoảng, tiếp tục giả ốm treo bảng không tiếp khách. Bệnh viện nhìn một màn này cũng không đồng tình, trực tiếp cử y tá bảo vệ xuống ngăn cản mời về. Dù sao đây cũng là nơi dưỡng bệnh, không phải là nhà riêng của bệnh nhân muốn tới thì tới, muốn đi là đi.

Nên không đến thăm được, người ta gửi quà, quà cứ vậy chất đống hàng đống, nhiều đến độ cô nhỏ không biết phải bắt đầu mở quà từ đâu.

Cuối cùng quyết định để nguyên đấy tính sau.

Đang đau đầu thì nghe thấy tiếng gõ cửa. Cô nhỏ lòng mệt mỏi thở dài, lại một vị khách nào nữa đây? Không phải bảo vệ đã bảo không cho vào rồi sao? Đi đường nào vào hay vậy? Cô nhỏ có thể khẳng định là khách, nếu là bác sĩ y tá hay người nhà, sau khi gõ cửa sẽ vào ngay. Chứ không gõ xong im lặng như thế này đâu.

Cô nhỏ bực dọc quyết định, giả điếc không biết gì, đợi bảo vệ đuổi đi.

Thế mà người ta không bị đuổi đi còn tự động mở cửa vào luôn.

Thật hết kiên nhẫn nổi mà.

Cô nhỏ mặt mày cáu bẳn, định bấm chuông gọi y tá xử lý giúp. Lại nghe tiếng Thục Anh vang lên the thé:

- Trời ơi vào thăm cậu còn khổ hơn nói chuyện với Minh Hoàng nữa.

Cô nhỏ đầu bật bóng đèn, ố khách quý đến thăm này. Năm giây trước còn là một khuôn mặt bực dọc khó chịu, năm giây sau thấy bạn mình mặt mày liền cười tươi hớn hở, hí ha hí hửng giang hai tay chờ bạn chạy tới ôm vào lòng. A cái thân người vững chãi này, cô nhỏ thích. Lý Đại Bảo dụi dụi khuôn mặt non tơ vào vòng một đầy đặn của cái Thục, như nhào trên cái gối nhồi đầy bông mềm, đàn hồi lên xuống tự nhiên, thoải mái tận hưởng quên trời quên đất.

Thục Anh cũng thích được cô nhỏ ôm, rúc mặt vào hít hà mái tóc thơm mùi gỗ đàn hương của cô nhỏ. Cái cảm giác này rất là sủng nịnh, giống như đang ôm bảo bối trong lòng vậy, không muốn buông ra.

Nếu không nghe thấy tiếng ho sau lưng, chắc hai đứa còn đóng vai một thỏ một mèo ôm nhau đi tới tận cùng trời đất, mãi mãi không buông.

Cái Thục trên đầu nổi ít gân, nhẹ nhàng xoa đầu cô nhỏ, lùi ra cho cô nhỏ nhìn thấy một nhân vật khác đi cùng mình ngay hôm nay.

Cô nhỏ vẫn vòng tay tựa má vào lòng cái Thục, nhìn chàng trai cao lớn cười đẹp đến tâm người xoa xuyến, không khỏi có chút đánh giá.

Là đẹp giống Tôn Long đi.

Đúng vậy, cái cằm chững chạc, sống mũi cao thẳng, vành tai phát đạt, con ngươi thâm trầm sắc sảo, điểm thêm đôi chân mày long mi, thêm đôi môi mỏng cười khoan khoái, khoe ra hàm răng trắng đều như hạt bắp. Cười một cái liền phong hoa tuyết nguyệt, nói một chút liền làm cánh chị em chao đảo tâm tư. Nói ngắn gọn, là cái đẹp vạn người mê.

Nếu đặt lên bàn cân, so sánh một tí giữa Trần Minh Hoàng và chàng trai kia. Trần Minh Hoàng đẹp một vẻ thư sinh nho nhã; là biểu tượng của cái đẹp “phóng khoáng thanh lịch”. Chàng trai trước mặt lại đẹp một cách đối lập, có phần bảnh bao công tử, nhiều phần “Phong lưu đa tình”. Tóm tắt chính là, trai hư trong truyền thuyết, phúc hắc tổng tài, chưa biết có nhiều bạn gái hay không chứ cô nào cũng chết đứ đừ với anh ta là chắc chắn một nghìn phần trăm.

Nhìn mà xem, người ta cười thôi cô nhỏ đã cảm nhận được cái gọi là hào quang vạn người mê, cười đến thành thục như vậy, không thán phục một phen chính là nói dối.

Cô nhỏ dù không muốn so sánh, nhưng trước chàng trai này không tự chủ lại đi so sánh. Trần Minh Hoàng nếu là quan văn, chàng trai kia sẽ là quan võ. Trần Minh Hoàng nếu là bình minh, chàng trai kia chắc chắn là hoàng hôn. Trần Minh Hoàng nếu lạnh lùng vô tình, chàng trai kia tạo cảm giác thân mật gần gũi, ấm áp vô lượng, dù những cảm giác đó là do anh ta cố tình tạo ra.

Trai hư nào mà không chín phần ấm áp?

Chàng trai kia ăn liền một đôi mắt đánh giá tiểu gia hỏa Lý Đại Bảo, cười đến càng vui, tự giới thiệu:

- Chào em, anh tên Hoàng Bảo Long. Là anh của Thục Anh, nay con bé muốn sang thăm em nên anh đưa nó tới đây, cũng mong muốn được làm quen với em.

Thục Anh thì thầm vào tai cô nhỏ, giọng chút chút bực dọc:

- Hồi cậu lên báo “Văn hóa nghệ thuật” vì đoạt giải nhất cuộc thi “Vẽ tranh THPT”, anh ấy liền đòi mình giới thiệu cậu cho ảnh rồi ấy. Đừng nhìn thế mà nghĩ anh mình là ông chú sát gái nha~ Người ta mới có mười chín đôi mươi thôi đó, nhiều em theo lắm thay bồ như thay áo vậy. Nếu cậu có không may trở thành bạn gái của ổng thì không sao đâu, chia tay cậu cứ nói mình mình sẽ đòi lại công đạ.... … ÁI Ui.

Hoàng Thục Anh thao thao bất duyệt được nửa đường, nửa sau bị Bảo Long tóm tai kéo đi. Mới lần đầu gặp mặt đã bị nói không ra gì, làm em mà chặn đường sống của người anh này thì còn làm ăn gì được nữa?

Trước mắt, Bảo Long cũng chỉ muốn làm quen với một cô gái có thiên phú về mỹ thuật mà thôi.

Bảo Long hối lộ Thục Anh ít tiền lẻ, bảo em đi mua gì đó cho mọi người cùng ăn đi, còn mình ngồi lại phòng bệnh, cùng cô nhỏ ngại ngùng không biết phải làm sao.

Lý Đại Bảo thầm nghĩ trong đầu, nếu người này tiếp cận mình vì mình có tham gia giải mỹ thuật thiếu niên, chứ không phải vì mình là cháu ông Lý; thì tại sao? Chỉ vì ngưỡng mộ mình ư? Người như mình thiếu gì đâu? Đâu cần để ý đến mình mình đâu? Với một người nhìn trưởng thành như Bảo Long, không thể có hứng thú với một oắt con mới lớn như cô nhỏ. Có hứng thú là phạm tội đó, không có đùa đâu.

Bảo Long quan sát vẻ mặt biến đổi vô thường vô phạt của cô nhỏ, không tự chủ cười đến vai rung rung. Làm cô nhỏ rụt rè hỏi một chút, rốt cuộc là nhìn mình có gì buồn cười lắm ư?

Bảo Long cảm thấy buồn cười thật mà, hỏi cô nhỏ, cô nghĩ anh đây bao nhiêu tuổi?

Cô nhỏ nhớ lại lời cái Thục, ước chừng mười chín đôi mươi, thật thà đoán đại:

- Anh khoảng Hai mươi mốt chăng?

Bảo Long phá ra cười to hơn, đoán sai rồi:

- Anh chỉ mới 18 tuổi thôi. Vẫn còn học cấp ba đấy.

Cô nhỏ A lên một tiếng không tin, khuôn mặt phong sương này sao có thể mới mười tám được. Bảo Long cười một bên miệng, chọc một chút:

- Em gái, trông anh đĩnh đạc trưởng thành, là do anh hơn người, chín chắn trước tuổi. Không liên quan đến tuổi tác, em đừng có nghĩ xa.

Cô nhỏ không muốn tin, anh cái Thục nói chuyện quá giống một người đã đi làm, còn trải phong ba bão táp cuộc đời; ngay cả cụ non Minh Hoàng hiểu nhiều biết rộng cũng vẫn còn đôi nét tuổi trẻ chưa biết việc thiên hạ. Làm sao nói mười tám liền tin mười tám.

Cô nhỏ lỏn lẻn cười, thú thật là khó tin quá đi thôi.

Bảo Long cũng cười lắc lắc cái đầu, rút ra một tấm thẻ học sinh, đưa cho cô nhỏ. Cô nhỏ ngó ngó con mắt tròn, trên đó đúng thật là anh Bảo Long, còn ghi đầy đủ tên họ, học trường chuyên T, sinh năm 1995, lớn hơn cô nhỏ đúng một tuổi.

Cô nhỏ hết ngạc nhiên quay sang nhìn Bảo Long, lại nhìn lại tấm thẻ, cứ vậy lặp đi lặp lại mười mấy lần. Ngốc nghếch hoa mắt chóng mặt, sau đó ngại ngùng xin lỗi, trả lại tấm thẻ cho Bách Long.

Bách Long nhận lại tấm thẻ, nhìn đôi má cô nhỏ hồng hồng, không tự chủ tay muốn đưa ra véo véo một cái. Nhưng lại nghĩ mới lần đầu gặp mặt như vậy thật vô phép vô tắc, nên không động chân động tay. Bù lại, anh kéo một cái ghế ngồi sát giường bệnh, chính thức giới thiệu lại:

- Nghe danh em đã lâu, hôm nay mới chính thức được gặp mặt.

Lý Đại Bảo mặt vẫn còn ngại ngùng. Nhỏ nhỏ cái môi:

- Cảm ơn anh và Thục đã đến thăm em. Em ngại quá, ban nãy thất thố với anh.

- không sao đâu mà - Bách Long cười cười - Là do anh hù dọa em trước. Em không giận là anh vui rồi.

- Ban nãy cái Thục nói anh muốn gặp em do em tham gia cuộc thi “vẽ tranh THPT”, em có thể hỏi một chút tại sao không ạ?

- Là bức Nhiệt Huyết.

- A vâng…

- Anh đương nhiên vì ấn tượng với bức tranh đó, mà nảy ra ý tưởng muốn hỏi em.

- Dạ vâng?

- Em muốn trở thành hậu bối của anh không?

- Dạ… Dạ?

Cô nhỏ không hiểu Bảo Long vừa nói cái gì, choáng váng hỏi lại:

- Dạ là sao ạ?

Bách Long ngả lưng ra sau ghế, giải thích một chút:

- Năm sau anh sẽ thi vào trường đại học tư HS, chuyên ngành thiết kế thời trang. Em có muốn học ngành này không?

Cô nhỏ mới học lớp mười một, chỉ biết mình thích mỹ thuật, chưa xác nhận chuyên ngành. Nhưng về vấn đề chọn trường, đã sớm có quyết định. Trùng hợp, cũng chính là trường HS:

- Anh sẽ học trường đại học HS ư? - Cô nhỏ dò la.

Bảo Long mỉm cười, ánh mắt thâm trầm, nghĩ trong đầu bản thân mình, đoán trúng rồi.

Cô nhỏ đúng là có ý định thi vào HS; thậm chí còn thống nhất với cô lớn, cái Đường từ năm lớp mười. HS là trường đại học tư lớn nhất miền nam, dạy tất cả các ngành nghề trong cả nước. Với nguồn tiềm lực dồi dào, giảng viên đến từ các trường công có tiếng trong thành phố, sinh viên chỉ cần xét học bạ để vào, mà cơ sở vật chất luôn được đầu tư mới mẻ. Vừa có thể trau dồi bản thân, lại có thể học chung trường với bạn mình, nên HS trở thành mục tiêu của nhóm bạn nhỏ có tiền này cũng không lạ lùng gì.

Bảo Long đã chú ý Đại Bảo từ bức tranh Nhiệt Huyết, lại nghe em mình bảo năm sau chung lớp với tiểu bảo bối này. Lòng không khỏi sục sôi hứng thú dò một chút xem là người như thế nào, không làm bạn gái được thì làm đàn em, cũng đúng ý anh thu về một người có thực lực trong giới. Quan sát thêm một chút gia cảnh gia đình, không khỏi cười thầm chấm một cái điểm mười, nếu chung trường chung ngành không phải càng dễ dàng bồi dưỡng kết giao? Tính sao cũng thấy sau này chỉ có lời chứ không có lỗ.

Cô nhỏ là cháu ông Lý, không sớm thì muộn cũng phải học thiết kế thời trang và ngành nghề truyền thống gia đình truyền lại. Thêm một đám bạn thân giàu có mỗi người có một năng lực riêng, nhưng thân nhau như vậy chắc chắn lựa chung một trường tiếp tục cùng nhau đi thêm một chặng đường học tập nho nhỏ nữa.

Gia đình anh tuy chuyên bất động sản và du lịch, nhưng anh cũng chỉ là con thứ trong gia đình. Muốn vừa học quản lý khách sạn, vừa học thiết kế cũng không là vấn đề. Một người song toàn như Bảo Long, tuổi trẻ kiêu ngạo cảm thấy, vừa học chuyên ngành của mình, vừa học một ngành khác để vui chơi một chút, không là vấn đề.

Nhưng cô nhỏ không có biết mấy cái Bảo Long nghĩ, lại càng chưa nghĩ mình muốn học gì, xua xua tay thú nhận:

- Nhưng mà anh ơi em chưa biết em muốn học gì hết trơn?

Bảo Long ôn tồn cười, khuyên nhủ:

- Vậy sao em không thử nghĩ đến ngành thiết kế thời trang?

Cô nhỏ mở miệng một chút rồi khép miệng lại, nói lý do vì không muốn dựa dẫm vào gia đình, không muốn thừa kế công việc gia tộc, thì có trẻ con không?

Thực ra cũng là vì, không biết rốt cuộc thiết kế thời trang là như thế nào. Trước đây nói gì nói, cô nhỏ đơn thuần chỉ thích vẽ tranh, cũng đúng là muốn học thiết kế, nhưng đến bây giờ vẫn không rõ mình muốn học thiết kế mảng nào. Bảo cô không có hứng thú với thiết kế thời trang là nói dối, nhưng bản thân vẫn chưa kịp thích ứng với sự đổi thay ông Lý mang lại, dẫn đến tình trạng phản kháng nho nhỏ. Thành ra tình trạng chuyển biến chính là, tạm không muốn quyết.

Bảo Long trước một cô bé đang rơi vào suy ngẫm tương lai đầy khó khăn, cảm thấy như vậy cũng bình thường. Thế mới càng đúng ý anh, dễ dẫn dắt dễ gần gũi, có thêm nhiều cơ hội nói chuyện.

- Vậy - Bảo Long gợi chuyện - Sắp tới ra viện, em có muốn cùng anh đi xem một show diễn thời trang không?

Trong ánh mắt Đại Bảo xuất hiện một tia sáng mảnh mai tính tò mò, làm nụ cười nửa miệng của Bảo Long sâu thêm một chút.

Trẻ nhỏ thường dễ bị lừa.

_oOo_​

Hai người trao đổi một lúc, quyết định hôm đó sẽ cùng cái Thục đi xem show thời trang. Tới lúc cái Thục quay lại Bảo Long liền lập tức chuyển chủ đề khác. Nói một chút chuyện học tập, mấy đứa thân nhau ra sao, còn xả thân vì bạn bè thế nào, ngại ngùng kể lại lí do vì sao nhập viện gần tháng. Hai anh em nhà cái Thục đến từ khi trời mới vào chiều, rộn ràng nửa ngày đã sang hoàng hôn, cái Thục và anh Long quyến luyến chào tạm biệt ra về, còn hẹn một chút khi quay lại học thì giúp nhau một số chuyện,

Cái Thục đi ra khỏi phòng liền húc anh mình một cái, khẳng khái nói:

- Anh đừng có mà bắt nạt cái Bảo đấy nhá.

Bảo Long xoa xoa hông, mặt nhăn mày nhó:

- Anh đi tuyển chị dâu tương lai cho mày, còn ý kiến?

Thục Anh dãy đành đạch:

- Anh bị điên à cậu ấy là bạn em đấy?

Bảo Long chặc lưỡi:

- Thế thân càng thêm thân còn gì?

- Nhưng cậu ấy có người thích rồi? - Cái Thục vẫn là phản đối.

- Hẹn hò chưa?

- Chưa~

- Thế thì chưa là gì của nhau, anh mày vẫn có tư cách.

- …

- Chưa kết hôn thì đây vẫn có tư cách đập chậu chứ nói gì đến tình đơn phương!

Bảo Long chốt câu cuối, rồi nhanh nhanh chuồn đi mất dạng. Không để em mình nói thêm câu nào nữa.
Chương 24<<>>Chương 26
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Đông Du 110

Gà con
Tham gia
26/3/20
Bài viết
32
Gạo
0,0
Chương 26 - Trở lại trường ai cũng đòi xách cặp

Lý Đại Bảo sau lần gặp Bách Long, bắt đầu thật tâm suy nghĩ xem bản thân muốn làm gì. Mỗi ngày lại ngồi thơ thẩn trong khuôn viên bệnh viện, ngắm những hạt nắng nhảy nhót qua những chiếc lá bàng còn sót lại cuối cùng. Những hạt nắng tinh nghịch lan ra thế gian, đáp lên cỏ, chạm lên mắt, hôn lên môi, tan trong trái tim rối bời.

A, đất trời cũng như đang hỏi cô nhỏ, cô thực ra muốn làm gì?

Lý Đại Bảo thơ thẩn, nghĩ về tương lai, rồi lại quay về quá khứ. Lý Đại Bảo nhớ về lúc nhỏ, mẹ lâu lâu lại ôm một quyển sách dán đầy miếng vải nhỏ. Mùi của thuốc nhuộm và mùi của keo dán thơm nồng trang giấy. Như cả lịch sử may mặc của thế giới đều tóm tắt trong cuốn sách vải.

Như cái lần mẹ đi công tác ở Vạn Phúc, thuộc tỉnh Hà Đông, nay là Hà Tây. Mẹ bế cô nhỏ đi thuyền trên con sông đào Lê Kha, nhìn trên bến tấp nập thương nhân buôn bán, người này gọi người kia, màu sắc xấp vải rực rỡ trong tay những thợ dệt, giao cho những nhà thương tay óng ánh nhẫn nạm ngọc, vòng khảm thạch, chói lóa đất trời.

Lại nhớ giọng mẹ như gió mùa xuân, tổ tiên nhà Lý thực ra là ở đây, Vạn Phúc và con kênh đào mới là quê hương thật sự của chúng ta. Những người phụ nữ của nhà họ Lý, luôn vĩ đại và tài năng như đôi bàn tay họ, dệt nên những tấm lụa mềm mại như sông đào Lê Kha.

Những đứa con thứ hoài bão lớn lao, mang vẻ đẹp Vạn Phúc đi khắp đất trời, như ông Lý, như cậu Quân… Và những người phụ nữ, ngắm nhìn sông Lê Kha, vừa trông con nhỏ, vừa thoăn thoắt bàn tay.

Nhớ một lần khác khi còn nhỏ, Đại Bảo đến xưởng may của tập đoàn. Lúc ấy còn ngáp to ngáp nhỏ, ngủ quên trên những xấp lụa đến từ Vạn Phúc lúc nào không hay. Tỉnh dậy thấy mình đang quận tròn trong chiếc áo Vest lớn của cậu Quân, đầu gối lên chân cậu. Dụi mắt nhìn cậu đang đọc một xấp giấy toàn số là số, còn mẹ phía xa xa cần cù bên bản thiết kế, chiếc đầm đạ tiệc từ từ hiện ra dưới bàn tay tài hoa của mẹ, hoàn mỹ đến tâm hồn cô nhỏ say mê không rời.

Quay người đi, trở về hiện hiện tại, cô nhỏ loáng thoáng nghe thấy lời cô lớn. Nghề nghiệp tổ tiên luôn truyền cho phụ nữ nhà họ Lý, trước là mẹ cô nhỏ, nay là cô nhỏ. Dù mẹ cô có lấy chồng, thì con gái bà vẫn sẽ mang họ Lý và kế nghiệp tổ tiên.

Một cơ ngơi của gia tộc, một niềm tự hào của gia tộc. Cô nhỏ ngắm nhìn bầu trời dệt mây, tự hỏi có thể gánh vác được sao?

Cô nhỏ trở về phòng bệnh, ngày này trôi qua ngày kia, vẫn không ngừng suy nghĩ, có nên hay không giống như mẹ, và rồi một ngày kia trở thành một người xuất sắc như mẹ?

Tuần thứ tư của tháng mười một, cô nhỏ ra viện, trở lại trường học. Chú Tài cũng bắt đầu xây nhà mới ngay cạnh nhà chú Tú cô Nhiên.

Dù đã nằm viện tới hơn ba tuần, sức khỏe cô nhỏ cũng hồi phục hoàn toàn, nhưng các bạn nam trong trường lại không nghĩ thế, từng người từng người tranh nhau xách cặp cho cô nhỏ. Lúc đến cũng như lúc về, mỗi hôm một anh, mỗi ngày một bạn. Cô nhỏ từ chối thì chủ động lấy cặp từ tay cô nhỏ, tranh thủ thời cơ xách về tận nhà. Đẩy Minh Hoàng từ luôn đi cạnh mình thành đi về trước luôn.

Nhưng tất cả các chàng trai, đấu với nhau sáng tới chiều, cũng không bằng anh trai cái Thục, trực tiếp bảo tài xế chở hai anh em đến thẳng cửa nhà cậu cả, đón luôn cô nhỏ đi học.

Cô nhỏ sáng hôm ấy cật lực từ chối, quay sang bạn Thục lại thấy áy mắt van nài, ghé sát vào thì được kết quả bán bạn cầu vinh, năn nỉ lên xe đi chung một đoạn đường ngắn thôi cho cái Thục có thêm tiền tiêu vặt.

Cô nhỏ hỏi: “Anh Long cho cậu?”

Cái Thục dơ ngón cái lên, chuẩn, bạn đoán chỉ có chuẩn.

Thế là cô nhỏ thở dài ngồi lên xe, chào anh Long và tài xế một tiếng, đầu óc phiền muộn sáng nay lại không được đi chung với Minh Hoàng nữa rồi.

Tới cửa trường học, cô nhỏ để cái Thục xuống xe trước, còn mình vẫn ngồi lại, ý muốn nói với anh Long vài câu. Cô nhỏ dù đầu óc đối với nhân sinh con người dở tệ, nhưng có mù mới không thấy anh Long có ý với mình.

Cô nhỏ không nghĩ nhiều, cứ trực tiếp từ chuyện này từ chối thẳng, sau này cũng đỡ rắc rối thêm một việc,

- Anh Long này - Cô nhỏ nhẹ nhàng - Lần sau anh không cần phải đón em như vậy đâu, nhà em ngay gần trường, như thế rất mất công.

Bách Long ngồi ghế trên, ngoảnh mặt ra sau nhìn cô nhỏ khuôn mặt phiền muộn, không giấu diếm bất kì cảm xúc nào, có chút vui vui. Ở cái tuổi này, thường hay học người lớn che dấu cảm xúc thật, cô nhỏ lại không ngại bộc bạch, so với bạn trang lứa khác biệt rất lớn.

- Anh làm vì anh thích thế thôi - Bách Long lại lật cái nụ cười đẹp trai chói mắt của mình, tưởng đùa nhưng thật.

Cô nhỏ nghiêm mặt, tiếp tục từ chối:

- Cám ơn anh, nhưng em thích đi bộ với bạn hơn.

- Với cậu bạn đó ấy hả? - Bách Long nhớ đến lúc cô nhỏ chui vào trong xe, có một cậu trai khuôn mặt tuấn tú đi ngang kính xe.

Cô nhỏ dạ vâng một tiếng, chào tạm biệt Bách Long, rồi đi vào trong trường. Để lại Bách Long cái cảm giác hơi tiêng tiếc, sau đó tặc lưỡi bỏ qua, ngẫm nghĩ bây giờ chưa được thi để sau này. Bất quá trong lúc đợi Đại Bảo đơn phương cậu kia, anh đi kiếm một cô bạn gái khác vui vẻ là được.

Người ngồi lái xe thấy màn này ha hả cười, đùa anh Long lần đầu bị từ chối thấy thế nào.

Anh Long tuổi mười tám đầu óc chưa lớn hẳn, chốt một câu lẫy lừng:

- Anh cả, em tuyển nhỏ đó làm vợ, chứ không phải làm bạn chơi qua đường. Bây giờ chưa được thì để sau này thôi.

Anh cả chà một tiếng, nhắc nhở Bách Long, người ta có người thích rồi.

- Thì cứ cho là sau đó hai người hẹn hò được đi, kết thúc cũng là chia tay thôi. Có mấy đôi yêu nhau từ lúc này mà bền đâu. Huống chi em còn có cây đa cây đề trấn thủ, kiểu gì cũng như ý mà thôi.

Anh cả nhà họ Hoàng cười càng mãn, đòi cá cược. Bách Long cũng không ngại cá thì cá, anh đây kiêu ngạo chưa biết mùi thua bao giờ.

Trên trời thì có rồng dưới núi thì có hổ, không thể có hai rồng hai hổ cùng một bầu trời sông núi.

Đã có Bách Long lại còn có Minh Hoàng. Mà Minh Hoàng sau bao lần tự tin Bảo Đại không bao giờ bị rung rinh, nay tự nhiên nghĩ lại, cô nhỏ sợ là có mùi rung rinh.

Minh Hoàng luôn nghe đám anh em rỉ tai nhau về hai câu thần chú: “Tao đẹp trai”, “nhà tao giàu”. Nên bao năm một người như cậu cả tự tin vào năng lực bản thân cùng hai câu thần chú độc nhất vô nhị. Nây bất ngờ gặp đối thủ cũng sử dụng tốt hai câu thần chú, thậm chí còn tận dụng triệt để. Lòng không khỏi nổi lửa vẫy vùng sóng lớn, đầu óc IQ vận dụng tối đa truy vấn tình hình.

Ở đời gặp ai cũng tự tin, gặp Bách Long quay ngoắt suy nghĩ lại.

Tranh địa bàn ông đây là không được.

Cậu cả đối với hàng chục chàng trai đua nhau xách cặp cho cô nhỏ, cảm thấy không vấn đề. Cậu vừa gặp Hoàng Bách Long, thức tỉnh một chút, toàn thể con trai trong xã hội này đều sẽ thành vấn đề.

Thế giới bỗng chốc đều là vấn đề, chỉ có đồ ngốc cạnh cậu không bao giờ nhận ra vấn đề. Cô nhỏ không bao giờ nhận ra mình cuốn hút thế nào, cũng không biết những chàng trai xung quanh cô ấy nhìn cô ấy ra làm sao. Cái đồ ngốc ngoài chỉ biết nói thích cậu, từ chối cũng nói thích cậu, học hành cũng vi cậu, cậu nói liền nghe, không nói là thôi... Cuộc sống của cô ấy chính là xoay quanh cậu, cậu là trung tâm của cô ấy. Trần Minh Hoàng cậu đây, chưa bao giờ nghi ngờ điều đấy cả.

Cho đến khi gặp Hoàng Bách Long.

Bên cạnh cậu, cô nhỏ cùng cái Thục vẫn mải mê tám chuyện. Còn nói loáng thoáng cái gì đó về show diễn thời trang. Cậu cả dỏng tai lên nghe, đầu tiên là cô nhỏ nhờ Thục Anh nhắn lại Bách Long mình không muốn đi nữa. Cái Thục mè nheo năn nỉ đi đi cho nó đi với. Cô nhỏ bảo hôm ấy thực sự không đi được, cái Thục hậm hực hỏi chứ làm sao mà không đi.

Cô nhỏ len lén nhìn cậu cả, sau đó thậm thụt thì thầm be bé, khuôn mặt héo hắt của cái Thục càng trở nên héo hắt hơn. Cuối cùng, Thục Anh xua xua tay bấm tin nhắn tanh tách, cô nhỏ ngóng theo cười hì hì.

Tan học, không đợi ai nói gì, Minh Hoàng với tay lấy cặp cô nhỏ xách đi, nhẹ nhàng:

- Về nhà thôi.

Cậu cả ngại ngùng đi trước thật nhanh, nhưng vẫn nghe tiếng giày lộp cộp nhỏ nhắn đuổi ngay theo. Một bóng hình thoăn thoắt chạy lên đi bên cạnh cậu, tay đan ra sau xoắn xít ngại ngùng. Cậu cả tưởng tượng một chút cô gái nhỏ đang đi bên cạnh cậu, có phải cười như nắng xuân, làm cậu cả cũng không tự chủ, tủm tỉm một cái, rồi dấu vội đi.

Chỉ cần cô nhỏ còn thích cậu cả, một tỷ Hoàng Bách Long cậu cũng không sợ.

Sau hôm ấy, ngày nào Trần Minh Hoàng cũng xách cặp về cùng Lý Đại Bảo, tận hưởng cuộc sống học đường ngốc nghếch.
Chương 25<<>>Chương 27
 
Bên trên