Chương 20 - Cô nhỏ gặp “bạn” cũ.
Chương trình đường lên lên đỉnh O bắt đầu từ tháng 11, kết thúc vào tháng 1 năm sau. Đa số các thành viên đều tập trung và chuẩn bị cho phần thi cá nhân. Nhưng có một phần thi rất thú vị, mà các thí sinh tham gia cá nhân sẽ không được tham gia nữa, đó chính là đấu đội.
Phần thi này là một phần thi khai màn cho toàn giải O, mang tính giải trí và giới thiệu các trường học tham gia trong năm nay là chính. Học sinh tham gia đấu đội đều không tham gia đấu cá nhân; nhằm thể hiện cho khả năng phối hợp, tinh thần đoàn kết, và hệ thống giáo dục của nhà trường đối với các học sinh đang học tại trường mà thôi.
Đương nhiên, hai thanh niên Trần Minh Hoàng và Lý Đại Bảo, nhất quyết không tham gia đấu cá nhân, nên bị ép buộc phải đấu đội.
Dù sao thì ghi vào học bạ được nhận giải đấu đội nhìn cũng rất đẹp mắt, lại còn được nhận tiền thưởng, trường cũng vẻ vang, không tham gia cũng hơi uổng.
Lý Đại Bảo hám tiền, đồng ý.
Trần Minh Hoàng như mọi lần, sao cũng được.
Vậy là hai đứa trẻ bắt đầu luyện tập một chút, cô nhỏ lo các môn xã hội, cậu cả thầu các môn tự nhiên. Hai đứa ngày ngày ngồi ban công, đứa này hỏi đứa kia trả lời, động tác vô cùng nhịp nhàng ăn ý, châu liền bích lạc(Sự kết hợp vô cùng ăn khớp).
Sáng hôm thi, cậu cả còn thống nhất với cô nhỏ, là phải biết nhường đối thủ, dù sao cũng chỉ là giải đấu giao hữu cho vui, thắng cũng không cần quá áp đảo, đủ điểm là được.
Đạo lý làm người phải thu liễm cậu cả rất biết cách phải làm sao cho ổn thỏa. Lúc cần thể hiện liền thể hiện trên mọi phương diện, lúc cần giấu đi lại vô cùng khéo léo giấu đi. Đơn giản thì chính là tạo cho người ta cảm giác Trần Minh Hoàng - ngàn năm có một, tài hoa trác tuyệt; nhưng lại đồng thời muốn giấu đi cô nhỏ so với mình cũng chỉ kém một tí tẹo. Muốn mọi người nghĩ cô nhỏ lấy chăm chỉ bù đắp bản thân mà thôi, chứ không phải thông minh hiếm có gì đâu.
Tại sao ư? Cậu cả đối với việc người khác ghen tị với mình, thành kiến với mình, nói xấu mình,... đều là nước chảy mây bay, hoàn toàn không động tâm. Nhưng cô nhỏ lại không như thế, ngoài cứng trong mềm, tâm hồn nhạy cảm rất dễ tổn thương. Cứ nghĩ đến vụ Thi Hoa liền hiểu thôi, có điểm yếu chí mạng, có tính cách dễ dàng bị bắt nạt, đôi khi vài lời liền kích động, chuốc họa vào người;... có thể tránh được bao nhiêu rắc rối, cậu cả liền triệt để tránh đi cho cô nhỏ.
Cậu cả trong đầu nghĩ như vậy, nhưng không giải thích cặn kẽ cho cô nhỏ, chỉ cần làm theo theo là được. Cô nhỏ đương nhiên như bao lần đồng ý tắp lự, cùng gia đình chú Tú lên xe đến địa điểm thi.
Cuộc thi được tổ chức trong phòng quay rất lớn, chỗ ngồi chật kín khán giả, đều là bạn học và phụ huynh của các em đến cổ vũ. Ngoài ra còn có các thầy cô hiệu trưởng các trường đến tham dự, tay bắt mặt mừng vô cùng thân thiện.
Cô nhỏ nhìn thầy hiệu trưởng trường mình đứng cạnh cô hiệu trường chuyên T, cười khịt khịt một cặp vợ chồng. Có thể gọi mối quan hệ này chính là “song hổ phân tranh”, nhưng đồng thời cũng là “phu xướng phụ tùy”.
(Phu xướng phụ tùy:Chồng lên tiếng Vợ đáp lời, chỉ sự hòa hợp trong mối quan hệ vợ chồng, đàn ông làm chủ, phụ nữ theo đó mà trợ giúp chồng)
Có ai không biết từ khi hai trường được thành lập đến nay, luôn là những cuộc long tranh hổ đấu. Bên trường T cũng như trường P, mỗi năm đều hội tụ trăm ngàn anh tài, đọ sức nhau không trên các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia, thì chính là các giải truyền hình kiến thức, điển hình như O. Dù hai người là vợ chồng đắp chung chăn ăn chung mâm, nhưng chỉ cần đứng trên cương vị công việc, lại thành “nhất hổ tử vong”
(Nguyên câu là: Song hổ phân tranh, nhất hổ tử vong. Nghĩa là: Hai hổ tranh đấu thì sẽ có một hổ bị thương)
Thầy hiệu trưởng P cảm thán một tiếng với vợ năm nay “hậu sinh khả úy”(Lớp trẻ sinh sau thật đáng nể)
Cô hiệu trưởng T lại cười nịnh chồng cũng có “Nhân trung chi long”(Rồng trong đám người, ý chỉ người tài giỏi hoặc có một điều gì đó đặc biệt vượt xa người thường).
Hai người cứ đưa đẩy qua đưa đẩy lại, tình chàng ý thiếp có bao nhiêu sâu đậm liền bấy nhiêu ngọt bùi.
Cô nhỏ nhìn một màn này, ghé tai với cậu cả: hai người đó tính cho cả hội trường ăn cơm “tró” ư?
Cậu cả ghé tai nói lại: khói lửa chiến trường nồng đậm, chỗ nào cậu nhìn ra phu thê một nhà thế?
Cô nhỏ mắt tròn tròn: rõ ràng thế kia mà!
Cậu cả ra tay búng trán cô nhỏ cái póc, nhắn nhủ một tiếng bớt tào lao đi.
Bước vào cuộc thi, đôi bạn trẻ liền “ngọa hổ tàng long”, vô cùng ôn hòa tôi nhường tôi nhịn, đội đối phương trả lời được ba câu mình trả lời năm câu, cứ như vậy số điểm hơn đối thủ không chênh lệch quá nhiều, vô cùng vui vẻ nhẹ nhàng, cảm giác rất giống một cuộc giao hữu thân thiện.
Kết thúc mỗi vòng thi, lại thấy một vòng tôi bắt tay bạn, bạn ôm đồng đội tôi, khen nhau một tiếng, hẹn nhau một chút, mở rộng mối quan hệ, rất có phong thái lễ giáo. Tựa như lông hồng, tiến vào vòng chung kết.
Nhưng mà, mọi sự trên đời, không phải bao giờ cũng viên mãn.
Cô nhỏ từ bé đến lớn, có một tính cách bị xem là tật xấu: quyết liệt.
Một khi đã quyết định, thì sẽ không bao giờ thay đổi. Một khi đã làm, lại làm đến cực đoan.
Ví dụ như chuyện vẽ tranh, cô nhỏ tập chung hoàn toàn một trăm phần trăm vào công việc. Không buồn ăn, không buồn ngủ, không buồn cả để ý xung quanh.
Ví dụ như chuyện của Thi Hoa, đánh liền đánh, ghét liền ghét. Không cho dù chỉ một cơ hội để đối phương mở miệng nói chuyện với mình. Thậm chí một ai đó nói chuyện với Thi Hoa, Lý Đại Bảo cũng xem người đó như vô hình, không nhìn không nói với đối phương.
Ví dụ trong trận chung kết của O, Lý Đại Bảo hạ quyết tâm nói với Trần Minh Hoàng: Nhất định phải chiến thắng toàn diện, một điểm cũng không cho đội bạn.
Cô nhỏ nhìn chằm chằm đối thủ nam đội bạn. Lại một đôi mắt không ánh sao đêm, muốn có bao nhiêu lạnh liền lấy bấy nhiêu lạnh. Nếu dùng ánh mắt của diễn viên để miêu tả toàn bộ nhân gian khi rơi vào đáy mộng cảm xúc, chính là lấy ánh mắt Châu Tấn khi làm nàng Như Ý cắt tóc đoạn tuyệt mối tình Thanh Anh Hoằng Lịch. Minh Hoàng lần hai chìm sâu vào hồ đêm, trong lòng ý hoảng lòng loạn. Có bao nhiêu nỗi buồn để đong vào đáy hồ? Bao nhiêu quyết liệt phủ lên mặt hồ băng lãnh? Là từ bao giờ và từ lúc nào, phải nhận ra rằng, sau vẻ đơn thuần trong sáng của cô nhỏ, còn một bản tính khác, một đôi mắt mang toàn bộ tâm tâm trạng thể hiện ra, không che dấu, không nhân nhượng.
Đôi mắt, làm người đối diện không sai cũng thành sai.
- Tại sao? - Cậu cả quay đi nhìn đối tượng. Một cậu bạn trạc tuổi, khuôn mặt đẹp trai da trắng, vẻ đạo mạo ra bên ngoài, mấy phần ngạo mạn không biết thu liễm bên bên trong. Đôi mắt đối phương nhìn cô nhỏ, chứa đầy căm ghét hận thù. Nếu có thể hóa thành mãnh thú, liền lao ra xé toạc cô nhỏ không nhân từ.
Giống Thi Hoa, nhưng tàn nhẫn hơn.
Cô nhỏ xoáy sâu vào cậu bạn đối diện ấy, có thể dùng đôi mắt này bức chết người liền bức cho đến chết. Hai kẻ đối diện nhau, như một trận quyết tử, tôi sống hoặc cậu chết, không có quyền lựa chọn kết quả khác đi.
- Đằng đó tên là Gia Bảo - Cô nhỏ chậm rãi - Cậu giúp mình, xong trận mình kể cho cậu, được không?
Cậu cả nghe thấy trùng tên cô nhỏ, đến ý nghĩa cái tên cũng hao hao. Lại không hiểu sao nghĩ đến cái trò vận mệnh an bài, sắp xếp cho những người có nét tương đồng gặp gỡ nhau, để họ tranh đấu một trận, người thắng hay thua cũng đều không có hạnh phúc về sau.
Cậu cả nén nén tiếng thở dài, hỏi thêm một chút đi:
- Có liên quan đến gia đình không?
Cô nhỏ xác nhận: Có.
Cậu cả chắc kèo, đây đích thị là Thi Hoa phiên bản nam mà thông minh hơn.
Được, cậu cả đáp ứng cô nhỏ, một điểm cũng không cho đối phương. Chuyện đã tới nước này rồi, bảo cô nhỏ nhường đối thủ một chút có mà cô nhỏ tự tung tự tác luôn. Cứ phối hợp theo chiều lòng cô nhỏ cho rồi, bản thân để ý là được.
Một người bình thường khi tham gia cuộc thi, cứ cho là trung bình khả năng của một người ở mức thông minh; thì ghi nhớ câu hỏi, mất một giây; nghĩ câu trả lời, thêm một giây; bấm chuông trả lời, 0.5 giây. Tổng thời gian: 2.5 giây.
Đôi bạn trẻ một người thâm thù đại hận, một người bất động thanh sắc; vừa nghe MC đọc câu hỏi, ngay lập tức bấm chuông trả lời, tổng thời gian của mỗi người: một giây.
MC vừa ra đề: Câu ca dao về nạn giặc cướp - "Thương em anh cũng muốn vô/Sợ truông nhà Hồ, sợ phá............". Đã nghe thấy Lý Đại Bảo bấm chuông cái tingi: Tam Giang.
MC hô chính xác, đọc câu thứ hai: “Nước cứng là nước chứa nhiều ion Mg2+ và ?”, tiếng ting Trần Minh Hoàng bấm nhẹ nhàng, vô cùng chuẩn xác đáp Ca2+.
Lại tiếp tục, "Nắng rực trời tơ và biển ngọc" là hình ảnh mà nhà thơ Tố Hữu đã viết khi ở đất nước nào ? - Lý Đại Bảo không do dự Cu Ba.
Câu tiếp theo: : Quá trình chuyển từ hidrocacbon mạch hở thành mạch vòng gọi là gì? - Trần Minh Hoàng đọc đáp án: Reforming.
Cứ thế hết câu này đến câu kia, kết thúc câu hỏi là câu trả lời, như thể đây là một cuộc dạo chơi kiến kiến thức, như một cộng một bằng hai; không cần suy nghĩ cứ theo phản xạ trả lời, trông có bao nhiêu dễ dàng, chính là bấy nhiêu dễ dàng. Đôi bạn trẻ bắt buộc đội đối thủ phải chứng kiến cái gọi là: bách chiến bách thắng, bất khả chiến bại. Lấy khí thế bức người, Lý Đại Bảo và Trần Minh Hoàng, không nhân nhượng đánh vỡ đối thủ. Đội bạn nhận ra những màn đấu trước đôi bạn trẻ kia chỉ là diễn một màn “ngọa hổ tàng long”, không khỏi thảng thốt sợ hãi dè chừng. Nhưng có còn kịp đâu, đã quá muộn rồi.
Hốt hoảng bấm chuông một cái, lại nhìn vào Trần Minh Hoàng ánh mắt có vài phần khinh người, quay sang một Lý Đại Bảo như hổ săn mồi; quên cả đáp án. Cuối cùng bị mất cơ hội trả lời câu hỏi, cũng đánh mất tự tin, không bình tĩnh được mà trả lời các câu hỏi tiếp theo.
Lần đầu tiên trong lịch sử chương trình, phải chứng kiến một phần thi “khốc liệt” như thế. Cả khán phòng lặng đi, nên có tiếng thở cũng như ngừng lại trong phút giây này. Cái trước mặt họ gọi là gì đây, là tài hoa ngàn năm hội tụ? Song kiếm hợp bích? Châu liền bích lạc (Sự kết hợp vô cùng ăn khớp)? Hoài nghi những màn đấu trước có phải đôi bạn trẻ cố tình nhường đối thủ đôi phần, nể mặt mũi cho người ta cái cảm giác “kỳ phùng địch thủ”, biết cái gọi là “ngang sức ngang tài”?
Luận một chút trí nhớ, ai cũng biết Trần Minh Hoàng nổi danh thiên tài không gì không biết. Có cuộc thi nào cậu ta không chiến thắng áp đảo đâu. Cuộc thi đồng đội lần này có thể tạo nên một cục diện điểm số suýt soát, khán giả đều cho rằng đồng đội của cậu cả là một cục tạ, Lý Đại Bảo trông thì “tiểu kiều linh lung”, nhưng thực chất không quá thông minh, nên mới cho ra kết quả thế này.
Vậy… cái mà bây giờ họ phải chứng kiến… là cái gì? Cô gái có dáng người mảnh mai, trông một bộ xinh xắn lanh lợi, đôi mắt mạnh mẽ quyết liệt, đứng bên cạnh Trần Minh Hoàng này là ai?
Lý Đại Bảo không phải không có tiếng tăm, mà tiếng tăm so với Trần Minh Hoàng không bằng. Dân thi tuyển văn và thi năng khiếu có ai dám nói không biết cái tên Lý Đại Bảo? Họ đều biết, biết một Lý Đại Bảo trong lĩnh vực nghệ thuật tài năng trước tuổi, biết một viên ngọc trân bảo luôn đạt giải nhất trong các cuộc thi về vẽ; biết cả một cô bé được đánh giá rất cao khi mới mười hai tuổi, đã xuất sắc tạo sóng nước sinh động như thật trên tranh trúc chỉ.
Trong lĩnh vực văn học, Lý Đại Bảo nổi danh nghệ nhân ngôn từ. Với lối dẫn dắt độc đáo, thủ pháp miêu tả như dệt tơ quay sợi; từng làm chấn động giới học sinh một thời, nói không biết chính là nói nói dối. Thành công nhất chính là bài thi học sinh giỏi văn lớp chín, đề bài cảm nhận nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua tác phẩm Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du. Tất cả học sinh đều tập trung nói về Thúy Kiều, chỉ một mình Lý Đại Bảo miêu tả tất cả những người phụ nữ trong tác phẩm. Thúy Vân, Hoạn Thư, Thúy Kiều,... như sống dậy trong từng ngòi bút của cô nhỏ. Lý Đại Bảo nhấn mạnh mỗi người phụ nữ trong tác phẩm ai cũng có nỗi khổ riêng, do thời đại áp đặt khiến họ không có tiếng nói riêng. Sau đó là hy vọng, là ước nguyện, là sự mong chờ vào một sự đổi thay về mai sau. Bài thi sử dụng tục ngữ thành ngữ vô cùng chuẩn xác, học một chút miêu tả ước lệ; dệt nên một bức tranh bằng văn, gây chấn động toàn khóa học sinh thời bấy giờ. Góc nhìn mới mẻ như thế, có thể không đoạt giải ư? Không những đoạt giải, còn trở thành huyền thoại.
Nhưng chính bản thân Lý Đại Bảo năm lần bảy lượt muốn che dấu bản thân mình, đều không muốn ai biết mình là loại người xuất sắc. Ban đầu bỏ thi chuyên T, sau đó bỏ thi văn học sinh giỏi lớp 10.
Lý Đại Bảo rõ ràng mình không thể so với Trần Minh Hoàng, càng rõ hơn mình sinh ra đã không phải thiên tài. Có thể đạt được thành tựu, ngoài thông minh sẵn có, còn phụ thuộc một thứ, đó là nỗ lực không ngừng. Lý Đại Bảo nhớ lại những ngày tháng năm xưa, đã từng có những ngày tháng như Trần Minh Hoàng bây giờ: không có đối thủ, một mình một ngựa, thu hết chú ý vào mình.
Kết quả là gì, là sinh ra một nỗi đau không thể xóa bỏ, một nỗi sợ mơ hồ, một khởi nguyên mang tên Gia Bảo.
Là từ đối thủ cô nhỏ ngày hôm nay.
...
Trận chung kết đấu đội chiến thắng chóng vánh đến không thể ngờ. Tận lúc MC hô lên lần đầu tiên trong lịch sử đấu đội có chiến thắng tuyệt đối như thế này. Tiếng reo hò từ học sinh phụ huynh trường THPT P mới bùng nổ. Lần đầu tiên đó mọi người ơi, dù chỉ là giao hữu thì cũng là lần đầu tiên đó. Cô hiệu trưởng trường chuyên T vỗ tay chúc mừng chồng, nói một tiếng quá là đáng sợ. Chồng cô lại làm một bộ giả vờ giả vịt, nói lại một chút “hậu sinh khả úy”.
Cậu cả cô nhỏ kiêu ngạo lên nhận bằng khen, ôm thêm chiếc cúp cười rạng rỡ. Thu hút hết ánh hào quang xung quanh, chúng tinh phủng nguyệt, như cái rốn vũ trụ.
Vây trong lời chúc mừng của thầy cô chúng bạn, cô nhỏ mắt vẫn không rời khỏi bạn học Gia Bảo đáng thương, lúc này cũng đang hằm hằm nhìn cô nhỏ, như muốn ăn sống nuốt tươi cô ngay lúc này.
Gia Bảo có thể không hiểu ư? Đây là trả thù, là lấy chuyện cá nhân trước đây, hôm nay công khai vũ nhục cậu ta. Tất cả mọi người có thể không biết chuyện năm ấy, nhưng cũng không ít người còn nhớ chuyện năm ấy xảy ra.
Lý Đại Bảo phục được thù, có thể giả vờ cao thượng bỏ đi như ta không quen ngươi ngươi không quen ta? Nằm mơ, đã làm lớn như vậy, đã bỏ qua che dấu tài hoa của chính mình, không tiếc công sức cho đối phương cảm thấy cái gì là hố sâu tuyệt vọng, một lần nữa nếm trải cảm giác thất bại ấy,... không phải để một lần nữa nhắc cậu ta chuyện quá khứ sao?
Quân tử mười năm báo thù chưa muộn, Lý Đại Bảo có nằm mơ cũng không ngờ Gia Bảo tự chui đầu vào rọ, tự nộp mạng cho cô vũ nhục.
Lý Đại Bảo nở nụ cười tươi tắn, từ từ tách khỏi đám đông; đến trước mặt cậu “bạn” cũ đang đứng lẻ loi, nhìn ngắm một màn ai ai cũng chúc mừng đồng đội cậu ấy, mà cậu ta cứ vậy thân cô thế cô, nhỏ bé cô độc đến đáng thương.
Đầu tiên phải chào hỏi một tiếng, sau bao năm không gặp, mới phải phép ha:
- Yo! Gia Bảo không thay đổi gì nhỉ?
Vẫn đáng thương như ngày nào.
Vẫn cái bộ dạng, vẫn cái ánh mắt ấy nhìn cô nhỏ, không bao giờ thay đổi.
Cô nhỏ không đợi Gia Bảo, cười hì hì sờ sờ cái cúp trên tay, giọng hờ hững:
- Năm lớp chín tôi nói với giáo viên chủ nhiệm của mình sẽ thi vào trường T chuyên Anh. Không ngờ tới lúc thi ốm nặng một trận, lỡ giở cơ hội. Vậy mà cậu lại vừa đủ điểm vào, tôi trước đó còn nghe cô chủ nhiệm cũ của chúng ta nói cái gì mà cậu định thi chuyên Lý? Tôi vừa báo cho cô của tôi, hôm sau đã nghe cậu đổi hướng rồi. Hồi ấy không kịp chúc mừng cậu, nay chúng ta vừa hay lại gặp nhau ở đây, tôi chúc mừng bù nhé. Tôi còn nhớ cậu luôn muốn thi cá nhân đường lên đỉnh O, gặp cậu tôi bất ngờ lắm. Nhưng may quá, cậu vẫn y như xưa, làm tôi vui lắm.
Lý Đại Bảo cười tít cả mắt, câu nào câu ấy nghe như hai đứa là đôi bạn thân. Chỉ có Gia Bảo không thu nổi cái giọng giả tạo này, chặn họng Lý Đại Bảo:
- Mày muốn gì?
Lý Đại Bảo lại một bộ dạng ngạc nhiên, hỏi lại:
- Gia Bảo sao thế? Tụi mình có lạ gì nhau đâu.
Rồi cô nhỏ lại cười, ghé sát bên tai Gia Bảo tâm sự thêm đôi điều. Tay không quên cầm chiếc cúp thủy tinh giải nhất gõ nhẹ lên chiếc cúp giải nhì của cậu “bạn”, như thể bản thân đang trong cuộc họp ký kết hiệp định, cụng ly sâm panh với kẻ bại trận:
- Kể cả trước đây hay bây giờ, cậu đều đứng phía sau tôi.
- Năm ấy cha tôi không đến họp phụ huynh, cậu bảo tôi mồ côi, vì cha mẹ không đến thì chắc chắn là do không có cha mẹ. Thế…
Cô nhỏ lùi ra xa, nhìn bao quát xung quanh, rồi lại cười, nụ cười châm chọc:
- Tôi lúc nãy thi đấu còn thấy cha mẹ cậu ngồi đây mà? Mẹ cậu thương cậu thật đấy, ngày xưa còn chủ nhiệm cậu với tôi. Ơ mà… Cha mẹ cậu về rồi à?
Lý Đại Bảo lại quay nhìn Gia Bảo, kiêu ngạo đặt chiếc cúp của mình vào tay cậu, ngắm nghía bàn tay nổi đầy gân xanh, ngạo mạn xấu xa:
- Cậu đừng tưởng tôi không biết Thi Hoa là bạn chung xóm của cậu.
- Tôi biết cả mà.
- Cậu cầm nó không hợp gì cả.
- Dù có bao lần.
- Tay tôi cầm nó vẫn đẹp hơn.
Lý Đại Bảo hì hì, trong lúc tay nhấc chiếc cúp ra, không biết Gia Bảo tay còn lại cầm chiếc cúp của mình giơ lên rất cao.
Bốp một cái.
Đập thật mạnh vào đầu Lý Đại Bảo.
Phần thi này là một phần thi khai màn cho toàn giải O, mang tính giải trí và giới thiệu các trường học tham gia trong năm nay là chính. Học sinh tham gia đấu đội đều không tham gia đấu cá nhân; nhằm thể hiện cho khả năng phối hợp, tinh thần đoàn kết, và hệ thống giáo dục của nhà trường đối với các học sinh đang học tại trường mà thôi.
Đương nhiên, hai thanh niên Trần Minh Hoàng và Lý Đại Bảo, nhất quyết không tham gia đấu cá nhân, nên bị ép buộc phải đấu đội.
Dù sao thì ghi vào học bạ được nhận giải đấu đội nhìn cũng rất đẹp mắt, lại còn được nhận tiền thưởng, trường cũng vẻ vang, không tham gia cũng hơi uổng.
Lý Đại Bảo hám tiền, đồng ý.
Trần Minh Hoàng như mọi lần, sao cũng được.
Vậy là hai đứa trẻ bắt đầu luyện tập một chút, cô nhỏ lo các môn xã hội, cậu cả thầu các môn tự nhiên. Hai đứa ngày ngày ngồi ban công, đứa này hỏi đứa kia trả lời, động tác vô cùng nhịp nhàng ăn ý, châu liền bích lạc(Sự kết hợp vô cùng ăn khớp).
Sáng hôm thi, cậu cả còn thống nhất với cô nhỏ, là phải biết nhường đối thủ, dù sao cũng chỉ là giải đấu giao hữu cho vui, thắng cũng không cần quá áp đảo, đủ điểm là được.
Đạo lý làm người phải thu liễm cậu cả rất biết cách phải làm sao cho ổn thỏa. Lúc cần thể hiện liền thể hiện trên mọi phương diện, lúc cần giấu đi lại vô cùng khéo léo giấu đi. Đơn giản thì chính là tạo cho người ta cảm giác Trần Minh Hoàng - ngàn năm có một, tài hoa trác tuyệt; nhưng lại đồng thời muốn giấu đi cô nhỏ so với mình cũng chỉ kém một tí tẹo. Muốn mọi người nghĩ cô nhỏ lấy chăm chỉ bù đắp bản thân mà thôi, chứ không phải thông minh hiếm có gì đâu.
Tại sao ư? Cậu cả đối với việc người khác ghen tị với mình, thành kiến với mình, nói xấu mình,... đều là nước chảy mây bay, hoàn toàn không động tâm. Nhưng cô nhỏ lại không như thế, ngoài cứng trong mềm, tâm hồn nhạy cảm rất dễ tổn thương. Cứ nghĩ đến vụ Thi Hoa liền hiểu thôi, có điểm yếu chí mạng, có tính cách dễ dàng bị bắt nạt, đôi khi vài lời liền kích động, chuốc họa vào người;... có thể tránh được bao nhiêu rắc rối, cậu cả liền triệt để tránh đi cho cô nhỏ.
Cậu cả trong đầu nghĩ như vậy, nhưng không giải thích cặn kẽ cho cô nhỏ, chỉ cần làm theo theo là được. Cô nhỏ đương nhiên như bao lần đồng ý tắp lự, cùng gia đình chú Tú lên xe đến địa điểm thi.
Cuộc thi được tổ chức trong phòng quay rất lớn, chỗ ngồi chật kín khán giả, đều là bạn học và phụ huynh của các em đến cổ vũ. Ngoài ra còn có các thầy cô hiệu trưởng các trường đến tham dự, tay bắt mặt mừng vô cùng thân thiện.
Cô nhỏ nhìn thầy hiệu trưởng trường mình đứng cạnh cô hiệu trường chuyên T, cười khịt khịt một cặp vợ chồng. Có thể gọi mối quan hệ này chính là “song hổ phân tranh”, nhưng đồng thời cũng là “phu xướng phụ tùy”.
(Phu xướng phụ tùy:Chồng lên tiếng Vợ đáp lời, chỉ sự hòa hợp trong mối quan hệ vợ chồng, đàn ông làm chủ, phụ nữ theo đó mà trợ giúp chồng)
Có ai không biết từ khi hai trường được thành lập đến nay, luôn là những cuộc long tranh hổ đấu. Bên trường T cũng như trường P, mỗi năm đều hội tụ trăm ngàn anh tài, đọ sức nhau không trên các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia, thì chính là các giải truyền hình kiến thức, điển hình như O. Dù hai người là vợ chồng đắp chung chăn ăn chung mâm, nhưng chỉ cần đứng trên cương vị công việc, lại thành “nhất hổ tử vong”
(Nguyên câu là: Song hổ phân tranh, nhất hổ tử vong. Nghĩa là: Hai hổ tranh đấu thì sẽ có một hổ bị thương)
Thầy hiệu trưởng P cảm thán một tiếng với vợ năm nay “hậu sinh khả úy”(Lớp trẻ sinh sau thật đáng nể)
Cô hiệu trưởng T lại cười nịnh chồng cũng có “Nhân trung chi long”(Rồng trong đám người, ý chỉ người tài giỏi hoặc có một điều gì đó đặc biệt vượt xa người thường).
Hai người cứ đưa đẩy qua đưa đẩy lại, tình chàng ý thiếp có bao nhiêu sâu đậm liền bấy nhiêu ngọt bùi.
Cô nhỏ nhìn một màn này, ghé tai với cậu cả: hai người đó tính cho cả hội trường ăn cơm “tró” ư?
Cậu cả ghé tai nói lại: khói lửa chiến trường nồng đậm, chỗ nào cậu nhìn ra phu thê một nhà thế?
Cô nhỏ mắt tròn tròn: rõ ràng thế kia mà!
Cậu cả ra tay búng trán cô nhỏ cái póc, nhắn nhủ một tiếng bớt tào lao đi.
Bước vào cuộc thi, đôi bạn trẻ liền “ngọa hổ tàng long”, vô cùng ôn hòa tôi nhường tôi nhịn, đội đối phương trả lời được ba câu mình trả lời năm câu, cứ như vậy số điểm hơn đối thủ không chênh lệch quá nhiều, vô cùng vui vẻ nhẹ nhàng, cảm giác rất giống một cuộc giao hữu thân thiện.
Kết thúc mỗi vòng thi, lại thấy một vòng tôi bắt tay bạn, bạn ôm đồng đội tôi, khen nhau một tiếng, hẹn nhau một chút, mở rộng mối quan hệ, rất có phong thái lễ giáo. Tựa như lông hồng, tiến vào vòng chung kết.
Nhưng mà, mọi sự trên đời, không phải bao giờ cũng viên mãn.
Cô nhỏ từ bé đến lớn, có một tính cách bị xem là tật xấu: quyết liệt.
Một khi đã quyết định, thì sẽ không bao giờ thay đổi. Một khi đã làm, lại làm đến cực đoan.
Ví dụ như chuyện vẽ tranh, cô nhỏ tập chung hoàn toàn một trăm phần trăm vào công việc. Không buồn ăn, không buồn ngủ, không buồn cả để ý xung quanh.
Ví dụ như chuyện của Thi Hoa, đánh liền đánh, ghét liền ghét. Không cho dù chỉ một cơ hội để đối phương mở miệng nói chuyện với mình. Thậm chí một ai đó nói chuyện với Thi Hoa, Lý Đại Bảo cũng xem người đó như vô hình, không nhìn không nói với đối phương.
Ví dụ trong trận chung kết của O, Lý Đại Bảo hạ quyết tâm nói với Trần Minh Hoàng: Nhất định phải chiến thắng toàn diện, một điểm cũng không cho đội bạn.
Cô nhỏ nhìn chằm chằm đối thủ nam đội bạn. Lại một đôi mắt không ánh sao đêm, muốn có bao nhiêu lạnh liền lấy bấy nhiêu lạnh. Nếu dùng ánh mắt của diễn viên để miêu tả toàn bộ nhân gian khi rơi vào đáy mộng cảm xúc, chính là lấy ánh mắt Châu Tấn khi làm nàng Như Ý cắt tóc đoạn tuyệt mối tình Thanh Anh Hoằng Lịch. Minh Hoàng lần hai chìm sâu vào hồ đêm, trong lòng ý hoảng lòng loạn. Có bao nhiêu nỗi buồn để đong vào đáy hồ? Bao nhiêu quyết liệt phủ lên mặt hồ băng lãnh? Là từ bao giờ và từ lúc nào, phải nhận ra rằng, sau vẻ đơn thuần trong sáng của cô nhỏ, còn một bản tính khác, một đôi mắt mang toàn bộ tâm tâm trạng thể hiện ra, không che dấu, không nhân nhượng.
Đôi mắt, làm người đối diện không sai cũng thành sai.
- Tại sao? - Cậu cả quay đi nhìn đối tượng. Một cậu bạn trạc tuổi, khuôn mặt đẹp trai da trắng, vẻ đạo mạo ra bên ngoài, mấy phần ngạo mạn không biết thu liễm bên bên trong. Đôi mắt đối phương nhìn cô nhỏ, chứa đầy căm ghét hận thù. Nếu có thể hóa thành mãnh thú, liền lao ra xé toạc cô nhỏ không nhân từ.
Giống Thi Hoa, nhưng tàn nhẫn hơn.
Cô nhỏ xoáy sâu vào cậu bạn đối diện ấy, có thể dùng đôi mắt này bức chết người liền bức cho đến chết. Hai kẻ đối diện nhau, như một trận quyết tử, tôi sống hoặc cậu chết, không có quyền lựa chọn kết quả khác đi.
- Đằng đó tên là Gia Bảo - Cô nhỏ chậm rãi - Cậu giúp mình, xong trận mình kể cho cậu, được không?
Cậu cả nghe thấy trùng tên cô nhỏ, đến ý nghĩa cái tên cũng hao hao. Lại không hiểu sao nghĩ đến cái trò vận mệnh an bài, sắp xếp cho những người có nét tương đồng gặp gỡ nhau, để họ tranh đấu một trận, người thắng hay thua cũng đều không có hạnh phúc về sau.
Cậu cả nén nén tiếng thở dài, hỏi thêm một chút đi:
- Có liên quan đến gia đình không?
Cô nhỏ xác nhận: Có.
Cậu cả chắc kèo, đây đích thị là Thi Hoa phiên bản nam mà thông minh hơn.
Được, cậu cả đáp ứng cô nhỏ, một điểm cũng không cho đối phương. Chuyện đã tới nước này rồi, bảo cô nhỏ nhường đối thủ một chút có mà cô nhỏ tự tung tự tác luôn. Cứ phối hợp theo chiều lòng cô nhỏ cho rồi, bản thân để ý là được.
Một người bình thường khi tham gia cuộc thi, cứ cho là trung bình khả năng của một người ở mức thông minh; thì ghi nhớ câu hỏi, mất một giây; nghĩ câu trả lời, thêm một giây; bấm chuông trả lời, 0.5 giây. Tổng thời gian: 2.5 giây.
Đôi bạn trẻ một người thâm thù đại hận, một người bất động thanh sắc; vừa nghe MC đọc câu hỏi, ngay lập tức bấm chuông trả lời, tổng thời gian của mỗi người: một giây.
MC vừa ra đề: Câu ca dao về nạn giặc cướp - "Thương em anh cũng muốn vô/Sợ truông nhà Hồ, sợ phá............". Đã nghe thấy Lý Đại Bảo bấm chuông cái tingi: Tam Giang.
MC hô chính xác, đọc câu thứ hai: “Nước cứng là nước chứa nhiều ion Mg2+ và ?”, tiếng ting Trần Minh Hoàng bấm nhẹ nhàng, vô cùng chuẩn xác đáp Ca2+.
Lại tiếp tục, "Nắng rực trời tơ và biển ngọc" là hình ảnh mà nhà thơ Tố Hữu đã viết khi ở đất nước nào ? - Lý Đại Bảo không do dự Cu Ba.
Câu tiếp theo: : Quá trình chuyển từ hidrocacbon mạch hở thành mạch vòng gọi là gì? - Trần Minh Hoàng đọc đáp án: Reforming.
Cứ thế hết câu này đến câu kia, kết thúc câu hỏi là câu trả lời, như thể đây là một cuộc dạo chơi kiến kiến thức, như một cộng một bằng hai; không cần suy nghĩ cứ theo phản xạ trả lời, trông có bao nhiêu dễ dàng, chính là bấy nhiêu dễ dàng. Đôi bạn trẻ bắt buộc đội đối thủ phải chứng kiến cái gọi là: bách chiến bách thắng, bất khả chiến bại. Lấy khí thế bức người, Lý Đại Bảo và Trần Minh Hoàng, không nhân nhượng đánh vỡ đối thủ. Đội bạn nhận ra những màn đấu trước đôi bạn trẻ kia chỉ là diễn một màn “ngọa hổ tàng long”, không khỏi thảng thốt sợ hãi dè chừng. Nhưng có còn kịp đâu, đã quá muộn rồi.
Hốt hoảng bấm chuông một cái, lại nhìn vào Trần Minh Hoàng ánh mắt có vài phần khinh người, quay sang một Lý Đại Bảo như hổ săn mồi; quên cả đáp án. Cuối cùng bị mất cơ hội trả lời câu hỏi, cũng đánh mất tự tin, không bình tĩnh được mà trả lời các câu hỏi tiếp theo.
Lần đầu tiên trong lịch sử chương trình, phải chứng kiến một phần thi “khốc liệt” như thế. Cả khán phòng lặng đi, nên có tiếng thở cũng như ngừng lại trong phút giây này. Cái trước mặt họ gọi là gì đây, là tài hoa ngàn năm hội tụ? Song kiếm hợp bích? Châu liền bích lạc (Sự kết hợp vô cùng ăn khớp)? Hoài nghi những màn đấu trước có phải đôi bạn trẻ cố tình nhường đối thủ đôi phần, nể mặt mũi cho người ta cái cảm giác “kỳ phùng địch thủ”, biết cái gọi là “ngang sức ngang tài”?
Luận một chút trí nhớ, ai cũng biết Trần Minh Hoàng nổi danh thiên tài không gì không biết. Có cuộc thi nào cậu ta không chiến thắng áp đảo đâu. Cuộc thi đồng đội lần này có thể tạo nên một cục diện điểm số suýt soát, khán giả đều cho rằng đồng đội của cậu cả là một cục tạ, Lý Đại Bảo trông thì “tiểu kiều linh lung”, nhưng thực chất không quá thông minh, nên mới cho ra kết quả thế này.
Vậy… cái mà bây giờ họ phải chứng kiến… là cái gì? Cô gái có dáng người mảnh mai, trông một bộ xinh xắn lanh lợi, đôi mắt mạnh mẽ quyết liệt, đứng bên cạnh Trần Minh Hoàng này là ai?
Lý Đại Bảo không phải không có tiếng tăm, mà tiếng tăm so với Trần Minh Hoàng không bằng. Dân thi tuyển văn và thi năng khiếu có ai dám nói không biết cái tên Lý Đại Bảo? Họ đều biết, biết một Lý Đại Bảo trong lĩnh vực nghệ thuật tài năng trước tuổi, biết một viên ngọc trân bảo luôn đạt giải nhất trong các cuộc thi về vẽ; biết cả một cô bé được đánh giá rất cao khi mới mười hai tuổi, đã xuất sắc tạo sóng nước sinh động như thật trên tranh trúc chỉ.
Trong lĩnh vực văn học, Lý Đại Bảo nổi danh nghệ nhân ngôn từ. Với lối dẫn dắt độc đáo, thủ pháp miêu tả như dệt tơ quay sợi; từng làm chấn động giới học sinh một thời, nói không biết chính là nói nói dối. Thành công nhất chính là bài thi học sinh giỏi văn lớp chín, đề bài cảm nhận nỗi khổ của người phụ nữ trong xã hội phong kiến qua tác phẩm Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du. Tất cả học sinh đều tập trung nói về Thúy Kiều, chỉ một mình Lý Đại Bảo miêu tả tất cả những người phụ nữ trong tác phẩm. Thúy Vân, Hoạn Thư, Thúy Kiều,... như sống dậy trong từng ngòi bút của cô nhỏ. Lý Đại Bảo nhấn mạnh mỗi người phụ nữ trong tác phẩm ai cũng có nỗi khổ riêng, do thời đại áp đặt khiến họ không có tiếng nói riêng. Sau đó là hy vọng, là ước nguyện, là sự mong chờ vào một sự đổi thay về mai sau. Bài thi sử dụng tục ngữ thành ngữ vô cùng chuẩn xác, học một chút miêu tả ước lệ; dệt nên một bức tranh bằng văn, gây chấn động toàn khóa học sinh thời bấy giờ. Góc nhìn mới mẻ như thế, có thể không đoạt giải ư? Không những đoạt giải, còn trở thành huyền thoại.
Nhưng chính bản thân Lý Đại Bảo năm lần bảy lượt muốn che dấu bản thân mình, đều không muốn ai biết mình là loại người xuất sắc. Ban đầu bỏ thi chuyên T, sau đó bỏ thi văn học sinh giỏi lớp 10.
Lý Đại Bảo rõ ràng mình không thể so với Trần Minh Hoàng, càng rõ hơn mình sinh ra đã không phải thiên tài. Có thể đạt được thành tựu, ngoài thông minh sẵn có, còn phụ thuộc một thứ, đó là nỗ lực không ngừng. Lý Đại Bảo nhớ lại những ngày tháng năm xưa, đã từng có những ngày tháng như Trần Minh Hoàng bây giờ: không có đối thủ, một mình một ngựa, thu hết chú ý vào mình.
Kết quả là gì, là sinh ra một nỗi đau không thể xóa bỏ, một nỗi sợ mơ hồ, một khởi nguyên mang tên Gia Bảo.
Là từ đối thủ cô nhỏ ngày hôm nay.
...
Trận chung kết đấu đội chiến thắng chóng vánh đến không thể ngờ. Tận lúc MC hô lên lần đầu tiên trong lịch sử đấu đội có chiến thắng tuyệt đối như thế này. Tiếng reo hò từ học sinh phụ huynh trường THPT P mới bùng nổ. Lần đầu tiên đó mọi người ơi, dù chỉ là giao hữu thì cũng là lần đầu tiên đó. Cô hiệu trưởng trường chuyên T vỗ tay chúc mừng chồng, nói một tiếng quá là đáng sợ. Chồng cô lại làm một bộ giả vờ giả vịt, nói lại một chút “hậu sinh khả úy”.
Cậu cả cô nhỏ kiêu ngạo lên nhận bằng khen, ôm thêm chiếc cúp cười rạng rỡ. Thu hút hết ánh hào quang xung quanh, chúng tinh phủng nguyệt, như cái rốn vũ trụ.
Vây trong lời chúc mừng của thầy cô chúng bạn, cô nhỏ mắt vẫn không rời khỏi bạn học Gia Bảo đáng thương, lúc này cũng đang hằm hằm nhìn cô nhỏ, như muốn ăn sống nuốt tươi cô ngay lúc này.
Gia Bảo có thể không hiểu ư? Đây là trả thù, là lấy chuyện cá nhân trước đây, hôm nay công khai vũ nhục cậu ta. Tất cả mọi người có thể không biết chuyện năm ấy, nhưng cũng không ít người còn nhớ chuyện năm ấy xảy ra.
Lý Đại Bảo phục được thù, có thể giả vờ cao thượng bỏ đi như ta không quen ngươi ngươi không quen ta? Nằm mơ, đã làm lớn như vậy, đã bỏ qua che dấu tài hoa của chính mình, không tiếc công sức cho đối phương cảm thấy cái gì là hố sâu tuyệt vọng, một lần nữa nếm trải cảm giác thất bại ấy,... không phải để một lần nữa nhắc cậu ta chuyện quá khứ sao?
Quân tử mười năm báo thù chưa muộn, Lý Đại Bảo có nằm mơ cũng không ngờ Gia Bảo tự chui đầu vào rọ, tự nộp mạng cho cô vũ nhục.
Lý Đại Bảo nở nụ cười tươi tắn, từ từ tách khỏi đám đông; đến trước mặt cậu “bạn” cũ đang đứng lẻ loi, nhìn ngắm một màn ai ai cũng chúc mừng đồng đội cậu ấy, mà cậu ta cứ vậy thân cô thế cô, nhỏ bé cô độc đến đáng thương.
Đầu tiên phải chào hỏi một tiếng, sau bao năm không gặp, mới phải phép ha:
- Yo! Gia Bảo không thay đổi gì nhỉ?
Vẫn đáng thương như ngày nào.
Vẫn cái bộ dạng, vẫn cái ánh mắt ấy nhìn cô nhỏ, không bao giờ thay đổi.
Cô nhỏ không đợi Gia Bảo, cười hì hì sờ sờ cái cúp trên tay, giọng hờ hững:
- Năm lớp chín tôi nói với giáo viên chủ nhiệm của mình sẽ thi vào trường T chuyên Anh. Không ngờ tới lúc thi ốm nặng một trận, lỡ giở cơ hội. Vậy mà cậu lại vừa đủ điểm vào, tôi trước đó còn nghe cô chủ nhiệm cũ của chúng ta nói cái gì mà cậu định thi chuyên Lý? Tôi vừa báo cho cô của tôi, hôm sau đã nghe cậu đổi hướng rồi. Hồi ấy không kịp chúc mừng cậu, nay chúng ta vừa hay lại gặp nhau ở đây, tôi chúc mừng bù nhé. Tôi còn nhớ cậu luôn muốn thi cá nhân đường lên đỉnh O, gặp cậu tôi bất ngờ lắm. Nhưng may quá, cậu vẫn y như xưa, làm tôi vui lắm.
Lý Đại Bảo cười tít cả mắt, câu nào câu ấy nghe như hai đứa là đôi bạn thân. Chỉ có Gia Bảo không thu nổi cái giọng giả tạo này, chặn họng Lý Đại Bảo:
- Mày muốn gì?
Lý Đại Bảo lại một bộ dạng ngạc nhiên, hỏi lại:
- Gia Bảo sao thế? Tụi mình có lạ gì nhau đâu.
Rồi cô nhỏ lại cười, ghé sát bên tai Gia Bảo tâm sự thêm đôi điều. Tay không quên cầm chiếc cúp thủy tinh giải nhất gõ nhẹ lên chiếc cúp giải nhì của cậu “bạn”, như thể bản thân đang trong cuộc họp ký kết hiệp định, cụng ly sâm panh với kẻ bại trận:
- Kể cả trước đây hay bây giờ, cậu đều đứng phía sau tôi.
- Năm ấy cha tôi không đến họp phụ huynh, cậu bảo tôi mồ côi, vì cha mẹ không đến thì chắc chắn là do không có cha mẹ. Thế…
Cô nhỏ lùi ra xa, nhìn bao quát xung quanh, rồi lại cười, nụ cười châm chọc:
- Tôi lúc nãy thi đấu còn thấy cha mẹ cậu ngồi đây mà? Mẹ cậu thương cậu thật đấy, ngày xưa còn chủ nhiệm cậu với tôi. Ơ mà… Cha mẹ cậu về rồi à?
Lý Đại Bảo lại quay nhìn Gia Bảo, kiêu ngạo đặt chiếc cúp của mình vào tay cậu, ngắm nghía bàn tay nổi đầy gân xanh, ngạo mạn xấu xa:
- Cậu đừng tưởng tôi không biết Thi Hoa là bạn chung xóm của cậu.
- Tôi biết cả mà.
- Cậu cầm nó không hợp gì cả.
- Dù có bao lần.
- Tay tôi cầm nó vẫn đẹp hơn.
Lý Đại Bảo hì hì, trong lúc tay nhấc chiếc cúp ra, không biết Gia Bảo tay còn lại cầm chiếc cúp của mình giơ lên rất cao.
Bốp một cái.
Đập thật mạnh vào đầu Lý Đại Bảo.
Chỉnh sửa lần cuối: