Lâu lắm mới trở lại Gác. Mong mọi người theo dõi vẫn còn nhớ truyện,
Chương 2.2
Chương 2.2
Hằng Nga liên tục khua tay trước mặt Ý Như, thậm chí còn luôn miệng gọi, nhưng cô chẳng bận tâm. Đến khi Hằng Nga hét một tiếng rõ to vào tai cô, Ý Như mới gọi đủ hồn phách nhập lại vào cơ thể mình.
Hằng Nga ném cho cô một ánh nhìn soi mói, hỏi: “Bà bị sao thế?”
Ý Như ngẩng đầu lên nhìn, thẫn thờ đáp: “Có người tỏ tình với tôi.”
“Tiến Đạt à?”
“Không.” Ý Như đáp, rồi thở dài một tiếng.
“Bà thích người ta hả?” Hằng Nga nhìn Ý Như rồi hỏi như vậy.
Ý Như bật dậy, hét to: “Không!”
“Thế sao bà để tâm làm gì? Cứ từ chối người ta dứt khoát như bà từ chối Đạt ấy.” Hằng Nga thật không hiểu có cái gì đáng để tâm khiến Ý Như làm cái bộ mặt như vậy.
Ý Như buồn bã phản bác: “Nhưng…”
Hằng Nga nhìn xuống dưới đất chỗ Ý Như ngồi, nơi đó vương vãi cánh hoa, nhuỵ hoa, cành lá của hoa hồng và hướng dương. Liền nhanh chóng nhận ra bạn mình đang phân vân lắm, khẽ hỏi: “Bà bói hoa à? Thế kết quả thế nào?”
“Đồng ý.” Ý Như ỉu xìu đáp.
Nhìn cô để tâm như vậy ai cũng biết là có thích người ta rồi còn gì. Hằng Nga phán: “Thế thì theo ý trời thôi. Cứ yêu đương đi.”
“Bà không hiểu…” Ý Như nói với theo hình bóng của Hằng Nga khi cô nàng đi khỏi cửa hàng hoa. Hằng Nga khác cô, đã va chạm với biết bao mối tình, đương nhiên không hiểu sự phân vân của cô. Thế Du là một chàng trai tốt và cuốn hút, dù chỉ tiếp xúc vài lần, nhưng Ý Như có thể dễ dàng nhận ra điều đó. Nhưng sao Thế Du có thể thích cô khi hai người thậm chí còn chưa tiếp xúc nhiều chứ?
Hay có phải Thế Du cá cược với ai đó như trong tiểu thuyết về việc có biến cô thành người yêu của anh chàng không? Ý Như thở dài, vì cô chỉ là một cô gái mỏng mong yếu ớt, nên cô thật sự sợ tổn thương.
Ý Như nhìn những cánh hoa rơi dưới đất. Quả thật cô có ngu ngốc một chút chơi trò bói hoa. Ba bông hoa hồng đầu tiên, kết quả đều là ‘không đồng ý’, đến khi cô dùng bông hướng dương mà Thế Du tặng, kết quả lại là ‘đồng ý’. Thật khiến cô hoang mang mà.
Chuông điện thoại vang lên, là một dãy số lạ, nhưng cô có thể nhận ra là số điện thoại của Thế Du. Do dự hồi lâu, Ý Như cũng quyết định nghe máy.
Thế Du hỏi cô: “Có muốn xem ảnh không?”
Ý của Thế Du là ảnh chụp cô hôm làm mẫu ảnh thay cho cô gái bị tai nạn. Thật ra Thế Du đã hỏi cô về việc lấy catxe, nhưng Ý Như không muốn nhận, thay vào đó cô muốn một bộ ảnh của mình. Thế nên cô cho anh số điện thoại, hẹn khi nào có ảnh thì gọi cho cô.
Ý Như gật đầu, lại nhận ra Thế Du không nhìn thấy, liền nói: “Tôi muốn.”
“Vậy tôi đến tiệm hoa của cô.”
“A, không cần…”
Chưa kịp nói hết câu, đầu bên kia đã cụp máy. Ý Như hoảng hốt, vội vội vàng vàng dọn dẹp lại tiệm, cô mang trà trong ấm đi đổ bỏ, pha lại một ấm khác. Rồi nhanh chóng quét bỏ đống hoa hồng với hướng dương lẫn lộn có khả năng trở thành vật chứng tố cáo cô kia vào thùng rác. Lúc xong xuôi, Thế Du cũng vừa bước vào tiệm.
Ý Như rót trà cho anh. Còn anh thì lôi album từ trong cặp ra cho cô xem. Sau khi được chỉnh sửa ánh sáng, quả thật long lanh hơn hình mới chụp rất nhiều. Ý Như bỗng dưng cảm thấy vui vẻ, ngắm nghía chính mình hồi lâu. Không để ý Thế Du đang nhìn cô.
Khi Ý Như ngẩng đầu lên, liền đụng phải đôi mắt sâu như biển cả của anh, bỗng thấy tim mình đập liên hồi. Cô không biết mình đang rung động bởi vẻ đẹp trai của anh, hay vì mình đã thích con người của anh nữa.
Đôi mắt ấy cuốn hút, như muốn lôi trọn cô vào trong. Ý Như bỗng dưng nấc lên. Tiếng nấc to dần. Ý Như đưa tay bịt chặt miệng. Có cần phải đẩy cô vào tình huống xấu hổ như thế không? Bịt chặt miệng cũng vô tác dụng, tiếng nấc không chịu dừng mà có dấu hiệu dồn dập hơn.
Thế Du phát hoảng, anh rót nước cho cô, nói: “Uống bảy hụm, hay chín hụm nhỉ?”
Ý Như không quan tâm đến mấy hụm, cô uống một hơi hết cốc nước đầy. Những tưởng tiếng nấc đã dừng rồi, ai ngờ trong lúc cô thả lỏng cơ thể, lại một lần nữa nấc lên.
Thế Du tìm một chiếc túi bóng to, anh thổi một hơi, rồi đập mạnh khiến nó phát ra tiếng nổ lớn. Nhưng cô không vì thế mà quên cơn nấc. Mà tiếng nấc còn to hơn.
“A, hay cô thử bịt tai, lè lưỡi đi.” Anh hiến kế. Hình như từng có ai đó nói với anh điều đó.
Ý Như mím chặt môi. Cô sao thể làm ra hành động đáng xấu hổ như thế trước mặt trai đẹp chứ.
Thế Du thấy cô không làm, anh càng hoảng. Cuối cùng, anh nhướn người lên khỏi bàn, giữ chặt lấy đầu cô, đặt môi mình lên môi cô.
Ý Như trừng mắt lớn, quên cả phản ứng.
Quên cả nấc.
Đến khi anh buông cô ra, quả thật cơn nấc đã hết rồi. Anh vui vẻ nói: “Hết nấc thật này. Bà nội tôi nói khi bị nấc cần phải thật ngạc nhiên.”
Ý Như không chỉ ngạc nhiên. Cô còn hoảng sợ. Cô vô cùng hoảng sợ. Cô bật dậy, chạy thật nhanh ra ngoài cửa tiệm. Để lại Thế Du cũng ngạc nhiên không kém.
Một lúc sau, cô trở lại tiệm, nói với Thế Du: “Anh mới phải là người ra ngoài. Đây là cửa hàng của tôi.”
Thế Du đứng dậy, dưới sự hối thúc của cô mà phải ra khỏi tiệm.
Khi thấy bóng anh đi xa rồi, Ý Như mới đưa tay lên chạm vào môi mình. Nụ hôn đầu của cô, lại bị người ta cướp đi một cách sao rỗng như vậy? Cô đã từng tưởng tượng ra quanh cảnh một chàng hoàng tử đẹp trai tặng cô một bó hoa thật to, rồi từ từ cúi đầu xuống hôn cô. Khung cảnh lãng mạn ấy phải diễn ra ở một cánh đồng hoa, dưới ánh nắng vàng ươm để bầu trời có thể chứng kiến.
Vậy mà, nụ hôn đầu của cô lại bị một gã cũng tính là đẹp trai cướp đi chỉ vì muốn chữa cơn nấc cho cô. Ý Như nhìn quanh, và nụ hôn đó còn xảy ra trong một cửa tiệm vài ngày không được ai chăm sóc, hoa đã héo tàn.
Cô còn chẳng cảm nhận được sự rung rinh hay ngọt ngào nào nữa cơ chứ. Chỉ còn nỗi hoảng hốt là ở lại đến bây giờ.
Thật không thể cứu chữa được.
*
Hôm nay Tiến Đạt không đi học. Nhưng “bữa tiệc” ở lớp vẫn chưa tàn. Chỉ bởi vì có người tình cờ có mặt trong quán cafe mà cô từ chối Đạt ngày hôm trước. Ý Như vò đầu, cô đã chọn quán cafe thật xa trường đấy.
“Đúng không, anh chàng này là bạn trai cậu hả, Ý Như?” Một cô bạn dí chiếc điện thoại vào sát mặt cô, trong đó là bức ảnh Tiến Đạt hoang mang ngồi dưới ghế, liếc nhìn cô đang dựa vào lòng trai đẹp, vừa hỏi vừa xuýt xoa: “Đẹp trai như vậy thể nào cậu không bằng lòng Tiến Đạt là đúng rồi.”
“Thế ra Tiến Đạt bị đá thật à?”
Ý Như vò đầu khiến mái tóc vốn được buộc lại mượt mà giờ như một cái tổ quạ. Cô không hiểu chuyện này không liền quan đến họ, sao họ còn tò mò hơn cả cô vậy?
Thật may vì buổi học đã kết thúc, Ý Như chuồn vội ra khỏi lớp. Cô cần một viên thuốc giảm đau đầu.
Nhưng ở ngoài cổng trường, “hung thần” thực sự đang chờ đón cô.
Thế Du đưạ người vào bức tường. Mặc kệ đám sinh viên nữ đang ngắm mình, xuýt xoa khen đẹp trai, “nam thần” vẫn tự tin đứng im, không mảy may lo lắng trên người mình có một khuyết điểm nào cả.
Khi vừa thấy cô, Thế Du liền mỉm cười khiến đám sinh viên vỡ oà. Anh đến và kéo cô ra khỏi đám đông. Khi thấy không còn ai chú ý đến mình, cô dằng mạnh tay khỏi tay anh. Thế Du cũng giống Tiến Đạt, chẳng bao giờ để tâm đến cảm xúc của cô. Cô không hề muốn mình trở thành trung tâm của dư luận, không muốn bị mọi người bàn tán, xôn xao. Nhưng Thế Du lại làm thế với cô.
Thế Du quay đầu lại nhìn cô, mỉm cười: “Đề nghị hôm trước của tôi, em nghĩ thế nào?”
Ý Như lùi một bước: “Anh không hề thích tôi. Giống như Tiến đạt, anh thích thể hiện mình hơn đấy.”
Thế Du ngạc nhiên, sau đó bật cười: “Đó không phải thích thể hiện, đó là bày tỏ tình cảm trước đám đông.”
“Nhưng tôi không thích.”
“Nhưng em không hề thấy khó chịu. Là vì người bày tỏ với em là tôi, không phải người khác.”
Ý Như trợn tròn mắt, bước lùi. Sự tự tin này từ đâu ra vậy? Hoá ra sự khác biệt bởi người kéo cô vào sự rắc rối của dư luận là anh ta, chứ không phải Tiến Đạt. Ý Như thở dài, lên tiếng: “Tôi…”
Thế Du đưa ngón trỏ lên chạm vào môi cô, mỉm cười: “Sau khi nghe câu chuyện này, hãy cho tôi một câu trả lời.”
“Em muốn nghe câu chuyện đó ở trên đường, hay tìm một chỗ dừng chân nào đó?” Thế Du nói, rồi chỉ vào chiếc xe mô tô đen dưới lòng đường. Ý Như liếc nhìn anh, liền bước chân đến nơi chiếc xe.
*
Anh và cô dừng lại trước một quán cafe nhỏ, với biển hiệu trang trí đẹp mắt, tên quán là “Café cho mọi người”.
Sau khi gọi qua loa hai tách cafe, Thế Du bắt đầu kể: “Có một chàng trai thích được chụp ảnh. Anh ta muốn lưu lại mọi khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống này, từ mây, gió, cho đến những đứa trẻ ngây thơ, những cặp đôi già cả vẫn tay nắm chặt tay. Thậm chí anh ta còn thích chụp cả cát biển, quan sát những hình thái của nó cũng khiến anh vui vẻ. Nhưng, anh bỗng nhiên gặp tai nạn xe, anh mất đi đôi mắt của mình. Trong những ngày tháng ở trong bệnh viện, anh đã quyết định buông xuôi. Anh không cần đôi mắt nữa, cũng không cần chụp ảnh. Mặc dù quyết tâm là thế, anh không hề thấy vui lòng…”
Ý Như lắng tai nghe, kí ức dường như đã ngủ quên ở một ngóc ngách nào trong trí não của cô bỗng dưng tràn về.
Vào một ngày nào đó của hai năm trước, Ý Như là sinh viên tình nguyện ở bệnh viện, việc hàng ngày cô làm là cắm hoa vào bình, đọc sách cho những người có đôi mắt không còn nhìn được, an ủi động viên người ta có thêm động lực sống.
Ở đó, cô đã gặp được một chàng trai, là một người đặc biệt với cô. Một chàng trai điển trai, nhưng mất đi đôi mắt do một tai nạn giao thông. Đôi mắt anh bị cuốn một lớp vải trắng, nhưng không hiểu sao Ý Như có thể cảm nhận được sự đau buồn của anh. Có lẽ ai ai không nhìn được đều sẽ buồn bã như vậy.
Nhưng ở anh, còn một sự cô đơn khiến Ý Như cảm thấy nghẹn ngào.
Lần đầu gặp anh, là khi một cô bạn của anh mang đến một lãng hoa phong lan. Những bông hoa phong lan cánh vàng rất đẹp. Nhưng nó không thích hợp trang trí trong phòng bệnh, nên cô cứ để ý mãi. Đến khi cô gái bước vào phòng anh, Ý Như mới vội vã chạy vào, nói với cô gái: “Chị ơi, hoa phong lan toả hương vào buổi tối, gây phấn khích, khiến con người mất ngủ hoặc giấc ngủ không được sâu. Không có lợi cho sức khoẻ.”
Ý Như vừa nói, vừa liếc nhìn chàng trai, anh ngồi thẳng tắp trên giường bệnh, dường như quên luôn cả cử động, nếu như anh không thở, có lẽ Ý Như còn cho rằng anh là một pho tượng.
Sau khi nghe cô nói, cô gái kia nhờ cô mang lãng hoa ra ngoài. Ý Như cũng vui vẻ giúp đỡ. Khi ra khỏi phòng bệnh, Ý Như nghe thấy cô gái kia nói: “Tại sao anh phải cố chấp như thế chứ? Dù anh muốn chống đối với bố anh thì cũng không nhất thiết phải mang bản thân mình ra đùa. Hãy phẫu thuật mắt đi!”
Ý Như cảm thấy khó hiểu, rốt cuộc vì sao chàng trai lại không muốn phẫu thuật cơ chứ? Người ta chỉ không phẫu thuật khi mà gia đình không đủ điều kiện. Còn một người có khả năng, tại sao lại không muốn tìm lại ánh sáng? Ý Như cảm thấy vô cùng hiếu kì.
Những ngày sau đó, mỗi khi đến tình nguyện tại bệnh viện, cô thường ghé vào phòng anh, đặt lên bàn một lọ hoa hướng dương.
Ý muốn anh sẽ mạnh mẽ, hướng về tương lai tươi sáng, giống như hướng dương hướng về mặt trời.
Ý Như ngày càng quan sát anh nhiều hơn. Ngoài lần gặp cô gái mang hoa phong lan đến thăm bệnh kia, Ý Như không bắt gặp người nhà nào đến thăm anh nữa. Mỗi ngày, anh thường ở yên trong phòng bệnh, nhìn ra bên ngoài của sổ. Đến giờ thì ăn, đến lúc thì thay băng, tối đến thì ngủ. Anh nói rất ít, khuôn mặt cũng chẳng mấy khi biểu cảm. Ý Như cảm thấy anh thật cô đơn. Anh giống như một chàng trai duy nhất độc bước trên con đường của mình, cô đơn, nhưng lại vô cùng cuốn hút.
Vì vậy, trong lòng Ý Như tự đặt cho anh một cái tên rất thơ, Quyến Rũ.
Chàng trai ấy chính là Thế Du.
Hằng Nga ném cho cô một ánh nhìn soi mói, hỏi: “Bà bị sao thế?”
Ý Như ngẩng đầu lên nhìn, thẫn thờ đáp: “Có người tỏ tình với tôi.”
“Tiến Đạt à?”
“Không.” Ý Như đáp, rồi thở dài một tiếng.
“Bà thích người ta hả?” Hằng Nga nhìn Ý Như rồi hỏi như vậy.
Ý Như bật dậy, hét to: “Không!”
“Thế sao bà để tâm làm gì? Cứ từ chối người ta dứt khoát như bà từ chối Đạt ấy.” Hằng Nga thật không hiểu có cái gì đáng để tâm khiến Ý Như làm cái bộ mặt như vậy.
Ý Như buồn bã phản bác: “Nhưng…”
Hằng Nga nhìn xuống dưới đất chỗ Ý Như ngồi, nơi đó vương vãi cánh hoa, nhuỵ hoa, cành lá của hoa hồng và hướng dương. Liền nhanh chóng nhận ra bạn mình đang phân vân lắm, khẽ hỏi: “Bà bói hoa à? Thế kết quả thế nào?”
“Đồng ý.” Ý Như ỉu xìu đáp.
Nhìn cô để tâm như vậy ai cũng biết là có thích người ta rồi còn gì. Hằng Nga phán: “Thế thì theo ý trời thôi. Cứ yêu đương đi.”
“Bà không hiểu…” Ý Như nói với theo hình bóng của Hằng Nga khi cô nàng đi khỏi cửa hàng hoa. Hằng Nga khác cô, đã va chạm với biết bao mối tình, đương nhiên không hiểu sự phân vân của cô. Thế Du là một chàng trai tốt và cuốn hút, dù chỉ tiếp xúc vài lần, nhưng Ý Như có thể dễ dàng nhận ra điều đó. Nhưng sao Thế Du có thể thích cô khi hai người thậm chí còn chưa tiếp xúc nhiều chứ?
Hay có phải Thế Du cá cược với ai đó như trong tiểu thuyết về việc có biến cô thành người yêu của anh chàng không? Ý Như thở dài, vì cô chỉ là một cô gái mỏng mong yếu ớt, nên cô thật sự sợ tổn thương.
Ý Như nhìn những cánh hoa rơi dưới đất. Quả thật cô có ngu ngốc một chút chơi trò bói hoa. Ba bông hoa hồng đầu tiên, kết quả đều là ‘không đồng ý’, đến khi cô dùng bông hướng dương mà Thế Du tặng, kết quả lại là ‘đồng ý’. Thật khiến cô hoang mang mà.
Chuông điện thoại vang lên, là một dãy số lạ, nhưng cô có thể nhận ra là số điện thoại của Thế Du. Do dự hồi lâu, Ý Như cũng quyết định nghe máy.
Thế Du hỏi cô: “Có muốn xem ảnh không?”
Ý của Thế Du là ảnh chụp cô hôm làm mẫu ảnh thay cho cô gái bị tai nạn. Thật ra Thế Du đã hỏi cô về việc lấy catxe, nhưng Ý Như không muốn nhận, thay vào đó cô muốn một bộ ảnh của mình. Thế nên cô cho anh số điện thoại, hẹn khi nào có ảnh thì gọi cho cô.
Ý Như gật đầu, lại nhận ra Thế Du không nhìn thấy, liền nói: “Tôi muốn.”
“Vậy tôi đến tiệm hoa của cô.”
“A, không cần…”
Chưa kịp nói hết câu, đầu bên kia đã cụp máy. Ý Như hoảng hốt, vội vội vàng vàng dọn dẹp lại tiệm, cô mang trà trong ấm đi đổ bỏ, pha lại một ấm khác. Rồi nhanh chóng quét bỏ đống hoa hồng với hướng dương lẫn lộn có khả năng trở thành vật chứng tố cáo cô kia vào thùng rác. Lúc xong xuôi, Thế Du cũng vừa bước vào tiệm.
Ý Như rót trà cho anh. Còn anh thì lôi album từ trong cặp ra cho cô xem. Sau khi được chỉnh sửa ánh sáng, quả thật long lanh hơn hình mới chụp rất nhiều. Ý Như bỗng dưng cảm thấy vui vẻ, ngắm nghía chính mình hồi lâu. Không để ý Thế Du đang nhìn cô.
Khi Ý Như ngẩng đầu lên, liền đụng phải đôi mắt sâu như biển cả của anh, bỗng thấy tim mình đập liên hồi. Cô không biết mình đang rung động bởi vẻ đẹp trai của anh, hay vì mình đã thích con người của anh nữa.
Đôi mắt ấy cuốn hút, như muốn lôi trọn cô vào trong. Ý Như bỗng dưng nấc lên. Tiếng nấc to dần. Ý Như đưa tay bịt chặt miệng. Có cần phải đẩy cô vào tình huống xấu hổ như thế không? Bịt chặt miệng cũng vô tác dụng, tiếng nấc không chịu dừng mà có dấu hiệu dồn dập hơn.
Thế Du phát hoảng, anh rót nước cho cô, nói: “Uống bảy hụm, hay chín hụm nhỉ?”
Ý Như không quan tâm đến mấy hụm, cô uống một hơi hết cốc nước đầy. Những tưởng tiếng nấc đã dừng rồi, ai ngờ trong lúc cô thả lỏng cơ thể, lại một lần nữa nấc lên.
Thế Du tìm một chiếc túi bóng to, anh thổi một hơi, rồi đập mạnh khiến nó phát ra tiếng nổ lớn. Nhưng cô không vì thế mà quên cơn nấc. Mà tiếng nấc còn to hơn.
“A, hay cô thử bịt tai, lè lưỡi đi.” Anh hiến kế. Hình như từng có ai đó nói với anh điều đó.
Ý Như mím chặt môi. Cô sao thể làm ra hành động đáng xấu hổ như thế trước mặt trai đẹp chứ.
Thế Du thấy cô không làm, anh càng hoảng. Cuối cùng, anh nhướn người lên khỏi bàn, giữ chặt lấy đầu cô, đặt môi mình lên môi cô.
Ý Như trừng mắt lớn, quên cả phản ứng.
Quên cả nấc.
Đến khi anh buông cô ra, quả thật cơn nấc đã hết rồi. Anh vui vẻ nói: “Hết nấc thật này. Bà nội tôi nói khi bị nấc cần phải thật ngạc nhiên.”
Ý Như không chỉ ngạc nhiên. Cô còn hoảng sợ. Cô vô cùng hoảng sợ. Cô bật dậy, chạy thật nhanh ra ngoài cửa tiệm. Để lại Thế Du cũng ngạc nhiên không kém.
Một lúc sau, cô trở lại tiệm, nói với Thế Du: “Anh mới phải là người ra ngoài. Đây là cửa hàng của tôi.”
Thế Du đứng dậy, dưới sự hối thúc của cô mà phải ra khỏi tiệm.
Khi thấy bóng anh đi xa rồi, Ý Như mới đưa tay lên chạm vào môi mình. Nụ hôn đầu của cô, lại bị người ta cướp đi một cách sao rỗng như vậy? Cô đã từng tưởng tượng ra quanh cảnh một chàng hoàng tử đẹp trai tặng cô một bó hoa thật to, rồi từ từ cúi đầu xuống hôn cô. Khung cảnh lãng mạn ấy phải diễn ra ở một cánh đồng hoa, dưới ánh nắng vàng ươm để bầu trời có thể chứng kiến.
Vậy mà, nụ hôn đầu của cô lại bị một gã cũng tính là đẹp trai cướp đi chỉ vì muốn chữa cơn nấc cho cô. Ý Như nhìn quanh, và nụ hôn đó còn xảy ra trong một cửa tiệm vài ngày không được ai chăm sóc, hoa đã héo tàn.
Cô còn chẳng cảm nhận được sự rung rinh hay ngọt ngào nào nữa cơ chứ. Chỉ còn nỗi hoảng hốt là ở lại đến bây giờ.
Thật không thể cứu chữa được.
*
Hôm nay Tiến Đạt không đi học. Nhưng “bữa tiệc” ở lớp vẫn chưa tàn. Chỉ bởi vì có người tình cờ có mặt trong quán cafe mà cô từ chối Đạt ngày hôm trước. Ý Như vò đầu, cô đã chọn quán cafe thật xa trường đấy.
“Đúng không, anh chàng này là bạn trai cậu hả, Ý Như?” Một cô bạn dí chiếc điện thoại vào sát mặt cô, trong đó là bức ảnh Tiến Đạt hoang mang ngồi dưới ghế, liếc nhìn cô đang dựa vào lòng trai đẹp, vừa hỏi vừa xuýt xoa: “Đẹp trai như vậy thể nào cậu không bằng lòng Tiến Đạt là đúng rồi.”
“Thế ra Tiến Đạt bị đá thật à?”
Ý Như vò đầu khiến mái tóc vốn được buộc lại mượt mà giờ như một cái tổ quạ. Cô không hiểu chuyện này không liền quan đến họ, sao họ còn tò mò hơn cả cô vậy?
Thật may vì buổi học đã kết thúc, Ý Như chuồn vội ra khỏi lớp. Cô cần một viên thuốc giảm đau đầu.
Nhưng ở ngoài cổng trường, “hung thần” thực sự đang chờ đón cô.
Thế Du đưạ người vào bức tường. Mặc kệ đám sinh viên nữ đang ngắm mình, xuýt xoa khen đẹp trai, “nam thần” vẫn tự tin đứng im, không mảy may lo lắng trên người mình có một khuyết điểm nào cả.
Khi vừa thấy cô, Thế Du liền mỉm cười khiến đám sinh viên vỡ oà. Anh đến và kéo cô ra khỏi đám đông. Khi thấy không còn ai chú ý đến mình, cô dằng mạnh tay khỏi tay anh. Thế Du cũng giống Tiến Đạt, chẳng bao giờ để tâm đến cảm xúc của cô. Cô không hề muốn mình trở thành trung tâm của dư luận, không muốn bị mọi người bàn tán, xôn xao. Nhưng Thế Du lại làm thế với cô.
Thế Du quay đầu lại nhìn cô, mỉm cười: “Đề nghị hôm trước của tôi, em nghĩ thế nào?”
Ý Như lùi một bước: “Anh không hề thích tôi. Giống như Tiến đạt, anh thích thể hiện mình hơn đấy.”
Thế Du ngạc nhiên, sau đó bật cười: “Đó không phải thích thể hiện, đó là bày tỏ tình cảm trước đám đông.”
“Nhưng tôi không thích.”
“Nhưng em không hề thấy khó chịu. Là vì người bày tỏ với em là tôi, không phải người khác.”
Ý Như trợn tròn mắt, bước lùi. Sự tự tin này từ đâu ra vậy? Hoá ra sự khác biệt bởi người kéo cô vào sự rắc rối của dư luận là anh ta, chứ không phải Tiến Đạt. Ý Như thở dài, lên tiếng: “Tôi…”
Thế Du đưa ngón trỏ lên chạm vào môi cô, mỉm cười: “Sau khi nghe câu chuyện này, hãy cho tôi một câu trả lời.”
“Em muốn nghe câu chuyện đó ở trên đường, hay tìm một chỗ dừng chân nào đó?” Thế Du nói, rồi chỉ vào chiếc xe mô tô đen dưới lòng đường. Ý Như liếc nhìn anh, liền bước chân đến nơi chiếc xe.
*
Anh và cô dừng lại trước một quán cafe nhỏ, với biển hiệu trang trí đẹp mắt, tên quán là “Café cho mọi người”.
Sau khi gọi qua loa hai tách cafe, Thế Du bắt đầu kể: “Có một chàng trai thích được chụp ảnh. Anh ta muốn lưu lại mọi khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống này, từ mây, gió, cho đến những đứa trẻ ngây thơ, những cặp đôi già cả vẫn tay nắm chặt tay. Thậm chí anh ta còn thích chụp cả cát biển, quan sát những hình thái của nó cũng khiến anh vui vẻ. Nhưng, anh bỗng nhiên gặp tai nạn xe, anh mất đi đôi mắt của mình. Trong những ngày tháng ở trong bệnh viện, anh đã quyết định buông xuôi. Anh không cần đôi mắt nữa, cũng không cần chụp ảnh. Mặc dù quyết tâm là thế, anh không hề thấy vui lòng…”
Ý Như lắng tai nghe, kí ức dường như đã ngủ quên ở một ngóc ngách nào trong trí não của cô bỗng dưng tràn về.
Vào một ngày nào đó của hai năm trước, Ý Như là sinh viên tình nguyện ở bệnh viện, việc hàng ngày cô làm là cắm hoa vào bình, đọc sách cho những người có đôi mắt không còn nhìn được, an ủi động viên người ta có thêm động lực sống.
Ở đó, cô đã gặp được một chàng trai, là một người đặc biệt với cô. Một chàng trai điển trai, nhưng mất đi đôi mắt do một tai nạn giao thông. Đôi mắt anh bị cuốn một lớp vải trắng, nhưng không hiểu sao Ý Như có thể cảm nhận được sự đau buồn của anh. Có lẽ ai ai không nhìn được đều sẽ buồn bã như vậy.
Nhưng ở anh, còn một sự cô đơn khiến Ý Như cảm thấy nghẹn ngào.
Lần đầu gặp anh, là khi một cô bạn của anh mang đến một lãng hoa phong lan. Những bông hoa phong lan cánh vàng rất đẹp. Nhưng nó không thích hợp trang trí trong phòng bệnh, nên cô cứ để ý mãi. Đến khi cô gái bước vào phòng anh, Ý Như mới vội vã chạy vào, nói với cô gái: “Chị ơi, hoa phong lan toả hương vào buổi tối, gây phấn khích, khiến con người mất ngủ hoặc giấc ngủ không được sâu. Không có lợi cho sức khoẻ.”
Ý Như vừa nói, vừa liếc nhìn chàng trai, anh ngồi thẳng tắp trên giường bệnh, dường như quên luôn cả cử động, nếu như anh không thở, có lẽ Ý Như còn cho rằng anh là một pho tượng.
Sau khi nghe cô nói, cô gái kia nhờ cô mang lãng hoa ra ngoài. Ý Như cũng vui vẻ giúp đỡ. Khi ra khỏi phòng bệnh, Ý Như nghe thấy cô gái kia nói: “Tại sao anh phải cố chấp như thế chứ? Dù anh muốn chống đối với bố anh thì cũng không nhất thiết phải mang bản thân mình ra đùa. Hãy phẫu thuật mắt đi!”
Ý Như cảm thấy khó hiểu, rốt cuộc vì sao chàng trai lại không muốn phẫu thuật cơ chứ? Người ta chỉ không phẫu thuật khi mà gia đình không đủ điều kiện. Còn một người có khả năng, tại sao lại không muốn tìm lại ánh sáng? Ý Như cảm thấy vô cùng hiếu kì.
Những ngày sau đó, mỗi khi đến tình nguyện tại bệnh viện, cô thường ghé vào phòng anh, đặt lên bàn một lọ hoa hướng dương.
Ý muốn anh sẽ mạnh mẽ, hướng về tương lai tươi sáng, giống như hướng dương hướng về mặt trời.
Ý Như ngày càng quan sát anh nhiều hơn. Ngoài lần gặp cô gái mang hoa phong lan đến thăm bệnh kia, Ý Như không bắt gặp người nhà nào đến thăm anh nữa. Mỗi ngày, anh thường ở yên trong phòng bệnh, nhìn ra bên ngoài của sổ. Đến giờ thì ăn, đến lúc thì thay băng, tối đến thì ngủ. Anh nói rất ít, khuôn mặt cũng chẳng mấy khi biểu cảm. Ý Như cảm thấy anh thật cô đơn. Anh giống như một chàng trai duy nhất độc bước trên con đường của mình, cô đơn, nhưng lại vô cùng cuốn hút.
Vì vậy, trong lòng Ý Như tự đặt cho anh một cái tên rất thơ, Quyến Rũ.
Chàng trai ấy chính là Thế Du.