Nhớ không lầm Ngọc Hân sau này gả cho vua Quang Trung?Không giống "Ca tẫn đào hoa" đâu bạn ạ
Nam chính là anh hai của Hy Doãn cơ. Tới chương 4 ảnh mới tái xuất.
Và ai chứ Khánh Du thì chắc chắn không thể làm nổi thục nữ
Nhớ không lầm Ngọc Hân sau này gả cho vua Quang Trung?Không giống "Ca tẫn đào hoa" đâu bạn ạ
Nam chính là anh hai của Hy Doãn cơ. Tới chương 4 ảnh mới tái xuất.
Và ai chứ Khánh Du thì chắc chắn không thể làm nổi thục nữ
Bạn hoàn toàn có thể hất mặt lên trời vì trí nhớ của mình!Nhớ không lầm Ngọc Hân sau này gả cho vua Quang Trung?
Phong Du ơi, coi bài của Đông Dương xem đã bớt khô chưa ?Ban đầu mình đọc phần giới thiệu và phần mục lục thì cứ nghĩ bạn viết về thời Âu Lạc, sau mới đọc đến phần Mở đầu thì biết ra là thời Nguyễn. Cơ mà phong cách kể truyện của bạn đúng là hơi bị lịch sử hoá quá, cảm giác khô khốc í, đây không hẳn là chê nha. Ý mình là văn phong giống kiểu truyện lịch sử kiếm hiệp hơn. Mà mình cũng chẳng rõ truyện này thiên hướng kiếm hiệp hay lãng mạn nữa nhưng nếu bạn viết cho nó mềm mại hơn sẽ hợp với khẩu vị của nhiều người hơn.
Chúa ở đây là danh từ riêng rồi, bạn nên viết hoa.Sáng nay, khi vừa đặt chân tới Đông Kinh, nó đã nghe người ta nói chuyện, người ta than vãn, rằng phủ chúa tổ chức hội Long Trì. Tức là chúa triệu tập một đám quan lại, quý tộc lau nhau, gom vào một chỗ để cùng thưởng thức hoa sen nở.
Bạn nên vận dụng từ khác thay vì lặp từ như thế này.chỉ tổ ngày một đong đầy. Khi nỗi ấm ức cuối cùng đong tràn,
Vận dụng cặp câu "nếu... thì..."Hy Doãn đánh bạo làm một việc mà anh hai nó phát hiện thì sẽ giận lắm, đó là qua nghe lén.
Thiếu động từ:Nhưng nó biết tỏng anh hai chẳng đời nào thiết quân luật với nó hết,
1. Thân xác là công chúa Ngọc Hân, nhưng linh hồn thì lại là Khánh Du, một cô gái hiện đại. Do được nuôi báo cô nên có lẽ cô nàng vẫn sẽ thích làm công chúa, nếu như không tự nhiên bị gả cho Nguyễn Huệ. Khánh Du phủ nhận mình là Ngọc Hân để tự thuyết phục bản thân, rằng cô nàng hoàn toàn có lí do chính đáng khi thực hiện hành vi đào tẩu. Chung quy lại thì "tôi", hay Khánh Du là một nhân vật mà mình tự tô vẽ ra. Còn công chúa Ngọc Hân trong sử sách thì là cô gái thay Khánh Du đi lấy chồng.Thực sự thì Thùy rất có cảm tình với thời Tây Sơn, nên những truyện liên quan tới thời này Thùy rất thích. Thùy cũng từng đọc nhiều truyện và tiểu thuyết như thế này, rất cuốn hút. Truyện này cũng vậy, mới nghe đến liên quan đến thời Tây Sơn là Thùy đã nổi hứng theo dõi đọc rồi. Thùy đọc truyện, cũng hiểu hiểu được chút (hì...vì Thùy mới 15 tuổi à, Thùy còn kém lắm). Nhưng Thùy vẫn không hiểu được là nhân vật "tôi" ở đây là ai trong lịch sử vậy? Sao khi thì là Khánh Du, Ngọc Hân, khi lại nói là "không phải" vậy?
Thùy thấy khá là hay ở những đoạn viết về Trịnh Khải, khá hay! Thùy cũng thích những đoạn mang nét gì đó "phiêu lưu" trong những chuyến đi, tấm bản đồ, trận đấu giá,... Còn về đoạn miêu tả đám cưới của Quang Trung Hoàng đế và công chúa Ngọc Hân(2 nhân vật Thùy rất thích) Thùy thấy...nó có hơi ngắn không ạ? Và về tên tiểu thuyết "Hoàng đế" nghĩa là sao ạ? Hoàng đế nào vậy ạ? Thùy muốn biết để hiểu truyện hơn, vui lòng giải thích giúp Thùy nhé!
Không ý mình là khi bạn viết chúa Trịnh thì từ chúa không cần viết hoa thì đúng rồi, nhưng khi chúa đi riêng như trong bối cảnh mình đã trích ra ở trên thì chúa đứng riêng lẻ và thay cho từ chúa Trịnh, chúa Nguyễn,... lúc ấy nó thể hiện một tôn xưng/ chức vụ kiểu như khi chúng ta gọi Chủ tịch nước vậy đó bạn.4. "Chúa" hay "chúa"? Mình cũng từng đau đầu về vấn đề này rất nhiều. Hôm nay bạn nhắc mình lại lôi ra suy nghĩ lại. Ở chương 2 bạn sẽ thấy khi mấy tên lính nói với Trịnh Khải, thì sẽ là: "Tâu Chúa!". Đó là cách gọi thể hiện sự kính cẩn, viết hoa là tất nhiên. Từ khiến mình băn khoăn là "chúa Trịnh". Theo mình thì "chúa" trong từ trên là chỉ chức danh, giống như từ "vua". Không đặt trong bối cảnh cần thể hiện lòng tôn kính thì không cần viết hoa. Trong đa số tài liệu mình đọc cũng viết là "chúa Trịnh", "chúa Nguyễn", hay vua Hiển Tông",... Một tài liệu bàn về vấn đề viết hoa cũng nói đại ý như sau: viết hoa chữ quốc ngữ chưa thực sự có một quy chuẩn chung cho tất cả các trường hợp. Đôi khi viết hoa hay viết thường sẽ dựa vào quan điểm và tình cảm cá nhân của người viết.
Vậy cho nên mình xin phép được giữ nguyên là "chúa Trịnh".
Nhưng tất nhiên, vấn đề này nếu thuộc quy định chung của Gác sách thì mình sẽ sửa.
Cảm ơn bạn! Mình sẽ tiếp tục theo dõi "Hoàng đế".^^1. Thân xác là công chúa Ngọc Hân, nhưng linh hồn thì lại là Khánh Du, một cô gái hiện đại. Do được nuôi báo cô nên có lẽ cô nàng vẫn sẽ thích làm công chúa, nếu như không tự nhiên bị gả cho Nguyễn Huệ. Khánh Du phủ nhận mình là Ngọc Hân để tự thuyết phục bản thân, rằng cô nàng hoàn toàn có lí do chính đáng khi thực hiện hành vi đào tẩu. Chung quy lại thì "tôi", hay Khánh Du là một nhân vật mà mình tự tô vẽ ra. Còn công chúa Ngọc Hân trong sử sách thì là cô gái thay Khánh Du đi lấy chồng.
2. Hoàng đế không phải chỉ một người cụ thể nào cả. Đây là một cái tên mang nhiều tầng ý nghĩa. Mình chỉ có thể bật mí một khía cạnh. Như đã nói trong phần giới thiệu: "...bóc trần chuyện đời của những vị hoàng đế lẫy lừng...". Trong tiểu thuyết, bạn sẽ thấy bóng dáng của 8 vị hoàng đế. Chính xác hơn là những người đứng trên đầu bà con. Vì sẽ nhắc tới cả An Dương Vương và có đá qua tí tẹo về tập đoàn Hùng Vương (mà mấy vị này thì chỉ xưng Vương chứ không xưng Đế)
Còn những tầng ý nghĩa khác, sẽ thú vị hơn nếu bạn tự mình chiêm nghiệm ra trong quá trình nhai hết bộ 3 cuốn (trường hợp bạn không thay đổi tâm sinh lí mà đâm chán ).
* Riêng về đám cưới: Thứ nhất là khả năng mô tả hội hè, lễ nghi của mình có hạn, nếu không nói là kém cỏi. Thứ hai, mình có lí do chính đáng để không cố gắng khắc phục sự yếu kém mà chau chuốt hơn cho cái đám cưới này. Tất nhiên, lí do cũng chưa thể bật mí.
Cuối cùng, cảm ơn nhiều vì sự quan tâm của bạn dành cho "Hoàng đế"! Và hy vọng bạn hài lòng với phần giải đáp như không này!