Hoàng Lan Trong Mưa - Cập nhật - Phong Nhi

phongnhi2183

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/16
Bài viết
530
Gạo
0,0
Chương này đã gộp vào chương 4.​
 

Đính kèm

  • anh-hoang-hon-bandoc-giaoduc.net.vn7.jpg
    anh-hoang-hon-bandoc-giaoduc.net.vn7.jpg
    233,8 KB · Xem: 169
Chỉnh sửa lần cuối:

konny

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
4/10/16
Bài viết
508
Gạo
0,0
Em vẫn chưa hiểu gì cho lắm ấy, mà thôi kệ đi đọc nhiêu đây cũng đã đủ buồn đọc hiểu nhiều chắc em khóc luôn ấy... :x:x
 

phongnhi2183

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/16
Bài viết
530
Gạo
0,0
Em vẫn chưa hiểu gì cho lắm ấy, mà thôi kệ đi đọc nhiêu đây cũng đã đủ buồn đọc hiểu nhiều chắc em khóc luôn ấy... :x:x
Konny không hiểu chỗ nào? Nói rõ anh xem nào.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

suongthuytinh

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/6/14
Bài viết
423
Gạo
300,0
Trước tiên là lỗi chính tả đã nha: :)
Chương 7:
Nhìn gã công an giao thông này cũng chỉ chạc tuổi mình,
Trạc tuổi.
Nắng sớm mùa đông nhạt nhạt,
"Nhàn nhạt" hoặc "nhạt nhòa" chứ nhỉ!
“Anh đã chở em được một ngàn lăm trăm buổi rồi, giờ chỉ còn thiếu nợ hai vạn tám ngàn lăm trăm buổi nữa thôi.”
Năm trăm.
Tôi đứng đến mấy phút chờ cái di đô bên trong cửa không còn rung mới dắt xe vào nhà.
Ri đô.
Hai chương này xuất hiện thêm hai nhân vật thứ chính. Chả hiểu sao ta không thấy ghét anh bạn Hoàng Nam đấy mà thậm chí còn thương thương anh ta. Nếu nói cô bé Bảo Nhi đang là sinh viên, lại còn rất cá tính thì ta lại không nghĩ vậy. Ta thấy cô ấy không chỉ trẻ con, nhõng nhẽo với Phong mà cách đối xử với người khác, tỉ dụ như Hoàng Nam cũng cực kỳ trẻ con, bốc đồng. Cứ cho là cô ấy không thích tên kia, tỏ rõ thái độ là căm ghét để khẳng định với hắn và cả với mẹ mình là chỉ thích mình Phong thì cách bộc lộ của cô ấy giống như là học sinh cấp hai, cấp ba hơn là một cô gái đã là sinh viên và từng trải qua khá nhiều chuyện đau lòng. Đó là suy nghĩ cá nhân ta thôi nha. :)
 

phongnhi2183

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/16
Bài viết
530
Gạo
0,0
“Anh đã chở em được một ngàn lăm trăm buổi rồi, giờ chỉ còn thiếu nợ hai vạn tám ngàn lăm trăm buổi nữa thôi.”
Năm trăm.

Nàng ơi theo đúng chính tả là lăm đấy. Cái này sau khi Tử Ngọc Lan nói ta đã tra và đúng là trước nay ta nhầm.
Nắng sớm mùa đông nhạt nhạt,
Ta nghĩ cái này ta cố ý vì muốn tả nó khác nhàn nhạt.
Mơn nàng về vụ chính tả.
Hai chương này xuất hiện thêm hai nhân vật thứ chính. Chả hiểu sao ta không thấy ghét anh bạn Hoàng Nam đấy mà thậm chí còn thương thương anh ta. Nếu nói cô bé Bảo Nhi đang là sinh viên, lại còn rất cá tính thì ta lại không nghĩ vậy. Ta thấy cô ấy không chỉ trẻ con, nhõng nhẽo với Phong mà cách đối xử với người khác, tỉ dụ như Hoàng Nam cũng cực kỳ trẻ con, bốc đồng. Cứ cho là cô ấy không thích tên kia, tỏ rõ thái độ là căm ghét để khẳng định với hắn và cả với mẹ mình là chỉ thích mình Phong thì cách bộc lộ của cô ấy giống như là học sinh cấp hai, cấp ba hơn là một cô gái đã là sinh viên và từng trải qua khá nhiều chuyện đau lòng. Đó là suy nghĩ cá nhân ta thôi nha
^^ Nam Phụ không đáng ghét. Thậm chí sau này quan hệ giữa nam chính và nam phụ rất tốt( hiện giờ nam chính và nam phụ vẫn chơi với nhau) Nữ phụ thì bí mật xíu.
Tính của Bảo Nhi là thế, từ đầu Phong có hỏi Sương về việc sương nghĩ gì về tính cách của nữ chính mà. Cô ấy còn trẻ con, và thử thách sau này sẽ giúp cô ấy trưởng thành nên. Nữ chính ngay từ đầu P đã cảnh báo là không phải người hoàn hảo. Đừng nhìn cô ấy theo góc nhìn của nam chính, nhưng không hoàn hảo là bản chất con người, không hoàn hảo vẫn đáng yêu mà, nguyên nhân chính là do hoàn cảnh lúc nhỏ của Bảo Nhi. Nếu Sương để ý sẽ thấy chương mới hé ra một nghịch cảnh mới.
P bay đi sửa lỗi đây.
 

Tử Ngọc Lan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
24/6/16
Bài viết
280
Gạo
0,0
Ta nghĩ cái này ta cố ý vì muốn tả nó khác nhàn nhạt.
Hình như hôm đấy ta cũng bắt lỗi chàng câu này. Nói là nhàn nhạt thì có vẻ không phù hợp, vì nhàn nhạt thường chỉ màu sắc cụ thể, hương vị hoặc là thái độ con người, chứ không ai tả nắng mà đi dùng từ này. Nhưng nói là nhạt nhạt thì nghe nó sao sao ấy. Dùng "nhợt nhạt" cũng không ổn, vì từ này chỉ sắc mặt chứ chẳng phải tả màu sắc. Nói chung tùy chàng thôi, miễn là người đọc hình dung ra là được rồi.
 

vivian.nguyen

Iron Maiden
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
☆☆☆
Tham gia
10/12/14
Bài viết
1.134
Gạo
6.000,0
“Anh đã chở em được một ngàn lăm trăm buổi rồi, giờ chỉ còn thiếu nợ hai vạn tám ngàn lăm trăm buổi nữa thôi.”
Năm trăm.

Nàng ơi theo đúng chính tả là lăm đấy. Cái này sau khi Tử Ngọc Lan nói ta đã tra và đúng là trước nay ta nhầm.
Cái này cần phải xem lại nha em. Chị nghĩ em đã nhầm lẫn khi nào dùng "năm" khi nào dùng "lăm". Cái này được dạy từ cấp một, nhưng không chắc giờ mọi người còn dùng đúng.

Người Việt nảy ra cách đọc "lăm" vốn dĩ để tránh hiện tượng đồng âm khác nghĩa giữa "năm" trong dãy số và "năm" trong "năm tháng", sau này thì nó mới phổ biến thành một quy tắc dùng cả trong tính toán ghi chép. Nhưng nói thế cũng có nghĩa là sẽ chỉ có sự phân vân khi đọc "năm" hay "lăm" trong trường hợp số 5 đứng ở hàng đơn vị. Như vậy với trường hợp của em "một ngàn lăm trăm" hay "hai vạn tám ngàn lăm trăm" là sai.

Muốn phân biệt chính xác "năm" hay "lăm" thì cứ nhớ quy tắc sau: Thông thường với một dãy số chúng ta sẽ đọc dãy theo từng nhóm 3 chữ số (nhóm tính từ phải qua trái), ví dụ dãy ABCDEFG thì sẽ được chia thành nhóm A.BCD.EFG. Tiếp theo hãy xét vị trí của số 5 trong nhóm 3 chữ số cuối cùng.
  • Nếu là 5XY: đọc là năm
  • Nếu là X5Y: đọc là năm
  • Nếu là XY5: đọc là năm nếu Y = 0, đọc là lăm nếu Y > 0
 

Tử Ngọc Lan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
24/6/16
Bài viết
280
Gạo
0,0
Cái này cần phải xem lại nha em. Chị nghĩ em đã nhầm lẫn khi nào dùng "năm" khi nào dùng "lăm". Cái này được dạy từ cấp một, nhưng không chắc giờ mọi người còn dùng đúng.

Người Việt nảy ra cách đọc "lăm" vốn dĩ để tránh hiện tượng đồng âm khác nghĩa giữa "năm" trong dãy số và "năm" trong "năm tháng", sau này thì nó mới phổ biến thành một quy tắc dùng cả trong tính toán ghi chép. Nhưng nói thế cũng có nghĩa là sẽ chỉ có sự phân vân khi đọc "năm" hay "lăm" trong trường hợp số 5 đứng ở hàng đơn vị. Như vậy với trường hợp của em "một ngàn lăm trăm" hay "hai vạn tám ngàn lăm trăm" là sai.

Muốn phân biệt chính xác "năm" hay "lăm" thì cứ nhớ quy tắc sau: Thông thường với một dãy số chúng ta sẽ đọc dãy theo từng nhóm 3 chữ số (nhóm tính từ phải qua trái), ví dụ dãy ABCDEFG thì sẽ được chia thành nhóm A.BCD.EFG. Tiếp theo hãy xét vị trí của số 5 trong nhóm 3 chữ số cuối cùng.
  • Nếu là 5XY: đọc là năm
  • Nếu là X5Y: đọc là năm
  • Nếu là XY5: đọc là năm nếu Y = 0, đọc là lăm nếu Y > 0
Đúng rồi chị. 500 đọc là năm trăm. Nhưng XY5 với Y=0 đọc là năm thì sai rồi, chỉ có X=0 thì mới đọc là năm thôi.
 
Bên trên