Hoàn thành Lụa - Hoàn thành- Cam

AFK

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/8/17
Bài viết
9
Gạo
0,0
Truyện hay quá bạn ơi. Hôm nay rảnh mới vào gác đọc truyện mới.
Truyện hay lắm hay lắm luôn.
Mong sớm ra chương mới nhé bạn.
 

Canhcam15

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
4/5/15
Bài viết
63
Gạo
0,0
Mong sớm ra chương mới nhé bạn.
Cảm ơn AFK đã đọc nhé. Mừng rơi nước mắt vì vẫn có người đọc. :x
Truyện mình viết hoàn rồi nhưng giờ còn phải chỉnh sửa lỗi chính tả, logic chuyện các kiểu nên chưa đăng được hết.
 

Canhcam15

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
4/5/15
Bài viết
63
Gạo
0,0
Chương 12

Gian phòng nhỏ phía cổng sau. Bà hai mới vừa từ chỗ ông phú trở về.

Đã hai ngày liên tiếp chạm mặt chồng, bà hai lại chẳng lấy gì làm vui vẻ. Lần thứ nhất là thương lượng chuyện của Mầu, lần thứ hai, bà gặp ông phú để “lấy” tiền nộp vạ.

Dìu mẹ ngồi xuống ghế, Mầu bảo con Nếp lui. Nàng im lặng, khuôn mặt rầu rĩ cũng ngồi theo bên cạnh mẹ. Bà hai tìm lấy tay Mầu nhẹ nhàng vuốt ve, coi chúng như ngọc quý nâng niu, trân trọng. Mãi sau bà hai mới thôi, rồi bà lấy một cái túi vải ra trước mặt Mầu. Bên trong túi vải là mấy xâu tiền. Bà hai khẽ thở dài, vuốt tóc con gái:

- Con gái, việc mẹ làm cho con cũng chỉ được có vậy. Mẹ xin lỗi, mong con đừng trách người mẹ vô dụng này.

Mầu rơi nước mắt, lắc đầu:

- Mẹ, là con có lỗi. Con thật đáng chết.

Viền mắt bà hai đã hoe đỏ, cái dáng vẻ nhanh nhảu như chim chích, cái vẻ mặt tươi như hoa của con gái giờ chẳng còn. Tuổi nó mới hơn mười bảy mà đã đi nói sống nói chết với bà.

- Đừng gở mồm như vậy. Đời con còn dài, con phải sống. Vì con, vì mẹ, vì thằng Lộ, còn vì đứa bé nữa. Chả mấy nữa con phải ra đình, nên chuẩn bị cho vững tâm. Con không cần lo quá. Tiền nộp vạ ta đã liệu đủ, thầy con cũng đồng ý làm mâm cỗ mời cả làng, con sẽ không phải cạo đầu bôi vôi đâu. Mầu ạ, sau này ắt khó khăn nên hãy gắng lên con nhé.

Mầu sụt sùi, gật đầu một cái. Nàng khổ sở đem túi tiền mẹ đưa đặt trên bàn, mặt cúi gằm, lầm rầm câu xin lỗi.

Vốn nhẫn nhịn giả vờ kiên định, thấy dáng vẻ tự trách đến tội nghiệp của Mầu bà hai không khỏi hai hàng lệ rơi.

- Mẹ đừng khóc. Tội con lớn lắm, con đã phiền lụy mẹ. – Mầu thương tâm, cả người tiều tụy khóc nấc lên, nàng tự trách bản thân khiến mẹ dù đau ốm vẫn phải lo lắng cho mình.

Lấy tay gạt nước mắt, bà hai cũng lau đi khuôn mặt đẫm lệ của Mầu. Bắt Mầu phải ngẩng đầu đối diện, bà hai nói:

- Không sao đâu con. Để lấy tiền nộp vạ mẹ đành liều ăn gian nói dối, đổ vết nhơ lên người con. Mẹ xót lắm. Sự đã như vậy ta cứ tính từng bước. Mẹ chỉ cầu con được bình an thoát khỏi kiếp nạn, những thứ khác không quan trọng.

Trên đời này, hai đứa con tựa như chính sinh mệnh của bà hai. Chúng vui thì bà vui, chúng khốn khổ thì bà sẽ đau lòng. Bà buồn vì mình không đủ sức làm chỗ dựa cho con, giá mà bà như trước kia thì có lẽ cuộc đời Mầu sẽ khác.

Mang bệnh trong người nhưng đầu óc bà hai vẫn còn rất minh mẫn, cơ trí. Mới nghe Mầu thưa chuyện của mình với anh Lộ bà vừa giận lại vừa thương con. Thằng Lộ tuy có lòng với con gái bà nếu biết được việc lớn này nó chắc chắn sẽ trở về. Ngặt nỗi nước xa đâu cứu được lửa gần, thằng Lộ vốn chẳng thể ngay tức khắc xuất hiện ở làng. Mà giờ người ta cũng sinh nghi đã có lời ra tiếng vào về con gái bà. Ra đình ắt là chuyện sớm muộn.

Bà hai hỏi thêm Mầu vài điều, sau rồi bà quả quyết tuyệt đối không thể nói ra việc cha đứa trẻ là ai.

Theo lệ làng này, con gái không chồng mà chửa phải ra đình chịu tội. Tiền nộp vạ và việc làm cỗ quyết định hình phạt nặng hay nhẹ của người con gái. Nếu chỉ làm vài mâm để chức sắc cùng các vị có vai vế trong làng đến ăn vạ, người con gái không tránh khỏi việc bị cạo đầu bôi vôi cho giễu đi khắp làng. Còn nếu chịu nộp vạ gấp đôi, làm cái cỗ lớn nhất – có nghĩa cả làng hộ nào cũng có phần đến ăn vạ thì sẽ thoát được cái nạn cạo đầu này. Lệ là vậy nhưng từ xưa đến nay chưa từng thấy nhà ai làm cỗ lớn để dân làng đến được cả, nó còn to hơn một đám cưới thông thường.

Với tính tình của ông phú, ông thà để con mình phải cạo đầu bôi vôi chứ không đời nào chịu theo cái lệ lớn nhất. Bà hai thì lại muốn ông làm vậy. Vì thế cần phải có thứ có thể uy hiếp được ông. Thứ đó chắc chắn không phải tình cha con, nghĩa vợ chồng đổi được. Trước cơn sóng cả, bà hai điềm tĩnh cẩn trọng tính toán. Bà hai chỉ nhắc Mầu kín miệng, mọi thứ tiếp theo để bà lo liệu.

Bà hai nhớ lại sự khó chịu ra mặt của chồng khi bà đến chỗ ông ban nãy. Chồng bà hừ một tiếng rõ lớn, đi vào buồng trong. Lúc đưa tiền cũng chẳng được tử tế khiến bà phải cúi đầu nhặt lại từ dưới đất lên.

Ông phú chán ghét đến độ cả một câu nói chẳng thèm bố thí cho bà.

Rồi chuyện ngày hôm trước cũng như khảm trong đầu bà hai. Giấy không thể bọc được lửa, khi ông phú cho gọi Mầu, chuyện của con gái bà chẳng thể giấu giếm được nữa. Từ lúc Mầu đi nhà chính bà hai đã thấp thỏm không yên, linh tính mách bảo bà: ông phú cho gọi Mầu chẳng phải là sự tốt đẹp gì. Không yên lòng bà hai mới gọi con Nếp đưa bà đi. Cả đời bà chắc có lẽ sẽ không quên được ngày hôm ấy. Nhìn con gái quỳ dưới đất, còn chồng bà và người phụ nữ đanh đá kia không ngớt mồm mắng chửi, nhiếc móc. Có sót con bà hai cũng phải dằn mình, bà không đến chỗ Mầu, khóc lóc cầu xin chồng cứu con. Trong đầu bà đã định liệu hết thảy. Bà muốn thương lượng cùng ông phú. Đó không phải là một cuộc chuyện trò giữa đôi vợ chồng sẻ chia khó khăn cùng nhau, đó là một cuộc giao dịch không hơn.

Lúc chỉ có hai người bọn họ, sau một hồi mắng nhiếc Mầu, cáu kỉnh với vợ vì không dạy được con, ông phú thấy mặt vợ ngoài cái sắc trắng vì bệnh tật thì rất đỗi trầm tĩnh. Nói đến bã mồm, khát nước mà bà hai ngồi đó cam chịu, ông phú cũng không còn nộ khí như ban đầu nữa, thế là ông ngồi xuống tự rót cho mình chén nước, uống cho đã khát. Mới rồi, là bà hai muốn thưa chuyện riêng với ông, cơn tức giận làm ông quên béng mất việc này.

Bà hai nom chồng mình đã tạm nguôi cơn giận bấy giờ mới tự than trách, giọng điệu ỉ ôi:

- Những điều ông nói phải lắm. Tôi là mẹ mà không chỉ bảo con Mầu tới nơi tới chốn là tôi có tội, chỉ trách cái số tôi nó bạc, ông trời không cho tôi khỏe mạnh để mà phụ giúp ông quán xuyến việc nhà, chăm nom con cái. Con Mầu nó gây họa ông chửi mắng nó tôi không dám than, ông có đánh nó tôi cũng không dám cản. Tội nó đáng đánh, đáng mắng lắm. – Bà hai dừng lại, hít thở lấy hai hơi rồi nói tiếp.

- Nhưng nó dầu sao cũng là con tôi và ông. Trước tới giờ, nó luôn chịu khó, lại nghe lời. Ông bảo nó đi Đông nó chẳng dám đi Tây, chuyện ông sai sử nó vâng dạ không làm trái một việc. Ra nông nỗi này con Mầu nó cũng ân hận lắm, nó biết cái tội của nó rồi. Việc bây giờ là ta phải tính nên làm như thế nào cho thỏa.

Ông phú mặt mày nhăn tít lại. Cái tiền nộp vạ cùng một vài mâm cơm đối với ông phú không phải là chuyện to tát. Nếu so về của nả trong cái làng này ông cũng đứng vào hàng nhất, nhì. Thế nhưng thu bạc quen tay còn việc đưa bạc với ông phú lại là chuyện hiếm. Mất tiền cùng mất mặt, đứa con gái mà ông phú từng nghĩ nó ích lắm đã gây chuyện động trời, chẳng khác nào ông bị một cái tát giáng thẳng vào mặt. Nuôi con công cốc, bảo làm sao nuốt được cục tức này, ông phú giận nổ đom đóm mắt:

- Còn làm gì? Nó gây họa thì nó phải chịu chứ còn làm gì nữa.

- Tội nó thế nó phải chịu là đúng rồi. Nhưng tôi với ông là cha mẹ, tất phải lo cho con. Chả nhẽ ông đành lòng để người ta đánh nó trên đình, thấy nó bị người ta cạo đầu bôi vôi đem giễu đi khắp làng sao? Ông có thương con Mầu thì giúp cho nó, chứ người nó thế kia chịu được bao nhiêu đòn roi đây. – Bà hai rơm rớm nước mắt, ánh mắt khẩn cầu hướng về phía chồng.

Dù trong bụng ông phú thực nghĩ rằng sẽ mặc kệ sống chết của Mầu song ngoài miệng lại giả bộ:

- Bà nói gì lạ. Con Mầu là con tôi chả nhẽ tôi không thương. Nãy giận quá tôi mới nói cho sướng miệng chứ tiền nộp vạ cho làng tôi không lo thì ai lo. Thôi, bà khóc cái gì. Chỉ là lệ làng ta phải theo, tội nó phải ra đình, thành thật khai báo se không bị đánh. Còn cái chuyện cạo đầu bôi vôi đó là lệ làng, ta có không muốn cũng đâu có được.

Ông phú làm bộ đau khổ, day trán, khuôn miệng nặng nề trĩu xuống. Bà hai ngồi đó lạnh mặt, bà thừa biết ông phú rõ ràng lệ làng hơn ai hết, lại giả vờ hồ đồ không nói đến cái điều quan trọng trong đó.

- Chắc ông đã quên, lệ làng ta có nói nếu nộp vạ gấp đôi và làm cỗ lớn thì con Mầu sẽ không phải cạo đầu.

Ông phú nào có quên, ông biết thừa cái lệ ấy. Thế nhưng bảo ông làm vậy thì không đời nào ông làm. Đã mất mặt, mất tiền thế thì mất càng ít càng tốt. Bà hai thương con Mầu chứ ông không có thương nó đến vậy. Mất một món lớn như thế lòng ông không đành.

Ông phú rơi vào trầm mặc. Giờ mà ông không theo ý bà hai thì lại mâu thuẫn với mấy lời ngọt nhạt ông nói ban nãy, thế nên ông quyết im, để xem vợ mình có thể làm gì được mình.

Bà hai ngồi đó thất vọng vì chồng tiếc bạc, bà lại van nài:

- Ông Lục, chỉ cần ông bỏ thêm chút tiền, tội con Mầu phải gánh cũng nhẹ bớt đi. Tôi xin ông thương con Mầu, tôi cầu xin ông đấy.

Ông phú nhìn bà hai đâm phiền. Nhắc đến chuyện tiền bạc là ông ngồi chẳng yên, đứng dậy đi lại một vòng sau đó không nhịn được nói:

- Bà có biết làm cỗ lớn là thế nào không? Tiền bỏ ra đâu chỉ một chút. Cả làng đến nhà ăn vạ mà làm cỗ lớn như làm đám cưới hả? Chúng nó được ăn được nói, chúng nó còn cười vào mặt cho. Tôi chẳng ngu làm thế đâu nhé. Thôi, bà về đi, trông bà là tôi lại nghĩ đến con Mầu, thực phiền.

Ông phú giọng điệu chán ghét đuổi vợ, lấy tay xua như xua gà. Thấy bà hai ngó mình trân trân, miệng mấp máy như con cá mắc cạn. Ông thực không muốn nhìn thêm nữa, ngồi xuống sập nhưng lại quay lưng về phía vợ.

Bà hai nặng nề thở ra, đến nước này van lơn chồng là điều không thể, bà phá vỡ sự in lặng bằng giọng điệu rất nhẹ.

- Tôi muốn nói với ông về chuyện cha đứa trẻ. Con Mầu nó cũng có chỗ khó xử nên mới đắn đo chưa thưa với ông.

Ông phú thẳng lưng, từ từ quay người lại. Nãy ông hỏi nhưng con Mầu câm như hến, chỉ quỳ lạy xin lỗi. Bây giờ nghe bà hai nói vậy khiến ông thực muốn biết. Chẳng cần đợi chồng hỏi, bà hai chậm rãi kể:

- Con Mầu nó nói gặp cậu út Lạc mấy lần. Cậu ấy muốn thân cận với nó.

Trên mặt ông phú khẽ nhăn. Hóa ra là cậu út Lạc con ông lý. Song ông phú lại nghe bà hai nói tiếp:

- Hôm nhà cụ Chương có giỗ con Mầu sang giúp, nó gặp lão Nghênh. Lão ấy kéo nó ra sau vườn. Con Mầu cố cự lại nhưng sức lực chẳng bằng một phần lão.

Bà hai ngừng đúng đoạn ấy mà không kể sự tình sau đó. Con gái bà đương lúc nguy nan gặp được hai đứa cháu cụ Chương. Mầu nhanh trí gọi lớn hai đứa lại mới thoát nạn.

Mặt ông phú bấy giờ đã nhăn tít lại như trái táo tàu khô, lão Nghênh dám làm sằng làm bậy với cả con gái ông cơ đấy. Bà hai nom sắc mặt đen xì của chồng lại nói:

- Nó còn bị người ta thấy ở chung với phó lý Nhị. Con nói với tôi phó lý Nhị hỏi xin nó một đứa cho vui cửa nhà. Nó chối mà ông phó cứ ép nó.

Bà hai cũng không kể cho ông phú rằng, tuy phó lý kia nói vậy cũng tính sàm sỡ Mầu nhưng nàng đã đem bà vợ ông phó ra nạt lại, khiến lão sợ run như cầy sấy, chạy biến.

Ông phú đã há mồm vì kinh ngạc, cái lão Nhị này đổ đốn chẳng ai lạ gì, đám đàn bà con gái từ có chồng đến chưa chồng hễ lão có cơ hội là lại đòi xin một đứa. Trước giờ mới chỉ thấy lão võ mồm chứ chưa thành cái sự gì ghê gớm. Nhưng ngộ nhỡ cái thai trong bụng con Mầu là của lão thì thật lớn chuyện. Con mụ vợ sư tử Hà Đông nhà lão chẳng lồng lộn lên ấy chứ, gia thế nhà mụ ấy thực không tầm thường. Mụ mà không vừa mắt khéo lại ngáng đường làm ăn của ông cũng không chừng.

Bà hai vừa nói vừa quan sát sắc mặt chồng. Đôi mắt ông trợn lên, gương mặt vặn vẹo vì quá đỗi kinh hách. Bà hai chậm chạp bồi thêm:

- Tôi còn nghe con Mầu kể ông lý trưởng giấu vợ lén lút gặp nó. Ông lý hứa sẽ đối tốt với nó nếu con Mầu nghe lời ông ấy.

Bà hai là đang nói thật mà lại chỉ lấp lửng nói có nửa vế. Con gái bà quả thực đã gặp qua họ. Một lũ háo sắc có ý đồ đen tối với Mầu, song không ai được thỏa nguyện cả. Ông phú cảm thấy loạn, nghe vợ nói không biết rốt cuộc ai là cha đứa trẻ. Bà hai bấy giờ mới ném cho ông phú một cái tin dữ :

- Con Mầu nó không biết ai là cha của đứa bé cả.

Ông phú bắt đầu vuốt mồ hôi trên trán. Sự tình đúng là hỏng bét. Nếu con Mầu ở đình thành thực khai báo lại hóa ra dở. Chuyện liên quan đến toàn vị máu mặt trong làng, ông lý, ông phó cả lão Nghênh đều vợ con đề huề thậm chí có người còn đã có cháu. Mà bà vợ của mấy cái lão này tính tình như hổ dữ, gia thế chẳng phải loại tầm thường. Nếu mà biết, họ thù con Mầu lại chả giận lẫy sang cả nhà ông chưa biết chừng. Ông phú nghĩ không cẩn thận đắc tội với người có chức quyền, khéo lại còn lụy tới cả công việc làm ăn của ông sau này. Nhìn biểu tình không nóng vội, cái cách lắng nghe nhu thuận, nhỏ nhẹ bình tĩnh thưa chuyện coi sự việc tày trời chỉ giống như là chuyện vặt thường ngày của bà hai nãy giờ, ông phú đoán rằng bà đến đây chắc đã có suy tính cả rồi. Trong ba người vợ, được ông phú nể phục chỉ có người phụ nữ trước mặt này. Con mình gây họa, nếu là một người khác thì khó có thể bình tĩnh như bà hai. Bà ấy kiểm soát được cảm xúc của mình lại có thế kiềm chế sự nóng giận của ông để mà thưa chuyện, biết không lay chuyển được ý ông bà hai rốt cục mới tung chiêu hiểm. Ông phú giờ đã lờ mờ đoán được ý đồ của vợ.

- Tôi nghe chuyện cũng thực giận con Mầu ngu dại. Nhưng chuyện này liên can tới cả ông lý, ông phó, lão Nghênh rồi cả cậu Lạc con ông lý khiến tôi lo nghĩ lắm. Nhà ta an cư làng này, việc buôn bán, ruộng đồng chẳng phải tự mình thành được. Chuyện con Mầu ta làm không khéo lại đắc tội với mấy nhà họ thì sau ta chịu thiệt đủ đường. Xem chừng việc buôn bán sẽ không thể thuận buồm xuôi gió. Ông xem tôi tính thế này: Ta bỏ ra thêm chút bạc cho làng rồi dặn dò con Mầu chớ ăn nói lung tung. Con gái chúng ta vừa không phải bị phạt nặng, mà nhà mình cũng chẳng làm mếch lòng bậc trên. Tôi chẳng qua cũng chỉ muốn phân ưu giúp ông một chút, ông nói xem như thế có được hay không?

Ông phú nhìn bà hai, giờ đây ông vừa phục lại vừa ghét bà. Tức giận không nói được gì. Chuyện này bà hai muốn làm một cuộc thương lượng, đổi sự im lặng của con Mầu để lấy được bạc, mà ông phú xem chừng không thể làm khác. Ông phú giận lắm, đã mang tiếng lại còn mất tiền. Đã bị mất tiền mà lại còn là mất rất nhiều tiền.

Phú ông là kẻ lõi đời thế nhưng bà hai vẫn khéo léo ép ông thuận theo ý mình. Sự im lặng từ ông phú lần này chẳng như lần trước nữa, ông chắc chắn phải chấp nhận đề nghị của vợ. Bà hai biết chồng hiểu mục đích của bà là gì lại quay sang nói chuyện tình nghĩa:

- Từ ngày tôi về làm dâu, thầy mẹ, anh em không một ai than tôi nửa lời. Tôi tận tâm phụng dưỡng thầy mẹ. Một lòng một dạ phụng sự giúp ông mở mang gia nghiệp. Con dại cái mang. Cái Mầu gây tội thì tôi làm mẹ thay nó xin ông tha thứ. Xin ông hãy nể tình nghĩa vợ chồng bao năm, niệm tình tôi cung phụng một đời vì nhà này, thương tình con gái ông không một ngày chểnh mảng việc đồng áng bán buôn mà đưa tay cứu giúp nó. Có được không ông?

Ông phú nghe giọng điệu tha thiết van lơn của bà hai, biết bà đang đưa cho mình cái thang để bước xuống. Tuy trong lòng tức tối lắm ngoài mặt lại phải hòa hoãn với vợ :

- Bà nói thế mà nghe được. Con Mầu cũng là con tôi. Ra nông nỗi này rồi tiền làng phạt vạ và mâm cỗ mời làng tôi đâu thể thiếu.

Bà hai muốn có một lời hứa chắc chắn từ chồng, mới hỏi lại:

- Tôi biết ông nhất thời tức giận mới mắng con Mầu chứ có cha mẹ nào mà lại không thương con. Vậy lời tôi nói ông nghe được chứ?

Ông phú biết không cho vợ một câu trả lời đích xác thì bà không bỏ qua, đầy miễn cưỡng nói:

- Tôi sẽ làm cái cỗ lớn như ý bà được chưa.

Bà hai bấy giờ như bỏ được tảng đá nặng trong người, đã được thỏa nguyện nên nét mặt hồng hào lên chút ít, bà hai mừng rỡ cảm tạ chồng.

- Thật tốt quá. Tôi sẽ dặn dò con Mầu nói năng cẩn thận, ông yên tâm.

Ông phú không thèm nhìn vợ nữa, phất tay:

- Rồi, bà về đi.

Ông phú không muốn nhả tiền cũng bị ép mà nhả. Bà hai đem hết cả tình nghĩa vợ chồng, dùng mưu để cứu lấy con gái rốt cục cũng nhận được một lời hứa đáng giá.

Bà hai không gọi ai đỡ mình trở về mà đi men theo hiên nhà, tay vịn tường chậm bước. Ở một góc sân, cây lộc vừng rũ mình, một chiếc lá vàng rớt xuống đậu trên nền gạch. Dãy lồng chim vắng một chỗ chính giữa, phía dưới sân có một cái lồng, cửa mở toang nằm trơ chọi.
 

Canhcam15

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
4/5/15
Bài viết
63
Gạo
0,0
Chương 13

Mầu lên giường từ sớm. Cơm tối nàng cùng mẹ động vài đũa rồi cũng chẳng thiết ăn. Mầu không ngủ được chỉ nhắm mắt để đấy, trong đầu là một mớ rối rắm. Con Nếp nằm bên cạnh, nó cũng chẳng tài nào ngủ nổi.

Con Nếp buồn nẫu ruột gan. Nó đã nghĩ mình với cô Mầu không phải là thân phận chủ tớ, nó coi cô Mầu như chị như mẹ và cô Mầu cũng coi nó là người thân của mình. Đến cả bí mật lớn nhất của con Nếp - chuyện đái dầm nó chẳng hề giấu cô, vậy mà cô lại không nói cho nó điều chi. Trong một khoảnh khắc con Nếp tưởng như mình bị phản bội. Nó giận cô Mầu không mở lòng với nó, để nó phải nghe chuyện cô từ miệng chú Tịu. Sau nó lại nghĩ cô Mầu bị người ta hãm hại chứ chẳng đời nào cô gây chuyện tày trời như thế.

Con Nếp hễ trông thấy Mầu là nước mắt nó tự nhiên chảy ra như suối, nó chỉ gọi được mỗi tên nàng, rồi vì khóc dữ quá mà chẳng thể nói thêm được chi nữa. Mầu đương nẫu ruột nẫu gan trông nó khóc mà tội. Xoa đầu con Nếp, Mầu chẳng biết phải nói với nó điều gì, cũng không muốn nhìn nó khóc mà đi ra cầu ao. Bà hai rốt cục không nhịn được quở con Nếp một câu bắt nó nín, bấy giờ con Nếp mới cố nhịn. Tiếng khóc nó bé dần.

Căn nhà nhỏ ăm ắp nỗi buồn.

Con Nếp nằm cùng cô Mầu, nó biết cô chưa ngủ. Chắc cô đương đau buồn lắm, mà nó chỉ biết khóc thương cô. Và rồi nó lại rấm rứt khóc, nước mắt ướt một mảng gối, mắt con Nếp đau nhức, còn tóc của nó bết vào mặt đến khó chịu.

Trong đêm tối, con Nếp khóc được một hồi xong tự nín, nó quay người ra chỗ cô Mầu, bàn tay nhỏ tìm một góc áo cô kéo kéo, giọng nó ấm ách:

- Cô Mầu, ai hại cô ra nông nỗi này vậy?

Ai cưỡng ép cô, cô cứ nói với con cho nhẹ lòng.

Mãi một lúc sau, Mầu mới mở miệng:

- Là cô cam tâm tình nguyện, không ai ép uổng cô cả.

Con Nếp lại như sắp khóc:

- Người ta không thương cô hả?

- Không phải.

Lại còn không phải. Con Nếp nghĩ số cô Mầu nó thực khốn nạn mà. Cô Mầu thương người ta lại gặp đúng kẻ phụ bạc. Gã không thương cô thì mới không đường hoàng xuất hiện, không đem trầu cau đến hỏi, không chịu trách nhiệm, lại còn rũ bỏ cô. Thế mà cô còn bênh, cô Mầu của nó dại quá!

- Cô Mầu.

Con Nếp đương định nói tiếp thì Mầu đã chặn miệng nó:

- Mày đừng hỏi cô nữa. Ngủ đi.

Tiếng vải sột soạt, Mầu đã xoay lưng lại. Cái góc áo con Nếp cầm chẳng còn, nó ảo não, nhắm mắt nằm yên.



Sớm hôm sau, con Nếp thói thường đi quét sân vườn. Trông cái cây lộc vừng mới ngày nào còn tươi tốt trổ bông giờ đã thành một cái cây chết, con Nếp chột dạ. Nó trộm nghĩ đến hai lần mình đổ nước tiểu của bà cả ra gốc cây. Chẳng qua con Nếp muốn trả thù một chút. Một chút thôi, để cho cái cây lộc vừng kia cũng phải chịu khổ, chứ con Nếp không mong cây chết. Nó nghĩ: mình đều đổ nước tiểu trong ngày mưa thì làm gì đến nỗi khiến cây chết hẳn. Chẳng có nhẽ bà cả lòng dạ độc ác quá đến cả nước tiểu cũng độc. Con Nếp hết sức áy náy, nó thấy có lỗi với cây lộc vừng.

Cái cảm giác áy náy của con Nếp với lộc vừng chẳng được quá lâu, vì chuyện cây chết nào đâu bằng chuyện của cô Mầu. Chỉ có vài ba ngày, từ trên nhà xuống dưới bếp, từ bà cả, bà ba hay các cô, các cậu đến mấy kẻ ở hễ mở miệng ra là xoay quanh cô Mầu. Cô Mầu bị đay nghiến, chê cười dữ lắm, dữ đến mức mà con Nếp chỉ biết cách xa đám người đó. Tránh là vậy nhưng con nếp lại nghe được tiếng rao mõ lạnh tanh vang vọng.

Sáng hôm ấy cho tận chiều, con Nếp đã nghe thấy tiếng mõ làng loan báo họp đình vào sớm mai tận ba lần.

Con Nếp nhớ đến chị Gái.

Đó là một buổi sáng vào hạ tuần tháng trước, trên đình người ta tra khảo chị Gái với cái tội chửa hoang. Chị Gái là người ngẩn ngơ, mười lăm tuổi mà như đứa trẻ ba tuổi, nói năng không sõi chỉ ú ớ được vài từ. Mang tiếng là tra khảo chứ với người như chị thì chẳng thể tra ra được gì. Chị Gái có người mẹ ốm yếu, hai mẹ con nương tựa vào nhau, kiếm sống qua ngày bằng việc mò cua bắt ốc. Nhà chị Gái không có tiền để nộp vạ, mấy ông lớn cũng chả được xơi chút rượu thịt nào nên tụ họp nhanh lắm.

Ban đầu chị Gái bị anh tuần tát cho sưng mặt, chảy máu mồm trong khi tra khảo. Rồi sau đó chị Gái bị trói ngoặt hai tay ra sau bằng dây thừng, trong tiếng khóc thảm thiết thê lương của người mẹ, chị Gái bị người ta cạo đầu, bôi vôi. Đau đớn, sợ hãi hiện rõ trên nét mặt của chị Gái. Chị khóc lóc, chị giãy dụa, chị hét lên, mắt trợn trừng phát điên. Rồi chị bị người ta kéo đi khắp các đường lớn quanh làng, người mẹ của chị lê tấm thân gầy theo sau cứ quỳ lạy van nài hai anh tuần. Thấy vướng chân một người trong số họ lạnh lùng đạp một cái khiến bà ngã chỏng vó.

Bao nhiêu người đổ ra đường xem chị Gái, người ta chỉ trỏ, người ta bàn tán, người ta cười nói. Song chẳng một ai giúp chị Gái cả vì đó là lệ làng.

Con Nếp lạnh cả sống lưng với những cảnh tượng cũ. Cô Mầu của nó phải chăng cũng như chị Gái? Thế là nó khóc hu hu trong xó bếp. Lửa đã tắt ngóm tự khi nào. Mầu xuống bếp trông thấy cảnh con Nếp chả khác gì một con ma xó, nghe tiếng nó khóc thương tâm làm nàng xúc động. Trong cái nhà này người có thể vì nàng mà khóc cũng chỉ có hai người. Mẹ của Mầu là người lý trí, chỉ khi nào quá xúc động không ngăn nổi mình thì bà mới rơi lệ, còn con Nếp từ qua đến giờ ước chừng nước mắt của nó có thể làm ngập cả gian bếp rồi.

Con Nếp đem đôi mắt sưng lên vì khóc nhìn Mầu, nó liều nói:

- Cô Mầu, hay là cô trốn đi.

Mầu kinh ngạc vì ý nghĩ của con Nếp, lại nghe nó gấp gáp:

- Cô rời khỏi làng đi. Cô trốn thật xa vào, đừng để họ bắt được. Cô ở đây rồi người ta đánh cô, cạo đầu của cô. Con sợ, con sợ lắm cô Mầu. Hu hu.

Con Nếp lại khóc, nó thà phải xa cô Mầu, bảo cô bỏ làng chứ nó không muốn thấy cảnh tượng cô Mầu của nó phải chịu khổ.

Nghe ra được sự sợ hãi trong lòng con Nếp, Mầu mới vỗ về trấn an nó. Con Nếp thấy cô Mầu chắc như đinh rằng cô sẽ không làm sao thì mới dần yên tâm, nước mắt cũng không còn rơi nữa.

Trong gian bếp tối om, chỉ còn tiếng sụt sịt nho nhỏ, Mầu lặng ngồi cùng con Nếp. Đã có lúc nàng chạnh lòng vì anh Lộ không ở đây cùng nàng. Mầu từng nghĩ giá mà mình không để anh đi. Nàng mang bầu, anh Lộ rồi sẽ đem trầu cau đến hỏi nàng. Và dù ông phú có không ưa thì vẫn phải chịu. Nhưng sự đời đâu có thể nói giá như là được theo ý nguyện. Cơn sóng cả chính nàng tạo ra, Mầu cũng chỉ có thể tự mình đương đầu. Thật may rằng, nàng còn có Mẹ bên cạnh, còn có cái Nếp lo lắng cho mình.
 

Canhcam15

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
4/5/15
Bài viết
63
Gạo
0,0
Chương 14

Anh mõ Đốp đã đi theo cụ bá mấy hôm không có nhà, vậy nên chị Đốp là vợ anh phải thay chồng giúp việc họp làng.Chị Đốp là người ra đình trước nhất. Vừa trải chiếc chiếu để các cụ ngồi và đặt khay trầu xong, chị Đốp ngước lên đã thấy Mầu, theo sau nàng là con Nếp. Mầu lễ phép chào chị Đốp một tiếng, hai người chủ tớ đứng bên cạnh cây cột đình gần đó.

Nom sắc mặt xanh xao cùng quầng thâm ở mắt Mầu, cái bụng đã hơi nhô lên cao chẳng thể nào che đậy, chị Đốp tràn đầy thương cảm, lời nói đến miệng lại thành một câu nhẹ trách.

- Sao em dại thế hả Mầu.

Chị Đốp cũng không nói được lời nào khác, chị có thể giúp Mầu nếu nàng gặp khó khăn còn riêng chuyện này thì không thể, chỉ trách Mầu dại dột. Gái làng chửa hoang là cái tội lớn, chị Đốp đã chứng kiến biết bao lần làng phạt vạ làm sao mà không tỏ tường nỗi đau cả phần xác lẫn phần hồn của những cô gái mang tội.

Cái người bị đồn thổi gian díu với Mầu năm xưa chính là chồng chị Đốp. Cứ tưởng chị Đốp có thành kiến với Mầu nhưng không hề vậy. Sự thương cảm của chị là thật, sự lo lắng quan tâm của chị với Mầu cũng là thật. Vì chị Đốp không hề căm ghét gì Mầu, trái lại nhà chị còn mang ơn của nàng. Những lời đồn thổi trước kia hoàn toàn là bịa đặt. Chồng chị không hề gian díu với Mầu. Có uẩn khúc trong chuyện đó, mà chị Đốp lại không thể nói ra vì đã nhận lời nhờ cậy của Mầu.

Nhớ lại năm trước, nhà anh chị Đốp có đến tận mười miệng ăn, làm thuê làm mướn tối tăm mặt mũi chẳng đủ no. Thằng con út bị bệnh, anh chị chạy ngược chạy xuôi mới vời được thầy thuốc tới nhà. Tiền thuốc thang đắt đỏ chẳng thể kham nổi, mắt thấy chẳng còn hy vọng anh Đốp đã tính đến việc tìm chỗ đất để lo hậu sự cho con. Thế nhưng đúng cái lúc túng thiếu khốn khó ấy, Mầu đã đưa tay giúp đỡ anh chị cứu sống đứa con tội nghiệp. Nàng giúp người một cách vô tư, chỉ mong anh Đốp giữ kín việc này khỏi đến tai ông phú, tránh việc ông sẽ sinh ra nghi kị.

Chẳng biết kẻ nào trông thấy cảnh Mầu với anh mõ tay qua tay lại ngoài đồng, rồi lời đàm tiếu dị nghị cứ thế lan ra khắp làng. Chị Đốp chẳng đành lòng, mới đến hỏi thăm nàng, chị định nói quách cho mọi người biết chứ sao làm việc tốt lại còn bị mang tiếng. Mầu khi đó chỉ lắc đầu cam chịu, nhờ chị giữ kín chuyện nàng giúp đỡ, còn cho là lời đồn thổi cũng chỉ là ngày một ngày hai, chẳng mấy sẽ lại yên bình. Vậy mà tin đồn ngày càng lớn, còn có người nói chị Đốp gặp Mầu để đánh ghen. Chị Đốp nghe vậy tức giận lắm, đơm đặt đến mức ấy thì chị phải ngả nón ra khấn vái. Dù sau đó chị có phủ nhận việc đánh ghen, phủ nhận việc gian díu giữa chồng mình và Mầu thì chẳng có ai tin. Thật nực cười, nhiều người chỉ tin vào những điều họ thích nghe mà thôi, có phải sự thật hay không với họ không có nghĩa lý chi hết.



Nắng dần chạm đến những viên ngói đầu tiên của mái đình rồi từ từ chiếm cứ toàn bộ mọi vật nó ngang qua, khiến những con giống trên đầu đao rực rỡ. Ngày họp đình tiết trời rất đẹp.

Sớm nay, mõ làng đã gõ một lần, những kẻ thích buôn chuyện, những người không vướng công việc đồng áng, hay buôn bán đều ra đình xem làng ngả vạ con nhà ông phú. Đám trẻ nhỏ tuy chẳng hiểu gì cũng làm rộn một góc cây đa.

Các vị tai to mặt lớn trong làng đã lục tục đến.

Cụ đồ Siêu là bậc tiên chỉ ở làng được ông lý tận tâm sai người cho vời ra tận đình. Cụ năm nay đã chín mươi mốt tuổi, bị lãng tai, lưng còng chống gậy chậm chạp tiến đến cái chiếu hoa ngồi xuống đầu tiên. Rồi cụ thầy Hữu Đức cũng theo sau đó đặt mông ngồi xuống. Được một chốc ông hương đến, lạ một điều là dưới chân ông đã đi một đôi guốc rồi mà một bên tay còn cắp nách đôi guốc gỗ mới tinh thật chặt như sợ chỉ chút sơ sảy chúng sẽ rơi ngay xuống đất cũng đến. Trước khi ngồi ông hương còn cẩn thận cất đôi guốc đi, sau đó mới vỗ hai bàn chân lại với nhau cho sạch, lựa một chỗ ngồi có thể để ý được đôi guốc gỗ thuộc dạng “độc nhất” của mình. Cụ thầy bên cạnh trề môi nhăn mặt, lòng chẳng ưng: “Cái lão này có cái đôi guốc mà lúc nào cũng phải khoe cho bằng được. Người ta dùng guốc đi dưới chân, còn lão ấy thì nâng niu như bảo vật. Đến ghét!”

Các vị chức sắc đã ngồi chen vai trên cái chiếu hoa, kẻ ăn trầu, người hỏi thăm dăm ba điều về nhau. Sau khi đã đầy đủ, ông lý mới bắt đầu hắng giọng trình lý do họp làng. Rồi ông cho gọi Mầu lên trên đình, ở trước mặt các vị chức sắc, bậc lão làng để tra khảo.

Cụ đồ Siêu nghếch mặt thấy ông lý nói vào chiếu tưởng là nhắc mình, không nghe rõ mới hở một tiếng. Rồi quay ra cụ thầy, nói như hét vào tai cụ ấy:

- Dân ta năng việc làng gớm. Mới hôm rồi tôi ra đình mà hôm nay lại được ông lý cho mời.

Cụ thầy một bên tai đã ù đi, biết cụ Siêu nghễnh ngãng cũng lại lớn tiếng theo, giọng hai ông còn át cả ông lý đương nói.

- Hai đám chửa hoang, cụ bảo có năng được không?

Cụ Siêu nghe bập bõm vài từ, đầu gật gù ra chiều đã biết.

Mầu đứng trước mặt các ông lớn, chào hỏi theo khuôn phép, không sợ hãi, chẳng bất an. Điều này khiến ông lý lấy làm phật ý. Nó chứng tỏ uy của các ông chưa đủ lớn khiến cho Mầu run sợ.

Thế là ông lý lừ mắt, cất giọng oang oang, như đe như nạt:

- Con Mầu kia, ở trước mặt các cụ, các ông, mày hãy thành thực khai báo mọi sự. Mày có thai đã được bao lâu? Cái thai ấy là của ai? Thành khẩn khai báo sẽ được chúng ông khoan hồng độ lượng, bằng không quanh co chối tội thì gậy kia mày khó đường mà thoát.

- Đúng rồi, mày cứ thực khai, đã trót có thai với ai thì nói. Chúng ông đây vốn chẳng hẹp lòng, tiền phạt nộp đủ cho làng, rồi bọn bây cũng sẽ được kết thành một đôi chồng vợ.

Cụ thầy vừa nhai trầu vừa nói cho nên cái giọng lạo nhạo. Cụ nói xong thì cầm cái ống nhổ, nhổ bã trầu vào đó. Chẳng may làm bắn nước trầu đỏ sang người ông hương làm ông ấy nổi cáu.

- Mắt mũi cụ để đâu đấy, cụ có biết cái áo này của tôi ngốn bao nhiêu bạc không hở?

Cụ thầy cười khà khà, nhận lỗi:

- Ấy chết, là tôi không cẩn thận. Xin lỗi ông hương.

Thế nhưng ông hương nào chịu kiểu xin lỗi cho có lệ của cụ thầy, giọng điệu kia chẳng có chút ý hối lỗi nào cả. Chìa cái ống tay áo qua phía cụ thầy, ông hương không cam lòng nói:

- Cụ nói xin lỗi thế thì cái áo tôi có sạch được không chứ?

- Hay ông cởi ra, tôi đem về bắt thằng ở nó làm cho bằng sạch mới thôi. Thế được chứ ông hương? Hay là ông cũng nhai trầu, rồi tôi cho ông làm bẩn áo tôi, cho huề nhé. – Cụ thầy khó chịu ra mặt, câu chữ hết sức trêu ngươi.

- Trò mèo, tôi không có giống như cụ. – Ông hương cười khẩy.

- Ông nói thế là có ý gì? – Cụ thầy đỏ mắt trừng ông hương.

Cảnh nháo nhào trên chiếu hoa khiến cụ Siêu suýt nữa ngồi không vững, cũng lại cáu nhặng lên:

- Làm cái gì thế? Có cho người ta ngồi nữa không hả.

Mắt thấy việc tra khảo mới vừa bắt đầu đã bị chuyện các cụ, các ông ầm ĩ át hết cả, ông lý vội khuyên can.

- Thôi nào các cụ, còn ra thể thống gì nữa, dân làng người ta đang nhìn vào kia kìa. Ta phải khảo trong sáng nay mà giờ các cụ hẵng còn cãi nhau vì một chuyện cỏn con. Thử hỏi lúc nào mới xong? Các cụ bớt nóng ngồi lại với nhau để lo việc làng trước đã.

Xong rồi, ông lý lại ra lệnh cho mẹ Đốp.

- Mẹ Đốp đâu, tạm cất khay trầu. Xong công chuyện hẵng đem ra cho các cụ.

Giảng hòa cho các cụ xong, khi đã thấy không còn tranh cãi nữa, ông lý mới quay ra nghiêm mặt với Mầu, nói chính sự:

- Mầu kia, mày nghe thấy các ông hỏi chưa? Thành thực khai sẽ được tha tội, bằng không đòn roi khó thoát.

Sự láo nháo ở chiếu trên đã dứt, Mầu tưởng như mình vừa mới được xem diễn chèo. Nghe ông lý hỏi, Mầu mới thu lại ý cười trong mắt, nàng vờ yếu đuối, đôi mắt long lanh:

- Dạ thưa các ông, chắc là ai đó thêu dệt chuyện này. Tai bay vạ gió bỗng dưng con lại bị gán cho cái tội tày trời. Chứ con đâu dám.

- Mày không dám thì ai dám. Cái bụng đã ễnh lên thế kia, mày coi chúng ông đây mắt đui hết cả à? – Phó lý Nhị khinh khỉnh chỉ tay vào bụng Mầu.

- Bụng con to chẳng qua trong người xấu máu. – Mầu dối.

Cụ thầy gạt phắt đi:

- Mày đừng bẻm mép, già mồm nói láo ở đây. Má hồng nay đã thành xanh, cái bụng thì đã rõ rành chẳng cần hỏi thêm. Mày ăn nằm với ai? Lúc nào? Ông đã nói rồi, chúng ông đây không có hẹp lòng, nếu thú thực thì lệ làng cho thành chồng thành vợ, không phải chịu khổ hình. Chứ mày còn muốn thế nào nữa? Hay là mày muốn chúng ông lập cho cái đền thờ trinh tiết hở?

Cụ thầy vừa dứt lời một trận cười giòn dã vang lên. Người ta lại có dịp cười nhạo phẩm giá của Thị Mầu.

Mầu thở dài trong lòng, tiếng xấu đã mang làm sao mà chối. Nàng chỉ biết giương đôi mắt long lanh ánh nước, yếu ớt lên tiếng:

- Dạ, thưa các ông, con...

Nghe Mầu cứ chậm chạp, con cà con kê, ngập ngừng mãi được vài từ, lão hương đâm bực. Việc đình chung cốt cái miếng ăn, mà chả mấy khi cái miếng ăn nó lại béo ngậy như thế này. Hôm làng ngả vạ cái Gái, lão hương thừa biết mẹ con nhà nó nghèo kiết xác, ông chả xơi được gì nên vờ cáo ốm chẳng thèm đi. Đến hôm nay, trước khi được ăn “cỗ” vẫn là phải họp đình. Cơ mà giông dài như thế này biết khi nào mới xong. Sáng nay lão hương còn cố nhịn cơm để bụng đến ăn vạ nhà phú Lục cho thỏa, nên lão sốt ruột mắng tục một câu. Lời bật ra, theo sau lão, các vị ngồi trên chiếu cũng không kiêng nể, biết bao câu mắng nhiếc, miệt thị ném về phía Mầu. Dù sao đã ngồi ở chốn này, có trọng trách với làng, người tra khảo chính là ông lý nhưng những người khác cũng tham gia vài câu coi như tận trách. Nếu không, ăn miếng cỗ cũng có đôi phần áy náy.

Chị Đốp thấy lời khó nghe. Vừa hay khi cụ đồ mắng xong, còn Mầu đáng thương, đôi mắt ướt ướt nhìn cụ ấy, chị liền chen miệng vào:

- Cô Mầu, cô chót ăn nằm với ai thì cứ nói ra. Nếu cô có chót ăn nằm với cụ đồ thì để làng còn bắt khoán cụ đồ. – Chị Đốp cất cao giọng hướng đến chỗ cụ đồ.

Cụ đồ nghe thấy mẹ Đốp gọi, nghĩ nó xin cái ý kiến của mình, mới nhỏng người dậy, hướng ra chiếu, ừ một tiếng rõ to.

Cụ thầy bên cạnh chẳng nể tình vỗ cái đét vào đùi cụ đồ, lớn giọng:

- Cụ ừ cái gì mà ừ, con mẹ Đốp nó bảo cụ ăn nằm với con Mầu đấy.

Cụ đồ bấy giờ mới ra nhẽ. Cụ từng này tuổi, ngoại trừ việc thích ăn thịt gà dù răng đã không còn nguyên bộ thì chẳng có cái thú chi hết. Còn chuyện trai gái kia cụ có muốn cũng là lực bất tòng tâm. Thế mà con mẹ Đốp dám xỏ cụ. Cụ đồ giận đến mức hai lỗ mũi phập phồng, chỉ tay mắng:

- Tao mà lại làm cái trò ấy hả? Mày hỗn quá mẹ Đốp.

Chị Đốp cười xuề xòa:

- Dạ, đấy là con lấy ví dụ thôi cụ. Không phải thì thôi chứ có mất cụ miếng thịt nào đâu.

Chẳng thèm để cụ đồ trong mắt, chị Đốp quay ra nhìn Mầu, thân thiết:

- Em Mầu, hay là em có chót ăn nằm với ông hương thì.

Chẳng để chị Đốp nói hết, ông hương đã xửng cồ lên, cái mặt ông đỏ rực:

- A, cái con mẹ Đốp láo lếu kia, mày lại dám vu cho ông. Định làm xấu thanh danh của ông đấy hử.

Chị Đốp trong lòng không khỏi khinh thường lão hương, lão có thanh danh từ khi nào vậy? Nhà vợ con đề huề cũng vẫn đi ăn vụng như thường, có lần còn là ăn quỵt mới đáng khinh bỉ. Thử hỏi mấy người ngồi trên chiếu kia, còn ai là đức độ, ngay thẳng. Kẻ chẳng tật này thì tật nọ. Vậy mà các ông có thể đi phán xử người khác, miệng lưỡi toàn là lời độc địa, có thể mắng chửi đắc ý đến thế.

- Con chỉ giả dụ, ông đừng nóng. Ông không làm chuyện mèo mả gà đồng thì sợ cái gì.

Lão hương giận quá, đương định to tiếng thì ông lý đã can. Ông lý sẵng giọng mắng mẹ Đốp:

- Ai cho mày lẻo miệng ở đây thế con mẹ Đốp? Lại còn dám vượt quyền, lui ra chỗ khác để chúng ông tra hỏi.

Chị Đốp vẫn còn nhăn nhở cười. Chị không sợ bị làm khó hay ghi thù. Vì các ông lớn kia ngại động vào vợ thằng mõ. Nếu thế chỉ thêm xấu cái danh của các ông mà thôi. Chị Đốp nom ông lý đã nghiêm mặt biết điều im lặng lui ra, dù sao thì cuộc mắng chửi đã tạm ngưng lại.

Ông lý lệnh cho Mầu:

- Con Mầu, mày nói đi.

- Dạ, làng đã bắt trình đầu đuôi thì con xin thú thật mọi sự, không dám che dấu điều gì. – Nói đến đây Mầu khẽ cắn môi rồi tiếp. - Xưa nay con sống nơi kín cổng cao tường, chuyện tình ái vốn không ham thích, càng không dám nghĩ chuyện ong bướm gái trai.

Cụ thầy lại không nhịn được, chặn lời Mầu, trở giọng nhiếc móc:

- Mày đương thú cái gì đấy hở? Đây không phải chỗ để mày ngâm thơ nhé, lại còn vần điệu gớm. Chúng ông chỉ muốn biết mày trót ăn nằm với ai chứ không có rỗi nghe mày nói hươu nói vượn. Cái tiếng lẳng lơ đã bay khắp làng trên xóm dưới mày lại còn chối không ong bướm, không ham chuyện gái trai. Bụng như cái rổ thế kia mày nghĩ mày vẫn còn trinh trắng hở. Bớt những lời vô ích đi.

Mầu khom người, vội vàng giãi bày:

- Dạ, thưa cụ, cụ hiểu nhầm ý con rồi ạ. Không phải con đang quanh co chối tội. Các cụ, các ông đã chỉ cho con đường sáng, con cũng xin nghe lệnh thành thực khai báo. Con nghĩ đã khai báo thì phải đầu đuôi rõ ràng, không dám giấu bất cứ điều chi. Lời con vừa nói mới là bắt đầu, các cụ để con nói cho hết ý ạ.

- Nói đi. – Ông lý phất tay ra lệnh.

- Dạ, các cụ xin thứ cho con cái trí kém cỏi. Những ngày tháng trước đây có chuyện con rõ mà lại có điều mơ hồ. Thú thực với các cụ con không nhớ ra mình đã hoài thai khi nào.

Một trận xì xào trên chiếu cùng phía dưới sân đình. Có người nhếch miệng khinh thường, có người chế nhạo thành tiếng, còn có người phải thốt lên kêu trời.

Mầu không để tâm, nói tiếp:

- Dạ thưa các cụ, các ông, con là phận gái chưa trải sự đời, nhiều điều không hiểu. Mấy ngày này con thấy trong người khang khác nhưng cũng chẳng biết mình đã hoài thai. Những người con gặp không phải là ít. Đầu năm nay hình như là…

Mầu nói thật chậm, như đang cố mường tượng lại chuyện cũ. Còn chưa để Mầu nói tiếp, đã có mấy người nhớ hộ nàng. Chỗ dân làng đứng có người lên tiếng:

- Chẳng phải hôm hội làng cậu Lạc có đi tìm cái Mầu hay sao? Hội xong người ta kháo nhau ầm ĩ cả lên.

- Đúng rồi, có người còn trông thấy cậu ấy theo cái Mầu ra sau đình ấy.

- Chẳng lẽ là cậu Lạc? – Có người nghi hoặc.

- Trời đất ơi, hai người dám làm chuyện động trời ở đình, họ không sợ thánh thần nổi giận sao? – Giọng nói thảng thốt của một người đàn bà trong đám đông.

Mỗi người một câu, dần dần thêu dệt thêm những tình tiết mới, họ bắt đầu nghĩ cậu út nhà ông lý là người gây họa. Trên chiếu đã lầm rầm to nhỏ, phía dưới dân làng cũng đã nhao nhao. Đêm hội làng, rất nhiều người thấy cậu Lạc chạy đến tìm Mầu. Cũng chính cái đêm ấy, Mầu còn bị người bắt gặp đi cùng với một người đàn ông khác nữa.

Câu chuyện bắt đầu đi theo một hướng khác. Có người phỏng đoán:

- Tôi nghe chú Nhiên gù nói chú có gặp con Mầu đi cùng một người đàn ông trên đường từ hội về. Hai người đó vội vàng lắm. Tôi đoán đó mới là kẻ tằng tịu với con Mầu.

- Ông nói có lý, nghĩ mà xem trời thì tối như cái hũ nút hai người một đàn ông một đàn bà gấp gáp thì chỉ có đi ấy ấy với nhau chứ đi đâu. – Một trận cười rộ lên sau câu nói của ai đó.

- Thật không ra thể thổng gì cả. – Một người đàn bà tức giận mắng.

- Tôi chẳng hiểu đám đàn ông nghĩ sao mà cứ đâm đầu vào con Mầu.

- Ôi dào, cái làng này mười người thì đến tám chín kẻ có ý đồ với con Mầu, tôi còn nghe thấy phó lý Nhị cũng đi xin một đứa với con Mầu kia kìa. Hay đó là của ông phó nhỉ?

Lại thêm một trận ồn ào từ phía dân làng.

- Đứa nào ăn nói liên thiên ở dưới đấy hả? Ông mà làm con Mầu hoài thai thì sét đánh ông chết nhá. - Phó lý Nhị bị nhắc tên nên đôi chút chột dạ. Cái hôm hắn ngả ngớn Mầu còn có người ở đó, sự thật là hắn mới chỉ chạm được vào tay đã bị Mầu vội vã tránh đi. Ai mà ngờ giờ nó lại có chửa và người ta nhắc đến tên của hắn trong ngày hôm nay. Cứ với sự phỏng đoán của đám dân làng thì hắn về nhà sẽ chết với mụ vợ mất thôi.

Trên chiếu hoa ngoài phó lý cũng có kẻ không thể ngồi yên. Chuyện tròng ghẹo Thị Mầu một đôi câu không phải chuyện hiếm đối với đàn ông ở làng này. Thế nhưng bị xướng tên ở đình vốn chẳng vẻ vang gì, lại còn đối với những người có chức quyền.

Lý trưởng không khá hơn là mấy, mặt mày nhăn nhó, ông lo rằng thằng con mình gây họa. Đôi mày ông lý đã nhướng lên, mắt trừng trừng nhìn Mầu.

- Mọi người trật tự. Ồn ào cái gì. Con Mầu, ông cấm mày ỡm ờ, vòng vo. Mày nói thật cho ông biết cái thai kia là của ai?

Thị Mầu vội phân bua:

- Con đâu dám thưa ông. Con đã xin các ông thứ cho trí con kém cỏi, đầu óc con không sáng nên mới phải từ từ nhớ lại.

- Mày tối dạ thì mặc xác mày, chỉ bảo mày nói ra tên người làm mày hoài thai thôi chứ không bảo mày khai báo chuyện hàng ngày. Dài dòng ông gô cổ lại đánh cho nhừ xác bây giờ. – Ông lý hùng hổ quát.

Mầu vờ khó xử:

- Dạ thưa ông, thú thực giờ đầu con rất rối. Xin các ông để con ngẫm đã ạ.

- Loại gái trắc nết, ngủ với nhiều người quá nên không biết ai với ai. - Người ta lại được dịp dè bỉu, khinh thường Mầu.

- Đúng, đúng, ngay đến cả thầy tiểu nó còn không tha nữa là.

- Ôi, ông không nhắc tôi cũng đã nghĩ đến chuyện này. Thật đúng là nhơ nhớp đến cả nhà chùa.

- Cũng phải trách thầy tiểu, nếu thầy ấy không có sắc tâm thì con Mầu sao mà sấn vào thầy ấy như thế được.

- Chẳng có lẽ đó là con của thầy tiểu. – Giọng một người đàn bà vang lên thất thanh, cùng với đó là gương mặt kinh sợ.

- Tôi tưởng tiểu thanh cao thế nào, phải khác đám dân thường chúng ta, nhưng cũng vẫn là chứa đầy thứ dung tục. – Có người cười khinh bỉ.

Câu chuyện lại được đám đông một lần nữa chèo lái sang hướng khác mà người bị vướng vào lần này là tiểu Kính Tâm. Bấy giờ, Mầu không thể để ngoài tai những lời nói đầy khắc nghiệt của dân làng. Họ bắt đầu nghi ngờ thầy tiểu. Nàng hướng về phía mới phát ra câu nhục mạ tiểu Kính Tâm:

- Thầy tiểu là người ngay thẳng. Chị đừng có nói bừa mà vấy bẩn thầy ấy.

- Chính mày mới là người vấy bẩn tiểu, định đổ lên đầu tao sao.

Sắc mặt Mầu tái đi. Quả thực những hành động trước kia của nàng vô tình đã làm liên lụy đến tiểu Kính Tâm. Mầu thanh minh nhưng giọng nói lại yếu ớt:

- Tôi và thầy tiểu là trong sạch.

Có người chế nhạo:

- Bà nghe thấy con Mầu nó nói gì chưa? Nó nói nó trong sạch đấy.

Tất cả những gấp gáp, thất thố của Mầu đều không tránh khỏi cặp mắt của lý trưởng. Sắc mặt biến hóa khi tức giận, lúc hổ thẹn kia chứng tỏ Mầu và thầy tiểu có sự bất thường. Chỉ khi nhắc đến tiểu Kính Tâm, Thị Mầu mới mất bình tĩnh. Ông lý dấy lên sự nghi ngờ. Mầu có tình với thầy tiểu, chuyện cũng đã bị truyền tai khắp làng. Bắt được điểm này, ông lý vội vàng trấn an dân làng, nhanh chóng sai người gọi tiểu Kính Tâm đến trong sự đồng tình của các vị chức sắc trong làng.

Mầu nghe vậy mới vội quỳ rạp xuống:

- Thưa ông lý, thực cái thai trong bụng con không phải của thầy tiểu. Con xin thề với trời.

Không để lời Thị Mầu vào tai, ông lý nào có tin, trông biểu hiện sốt sắng của nàng lão càng khẳng định Mầu nói dối, Mầu chỉ là muốn bảo vệ cho tiểu Kính Tâm mà thôi.

- Trái phải, thực giả thế nào đợi tiểu đến khác rõ. – Lý trưởng lạnh giọng.



Khi cả mái đình đã được nắng phủ vàng, khi mà đám trẻ nhỏ đã tụm lại một chỗ dưới gốc đa chơi ô ăn quan mà chẳng buồn quan tâm đến “chính sự” của làng cũng là lúc anh tuần dẫn trình tiểu Kính Tâm ra đình.

Tiểu Kính Tâm đến cùng với sư thầy chùa Vân, cả hai người đều ăn vận bộ đồ nâu giản dị. Sau khi ông lý đã an bài chỗ ngồi cho sư thầy, ông tiếp tục việc tra khảo. Mầu không dám đối mặt với tiểu vì hổ thẹn, cứ cúi gằm mặt xuống. Còn Kính Tâm, đứng ở ngay bên cạnh Thị Mầu, khuôn mặt lạnh nhạt lẳng lặng nghe ông lý nói về việc họp làng hôm nay.

Đối với người nhà chùa giọng điệu của lý trưởng cũng có đôi phần mềm mỏng, ông hỏi tiểu:

- Thầy tiểu, thầy đã quyết đi tu tại sao còn làm ra điều sai trái. Nếu khai báo sự thật làng sẽ tha thứ, khoan dung độ lượng cho thầy tiểu không phải chịu đòn roi.

Mặc dù Kính Tâm đã có dự liệu chẳng lành về việc mình bị dẫn trình lên đình. Nhưng việc bị vu cho cái tội danh thông dâm với Thị Mầu vẫn khiến nàng choáng váng. Kính Tâm thẳng lưng, ngẩng cao đầu, hai bàn tay chắp lại với nhau tỏ rõ lòng mình:

- Nam mô a di đà phật. Tôi một lòng thờ phụng đức Phật. Không hề làm điều gì trái lương tâm. Kính mong các vị soi xét.

- Hai người không có tư tình thế sao dăm lần bảy lượt nó lên chùa gặp thầy?

Mầu phân bua:

- Con chỉ lên chùa lễ Phật, vô tình gặp tiểu.

- Còn chối, người ta nhìn tận mắt, nghe tận tai mày liếc mắt đưa tình với tiểu Kính Tâm ở trên chùa. Còn nắm tay, đưa đẩy nhau, giờ mày ở đây nói vô tình hả?

- Chính tai tôi còn nghe thấy con Mầu nó nói với thầy tiểu nó thèm thầy ấy như chửa thèm chua kia kìa. Đúng là tạo nghiệp lại còn không biết ăn năn hối cải. – Một người đàn bà phía dưới to tiếng.

- Ối chao, cái loại con gái mất nết.

- Thưa ông lý, đó chỉ là do con quá phận trêu đùa tiểu. Còn tiểu Kính Tâm không hề động lòng với con, thầy ấy không hề tham sắc mà vi phạm giới luật.

Mầu chẳng dám nói nhiều, vì nàng biết càng nói sẽ chỉ đẩy Kính Tâm vào vũng bùn. Lúc này, nàng căm ghét chính mình đã có những suy nghĩ không thấu đáo, chỉ vì bản thân mà lại làm liên lụy đến người khác. Người đàn bà kia đã đúng nàng tạo nghiệp rồi, mà nghiệp này quá mức nặng nề.

Đôi mắt Kính Tâm tràn đầy nỗi bi ai. Nàng cải trang tu hành, nếu thực khai rồi ai sẽ cho nữ đi tu. Vốn định coi cửa chùa là nơi chốn cuối cùng của đời mình, vậy giờ nói ra chân tướng thì ước nguyện nhỏ bé của nàng phải chăng sẽ vỡ vụn như bọt nước?

Ông hương ngồi trên chiếu nghe mỗi người một câu sốt hết cả ruột. Cả tiểu Kính Tâm và Thị Mầu đều chối, thề thốt trong sạch. Cứ thế này thì bao giờ ông mới được ăn cỗ. Ông hương vội giục lý trưởng:

- Không thể mềm lòng với bọn xảo ngôn này được. Ông lý cứ y quy củ mà làm. Chúng phải ăn đòn roi thì mới khai ra được, chứ cứ lề mề thế này đến mai cũng chẳng tra ra cái gì. Các ông xem sắp trưa rồi đấy.

Mấy vị khác cũng hùa theo, mỗi người một câu khuyên ông lý dùng hình tra khảo. Thị Mầu nghe vậy cuống quýt quỳ lạy cố gắng thanh minh cho tiểu nhưng nào có ai xem lời nàng nói ra gì. Vậy nên, Mầu đánh liều quay ra khuyên lơn tiểu Kính Tâm:

- Thầy tiểu, thầy đừng im lặng như vậy. Tôi xin lỗi đã làm liên lụy đến thầy. Thầy hãy nói rõ chân tướng sự thật để minh oan cho mình đi. Tôi xin thầy, xin thầy hãy nói ra sự thật.

Tiểu Kính Tâm lạnh lùng không đáp lời Mầu. Nàng nghĩ Thị Mầu muốn khuyên mình thừa nhận cái tội danh kia. Lòng đau đớn Kính Tâm nuốt nước mắt vào tim, ngẫm đời mình sao lại chua cay đến vậy, đuốc nào có thể soi thấu nỗi oan này. Nảng rốt cuộc cũng chỉ nói một lời biện hộ cho mình:

- Tôi đã là người nhà chùa, không còn thiết tha ngũ dục. Có đức Phật minh chứng Kính Tâm tôi không làm gì hổ thẹn lương tâm.

Ông hương rốt cục không bình tĩnh nữa, vội gọi hộ ông lý hai anh tuần đến. Lão gắt gỏng:

- Đòn roi hạ xuống để xem chúng mày còn chối được không.

Hai anh tuần không khoan nhượng, nể nang khi dùng hình với tiểu Kính Tâm. Mỗi lần roi quất vào người là một lần thân hình Thị Kính quặn lên, mặt mày nhăn lại. Nàng không rơi nước mắt, không kêu la thảm thiết mà chỉ mím môi nhẫn nhịn, rướn mình chịu đớn đau.

Thị Mầu ở gần đó, tiến đến định ngăn cản nhưng bị kéo ra. Lúc này đây, nước mắt Mầu đã rơi, nàng hết thanh minh cho tiểu Kính Tâm với các ông lớn rồi nàng lại quay ra chỗ tiểu. Giọng khẩn thiết:

- Thầy tiểu, thầy hãy nói sự thật đi. Không người ta đánh chết thầy mất.

Tiểu Kính Tâm nghiến răng nhẫn nhịn chịu đựng, không một lời đáp.

- Thầy tiểu, thầy nói đi. Sao thầy không nói ra chân tướng. Sao thầy phải chịu khổ như vậy. Tôi xin lỗi, tôi xin lỗi là tôi đã liên lụy tiểu.

Thị Mầu lặp đi lặp lại lời xin lỗi. Tiểu Kính Tâm đã quyết chịu hình mà không nói ra thân phận nữ nhi ắt hẳn nàng ta có điều khó xử vì thế Thị Mầu càng không dám nói thay cho tiểu. Thị Mầu chỉ sợ mỗi câu mình nói ra sẽ làm cho mọi việc thêm rối ren. Nàng ngồi bệt dưới đất, nước mắt chảy ra cùng với đó là nỗi ân hận khôn cùng.

Cái chân tướng mà Thị Mầu nói khác hẳn với chân tướng mà tiểu Kính Tâm nghĩ cũng như mấy người chức sắc kia hiểu. Lúc này đây đám dân làng đều chắc chắn rằng tiểu Kính Tâm khiến Thị Mầu hoài thai, chứ không phải là ai khác, dù cho tiểu Kính Tâm có một mực phủ nhận, hay Thị Mầu một lời thừa nhận cũng không có.

Đòn roi chán chường, sư thầy lòng từ bi không thể để tiểu Kính Tâm chịu nhục hình như vậy nữa liền ra mặt.

- Nam mô a di đà phật. Cầu xin các ngài giơ cao đánh khẽ, bớt nổi cơn lôi đình mà mở lòng từ bi làm phúc tha thứ cho tiểu. Khoán làng đòi phạt thế nào tôi xin nộp.

Các vị chức sắc trong làng thấy sư thầy ngỏ lời muốn chịu phạt để lĩnh tiểu về cũng không làm khó mà chấp nhận. Họ nói thêm dăm ba lời răn dạy tiểu thì cũng cho đi. Tiểu Kính Tâm bị đánh đến mức không tự mình đứng dậy được, bước đi loạng choạng. Sư thầy lần nữa lại nhờ cậy một người trong đám dân làng cùng mình đỡ tiểu trở về. Người nọ vì nể mặt sư thầy mới gật đầu nhận lời, tuy vậy gương mặt hắn thực rất khó coi.

Con Nếp ở một góc gọi với ra chỗ Thị Mầu. Bấy giờ Thị Mầu mới hoàn hồn, tạm thoát khỏi sự tự trách lỗi lầm của bản thân. Nàng vội vàng đem tiền nộp vạ, dâng hai tay đến chỗ lý trưởng.

Túi tiền vừa to vừa nặng thực sự đã thu hút hầu hết ánh mắt của mọi người. Không ai có thể ngờ rằng cái tục nộp vạ cho làng với mức phạt cao nhất đã có người đầu tiên chịu theo. Việc kiểm tiền được diễn ra ngay trên đình khiến mọi người không khỏi cảm thán: Hóa ra ông phú lại là kẻ thương yêu con gái đến vậy. Nhờ cái tội chửa hoang của Thị Mầu, không chỉ có mấy ông lớn được chán chê rượu thịt mà hộ nào trong làng cũng có phần.

Sự việc diễn ra sau đó thật nhanh chóng: Dưới cái nắng như đổ lửa, lý trưởng dẫn đầu đám chức sắc trong làng đến nhà phú Lục. Theo ngay sau ông lý là ông hương với niềm vui hân hoan chỉ vì với cái chức phận của mình ông sẽ được “ăn vạ” đến tận hai lần.

Họp làng đã tan, chẳng có ai còn để ý đến hai bóng người một lớn một nhỏ lầm lũi men theo con đường nhỏ trở về nhà.
 

Canhcam15

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
4/5/15
Bài viết
63
Gạo
0,0
Chương 15

Ban trưa, bà hai đang gắng se chỉ để khâu nốt cái ống tay áo cho cháu gái mà chưa được. Thị Mầu khẽ khàng đặt đứa bé xuống giường, dém chăn cẩn thận mới quay ra giúp mẹ xâu kim. Mầu cũng không tranh làm việc của bà, chỉ ngồi lặng đó xem. Đôi ba lần nàng muốn mở lời song ngại vì vẻ mặt chăm chú của mẹ lại đành thôi.

- Con có chuyện gì muốn nói vậy? – Bà hai sau khi cất gọn đồ may vá mới hỏi.

- Mẹ, con tính rời làng.

Thị Mầu vốn muốn chờ anh Lộ trở về, thế nhưng, thu qua đông đến thời gian trôi đi mà tin tức anh Lộ nàng chẳng hay biết gì lại thêm cuộc sống trong nhà thực thống khổ thế nên cái dự tính này của Thị Mầu đã thành hình nên dạng khi bé Na vừa tròn tháng.

Nàng và mẹ đã phải trải qua những ngày bị người thân kinh bỉ nhiếc móc, mắng chửi, thiếu thốn đủ bề. Vốn dĩ Thị Mầu mang thai chỉ được phép quanh quẩn trong nhà. Bà cả cấm nàng ló mặt ra đường vì cảm thấy xấu hổ. Ở nhà không có nghĩa là ngồi không, ươm tơ dệt lụa trở thành việc chính của Mầu, ngoài ra nàng còn phải lo việc bếp núc. Những việc này vốn Thị Mầu đã quen tay, nhưng thời thế đổi khác Mầu còn phải nghe chửi mắng mỗi ngày.

Nhẫn nhịn chịu đựng, chờ mong mỏi mòn cũng đến khi bé Na trào đời. Ngày Thị Mầu vượt cạn nếu không có con Nếp nhanh nhẹn đi tìm bà đỡ thì Thị Mầu chẳng rõ mình có còn được làm người nữa không hay là phải bỏ mạng. Việc ăn uống vốn bình thường chẳng thiếu nhưng rồi bà cả bắt đầu nhúng tay khiến nhiều lúc mẹ con Mầu cơm chẳng đủ no. Đôi khi buồn lòng Mầu không kìm được nước mắt, nàng cũng chỉ dám khóc thầm, lo lắng mẹ biết mà sinh thêm phiền não. Rốt cuộc Thị Mầu muốn rời làng mà đi.

Bà hai không phản đối ý định của Mầu. Bà biết những tháng qua Thị Mầu đã phải sống rất khổ sở. Chẳng ai muốn phải đi tha hương cầu thực, nhưng có lẽ với mẹ con bà việc này sẽ tốt hơn ở lại trong cái nhà này.

Một khi đã quyết, Thị Mầu chuẩn bị rất nhanh chóng. Bà hai lúc trước có để dành được chút tiền, thêm vào mấy năm nay Thị Mầu khôn khéo tích cóp cũng có một món kha khá. Mọi thứ đều được sắp xếp ổn trừ một việc, việc này khiến Mầu phiền não không thôi. Đó chính là con Nếp. Nàng không thể đưa con Nếp đi cùng mình. Nhưng nói như thế nào để nó hiểu và thông cảm cho Mầu đây? Mầu tưởng như mình là kẻ xấu xa, nhẫn tâm vứt bỏ đi người thân ruột thịt của mình vậy. Đắn đo suy nghĩ mấy đêm liền bà hai lại là người đóng vai ác thay nàng.

Bà gọi con Nếp nói với nó việc rời làng.

- Thật hả bà? Bao giờ chúng ta đi? Là ngày mai ạ? Vậy để con chuẩn bị quần áo. – Giọng con Nếp vui vẻ như chuông reo.

Bà hai khó xử:

- Không cần chuẩn bị. Rời làng lần này chỉ có ta và cô Mầu đi thôi. Nếp, con ở lại đây sẽ tốt hơn.

Cái Nếp bàng hoàng, hốc mắt nó đã đỏ.

- Con không thể đi cùng sao bà?

Rồi nó hoảng hốt quay ra Thị Mầu, tay nó kéo kéo vạt áo nàng, miệng nó mếu máo, nước mắt đã thành giọt lăn dài xuống má:

- Cô Mầu, cô cho con theo với.

Thị Mầu mới chỉ nhìn vẻ mặt đáng thương của cái Nếp mà đôi mắt nàng cũng rơm rớm theo. Nàng đâu nỡ để con Nếp ở lại, Mầu thử hỏi mẹ một lần:

- Mẹ, hay là…

Cái Nếp tràn đầy mong đợi nhìn bà hai. Bà hai biết con gái mềm lòng, bà cũng yêu thương cái Nếp rất nhiều, thế nhưng trong tình cảnh này thật khó để mang theo một đứa bé theo. Bà hai lắc đầu, không để Mầu nói tiếp:

- Mẹ thì đau yếu, cái Na còn quá nhỏ. Thân là đàn bà con gái dọc đường còn chẳng biết có sự tình gì sẽ xảy ra.

Quay ra nhìn con Nếp, bà hai cứng rắn:

- Ta quyết rồi, con ở lại đây là ta muốn tốt cho con thôi Nếp.

- Bà cho con đi đi. Con sẽ bế em Na, con sẽ chăm sóc bà, cái gì con cũng làm được hết. Con sẽ nghe lời bà và cô. Bà cho con đi theo đi bà. – Con Nếp van nài, nó vừa nói vừa khóc. Nước mắt, nước mũi tèm nhem. Trông như con mèo con vừa bị nhúng nước. Đáng thương không để đâu hết.

Mầu bặm môi, cổ họng nàng nghèn nghẹn. Tay bế bé Na trên tay, nàng xoay người đi chỗ khác, không nỡ nhìn khuôn mặt tội nghiệp của con Nếp. Mà con Nếp nó dường như biết nàng khổ sở, vội quấn lấy cầu xin.

- Con có thương cô Mầu thì con nín đi. Con ở lại là ta muốn tốt cho con thôi.

Con Nếp đã khóc rất nhiều, nó cứ tưởng năn nỉ khóc lóc đáng thương thì bà hai và cô Mầu sẽ cho nó đi theo, nhưng không. Nó vẫn không thôi hy vọng rằng bà hai sẽ đổi ý vậy nên hễ việc gì nó có thể làm nó đều làm, việc gì quá sức nó vẫn gắng làm cốt chỉ để lấy lòng bà hai.



Thị Mầu ra khỏi nhà bằng cổng sau từ tờ mờ sáng. Nàng đi đến nhà vợ chồng bác Tần ở mé phía tây làng để thuê xe ngựa. Giao tiền cùng trao đổi lộ trình xong xuôi nàng rảo bước chân, muốn sớm trở về vì sợ bé Na đói sữa. Khi đi qua căn lều của mẹ con cái Gái, tiếng trẻ con khóc khiến nàng phải dừng lại. Có lẽ đứa bé đã khóc rất lâu rồi, giọng nó yếu ớt nhưng lại không hề ngừng. Thị Mầu chẳng nghe thấy âm thanh của người lớn dỗ dành nên nàng mới mang chút lo lắng lại gần căn lều.

Cảnh tượng ở trong lều khiến Thị Mầu kinh hãi, nàng lấy can đảm chầm chậm tiến đến gần. Thân thể người mẹ đã lạnh ngắt tự bao giờ bên cạnh là đứa bé vẫn đương khóc ngằn ngặt. Thị Mầu bế đứa bé ra một góc, ngồi xuống vạch áo cho nó bú. Tiếng khóc dần ngưng, đứa bé không còn khua khoắng tay chân mà ngoan ngoãn ngậm bú. Thị Mầu nhìn xung quanh, một căn lều đơn sơ chẳng có mầy đồ đạc. Mẹ con cái Gái cũng giống như vợ chồng bác Tần đều là dân nơi khác đến đây sinh sống. Họ không được cất đất trong làng mà phải ở những khu đất rìa làng. Gia cảnh nhà cái Gái vốn rất cơ cực. Rồi cái Gái chửa hoang, không rõ cha đứa trẻ là ai. Tháng trước, Mầu được con Nếp cho hay mẹ cái Gái vì đau yếu mà rời dương gian. Khi ấy Mầu cũng chỉ thương cảm cho số phận bọn họ, rồi cũng vì tình cảnh của mình đang gặp phải mà sớm quên đi. Bây giờ, cái Gái đã theo chân mẹ để lại đứa bé một mình. Nếu như Mầu không đến, có lẽ một nhà ba mạng cũng chẳng còn ai. Lòng Mầu lại chua sót, nàng thương tiếc cho những kiếp người bất hạnh. Rồi Mầu lại khó xử: Đứa bé này nàng nên làm thế nào đây? Thân mình còn chưa lo xong Mầu đâu dám đèo bòng.

Nàng nghĩ ngợi hồi lầu, đứa bé trong tay cũng đã thiêm thiếp ngủ. Thị Mầu tìm lấy một tấm vải lót phía dưới đất rồi đặt đứa bé xuống. Thị Mầu quấn manh chiếu lên người cái Gái, vái lạy ba vái. Sau đó nhặt tìm chút ít quần áo trẻ con, Mầu ẵm đứa bé rời khỏi căn lều nhỏ. Nàng không tìm đường trở về nhà mà đi theo hướng lên chùa Vân.

Thị Mầu tới trước cửa chùa, ngó nhìn bốn phía. Hôm nay không phải mùng một hôm rằm, cảnh chùa đôi phần tịch mịch, yên ắng. Thị Mầu vốn vẫn còn cảm giác mang tội với tiểu Kính Tâm nên trong lòng có chút đắn đo. Nhưng rồi nàng nghĩ người sẽ không bỏ mặc một đứa trẻ, người sẽ đối xử và nuôi dạy nó tốt chắc chỉ có tiểu Kính Tâm mà thôi. Thế rồi Thị Mầu mới trông trước trông sau rón rén từ cửa chùa tới hiên chùa.

Ngó thấy thầy tiểu đang tụng niệm thành tâm lời kinh Phật, ban đầu Thị Mầu chẳng dám phiền, cứ đứng nhấp nhổm sau khóm trúc. Sau nàng lại sợ sẽ gặp người khác nên định bụng cứ xông vào thẳng chỗ tiểu. Vừa hay khi ấy Kính Tâm cũng rời khỏi thiền đường, rẽ về hướng khóm trúc mà đi.

Tiểu đã dừng bước chân khi gặp Thị Mầu. Kính Tâm mặt mày ảm đạm, tiếng oan phải chịu, nỗi niềm tủi nhục mà nàng phải mang duyên cớ là do người trước mặt gây ra. Thế nhưng, Kính Tâm không đeo thù kẻ đã đổ oan cho mình, nàng tâm niệm nhẫn nhục đủ điều thì lòng sẽ mang hỉ lạc, một chữ nhẫn chính là dấn bước vào đường chân tu. Nàng chắp tay cúi chào Thị Mầu, không rõ nàng gọi mình có lý do gì.

Thị Mầu khó xử nhìn tiểu, đứa bé bấy giờ đã tỉnh, nó bắt đầu khóc. Nàng lấy tay vỗ về, gọi tiểu một câu.

- Thầy tiểu, xin thầy hãy nuôi đứa bé này.

- Đứa bé có tội tình chi mà cô nỡ để nó xa mẹ, cô hãy ngẫm lại đi. – Kính Tâm khó hiểu vì hành động đem con đi bỏ của Thị Mầu.

Nghe thấy xa xa có tiếng người, Mầu hơi hoảng, nàng vội vàng đem đứa bé ấn vào người Kính Tâm. Bị bất ngờ Kính Tâm mới lui lại một bước, song sợ Thị Mầu buông tay sẽ khiến đứa bé rơi bị thương vậy nên nàng đưa hai tay đón lấy.

- Tôi biết thầy là người sẵn từ tâm, nên xin thầy hãy nuôi dạy đứa bé thành người. Tôi đi đây.

Nói xong Thị Mầu tất tả men theo con đường núi mà trở về.

Kính Tâm bồng đứa bé trên tay, đôi mắt ngây thơ của nó đang nhìn nàng lạ lẫm. Tiểu Kính Tâm vốn mang lòng dạ hiếu sinh, nàng hơi động tay để đứa bé nằm được thoải mái. Duyên phận đến không thể cưỡng cầu, nếu sự tình đã vậy, tuy rằng nước lã thì Kính Tâm nàng cũng sẽ coi như máu đào mà cưu mang đứa trẻ này.

...

Khi mẹ con Mầu cùng con Nếp đến được nhà bác Tần thì trời hẵng còn mờ tối. Thị Mầu dìu mẹ lên xe ngựa. Con Nếp phía sau đem hành lý đưa cho bác Tần. Đưa bé Na còn đương say ngủ cho bà hai bế, Thị Mầu xuống xe tới gần con Nếp. Trước khi đi, trên đường đi và ngay cả bây giờ, con Nếp vẫn khóc, khi thành tiếng khi thì nó cố nhịn chỉ phát ra âm thanh sụt sịt. Thị Mầu tâm sự nặng nề, giây phút chia xa nàng đã dặn lòng phải cứng rắn vậy mà không được. Con Nếp vẫn chưa thôi hy vọng, nó cầu xin Mầu đưa nó đi cùng.

- Thôi mày đừng khóc, cô thương. Chuyến này đi lành ít dữ nhiều, mày cũng nghe thấy mẹ cô nói rồi đấy. Ở lại đây, sống thật tốt nghe chưa.

Con Nếp nước mắt ngắn dài, nó lắc lắc đầu, tay nó đã nắm vạt áo Mầu từ khi nào:

- Cô cho con theo với, con muốn ở với cô cơ.

Thị Mầu lắc đầu, lấy tay gạt lệ, hàm răng ngậm chặt không cho tiếng nức nở bật ra. Nàng khẽ gạt bàn tay nhỏ bé của con Nếp.

- Cô đi đây Nếp.

Nói xong Thị Mầu vội vàng leo lên xe, nàng không thể ngăn nổi dòng nước mắt, chẳng thể làm dịu được trái tim đau đớn của mình. Con Nếp đứng đó không nhịn được òa khóc. Bác Tần thấy Thị Mầu đã lên xe mới hỏi:

- Ta đi được chưa bà.

- Bác cứ đánh xe đi.

Tiếng xe ngựa lộc cộc vang lên, xe lăn bánh. Con Nếp bước thấp bước cao chạy trên con đường ghồ ghề bởi những hòn đá lớn. Lẫn trong tiếng khóc là tiếng nó gọi tên cô Mầu. Chiếc xe ngựa ngày một xa, con Nếp ngơ ngẩn trông theo cái chấm đen bé dần. Tiếng gà gáy sớm của nhà ai vọng lại. Trên con đường đầy sỏi đá, con Nếp bơ vơ đứng đó cho tận khi mặt trời đỏ mọc phía chân trời.
 

Canhcam15

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
4/5/15
Bài viết
63
Gạo
0,0
Kết

Đã gần ba tháng rời khỏi làng, Thị Mầu cùng mẹ và bé Na dừng chân tại lộ Long Hưng. Bọn họ ở trọ trong nhà một góa phụ già. Ổn định nơi ở, Thị Mầu theo lời anh Lộ trước khi rời làng đã nói liền một mình đi đến khu chợ Thanh Ba để hỏi thăm về một người tên Thuận chuyên buôn bán hương liệu. Đó cũng chính là lý do tại sao nàng lại đến Long Hưng mà không phải một nơi khác. Nhưng chẳng một ai biết cái tên này, người buôn bán lâu năm ở chợ còn khẳng định với Thị Mầu rằng chẳng có người buôn nào tên Thuận cả. Mọi chuyện không được thuận buồm xuôi gió như trong tưởng tượng của Thị Mầu. Thế rồi, nàng dựng quán nước nhỏ gần chợ để kiếm thêm chút ít một phần là để nghe ngóng tin tức anh Lộ.

Hàng ngày, ba mẹ con bà cháu sẽ ra quán, Thị Mầu bán hàng còn bà hai trông chừng bé Na. Nếu có ai đó hiếu kỳ, bà hai sẽ đều ra mặt nói mình và Thị Mầu có mối quan hệ mẹ chồng nàng dâu, vì con trai đi làm xa đã lâu không có tin tức khiến bà lo lắng nên đã khăn gói cùng con dâu lên đường. Hễ ai ghé qua hàng nước thì bà hai đều có lời nhờ cậy, hỏi họ xem có biết một người tên Thuận chuyên buôn bán hương liệu hay không, con trai bà tức anh Lộ đang làm thuê cho người ấy.

Cho đến một ngày, có người dừng chân quán nước của Thị Mầu, được nghe câu chuyện tìm con trai của bà hai mới hỏi lại:

- Tôi được biết Long Hưng ngoài Thanh Ba thì chợ Cần cũng có nhiều tay buôn hương liệu, khu chợ đó còn sầm uất nhộn nhịp gấp mấy lần Thanh Ba. Bác có thể đến thử đó một chuyến xem sao. Biết đâu con trai bác đã sang bên đấy làm ăn.

Bà hai trong người không khỏe nên Thị Mầu đem bé Na đến chợ Cần. Quãng đường khá xa nên họ phải mướn xe ngựa và gần trưa hai mẹ con mới đến nơi. Thị Mầu thấp thỏm chẳng yên, nàng thực mong chuyến này đi có thể biết được chút tin tức về anh Lộ. Tìm đến chỗ những người bán hương liệu, họ cho Thị Mầu một tin vui rằng có một người buôn tên Thuận ở đây song cũng lại đem cho nàng một tin buồn đó là từ tháng trước ông Thuận cùng người làm đã đi thương cảng Vân Đồn. Khuôn mặt Thị Mầu không dấu được sự thất vọng, nàng chậm bước rời khỏi khu bán hương liệu, Rồi nàng nấn ná một lúc lâu bên một sạp hàng bày bán mấy thứ đồ thủ công, như biết mẹ buồn bé Na sau lưng nằm yên chẳng hề khóc mếu. Ra đến con đường chính ở chợ, chẳng còn bóng râm cho mẹ con Mầu trốn nắng, nàng liền ẵm đứa bé trước ngực, một tay lấy nón che con con. Vừa mới ngước mắt nàng liền trông thấy một bóng người thân thuộc, người nọ cũng đang đứng sững một chỗ.

Tầm mắt của Thị Mầu mơ hồ, nàng ôm con khóc.

Những giọt nước mắt hạnh phúc.
 
Bên trên