timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Luật bằng và trắc.
nhp: Chào mừng bạn đến với box bằng bằng chíu chíu góp gạch xây nhà. Nói về mấy lỗi này chắc thơ Tim có đầy, *xấu hổ* nên mỗi lần xướng họa với bạn (nếu có), mong bạn tuýt còi nhẹ tay.
 
  • Like
Reactions: nhp

nhp

Gà tích cực
Tham gia
16/12/14
Bài viết
86
Gạo
310,0
Re: Luật bằng và trắc.
nhp: Chào mừng bạn đến với box bằng bằng chíu chíu góp gạch xây nhà. Nói về mấy lỗi này chắc thơ Tim có đầy, *xấu hổ* nên mỗi lần xướng họa với bạn (nếu có), mong bạn tuýt còi nhẹ tay.
Mấy cái lỗi đó mình cũng bị hoài bạn à. Chúng ta giao lưu nên chỉ cần đúng niêm, luật là được rồi. Chúc bạn luôn vui!
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Luật bằng và trắc.
Mấy cái lỗi đó mình cũng bị hoài bạn à. Chúng ta giao lưu nên chỉ cần đúng niêm, luật là được rồi. Chúc bạn luôn vui!
À, riêng thơ Đường luật hoặc là mình phải type bằng máy, hoặc ngồi viết ra giấy mới không bị thất niêm, thất luật, chứ gõ đt thì luôn luôn thành thảm họa Đường luật, mình bị bà tám Long Nguyên tuýt còi suốt thôi. =((
 
  • Like
Reactions: nhp

nhp

Gà tích cực
Tham gia
16/12/14
Bài viết
86
Gạo
310,0
Re: Luật bằng và trắc.
À, riêng thơ Đường luật hoặc là mình phải type bằng máy, hoặc ngồi viết ra giấy mới không bị thất niêm, thất luật, chứ gõ đt thì luôn luôn thành thảm họa Đường luật, mình bị bà tám Long Nguyên tuýt còi suốt thôi. =((
Mình thì nặn ra một bài ĐL cũng phải dò lại bảng luật mà. Khi nào nặn ra một bài, mình cùng xướng họa cho dzui hén!
 

ngochoa_248

Gà cận
Tham gia
11/11/14
Bài viết
645
Gạo
466,0
Re: Luật bằng và trắc.
Ghé qua chưa thấy bảng luật về thơ Đường Luật Thất Ngôn Bát Cú, mình xin phép được post để những ai muốn am hiểu thể loại này có thể tham khảo:

Thất Ngôn Bát Cú luật bằng, vần bằng:
B B T T T B B (vần)
T T B B T T B (vần)
T T B B B T T (đối câu 4)
B B T T T B B (vần) (đối câu 3)
B B T T B B T (đối câu 6)
T T B B T T B (vần) (đối câu 5)
T T B B B T T
B B T T T B B (vần)

Thất Ngôn Bát Cú luật trắc, vần bằng:
T T B B T T B (vần)
B B T T T B B (vần)
B B T T B B T (đối câu 4)
T T B B T T B (vần) (đối câu 3)
T T B B B T T (đối câu 6)
B B T T T B B (vần) (đối câu 5)
B B T T B B T
T T B B T T B (vần)

SƯU TẦM một số lỗi trong thơ Đường Luật:

1. Thất luật
Những từ đáng Bằng mà làm ra Trắc hoặc đáng Trắc mà làm ra Bằng
2. Thất niêm
Muốn xét một bài thơ có thất niêm hay không thì nhìn chữ thứ 2:
- Chữ thứ 2 câu 2 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 3
- Chữ thứ 2 câu 4 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 5
- Chữ thứ 2 câu 6 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 7
- Chữ thứ 2 câu 8 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 1
3. Lạc vận/Cưỡng vận
Vần là yếu tố quan trọng để tạo nhạc cho thơ. Do đó cần phải tránh gieo vần cưỡng ép hay lạc vận.
4. Thất đối
Đối chiếm địa vị quan trọng trong thơ ĐL. Bỏ đối đi thì không còn được gọi là thơ ĐL nữa.
5. Khổ độc
- Trong một bài thất ngôn, chữ thứ ba các câu vần, và chữ thứ năm các câu không vần đáng là từ bằng mà đổi ra trắc
- Trong một bài ngũ ngôn, chữ thứ nhất các câu vần và chữ thứ ba các câu không vần đáng là bằng mà đổi ra trắc
thì gọi là khổ độc
6.Trùng vận
Thơ ĐL chỉ dùng đơn vận, nếu cùng một chữ vần được dùng lặp lại ở hai câu khác nhau thì gọi là trùng vận, bài thơ sẽ hỏng.
Theo thi luật chính thức, nếu chỉ là tiếng đồng âm mà khác nghĩa thì được coi là 2 chữ vần khác nhau và không phạm lỗi. Tuy nhiên, để tránh nghe đọc trùng lặp âm vận không hay, trong bài thơ không nên để hai vần đồng âm gần nhau.
7.Trùng từ
Cùng một chữ được dùng nhiều lần ở trong bài thơ, ngoại trừ trường hợp cố ý, thì gọi là lỗi trùng từ hay điệp từ.
8. Trùng ý
Trong bài thơ ĐL nếu có câu chữ nào lặp lại ý của các câu chữ đã dùng mặc dù dùng từ khác đi thì cũng bị lỗi trùng ý. Nếu lỗi trùng ý nằm trong hai câu thực, hoặc hai câu luận thì gọi là hiệp chưởng (câu trên câu dưới đối nhau mà ý nghĩa giống nhau như hai bàn tay úp lại).
9. Phạm đề/Mạ đề
Trong hai cặp thực và luận không được dùng chữ của đầu bài, nếu có chữ nào của đề lọt vào thì bị lỗi phạm đề hay mạ đề.
10. Điệp điệu
Điệp điệu là khi nhiều câu liên tiếp ngắt nhịp cùng một cách. Lỗi này thường hay xảy ra ở các câu giữa của bài thơ.
11.Bình đầu
Bài thơ mà có nhiều câu liên tiếp bắt đầu bằng những tiếng cùng một từ loại, cùng một cấu trúc câu thì phạm lỗi bình đầu, ngoại trừ trường hợp cố tình làm có mục đích rõ rệt.
12. Thượng vỹ
Trong bài thơ ĐL TNBC nếu chữ thứ 5, 6, 7 của nhiều câu liên tiếp (nhiều hơn 3) cùng từ loại và cấu trúc thì bài thơ phạm lỗi thượng vỹ.
13. Điệp thanh
Trong thơ thất ngôn, một câu có 4 tiếng bằng và 3 tiếng trắc hoặc bốn tiếng trắc và ba tiếng bằng. Những tiếng bằng hay trắc đó phải có thanh độ khác nhau thì câu thơ mới giàu âm điệu.
14. Điệp âm
Điệp âm là những chữ có cùng âm đứng gần nhau trong một câu hoặc cùng vị trí trong hai câu.
15.Đại vận
Bài thơ ĐL chỉ gieo vần ở các chữ cuối câu. Nếu chữ thứ 4 trong câu cũng vần với chữ cuối câu thì phạm lỗi đại vận
16. Tiểu vận
Nếu chữ thứ 2 trong câu vần với chữ thứ 6 hoặc thứ 7 thì phạm lỗi tiểu vận.
17.Phong yêu
Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 2 trong cùng câu thì gọi là lỗi phong yêu.
18. Hạc tất
Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 4 trong cùng câu thì gọi là lỗi hạc tất.
19. Chánh nữu
Trong một câu có nhiều hơn hai chữ có cùng phụ âm đầu (hoặc bắt đầu bằng nguyên âm, không có phụ âm đầu) thì phạm lỗi chánh nữu.
20. Bàng nữu
Nếu các chữ có cùng phụ âm đầu hoặc bắt đầu bằng nguyên âm nằm gần nhau trên hai câu liên tiếp thì phạm lỗi bàng nữu.
Em đau đầu quá đi :((:((:((
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Luật bằng và trắc.
Thơ văn xuôi - tiềm năng và triển vọng

Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, thể thơ văn xuôi đã được thịnh hành khá phổ biến. Trên thế giới, người ta cho rằng thơ văn xuôi chính thức xuất hiện vào năm 1842 qua bài thơ văn xuôi Gaspard bóng đêm của nhà thơ Pháp Louis Bertrand, như là một phản ứng chống lại một lối thơ niêm luật chặt chẽ đang thịnh hành thời bấy giờ là thơ alexandrin. Tuy nhiên mầm mống của nó phải kể từ sáu bài thơ văn xuôi có xen lẫn các vần thơ trong tập thơ Tụng ca bóng đêm của nhà thơ lãng mạn Đức Novalis (nam tước Von Hardenberg), xuất bản năm 1800, trước khi ông mất một năm, khi ông 29 tuổi và chưa kịp kết hôn.

Nhưng phải đến cuối thế kỷ XIX thì nó mới được tiếp nhận rộng rãi bởi các nhà thơ tượng trưng Pháp, như Charles Baudelaire với tập thơ Những bài thơ văn xuôi (1869, về sau tập thơ này được in lại với tên gọi mới là Paris chán chường), như Stéphane Mallarmé với tập thơ Những lời vẩn vơ (1897), Arthur Rimbaud với tập Khải huyền (1886), và một loạt các nhà thơ tượng trưng đương thời khác như Paul Valéry, Paul Fort và Paul Claudel. Từ đó thơ văn xuôi được xác lập vững vàng trong thơ ca Pháp. Ở Đức, thơ văn xuôi cũng được các nhà thơ lãng mạn cuối thế kỷ XIX tiếp nhận như Rainer Maria Rilker... Nước Anh từ cuối thế kỷ XIX cũng bắt đầu tiếp nhận thơ văn xuôi với sự tham gia của Oscar Wilde, và sang thế kỷ XX đã có những nhà thơ rất tích cực viết thơ văn xuôi như Gertrude Stein và Sherwood Anderson.

Thơ văn xuôi là bước phát triển cao nhất của thơ tự do. Ngoài đặc trưng chung của thơ ca là nhịp điệu, thơ văn xuôi còn giống thơ tự do ở cùng một điểm chung là không bị ràng buộc vào các quy tắc về số câu, số chữ, niêm luật... Nhưng, nó khác với thơ tự do ở chỗ là trong khi thơ tự do vẫn lấy câu thơ làm đơn vị nhịp điệu và có thể vẫn có vần, thì thơ văn xuôi không phân dòng, không dùng hình thức câu thơ làm đơn vị nhịp điệu, và thứ hai là thơ văn xuôi không có vần.

Cùng trong xu hướng của thơ tự do, thơ văn xuôi là thể thơ rất phù hợp với việc diễn đạt những trăn trở, suy tư triết lý và suy tưởng về nhân tình, thế sự. Đây là một lối thoát cho các nhà thơ khi họ muốn dùng thơ để nhập cuộc tham gia bàn luận tự do về số phận của con người và xã hội, khi mà các thể thơ có niêm luật gò bó không đáp ứng được yêu cầu giải quyết nhiều vấn đề của thời đại. Chính vì vậy mà thơ văn xuôi nhanh chóng được đông đảo các nhà thơ trên thế giới tiếp nhận.

Từ giữa thế kỷ XX đến nay, một loạt các nhà thơ trên thế giới từ Âu sang Á đã sáng tác thơ văn xuôi, trong đó có nhà thơ đã đoạt giải Nobel văn học như nhà thơ Pháp Saint-John Perse (1960).

Ở Trung Quốc, Lỗ Tấn cũng đã sáng tác thơ văn xuôi, và ngày nay, nhà văn Giả Bình Ao cũng có những bài thơ văn xuôi rất đậm chất lôgic triết lý:

“Mẹ ơi, mẹ bảo quả táo trên cây chín đỏ là nhờ có mặt trời. Thế thì củ cải đỏ lớn lên trong lòng đất vì sao mà đỏ?

Mẹ ơi, mẹ bảo gà trống gáy thì trời sáng, thế sao gà trống chết rồi mà trời vẫn sáng?

Mẹ ơi, mẹ bảo con không nên hỏi mẹ như vậy, vì làm mẹ thì không bao giờ sai. Vậy thì con cũng sẽ không bao giờ sai, vì sau này con cũng sẽ làm mẹ”.

(Giả Bình Ao, Hỏi)

Thơ văn xuôi cũng rất phù hợp để diễn đạt dòng suy tưởng về cái tuyệt đối, cái tinh khiết trong tình cảm. Nhà thơ siêu thực Pháp Paul Éluard, vào những năm 20 của thế kỷ XX, đã có những câu thơ tình văn xuôi rất tinh khiết, hướng tới cái tuyệt đối:

“Từ lúc còn trẻ tôi đã dang tay đón nhận sự trắng trong. Đó chỉ là một tiếng vỗ cánh trên bầu trời vĩnh hằng của tôi, chỉ là một tiếng tim đập, tiếng đập của một con tim đang yêu trong lồng ngực bị chinh phục. Tôi không còn có thể bị sa ngã được nữa.

Tôi đang yêu tình yêu. Quả thực, ánh sáng làm cho tôi loá mắt. Tôi giữ lại ánh sáng đủ dùng để ngắm nhìn bóng đêm, suốt đêm, hết đêm này sang đêm khác.

Các cô trinh nữ, chẳng cô nào giống cô nào. Tôi luôn luôn mơ ước một cô.

Ở trường nàng mặc chiếc váy yếm màu đen ngồi ở bàn trước mặt tôi. Khi nàng quay xuống hỏi tôi đáp số một bài toán, thì vẻ ngây thơ trong mắt nàng làm tôi bối rối đến nỗi nàng thương tình đưa tay ôm lấy cổ tôi.

Thế rồi, nàng chia tay tôi đi xa. Nàng lên tàu. Chúng tôi trở thành gần như người dưng nước lã...”

(Trong tập Những mặt trái của một đời người hay là kim tự tháp nhân loại, Quân Q rô)

Có thể nói, thơ văn xuôi đã chứng tỏ được tiềm năng to lớn của nó.

Ở Việt Nam, thơ văn xuôi bắt đầu vào nước ta qua sáng tác của các nhà Thơ mới giai đoạn 1932-1942. Trong công trình hợp tuyển Thi nhân Việt Nam in năm 1942, Hoài Thanh và Hoài Chân đã viết: “Phong trào thơ mới lúc bột phát có thể xem như một cuộc xâm lăng của văn xuôi. Văn xuôi tràn vào địa hạt thơ, phá phách tan tành.” Đấy là nói đến ảnh hưởng của văn xuôi nói chung, một dấu hiệu của công cuộc hiện đại hoá văn học Việt Nam, khi mà trước đây, trong thời trung đại, văn chương Việt Nam chủ yếu phát triển ở lĩnh vực thơ ca. Trong bối cảnh đó, thơ văn xuôi của phương Tây được coi là một trong những con đường giải phóng cho thơ ca Việt Nam thoát khỏi sự ràng buộc của các quy tắc thơ cũ.

Quả thực, thơ văn xuôi đã thâm nhập vào Thơ mới từ con đường thơ tượng trưng, thơ siêu thực... của phương Tây, đặc biệt là của thơ Pháp. Nhưng cũng có người cho rằng thơ văn xuôi đã có bóng dáng “ở các thể loại văn vần như phú, văn tế, hoặc các loại biền như hịch, cáo” từ thời trung đại. Tuy nhiên theo chúng tôi, căn cứ vào định nghĩa về thơ văn xuôi là “thơ không có vần” như đã nói ở trên, mặt khác căn cứ vào một điều nữa là phú, tế, hịch, cáo không phải là các thể văn vần, mà chúng chỉ đơn giản là các thể văn được viết bằng cả văn vần lẫn văn xuôi, thì không thể nói tất cả các thể văn của văn chương cổ-trung đại trên đây là nguồn gốc của thơ văn xuôi hiện đại Việt Nam. Mà chỉ có thể nói rằng “có bóng dáng của thơ văn xuôi trong các bài văn phú, tế, hịch, cáo khi những bài này được viết bằng văn xuôi”. Hơn nữa, theo chúng tôi, những sáng tác này cũng chỉ là một “cơ sở” mờ nhạt, còn nguồn ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến hình thành thơ văn xuôi hiện đại Việt Nam thì phải kể đến thơ tượng trưng và thơ siêu thực của phương Tây.

Với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá-văn học phương Tây diễn ra hồi đầu thế kỷ XX, đến nỗi, “Mỗi nhà thơ Việt hình như mang nặng trên đầu năm bảy nhà thơ Pháp” (Hoài Thanh – Hoài Chân ), và cùng với thơ tự do, thơ văn xuôi cũng bắt đầu được các nhà Thơ mới thử nghiệm. Hàn Mặc Tử, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Sanh v.v... đã có những áng thơ văn xuôi rất tinh khiết trong đó ta thấy thấp thoáng bóng dáng thơ Paul Éluard:

“Nước trong như một cặp mắt tuyệt vời. Những cây liễu xanh đứng buồn như những nàng cung nữ thời xưa… Nắng ở đây vẫn là nắng ngày xưa, và linh hồn vẫn là linh hồn tôi năm trước… Chân ai đi xa vắng ngày xưa, hay đó chỉ là gió thoảng mong manh?

Thu đã về đây, tôi làm lữ khách đi hết sông này, sông khác, cả núi, cả đèo và cả rừng, cả suối, bây giờ tôi cũng về đây để hiểu thêm một ít, nhớ thêm một ít, và yêu thêm rất nhiều”.

(Đinh Hùng, Cảm thu)

“Giọt mưa rơi, mưa rơi, giọt mưa rơi... Mưa rơi kết tinh suy tưởng của hồn ta. Tương tư của hai ta có phải cầm giữ đâu vô bờ bến? Nó thành giọt, để đọng giọt nhớ thương. Nó nhẹ nhàng, êm ái, nhưng nó bao la như những cõi vô cùng, hàng vạn triệu. Chiều nay ngoài khung cửa sổ đời ta, từng giọt, từng giọt, từng giọt, nhưng ta biết lấy gì dếm được.

Mưa rơi từ trăng xuống. Mưa rời từ đất cỏ, đi lên. Từ trăng xuống, từ đất lên, nhũng sáng và những trưa mai, và giọt mưa rơi…”

(Nguyễn Xuân Sanh, Giọt mưa rơi)

“Tháng lúa chín: vụ gặt trong nắng xanh. Hồn của đất: lúa thơm. Sự sống thầm, và hoa mỹ. Nghĩ rằng một hạt cốm nếp mang đọng bao nhiêu hương đất, bao nhiêu tháng ái ân…

Muốn nhìn, muốn gửi, muốn nếm, muốn thương”.

(Nguyễn Xuân Sanh, Đất thơm)

Từ thời hoà bình đến nay, thơ văn xuôi đã khẳng định được chỗ đứng trong thơ ca Việt Nam. Đặc biệt, thơ văn xuôi dường như đã tìm được mảnh đất thích hợp trong trường ca. Sau khoảnh khắc được thử nghiệm ngắn ngủi trong Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh, thơ văn xuôi tự tin thâm nhập vào trường ca vớiKhối vuông rubíc của Thanh Thảo (1985). Thanh Thảo đã dành trọn vẹn trường ca này cho thơ văn xuôi. Tiếp đến, thơ văn xuôi xuất hiện ở một số chương trong Người cùng thời của Mai Văn Phấn (1999), trong Trên đường (2004) và Ngày đang mở sáng (2007) của Trần Anh Thái, Hành trình của con kiến của Lê Minh Quốc (năm 2006), và lại có mặt trong suốt bản trường ca Phồn sinh dài 200 trang của Nguyễn Linh Khiếu (2007).

Như cùng một ước hẹn, thơ văn xuôi trong trường ca Việt Nam hiện đại được các nhà thơ vận dụng để bày tỏ những dòng (đúng là những dòng) trăn trở, suy tư, cả những dòng suy tư triết lý và những cảm xúc sôi trào, những điều mà có lẽ cái khuôn khổ gò bó của các thể thơ truyền thống không cho phép họ bộc bạch hết được:

“Tôi xoay những ô vuông. Những sắc màu chưa đồng nhất. Rubíc một trò chơi kỳ lạ. Chúng ta phải vất vả bao nhiêu để sắp xếp lại những ý nghĩ. Có hàng tỷ cách sắp xếp. Rubic – đó là cấu trúc của thơ.”

(Thanh Thảo, Khối vuông rubíc)

“Không có ai đốt lửa trước con đường, chỉ có niềm hy vọng cháy lên. Sức mạnh bàn chân ở nơi thẳm sâu niềm trắc ẩn, ngân nga nơi dấu chân tổ tiên, nơi những câu chuyện buồn không dứt. Đi! Dừng lại là đắm chìm, là hoang mang cay đắng, là tiếng vọng xa xăm lạnh buốt cõi người. Không có bờ sóng vỗ vào đâu?”

(Trần Anh Thái, Trên đường)

“trong những thời đại nhân danh dân chủ người cầm quyền làm bất cứ việc gì mà họ muốn đều với danh nghĩa dân chủ trong thời đại đó tất cả mọi người đang bị giam cầm trong nhà tù tất cả mọi người đã bị tuyên án tử hình tất cả mọi người đang đứng dưới giá treo cổ tất cả mọi người đã ở đoạn đầu đài tất cả mọi người đã dựa cột ở pháp trường tất cả mọi người đã đứng bên miệng huyệt”

(Nguyễn Linh Khiếu, Phồn sinh I)

Nói chung, các nhà thơ thường lấy thơ văn xuôi để nhằm giải quyết những vấn đề và những nhiệm vụ lớn của thời đại, cũng như để thể hiện những khát vọng và tình cảm mãnh liệt của cá nhân. Đó là một sứ mạng quan trọng của thơ văn xuôi. Vì thế mà tiềm năng của nó rất lớn. Nhưng cũng chính vì thế mà thơ văn xuôi có phần kén độc giả. Nhất là khi nó lại được kết hợp với cả những thủ pháp nghệ thuật hiện đại như thủ pháp của tiểu thuyết mới và của kịch phi lý như trong Phồn sinh của Nguyễn Linh Khiếu.

Mặt khác, nếu thơ văn xuôi là kể lể, lắp ghép những câu những chữ thường tình, tẻ nhạt, không qua sự gia công, tinh luyện, thì nó sẽ gặp thất bại. Làm thơ văn xuôi không có nghĩa là cho phép đưa tất cả câu chữ của văn xuôi vào. Nó đòi hỏi phải được tinh luyện qua lò luyện của nhịp điệu thơ. Hoài Thanh và Hoài Chân đã khuyến cáo cách đây 66 năm trước cuộc “xâm lăng của văn xuôi” vào thơ ca: “Một đặc tính của văn xuôi là nói nhiều. Cho nên trong thơ hồi bấy giờ thi tứ hình như giãn ra”, làm cho trong thơ có nhiều câu chữ thừa. Chính vì lẽ đó mà ngày nay, có những trường ca có nhiều đoạn thơ văn xuôi hay, nhưng không phải là không còn những đoạn có những chữ thừa, và vì thế làm cho đoạn thơ kém hay. Ví dụ xin hãy đọc đoạn thơ văn xuôi sau đây trong Khối vuông rubíc:

“Tôi xoay những ô vuông. Đứa con nhỏ của tôi (bị) lên sởi, (cháu) sốt cao, không ăn uống (gì) được. Hộp sữa “Thống Nhất” giá (một) trăm đồng, (tức là) bằng nửa tháng lương. Trách móc, than thở, hay chờ con cái (sẽ) cứu giúp (chúng ta) ? Tôi lặng lẽ ngồi vào bàn viết. Những dòng chữ giữa cơn sốt của con và hộp sữa giá cao”.

Ở đây, những chữ tôi để trong ngoặc đơn, theo tôi, là những chữ thừa, chữ viết nghiêng là tôi đề xuất thay vào. Mặc dù không thể phủ nhận Khối vuông rubíc là một trường ca có nhiều đoạn hay và sâu sắc.

Như vậy, nếu như thơ văn xuôi không thể là “thơ văn vần nối dài” (lời của Trần Anh Thái), bởi lẽ đặc trưng của thơ văn xuôi là thơ không vần, thì mặt khác nó cũng không thể là văn xuôi được đơn giản chặt khúc ra để lắp lại cho thành một bài “thơ”. Khắc phục được hai nguy cơ đó, thơ văn xuôi có thể phát huy được tiềm năng của mình một cách hiệu quả. Hơn nữa, cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của trường ca ngày nay, thơ văn xuôi càng nhìn thấy triển vọng đầy hứa hẹn cho mình. Chúng tôi xin mượn lời nhà thơ Trần Anh Thái để kết luận:

“Thơ văn xuôi (...) có những ưu thế đặc biệt trong việc thể hiện ý tưởng của nhà thơ. Nếu thơ văn xuôi vượt lên trên tình trạng ‘thơ văn vần nối dài’ thì nó sẽ có khả năng biểu hiện rất lớn. Tôi nghĩ thơ văn xuôi rất có triển vọng phát triển ở Việt Nam”.

Nguồn: vietvan.vn
 

hiya_shinsu

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/10/14
Bài viết
760
Gạo
1.558,0
Re: Luật bằng và trắc.
Thơ văn xuôi - tiềm năng và triển vọng

Trong nền thơ ca Việt Nam hiện đại, thể thơ văn xuôi đã được thịnh hành khá phổ biến. Trên thế giới, người ta cho rằng thơ văn xuôi chính thức xuất hiện vào năm 1842 qua bài thơ văn xuôi Gaspard bóng đêm của nhà thơ Pháp Louis Bertrand, như là một phản ứng chống lại một lối thơ niêm luật chặt chẽ đang thịnh hành thời bấy giờ là thơ alexandrin. Tuy nhiên mầm mống của nó phải kể từ sáu bài thơ văn xuôi có xen lẫn các vần thơ trong tập thơ Tụng ca bóng đêm của nhà thơ lãng mạn Đức Novalis (nam tước Von Hardenberg), xuất bản năm 1800, trước khi ông mất một năm, khi ông 29 tuổi và chưa kịp kết hôn.

Nhưng phải đến cuối thế kỷ XIX thì nó mới được tiếp nhận rộng rãi bởi các nhà thơ tượng trưng Pháp, như Charles Baudelaire với tập thơ Những bài thơ văn xuôi (1869, về sau tập thơ này được in lại với tên gọi mới là Paris chán chường), như Stéphane Mallarmé với tập thơ Những lời vẩn vơ (1897), Arthur Rimbaud với tập Khải huyền (1886), và một loạt các nhà thơ tượng trưng đương thời khác như Paul Valéry, Paul Fort và Paul Claudel. Từ đó thơ văn xuôi được xác lập vững vàng trong thơ ca Pháp. Ở Đức, thơ văn xuôi cũng được các nhà thơ lãng mạn cuối thế kỷ XIX tiếp nhận như Rainer Maria Rilker... Nước Anh từ cuối thế kỷ XIX cũng bắt đầu tiếp nhận thơ văn xuôi với sự tham gia của Oscar Wilde, và sang thế kỷ XX đã có những nhà thơ rất tích cực viết thơ văn xuôi như Gertrude Stein và Sherwood Anderson.

Thơ văn xuôi là bước phát triển cao nhất của thơ tự do. Ngoài đặc trưng chung của thơ ca là nhịp điệu, thơ văn xuôi còn giống thơ tự do ở cùng một điểm chung là không bị ràng buộc vào các quy tắc về số câu, số chữ, niêm luật... Nhưng, nó khác với thơ tự do ở chỗ là trong khi thơ tự do vẫn lấy câu thơ làm đơn vị nhịp điệu và có thể vẫn có vần, thì thơ văn xuôi không phân dòng, không dùng hình thức câu thơ làm đơn vị nhịp điệu, và thứ hai là thơ văn xuôi không có vần.

Cùng trong xu hướng của thơ tự do, thơ văn xuôi là thể thơ rất phù hợp với việc diễn đạt những trăn trở, suy tư triết lý và suy tưởng về nhân tình, thế sự. Đây là một lối thoát cho các nhà thơ khi họ muốn dùng thơ để nhập cuộc tham gia bàn luận tự do về số phận của con người và xã hội, khi mà các thể thơ có niêm luật gò bó không đáp ứng được yêu cầu giải quyết nhiều vấn đề của thời đại. Chính vì vậy mà thơ văn xuôi nhanh chóng được đông đảo các nhà thơ trên thế giới tiếp nhận.

Từ giữa thế kỷ XX đến nay, một loạt các nhà thơ trên thế giới từ Âu sang Á đã sáng tác thơ văn xuôi, trong đó có nhà thơ đã đoạt giải Nobel văn học như nhà thơ Pháp Saint-John Perse (1960).

Ở Trung Quốc, Lỗ Tấn cũng đã sáng tác thơ văn xuôi, và ngày nay, nhà văn Giả Bình Ao cũng có những bài thơ văn xuôi rất đậm chất lôgic triết lý:

“Mẹ ơi, mẹ bảo quả táo trên cây chín đỏ là nhờ có mặt trời. Thế thì củ cải đỏ lớn lên trong lòng đất vì sao mà đỏ?

Mẹ ơi, mẹ bảo gà trống gáy thì trời sáng, thế sao gà trống chết rồi mà trời vẫn sáng?

Mẹ ơi, mẹ bảo con không nên hỏi mẹ như vậy, vì làm mẹ thì không bao giờ sai. Vậy thì con cũng sẽ không bao giờ sai, vì sau này con cũng sẽ làm mẹ”.

(Giả Bình Ao, Hỏi)

Thơ văn xuôi cũng rất phù hợp để diễn đạt dòng suy tưởng về cái tuyệt đối, cái tinh khiết trong tình cảm. Nhà thơ siêu thực Pháp Paul Éluard, vào những năm 20 của thế kỷ XX, đã có những câu thơ tình văn xuôi rất tinh khiết, hướng tới cái tuyệt đối:

“Từ lúc còn trẻ tôi đã dang tay đón nhận sự trắng trong. Đó chỉ là một tiếng vỗ cánh trên bầu trời vĩnh hằng của tôi, chỉ là một tiếng tim đập, tiếng đập của một con tim đang yêu trong lồng ngực bị chinh phục. Tôi không còn có thể bị sa ngã được nữa.

Tôi đang yêu tình yêu. Quả thực, ánh sáng làm cho tôi loá mắt. Tôi giữ lại ánh sáng đủ dùng để ngắm nhìn bóng đêm, suốt đêm, hết đêm này sang đêm khác.

Các cô trinh nữ, chẳng cô nào giống cô nào. Tôi luôn luôn mơ ước một cô.

Ở trường nàng mặc chiếc váy yếm màu đen ngồi ở bàn trước mặt tôi. Khi nàng quay xuống hỏi tôi đáp số một bài toán, thì vẻ ngây thơ trong mắt nàng làm tôi bối rối đến nỗi nàng thương tình đưa tay ôm lấy cổ tôi.

Thế rồi, nàng chia tay tôi đi xa. Nàng lên tàu. Chúng tôi trở thành gần như người dưng nước lã...”

(Trong tập Những mặt trái của một đời người hay là kim tự tháp nhân loại, Quân Q rô)

Có thể nói, thơ văn xuôi đã chứng tỏ được tiềm năng to lớn của nó.

Ở Việt Nam, thơ văn xuôi bắt đầu vào nước ta qua sáng tác của các nhà Thơ mới giai đoạn 1932-1942. Trong công trình hợp tuyển Thi nhân Việt Nam in năm 1942, Hoài Thanh và Hoài Chân đã viết: “Phong trào thơ mới lúc bột phát có thể xem như một cuộc xâm lăng của văn xuôi. Văn xuôi tràn vào địa hạt thơ, phá phách tan tành.” Đấy là nói đến ảnh hưởng của văn xuôi nói chung, một dấu hiệu của công cuộc hiện đại hoá văn học Việt Nam, khi mà trước đây, trong thời trung đại, văn chương Việt Nam chủ yếu phát triển ở lĩnh vực thơ ca. Trong bối cảnh đó, thơ văn xuôi của phương Tây được coi là một trong những con đường giải phóng cho thơ ca Việt Nam thoát khỏi sự ràng buộc của các quy tắc thơ cũ.

Quả thực, thơ văn xuôi đã thâm nhập vào Thơ mới từ con đường thơ tượng trưng, thơ siêu thực... của phương Tây, đặc biệt là của thơ Pháp. Nhưng cũng có người cho rằng thơ văn xuôi đã có bóng dáng “ở các thể loại văn vần như phú, văn tế, hoặc các loại biền như hịch, cáo” từ thời trung đại. Tuy nhiên theo chúng tôi, căn cứ vào định nghĩa về thơ văn xuôi là “thơ không có vần” như đã nói ở trên, mặt khác căn cứ vào một điều nữa là phú, tế, hịch, cáo không phải là các thể văn vần, mà chúng chỉ đơn giản là các thể văn được viết bằng cả văn vần lẫn văn xuôi, thì không thể nói tất cả các thể văn của văn chương cổ-trung đại trên đây là nguồn gốc của thơ văn xuôi hiện đại Việt Nam. Mà chỉ có thể nói rằng “có bóng dáng của thơ văn xuôi trong các bài văn phú, tế, hịch, cáo khi những bài này được viết bằng văn xuôi”. Hơn nữa, theo chúng tôi, những sáng tác này cũng chỉ là một “cơ sở” mờ nhạt, còn nguồn ảnh hưởng trực tiếp dẫn đến hình thành thơ văn xuôi hiện đại Việt Nam thì phải kể đến thơ tượng trưng và thơ siêu thực của phương Tây.

Với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của văn hoá-văn học phương Tây diễn ra hồi đầu thế kỷ XX, đến nỗi, “Mỗi nhà thơ Việt hình như mang nặng trên đầu năm bảy nhà thơ Pháp” (Hoài Thanh – Hoài Chân ), và cùng với thơ tự do, thơ văn xuôi cũng bắt đầu được các nhà Thơ mới thử nghiệm. Hàn Mặc Tử, Đinh Hùng, Nguyễn Xuân Sanh v.v... đã có những áng thơ văn xuôi rất tinh khiết trong đó ta thấy thấp thoáng bóng dáng thơ Paul Éluard:

“Nước trong như một cặp mắt tuyệt vời. Những cây liễu xanh đứng buồn như những nàng cung nữ thời xưa… Nắng ở đây vẫn là nắng ngày xưa, và linh hồn vẫn là linh hồn tôi năm trước… Chân ai đi xa vắng ngày xưa, hay đó chỉ là gió thoảng mong manh?

Thu đã về đây, tôi làm lữ khách đi hết sông này, sông khác, cả núi, cả đèo và cả rừng, cả suối, bây giờ tôi cũng về đây để hiểu thêm một ít, nhớ thêm một ít, và yêu thêm rất nhiều”.

(Đinh Hùng, Cảm thu)

“Giọt mưa rơi, mưa rơi, giọt mưa rơi... Mưa rơi kết tinh suy tưởng của hồn ta. Tương tư của hai ta có phải cầm giữ đâu vô bờ bến? Nó thành giọt, để đọng giọt nhớ thương. Nó nhẹ nhàng, êm ái, nhưng nó bao la như những cõi vô cùng, hàng vạn triệu. Chiều nay ngoài khung cửa sổ đời ta, từng giọt, từng giọt, từng giọt, nhưng ta biết lấy gì dếm được.

Mưa rơi từ trăng xuống. Mưa rời từ đất cỏ, đi lên. Từ trăng xuống, từ đất lên, nhũng sáng và những trưa mai, và giọt mưa rơi…”

(Nguyễn Xuân Sanh, Giọt mưa rơi)

“Tháng lúa chín: vụ gặt trong nắng xanh. Hồn của đất: lúa thơm. Sự sống thầm, và hoa mỹ. Nghĩ rằng một hạt cốm nếp mang đọng bao nhiêu hương đất, bao nhiêu tháng ái ân…

Muốn nhìn, muốn gửi, muốn nếm, muốn thương”.

(Nguyễn Xuân Sanh, Đất thơm)

Từ thời hoà bình đến nay, thơ văn xuôi đã khẳng định được chỗ đứng trong thơ ca Việt Nam. Đặc biệt, thơ văn xuôi dường như đã tìm được mảnh đất thích hợp trong trường ca. Sau khoảnh khắc được thử nghiệm ngắn ngủi trong Đường tới thành phố của Hữu Thỉnh, thơ văn xuôi tự tin thâm nhập vào trường ca vớiKhối vuông rubíc của Thanh Thảo (1985). Thanh Thảo đã dành trọn vẹn trường ca này cho thơ văn xuôi. Tiếp đến, thơ văn xuôi xuất hiện ở một số chương trong Người cùng thời của Mai Văn Phấn (1999), trong Trên đường (2004) và Ngày đang mở sáng (2007) của Trần Anh Thái, Hành trình của con kiến của Lê Minh Quốc (năm 2006), và lại có mặt trong suốt bản trường ca Phồn sinh dài 200 trang của Nguyễn Linh Khiếu (2007).

Như cùng một ước hẹn, thơ văn xuôi trong trường ca Việt Nam hiện đại được các nhà thơ vận dụng để bày tỏ những dòng (đúng là những dòng) trăn trở, suy tư, cả những dòng suy tư triết lý và những cảm xúc sôi trào, những điều mà có lẽ cái khuôn khổ gò bó của các thể thơ truyền thống không cho phép họ bộc bạch hết được:

“Tôi xoay những ô vuông. Những sắc màu chưa đồng nhất. Rubíc một trò chơi kỳ lạ. Chúng ta phải vất vả bao nhiêu để sắp xếp lại những ý nghĩ. Có hàng tỷ cách sắp xếp. Rubic – đó là cấu trúc của thơ.”

(Thanh Thảo, Khối vuông rubíc)

“Không có ai đốt lửa trước con đường, chỉ có niềm hy vọng cháy lên. Sức mạnh bàn chân ở nơi thẳm sâu niềm trắc ẩn, ngân nga nơi dấu chân tổ tiên, nơi những câu chuyện buồn không dứt. Đi! Dừng lại là đắm chìm, là hoang mang cay đắng, là tiếng vọng xa xăm lạnh buốt cõi người. Không có bờ sóng vỗ vào đâu?”

(Trần Anh Thái, Trên đường)

“trong những thời đại nhân danh dân chủ người cầm quyền làm bất cứ việc gì mà họ muốn đều với danh nghĩa dân chủ trong thời đại đó tất cả mọi người đang bị giam cầm trong nhà tù tất cả mọi người đã bị tuyên án tử hình tất cả mọi người đang đứng dưới giá treo cổ tất cả mọi người đã ở đoạn đầu đài tất cả mọi người đã dựa cột ở pháp trường tất cả mọi người đã đứng bên miệng huyệt”

(Nguyễn Linh Khiếu, Phồn sinh I)

Nói chung, các nhà thơ thường lấy thơ văn xuôi để nhằm giải quyết những vấn đề và những nhiệm vụ lớn của thời đại, cũng như để thể hiện những khát vọng và tình cảm mãnh liệt của cá nhân. Đó là một sứ mạng quan trọng của thơ văn xuôi. Vì thế mà tiềm năng của nó rất lớn. Nhưng cũng chính vì thế mà thơ văn xuôi có phần kén độc giả. Nhất là khi nó lại được kết hợp với cả những thủ pháp nghệ thuật hiện đại như thủ pháp của tiểu thuyết mới và của kịch phi lý như trong Phồn sinh của Nguyễn Linh Khiếu.

Mặt khác, nếu thơ văn xuôi là kể lể, lắp ghép những câu những chữ thường tình, tẻ nhạt, không qua sự gia công, tinh luyện, thì nó sẽ gặp thất bại. Làm thơ văn xuôi không có nghĩa là cho phép đưa tất cả câu chữ của văn xuôi vào. Nó đòi hỏi phải được tinh luyện qua lò luyện của nhịp điệu thơ. Hoài Thanh và Hoài Chân đã khuyến cáo cách đây 66 năm trước cuộc “xâm lăng của văn xuôi” vào thơ ca: “Một đặc tính của văn xuôi là nói nhiều. Cho nên trong thơ hồi bấy giờ thi tứ hình như giãn ra”, làm cho trong thơ có nhiều câu chữ thừa. Chính vì lẽ đó mà ngày nay, có những trường ca có nhiều đoạn thơ văn xuôi hay, nhưng không phải là không còn những đoạn có những chữ thừa, và vì thế làm cho đoạn thơ kém hay. Ví dụ xin hãy đọc đoạn thơ văn xuôi sau đây trong Khối vuông rubíc:

“Tôi xoay những ô vuông. Đứa con nhỏ của tôi (bị) lên sởi, (cháu) sốt cao, không ăn uống (gì) được. Hộp sữa “Thống Nhất” giá (một) trăm đồng, (tức là) bằng nửa tháng lương. Trách móc, than thở, hay chờ con cái (sẽ) cứu giúp (chúng ta) ? Tôi lặng lẽ ngồi vào bàn viết. Những dòng chữ giữa cơn sốt của con và hộp sữa giá cao”.

Ở đây, những chữ tôi để trong ngoặc đơn, theo tôi, là những chữ thừa, chữ viết nghiêng là tôi đề xuất thay vào. Mặc dù không thể phủ nhận Khối vuông rubíc là một trường ca có nhiều đoạn hay và sâu sắc.

Như vậy, nếu như thơ văn xuôi không thể là “thơ văn vần nối dài” (lời của Trần Anh Thái), bởi lẽ đặc trưng của thơ văn xuôi là thơ không vần, thì mặt khác nó cũng không thể là văn xuôi được đơn giản chặt khúc ra để lắp lại cho thành một bài “thơ”. Khắc phục được hai nguy cơ đó, thơ văn xuôi có thể phát huy được tiềm năng của mình một cách hiệu quả. Hơn nữa, cùng với xu hướng phát triển mạnh mẽ của trường ca ngày nay, thơ văn xuôi càng nhìn thấy triển vọng đầy hứa hẹn cho mình. Chúng tôi xin mượn lời nhà thơ Trần Anh Thái để kết luận:

“Thơ văn xuôi (...) có những ưu thế đặc biệt trong việc thể hiện ý tưởng của nhà thơ. Nếu thơ văn xuôi vượt lên trên tình trạng ‘thơ văn vần nối dài’ thì nó sẽ có khả năng biểu hiện rất lớn. Tôi nghĩ thơ văn xuôi rất có triển vọng phát triển ở Việt Nam”.

Nguồn: vietvan.vn
Em mới biết là có thể loại này nữa!?
 
Bên trên