ngocnungocnu

Gà trùm
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
11/9/14
Bài viết
5.249
Gạo
5.253,0
Re: Luật bằng và trắc.
Có anh chị nào cho em xin niêm luật của thơ Đường luật luôn đi ạ, em đọc mà em rối hết cả não ngay chỗ thơ 8 chữ. Em là em không chơi thể thơ 8 chữ này rồi đó. timbuondoncoi Long Nguyên
Làm lục bát dễ hơn chị. Anh forrestguy vô đây nè. Ngày trước ảnh dạy em là lục bát vần câu 6, 8 nên em mới biết làm đấy chứ.
 

Long Nguyên

Gà cận
Tham gia
29/10/14
Bài viết
423
Gạo
0,0
Re: Luật bằng và trắc.
Có anh chị nào cho em xin niêm luật của thơ Đường luật hay thất ngôn tứ tuyệt gì luôn đi ạ, em đọc mà em rối hết cả não ngay chỗ thơ 8 chữ. Em là em không chơi thể thơ 8 chữ này rồi đó. timbuondoncoi Long Nguyên
Đầu tiên muốn làm thơ Đường luật thì anh nghĩ em nên làm thơ thất ngôn tứ tuyệt trước, sau đó mới làm thơ thất ngôn bát cú. Thật ra bảng luật thì trên mạng có nhiều, anh sẽ post một số bảng luật trong thất ngôn tứ tuyệt để em tham khảo và làm theo:

1. Thất ngôn tứ tuyệt 3 vần, luật bằng, vần bằng:
B B T T T B B (vần)
T T B B T T B (vần)
T T B B B T T
B B T T T B B (vần)
Ví dụ:
Thương người đứng lặng ở bờ sông
Ngóng mãi ai kia đã có chồng
Bến cũ tiêu điều, xơ xác lắm
Em về chốn ấy dạ buồn không?

2. Thất ngôn tứ tuyệt 2 vần, luật bằng, vần bằng:
B B T T B B T
T T B B T T B (vần)
T T B B B T T
B B T T T B B (vần)
Ví dụ:
Anh nhìn ngọn gió đưa mây khuất
Nhớ mãi người thương tận chốn nào?
Khúc hát vần thơ sầu chẳng ghép
Em giờ cách biệt ở nơi nao?

3. Thất ngôn tứ tuyệt 3 vần, luật trắc, vần bằng:
T T B B T T B (vần)
B B T T T B B (vần)
B B T T B B T
T T B B T T B (vần)
Ví dụ:
Đã trót thương thầm bé Ngọc Hoa
Cô em dễ mến chốn Tuy Hòa
Vui tươi, quyến rũ cho hồn ngất
Gặp được vài lần mãi xuýt xoa

4. Thất ngôn tứ tuyệt 2 vần, luật trắc, vần bằng:
T T B B B T T
B B T T T B B (vần)
B B T T B B T
T T B B T T B (vần)
Ví dụ:
Giỡn xíu em không hờn giận nhỉ
Anh đưa ví dụ thế thôi mà
Niêm vần đợi sẵn, làm đi nhé
Ắt hẳn sau này sẽ tiến xa

Em có thể dùng nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh. Có nghĩa là chữ thứ 1, 3, 5 có thể không cần theo luật, nhưng chữ thứ 2, 4, 6 phải tuân theo. Em có thể tạo một chủ đề để tập viết thể loại này, sẽ có người vào giúp.
 

ngochoa_248

Gà cận
Tham gia
11/11/14
Bài viết
645
Gạo
466,0
Re: Luật bằng và trắc.
Đầu tiên muốn làm thơ Đường luật thì anh nghĩ em nên làm thơ thất ngôn tứ tuyệt trước, sau đó mới làm thơ thất ngôn bát cú. Thật ra bảng luật thì trên mạng có nhiều, anh sẽ post một số bảng luật trong thất ngôn tứ tuyệt để em tham khảo và làm theo:

1. Thất ngôn tứ tuyệt 3 vần, luật bằng, vần bằng:
B B T T T B B (vần)
T T B B T T B (vần)
T T B B B T T
B B T T T B B (vần)
Ví dụ:
Thương người đứng lặng ở bờ sông
Ngóng mãi ai kia đã có chồng
Bến cũ tiêu điều, xơ xác lắm
Em về chốn ấy dạ buồn không?

2. Thất ngôn tứ tuyệt 2 vần, luật bằng, vần bằng:
B B T T B B T
T T B B T T B (vần)
T T B B B T T
B B T T T B B (vần)
Ví dụ:
Anh nhìn ngọn gió đưa mây khuất
Nhớ mãi người thương tận chốn nào?
Khúc hát vần thơ sầu chẳng ghép
Em giờ cách biệt ở nơi nao?

3. Thất ngôn tứ tuyệt 3 vần, luật trắc, vần bằng:
T T B B T T B (vần)
B B T T T B B (vần)
B B T T B B T
T T B B T T B (vần)
Ví dụ:
Đã trót thương thầm bé Ngọc Hoa
Cô em dễ mến chốn Tuy Hòa
Vui tươi, quyến rũ cho hồn ngất
Gặp được vài lần mãi xuýt xoa

4. Thất ngôn tứ tuyệt 2 vần, luật trắc, vần bằng:
T T B B B T T
B B T T T B B (vần)
B B T T B B T
T T B B T T B (vần)
Ví dụ:
Giỡn xíu em không hờn giận nhỉ
Anh đưa ví dụ thế thôi mà
Niêm vần đợi sẵn, làm đi nhé
Ắt hẳn sau này sẽ tiến xa

Em có thể dùng nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh. Có nghĩa là chữ thứ 1, 3, 5 có thể không cần theo luật, nhưng chữ thứ 2, 4, 6 phải tuân theo. Em có thể tạo một chủ đề để tập viết thể loại này, sẽ có người vào giúp.
Em cảm ơn anh.
 

ngochoa_248

Gà cận
Tham gia
11/11/14
Bài viết
645
Gạo
466,0
Re: Luật bằng và trắc.
:
Đã trót thương thầm bé Ngọc Hoa
Cô em dễ mến chốn Tuy Hòa
Vui tươi, quyến rũ cho hồn ngất
Gặp được vài lần mãi xuýt xoa

Giỡn xíu em không hờn giận nhỉ
Anh đưa ví dụ thế thôi mà
Niêm vần đợi sẵn, làm đi nhé
Ắt hẳn sau này sẽ tiến xa
.
#:-s#:-s#:-s:-":-"
 

timbuondoncoi

Gà BT
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
14/9/14
Bài viết
2.125
Gạo
1.056,2
Re: Luật bằng và trắc.
Sông quê bên lở bên bồi
Thơ anh em thấy bồi hồi nhớ nhung
Lục bát, Đường luật có khung
Em vẫn mò mẵm lung tung trong này.

P/s: em đang đọc tới BB TT... mà em nhìn lại thơ em hổng có đúng.:((
Lúc ban đầu em phải tìm hiểu về các loại thơ và vận dụng đúng luật, đó là nền tảng chắc chắn để em có thể "phiêu" ở những thể loại khác sau này, đặc biệt là thể thơ tự do. Nhiều người lầm tưởng thơ tự do thì gần gũi, dễ đọc dễ làm nên có bước bắt đầu sai, mới tập tành là đã bước ngay vào viết thể loại thơ này. Chị không biết dùng từ gì cho đúng, nhưng khi em làm thơ theo luật đã quen dần (nghĩa là tự tôi luyện) em sẽ có "cảm giác" với thơ, với vần điệu trong thơ, không cần lôi lại mấy bài học cũ ra để đối chiếu xem mình đã đúng ở đâu, sai chỗ nào nữa. Khi đó, tự em đọc lên bất kỳ một bài thơ nào của em (hoặc của người khác), em sẽ cảm nhận được nó trúc trắc trục trặc chỗ nào ngay. Thiên tài thường rất hiếm, tất nhiên chúng ta không phải là thiên tài, nên phải kinh qua khổ luyện. Từ làm chưa đúng luật, đến làm đúng luật, nhuần nhuyễn rồi mới đến hay được.

Riêng với lục bát, chắc em còn nhớ câu thơ nổi tiếng này của đại thi hào Nguyễn Du:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
Vần trắc ở đây cũng là một biện pháp nghệ thuật để nhấn mạnh sự xót thương của tác giả. Nên không phải thơ đúng luật là thơ hay mà thơ sai luật là thơ không hay, cái ranh giới hay và không hay nó mong manh lắm. Luật trong thơ chỉ như là nền móng ban đầu để em xây dựng một ngôi nhà. Em muốn ngôi nhà kiên cố, vững chắc thì cái móng ấy phải vững chắc. Bắt đầu từ gốc lúc nào cũng đúng đắn hơn bắt đầu từ ngọn là vậy.

P/s: mò mẫm mới đúng chính tả em nha.
 

ngochoa_248

Gà cận
Tham gia
11/11/14
Bài viết
645
Gạo
466,0
Re: Luật bằng và trắc.
Lúc ban đầu em phải tìm hiểu về các loại thơ và vận dụng đúng luật, đó là nền tảng chắc chắn để em có thể "phiêu" ở những thể loại khác sau này, đặc biệt là thể thơ tự do. Nhiều người lầm tưởng thơ tự do thì gần gũi, dễ đọc dễ làm nên có bước bắt đầu sai, mới tập tành là đã bước ngay vào viết thể loại thơ này. Chị không biết dùng từ gì cho đúng, nhưng khi em làm thơ theo luật đã quen dần (nghĩa là tự tôi luyện) em sẽ có "cảm giác" với thơ, với vần điệu trong thơ, không cần lôi lại mấy bài học cũ ra để đối chiếu xem mình đã đúng ở đâu, sai chỗ nào nữa. Khi đó, tự em đọc lên bất kỳ một bài thơ nào của em (hoặc của người khác), em sẽ cảm nhận được nó trúc trắc trục trặc chỗ nào ngay. Thiên tài thường rất hiếm, tất nhiên chúng ta không phải là thiên tài, nên phải kinh qua khổ luyện. Từ làm chưa đúng luật, đến làm đúng luật, nhuần nhuyễn rồi mới đến hay được.

Riêng với lục bát, chắc em còn nhớ câu thơ nổi tiếng này của đại thi hào Nguyễn Du:
"Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung"
Vần trắc ở đây cũng là một biện pháp nghệ thuật để nhấn mạnh sự xót thương của tác giả. Nên không phải thơ đúng luật là thơ hay mà thơ sai luật là thơ không hay, cái ranh giới hay và không hay nó mong manh lắm. Luật trong thơ chỉ như là nền móng ban đầu để em xây dựng một ngôi nhà. Em muốn ngôi nhà kiên cố, vững chắc thì cái móng ấy phải vững chắc. Bắt đầu từ gốc lúc nào cũng đúng đắn hơn bắt đầu từ ngọn là vậy.

P/s: mò mẫm mới đúng chính tả em nha.
Em sẽ cố chị!
 

nhp

Gà tích cực
Tham gia
16/12/14
Bài viết
86
Gạo
310,0
Re: Luật bằng và trắc.
Ghé qua chưa thấy bảng luật về thơ Đường Luật Thất Ngôn Bát Cú, mình xin phép được post để những ai muốn am hiểu thể loại này có thể tham khảo:

Thất Ngôn Bát Cú luật bằng, vần bằng:
B B T T T B B (vần)
T T B B T T B (vần)
T T B B B T T (đối câu 4)
B B T T T B B (vần) (đối câu 3)
B B T T B B T (đối câu 6)
T T B B T T B (vần) (đối câu 5)
T T B B B T T
B B T T T B B (vần)

Thất Ngôn Bát Cú luật trắc, vần bằng:
T T B B T T B (vần)
B B T T T B B (vần)
B B T T B B T (đối câu 4)
T T B B T T B (vần) (đối câu 3)
T T B B B T T (đối câu 6)
B B T T T B B (vần) (đối câu 5)
B B T T B B T
T T B B T T B (vần)

SƯU TẦM một số lỗi trong thơ Đường Luật:

1. Thất luật
Những từ đáng Bằng mà làm ra Trắc hoặc đáng Trắc mà làm ra Bằng
2. Thất niêm
Muốn xét một bài thơ có thất niêm hay không thì nhìn chữ thứ 2:
- Chữ thứ 2 câu 2 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 3
- Chữ thứ 2 câu 4 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 5
- Chữ thứ 2 câu 6 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 7
- Chữ thứ 2 câu 8 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 1
3. Lạc vận/Cưỡng vận
Vần là yếu tố quan trọng để tạo nhạc cho thơ. Do đó cần phải tránh gieo vần cưỡng ép hay lạc vận.
4. Thất đối
Đối chiếm địa vị quan trọng trong thơ ĐL. Bỏ đối đi thì không còn được gọi là thơ ĐL nữa.
5. Khổ độc
- Trong một bài thất ngôn, chữ thứ ba các câu vần, và chữ thứ năm các câu không vần đáng là từ bằng mà đổi ra trắc
- Trong một bài ngũ ngôn, chữ thứ nhất các câu vần và chữ thứ ba các câu không vần đáng là bằng mà đổi ra trắc
thì gọi là khổ độc
6.Trùng vận

Thơ ĐL chỉ dùng đơn vận, nếu cùng một chữ vần được dùng lặp lại ở hai câu khác nhau thì gọi là trùng vận, bài thơ sẽ hỏng.
Theo thi luật chính thức, nếu chỉ là tiếng đồng âm mà khác nghĩa thì được coi là 2 chữ vần khác nhau và không phạm lỗi. Tuy nhiên, để tránh nghe đọc trùng lặp âm vận không hay, trong bài thơ không nên để hai vần đồng âm gần nhau.
7.Trùng từ
Cùng một chữ được dùng nhiều lần ở trong bài thơ, ngoại trừ trường hợp cố ý, thì gọi là lỗi trùng từ hay điệp từ.
8. Trùng ý
Trong bài thơ ĐL nếu có câu chữ nào lặp lại ý của các câu chữ đã dùng mặc dù dùng từ khác đi thì cũng bị lỗi trùng ý. Nếu lỗi trùng ý nằm trong hai câu thực, hoặc hai câu luận thì gọi là hiệp chưởng (câu trên câu dưới đối nhau mà ý nghĩa giống nhau như hai bàn tay úp lại).
9. Phạm đề/Mạ đề
Trong hai cặp thực và luận không được dùng chữ của đầu bài, nếu có chữ nào của đề lọt vào thì bị lỗi phạm đề hay mạ đề.
10. Điệp điệu
Điệp điệu là khi nhiều câu liên tiếp ngắt nhịp cùng một cách. Lỗi này thường hay xảy ra ở các câu giữa của bài thơ.
11.Bình đầu
Bài thơ mà có nhiều câu liên tiếp bắt đầu bằng những tiếng cùng một từ loại, cùng một cấu trúc câu thì phạm lỗi bình đầu, ngoại trừ trường hợp cố tình làm có mục đích rõ rệt.
12. Thượng vỹ
Trong bài thơ ĐL TNBC nếu chữ thứ 5, 6, 7 của nhiều câu liên tiếp (nhiều hơn 3) cùng từ loại và cấu trúc thì bài thơ phạm lỗi thượng vỹ.
13. Điệp thanh
Trong thơ thất ngôn, một câu có 4 tiếng bằng và 3 tiếng trắc hoặc bốn tiếng trắc và ba tiếng bằng. Những tiếng bằng hay trắc đó phải có thanh độ khác nhau thì câu thơ mới giàu âm điệu.
14. Điệp âm
Điệp âm là những chữ có cùng âm đứng gần nhau trong một câu hoặc cùng vị trí trong hai câu.
15.Đại vận
Bài thơ ĐL chỉ gieo vần ở các chữ cuối câu. Nếu chữ thứ 4 trong câu cũng vần với chữ cuối câu thì phạm lỗi đại vận
16. Tiểu vận

Nếu chữ thứ 2 trong câu vần với chữ thứ 6 hoặc thứ 7 thì phạm lỗi tiểu vận.
17.Phong yêu
Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 2 trong cùng câu thì gọi là lỗi phong yêu.
18. Hạc tất

Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 4 trong cùng câu thì gọi là lỗi hạc tất.
19. Chánh nữu
Trong một câu có nhiều hơn hai chữ có cùng phụ âm đầu (hoặc bắt đầu bằng nguyên âm, không có phụ âm đầu) thì phạm lỗi chánh nữu.
20. Bàng nữu
Nếu các chữ có cùng phụ âm đầu hoặc bắt đầu bằng nguyên âm nằm gần nhau trên hai câu liên tiếp thì phạm lỗi bàng nữu.
 
Bên trên