Mùa dịch, mùa học - Hoàn thành - _hONG_aHN_

_hONG_aHN_

Gà cận
Tham gia
26/10/21
Bài viết
307
Gạo
48,0
Đọc văn bạn và tự hỏi tôi đã xa cấp 2 được bao nhiêu năm rồi :((:))

2 năm, tôi không rõ ý bạn là sao. Bắt đầu từ 2021 chăng? Cấp 2 có 4 năm, cấp 3 có 3 năm. Đại học thì tùy, nhưng rồi bạn cũng sẽ có những cảm nhận khác nhau về thời gian theo từng giai đoạn cuộc đời. Dù sao cũng chúc mừng bạn.
Hu hu, năm nay mình cũng bắt đầu xa cấp 2 rồi, hoài niệm thật... =(((
2 năm là khoảng thời gian kể từ khi mình bắt đầu viết bộ truyện này đến giờ á. Lời cuối, cảm ơn lời chúc mừng của bạn nha :3.
 

_hONG_aHN_

Gà cận
Tham gia
26/10/21
Bài viết
307
Gạo
48,0
Lưu ý:
- Câu chuyện được viết dưới góc nhìn của Mỹ Anh.
- Tui có dùng thông tin về xuất bản sách của một người bạn thần bí giấu tên :3. Có một điều tui phải xin lỗi đó là qua lần chỉnh sửa cuối, hầu hết các thông tin tui thêm thắt vào từ câu trả lời của bồ đã bị cắt đi, chỉ còn lại một đoạn nhỏ :(((( nhưng dù gì vẫn cảm ơn bồ nhiều nha.
Một chiều mùa hạ, như mọi chiều, tôi lại mò lên sân thượng ký túc xá hóng gió và ngắm hoàng hôn. Vừa nộp đồ án tốt nghiệp xong nên tôi khá rảnh, có thể thoải mái đắm mình trong không gian ngập tràn những thứ thơ mộng ấy bao lâu tùy thích mà chẳng cần lo toan gì.
Nghĩ lại thì, kể từ bây giờ, tôi đã chính thức dứt bỏ cái thời niên thiếu trẩu tre rồi. Chẳng bao lâu nữa, cái đứa cà lơ phất phơ này sẽ phải bước ra dòng đời. “Không phải là võ sĩ nhưng mà phải giỏi đấu đá/Nhiều khi kiệt sức chỉ vì gắng giữ mình không xấu xa”, cái dòng đời ấy sẽ khiến tôi thành nên như vầy. Càng trông đợi tương lai xa xăm đằng trước, tôi lại càng nhớ tiếc quá khứ mình bỏ lại phía sau. Sớm thôi, chúng sẽ trôi đi như hoàng hôn, những chiếc lá rụng ngẩn ngơ tung bay và mùa hè này vậy. Quá khứ ấy gắn liền với một thời nông nổi và xiết bao nhịp đập con tim. Thề đấy, nhiều khi tôi còn phải phì cười vì chẳng hiểu sao bản thân được - hoặc bị - ông tơ bà mối ốp nhiều thế. Những tình cảm đó muôn màu muôn vẻ, có đắng cay, có ngọt bùi. Như mối tình chín chắn kéo dài ba năm đầu đại học, chân thành như gió thoảng, xa nhau cũng nhẹ nhàng như gió thoảng - âu cũng vì chúng tôi hiểu nhau, thương nhau và tôn trọng nhau đủ để nở một nụ cười coi như lời chào cuối. Hay những xúc cảm vu vơ thời cấp ba, với những va chạm, trưởng thành và bồng bột tuổi trẻ, dẫu khi tôi lớn lên thì cậu ấy cũng thế, và chúng tôi rời xa. Còn cả rung động mơ hồ của những năm lớp tám, lớp chín, khi mấy đứa trẻ nít chúng tôi đã hiểu được tường tận cảm xúc của những con người yêu nhau. À, phải rồi, sao tôi quên được cái vụ đáng nhớ hồi lớp bảy ấy chứ - lần đầu tiên biết thích một người là gì. Những hoài niệm sặc mùi trẩu tre nhưng cũng đã đánh dấu sự trăn trở đầu đời của con Mỹ Anh này. Cái thằng Đức ấy đã vả vào mặt tôi và tập thể lớp - những người bằng hữu yêu quý chỉ biết có drama chứ chẳng màng đến bạn mình cái gì cả, có nên call video rồi nhắc khéo vài đứa ngay bây giờ để tụi nó dằn vặt quắn quéo không nhỉ? - một cú cua xe bể đầu: sau cuộc chiến giành trai chảy tóe máu đầu với con Tá Ngô 7C a.k.a Thế Chiến III một thời gian thì thằng ấy lại công khai bản thân là bisexual, bỏ đi yêu con chó nâu Đình Phong cùng lớp. Cái kết đ** ai ngờ được là tình cảm giữa bọn nó vẫn bền chặt tới tận bây giờ, sau một quãng thời gian mặn nồng son sắt bên nhau xứng đáng được đem ra làm “bồ nhà người ta”. Giờ tụi nó học cùng trường nhưng khác khoa với tôi, tuy ít gặp được nhau nhưng vẫn có đủ thời gian để chửi xéo và cười vô tri cùng nhau mỗi lần chạm mặt.
Chà, nhắc một cái là những kỷ niệm về năm học ấy lại ùa đến. Tôi buộc phải thừa nhận là có quá nhiều điều xảy ra, cũng có quá nhiều cách khập khiễng để xử lý những rắc rối đó. Nhưng chắc là không sao đâu. Trượt vỏ chuối và lồm cồm bò dậy, hay nói thô là phạm phải những lỗi lầm hay hối hận và giải quyết một cách chẳng thỏa đáng tí nào là một đặc quyền của những năm tháng bồng bột ấy - âu cũng là để sẵn sàng cho sự trưởng thành sau này.
Khoảng thời gian đó, chúng tôi hãy còn là một lũ vừa đen tối vừa mà trong sáng. Về khoản “đen tối” ấy à, nó đúng theo nghĩa đen luôn - việc chat chit cả đống thứ không nên thấy trong group lớp đã đủ để chứng minh rồi. Nhưng cũng chính những cuộc bàn tán đủ điều xôn xao cùng nhau đó lại khiến đám học sinh cấp hai ấy trong sáng: chẳng lo toan đến bất cứ điều gì, chẳng sân si, thù hận, nghi kỵ lẫn nhau… Tới tận lúc lớn hơn tôi mới hiểu ra. Và hiểu rồi, thì chẳng thể vô tư được như thế thêm phút giây nào nữa. Thở dài một tiếng nhẹ, trong tâm tôi lặng lẽ dấy lên mong muốn được về lại những ngày tháng ấy.
Tiếng chuông điện thoại chợt reo inh ỏi. Lẩm bẩm một cách vô thưởng vô phạt, tôi lôi điện thoại ra và trượt ngang màn hình.
- À lố. - Cái giọng trầm trầm của Thư vang lên - Khỏe không bây?
- Nộp đồ án xong là thế nào cũng khỏe. - Tôi trả lời lại. - Sao nào, có việc gì đấy? Mấy tháng rồi mới thấy mày gọi lại.
- Được rồi, nghe tao nói đây. - Nó giở giọng thần thần bí bí - Bên phát hành sách vừa gửi email cho tao. Họ bảo là có thể ký giấy nhượng quyền để đăng ký xuất bản.
- Nghĩa là… nghĩa là mày sắp xuất bản sách à? - Tôi nhướn mày, hỏi lại cho chắc ăn - Đù, hay vỡi.
- Chứ còn phải hỏi. - Nó cười hềnh hệch. Qua đường truyền mạng và giọng cười ấy, tôi hoàn toàn cảm nhận được rằng nó đang rất hân hoan - Từ giờ mày tha hồ đi flex là bạn tao viết sách như này, bạn tao xuất bản sách thế kia nhé.
Tôi cũng nhe răng cười theo, suýt định vung tay lên vỗ vai một bóng lưng tưởng tượng theo phản xạ mà quên mất nó chẳng ở bên. Cú đánh hụt làm tôi loạng choạng đôi phần. Đúng như con đỗ nghèo khỉ Ngân đã từng nói, mấy pha “đánh yêu” của tôi có uy lực vô cùng luôn. Mà thôi, quay lại chuyện chính. Từ rất lâu về trước, khi dành hàng giờ nghe nó nói về nguyện vọng 1 Đại học tức Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tôi đã hiểu được niềm đam mê với viết lách của con này. Nên bây giờ, khi tác phẩm của nó sắp được nhiều người đón đọc, tôi cũng thấy vui lây.
- Mà mày viết sách gì vậy? - Khi niềm vui đã dịu xuống và sự tò mò hóng hớt thế chỗ, tôi hỏi.
- Cái quyển tao định viết linh tinh hồi lớp bảy ấy. Hay nói đúng hơn là phiên bản cải tiến của nó. Hồi bảo vệ luận văn tốt nghiệp, tao hết cứu tới mức úm ba la xì bùa hóa cái phòng trọ thành một đống rác. May mà tìm thấy sớm, dọn kịp chứ không thì con Ôn Lành sẽ về và đá tao ra ngoài đường ở với chó rồi. - Nó vừa nói đến đây xong, tôi tưởng tượng ra khung cảnh ấy ngay lập tức và cố kiềm chế từng nụ cười dần mất đi nhân tính - Tao đọc lại, vừa đọc vừa khóc rồi lại cười. Cảm xúc lúc ấy, chả biết diễn tả ra sao nữa. Kiểu, nhìn thấy bản thân mình ngày xưa trong đó ấy. Nên tốt nghiệp xong rồi là tao chỉnh sửa lại rồi nộp bản thảo. Tao nghĩ có lẽ nhiều người sẽ thấy giống như vậy lắm, nhất là những người sàn sàn tuổi bọn mình.
- Vì những người đó đã từng trải qua mấy chuyện kiểu kiểu vậy, đúng không?
- Ừ, ừ, chuẩn đét.
Ngồi nghe nó diễn giải, tôi vừa ngắm hoàng hôn vừa cười. Đúng rồi, chính là cái đó. Có điều tên nó khó nhớ quá. “Chuyện học online”? Không phải. Hay “Chuyện học offline”? À, đúng rồi, cái tên hai trong một theo như cách con Thư diễn giải vào ngày ấy…
- “Mùa dịch, mùa học” phải không mày?
- Tao tưởng mày không nhớ chứ.
- Làm sao mà quên được khi tao là đứa bị mày hét vô mặt vì dám gạch xóa lung tung bằng bút bi đen lên cuốn sổ vàng ngọc của mày, nhể? - Tôi kháy lại với cái kiểu chua lòm.
- Đừng nói là mày ghim tao từ đó tới giờ nhá? - Nó ngay lập tức chuyển sang trạng thái hoảng hốt - Thôi thôi, chuyện cũ mình bỏ qua, Tết này cùng cười lên ha ha…
- Ơ hay, tao đã nói gì đâu? - Tôi giả nai và lại nhếch mép đúng chuẩn vô tri khiến đầu dây bên kia vọng lại vài tiếng ho khù khụ, biểu hiện của việc cố nhịn cười - Với lại còn lâu lắc nữa mới đến Tết cơ mà.
- À, suýt mất tao quên mất mục đích chính. Không phải là thông báo suông đâu, mà tao còn muốn nhờ mày một việc.
- Việc gì cơ?
- Viết lời bạt cho cuốn sách này.
Sủa à nhầm nói xong ba từ ấy, con kia im re một lúc. Chắc nó định để tôi tự ngẫm tự nghĩ cho thấm ấy mà. Lời bạt à? Tóm lại là viết một cái gì đó ở cuối cuốn sách, đúc kết lại như này như nọ… Ừ thì cũng oách phết đấy. Nhưng sao lại là tôi?
- Đừng hỏi vì sao tao nhờ mày. Đơn giản thôi, tao thấy rằng một góc nhìn xuyên suốt câu chuyện thì chán quá. Đây là câu chuyện về một tập thể cơ mà. Vì lười nên tao bảo Hà Anh chọn giúp. Xong, biết gì không, nó dùng Wheel of Names đưa ra cái lựa chọn kỳ lạ vỗn lài là mày đấy. - Thư vừa liến thoắng, vừa cười từng tiếng ngắn ngủi - Thôi, đáng lẽ ra tao nên gọi cho Thanh Mai thì đúng hơn. À không, Long mới được chứ nhỉ? Theo tao thấy thì chúng nó là những người thay đổi nhiều nhất trong năm đó, vì vậy nên chắc chắn sẽ có rất nhiều điều để viết vào.
- Thôi, đừng làm phiền con AI đó nữa. - Tôi đáp lại, chợt nhớ về cái biệt danh khá là kêu mà thằng ấy được đặt hồi cấp ba - Sinh viên Bê Ka vất vả lắm đó biết không? Cứ để tao viết.
- Ừ, ừ, thì thế vậy. Thế xuất bản sách rồi thì nhớ mua tầm chục quyển ủng hộ tao nhá.
- Đầu tiên là tiền đâu? Xì ra đây rồi bảo sủa như chó thì tao cũng chơi.
- À, chính mày nói rồi đấy…
Cuộc trò chuyện dần đi vào những chuyên mục xàm xí, chửi nhau và nói đủ thứ chuyện không đầu không cuối. Khi cúp máy, tôi chợt nhận ra trời đã tối, nhà nhà đã lên đèn.
Được rồi, giờ thì đi kiếm gì bỏ bụng rồi ngẫm nghĩ đã. Cái con Hà Anh này vẫn nổi hứng trẻ con phết nhỉ, giao mọi chuyện cho nhân phẩm quyết định để bây giờ trên vai tôi lại chình ình một khối trách nhiệm to đùng.
Ừm, thì sao tôi lại gọi là “trách nhiệm” mà không phải “công việc” hay “điều cần làm” nhỉ? Có lẽ vì từ sâu thẳm bên trong, tôi cũng muốn viết ra những cảm xúc này phần nào. Nhưng hình như cả tôi lẫn số mệnh đều đã quên tiệt rằng bảng điểm Văn suốt mười hai năm mài đũng quần trên ghế nhà trường bết như thế nào rồi, toàn sáu, bảy, và hạn hữu lắm mới có con tám chen chân vào. Thế này làm sao viết ra cái gì đó đây…
“Ký ức một mùa dịch cô đọng lại nơi đây”?
“Một thời để nhớ”?
“Những ngày tháng xa mặt, nhưng chẳng cách lòng”?
“Góc nhìn tưởng chừng thân thuộc qua lăng kính dịch bệnh”?

Không, tôi chẳng thấy tất thảy những giá trị của “năm học ấy” ở mấy cái đó cả. Cái thiếu điều này, cái thiếu điều kia. Thậm chí chúng còn chả nhìn giống lời bạt nữa. Mà thề luôn, tôi chẳng thể tìm ra được một từ nào phù hợp để miêu tả, ngoại trừ chính bản thân nó. “Năm học ấy”, đơn giản vậy thôi. Cái năm học 2021-2022 chẳng thuộc về một phạm trù nào cả. Nằm giữa lúc còn trẻ con và tuổi dậy thì. Nằm giữa giai đoạn dịch bệnh và thời gian bình thường mới. Nhưng, dẫu đó có lẽ không phải những kỷ niệm đẹp nhất, nhưng lại là những kỷ niệm đặc biệt nhất. Vì chính cái sự chẳng đâu vào đâu ấy lại khiến tôi nhớ mãi - dẫu khoảng thời gian xa cách là trên dưới mười lăm năm, và cười vu vơ mỗi lần nghĩ về.
Tôi đã từng nghĩ rồi hay sao ấy nhỉ, rằng bản thân sẽ chẳng thể nào quay trở lại khoảng thời gian đó nữa? Có lẽ đó chính là sự hối tiếc, một phần lý do khiến tôi cứ cười như con dở người - phần còn lại là thấy thực sự vui. Tôi vui chỉ đơn giản vì những điều đó buồn cười, nhảm nhí,... vân vân mây mây mà thôi.
Nghe sao quen vậy nhỉ? Quen mà chẳng biết nói ra như nào. Như là, chẳng thể Có lẽ khi đã trải qua đủ nhiều thay đổi, tôi đã mất đi khả năng diễn giải ra những điều bản thân từng cảm thấy rõ mồn một khi xưa.
À, có khi bản thân tôi khi xưa sẽ giúp được đấy… Nghe trừu tượng thật, nhưng tóm cái váy lại thì điều tôi đang muốn nhắc đến là cuốn lưu bút. Nếu tôi nhớ không nhầm thì vẫn còn vài quyển thì phải. Hồi cuối cấp hai, cấp ba, với tư cách là những mầm non tương lai của thời đại hại điện, à nhầm, hiện đại, chúng tôi đã giao cho mấy thành phần xịn xò nhiệm vụ thiết kế lưu bút trên PowerPoint hay Canva, mỗi người gõ vào một câu rồi đem ra tiệm photocopy ngay trước cổng trường in tầm mấy chục bản.
Khi đang với tay lên ngăn trên cùng của giá sách để tìm cuốn sổ ấy, tôi chợt thấy một vài trang giấy gì đó được gập làm tư thập thò phía bên dưới. Bị sự tò mò thôi thúc, tôi cầm lấy và mở ra. Rồi tự dưng tôi thấy mũi mình phổng cả lên. Sao tôi có thể quên khuấy nó đi được nhỉ? Bên cạnh tờ đề là một bài kiểm tra một tiết hồi cuối năm lớp chín, bài kiểm tra Văn duy nhất trên đời này tôi được 9,25, một con số ngoài sức tưởng tượng.
Hầy, dù sao cũng là ăn may cả thôi.
Tay rờ theo từng con chữ, tôi bồi hồi khi nhớ lại cái nắng và những đợt gió nóng như đổ lửa ngày hôm ấy, cảm giác mỏi mệt của bàn tay khi lia bút suốt một khoảng thời gian dài, mồ hôi ướt đẫm, cả những nỗ lực miệt mài khi đó,... và đương nhiên là việc chạy ra sân trường hát rống lên “Lần đầu tiên, trái thanh long có trong mì tôm…” giữa giờ ra chơi theo lời thách thức (hay nói đúng hơn là xúi dại) của con Ngân nữa. Chợt ánh mắt tôi dừng lại tại vài dòng chữ. Rồi tôi giở sang tờ đề, xem xét. À, đây rồi. Cuối cùng tôi cũng đã thấy một thứ, một thứ có thể gọi là chính xác với những gì bản thân đang cảm thấy và đang tìm tòi trong câu nghị luận xã hội.
Mở ứng dụng Ghi chú trên điện thoại, tôi chần chừ một lúc trước khi gõ phím liền một mạch:
“Nhà tư tưởng Nhật Bản Fukuzawa Yukichi đã từng viết: Cho dù là trẻ con đi nữa, cũng không thể là trẻ con mãi được. Phải trưởng thành, phải trở thành người lớn. Vì vậy, ngay từ nhỏ, không được ỷ lại, không trông chờ vào người khác chừng nào tốt chừng nấy.
Thực sự thì câu cuối không liên quan gì đến điều cần nói, bởi tôi chỉ vô tình biết được đoạn trích này qua một bài văn nghị luận xã hội hoàn toàn sặc mùi trưởng thành mà thôi. Nên, chúng ta chỉ xét đến hai câu đầu - tóm lại, điều tôi muốn đề cập đến là cuốn sách này chống chỉ định với những ai còn chưa đủ lớn để có thể quay đầu nhìn lại phía sau lưng.”
<<< Chương trước
Không còn chương tiếp để bấm nữa đâu nha :))))).​
 
Bên trên