Xin lỗi chị, cho em hỏi ngu một chút là tiếng Việt thật sự không có trạng từ à chị? Từ nhỏ tới lớn em cứ mặc định tiếng Việt có trạng từ và bây giờ thấy chị liệt kê ra như vậy em hoang mang lắm.
Và nếu không có trạng từ vậy có trạng ngữ không chị?
Danh ngữ mà chị nói có phải là cụm danh từ không?
Tiếng Việt có trạng từ nha em, đừng nghe mấy đứa ếch ngồi đáy giếng chúng nó phán bừa làm mất uy tín và danh dự của anh. Những thành phần như thế này anh sẽ xem xét, rất có thể sẽ báo cáo với người quản lý để xóa bài. Đây là một bài viết tào lao, mục đích soi mói, bôi nhọ, sỉ nhục danh dự của anh. Hành vi này thật sự không thể chấp nhận được. Đây là nhóm sinh ra để thảo luận, Vân Tâm rất hoan nghênh mọi thành viên đóng góp ý kiến nhưng rất không chào đón những thành phần soi mói đả kích, nói sai sự thật nhằm bôi nhọ danh dự của người khác.
* Trạng từ hay còn được gọi là phó từ là từ dùng để bổ nghĩa cho các động từ, tính từ hay các trạng từ khác.
Ví dụ như trạng từ chỉ thời gian:
Ngày mai, em đi chơi. => Ngày mai là trạng từ bổ nghĩa cho động từ đi chơi đó em.
Ngoài ra còn có các trạng từ khác trong tiếng Việt là:
-
Trạng từ chỉ cách thức: Diễn tả một hành động như thế nào. (Ví dụ: như nhanh, chậm, siêng, lười...). Câu ví dụ: Anh ta chạy
rất nhanh. (trạng từ là từ được bôi đậm trong câu)
-
Trạng từ chỉ tần suất (Phó từ năng diễn): Diễn mức độ của một hành động. (Ví dụ: thường thường, thường xuyên, có khi, ít khi...). Câu ví dụ: Cô ta
thường xuyên về thăm mẹ.
-
Trạng từ chỉ nơi chốn: Diễn tả hành động hiện đang xảy ra ở đâu. (Ví dụ: ở đây, ở kia, ở khắp mọi nơi, chỗ khác...). Câu ví dụ: Tôi đang đứng
ở đây.
-
Trạng từ chỉ mức độ: Diễn tả mức độ của một tính chất hoặc một đặc tính. (Ví dụ: giỏi, kém, dở...). Câu ví dụ: Cô ta bơi
giỏi.
-
Trạng từ chỉ số lượng: Diễn tả số lượng. (một, hai lần...). Câu ví dụ: Nhà vô địch đã chiến thắng
hai lần.
- Trạng từ nghi vấn: là những trạng từ thường đứng ở đầu câu hỏi. (Ví dụ: khi nào, như thế nào, ở đâu, tại sao). Câu ví dụ:
Tại sao anh lại đến đây.
-
Trạng từ liên hệ: là những trạng từ giúp liến kết hai chủ để hoặc hai câu lại với nhau. Chúng còn thể là từ diễn tả: lí do, thời gian, nơi chốn. Câu ví dụ: Căn phòng này
là nơi tôi sinh ra.
Trạng từ còn có thể dùng để so sánh ngang bằng, so sánh hơn, so sánh nhất, so sánh kép va so sánh tăng tiến.
Trạng từ thường đứng đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu để làm nổi bật ý nghĩa đó.
(Nguồn Wikipedia)