Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao

Akaihane

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/8/16
Bài viết
214
Gạo
100,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Rảo vô đây rồi thì chắc cũng phải để lại vài dòng. 0w0 Cái động tác này đa dạng lắm, thường thì viết tới lúc nào đó tác giả thấy nó là như vậy và phăng ra thôi chứ không nghĩ nhiều. 0w0
*Hướng nhìn:
- Cúi đầu xuống thấp : suy nghĩ về những chuyện buồn (đang ngồi, đang bước đi hoặc đang đứng); tập trung tránh bị quấy nhiễu bởi xung quanh (đang đứng).
- Nhìn xuống (chỉ có mắt di chuyển) như là hạ mắt, rũ mắt,... : nghĩ về những chuyện không được vui trong quá khứ xa; né ánh nhìn của ai đó.
- Cúi đầu nhưng nhìn ở một khoảng hơn một mét rưỡi (đang di chuyển): đang suy nghĩ.
- Nhìn trái ngó phải, nhìn ngang nhìn dọc: Cầu sự trợ giúp.
- Nhìn thẳng vào mắt ai đó: đang dò xét con người ta.
- Nhìn chằm chằm, cố định vào một điểm một cách thẫn thờ: đã lạc vào thế giới không tên.
- Nhìn vào tay của bản thân: đang hối hận về tội ác của mình.
- Nhìn vào một vật thân thuộc: nhớ về những kỉ niệm.
... (Ba cái vụ nhìn vật biến tấu đa dạng lắm, tùy tác giả thôi, não của tui có giới hạn. =-=)
- Ngả lưng nhìn trên trần nhà: đang suy nghĩ lúc mệt mỏi.
 
Tham gia
30/7/16
Bài viết
46
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Ta biết để ta nói cho nghe nà.
- Chớp mắt: mỏi mắt.
- Há to miệng: đau răng.
- Ngoáy mũi: bị nghẹt mũi.
- Gãi đầu: lười gội đầu.
- Gãi mông: bị kiến cắn, bị muỗi đốt, bị đánh đòn.
- Đỏ mặt: vừa uống rượu bia.
- Mặt trắng bạch: sợ ma, bị bệnh thiếu máu.
- Mặt màu xanh: bị ốm.
- Mặt màu đen: phơi nắng nhiều.
- Mặt màu vàng: bị ung thư gan.
- Mắt bầm tím: bị đánh.
- Mặt nhiều mụn: nóng trong người.
- Mặt hồng hào: giỏi make up.
- Mếu: sắp khóc.
- Cười hở răng: vô duyên.
- Cười mỉm: có duyên.
- Cười nhếch mép: đểu.
- Cười che miệng: răng sún hoặc bị hôi miệng.
- Dụi mắt: bụi bay zô mắt.
- Mắt lim dim: buồn ngủ.
- Vỗ tay to: rất thích.
- Vỗ tay nhỏ: thích vừa.
- Không vỗ tay: không thích
- Nhìn lén: thích thầm.
- Nhìn công khai: thích công khai.
- Không nhìn: không quan tâm.
Hahaha nhiều chưa. 8onion38
 

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Ba ngôi kể chuyện trong văn học.

(Vân Tâm)

* Ngôi thứ nhất: Kể chuyện của tác giả

Tác giả kể, hoặc hóa thân vào một nhân vật để kể lại những sự việc mà mình đã và đang tương tác trong thực tế, hoặc tưởng tượng.

Ngôi kể này chủ yếu dùng đại từ nhân xưng tôi. Ngoài ra có thể sử dụng các từ khác như: Tớ, em, cô, gì, chú, bác, cháu, con... Nhưng không phổ biến.

* Ngôi thứ hai: Dẫn bạn đọc vào trong thế giới của truyện, hay nói cách khác là kể chuyện của người đọc.

Ngôi thứ hai chỉ dùng đại từ nhân xưng bạn, để tránh nhầm lẫn với ngôi thứ nhất. (Ví dụ bạn dùng từ em thì chắc chắn sẽ bị nhầm thành ngôi thứ nhất thay vì từ bạn.)

* Ngôi thứ ba: Kể chuyện của các nhân vật.

Tác giả đóng vai trò làm người chứng kiến và kể lại tường tận, chi tiết về quá khứ, hiện tại, diễn biến cuộc sống của mỗi nhân vật, có thể là thực tại hoặc trong trí tưởng tượng của tác giả.
 

Elluka

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
30/9/15
Bài viết
46
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Ba ngôi kể chuyện trong văn học.

(Vân Tâm)

* Ngôi thứ nhất: Kể chuyện của tác giả

Tác giả kể, hoặc hóa thân vào một nhân vật để kể lại những sự việc mà mình đã và đang tương tác trong thực tế, hoặc tưởng tượng.

Ngôi kể này chủ yếu dùng đại từ nhân xưng tôi. Ngoài ra có thể sử dụng các từ khác như: Tớ, em, cô, gì, chú, bác, cháu, con... Nhưng không phổ biến.

* Ngôi thứ hai: Dẫn bạn đọc vào trong thế giới của truyện, hay nói cách khác là kể chuyện của người đọc.

Ngôi thứ hai chỉ dùng đại từ nhân xưng bạn, để tránh nhầm lẫn với ngôi thứ nhất. (Ví dụ bạn dùng từ em thì chắc chắn sẽ bị nhầm thành ngôi thứ nhất thay vì từ bạn.)

* Ngôi thứ ba: Kể chuyện của các nhân vật.

Tác giả đóng vai trò làm người chứng kiến và kể lại tường tận, chi tiết về quá khứ, hiện tại, diễn biến cuộc sống của mỗi nhân vật, có thể là thực tại hoặc trong trí tưởng tượng của tác giả.
Em chưa được học hay đọc truyện nào sử dụng ngôi thứ hai nên trước giờ vẫn thắc mắc, anh biết truyện nào sử dụng ngôi thứ hai thì giới thiệu cho em với.
Ngôi thứ ba còn chia làm hai kiểu là giới hạn và gì đó nữa phải không?
 

nguyenhoachidung2704

Gà tích cực
Tham gia
27/5/15
Bài viết
96
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Cái này mình được cô văn hồi đó giảng, không biết có nhớ đúng không nhưng hình như không có văn học viết 100% dùng ngôi thứ hai. Ngôi thứ hai dùng trong văn nói, nói chuyện với người khác, ví dụ "bạn có thích nó không", mình gọi người khác là "bạn", cái đó gọi là ngôi thứ hai.
 

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Em chưa được học hay đọc truyện nào sử dụng ngôi thứ hai nên trước giờ vẫn thắc mắc, anh biết truyện nào sử dụng ngôi thứ hai thì giới thiệu cho em với.
Ngôi thứ ba còn chia làm hai kiểu là giới hạn và gì đó nữa phải không?
Ngôi thứ hai được sử dụng rất phổ biến trong văn kể ở ngôi thứ nhất. Khi tác giả muốn đưa độc giả vào trong câu chuyện của mình, khiến cho câu chuyện trở nên gần gũi hơn.

Ví dụ:
"Chị lại cúi xuống, lòng tôi thấy đau, tôi nhẹ nhẹ quàng hai tay qua bờ eo thon nhỏ, chậm chậm kéo chị, ôm chị vào lòng, cảm nhận bầu ngực mềm mại khẽ áp lên mình, tôi thấy rất ấm áp. Chị không phản đối, nhẹ nhẹ gục lên vai tôi, nhè nhẹ thở dài. Tôi ôm chị, khẽ vuốt tóc chị, hít thở mái tóc thơm của chị khẽ nói :

– Hôm nay em cũng vui lắm, chị biết không, em đã rất vui khi có chị ở bên. Chị đừng buồn, chủ nhật này rồi còn chủ nhật khác mà, không thì dỗi em đèo chị đi lượn. Được không?

Không thấy chị nói gì cả, tay chị nhẹ nhẹ ôm lấy tôi.Tôi giữ lấy bờ vai chị, nhẹ nhẹ đẩy ra. Tôi nhìn chị thật lâu rồi như có cái gì đó vang lên trong đầu, tôi nhẹ nhẹ cúi xuống, hôn chị thật sâu rồi khẽ nói :

– Nguyệt Anh, em thích chị mất rồi.

Kể từ hôm đó, hai chị em cứ như có một mối sợi dây liên kết vô hình. Chúng tôi thấu hiểu và quan tâm nhau nhiều hơn cả những vì sao mà hằng đêm tôi vẫn ngắm cùng chị.

Nếu bạn có tình cảm với một cô gái hơn tuổi, vậy thì đừng ngại ngần thổ lộ, hãy tự tin làm điều con tim mách bảo.

Tình yêu vốn không có biên giới, không phân biệt tuổi tác, sang hèn, chỉ cần cho nhau niềm vui là đủ rồi."

(Vân Tâm - Chị Nguyệt Anh hàng xóm)
 

nước mắt tử thần

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
8/9/14
Bài viết
682
Gạo
500,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Kính thưa bạn chủ topic, tôi không biết bạn đam mê học hỏi đến mức nào và bạn tâm huyết thế nào với ngôn ngữ Việt của chúng ta. Nhưng tôi xin ném vào sọt đống tâm huyết và đam mê của bạn nếu bạn cứ sáng tạo một cách báng bổ và hồ đồ như thế ở đây.

Trong hệ thống và tên gọi từ loại trong ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban Khoa học xã hội, thì chỉ có tám loại từ (và ngữ tương đương):
1. Danh từ.
2. Động từ.
3. Tính từ.
4. Đại từ.
5. Phụ từ.
6. Kết từ.
7. Trợ từ.
8. Cảm từ.
Hoàn toàn không có cái thứ ngoại lai câu dắt từ tiếng Anh sang như "trạng từ" nào cả, ấy thế mà:
Tính từ chỉ mức độ là: chậm, nhanh, lề mề, bình thường...
Từ cao là một tính từ chỉ kích thước nha Nhâm. Tuy nhiên ở trong câu văn nó không có vai trò chỉ kích thước nên nó không phải là tính từ mà là trạng từ. Ý nói là trình độ của người được đề cập rất tốt.
Đề nghị bạn mua một cuốn từ điển gấp giùm mình, đừng xuyên tạc từ và ngữ khi phán "cao" không phải là tính từ gì đó. Trong từ Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên xuất bản năm 2016, từ "cao" có ba trường nghĩa như sau:
Cao (1): Danh từ, đơn vị đo ruộng đất ở Nam Bộ, bằng 1/10 hecta.
Cao (2): Danh từ, thuốc đông y chế bằng các dược liệu lấy từ một số động vật hay thực vật, chiết bằng rượu hoặc nước rồi cô lại ở một thể thích hợp.
Cao (3): Tính từ:
- Khoảng cách từ đầu này đến đầu kia theo chiều thẳng đứng (gọi là chiều cao) của vật ở trạng thái thẳng đứng.
- Có chiều cao lớn hơn mức bình thường hoặc lớn hơn so với những vật khác.
- Hơn hẳn mức trung bình về số lượng hay chất lượng, trình độ, giá cả.
- Âm thanh có tần số rung động lớn.​
Nếu bạn chê từ điển rắc rối và đắc tận 360.000 Việt Nam đồng, thì cảm phiền lên Soha tra cũng cho kết quả tương tự. Tôi không biết bạn có âm thầm ngồi trước màn hình máy tính hả hê cười vui khi thấy các bạn khác mù mờ nghe theo bạn không nhỉ? Nếu đúng là thế thì còn ghê gớm hơn cả cái tính ham học nửa vời của bạn.

Ngẫu nhiên là tính từ chỉ tính chất, ổn định là tính từ chỉ mức độ. Chết là tính từ chỉ trạng thái. Sống cũng là tính từ chỉ trạng thái luôn.
Vậy xin hỏi bạn "ổn định giá của thị trường" thì từ "ổn định" là tính từ?
Trong cuốn từ điển (chỉ có 360.000 Việt Nam đồng), thì "ổn định" có nghĩa: Ở vào hay làm cho ở vào trạng thái không còn có những biến động, thay đổi đáng kể. Và từ loại của nó có thể là động từ hoặc tính từ tùy vào ngữ cảnh sử dụng, nhưng nghĩa của từ thì không thay đổi.

Tương tự từ "chết" có bảy nghĩa và tùy vào ngữ cảnh mà nó sẽ là động từ hoặc tính từ. Từ "sống" có tận mười sáu nghĩa, và tùy vào nghĩa sử dụng mà nó có thể là danh từ, động từ, tính từ.

Không tìm ra thánh nên Tâm trả lời luôn.

Các từ in đậm trong câu 1, 2, 3, 4 tuy là danh từ, động từ nhưng trong câu nó chỉ mang nghĩa tượng trưng chứ không phải chỉ thị nên nó được xem là tính từ không tự thân, hay tính từ biến đổi. Từ in đậm trong câu 5 và 6 giữ nguyên giá trị của danh từ và động từ.
Với cái đống từ mà bạn ví dụ đây, nói luôn với bạn là về mặt từ sẽ phân định như sau:
1. Danh từ.
2. Danh từ.
3. Động từ.
4. Động từ.
5. Danh từ.
6. Bó hết cả tứ chi và bộ đồ lòng rồi bạn ạ. Cấp 1 cấp 2 bạn học Ngữ Văn thế nào mà lại tô đậm "viết truyện" hỏi nó là loại từ nào? Làm gì có từ "viết truyện" ở mà hỏi!
Nhâm đang viết truyện. Đây là một câu đơn, chủ ngữ là "Nhâm", "đang viết truyện" là vị ngữ. Trong vị ngữ này, phụ từ "đang" là bổ ngữ tình thái đứng trước động từ "viết" để chỉ thời gian, "truyện" là danh từ đóng vai trò là bổ ngữ đối tượng, trực tiếp đứng sau động từ để đáp ứng yêu cầu diễn đạt cho câu hỏi cái gì? Xám thay cho hồn tôi, "viết truyện" là loại từ!

Và, tôi nghĩ chắc là bạn không phân biệt được "từ" và "ngữ" là gì đâu nhỉ? Chắc bạn nghĩ danh từ và danh ngữ là hai thứ lềnh bềnh nào đó mà chỉ cần dùng sự suy luận đầy tinh tế (một lần nữa tôi xin phép vứt vào sọt) của bạn là đã có thể thấu hết trong lòng bàn tay? Nói ngắn gọn với bạn là: danh ngữ là một cụm từ, bao gồm danh từ trung tâm và nhiều từ (loại từ) khác với vai trò là thành tố phụ. Tương tự sẽ có tính ngữ, động ngữ, trạng ngữ, giới ngữ. Những phân tích trên đề nghị bạn tham khảo Tập quy tắc cú pháp tiếng Việt để hiểu rõ nhé. Thế nên đừng tô nguyên một cụm rồi lại hỏi nó là danh từ hay tính từ gì gì đó, phải nói là:
Hết sức vớ vẩn!
Sáng tạo là điều đáng làm, nhưng đừng có sáng tạo lố bịch đến mức bẻ cong cả học thuật. Chừng nào bạn am hiểu hết học thuật thì hãy sáng tạo thêm về những gì học thuật không bàn đến để làm giàu thêm tri thức. Đừng có tự tiện bẻ cong theo lối tư duy của mình, vì cái bạn đang treo lên trong topic này không phải là văn học mà là ngôn ngữ học, mà đã là ngôn ngữ học thì phải theo chuẩn ngôn ngữ được nghiên cứu và đúc kết cả mấy chục năm nay, chứ không phải cái thước bạn trồng hai mấy năm trong đầu.

Ồ! Ha ha... Xem quý cô tức giận kìa!

Vớ vẩn ư, đúng vậy. Mọi thứ đối với tôi đều hết sức vớ vẩn. Xã hội quá vớ vẩn, văn hóa lại càng vớ vẩn, tôi là một kẻ vớ vẩn và theo đuổi một thứ văn chương vớ vẩn. Điều duy nhất giúp tôi sống tốt hơn là dựa vào cái xã hội vớ vẩn, công việc vớ vẩn, niềm đam mê vớ vẩn đấy quý cô ạ.

Có một định lý muôn thuở, những đứa sống trong bãi rác, điều đơn giản nhất giúp chúng sống sót là đi nhặt rác. Nếu sống trong cái vớ vẩn thì phải học cái vớ vẩn thôi. Trong cái xã hội khốc liệt này, có những kẻ còn không có quyền được sống, được ước mơ, được làm công việc mà mình muốn, được thực hiện đam mê, được làm theo ý mình... Ồ, hóa ra được sống với những điều vớ vẩn lại tốt hơn vô số người ấy chứ.
Lớn tiếng quá. Tôi cũng là một người luôn muốn phá vỡ quy tắc. Nhưng thưa bạn, để tôi phá vỡ quy tắc thì tôi cần hiểu rõ cái quy tắc đó nó là gì, chứ không phải tôi tự sáng ra cái quy tắc của riêng tôi và rồi tôi có quyền kệ xác cái quy tắc của người đi với quan điểm "Nghệ thuật phi quy tắc". Bởi vì một khi tôi hiểu cái quy tắc đó thế nào thì tôi mới có thể dõng dạc gọi là phá, để tôi có cái mà minh chứng cho người ta thấy công việc phá vỡ quy tắc đó là sáng tạo chứ không phải là bá vơ làm càng. Tôi chẳng cần biết nó vớ vẩn tới đâu, nhưng ngôn ngữ học được người ta nghiên cứu rất lâu trước khi tôi ra đời, tôi phải tôn trọng nó và học cái gì hay cái gì dở. Và khi viết ra mớ chữ này tôi cũng phải thiên tài ghi nhớ đâu bạn ạ, tôi phải lật lại, coi lại, học lại để chắc chắn đấy.

Tôi chẳng thấy bực lắm nếu bạn không tỏ thái độ kẻ cả ở đây. Tôi không cần biết bạn thông minh đến mức nào, không cần biết bạn tài giỏi ra sao, không cần biết bạn đạt được thành tích, bằng giấy, huy chương sắt thép gì. Nhưng với cái thái độ lười nhác tìm tòi mà lại kẻ cả như thế thì tất cả đều là nửa vời, và trong mắt tôi, những thứ nửa vời mới là những thứ rẻ mạt. Nếu bạn cho từ điển là vớ vẩn, nghiên cứu ngôn ngữ học là vớ vẩn, thì bạn lập ra cái topic học thuật này để làm gì vậy? Tạo đế chế học thuật của cá nhân mình, hay là ngắm màn hình cười hả hê khi thấy người khác ngu, hay là PR trá hình cho mấy tác phẩm của bạn? Ở đây không có ai ngu cả, nhà văn không phải là nhà ngôn ngữ học, ngôn từ là một phương tiện để họ làm việc chứ không phải là đối tượng để họ nghiên cứu.

Nếu đây là cái đế chế gì gì đó của bạn, hoặc cảm thấy khó nghe thì cảm phiền đừng có tag tôi vào. Tôi là cái thể loại bà cô già không chồng gì đó, đại bàng lâu năm, cũng là con kềnh kềnh có hạng, tôi chẳng ngán mặt nào cũng như sẵn sàng đào mộ bất kì ai. Và tôi không thích bị làm phiền ba lần bốn lượt khi bị tag như thế.

Hết.
 

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Nghệ Thuật Miêu Tả

Để xem, trong văn học chúng ta miêu tả những gì nhé.

Có bốn đề tài chính để làm nên một tác phẩm hoàn chỉnh và đạt tới ngưỡng cảnh 'hiện thực hóa' nếu bạn làm tốt cả bốn đề tài này. Chúng bao gồm:

- Tả cảnh
- Tả người
- Tả suy nghĩ (qua lời nói, cử chỉ, hành động, nét biểu cảm)
- Tả hành động

Bạn nào có thể nêu ra tường tận chi tiết từng đề tài một nào?

Ví dụ như tả cảnh là gì? Tả như thế nào? Làm sao để tả?

Tâm có một ví dụ, các bạn hãy trả lời xem nó thuộc đề tài miêu tả nào nhé.

"Xã hội từ xa xưa cho đến thực tại, vẫn luôn lảng vảng một vài kẻ "ếch ngồi đáy giếng," học thức chỉ như đứa trẻ lên ba mà đòi soi mói, kể lể, bới móc những học thức mà biết bao chuyên gia kỳ công lắm mới đúc kết được. Mọi người thử nghĩ xem con ếch ghẻ ấy có buồn cười không? Nó tưởng nó giỏi hơn cả cô tiến sĩ khoa học ngữ văn trong khi kiến thức còn thua cả đứa bé chưa học hết lớp một.

Tôi lại lấy một cái ví dụ kiểu như anh nông dân đòi dạy kiến thức làm giàu cho ông Bill Gates vậy. Trời đất ơi... Chuyện này mà có thật thì cả thế giới sẽ cười thẳng vào cái mặt tội nghiệp của anh nông dân cho coi. Đấy, cũng bởi vậy, những cái đứa mà "ếch ngồi đáy giếng" "trứng đòi khôn hơn vịt" "tay nhanh hơn cái đầu" thì thật là rất đáng thương, cực kỳ đáng thương, những hành động ngu xuẩn đáng thương!"
 

YGinger

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
30/6/16
Bài viết
223
Gạo
180,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
* Tả cảnh: là tả những sự vật, hiện tượng do chúng ta quan sát được ở thực tế hoặc qua trí tưởng tượng. Tả cảnh rất rộng, bao hàm cả con người.
- Ví dụ: tả cảnh thiên nhiên, tả cảnh sinh hoạt của con người, chó mèo, ngôi nhà, cái cây, động đất, sóng thần...
Vận dụng linh hoạt các từ loại (đặc biệt là tính từ). Có thể dùng con người làm chuẩn mực để tả thiên nhiên (Dòng suối trong veo, ấm áp như lòng mẹ, tháng Giêng ngon như một cặp môi gần...).

* Tả người thì hẹp hơn, chỉ gói gọn trong phạm vi con người. Tả người gồm có: tả ngoại hình, tính cách, tâm hồn, tài năng or số phận. Ví dụ đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" hội tụ đầy đủ các yếu tố tả người kể trên.
Chú ý: "Làn thu thủy, nét xuân sơn..." Là bút pháp ước lệ tượng trưng trong thi pháp văn học trung đại, nhằm chỉ vẻ đẹp đôi mắt và lông mày của Kiều. Tránh nhầm lẫn câu này sang tả cảnh sông núi.

* Tả suy nghĩ: Cái này thì không cụ thể lắm. Muốn bộc bạch suy nghĩ của người nào đó trong khi ta không phải là họ thì không thể tự xuyên tạc lung tung. Nói đúng hơn phải là miêu tả nội tâm.
Có thể từ nét mặt, cử chỉ ta đoán được nội tâm của nhân vật:
- Ví dụ "Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít." => Nội tâm giằng xé, cảm giác ăn năn, tiếc nuối, đau đớn, xót xa vô hạn thể hiện qua gương mặt khắc khổ của Lão Hạc sau khi bán chó, đây là bút pháp tả thực của Nam Cao.
Hoặc căn cứ vào bối cảnh chung của xã hội/ hoàn cảnh riêng của nhân vật/ các tình huống xoay quanh nhân vật để phán đoán nội tâm:
- Ví dụ: "Trong buổi sáng lạnh giá ấy, người ta thấy ở một góc tường nhỏ, có một cô bé bán diêm với đôi má ửng hồng, đôi môi cô bé đang nở một nụ cười hạnh phúc. Em đã chết vì cái đói, cái lạnh giá trong đêm Giáng Sinh." => Thường khi con người ta chết, sắc mặt trắng bệch, lạnh ngắt, thân xác cứng đờ, môi thâm tím, đồng tử giãn rộng vô cùng đáng sợ. Nhưng cái chết của cô bé bán diêm được Andersen miêu tả hoàn toàn ngược lại. Em chết với "đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cười" đã cho thấy nội tâm thanh thản, hạnh phúc. Cái chết như một sự giải thoát khỏi địa ngục trần gian, đưa em đến Thiên đường, nơi đó có người bà yêu quý của em.
Nội tâm còn được miêu tả bằng "độc thoại" or "độc thoại nội tâm":
- Ví dụ 1 (độc thoại): Gã sát nhân vuốt ve con dao sắc bén, cười hề hà một tiếng, miệng gã lẩm bẩm duy nhất câu: "Ta phải giết hắn! Ta phải giết hắn!" => Nội tâm rối loạn của một kẻ tâm thần phân liệt, tâm lý méo mó, không phân biệt đúng sai, chỉ có một ý niệm đó là giết người để thỏa mãn quái tính.
- Ví dụ 2 (độc thoại nội tâm): "Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lí nào như thế được? Hẵn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu… Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một sơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông trước thấy tuổi già của hắn, đói rét, ốm đau và cô độc..." => Nội tâm phức tạp của Chí Phèo. Hắn bắt đầu nhận thức, áp lực hoàn cảnh đè nặng lên thể xác và tinh thần hắn cùng với mớ hiện thực tàn nhẫn: già, đói rét, bệnh tật, cô độc. Đời thế là hết. 1onion33.gif

* Tả hành động: mô tả những hành vi, động tác, việc làm của nhân vật or những cử chỉ nhỏ nhặt trong đời sống hằng ngày. Để tả hành động thường đưa nhiều động từ vào. Muốn cho hành động trở nên dứt khoát, mạnh mẽ, quyết liệt thì hãy xài động từ mạnh (Ví dụ: Thầy giáo đang giảng bài bỗng quay phắt đầu lại, anh gạt phăng bàn tay cô ra khỏi người anh, cậu ta nghiến răng nghiến lợi rủa thầm...). Có thể vận dụng nhiều từ láy, từ tượng hình, tượng thanh... để miêu tả sinh động hơn (Ví dụ: Cô cất lên tiếng hát trong trẻo, mượt mà như giọt sương mai, bông lúa mới, lúc trầm lúc bổng. Ánh mắt xa xăm của cô như vô tình rớt lại phía khán đài, nơi có chàng trai cao ráo khôi ngô ung dung đứng, chăm chú lắng nghe cô hát). :v

Bàn đến ví dụ của anh Tâm:
"Xã hội từ xa xưa cho đến thực tại, vẫn luôn lảng vảng một vài kẻ "ếch ngồi đáy giếng," học thức chỉ như đứa trẻ lên ba mà đòi soi mói, kể lể, bới móc những học thức mà biết bao chuyên gia kỳ công lắm mới đúc kết được. Mọi người thử nghĩ xem con ếch ghẻ ấy có buồn cười không? Nó tưởng nó giỏi hơn cả cô tiến sĩ khoa học ngữ văn trong khi kiến thức còn thua cả đứa bé chưa học hết lớp một.

Tôi lại lấy một cái ví dụ kiểu như anh nông dân đòi dạy kiến thức làm giàu cho ông Bill Gates vậy. Trời đất ơi... Chuyện này mà có thật thì cả thế giới sẽ cười thẳng vào cái mặt tội nghiệp của anh nông dân cho coi. Đấy, cũng bởi vậy, những cái đứa mà "ếch ngồi đáy giếng" "trứng đòi khôn hơn vịt" "tay nhanh hơn cái đầu" thì thật là rất đáng thương, cực kỳ đáng thương, những hành động ngu xuẩn đáng thương!"
Miêu tả? Thứ lỗi em ngu muội, nhìn hoài chả thấy miêu tả ở chỗ nào.
Nếu nói đoạn trên là "tả suy nghĩ" hay "tả một hiện tượng xã hội" thì hơi nguy khốn đấy :)). Miêu tả trước hết phải hiểu là mô phỏng, tái hiện lại hình dáng, màu sắc, trạng thái và tính chất của sự vật, hiện tượng or con người. Xét về hình thức + nội dung của đoạn văn trên, hoàn toàn không phải miêu tả mà là NGHỊ LUẬN (tức phát biểu suy nghĩ, quan điểm, bàn bạc về một vấn đề nào đó). Cần phân biệt rạch ròi các phương thức biểu đạt, không thể áp đặt lung tung lung tang được!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Akaihane

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
6/8/16
Bài viết
214
Gạo
100,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Kính thưa bạn chủ topic, tôi không biết bạn đam mê học hỏi đến mức nào và bạn tâm huyết thế nào với ngôn ngữ Việt của chúng ta. Nhưng tôi xin ném vào sọt đống tâm huyết và đam mê của bạn nếu bạn cứ sáng tạo một cách báng bổ và hồ đồ như thế ở đây.

Trong hệ thống và tên gọi từ loại trong ngữ pháp tiếng Việt của Ủy ban Khoa học xã hội, thì chỉ có tám loại từ (và ngữ tương đương):
1. Danh từ.
2. Động từ.
3. Tính từ.
4. Đại từ.
5. Phụ từ.
6. Kết từ.
7. Trợ từ.
8. Cảm từ.
Hoàn toàn không có cái thứ ngoại lai câu dắt từ tiếng Anh sang như "trạng từ" nào cả, ấy thế mà:

Đề nghị bạn mua một cuốn từ điển gấp giùm mình, đừng xuyên tạc từ và ngữ khi phán "cao" không phải là tính từ gì đó. Trong từ Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên xuất bản năm 2016, từ "cao" có ba trường nghĩa như sau:
Cao (1): Danh từ, đơn vị đo ruộng đất ở Nam Bộ, bằng 1/10 hecta.
Cao (2): Danh từ, thuốc đông y chế bằng các dược liệu lấy từ một số động vật hay thực vật, chiết bằng rượu hoặc nước rồi cô lại ở một thể thích hợp.
Cao (3): Tính từ:
- Khoảng cách từ đầu này đến đầu kia theo chiều thẳng đứng (gọi là chiều cao) của vật ở trạng thái thẳng đứng.
- Có chiều cao lớn hơn mức bình thường hoặc lớn hơn so với những vật khác.
- Hơn hẳn mức trung bình về số lượng hay chất lượng, trình độ, giá cả.
- Âm thanh có tần số rung động lớn.​
Nếu bạn chê từ điển rắc rối và đắc tận 360.000 Việt Nam đồng, thì cảm phiền lên Soha tra cũng cho kết quả tương tự. Tôi không biết bạn có âm thầm ngồi trước màn hình máy tính hả hê cười vui khi thấy các bạn khác mù mờ nghe theo bạn không nhỉ? Nếu đúng là thế thì còn ghê gớm hơn cả cái tính ham học nửa vời của bạn.


Vậy xin hỏi bạn "ổn định giá của thị trường" thì từ "ổn định" là tính từ?
Trong cuốn từ điển (chỉ có 360.000 Việt Nam đồng), thì "ổn định" có nghĩa: Ở vào hay làm cho ở vào trạng thái không còn có những biến động, thay đổi đáng kể. Và từ loại của nó có thể là động từ hoặc tính từ tùy vào ngữ cảnh sử dụng, nhưng nghĩa của từ thì không thay đổi.

Tương tự từ "chết" có bảy nghĩa và tùy vào ngữ cảnh mà nó sẽ là động từ hoặc tính từ. Từ "sống" có tận mười sáu nghĩa, và tùy vào nghĩa sử dụng mà nó có thể là danh từ, động từ, tính từ.


Với cái đống từ mà bạn ví dụ đây, nói luôn với bạn là về mặt từ sẽ phân định như sau:
1. Danh từ.
2. Danh từ.
3. Động từ.
4. Động từ.
5. Danh từ.
6. Bó hết cả tứ chi và bộ đồ lòng rồi bạn ạ. Cấp 1 cấp 2 bạn học Ngữ Văn thế nào mà lại tô đậm "viết truyện" hỏi nó là loại từ nào? Làm gì có từ "viết truyện" ở mà hỏi!
Nhâm đang viết truyện. Đây là một câu đơn, chủ ngữ là "Nhâm", "đang viết truyện" là vị ngữ. Trong vị ngữ này, phụ từ "đang" là bổ ngữ tình thái đứng trước động từ "viết" để chỉ thời gian, "truyện" là danh từ đóng vai trò là bổ ngữ đối tượng, trực tiếp đứng sau động từ để đáp ứng yêu cầu diễn đạt cho câu hỏi cái gì? Xám thay cho hồn tôi, "viết truyện" là loại từ!

Và, tôi nghĩ chắc là bạn không phân biệt được "từ" và "ngữ" là gì đâu nhỉ? Chắc bạn nghĩ danh từ và danh ngữ là hai thứ lềnh bềnh nào đó mà chỉ cần dùng sự suy luận đầy tinh tế (một lần nữa tôi xin phép vứt vào sọt) của bạn là đã có thể thấu hết trong lòng bàn tay? Nói ngắn gọn với bạn là: danh ngữ là một cụm từ, bao gồm danh từ trung tâm và nhiều từ (loại từ) khác với vai trò là thành tố phụ. Tương tự sẽ có tính ngữ, động ngữ, trạng ngữ, giới ngữ. Những phân tích trên đề nghị bạn tham khảo Tập quy tắc cú pháp tiếng Việt để hiểu rõ nhé. Thế nên đừng tô nguyên một cụm rồi lại hỏi nó là danh từ hay tính từ gì gì đó, phải nói là:

Sáng tạo là điều đáng làm, nhưng đừng có sáng tạo lố bịch đến mức bẻ cong cả học thuật. Chừng nào bạn am hiểu hết học thuật thì hãy sáng tạo thêm về những gì học thuật không bàn đến để làm giàu thêm tri thức. Đừng có tự tiện bẻ cong theo lối tư duy của mình, vì cái bạn đang treo lên trong topic này không phải là văn học mà là ngôn ngữ học, mà đã là ngôn ngữ học thì phải theo chuẩn ngôn ngữ được nghiên cứu và đúc kết cả mấy chục năm nay, chứ không phải cái thước bạn trồng hai mấy năm trong đầu.


Lớn tiếng quá. Tôi cũng là một người luôn muốn phá vỡ quy tắc. Nhưng thưa bạn, để tôi phá vỡ quy tắc thì tôi cần hiểu rõ cái quy tắc đó nó là gì, chứ không phải tôi tự sáng ra cái quy tắc của riêng tôi và rồi tôi có quyền kệ xác cái quy tắc của người đi với quan điểm "Nghệ thuật phi quy tắc". Bởi vì một khi tôi hiểu cái quy tắc đó thế nào thì tôi mới có thể dõng dạc gọi là phá, để tôi có cái mà minh chứng cho người ta thấy công việc phá vỡ quy tắc đó là sáng tạo chứ không phải là bá vơ làm càng. Tôi chẳng cần biết nó vớ vẩn tới đâu, nhưng ngôn ngữ học được người ta nghiên cứu rất lâu trước khi tôi ra đời, tôi phải tôn trọng nó và học cái gì hay cái gì dở. Và khi viết ra mớ chữ này tôi cũng phải thiên tài ghi nhớ đâu bạn ạ, tôi phải lật lại, coi lại, học lại để chắc chắn đấy.

Tôi chẳng thấy bực lắm nếu bạn không tỏ thái độ kẻ cả ở đây. Tôi không cần biết bạn thông minh đến mức nào, không cần biết bạn tài giỏi ra sao, không cần biết bạn đạt được thành tích, bằng giấy, huy chương sắt thép gì. Nhưng với cái thái độ lười nhác tìm tòi mà lại kẻ cả như thế thì tất cả đều là nửa vời, và trong mắt tôi, những thứ nửa vời mới là những thứ rẻ mạt. Nếu bạn cho từ điển là vớ vẩn, nghiên cứu ngôn ngữ học là vớ vẩn, thì bạn lập ra cái topic học thuật này để làm gì vậy? Tạo đế chế học thuật của cá nhân mình, hay là ngắm màn hình cười hả hê khi thấy người khác ngu, hay là PR trá hình cho mấy tác phẩm của bạn? Ở đây không có ai ngu cả, nhà văn không phải là nhà ngôn ngữ học, ngôn từ là một phương tiện để họ làm việc chứ không phải là đối tượng để họ nghiên cứu.

Nếu đây là cái đế chế gì gì đó của bạn, hoặc cảm thấy khó nghe thì cảm phiền đừng có tag tôi vào. Tôi là cái thể loại bà cô già không chồng gì đó, đại bàng lâu năm, cũng là con kềnh kềnh có hạng, tôi chẳng ngán mặt nào cũng như sẵn sàng đào mộ bất kì ai. Và tôi không thích bị làm phiền ba lần bốn lượt khi bị tag như thế.

Hết.
Xin lỗi chị, cho em hỏi ngu một chút là tiếng Việt thật sự không có trạng từ à chị? Từ nhỏ tới lớn em cứ mặc định tiếng Việt có trạng từ và bây giờ thấy chị liệt kê ra như vậy em hoang mang lắm.
Và nếu không có trạng từ vậy có trạng ngữ không chị?
Danh ngữ mà chị nói có phải là cụm danh từ không?
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên