Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Bạn có thấy hình ảnh trong đoạn này không? Quá sinh động và rất giàu hình ảnh.

"Những tiếng thì thào nổi lên khắp nơi ngay từ lúc Harry đi ra khỏi ký túc xá vào ngày hôm sau. Bọn học trò đứng chen nhau bên ngoài lớp học, kiễng chân nhòm cho được Harry một cái, hoặc quay lại đi ngang qua mặt Harry một lần nữa, nhìn nó chòng chọc. Harry cầu mong sao cho chúng đừng làm vậy nữa, vì nó cần tập trung tư tưởng kiếm cho ra đường tới mấy phòng học.
Có tới một trăm bốn mươi hai cầu thang ở Hogwarts. Có cầu thang rộng, sạch bóng; có cầu thang hẹp, ọp ẹp; có cầu thang đến ngày thứ sáu thì dẫn đến một nơi khác hẳn những ngày thường; có cầu thang lại biến mất nửa chừng và người ta đi tới đó phải biết mà nhảy qua. Lại có những cánh của không chịu mở ra nếu không nếu không xin xỏ một cách lễ phép, hay không gõ đúng một điểm nào đó trên cửa. Và có những cánh cửa không hẳn là cửa, mà chỉ là những bức tường chắc chắn trông như cửa. Cũng rất khó mà nhớ nổi vị trí của các đồ vật, vì hình như chúng tự do di chuyển lung tung. Mấy người trong tranh treo tường thì cứ bỏ cái khung mà đi thăm viếng lẫn nhau, còn mấy bộ áo giáp chiến binh thì Harry tin chắc là chúng có đi lang thang trong lâu đài."
(J. K. Jowling)
 

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Ở một đẳng cấp cao hơn cả cô Jowling, đoạn văn này không chỉ chứa âm thanh, hình ảnh, mà kèm theo cả hành động và suy nghĩ, bằng biện pháp kể quá tuyệt diệu, văn từ đẹp đến say đắm lòng người.

"Đây là một khoảng thời gian ưa thích trong ngày của cô. Giờ trước khi đêm xuống, mọi vật đã lặng câm êm ái, hoà hợp với nhau. Khoảnh khắc tranh tối tranh sáng.
Vú nuôi người Scotland của cô gọi lúc này là "chạng vạng tối". Cô thích cách gọi ấy; nó gợi lên rất nhiều thứ, và ngay từ khi còn nhỏ, cô bé đã mong ngóng lúc cuối chiều, giờ khắc trước bữa tối. Lúc cùng cậu em trai Tim từ trường về nhà, bà vú nuôi đi giữa, nắm chặt bàn tay hai chị em, cô bé luôn cảm thấy một sự chờ đợi nhức nhối, như thể có một thứ gì đó đang chờ đợi riêng em. Cảm giác này không bao giờ thay đổi. Bất cứ lúc nào cô còn trên cõi đời, hoàng hôn luôn đem lại cho cô một cảm giác rõ rệt về sự tiên liệu.
Tránh khỏi bàn vẽ, đến gần cửa sổ của căn hộ giữa khu sầm uất của thành phố, cô nhìn chăm chú ra ngoài, thẳng lên phía Manhattan. Với Alexandra Gordan, vào chính lúc này, bầu trời luôn luôn hoàn mỹ... màu trời trộn lẫn giữa màu mận chín và tím, dịu đi nhờ chút ít màu xám nhạt như khói, biến thành màu hồng phai. Những màu cổ xưa, gợi nhớ đến Byzantium, Florence và Hy Lạp cổ đại. Những tháp nhọn và những tòa nhà chọc của thủ phủ hiện đại to lớn này mập mờ thành những hình ảnh vô tận nổi bật trên nền trời gần như màu tía."
(Barbara Taylor Baradford)
 

nguyenhoachidung2704

Gà tích cực
Tham gia
27/5/15
Bài viết
96
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Theo mình thì không có thứ gì phân định rạch ròi văn phong Tây và Đông cả. Những ví dụ như chủ thớt Tâm đưa ra theo mình thấy chẳng qua là kết hợp việc tả với kể đi kèm theo biểu cảm.
Đó là yêu cầu văn phong của một đoạn văn hay chứ không phải là một đặc điểm nhất định của bên Đông hay Tây nào. Sách giáo khoa VN cũng có những bài luyện tập viết đoạn văn kết hợp kể và tả mà.
Chẳng qua do bên Đông chúng ta có ảnh hưởng một xí từ lối văn chương hồi của Trung Quốc nên có vẻ như bên chúng ta hơi khác thôi. Nhưng lối văn chương hồi đã ra đời từ rất rất lâu rồi, hồi đó chữ nghĩa mới ra đời nên xét về mặt biểu đạt thì người xưa còn thiếu xót có thể bỏ qua.
Nói chung là mình thấy chả có cái gì là Tây và Đông cả, chỉ có nhà văn biết phối hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt ( tự sự, miêu tả, biểu cảm, bình luận...) để tạo thành một đoạn văn hay với nhà văn không biết thôi :) .
 

nguyenhoachidung2704

Gà tích cực
Tham gia
27/5/15
Bài viết
96
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
À quên bonus thêm chuyện văn phong nước ngoài nữa là thật ra vẫn tồn tại chuyện văn phong riêng.
Các nước dùng tiếng anh họ rất thích dùng đảo ngữ. Tuy nhiên chỉ biểu hiện rõ khi đọc bản gốc, tức ngoại văn. Thế cho nên không bàn :) do đang bàn luận văn Việt :3 .
 

nguyenhoachidung2704

Gà tích cực
Tham gia
27/5/15
Bài viết
96
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Không liên quan nhưng thím Tâm giờ hết đăng hình tự xướng rồi giờ chuyển qua khoe hình người yêu sao :)) ?
 

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
7,9
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Xin lỗi chị, cho em hỏi ngu một chút là tiếng Việt thật sự không có trạng từ à chị? Từ nhỏ tới lớn em cứ mặc định tiếng Việt có trạng từ và bây giờ thấy chị liệt kê ra như vậy em hoang mang lắm.
Trạng từ là từ tiếng Anh mà ra, bạn ạ.
Ngữ pháp tiếng Anh phân loại các loại từ khác với tiếng Việt, nên khi dạy ngữ pháp tiếng Anh cũng phải dịch những loại từ của tiếng Anh ra một từ tiếng Việt nào đó.
Ví dụ như câu tiếng Anh: I drink coffee. => I là subject (chủ ngữ), drink: verb (động từ), coffee: object (tân ngữ). Nhưng trong tiếng Việt không có tân ngữ. Nếu như trí nhớ của tôi còn tốt, thì nó là bổ ngữ bổ nghĩa cho động từ thì phải. (Cùng là một loại từ nhưng nếu bổ nghĩa cho động từ thì gọi là bổ ngữ, còn nếu bổ nghĩa cho danh từ thì gọi là định nghĩa).
Lâu rồi không học, không chắc còn đúng không. :)
 

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
7,9
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Ngôi thứ hai được sử dụng rất phổ biến trong văn kể ở ngôi thứ nhất. Khi tác giả muốn đưa độc giả vào trong câu chuyện của mình, khiến cho câu chuyện trở nên gần gũi hơn.

Ví dụ:
"Chị lại cúi xuống, lòng tôi thấy đau, tôi nhẹ nhẹ quàng hai tay qua bờ eo thon nhỏ, chậm chậm kéo chị, ôm chị vào lòng, cảm nhận bầu ngực mềm mại khẽ áp lên mình, tôi thấy rất ấm áp. Chị không phản đối, nhẹ nhẹ gục lên vai tôi, nhè nhẹ thở dài. Tôi ôm chị, khẽ vuốt tóc chị, hít thở mái tóc thơm của chị khẽ nói :

– Hôm nay em cũng vui lắm, chị biết không, em đã rất vui khi có chị ở bên. Chị đừng buồn, chủ nhật này rồi còn chủ nhật khác mà, không thì dỗi em đèo chị đi lượn. Được không?

Không thấy chị nói gì cả, tay chị nhẹ nhẹ ôm lấy tôi.Tôi giữ lấy bờ vai chị, nhẹ nhẹ đẩy ra. Tôi nhìn chị thật lâu rồi như có cái gì đó vang lên trong đầu, tôi nhẹ nhẹ cúi xuống, hôn chị thật sâu rồi khẽ nói :

– Nguyệt Anh, em thích chị mất rồi.

Kể từ hôm đó, hai chị em cứ như có một mối sợi dây liên kết vô hình. Chúng tôi thấu hiểu và quan tâm nhau nhiều hơn cả những vì sao mà hằng đêm tôi vẫn ngắm cùng chị.

Nếu bạn có tình cảm với một cô gái hơn tuổi, vậy thì đừng ngại ngần thổ lộ, hãy tự tin làm điều con tim mách bảo.

Tình yêu vốn không có biên giới, không phân biệt tuổi tác, sang hèn, chỉ cần cho nhau niềm vui là đủ rồi."

(Vân Tâm - Chị Nguyệt Anh hàng xóm)
Đây không phải là dùng ngôi thứ hai bạn ạ. Nếu muốn tham khảo dùng ngôi thứ hai, bạn có thể đọc Quẩn quanh trong tổ - Phan An.
 

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
7,9
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Danh ngữ mà chị nói có phải là cụm danh từ không?
Tôi nghĩ là vậy. Theo như tôi nhớ thì "cụm danh từ" bao gồm một danh từ chính và các định ngữ bổ nghĩa cho nó. Ví dụ như: "bông hoa hồng đỏ", thì "bông hoa hồng" là danh từ chính, còn "đỏ" là tính từ với vai trò là định ngữ.
 

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
7,9
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Và nếu không có trạng từ vậy có trạng ngữ không chị?
Trạng từ thì không có nhưng có trạng ngữ bạn ạ. Trạng ngữ có thể là một từ, một ngữ, hoặc một cụm từ... thường được dùng để chỉ thời gian, địa điểm, nơi chốn, nguyên nhân, mục đích, phương tiện...
Ví dụ: Để viết được truyện, tôi đã phải luyện tập rất nhiều. => Cụm đầu tiên là trạng ngữ.
Không phải chuyên gia, nên câu trả lời của tôi cũng mang tính tham khảo thôi nhé. :)
 

vantam123

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/9/15
Bài viết
121
Gạo
0,0
Re: Nhóm thảo luận - Văn học nâng cao
Theo mình thì không có thứ gì phân định rạch ròi văn phong Tây và Đông cả. Những ví dụ như chủ thớt Tâm đưa ra theo mình thấy chẳng qua là kết hợp việc tả với kể đi kèm theo biểu cảm.
Đó là yêu cầu văn phong của một đoạn văn hay chứ không phải là một đặc điểm nhất định của bên Đông hay Tây nào. Sách giáo khoa VN cũng có những bài luyện tập viết đoạn văn kết hợp kể và tả mà.
Chẳng qua do bên Đông chúng ta có ảnh hưởng một xí từ lối văn chương hồi của Trung Quốc nên có vẻ như bên chúng ta hơi khác thôi. Nhưng lối văn chương hồi đã ra đời từ rất rất lâu rồi, hồi đó chữ nghĩa mới ra đời nên xét về mặt biểu đạt thì người xưa còn thiếu xót có thể bỏ qua.
Nói chung là mình thấy chả có cái gì là Tây và Đông cả, chỉ có nhà văn biết phối hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt ( tự sự, miêu tả, biểu cảm, bình luận...) để tạo thành một đoạn văn hay với nhà văn không biết thôi :) .
Cách sắp xếp câu từ nó khác nhau chứ bác. Bây giờ bác đọc tác phẩm của ông Ánh và một tác phẩm của Patrick Modiano thì bác sẽ thấy khác biệt. Nhưng nói trước truyện của Patrick đọc hại não lắm. :))
 
Bên trên