Quy chuẩn chính tả trong tiếng Việt

hquyen01224

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
13/8/14
Bài viết
82
Gạo
180,0
Re: Quy chuẩn chính tả trong tiếng Việt
Cho mình hỏi cái này, mình đang viết truyện cổ đại mà hơi lăn tăn về vấn đề những chữ như "hoàng thượng", "hoàng hậu", "thái tử" rồi "công chúa" này nọ thì có viết hoa hay không? Tại mình đọc quy định là:
Tên chức vụ, học vị chung không viết hoa. Thí dụ: tổng thống, chủ tịch, tổng bí thư, đại sứ, thái thú, tổng đốc, tiến sĩ, cử nhân, viện sĩ,...

Nhưng khi mình đọc truyện (sách xuất bản) thì thấy những chữ đó người ta hay viết là "Hoàng thượng", "Hoàng hậu", "Thái tử" đến "công chúa" thì lại viết thường. Mình không biết cái nào mới là chuẩn để mình trình bày theo, mong mọi người giải đáp giúp ạ :)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.511
Gạo
2.620,0
Re: Quy chuẩn chính tả trong tiếng Việt
Cho mình hỏi cái này, mình đang viết truyện cổ đại mà hơi lăn tăn về vấn đề những chữ như "hoàng thượng", "hoàng hậu", "thái tử" rồi "công chúa" này nọ thì có viết hoa hay không? Tại mình đọc quy định là:

Nhưng khi mình đọc truyện (sách xuất bản) thì thấy những chữ đó người ta hay viết là "Hoàng thượng", "Hoàng hậu", "Thái tử" đến "công chúa" thì lại viết thường. Mình không biết cái nào mới là chuẩn để mình trình bày theo, mong mọi người giải đáp giúp ạ :)

Khi mình làm việc ở CTCS, Giám đốc ở đó yêu cầu bọn mình phải viết hoa hết những từ đó, thậm chí cả các từ như "sông", "núi"... nếu đi liền với tên riêng, ví dụ: Sông Hồng, Núi Tản Viên... Nói thật là mình không đồng ý với quan điểm này lắm.

Mình xin đưa ra một tài liệu để bạn tham khảo: Theo "Tiếng Việt thực hành" - Hoàng Anh (chủ biên) (NXB Lý luận chính trị), tr 217:

Viết hoa tên người

1. Viết hoa tất cả các chữ đầu âm tiết và không dùng dấu nối tên người Việt Nam, Trung Quốc (đọc theo âm Hán - Việt) gồm tên thật, đệm, bút danh, tên tự, tên hiệu... VD: Trần Đăng Khoa; bút danh Nguyễn Du, tự Tố Như, hiệu Thanh Hiên...

2. Tên vua chúa, quan lại, trí thức Việt Nam, Trung Quốc thời phong kiến được cấu tạo theo kiểu danh từ chung (đế, vương, hoàng hậu, tông tổ, hầu, tử, phu tử...) + danh từ riêng, cũng viết như trên. VD: Mai Hắc Đế, Hùng Vương, Lạc Long Quân, Bố cái Đại Vương, Khổng Tử, Lý Thái Tổ, Lê Thánh Tông...

3. Một số tên người Việt Nam cấu tạo bằng danh từ chung (ông, bà, thánh, cả, hoặc chỉ học vị, chức tước...) với một danh từ riêng dùng để gọi, làm biệt hiệu thì danh từ chung đó cũng viết hoa. VD: Cử Trị, Trạng Lường, Đồ Chiểu. Bá Kiến...

Chú ý: Trong một số trường hợp, các tên riêng liên quan tới nguồn gốc lịch sử, xã hội, văn hóa, thể hiện tính có lí do của từ ngữ như: Hoạn Thư (tiểu thư họ Hoạn), Mã Kiều (cô gái họ Mã), Thúc Sinh (chàng thư sinh họ Thúc)... thì vẫn có thể viết hoa tất cả các âm tiết, vì tính có lí do đã dần dần được thay thế bởi tính võ đoán của chúng. Nhưng những tên gọi như: Lưu viên (vị quan ngoại họ Lưu), Lý tiên sinh (thầy Lý)... thì tính võ đoán chưa tuyệt đối, tính chất danh từ chung còn khá đậm nét. Hơn nữa, các yếu tố phụ kèm này không ổn định, chưa tạo thành bộ phận cố định như những từ ghép, tên kép cho nên chúng chưa tới mức được viết hoa.

4. Tên người trong các dân tộc ít người ở Việt Nam cũng viết hoa tất cả các chữ đầu của âm tiết và không dùng dấu nối. VD: Lò Văn Bường, Giàng A Páo...


P/s: tính "võ đoán" hiểu nôm na là tính "quy ước".
 

hquyen01224

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
13/8/14
Bài viết
82
Gạo
180,0
Re: Quy chuẩn chính tả trong tiếng Việt
Khi mình làm việc ở CTCS, Giám đốc ở đó yêu cầu bọn mình phải viết hoa hết những từ đó, thậm chí cả các từ như "sông", "núi"... nếu đi liền với tên riêng, ví dụ: Sông Hồng, Núi Tản Viên... Nói thật là mình không đồng ý với quan điểm này lắm.

Mình xin đưa ra một tài liệu để bạn tham khảo: Theo "Tiếng Việt thực hành" - Hoàng Anh (chủ biên) (NXB Lý luận chính trị), tr 217:

Hic hic, đọc xong mà choáng váng cả mặt mày.

Thực ra mình đã đọc nhiều truyện xuất bản thuộc thể loại cổ đại, thì mình thấy hầu hết người ta dùng cách viết hoa chữ đầu như: "Hoàng thượng", "Hoàng hậu",... này nọ. Mình cảm thấy nếu viết hoa cả hai chữ thì nhìn nó không hợp lý lắm, còn không viết hoa chữ nào thì lại nhìn có vẻ tầm thường (suy nghĩ của mình thôi:P). Đọc xong cái phần bạn trích dẫn trong sách, thì mình nghĩ chỉ khi nào mấy cái danh xưng này đi liền với tên gọi riêng thì mới viết hoa thì phải.

Nói tóm lại, hỏi một câu thực tế, nếu mình viết theo kiểu của sách xuất bản, BQT có ý định xóa bài mình không? :-/ Hỏi trước để mốt mà lỡ xóa bài mình thì có cái khiếu nại :D
 

Hexagon

-trong sáng-
Tham gia
6/12/13
Bài viết
4.042
Gạo
320,0
Re: Quy chuẩn chính tả trong tiếng Việt
BQT chỉ xóa những bài có lỗi sai tiếng Việt mà không sửa. Còn những từ như của bạn nêu thì không làm gắt vì nó cũng không rõ ràng.
Tuy nhiên bản thân mình thấy những từ đó khi là danh từ chung thì không viết hoa, khi dùng để chỉ một người thì viết hoa.
 

tennycin

Homo sapiens
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
18/7/14
Bài viết
2.823
Gạo
700,0
Re: Quy chuẩn chính tả trong tiếng Việt
Hic hic, đọc xong mà choáng váng cả mặt mày.

Thực ra mình đã đọc nhiều truyện xuất bản thuộc thể loại cổ đại, thì mình thấy hầu hết người ta dùng cách viết hoa chữ đầu như: "Hoàng thượng", "Hoàng hậu",... này nọ. Mình cảm thấy nếu viết hoa cả hai chữ thì nhìn nó không hợp lý lắm, còn không viết hoa chữ nào thì lại nhìn có vẻ tầm thường (suy nghĩ của mình thôi:P). Đọc xong cái phần bạn trích dẫn trong sách, thì mình nghĩ chỉ khi nào mấy cái danh xưng này đi liền với tên gọi riêng thì mới viết hoa thì phải.

Nói tóm lại, hỏi một câu thực tế, nếu mình viết theo kiểu của sách xuất bản, BQT có ý định xóa bài mình không? :-/ Hỏi trước để mốt mà lỡ xóa bài mình thì có cái khiếu nại :D
Để mình nói một cách dễ hiểu nhé. Cái gì là danh từ chung thì không viết hoa (trừ đầu câu), danh từ riêng thì viết hoa chữ đầu hoặc tất cả:
Ví dụ:
- ... công chúa Ngọc Hoa có ý định đến gặp hoàng thượng để xin ý kiến...
-> công chúa, hoàng thượng viết thường vì là danh từ chung.
- Đối với các danh từ riêng giống như Lê La đã nói bạn phải viết hoa: Trạng lường Lương Thế Vinh, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác...
Tuy nhiên danh từ chung thì tương đối phức tạp vì có từ không viết hoa hết mà chỉ viết hoa chữ đầu, ví dụ như: Bình Tây đại Nguyên soái Trương Định, Công nữ Ngọc Hoa, Bà chúa thơ Nôm...
Do đó, đối với truyện cổ đại lúc dùng những danh từ chung như thế bạn nên tra nguồn cẩn thận, tìm trong các tài liệu lịch sử vì nó khá phức tạp.
 

Dieplam

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/9/14
Bài viết
1.094
Gạo
1.200,0
Re: Quy chuẩn chính tả trong tiếng Việt
Mình viết truyện thường hay lạm dụng dấu "," đang tập sửa dần.:(
 

tranganhhtuba

Gà con
Tham gia
3/10/14
Bài viết
1
Gạo
0,0
Re: Quy chuẩn chính tả trong tiếng Việt
Sao mình không đăng được sách vậy :< Help me !!!!!
 

Chim Cụt

đang cố gắng dài ra
Gà về hưu
Tham gia
4/12/13
Bài viết
14.361
Gạo
1.000,0
Re: Quy chuẩn chính tả trong tiếng Việt

Dieplam

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/9/14
Bài viết
1.094
Gạo
1.200,0
Re: Quy chuẩn chính tả trong tiếng Việt
Cho mình hỏi xíu nhé!
Nếu như mình muốn viết lời thoại kiểu tin nhắn, thì viết như thế nào mới thích hợp?
Ví dụ: Cô đang ngồi xem tivi, thì bỗng nhiên chuông báo tin nhắn vang lên. Cô lười biếng bật điên thoại, lại là - QH.
- Ngày mai anh sẽ đến nhà đón em lúc 8 giờ.
Không biết mình trình bài như vậy có Đúng không?
 
Bên trên