Tất cả là tại ai? - Tạm dừng - Hồng Ngọc

Tình trạng
Không mở trả lời sau này.

Ring

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
13/8/14
Bài viết
479
Gạo
300,0
Ruby Đặng , như đã hứa, chị vào thăm nhà bé và chém bé đây!
Nghe chừng bé tham gia hội ế, ờ thì chị cũng cảm giác truyện bé không ế đâu mà nó chỉ đang phát triển theo một hướng hơi chậm so với tự nhiên thôi. Mụ Chết mụ chém nhiều rồi, nên chị sẽ chém cái phần mà chị cảm thấy và cố gắng nói những phần mà mụ Chết chưa động tới. Bé cứ coi đây như một thứ để tham khảo thôi chứ đừng lo nghĩ nhiều quá. Để bé viết lên tay hơn, chị sẽ chém một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, động vào chỗ hiểm, chứ không chém bằng lưỡi hái sắc lẹm và những vết thương chí mạng như mụ Chết. OK? Chúng ta bắt đầu.

Chị sẽ góp ý từng chương một sau nhưng bây giờ là nói về cảm nhận chung đã nhé.

Đầu tiên, chị phải nói đến cái tên truyện. Tên truyện là điều mà độc giả (ít nhất là có chị), đặt ra quyết định về việc đọc hay không đọc một tác phẩm. Nhiều người bảo chỉ cần nội dung hay là được, tên thế nào cũng xong, nhưng chị khẳng định điều đó là sai hoàn toàn. Tại sao người ta lại gọi món ăn đó là Địa Long chứ không phải là món Giun Đất? Tại sao người ta gọi là Cháo Lòng chứ không gọi là Cháo Ruột? Làm sao có thể vào một quán ăn ngon với cái tên Quán Ăn mà bên cạnh lại có một quán khác có tên Thiên Đường. (Thông cảm vì chị đang đói nên toàn lấy ví dụ món ăn.) Chính xác, tiêu đề của tác phẩm là thứ đập vào mắt người đọc đầu tiên, thứ đầu tiên lôi kéo độc giả để mắt đến và có hứng xem xét nội dung trong đó. Cái tên truyện của bé, thực sự, chị chưa cảm thấy có hứng thú. Có thể nó là cách để bé tạo sự tò mò trong truyện, nhưng hình như nó đã phản tác dụng. Lần đầu tiên bé đăng truyện, thực tế, chị đã nhầm tưởng nó với một câu chuyện tình cảm teen đầy rẫy trên mạng. Bởi thế, chị nghĩ bé có nên xem xét việc đặt lại tên truyện hay không? Chị không dám nói chị làm tốt điều này, nhưng với tư cách độc giả chứ không phải một tác giả, chị cảm thấy tên truyện của bé nên xem xét lại. Không cần giật gân, chỉ cần bao hàm nội dung, không cần hoa mĩ, chỉ cần tạo ra sự khác biệt, đừng để thị trường lôi kéo, hãy tạo ra nó bằng bản ngã của mình. (Cái bản ngã mụ Chết giải thích rồi nên chị khỏi nói nhé.)

Thứ hai là cái giới thiệu, cái này chắc em được người khác góp ý rồi nên có nói nhiều cũng vậy thôi. Chị chỉ muốn nói thêm về cách giới thiệu câu chuyện. Nói lại là với tư cách độc giả chứ không phải một tác giả nhé, vì chị cũng chẳng phải giỏi giang gì mà dám phán như Thánh. Em có thể giới thiệu theo nhiều cách. Tóm tắt nội dung tác phẩm, mang ra một đoạn trích, dùng cách kêu gọi, kể tình tiết chính, review, hay mang tư tưởng truyền bá...v.v... Theo chị thấy, với thể loại kinh dị thì dùng cách kể tình tiết là chuẩn nhất. Không hẳn là phải kể tuồn tuột các tình tiết, bởi làm thế sẽ khiến độc giả không còn hứng xem tiếp nữa, em cần đưa ra tình tiết tiêu biểu nhất, nhưng chỉ đưa ra và bỏ ngỏ cách giải quyết, có lẽ nó sẽ ổn hơn. Em xem cách giới thiệu tác phẩm của một số nhà văn chuyên về kinh dị để học hỏi thêm nhé. (Truyện của chị chọn lời dẫn bởi chị bị điên. :)) ) Không liên quan nhưng có lẽ cả đống người ngờ rằng ta có liên quan với Ring - Vòng tròn ác nghiệt. :))

Thứ ba, là về văn phong. Theo cách đặt tên nhân vật, chị đoán em chọn văn phong theo kiểu Tây. Cảm nhận sơ qua khi đọc 3 chương thì nó vẫn chưa thực sự mang phong cách Tây cho lắm. Cái này để vào từng chương chị nói rõ hơn nhé. Bây giờ thì chị chỉ biết nói như sau. Chị có đọc văn Tây, và văn Tây là thứ văn được viết bởi người ngoại quốc và được dịch giả dịch lại, nên coi như là văn dịch nhé. Đọc một vài câu chuyện với văn dịch, có nghiên cứu thêm bản gốc, chị nhận thấy cái phong cách Tây là đơn giản, dễ hiểu, không màu mè nhưng phải hấp dẫn. Nếu miêu tả, không cần hoa mĩ, không cần cầu kì, ở trong một căn phòng em chỉ cần nói rõ có những cái gì: bàn, ghế, quạt, hoa, lò sưởi, thảm,... và vị trí các thứ đó, chứ em chẳng cần phải viết rằng nắng chiếu vào phòng làm căn phòng rực sáng, chiếc quạt làm không khí đỡ bức bối, lọ hoa làm căn phòng tươi sáng hơn... Ngoài ra, theo kinh nghiệm cá nhân, và theo cái mà chị tự phán, văn Tây sẽ diễn biến như sau: Thoại => Hành động => Miêu tả, và cuối cùng là Nội tâm ngang hàng với miêu tả. Em hiểu chứ? Đây là ví dụ, chị lấy từ tác phẩm Bí mật của Nicholas bất tử, chương 1 tập 1:

"Có lẽ họ là những người làm dịch vụ lễ tang, há?" Elle phán đoán, giọng nói của cô nghe rè rè qua chiếc điện thoại cầm tay. Sophie có thể nghe thấy những âm thanh ồn ào và ảm đạm của nhạc rock làm nền cho giọng nói của Elle - có thể là ban nhạc Lacrimosa hay Amorphis. Elle vốn chưa bao giờ vượt qua thể loại Goth ưa thích của mình.

"Có thể bồ nói đúng", Sophie nói với vẻ hoài nghi. Cô đã tán gẫu một lát với bạn mình trước khi hình ảnh chiếc xe hơi kỳ lạ làm cô vụt để ý. Đó là một chiếc xe dài bóng mượt, trông như xe trong phim cổ điển đen trắng. Khi chiếc xe lướt ngang qua cửa sổ, ánh mặt trời phản chiếu vào những ô cửa kính xe màu đen, rồi từ đó thoáng soi sáng phía bên trong quán cà phê với ánh sáng vàng lấp lánh và ấm áp làm cô chói mắt. Sophie vội chớp mắt để xua tan đi những đốm đen đang nhảy múa trước mắt mình và cô nhìn thấy chiếc xe chạy về phía cuối của ngọn đồi rồi chậm rãi quay lại. Không hề ra tín hiệu, chiếc xe đỗ xịch ngay trước cửa Tiệm Sách Nhỏ ngay phía bên kia đường.


Và bởi vì đặc tính là văn phong đơn giản, nên thường dành cho các thể loại kì ảo, viễn tưởng, kinh dị. Bé chọn phong cách Tây là chính xác, chị không có điều gì phàn nàn về việc bối cảnh, tên tuổi hay sao cả. Bé đang tập viết nên chị không đòi hỏi phải viết hay ngay từ đầu. Bé đọc thêm nhiều tác phẩm của các nhà văn lớn, sẽ tự định hình được hướng đi.

Có lời này chị nói với bé. Chị thực sự khâm phục em khi mới 13 tuổi nhưng em đã chọn thể loại kinh dị, một thể loại theo chị là khó, thay vì các câu chuyện tình cảm dễ thương mà đồng bạn thường viết. Chị ủng hộ điều này. Bé đang trong giai đoạn tập làm văn (như trong trường học) nên việc viết được một câu chuyện hay và đầy đủ tính nghệ thuật là chưa tới. Nhưng không hẳn đi vào lối mòn bằng phẳng đã tốt, khi bé chọn một con đường đầy chông gai nhưng bé cảm thấy thỏa mãn điều đó. Các tác phẩm của người trẻ hiện giờ, theo cảm nhận của các nhà văn nổi tiếng, là quá "thiếu muối". Có thể họ quá giáo điều, nhưng cũng phải thừa nhận chị không thích các tác phẩm của tác giả trẻ hiện giờ, mặc dù chị chỉ là tay mơ. Chị sẽ ủng hộ bé theo thể loại này. Nếu có gì cứ inbox. Chị thừa nhận chị đã bắt đầu viết cách đây gần 1 năm nhưng manh nha đủ thể loại, từ tình yêu đến kinh dị và cả trinh thám, nhưng cuối cùng đã dừng chân ở thể loại tâm lý [S]dị thường[/S]. Phong cách của chúng ta đã ăn vào máu rồi, hợp thể loại nào thì viết cái đó. Vậy nên bé cứ tiếp tục rèn luyện. Hi vọng có ngày chị thấy tác phẩm của bé được mọi người công nhận hoàn toàn.

Nói thế thôi, khi vào từng chương chị sẽ comt kĩ càng. Fighting!

Lời của Ktmb : Bình luận hay được đề xuất bởi chủ thớt Ruby Đặng.
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:

Annin

Wings...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
17/8/14
Bài viết
1.119
Gạo
1.200,0
Ruby Đặng , như đã hứa, chị vào thăm nhà bé và chém bé đây!
Nghe chừng bé tham gia hội ế, ờ thì chị cũng cảm giác truyện bé không ế đâu mà nó chỉ đang phát triển theo một hướng hơi chậm so với tự nhiên thôi. Mụ Chết mụ chém nhiều rồi, nên chị sẽ chém cái phần mà chị cảm thấy và cố gắng nói những phần mà mụ Chết chưa động tới. Bé cứ coi đây như một thứ để tham khảo thôi chứ đừng lo nghĩ nhiều quá. Để bé viết lên tay hơn, chị sẽ chém một cách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, động vào chỗ hiểm, chứ không chém bằng lưỡi hái sắc lẹm và những vết thương chí mạng như mụ Chết. OK? Chúng ta bắt đầu.

Chị sẽ góp ý từng chương một sau nhưng bây giờ là nói về cảm nhận chung đã nhé.

Đầu tiên, chị phải nói đến cái tên truyện. Tên truyện là điều mà độc giả (ít nhất là có chị), đặt ra quyết định về việc đọc hay không đọc một tác phẩm. Nhiều người bảo chỉ cần nội dung hay là được, tên thế nào cũng xong, nhưng chị khẳng định điều đó là sai hoàn toàn. Tại sao người ta lại gọi món ăn đó là Địa Long chứ không phải là món Giun Đất? Tại sao người ta gọi là Cháo Lòng chứ không gọi là Cháo Ruột? Làm sao có thể vào một quán ăn ngon với cái tên Quán Ăn mà bên cạnh lại có một quán khác có tên Thiên Đường. (Thông cảm vì chị đang đói nên toàn lấy ví dụ món ăn.) Chính xác, tiêu đề của tác phẩm là thứ đập vào mắt người đọc đầu tiên, thứ đầu tiên lôi kéo độc giả để mắt đến và có hứng xem xét nội dung trong đó. Cái tên truyện của bé, thực sự, chị chưa cảm thấy có hứng thú. Có thể nó là cách để bé tạo sự tò mò trong truyện, nhưng hình như nó đã phản tác dụng. Lần đầu tiên bé đăng truyện, thực tế, chị đã nhầm tưởng nó với một câu chuyện tình cảm teen đầy rẫy trên mạng. Bởi thế, chị nghĩ bé có nên xem xét việc đặt lại tên truyện hay không? Chị không dám nói chị làm tốt điều này, nhưng với tư cách độc giả chứ không phải một tác giả, chị cảm thấy tên truyện của bé nên xem xét lại. Không cần giật gân, chỉ cần bao hàm nội dung, không cần hoa mĩ, chỉ cần tạo ra sự khác biệt, đừng để thị trường lôi kéo, hãy tạo ra nó bằng bản ngã của mình. (Cái bản ngã mụ Chết giải thích rồi nên chị khỏi nói nhé.)

Thứ hai là cái giới thiệu, cái này chắc em được người khác góp ý rồi nên có nói nhiều cũng vậy thôi. Chị chỉ muốn nói thêm về cách giới thiệu câu chuyện. Nói lại là với tư cách độc giả chứ không phải một tác giả nhé, vì chị cũng chẳng phải giỏi giang gì mà dám phán như Thánh. Em có thể giới thiệu theo nhiều cách. Tóm tắt nội dung tác phẩm, mang ra một đoạn trích, dùng cách kêu gọi, kể tình tiết chính, review, hay mang tư tưởng truyền bá...v.v... Theo chị thấy, với thể loại kinh dị thì dùng cách kể tình tiết là chuẩn nhất. Không hẳn là phải kể tuồn tuột các tình tiết, bởi làm thế sẽ khiến độc giả không còn hứng xem tiếp nữa, em cần đưa ra tình tiết tiêu biểu nhất, nhưng chỉ đưa ra và bỏ ngỏ cách giải quyết, có lẽ nó sẽ ổn hơn. Em xem cách giới thiệu tác phẩm của một số nhà văn chuyên về kinh dị để học hỏi thêm nhé. (Truyện của chị chọn lời dẫn bởi chị bị điên. :)) ) Không liên quan nhưng có lẽ cả đống người ngờ rằng ta có liên quan với Ring - Vòng tròn ác nghiệt. :))

Thứ ba, là về văn phong. Theo cách đặt tên nhân vật, chị đoán em chọn văn phong theo kiểu Tây. Cảm nhận sơ qua khi đọc 3 chương thì nó vẫn chưa thực sự mang phong cách Tây cho lắm. Cái này để vào từng chương chị nói rõ hơn nhé. Bây giờ thì chị chỉ biết nói như sau. Chị có đọc văn Tây, và văn Tây là thứ văn được viết bởi người ngoại quốc và được dịch giả dịch lại, nên coi như là văn dịch nhé. Đọc một vài câu chuyện với văn dịch, có nghiên cứu thêm bản gốc, chị nhận thấy cái phong cách Tây là đơn giản, dễ hiểu, không màu mè nhưng phải hấp dẫn. Nếu miêu tả, không cần hoa mĩ, không cần cầu kì, ở trong một căn phòng em chỉ cần nói rõ có những cái gì: bàn, ghế, quạt, hoa, lò sưởi, thảm,... và vị trí các thứ đó, chứ em chẳng cần phải viết rằng nắng chiếu vào phòng làm căn phòng rực sáng, chiếc quạt làm không khí đỡ bức bối, lọ hoa làm căn phòng tươi sáng hơn... Ngoài ra, theo kinh nghiệm cá nhân, và theo cái mà chị tự phán, văn Tây sẽ diễn biến như sau: Thoại => Hành động => Miêu tả, và cuối cùng là Nội tâm ngang hàng với miêu tả. Em hiểu chứ? Đây là ví dụ, chị lấy từ tác phẩm Bí mật của Nicholas bất tử, chương 1 tập 1:

"Có lẽ họ là những người làm dịch vụ lễ tang, há?" Elle phán đoán, giọng nói của cô nghe rè rè qua chiếc điện thoại cầm tay. Sophie có thể nghe thấy những âm thanh ồn ào và ảm đạm của nhạc rock làm nền cho giọng nói của Elle - có thể là ban nhạc Lacrimosa hay Amorphis. Elle vốn chưa bao giờ vượt qua thể loại Goth ưa thích của mình.

"Có thể bồ nói đúng", Sophie nói với vẻ hoài nghi. Cô đã tán gẫu một lát với bạn mình trước khi hình ảnh chiếc xe hơi kỳ lạ làm cô vụt để ý. Đó là một chiếc xe dài bóng mượt, trông như xe trong phim cổ điển đen trắng. Khi chiếc xe lướt ngang qua cửa sổ, ánh mặt trời phản chiếu vào những ô cửa kính xe màu đen, rồi từ đó thoáng soi sáng phía bên trong quán cà phê với ánh sáng vàng lấp lánh và ấm áp làm cô chói mắt. Sophie vội chớp mắt để xua tan đi những đốm đen đang nhảy múa trước mắt mình và cô nhìn thấy chiếc xe chạy về phía cuối của ngọn đồi rồi chậm rãi quay lại. Không hề ra tín hiệu, chiếc xe đỗ xịch ngay trước cửa Tiệm Sách Nhỏ ngay phía bên kia đường.


Và bởi vì đặc tính là văn phong đơn giản, nên thường dành cho các thể loại kì ảo, viễn tưởng, kinh dị. Bé chọn phong cách Tây là chính xác, chị không có điều gì phàn nàn về việc bối cảnh, tên tuổi hay sao cả. Bé đang tập viết nên chị không đòi hỏi phải viết hay ngay từ đầu. Bé đọc thêm nhiều tác phẩm của các nhà văn lớn, sẽ tự định hình được hướng đi.

Có lời này chị nói với bé. Chị thực sự khâm phục em khi mới 13 tuổi nhưng em đã chọn thể loại kinh dị, một thể loại theo chị là khó, thay vì các câu chuyện tình cảm dễ thương mà đồng bạn thường viết. Chị ủng hộ điều này. Bé đang trong giai đoạn tập làm văn (như trong trường học) nên việc viết được một câu chuyện hay và đầy đủ tính nghệ thuật là chưa tới. Nhưng không hẳn đi vào lối mòn bằng phẳng đã tốt, khi bé chọn một con đường đầy chông gai nhưng bé cảm thấy thỏa mãn điều đó. Các tác phẩm của người trẻ hiện giờ, theo cảm nhận của các nhà văn nổi tiếng, là quá "thiếu muối". Có thể họ quá giáo điều, nhưng cũng phải thừa nhận chị không thích các tác phẩm của tác giả trẻ hiện giờ, mặc dù chị chỉ là tay mơ. Chị sẽ ủng hộ bé theo thể loại này. Nếu có gì cứ inbox. Chị thừa nhận chị đã bắt đầu viết cách đây gần 1 năm nhưng manh nha đủ thể loại, từ tình yêu đến kinh dị và cả trinh thám, nhưng cuối cùng đã dừng chân ở thể loại tâm lý [S]dị thường[/S]. Phong cách của chúng ta đã ăn vào máu rồi, hợp thể loại nào thì viết cái đó. Vậy nên bé cứ tiếp tục rèn luyện. Hi vọng có ngày chị thấy tác phẩm của bé được mọi người công nhận hoàn toàn.

Nói thế thôi, khi vào từng chương chị sẽ comt kĩ càng. Fighting!
Chị thấy chị Ring nói đúng đấy! Chị cũng muốn nhắc em về cái tên mà mãi quên. Tên thế này thì không phù hợp với truyện thể loại kinh dị lắm, nên đặt sao cho vừa gợi mở vừa thần bí.
 

nước mắt tử thần

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
8/9/14
Bài viết
682
Gạo
500,0
chứ không chém bằng lưỡi hái sắc lẹm và những vết thương chí mạng như mụ Chết.
Các người cho tôi làm phản diện đó hả :3, thôi kệ để ta đóng phản diện, mọi người đóng vai thảo mai cho dễ. Với lại Tử Thần mà không vào vai phản diện thì phí. Và để phát huy thật tốt sự phản diện của mình, chị sẽ cà thêm chương 2 cho bé, hoàn toàn là trên phương diện chủ quan nên em tốt nhất chỉ tham khảo thôi.

Hôm nay, Lena dậy sớm hơn mọi hôm đến một tiếng. Lúc ấy, cảnh vật vẫn mờ ảo trong hơi sương se lạnh. Lena bước ra ban công, hít một hơi thật sâu. Lồng ngực căng đầy không khí tươi mát, trí óc bắt đầu hoạt động nhanh nhẹn hẳn lên. Không khí luôn là thứ giúp cô tỉnh tảo trong mọi trường hợp.
Cả một đoạn ở đầu là một vấn đề. Việc em đang làm đó là thuật thông báo, ngữ pháp tán loạn và cấu trúc câu ngắn, cụt, không điểm nhấn. Thay vì mở đầu bằng 'hôm nay' em có thể chọn 1 kiểu khác, như 'sau một đêm nhiều...' 'sau một giấc ngủ...'. Thứ hai, việc dạy sớm hơn 1 tiếng mà không có nguyên do nào đặt biệt quan trọng thì việc dậy sớm 1 tiếng trở nên dư thừa mất rồi. Câu thứ 3 là một trạng ngữ, em có quyền tách trạng ngữ thành 1 câu riêng khi và chỉ khi đó là một trạng ngữ đặc biệt quan trọng: "Ngày phán xét. Một ngày mà cuộc đời cô đã hoàn toàn bị giết chết, khiến cô trở thành một loại hồn ma kì lạ, loại hồn ma bị cấy vào chính cơ thể mục rữa của mình." Sau đó, thay vì em nên đặc tả 1 chút rằng hành động hay suy nghĩ của cô bé co ý nghĩa gì thì nó lại trở thành một câu thông báo gọn lõn về việc hít hà cái bầu không khí mà ngày nao cô cũng hít, thay vì thế em có thể tả tình như là hít thấy mùi gì, cảm nhận của cô ra sao để thông qua đó bộc lộ nhân cách và tính cách của nhân vật.

Phóng tầm mắt ra xa, Lena nhìn thấy một bóng mờ mờ ở dưới sân, hẳn là bố cô rồi.
Bóng mờ mờ nhưng nó chẳng có 1 đặc điểm nào để Lena khẳng định đó là cha cô, ví dụ, cái bóng chấp tay phía sau và đầu ngẫn cao, hay cái bóng lom khom và đứng lặng... Theo nguyên tắc của chị, mỗi 1 hình ảnh, một chi tiết, một sự vận động 1 câu thoại nào đó đều có nghĩa vụ làm bật lên cá nhân đó là một người thế nào, em có thể phan thẳng rằng: ông ta ăn mặc như những quý tộc đương thời với sự hào hoa bậc nhất, hay em có thể biến nó thành một câu đầy chất thơ: giữa những dòng sương bay trong khu vườn Tulip tím hồng, đúng ngay nơi những bông hoa đẹp nhất đang nở là một hình bóng mờ mờ rất quen thuộc của cha cô, ông... Và câu xuống chào sau đó là 1 thông báo thừa, em có quyền khai trừ nó khỏi chương này.

“Chào bà Lythe!” Cô mỉm cười chào bà Lythe – người giúp việc lâu năm của ba cô và cũng là người Lena kính trọng nhất, sau ba mẹ cô – đang lau chùi bàn ghế ở phòng khách.
Có thể đơn giản hơn là:
“Chào buổi sáng bà Lythe!” Cô mỉm cười chào người giúp việc lâu năm của gia đình, người mà Lena kính trọng chỉ sau ba mẹ mình. "Bà đang lau chùi phòng khách ạ?"
Biến một câu thông báo thành 1 câu thoại là cách để khiến nó tránh khỏi nhàm chán của kể lể, vừa là một cách thể hiện tính cách và suy nghĩ của nhân vật. Nên nhớ một tiêu cao hơn là để diễn tả tinh tế nhân vật mà không phan thẳng vào người đọc.

Bà Lythe ngưng tay, ngẩng lên nhìn Lena: “Ồ! Chào cháu, Lena! Trời hơi lạnh đấy, cháu nên cẩn thận một chút.”
Cử chỉ biểu lộ trạng thái cảm xúc của bà ấy là gì? Giọng nói của bà ấy ra sao? Thông qua đó ta có thể khắc họa 1 số đặc điểm hình thể nào trên mặt hay trên người bà để dễ nhận dạng là bà, ngoài một cái tên? Truyện kinh dị đến từ đặc tả, tả cảnh và tả tâm lý em ạ, hãy cho người ta một chút rõ ràng trong một tổng thể ma quái.

“Dạ vâng. Bà cũng thế nhé, bà Lythe!” Lena đáp lại rồi bước ra sân.
“Tuyệt vời!” Lena hét to, dang rộng hai tay và hít hà hương thơm của không khí. Không khí là một điều diệu kỳ được dành cho loài người. Lena cảm thấy buồn nhưng chẳng thể làm gì được khi con người cứ dần dần hủy hoại không khí – hủy hoại chính cuộc sống của họ!
Giọng ông David trầm trầm vang lên, xé tan đi màn sương lạnh lẽo: “Là con hả, Lena? Lại đây, ta có cái này cho con.”
Lena trả lời: “Vâng, là con đây.” Nói rồi cô thong dong đi về phía ông David. “Bố có gì cho con ạ?”
Ông David gật đầu. “Đi nào!”
Lena tò mò đi theo bố. Lena ngạc nhiên khi cô đang đứng trước căn nhà kho “ngàn năm”, chưa kịp hiểu chuyện gì thì ánh mắt Lena bắt gặp ngôi nhà nhỏ màu xanh dương bên cạnh.
Ông để Lena phải thắc mắc nhiều, ông David nói, chỉ tay về phía ngôi nhà mới kia: “Con hãy nhìn xem.”
Lena cúi người nhìn vào trong, suýt nữa thì bật ngửa ra ngoài, kêu lên: “Ối!”
Cái thứ ấy! Nó to đùng, đen sì, mắt vàng khè. Đã thế, cái thứ ấy còn giương cặp mắt vàng khè nhìn đầy cảnh giác.
Tệ nạn cụt ý ở chương 1 vẫn còn tiếp diễn, những câu ngắn, thông báo, trần thuật, tâm lý đang bị trôi vèo: Cô ấy chào, cô ấy hít, một ý nghĩ nhanh như điện xẹt đã thoáng qua đầu cô ấy, cha cô ấy chào, cô ấy đáp, cha cô ấy bảo có quà, họ cùng đi xem, cô ấy thấy nhà thú nuôi và cô ấy giật mình vì con mèo MUN! Với một người có tốc độ đọc nhanh thì đó là những gì đọng lại trong đầu họ. Không có điểm nhấn là giết chết đoạn văn. Thay vì để nó trôi đi như vậy, em có thể tả tâm lý Lena khi cô thấy gì, hít gì, suy nghĩ gì và nhận định trong đầu cô sẽ nhiều hơn là một dòng con người hủy hoại không khí. Lớp lang lớp lang sau đó là 'con người hủy hoại không khí' để chốt. Thứ nhất một số người cho vậy dài dòng, nhưng không, em phải biết cắt chỗ nào để cho đoạn khác dài ra, những đoạn thực sự cần mới được viết ra, những đoạn thông báo, trần thuật hãy cứ để nó ra đi thanh thản. Thứ hai, em sẽ tạo ra một bước nhảy không thời gian, vì loáng 1 cái cô ấy đã gặp cha, và loáng 1 cái cô ấy gặp con mèo. Không nên để A B C D E F G H, mà hãy biến nó thành A A' C D E E' H, Chỉ khi nào em viết ngôi 1 như Ring, hay đó là 1 đoạn cực kì quan trọng và mỗi 1 chi tiết là 1 thành phần dẫn đến hậu quả của phía sau thì cứ tuần tự A B C D E F G H.


Từ đó trở về sau, đều có 1 lỗi chung là vậy. Nhưng đoạn ở trên là cao trào tường thuật. Có thể nói chương này ngắn hết hồn, diễn biến từ 1 đã tiến được một đoạn ngắn ngũn lên 1,2. Con mèo làm vai chính và Lena thành người dẫn chuyện. Kinh dị: 0. Tình tiết điểm nhấn: 0,5. Tâm lý: 0,4. Bí ẩn: 0. Trên thang 10... Chỗ Lena quật lại sự hỗn xược của con thú nó... quá đơn giản so với trái bom mà em thả: Dù khôn đến đâu, Than Bự cũng có lần “trót dại”! Chị đã từ trạng thái này $-)\m/ sang trạng thái này sau khi đọc xong cả chương :@)=((. Ôi không! Bom lép! Chị tưởng đâu sẽ là màng đấu trí hay rượt bắt, tuy trẻ con ngớ ngẩn nhưng thú vị và hấp dẫn! (mà sau đó lại lú ra vài sự bí hiểm vào đó nho nhỏ của ngôi nhà). Trả lại chị sự hi vọng từ trí tưởng tượng đẹp đẽ đó đi! [-O<

Mèo! Mèo mun là con vật rất ít quý tộc nuôi, vì lý do mèo mun rất xui theo quan điểm của người phương Tây, em có thể để nó có cẳng chân màu trắng
sẽ thích hợp hơn và quý tộc hơn.

Có thể nói chương này là lùi 1 bước với chương đầu, chương đầu còn có ý tưởng, có sự phát triển tiềm tàng để khai thác và quật mồ nó lên được. Còn chương này nó bị chôn bằng thép lỏng để nguội rồi! Dù lỗi kĩ thuật của nó ít hơn chương trước một chút, nhưng vấn đề em phơi ra cho chị nó giản đơn đi quá nhiều, khó có thể tạo một chuỗi nổ. Cố lên em ạ, hãy cuốc nó lê nvà làm lại, em có quyền làm cho nó vui vẻ, cho nó nhí nhảnh tuổi 16, cho nó trẻ con vun jvặt như đuổi bắt con mèo, nhưem ng nên nhớ truyện của em là kinh dị, em không được vứt yếu tố này khỏi truyện, hoặc ít nhất phải tạo sự bí ẩn, sự mắc mứu, nút thắt nào đó để chừa qua chương sau giải quyết. Êm đềm, nhưng nó phải là vùng êm đềm trong mắt bão em ạ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Dieplam

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
27/9/14
Bài viết
1.094
Gạo
1.200,0

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
0,0
Thôi tỷ mần thêm chương 1 luôn vậy. Trích là màu tím, sửa lại là màu xanh, em có thể xem để tham khảo vì chị chỉnh theo văn phong của chị. Bỏ là gạch chân, in nghiêng là xem xét lại.

Bầu trời trong xanh, xanh đến nỗi không còn dù chỉ là một gợn mây trắng. Những chiếc lá như đang chơi đùa cùng cơn gió tạo nên tiếng xào xạc rất êm tai.
Vấn đề đầu tiên đó là đoạn in nghiêng hết sức đánh đố người đọc, nó thú vị với chị nhưng nó sẽ gây một trạng thái hơi ngược cho người đọc. Hai câu miêu tả tiếp theo thiếu sự liên kết cần có. Sự xuất hiện của từ nhưng thì buộc vế trước phải tạo cảm giác đủ mạnh và đối lập hoặc tăng tiến vượt bậc.

Những chiếc lá như đang chơi đùa cùng cơn gió tạo nên tiếng xào xạc rất êm tai. Nhưng điều làm Lena thích nhất chính là không khí trong lành hòa quyện cùng hương thơm tươi mát của cây cỏ nơi đây.
Những cơn gió như chơi đùa cùng tán lá trên cao phát ra những âm thanh xào xạc êm đềm, nhưng cũng không bằng sự trong lành hòa quyện cùng hương thơm tươi mát của cây cỏ nơi đây.

Lena đang say mê thưởng thức vẻ đẹp của thiên nhiên thì xe dừng lại. Alex Grind nhanh chóng mở cửa cho cô. Anh ta là người cao to, khỏe mạnh lại nhanh nhẹn – đủ tiêu chuẩn làm một vệ sĩ giỏi.
Không nhún nhảy tươi đẹp, cũng không trầm trì ám ảnh. Nguyên nhân của nó là sự xuất hiện của các câu trần thuật khá là trơ. Em thử áp dụng phương pháp đảo ngữ một lần nữa, phương pháp này tuy đơn giản nhưng lại rất hiệu quả chữa những câu trơ trơ.
Khi Lena đang chìm đắm vào vẻ đẹp của tự nhiên thì chiếc xe dừng lại, ngay sau đó anh chàng vệ sĩ Alex Grind đã vô cùng nhanh nhẹn mở cửa cho cô. Anh là mẫu người đáp ứng hoàn hảo mọi tiêu chuẩn của một vệ sĩ chuyên nghiệp.

Nó” chính là một ngôi biệt thự xa hoa nằm trên đỉnh đồi được ông David mua lại với giá hàng trăm tỉ. Chiếc cổng lớn được mạ vàng với hoa văn cầu kỳ, độc đáo, kết hợp với cột đá được chạm trổ hình con rồng đang uốn lượn một cách tinh tế và sống động như thật.
Thấp thoáng ở sau là ngôi biệt thự trắng nổi bật trên nền xanh tự nhiên của cây cỏ. Mặt đất cũng được phủ bởi một màu xanh bóng.
Đoạn này kể trần thuật, thay vì nói như giải thích 'nó chính là một ngôi...' thì em có thể chỉnh lại theo kiểu 'thứ khiến cô phải chùng chân kinh ngạc chính là...' Với lại, một căn nhà đẹp lồng lộng không nên chỉ dành cho nó có 2 dòng, trong khi sự êm đềm và bình dị cũng chiếm có 2 dòng trước đó. Em hãy cho người đọc được thấy rõ hơn em đã tưởng tượng điều gì, và trên một nền phong phú hơn.


Ngôi biệt thự có các lối dẫn ra xung quanh nhà và dẫn vào cửa chính.

Chị hoàn toàn mất phương hướng trong việc xác định không gian ở đây. Xung quanh là đi đâu? Vòng ra phía bên trái bên phải hay sau lưng, hay là một mê cung bằng thực vật?

Ông David vừa nói vừa hào hứng giới thiệu: “Lena, ngôi biệt thự này rất quý giá. Con hãy chú ý những chi tiết trang trí: cổ điển xen lẫn hiện đại, đơn giản xen phức tạp, tinh tế và sắc sảo đến từng xăng-ti-mét. Hơn nữa, chất liệu làm nhà qua bao nhiêu năm vẫn không hề thay đổi. Người chủ trước đây quả là có mắt thẩm mỹ rất tốt!”
Lena bỗng hỏi: “Chắc căn biệt thự được xây theo kiểu tân cổ điển bố nhỉ?”
Chị hơi nghi ngờ về sự thẩm mĩ ở đây, ít nhất là những gì em viết chứ không phải những gì em tưởng tượng. Trước đó em hãy hết sức quan tâm tới mấy chữ in nghiêng, em thử suy nghĩ và thay thế hoặc loại bỏ chúng đi nhé, vì nó khiến câu trở nên hoặc là vô cảm hoặc là chung chung. Thứ hai, trong thiết kế người ta không dùng từ chi tiết trang trí mà dùng họa tiết trang trí, vật liệu xây dựng thay vì chất liệu làm nhà. Sự pha trộn giữa cổ điển và hiện đại được gọi là đương đại, theo đó sẽ có rất nhiều kiểu đương đại như Á Đông đương đại, Wasasabi... Nếu em không muốn nói ngắn gọn hãy tả thật chi tiết để người ta hình dung được nó là của phong cách nào pha trộn phong cách nào. Kiến trúc của căn nhà không bị thay đổi nhiều gọi là kiến trúc bền vững hay kiến trúc xanh vì nó đạt một tiêu chuẩn của một kiến trúc sinh thái. Hơi tò mò là em có tham khảo kiến trúc tân cổ điển - Neoclassicism chưa, vì nếu em tham khảo rồi chắc chắn em có thể mô tả nó tốt hơn để biểu thị rõ sự hàn lâm trong câu nói của David.


Dường như mọi thứ của người chủ cũ đều được giữ lại: tủ rượu, bộ ấm chén nạm vàng, ngay cả quần áo cũng vẫn còn!? Lena rất vui mừng khi tất cả số đồ cổ đó đã được đem cất vào nhà kho – một nơi để rất ít thứ nhưng lại được xây rộng rãi.
Lena cũng không thấy thoải mái khi đi tham quan ngôi nhà, như thể có ai đó đang theo dõi cô vậy. Chắc hẳn là mình chưa quen ngôi nhà này.

Chuyển trạng thái hơi nhanh, em nên thêm nhiều chi tiết kì lạ hơn nữa. Vì biết đâu đồ đó là David mua rồi bày sẵn cũng không biết được. Câu ở dưới cũng tương tự.
Bị lay mạnh, Lena giật mình tỉnh dậy. Cố lấy lại vài phần tỉnh táo, Lena hỏi: “Ứ? Addy, chị làm gì ở đây?”

Suốt bữa ăn, Lena có gắng che giấu “một chút” của mình bằng cách khen hết món này đến món khác, cười tươi hết mức có thể.
'Một chút' là gì? Hơi tối nghĩa.

Sau chương đầu, ấn tượng để lại là mọi thứ trôi khá là nhanh, và có nguy cơ nó sẽ trôi tuồng tuột. Diễn biến bị cắt đoạn, những cảnh tả và đặc tả không được chú ý, tâm lý nhân vật còn đi vòng ngoài, sự kiện hơi rời rạc. Nó có một khoản thiếu để liên kết các ý tứ lại và chắc cũng vì lý do đó mà sự xuống dòng nhiều, giống như em ý thức được nó có ý chính là như vậy và xuống dòng, nhưng em quên mất phải triển khai nó ra nhiều hơn nữa. Câu thoại hơi gượng một chút, và một lần nữa sự trần thuật đang có nguy cơ khiến câu chuyện chỉ là kể lể. Motif khá kinh điển, nhưng có thể khai thác được, :) nếu em chú ý một chút, chịu khó phát triển thêm thì sẽ tốt.
Đọc được cái này, trong lòng ước gì bạn cũng còm men cho cái truyện còm của mình. :)
 
Tình trạng
Không mở trả lời sau này.
Bên trên