Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam

Đạp Nguyệt Lưu Hương

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/16
Bài viết
404
Gạo
0,0
Re: Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam
Mình thấy khoa học viễn tưởng khó viết hơn dòng fantasy vì lời văn khá khô khan bởi nó gắn liền với học thuật, ít nhất cũng phải nắm được cơ sở khoa học cơ bản về chủ đề mà mình viễn tưởng hóa nó lên. Còn fantasy thì tự do bay bổng trong trí tưởng tượng hơn mà không bị giới hạn bởi các quy luật thông thường, các định luật vật lí mà chúng ta đang áp dụng trong cuộc sống đời thường thực tại.
 

Tatsumi Rentarou

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/10/14
Bài viết
36
Gạo
40,0
Re: Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam
Mình thấy khoa học viễn tưởng khó viết hơn dòng fantasy vì lời văn khá khô khan bởi nó gắn liền với học thuật, ít nhất cũng phải nắm được cơ sở khoa học cơ bản về chủ đề mà mình viễn tưởng hóa nó lên. Còn fantasy thì tự do bay bổng trong trí tưởng tượng hơn mà không bị giới hạn bởi các quy luật thông thường, các định luật vật lí mà chúng ta đang áp dụng trong cuộc sống đời thường thực tại.
Học thuật của sci-fi không hẳn là khô khan đâu bạn , chỉ là cách diễn dạt thôi. Mà cũng có nhiều quyển không hề có một chút lí thuyết nào, thậm chí theo wiki nói thì sci-fi hiện đại gần như không đề cập đến nữa. Chủ đề chính của sci-fi là những điều lạ thường có thể xảy ra, (nhưng sự lạ thường đó không phải là siêu năng lực như fantasy), và cách nó tác động đến con người, nói rộng ra là hệ quả của nó..
Còn fantasy chưa chắc đã là nơi để tự do bay bổng đâu, vì các chi tiết trong truyện cũng cần sự hợp lí, các loại quy luật của thế giới fantasy một khi đã được đề ra cần phải được áp dụng. Có thể nói cái khó là vừa tạo ra một thế giới tự do rộng lớn vừa khiến mọi sự trong đó diễn ra có logic. Ví dụ trường hợp thế này trong fantasy: nhân vật chính bị bắt , sắp bị giết, một nhân vật mới rất mạnh đến cứu. Nhưng dùng một lần thì được chứ ba bốn lần thì...
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Tatsumi Rentarou

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/10/14
Bài viết
36
Gạo
40,0
Re: Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam
Lúc thấy cái topic này thật vui quá :tho26:. Thể loại Fantasy và Sci-fi trên Gác hoàn toàn bị Tình cảm lấn át :tho10:.
Mình thì lại viết kết hợp hai thể loại.
"Ý tưởng gốc" đúng là rất hay, nhưng lại cũng rất khó. Số lượng sci-fi trên thế giới là vô cùng lớn, ta không thể biết những ý tưởng đã được viết, cứ nghĩ cái của mình độc đáo đến lúc gặp fan sci-fi không cẩn thận sẽ bị bảo là giống tác phẩm này tác phẩm nọ :v . Tất nhiên, nếu có thể làm vậy thì vẫn là tuyệt nhất.
Nhưng nếu ý tưởng cũ khai thác theo hướng mới vẫn có thể rất hay.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Đạp Nguyệt Lưu Hương

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/16
Bài viết
404
Gạo
0,0
Re: Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam
Cái đó tùy theo quan điểm của mỗi người thôi bởi khoa học viễn tưởng khá rộng và không có ranh giới rõ ràng. Tuy nhiên, khoa học viễn tưởng không hẳn phải có lí thuyết mới là khoa học viễn tưởng, giả thiết khoa học cũng là một ý tưởng tốt cho khoa học viễn tưởng. Hoặc ở đó cũng thể hiện các kía cạnh của tiến bộ khoa học, khoa học ở đây bao gồm nhiều lĩnh vực chứ không riêng vật lí, thiên văn hay kĩ thuật.

Còn thể loại kỳ ảo (fantasy)... đối với bất cứ thể loại nào cũng cần có sự hợp lí trong diễn biến, tình huống đa dạng đặc sắc. Ý mình nói thể loại này không bị giới hạn về các vấn đề quy luật của thế giới thật. Ví dụ trọng lực không cho phép bạn bay nhưng ở thế giới kì ảo con người có khả năng bay lượn vì phép thuật, năng lực, luyện tập phù hợp với sự tự nhiên bên thế giới kì ảo đó. Đối với khoa học viễn tưởng thì nhớ có những x (những thứ nhân tạo bằng tri thức khoa học) để giúp con người bay được trong những quy luật thực tại.
 

Đạp Nguyệt Lưu Hương

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/16
Bài viết
404
Gạo
0,0
Re: Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam
Nói chung, nếu trộn lẫn hai thể loại này vào làm một, người ta sẽ nói là khoa học viễn tưởng mà thôi.

Còn về "ý tưởng gốc", rất khó, bởi chúng ta đã xem qua rất nhiều những bộ phim khoa học viễn tưởng, vô vàn những tác phẩm khác nên trùng lặp ý tưởng là điều khó tránh khỏi, thậm chí trực tiếp lấy ý tưởng của người khác. Cái chúng ta quan tâm không phải sự trùng lặp mà là làm sao ta phát triển ý tưởng đó theo phong cách, chiều hướng, câu chuyện, lí giải của mình. Giống như du hành thời gian, nó được đem đi nhai đi nhai lại nhiều lần nhưng tuyệt không có phim nào giống hoàn toàn nhau đâu.

Mình kiếm được một trang nói về thể loại khoa học viễn tưởng này: http://bookism.com.vn/bai-viet/khoa-hoc-vien-tuong-la-gi-dinh-nghia-dac-diem-va-vi-du-182.html
 

nguyenhoachidung2704

Gà tích cực
Tham gia
27/5/15
Bài viết
96
Gạo
0,0
Re: Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam
Thực tế là, thể loại này từ lúc mình viết tới giờ này vẫn chưa thấy sáng sủa giề, hế hế. :D


Ô, có gì đâu mà không tin. :) Bạn cũng có sự nhìn nhận sâu sắc đấy chứ, bạn bè mình viết thể loại này không ít người còn không nhận ra điểm quan trọng này. Nó như một "huyền thoại" luôn, kiểu như "đó là chuyện của con nhà người ta chứ mình làm gì có cửa". Tuy nhiên, cái gọi là "ý tưởng gốc" thực ra không đơn giản chỉ là "một ý tưởng vô cùng độc đáo mới lạ mà không có ai có từ trước" như bạn định nghĩa hoặc là "ý tưởng gốc" của bạn chưa đủ độ khái quát cho nên mình vẫn thấy nếu chỉ có "ý tưởng gốc" không thôi thì chắc chắn không thể triển khai hoàn chỉnh một câu chuyện được cho nên ý tưởng về chính "ý tưởng gốc" thường rất mờ nhạt với đa số người viết. Sau một thời gian triển khai, mình nghĩ khả năng "ý tưởng gốc" (nếu có) sẽ hoàn toàn lui vào vùng quên lãng do sự khai thác diễn biến lan man là cực kì cao. Nhưng nếu bạn hiểu "ý tưởng gốc" như là có tính sáng tạo đúng nghĩa luôn thì thực ra cái đấy quá khó để có được, ngay cả đối với các tác giả viết thể loại này ở những nước phát triển. Cho nên thói thường của hầu hết đa số mọi người vẫn là "khó quá thì bỏ qua" nên mình nghĩ có một "ý tưởng gốc" của bạn không mấy khả thi, thuộc hàng cao quá với không tới. Nhưng nếu hạ xuống một chút, chỉ cần là có một ý tưởng khá lạ, chưa thực sự là sáng tạo thì có lẽ dễ hơn rất nhiều. Mình nghĩ khả năng đó cao hơn nhiều. Bạn nghĩ sao?


Mình quên mất, thật đấy, bởi mình chỉ lo nghĩ cho bản thân với tư cách là người viết nên lâu thành quen, quên luôn đích đến vẫn là độc giả "yêu vấu". Hì hì. Cảm ơn bạn đã tham gia topic của mình nhé. Mình mong được mần quen với bạn một cái. Mwahahaha. XD
Uh mình cũng có ghi là ý tưởng gốc chỉ góp một nửa thành công thôi, ghi ở cuối đoạn đó bạn, bạn đọc chưa kĩ kìa. Đương nhiên là cũng cần có một cốt truyện hay thì mới tạo được một cuốn truyện hay chứ.
Mà câu trả lời của bạn làm mình hơi "hụt hẫng" nha :). Mình đã mong đợi một câu trả lời khác cơ :v .
Mình luôn nghĩ là một tác giả fantasty/scifi, mỗi lần nghe cụm từ "thử thách trí tuệ" hay "thử thách trí tưởng tượng" bạn phải cảm thấy xung máu lên liền chứ :) . Viết fantasty/scifi cũng như một thử thách vậy, phải cần một người chơi máu mặt chứ đúng không bạn?
Mà ý tưởng gốc cũng không cần phải quá cao siêu đâu. Bạn có thể lấy những ý tưởng cũ biến tấu lại cũng được mà. Biết đâu trong quá trình đó tình cờ bạn lại nghĩ ra cái gì mới thì sao? Hoặc là dùng những tư liệu cũ rồi tạo thêm những dấu ấn của riêng mình. Ví dụ như Rick Riordan lấy tư liệu cũ là á thần, sau đó lại nhái J.K.Rowling khoản trường học phù thủy, cuối cùng kết hợp lại ra trại á thần. Kết hợp nhiều thể loại cũng là một cách hay.
Và đừng nghĩ mình thiếu thông minh nha bạn. Sai lầm lớn đấy, trong quá khứ cũng tại vụ này mà mình đã lỡ mất nhiều cơ hội để thể hiện bản thân.
 

Elluka

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
30/9/15
Bài viết
46
Gạo
0,0
Re: Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam
Đối với một đứa mới tập tành viết Fantasy như mình thì Sci-fi là một cái gì đó cao siêu hơn rất nhiều vì gắn với khoa học. Mình chưa biết có truyện nào thuộc hai dòng này của tác giả Việt được xuất bản. Có lẽ đối với những thể loại đang chìm mà muốn nổi thì cần phát pháo mở đầu thật thành công và quan trọng là của tác giả Việt, với "ý tưởng gốc" như các bạn nói. Nếu ý tưởng gốc quá khó, hạ độ khó xuống thì vẫn cần những cây viết tài năng đưa thể loại này phát triển. Mà bây giờ thì số lượng tác giả viết hai thể loại này không nhiều (so với romance), số có khả năng bật lên lại càng ít.
Mình nghĩ vẫn có ánh sáng cho những tác giả cho thể loại này, chỉ là chúng ta sẽ góp phần đưa nó lên hay chờ "người tài" thôi.
 

Seraphina

Gà con
Tham gia
25/10/16
Bài viết
31
Gạo
0,0
Re: Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam
Lúc thấy cái topic này thật vui quá :tho26:.
Mình thấy câu này của bạn thật vui quá. :D Hihi, mình cứ nghĩ không có ai thích cái topic của Fantasy/Sci-fi chứ vì trên Gác dân viết Romance chiếm đại đa số và các thím ấy cũng chẳng quan tâm nhiều đến bọn mình đâu. :D

Mình thì lại viết kết hợp hai thể loại.
Chà, nghe tuyệt đấy bạn. Thế bạn đã post ở đâu chưa?

"Ý tưởng gốc" đúng là rất hay, nhưng lại cũng rất khó. Số lượng sci-fi trên thế giới là vô cùng lớn, ta không thể biết những ý tưởng đã được viết, cứ nghĩ cái của mình độc đáo đến lúc gặp fan sci-fi không cẩn thận sẽ bị bảo là giống tác phẩm này tác phẩm nọ :v . Tất nhiên, nếu có thể làm vậy thì vẫn là tuyệt nhất.
Nhưng nếu ý tưởng cũ khai thác theo hướng mới vẫn có thể rất hay.
Haha, có xem "The Apartment Vietnam" (chương trình truyền hình thực tế về thiết kế nội – ngoại thất nổi tiếng), có một anh thí sinh kiện với ban giám khảo là ảnh bị đạo ý tưởng nhưng giám khảo nói rằng ý tưởng trong thiết kế thì không của ai cả, chỉ là người ta "mượn" ý tưởng đó và nâng cấp lên thôi (số phát sống nào mình quên rồi). Thực tế là chứng minh "đạo" rất khó cho nên việc có bị giống tác phẩm khác là chuyện rất bình thường và nếu có bị nói vậy thì bạn cứ "mặt dày" lên bạn ạ. Đời ai chả đạo, tất cả con người đều đạo lẫn nhau vì thực ra người thực sự đặc biệt cực kì hiếm, như Steve Jobs chẳng hạn. Mình cũng chẳng biết có người thực sự khác biệt hay không hay đó chỉ là một loại ảo tưởng. Bạn có thể tham khảo bài viết "Tương Lai của Cái Tôi" để hiểu rõ hơn về suy nghĩ của mình vì mình nghĩ sẽ có lúc chúng ta không ít thì nhiều sẽ cảm thấy mặc cảm vì ý tưởng của mình sao lại hao hao giống của người khác và sẽ có bạn nghĩ là sao lại thế, rõ ràng mình không ăn cắp vặt mà! Nhưng giới hạn của việc ngày càng hoàn thiện các ý tưởng sẵn có và đạo thực sự ở đâu thì mình nghĩ bạn nên tham khảo bài viết này.
Cá nhân mình thì mình cũng thích có cái gì đó mới mới, chứ bình mới rượu cũ riết khá là tù túng. Cho dù mặt mình dày thật nhưng đôi khi mặc cảm thiếu sáng tạo vẫn khiến mình mất đi sự tự tin mỗi khi nó trỗi dậy.
 

Seraphina

Gà con
Tham gia
25/10/16
Bài viết
31
Gạo
0,0
Re: Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam
Mình thấy khoa học viễn tưởng khó viết hơn dòng fantasy vì lời văn khá khô khan bởi nó gắn liền với học thuật, ít nhất cũng phải nắm được cơ sở khoa học cơ bản về chủ đề mà mình viễn tưởng hóa nó lên. Còn fantasy thì tự do bay bổng trong trí tưởng tượng hơn mà không bị giới hạn bởi các quy luật thông thường, các định luật vật lí mà chúng ta đang áp dụng trong cuộc sống đời thường thực tại.
Học thuật của sci-fi không hẳn là khô khan đâu bạn , chỉ là cách diễn dạt thôi. Mà cũng có nhiều quyển không hề có một chút lí thuyết nào, thậm chí theo wiki nói thì sci-fi hiện đại gần như không đề cập đến nữa. Chủ đề chính của sci-fi là những điều lạ thường có thể xảy ra, (nhưng sự lạ thường đó không phải là siêu năng lực như fantasy), và cách nó tác động đến con người, nói rộng ra là hệ quả của nó..
Còn fantasy chưa chắc đã là nơi để tự do bay bổng đâu, vì các chi tiết trong truyện cũng cần sự hợp lí, các loại quy luật của thế giới fantasy một khi đã được đề ra cần phải được áp dụng. Có thể nói cái khó là vừa tạo ra một thế giới tự do rộng lớn vừa khiến mọi sự trong đó diễn ra có logic. Ví dụ trường hợp thế này trong fantasy: nhân vật chính bị bắt , sắp bị giết, một nhân vật mới rất mạnh đến cứu. Nhưng dùng một lần thì được chứ ba bốn lần thì...
Còn về "ý tưởng gốc", rất khó, bởi chúng ta đã xem qua rất nhiều những bộ phim khoa học viễn tưởng, vô vàn những tác phẩm khác nên trùng lặp ý tưởng là điều khó tránh khỏi, thậm chí trực tiếp lấy ý tưởng của người khác. Cái chúng ta quan tâm không phải sự trùng lặp mà là làm sao ta phát triển ý tưởng đó theo phong cách, chiều hướng, câu chuyện, lí giải của mình. Giống như du hành thời gian, nó được đem đi nhai đi nhai lại nhiều lần nhưng tuyệt không có phim nào giống hoàn toàn nhau đâu.
Bạn Tatsumi Rentarou nói đúng đó bạn, thực ra Sci-fi không hẳn là khô khan nhưng vấn đề không phải là ở cách diễn đạt như bạn ấy nói đâu, Đạp Nguyệt Lưu Hương (mình không biết tag tên thành viên trên Gác :D). Mình nghĩ vấn đề nằm ở chỗ nó cũng giống như sự khác nhau về tính khẩu vị giữa 2 giới nam và nữ. Bạn có nhớ là học sinh chúng ta khi còn học cấp 2, cấp 3 thì các bạn nữ sinh thường chuộng các môn Xã Hội hơn các môn Tự Nhiên và cho các môn ấy là khô khan trong khi các bạn nam sinh thì lại thấy chúng thú vị lắm lắm. Dĩ nhiên, cũng có những bạn nữ vẫn yêu thích các môn Tự Nhiên như mình và mình cũng không cảm thấy Sci-fi khô khan còn Fantasy "ẩm ướt", bay bổng hơn. Đối với mình cả hai đều bay bổng và đều khô khan như nhau. Mình là người viết Fantasy (không phải viết cả hai như bạn Tatsumi) nhưng mình nhận ra cái gì càng không có luật lệ, trật tự, càng bay bổng thì càng khó. Fantasy thật ra không hề "dễ xơi" hơn Sci-fi. Có những tác giả không muốn tác phẩm Fantasy thuần túy của mình bị coi thường là không có quy luật, hệ thống gì cả nên họ đã cho ra cả một thế giới và nó hoạt động một cách rất logic. Đó là High Fantasy. Mình cảm thấy mấy bộ "Chúa Nhẫn", "Harry Potter" trình độ hư cấu phải nói là khá kinh dị như Tolkien phải dùng một thời gian rất dài để xây dựng hoàn thiện cả thế giới cho các Elves, Hobbits gì đó sống. Đúng là cả một trí tưởng tượng dữ dội. Hehe, đôi khi cái không có quy luật sẵn đòi hỏi ta thiết lập trật tự cho nó, khiến cho người ta có thể hiểu được rồi bị cuốn hút mới là một chuyện đáng để thử, đúng không?
Cái gì cũng có giá của nó. Và quan trọng là tầm nhìn. Tùy thuộc vào chiều kích bộ truyện của bạn mà bạn phải bỏ sức ra phát triển hay bạn muốn dùng mỹ từ gì cho quá trình sáng tác của bạn cũng được. Nếu bạn chỉ muốn viết ra một cuốn truyện "vừa vừa" thì Fantasy quả là nhẹ nhàng và nó sẽ khá ngọt ngào như quan điểm của bạn Đạp Nguyệt Lưu Hương vậy. Nhưng nếu bạn muốn viết cái gì "to to" thì Fantasy cũng chả phải dạng vừa đâu. Mình không nói nó khó hơn Sci-fi nhưng một khi đã đi sâu vào hư cấu thì Fantasy hay Sci-fi đều rất "ba chấm".
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Seraphina

Gà con
Tham gia
25/10/16
Bài viết
31
Gạo
0,0
Re: Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam
Nói chung, nếu trộn lẫn hai thể loại này vào làm một, người ta sẽ nói là khoa học viễn tưởng mà thôi.
Điều này không chính xác đâu bạn. Nếu có sự trộn lẫn thì phải phân định rõ ràng. Nếu bạn là một tác giả thực sự chú tâm khi thông tin đến độc giả thể loại truyện của mình thì bạn không thể làm qua loa, gộp Fantasy vào luôn với Sci-fi. Nhưng nếu bạn vẫn muốn thế thì cũng chẳng ai cấm, tuy nhiên, nếu gặp độc giả khó tính thì họ sẽ coi thường khả năng nhận thức của tác giả. Điều đó chỉ bất lợi cho tác phẩm của bạn mà thôi.
Thực ra, vẫn còn một thể loại để bạn tham khảo. Nó là Science Fantasy. Mình chưa nghiên cứu đến nó nên chưa thể làm rõ khái niệm mà chỉ cung cấp tên của một Subgenre (Tiểu thể loại) của Fantasy cho bạn thôi.

Mình kiếm được một trang nói về thể loại khoa học viễn tưởng này: http://bookism.com.vn/bai-viet/khoa-hoc-vien-tuong-la-gi-dinh-nghia-dac-diem-va-vi-du-182.html
Mình thấy nó khá hữu ích và mình đã kịp thời dấu trang này lại rồi. Cám ơn bạn nhiều nghen. Mình rất thích đọc những trang viết về Fantasy/Sci-fi bằng Tiếng Việt. Cảm thấy gần gũi, hì. :D
 
Bên trên