Re:
Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam
Nhìn thấy cái topic này mình mới chịu bơi vào.
Lúc đầu khi tham gia gác cũng khá là e dè trong việc quyết định có nên đưa tác phẩm của mình lên không vì trên gác số tác phẩm học đường, lãng mạn và ngôn tình quá ư áp đảo. Thường thì ở Việt Nam mình các tác giả bị ảnh hưởng nhiều bởi phim ngôn tình nước ngoài nên mới nảy sinh nhiều tác phẩm ngôn tình đến vậy, trong khi số tác giả trẻ của thể loại giả tưởng hay khoa học lại ít, có tác phẩm để đời lại càng ít hơn. Có lúc mình quan sát việc đọc các tác phẩm cả giấy lẫn mạng ở lớp, để ý hầu như đó đều là truyện ngôn tình, tình cảm, có vài bạn đọc giả tưởng (như mình) nhưng cũng chỉ lướt qua, hoặc đọc xong cũng chả để lại ấn tượng gì, bởi họ chỉ quan tâm tác phẩm đó có vừa ý mình hay đọc có hay không thôi. Văn học nước ngoài thì mọi người đọc rất nhiều, nhưng giả tưởng như của Âu Mỹ thì lại ít người tìm hiểu sâu về nó. Còn nói về các tác giả của thể loại giả tưởng, hình như lượt view trên gác của các tác giả này không nhiều bằng các tác phẩm lãng mạn, học đường (điển hình là của mình đây). Nhưng mình nghĩ thị hiếu của độc giả là như vậy, mình viết đôi khi cũng chỉ để thỏa mãn niềm đam mê và sự dồi dào ý tưởng trong đầu thôi, không cần đố kị với ai về lượt view cả. Vậy nên trên gác mình thường follow các tác phẩm giả tưởng của mọi người.
Thứ hai, nói về Sci-fi. Thực sự đây không phải là thể loại dễ viết bởi tính chân thực của nó. Những ý tưởng Sci-fi mà bạn nghĩ ra phải vừa phù hợp với khoa học, vừa mang tính viễn tưởng trong văn học để tránh bị cho là khô khan như một cuốn sách lý thuyết. Đồng thời nó cũng đòi hỏi các tác giả phải am hiểu một phần về khoa học. Mình cũng có đưa vài chi tiết khoa học vào trong tác phẩm của mình và văn chương nó, nhưng cũng rất lo ngại đa số độc giả trẻ đọc truyện trên mạng thường không thích điều này bởi nó khó hiểu. Như tác phẩm "Dòng thời gian" của Michael Crichton, yêu cầu bạn phải cực cực kì hiểu biết nhiều về vật lý cơ học lượng tử, đọc đôi khi chính mình còn cảm thấy nó rất khoa học, khô khan và buồn ngủ bởi có nhiều định nghĩa khá khó hiểu. Nhưng nếu xét theo chiều hướng văn chương, cộng thêm việc yêu thích các tác phẩm Sci-fi thì đây là một tác phẩm đáng để đọc.
Tóm lại, dòng Fantasy/Sci-fi vẫn cần chờ một thời gian để phát triển tại Việt Nam, đủ chín để bứt phá lên cùng với các thể loại khác (trừ romance).
Lúc đầu khi tham gia gác cũng khá là e dè trong việc quyết định có nên đưa tác phẩm của mình lên không vì trên gác số tác phẩm học đường, lãng mạn và ngôn tình quá ư áp đảo. Thường thì ở Việt Nam mình các tác giả bị ảnh hưởng nhiều bởi phim ngôn tình nước ngoài nên mới nảy sinh nhiều tác phẩm ngôn tình đến vậy, trong khi số tác giả trẻ của thể loại giả tưởng hay khoa học lại ít, có tác phẩm để đời lại càng ít hơn. Có lúc mình quan sát việc đọc các tác phẩm cả giấy lẫn mạng ở lớp, để ý hầu như đó đều là truyện ngôn tình, tình cảm, có vài bạn đọc giả tưởng (như mình) nhưng cũng chỉ lướt qua, hoặc đọc xong cũng chả để lại ấn tượng gì, bởi họ chỉ quan tâm tác phẩm đó có vừa ý mình hay đọc có hay không thôi. Văn học nước ngoài thì mọi người đọc rất nhiều, nhưng giả tưởng như của Âu Mỹ thì lại ít người tìm hiểu sâu về nó. Còn nói về các tác giả của thể loại giả tưởng, hình như lượt view trên gác của các tác giả này không nhiều bằng các tác phẩm lãng mạn, học đường (điển hình là của mình đây). Nhưng mình nghĩ thị hiếu của độc giả là như vậy, mình viết đôi khi cũng chỉ để thỏa mãn niềm đam mê và sự dồi dào ý tưởng trong đầu thôi, không cần đố kị với ai về lượt view cả. Vậy nên trên gác mình thường follow các tác phẩm giả tưởng của mọi người.
Thứ hai, nói về Sci-fi. Thực sự đây không phải là thể loại dễ viết bởi tính chân thực của nó. Những ý tưởng Sci-fi mà bạn nghĩ ra phải vừa phù hợp với khoa học, vừa mang tính viễn tưởng trong văn học để tránh bị cho là khô khan như một cuốn sách lý thuyết. Đồng thời nó cũng đòi hỏi các tác giả phải am hiểu một phần về khoa học. Mình cũng có đưa vài chi tiết khoa học vào trong tác phẩm của mình và văn chương nó, nhưng cũng rất lo ngại đa số độc giả trẻ đọc truyện trên mạng thường không thích điều này bởi nó khó hiểu. Như tác phẩm "Dòng thời gian" của Michael Crichton, yêu cầu bạn phải cực cực kì hiểu biết nhiều về vật lý cơ học lượng tử, đọc đôi khi chính mình còn cảm thấy nó rất khoa học, khô khan và buồn ngủ bởi có nhiều định nghĩa khá khó hiểu. Nhưng nếu xét theo chiều hướng văn chương, cộng thêm việc yêu thích các tác phẩm Sci-fi thì đây là một tác phẩm đáng để đọc.
Tóm lại, dòng Fantasy/Sci-fi vẫn cần chờ một thời gian để phát triển tại Việt Nam, đủ chín để bứt phá lên cùng với các thể loại khác (trừ romance).