Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam

Seraphina

Gà con
Tham gia
25/10/16
Bài viết
31
Gạo
0,0
Re: Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam
Đối với một đứa mới tập tành viết Fantasy như mình thì Sci-fi là một cái gì đó cao siêu hơn rất nhiều vì gắn với khoa học. Mình chưa biết có truyện nào thuộc hai dòng này của tác giả Việt được xuất bản. Có lẽ đối với những thể loại đang chìm mà muốn nổi thì cần phát pháo mở đầu thật thành công và quan trọng là của tác giả Việt, với "ý tưởng gốc" như các bạn nói. Nếu ý tưởng gốc quá khó, hạ độ khó xuống thì vẫn cần những cây viết tài năng đưa thể loại này phát triển. Mà bây giờ thì số lượng tác giả viết hai thể loại này không nhiều (so với romance), số có khả năng bật lên lại càng ít.
Mình nghĩ vẫn có ánh sáng cho những tác giả cho thể loại này, chỉ là chúng ta sẽ góp phần đưa nó lên hay chờ "người tài" thôi.
Ồ, bạn có thể đọc #19. :D
Cám ơn bạn đã ghé thăm topic của mình. Đúng là với người mới bắt đầu thì Fantasy rất đơn giản. Bạn chẳng cần "của hồi môn" nào để về với đội Fantasy cả. Nó quen thuộc với chúng mình hơn Sci-fi do một phần Sci-fi vẫn dễ viết hơn nếu bạn sống ở một quốc gia đã phát triển như Nhật Bản chẳng hạn. Tuy nhiên, nếu bạn chọn cái dễ hơn ngay từ đầu thì bạn có khả năng sẽ rơi vào những "ý tưởng cũ". Lý do là "ý tưởng gốc" mà xuất hiện ở Fantasy thì cực kì khó. Trí tưởng tượng thường được ca ngợi là vô tận nhưng bản thân người viết lại bị giới hạn bởi đủ thứ định kiến và các motif sẵn có trong chính bản thân nhận thức của mình, chưa kể xu hướng viết theo phong trào và bị ảnh hưởng bởi những tác phẩm thành công. Con đường để đi đến "ý tưởng gốc" ngay từ đầu thật ra rất gian nan. Đúng đó bạn, cần phải đợi, đợi "người tài" vì "người tài" là quý nhân của những điều tưởng như không thể hoặc cực kì khó. :D
 

Seraphina

Gà con
Tham gia
25/10/16
Bài viết
31
Gạo
0,0
Re: Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam
Uh mình cũng có ghi là ý tưởng gốc chỉ góp một nửa thành công thôi, ghi ở cuối đoạn đó bạn, bạn đọc chưa kĩ kìa. Đương nhiên là cũng cần có một cốt truyện hay thì mới tạo được một cuốn truyện hay chứ.
Mà câu trả lời của bạn làm mình hơi "hụt hẫng" nha :). Mình đã mong đợi một câu trả lời khác cơ :v .
Mình luôn nghĩ là một tác giả fantasty/scifi, mỗi lần nghe cụm từ "thử thách trí tuệ" hay "thử thách trí tưởng tượng" bạn phải cảm thấy xung máu lên liền chứ :) . Viết fantasty/scifi cũng như một thử thách vậy, phải cần một người chơi máu mặt chứ đúng không bạn?
Mà ý tưởng gốc cũng không cần phải quá cao siêu đâu. Bạn có thể lấy những ý tưởng cũ biến tấu lại cũng được mà. Biết đâu trong quá trình đó tình cờ bạn lại nghĩ ra cái gì mới thì sao? Hoặc là dùng những tư liệu cũ rồi tạo thêm những dấu ấn của riêng mình. Ví dụ như Rick Riordan lấy tư liệu cũ là á thần, sau đó lại nhái J.K.Rowling khoản trường học phù thủy, cuối cùng kết hợp lại ra trại á thần. Kết hợp nhiều thể loại cũng là một cách hay.
Và đừng nghĩ mình thiếu thông minh nha bạn. Sai lầm lớn đấy, trong quá khứ cũng tại vụ này mà mình đã lỡ mất nhiều cơ hội để thể hiện bản thân.
Mình muốn trả lời bạn trong một còm men riêng vì cái vụ "ý tưởng gốc" do bạn đề xuất được quan tâm đặc biệt luôn ấy. :D Bản thân mình cũng quan tâm tới nó suốt và đặc biệt là mấy bữa rày luôn tuy chưa có thời gian để trả lời bạn.
Mình biết bạn sẽ hụt hẫng. Mình biết bạn mong đợi cái sự máu lửa của những đứa viết Fantasy/Sci-fi. Nhưng mình không phải là người mới bước chân vào lãnh địa thiên về "đẻ ý tưởng" này nên mình không còn cái sự hưng phấn, hân hoan mà bạn đã mong đợi. Bạn không cần phải thấy tiếc cho mình. Bởi sự hưng phấn là thứ duy nhất khiến mình lập ra Topic này. Nhưng nó không phải là sự hưng phấn ồn ào mà nó thầm lặng âm ỉ. Mình đã sống đủ lâu với Fantasy nên những cái bề nổi của tảng băng như ý tưởng về "ý tưởng gốc" không còn mang tính "thần thánh" đối với mình. Thay vào đó, mình thích những gì phát triển tự nhiên, không hề gượng gạo hơn. Không bao giờ ý tưởng cạn kiệt trong thời buổi Kinh Tế Tri Thức này nhưng để khiến cho một câu chuyện có thể đọc và thấm sâu vào thì "ý tưởng gốc" chẳng qua chỉ là một đứa trẻ mới dậy thì so với một con người đã trưởng thành thực thụ. Mình không nghĩ Fantasy/Sci-fi chỉ giành cho "bọn con nít" hay "thanh niên mới lớn" hay "người già hồi xuân" mà có thể dành cho bất kì tâm hồn rộng mở nào đón nhận nó. Vì suy cho cùng, như bạn Banhmitrung đã chia sẻ:
Thể loại bất quá là lớp vỏ khoác ngoài chứ mình nghĩ bất kỳ thể loại tiểu thuyết nào đều xoay quanh con người là chính.
Mình đồng ý với bạn ấy. Nó chỉ là cái lớp vỏ bọc và vì thế, khi cởi ra thì cuốn truyện Fantasy/Sci-fi đó còn lại gì ngoài những ý tưởng? Ý tưởng là cái gì đó chết cứng, cho dù nó có "gốc" to thế nào hay "sao chép" liên tục, nhuần nhuyễn ra sao.
Mình cũng cho rằng nếu bạn xào nấu các ý tưởng đã xói mòn vì được nhắc đi nhắc lại liên miên thì nó cũng chẳng tạo ra cái gì mới mẻ. "Gốc" đúng nghĩ phải thực sự mới, tức là chưa được khám phá và nhận thức nhiều. Đó là lý do mình tin nó rất khó để có được. Nó cần có một nền tảng trong cách tư duy, cách sáng tạo, cách cảm nhận cuộc sống cực kì sâu sắc và chặt chẽ. Nền tảng này tuyệt không thể xuất hiện trong một đứa gà mờ, củ chuối được. "Nền tảng" là cả một quá trình và tất nhiên được sinh ra cũng bởi một cái gì đó rất chất vào những ngày đầu tiên khi ai đó quyết định sáng tạo cái gì đó, y như nó được đâm chồi nảy lộc từ một hạt giống "gốc". "Ý tưởng gốc" dễ gì lọt vào tay ai không có "gốc" như những kẻ chỉ biết hưởng thụ thành quả và dính chặt vùng an toàn như mình hiện tại chẳng hạn. Mình không thích ảo tưởng sức mạnh bản thân và mình đã nghĩ cần phải khách quan khi đánh giá mức độ "gốc" của tác phẩm của mình. Mình định nghĩa "gốc" thực sự phải là "gốc" với đa số mọi người còn chỉ với một bộ phận nhỏ của thế giới thì cho dù như là ở trong nước, ta có được gọi là mới mẻ, sáng tạo mà ngoài kia người ta còn đi sâu đi xa hơn mình thì hóa ra cái ảo tưởng "gốc" khiến cho mọi thứ trở nên đơn giản quá mức và chính bản thân mình lại đang biến thành một con ếch, chỉ biết ngoác mỏ ra mà kêu như thể nguy hiểm lắm vậy. Hì. :D
Mình rất tiếc cho sự thiếu tự tin trong quá khứ của bạn. Mình rất vui vì bạn đã chia sẻ kinh nghiệm xương máu của mình và mình trân trọng điều đó. Cám ơn bạn đã nhắc nhở mình. Nhưng trước cả khi được bạn nhắc nhở, mình cũng đã mắc sai lầm kiểu đó. Mình mắc nó ở mọi vấn đề trong cuộc sống của mình và cũng trả giá cho sự thiếu tự tin ở bản thân nên mình đồng cảm với bạn thực sự. Chúc bạn tự tin và... mọi thứ tốt đẹp hén. :3
 

Seraphina

Gà con
Tham gia
25/10/16
Bài viết
31
Gạo
0,0
Re: Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam
Các bạn để lại nick facebook và link tác phẩm để giao lưu với nhau đi.
Chào bạn, rất vui được bạn để lại còm men ở đây. Mình cũng mong muốn mần quen và thậm chí còn muốn thành lập một Fanpage để tất cả mọi người có nơi để chia sẻ tác phẩm cũng như những trải nghiệm trong quá trình sáng tác. Nhưng ước mơ cũng chỉ là mơ ước bởi Team Fantasy/Sci-fi như tụi mình rất ít nên cho dù có lập Fanpage thì cũng ít người tham gia và sẽ dần dần nguội lạnh và biến mất. Có lẽ nên đợi thêm một thời gian rồi mới rủ rê các đồng chí gia nhập. :D
 

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
7,9
Re: Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam
Thể loại bất quá là lớp vỏ khoác ngoài chứ mình nghĩ bất kỳ thể loại tiểu thuyết nào đều xoay quanh con người là chính.
Cái điều này tôi đồng ý với bác, nhưng chỉ với trường hợp truyện mang tính "văn học". Có những truyện chỉ mang tính đơn thuần giải trí, tức là lớp vỏ khoác ngoài ấy cũng là thứ bên trong luôn (hoặc có thứ khác bên trong nhưng rất ít). Khi đó muốn thu hút và để lại ấn tượng lâu dài, thì cái vỏ khoác ngoài ấy phải thực sự ấn tượng, mang một câu chuyện thật hấp dẫn, hay phải thật mới mẻ, hay thậm chí tạo được thành những trào lưu sau này, để người ta có thể viết tiếp dựa trên những ý tưởng đó.
Nói chung, nếu trộn lẫn hai thể loại này vào làm một, người ta sẽ nói là khoa học viễn tưởng mà thôi.
Thực ra, vẫn còn một thể loại để bạn tham khảo. Nó là Science Fantasy. Mình chưa nghiên cứu đến nó nên chưa thể làm rõ khái niệm mà chỉ cung cấp tên của một Subgenre (Tiểu thể loại) của Fantasy cho bạn thôi.
Tôi không nghĩ vậy. Tôi không rõ tên tiếng Anh lắm, nhưng tôi nghĩ Sci-fi là "khoa học viễn tưởng", tức là viết về những thứ có khả năng thành hiện thực ở một tương lai xa tít nào đó, dựa trên các kiến thức khoa học.

Còn nếu trộn giả tưởng (fantasy) và khoa học (science), thì sẽ tạo thành thể loại Science Fantasy (khoa học giả tưởng) giống như Seraphina nói ở trên. Khoa học giả tưởng đôi khi bị một số người lẫn với khoa học viễn tưởng, bởi vì trong truyện cũng dựa trên rất nhiều kiến thức khoa học (hay ít ra bạn đọc thấy như vậy). Nhưng khoa học giả tưởng sẽ nói về những thứ mà người ta không thấy có manh mối nào về khả năng thành hiện thực hết, mặc dù trong truyện nó tạo cho người đọc có cảm giác cái khả năng đó là có, bởi vì được lí giải bằng những thứ rất là khoa học.

Ví dụ như giải thích một người lửa (giống trong X-men) bằng những lí thuyết lượng tử... (thực tế là không có khả thi gì hết, và nếu nghiên cứu khoa học thì thấy cả đống lỗ hổng, nhưng người đọc vẫn cảm thấy rất thuyết phục)... Ví dụ như series phim Fringe của Mỹ, tôi nghĩ đó là thể loại khoa học giả tưởng.

Vì thế tôi nghĩ rằng có một số truyện sẽ nằm ở ranh giới giữa khoa học viễn tưởng và khoa học giả tưởng, và thậm chí có thể một số truyện ở thời kì này được cho là khoa học giả tưởng, nhưng vài thế kỉ sau lại được cho là khoa học viễn tưởng chẳng hạn.

:)
 

Banhmitrung

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
12/8/14
Bài viết
174
Gạo
62,3
Re: Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam
Mình gửi 1 số đoạn trong bài tham luận của Lão Xá, một tác giả lớn của TQ. Bài này do một người bạn của mình dịch và mình cảm thấy rất tâm đắc với những gì nó đề cập và vẫn lấy đó làm kim chỉ nam cho phong cách sáng tác của mình.

"Viết tiểu thuyết như thế nào? Không đề cập đến phong cách viết nhất định nào. Lời của tôi tối đa chỉ để tham khảo mà thôi.

Đại đa số bên trong đều có một câu chuyện, do đó chúng ta muốn viết, dường như cũng phải tìm một câu chuyện trước đã. Tìm loại cốt truyện thế nào đây? Từ những gì chúng ta từng đọc, từng chứng kiến, chuyện gì cũng có thể sử dùng được. Chuyện yêu đương, chuyện mạo hiểm cố nhiên có thể tận dụng, ngay cả nói chuyện yêu ma quỷ quái cũng khả dĩ. Chẳng qua, khi kể chuyện yêu ma, từ cổ chí kim đều xử lý chúng tương tự như con người, thậm chí là cả trong trường hợp lấy khủng bố làm mục đích, đối tượng tác giả muốn dọa vẫn là người. Giả sử có người viết một cuốn sách, chuyên về sinh trưởng và tập quán của loài hồ ly, mà không liên quan tới con người, vậy là lập tức trở thành báo cáo nghiên cứu về hồ ly chứ không còn câu chuyện hồ ly nữa. Do đó ta thấy rằng nhân loại quan tâm tới bản thân mình, nhân loại tự cảm nhận xã hội, nhân loại hồi ức, ghi chép lại những kinh nghiệm trong cuộc sống.

Theo đó, khi chúng ta chọn cốt truyện để viết, phải dự đoán được câu chuyện này có giá trị gì, truyền cảm hứng gì trong cuộc sống của con người; cũng rất hiển nhiên với chuyện ma chuyện quỷ, là muốn lợi dụng yêu ma hồ mị để ngụ ý; nên biết rằng lời ngụ ý so với hiện thực thật khó lòng hòa hợp, chẳng động lòng người bằng trực tiếp viết về nhân sinh."

Nói về cốt truyện:

"Sự lạ kỳ của câu chuyện là một sự phô trương, thường khiến người ta bị lôi cuốn vào sự kích thích trong bản thân cốt truyện, bỏ qua đi quan hệ giữa câu chuyện với nhân sinh. Truyện loại này nhất thời cũng rất thú vị, nhưng ít lâu sau liền trở thành vô vị.

Thử coi, mỗi năm ở Anh Mỹ xuất bản biết bao nhiêu truyện trinh thám, trong mỗi cuốn chẳng lẽ không có sự kiện nào kinh tâm động phách sao? Thế nhưng có được mấy cuốn được coi là tác phẩm văn học chân chính đây? Loại kinh tâm động phách này là thứ kích thích như khua chiêng gióng trống, nhưng không khiến người cảm động tới mức ba tháng không biết đến vị ngon. Cái cần là cảm động, chứ không phải kích thích phù phiếm.

Đối với cốt truyện phức tạp, lạ kỳ cần để tâm bảo lưu thái độ, giả như chúng ta không tìm ra được đạo lý nhất quán tự nhiên trong sự phức tạp, không đưa ra lời giải thích hợp lý hợp tình giữa sự lạ kỳ, chúng ta tốt nhất là không nên động bút. Bởi vì, một khi đã tồn tại tâm tư tràn ngập sự náo nhiệt, lạ kỳ, sự thú vị trong chúng ta liền bị tầm thường hóa. Lại nói, ngay cả danh gia lão luyện cũng thường gặp khúc mắc khi câu chuyện đan xen quá loạn, nhân vật quá nhiều. Ngay cả có phần cực kỳ thành công, nhưng toàn thể không cân bằng, được cái nọ lại mất cái kia, vẫn là tốn công vô ích."

"Nói tóm lại, chúng ta phải tự coi mình là nghệ thuật gia, mọi nguyên liệu đều do chúng ta chi phối; chúng ta muốn viết một thứ gì đó, không phải báo cáo, mà là tác phẩm nghệ thuật – tác phẩm nghệ thuật dùng toàn bộ sinh mệnh, cuộc sống của chúng ta để viết, không phải là bức ảnh chụp ngẫu nhiên cỡ bốn tấc hay tám tấc về sự về vật. Trách nhiệm của chúng ta là ở sáng tác: sử dụng một sự kiện hoặc một cá nhân để truyền đạt tư tưởng, mọi tình cảm và tư tưởng phát sinh đều do chúng ta tự quyết định, tự chấp hành, tự làm tới cùng. Chúng ta tuyệt không phải là nô lệ của bất kể chuyện gì, bất kể nhân vật nào, mà là chủ nhân của tất cả."
 

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
7,9
Re: Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam
Mình gửi 1 số đoạn trong bài tham luận của Lão Xá, một tác giả lớn của TQ. Bài này do một người bạn của mình dịch và mình cảm thấy rất tâm đắc với những gì nó đề cập và vẫn lấy đó làm kim chỉ nam cho phong cách sáng tác của mình.

"Viết tiểu thuyết như thế nào? Không đề cập đến phong cách viết nhất định nào. Lời của tôi tối đa chỉ để tham khảo mà thôi.

Đại đa số bên trong đều có một câu chuyện, do đó chúng ta muốn viết, dường như cũng phải tìm một câu chuyện trước đã. Tìm loại cốt truyện thế nào đây? Từ những gì chúng ta từng đọc, từng chứng kiến, chuyện gì cũng có thể sử dùng được. Chuyện yêu đương, chuyện mạo hiểm cố nhiên có thể tận dụng, ngay cả nói chuyện yêu ma quỷ quái cũng khả dĩ. Chẳng qua, khi kể chuyện yêu ma, từ cổ chí kim đều xử lý chúng tương tự như con người, thậm chí là cả trong trường hợp lấy khủng bố làm mục đích, đối tượng tác giả muốn dọa vẫn là người. Giả sử có người viết một cuốn sách, chuyên về sinh trưởng và tập quán của loài hồ ly, mà không liên quan tới con người, vậy là lập tức trở thành báo cáo nghiên cứu về hồ ly chứ không còn câu chuyện hồ ly nữa. Do đó ta thấy rằng nhân loại quan tâm tới bản thân mình, nhân loại tự cảm nhận xã hội, nhân loại hồi ức, ghi chép lại những kinh nghiệm trong cuộc sống.

Theo đó, khi chúng ta chọn cốt truyện để viết, phải dự đoán được câu chuyện này có giá trị gì, truyền cảm hứng gì trong cuộc sống của con người; cũng rất hiển nhiên với chuyện ma chuyện quỷ, là muốn lợi dụng yêu ma hồ mị để ngụ ý; nên biết rằng lời ngụ ý so với hiện thực thật khó lòng hòa hợp, chẳng động lòng người bằng trực tiếp viết về nhân sinh."

Nói về cốt truyện:

"Sự lạ kỳ của câu chuyện là một sự phô trương, thường khiến người ta bị lôi cuốn vào sự kích thích trong bản thân cốt truyện, bỏ qua đi quan hệ giữa câu chuyện với nhân sinh. Truyện loại này nhất thời cũng rất thú vị, nhưng ít lâu sau liền trở thành vô vị.

Thử coi, mỗi năm ở Anh Mỹ xuất bản biết bao nhiêu truyện trinh thám, trong mỗi cuốn chẳng lẽ không có sự kiện nào kinh tâm động phách sao? Thế nhưng có được mấy cuốn được coi là tác phẩm văn học chân chính đây? Loại kinh tâm động phách này là thứ kích thích như khua chiêng gióng trống, nhưng không khiến người cảm động tới mức ba tháng không biết đến vị ngon. Cái cần là cảm động, chứ không phải kích thích phù phiếm.

Đối với cốt truyện phức tạp, lạ kỳ cần để tâm bảo lưu thái độ, giả như chúng ta không tìm ra được đạo lý nhất quán tự nhiên trong sự phức tạp, không đưa ra lời giải thích hợp lý hợp tình giữa sự lạ kỳ, chúng ta tốt nhất là không nên động bút. Bởi vì, một khi đã tồn tại tâm tư tràn ngập sự náo nhiệt, lạ kỳ, sự thú vị trong chúng ta liền bị tầm thường hóa. Lại nói, ngay cả danh gia lão luyện cũng thường gặp khúc mắc khi câu chuyện đan xen quá loạn, nhân vật quá nhiều. Ngay cả có phần cực kỳ thành công, nhưng toàn thể không cân bằng, được cái nọ lại mất cái kia, vẫn là tốn công vô ích."

"Nói tóm lại, chúng ta phải tự coi mình là nghệ thuật gia, mọi nguyên liệu đều do chúng ta chi phối; chúng ta muốn viết một thứ gì đó, không phải báo cáo, mà là tác phẩm nghệ thuật – tác phẩm nghệ thuật dùng toàn bộ sinh mệnh, cuộc sống của chúng ta để viết, không phải là bức ảnh chụp ngẫu nhiên cỡ bốn tấc hay tám tấc về sự về vật. Trách nhiệm của chúng ta là ở sáng tác: sử dụng một sự kiện hoặc một cá nhân để truyền đạt tư tưởng, mọi tình cảm và tư tưởng phát sinh đều do chúng ta tự quyết định, tự chấp hành, tự làm tới cùng. Chúng ta tuyệt không phải là nô lệ của bất kể chuyện gì, bất kể nhân vật nào, mà là chủ nhân của tất cả."
Đọc đoạn trích của bác phức tạp, cao siêu quá, chỉ hiểu một phần, không hiểu hết. :D

Đại khái, tôi nghĩ là, mỗi tác phẩm đều có một câu chuyện trong đó. Tuy nhiên, có những tác phẩm ngoài câu chuyện nó còn có những giá trị khác, cũng có sức nặng tương đương như vậy. Vì thế, không thể xem nhẹ phần nào.

Ví dụ như có những tác phẩm văn học nội dung gần như chẳng có gì mấy, chỉ loanh quanh mấy chuyện vụn vặt đời thường, cốt truyện cũng chẳng có gì phức tạp, giật gân, hay hấp dẫn. Cái giá trị của nó là thể hiện cuộc sống thực, văn hóa, xã hội, quan điểm, con người của thời đại đang viết. Một trong những giá trị của văn học là thể hiện cái đó: xã hội, cuộc sống, cách suy nghĩ, con người... của thời đại. Người ta có thể đọc điều đó qua một cuốn sách nghiên cứu về văn hóa, xã hội, nhưng sẽ chẳng bao giờ cảm nhận được bằng qua những tác phẩm văn học.

Bởi vì thế mà trong khi rất nhiều người chỉ chăm chăm tìm đọc những tác phẩm nổi tiếng trên thế giới, thì tôi luôn cho rằng: dù các tác phẩm đó có hay và giá trị đến mức nào, chúng vẫn không thể thay thế được các tác phẩm văn học Việt Nam. Bởi vì mỗi tác phẩm của một nền văn hóa đều chứa đựng những giá trị mà các tác phẩm của nền văn hóa khác - dù hay đến đâu - cũng không thể thay thế.

Các tác phẩm giả tưởng, khoa học viễn tưởng, hay trinh thám cũng thế. Một tác phẩm giả tưởng, một trong những phần làm nên giá trị của tác phẩm đó là thế giới giả tưởng mà tác giả tạo nên. Nếu phần giả tưởng đó không hay, hoặc đơn giản tác giả chỉ lấy sẵn những thứ người ta đã viết, không có gì thêm thắt, chỉ để làm nền cho câu chuyện của mình. Thì khi đó, tác phẩm đó sẽ chỉ còn là một tác phẩm mang hơi hướng giả tưởng (ví dụ một truyện tình cảm/tâm lí xã hội/... mang hơi hướng giả tưởng, huyền bí).

Nó sẽ chỉ đủ sức là một tác phẩm giả tưởng, khi cái thế giới giả tưởng mà tác giả tạo ra ít nhất cũng đủ sức nặng tương đương với câu chuyện trong đó.

Cái câu chuyện trong đó, có thể mang ý nghĩa sâu sắc lớn lao, hàm ý này nọ; nhưng nó cũng có thể là một câu chuyện tình hay phiêu lưu hay trinh thám không nhằm truyền tải cái gì to tát, nhưng lại thật hấp dẫn.

Ví dụ như: truyện Dracula, các bạn nghĩ nếu bỏ hết phần ma cà rồng trong đó thì nó còn lại gì? Nhưng nó đã lưu truyền biết bao nhiêu thế hệ. Người ta làm phim, viết truyện, tạo ra các tác phẩm khác dựa trên nhân vật Dracula đó.

Hay Harry Potter, bạn nghĩ câu chuyện trong đó hay chính bản thân thế giới phù thủy đã gây ấn tượng mạnh trong lòng độc giả hơn? Nếu câu chuyện mới là chính, người ta đã không tạo ra game, hay những trang web trò chơi chỉ để tái hiện cái thế giới đó, và bao nhiêu fanfiction về việc ai đó ở đời thường lọt vào thế giới phù thủy.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
7,9
Re: Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam
Tất nhiên, bạn vẫn phải có một câu chuyện đủ hấp dẫn, nếu nó sâu sắc thì càng tốt. Nhưng đâu phải ai cũng viết được những điều to tát, lớn lao; cũng không phải độc giả nào cũng tìm đọc thứ đó.

Nhưng, để một tác phẩm xứng đáng gọi là giả tưởng hay khoa học viễn tưởng hay trinh thám hay bất kì thể loại nào, thì cái phần giả tưởng/ sci-fi/ trinh thám.... đó nó phải có đủ đất diễn của nó.

Nếu không, nó vẫn chỉ là một tác phẩm mang hơi hướng... mà thôi. :D
 

Đạp Nguyệt Lưu Hương

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/16
Bài viết
404
Gạo
0,0
Re: Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam
Mình nghĩ thay vì định nghĩa hai thể loại này hay phương cách sáng tác, ý tưởng thì mọi người nên tập trung vào chủ đề.

Thứ nhất, qua chủ đề ta thấy thực tế của hai thể loại này ở Việt Nam chưa phát triển, chưa được nhận nhiều sự quan tâm của độc giả. Câu hỏi là tại sao lại như thế? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

Thứ hai, khi chúng ta tìm ra nguyên nhân, lí do tại sao chúng ta nên tìm cách giải quyết những nguyên nhân ấy.

Thứ ba, một khi đã tìm ra phương cách giải quyết nó rồi thì cần phải có một kế hoạch, định hướng cụ thể làm kim chỉ nan dẫn đường chỉ lối phát triển, làm một cách tuần tự, tránh tình trạng tự phát không tập trung.

Thứ tư là thực hiện nó, đó là điều căn bản nhất nhưng cũng khó nhất. Vậy làm sao ta có thể thực hiện được nó? Đó là câu hỏi thứ tư mà mình muốn mọi người thảo luận.
 

Hà Thái

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
5/3/15
Bài viết
406
Gạo
7,9
Re: Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam
Tôi nghĩ là không chỉ ở Việt Nam, mà ở các nước khác, thể loại giả tưởng/ khoa học viễn tưởng/ trinh thám/ kinh dị nói chung đều không có nhiều bằng thể loại tình cảm lãng mạn.

Độc giả thể loại kia bao giờ cũng nhiều hơn, trừ khi bạn truyện của bạn chỉ có hơi hướng giả tưởng/... nhưng cái lõi vẫn là tình cảm lãng mạn thì cũng mới ăn khách. Lí do là thể loại tình cảm lãng mạn nhẹ nhàng và được nhiều độc giả tiếp nhận hơn => dễ bán hơn => dễ được xuất bản hơn => nhiều người viết hơn.

Đã thế, không phải tự chê, nhưng dân mình về cơ bản ít mua sách để đọc (theo thống kê trên báo và thực tế thấy bạn bè tôi cũng chả có mấy người đọc sách) => số người đọc các loại sách ít đọc kia càng ít => không bán được. (Không phải chỉ của tác giả Việt Nam đâu, nhiều cuốn nổi tiếng của thế giới về VN cũng chả bán được mấy.)

Không bán được => ít người viết => lại ít người đọc (người chịu đọc sách đã ít, đã thế lại có một bộ phận khá lớn còn không bao giờ đọc truyện Việt Nam mà chỉ chăm chăm tìm truyện nước ngoài) => những cuốn được viết ra cũng chẳng nổi lên được => càng ít phát triển.

Càng ít phát triển => các tác giả lại càng có ít nền tảng để phát triển lên mà toàn phải tự nghĩ cái mới => càng viết được ít. :D

Còn riêng về dòng fantasy, cũng phải công nhận Âu/Mỹ họ có nền tảng là bộ thần thoại Hy Lạp, kinh thánh... nên có một kho tư liệu rất đồ sộ để viết. Còn Việt Nam thì không có nhiều mấy.
 

Banhmitrung

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
12/8/14
Bài viết
174
Gạo
62,3
Re: Thảo luận: Tương lai Văn Học Fantasy/Sci-fi ở Việt Nam
Đọc đoạn trích của bác phức tạp, cao siêu quá, chỉ hiểu một phần, không hiểu hết. :D

Đại khái, tôi nghĩ là, mỗi tác phẩm đều có một câu chuyện trong đó. Tuy nhiên, có những tác phẩm ngoài câu chuyện nó còn có những giá trị khác, cũng có sức nặng tương đương như vậy. Vì thế, không thể xem nhẹ phần nào.

Mình nghĩ bác hiểu chưa đúng, Lão Xá không nói câu chuyện là quan trọng nhất, ông ấy nói là bất kỳ câu truyện nào cũng nên dùng con người và mối quan hệ giữa người và người làm cốt lõi. Giống như bác nói có những tác phẩm chỉ là chuyện vụn vặt đời thường thôi nhưng rất có giá trị thời đại, vì những câu truyện đó xoay quanh con người của thời đại đó.

Thứ nhất, qua chủ đề ta thấy thực tế của hai thể loại này ở Việt Nam chưa phát triển, chưa được nhận nhiều sự quan tâm của độc giả. Câu hỏi là tại sao lại như thế? Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này?

Mình vào những forum chuyên về truyện kỳ ảo/giả tưởng/fantasy hoặc các forum truyện dịch TQ về thể loại này. Lượng độc giả rất đông với bên truyện dịch/truyện cv, nhưng bên sáng tác thì èo uột. Vậy có thể nói nhu cầu là có, có điều tác giả VN ko đáp ứng đc nhu cầu đó thôi.

Trước tiên là về lượng, 1 truyện dịch có thể lên tới cả ngàn chương, trong khi 1 truyện sáng tác nhiều lắm là 100 chương trong gần năm trời.

Sau nữa là về chất. Quá nhiều tác giả có xuất phát điểm như vầy: A, mình đọc được 1 truyện hay quá, mình muốn viết 1 truyện giống vậy. Thế là viết thôi. Câu truyện của họ thiếu đi nền tảng của sáng tạo và vun đắp, và trở thành một dạng copy-cat. Mà nguồn truyện dịch gốc thì quá nhiều nên không ai muốn đọc copycat hết.

Các tác phẩm giả tưởng, khoa học viễn tưởng, hay trinh thám cũng thế. Một tác phẩm giả tưởng, một trong những phần làm nên giá trị của tác phẩm đó là thế giới giả tưởng mà tác giả tạo nên. Nếu phần giả tưởng đó không hay, hoặc đơn giản tác giả chỉ lấy sẵn những thứ người ta đã viết, không có gì thêm thắt, chỉ để làm nền cho câu chuyện của mình. Thì khi đó, tác phẩm đó sẽ chỉ còn là một tác phẩm mang hơi hướng giả tưởng (ví dụ một truyện tình cảm/tâm lí xã hội/... mang hơi hướng giả tưởng, huyền bí).

Nó sẽ chỉ đủ sức là một tác phẩm giả tưởng, khi cái thế giới giả tưởng mà tác giả tạo ra ít nhất cũng đủ sức nặng tương đương với câu chuyện trong đó.

Mình đồng ý với ý kiến này, nếu không đủ sức tạo thành một thế giới riêng của mình, thì nên hạn chế viết fantasy/sci-fi thuần. Chỉ nên viết low fantasy/sci-fi hoặc light-novel thôi.
 
Bên trên