[Thảo luận] Về vấn đề phiên âm, dịch tên riêng, từ chuyên môn trong văn học dịch

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Hôm nay mình đọc được một bài viết trúng vào tâm lý chung của mình trong việc dịch thuật. Bản thân mình không thích dịch tên thành phiên âm (vd. Jean Valjean thì viết thành Giăng Vagiăng, v.v) và khi mua trúng phải sách như thế mình rất bức xúc.

Không chỉ thế, còn có vấn đề dịch tên mà còn dịch địa danh hoặc vùng miền:
Ví dụ: thành phố New York có nên dịch là York Mới hay Nữu Ước (từ cũ)? thành phố South Side nên dịch là thành phố Vùng Nam hay Nam Side? bang West Virginia hay bang Tây Virginia? v.v.
(Trong tiếng Anh không có thói quen viết hoa phương hướng, nên khi có North, East, South, West viết hoa thì đó đều là thuộc tên riêng.)

Và còn những từ tiếng Anh thông dụng thì sao: có nên dùng phiên âm với dấu gạch đơn?
Ví du: Như logic có nên viết lại thành lô-gíc? sofa viết thành sô pha hay sô-pha hay giữ nguyên? v.v.. Đây là một số từ thông dụng hơn nhưng cũng có nhiều trường hợp người biết từ tiếng Anh người không.

Đó là tên tiếng Anh thì phiên âm như thế, nhưng tên tiếng Trung Hàn Nhật thì sao?
Chúng ta nên gọi ông Đặng Tiểu Bình hay ông Deng Xiao Ping, ông Haruki Murakami hay ông Thôn Thượng Xuân Thụ, ông Kim Young Ha hay ông Kim Anh Hạ?

Không biết các bạn độc giả khác nghĩ sao?
Bài viết sau đây mình "quote" lại khá đầy đủ nhưng vẫn xin mời bạn vào góp ý thêm, thảo luận và thống nhất một số quy định chung (ít ra là để dành dùng các bản truyện dịch trên Gác).

VN Express
Thứ hai, 30/9/2013 | 14:18 GMT+7
Loạn phiên âm tiếng nước ngoài
Khi dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt thì tên người, địa danh có phiên âm không? Nếu phiên âm thì như thế nào? Không phiên âm thì lấy theo gốc nào? Vấn đề này cho đến nay vẫn chưa thống nhất và thực trạng đã trở nên rất tệ.

Xin minh hoạ thực trạng này bằng bảng tổng hợp dưới đây từ cuốn tiểu thuyết "Jenny Ghechac" của nhà văn Mỹ Theodore Dreiser (tên sách "Jenny Ghechac" và tên nhà văn "Theodore Dreiser" viết như trên bìa sách của Nhà xuất bản Văn học năm 2011, Nguyễn Tâm dịch).

Ngay từ bìa sách đã có thể nhận thấy sự thiếu nhất quán: tên nhà văn “Theodore Dreiser” được giữ nguyên như tên tiếng Anh, nhưng tên tiểu thuyết (cũng là tên nhân vật chính) lại được phiên âm từ "Jennie Gerhardt" thành "Jenny Ghechac". Chưa nói tới việc phiên âm "Jennie Gerhardt" thành "Jenny Ghechac" đã đúng chưa, việc trên một bìa sách mà tên này viết theo nguyên gốc tiếng Anh, tên kia phiên âm ra tiếng Việt, đã thể hiện một sự cẩu thả rồi.

Có một số tên tiếng Việt trong bảng này có thể suy đoán được gốc tiếng Anh, nhưng cách phiên âm quả thực rất "khó đỡ" như "Lănđơn" (London), Xên Luiz (Saint Louis), Jơjơ (George).

Người dịch sử dụng nhiều chữ cái không phải của tiếng Việt cho các tên được phiên âm: chữ "j" trong "Jenny", "Jơjơ", "Jerôn", "Jec", "Mitjơly", chữ "f" trong "Fin", chữ "z" trong "Luiz"...).

Người dịch cũng không nề hà việc cho các phụ âm "đ", "x", “g” đứng cuối từ ("Mađriđ", "Pâyx", "Đâyvix", “Crêg”), điều không bao giờ có trong tiếng Việt.

Một số tên phiên âm của người dịch không thể hiểu nổi: "Gran Poxifix" ("Grand Pacific"), "Kepitơn" ("Capital").

Tiếng Việt đơn âm tiết (trong một từ chỉ có một nguyên âm đơn hoặc kép), nhưng người dịch lại viết các tên tiếng Việt liền tù tì như trong tiếng Anh đa âm tiết, không dùng dấu nối "-".

Tuy nhiên, khi không có một quy định chuẩn phiên âm nào cả thì cũng không thể nào nói phiên âm một tên người, địa danh như thế nào là đúng.

Phiên âm hay không phiên âm?

Mọi tên người, địa danh đều để nhận biết qua hai hình thức phổ biến: phát âm (để nghe) và viết (để đọc). Chúng ta phát âm hay viết ra một cái tên đều để cho người khác nhận biết đó là ai hoặc địa danh nào. Lý tưởng nhất là khi cả việc phát âm và viết tên đều dễ dàng để người khác nhận ra. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng.

Trong nhiều ngôn ngữ hệ La-tinh, do sự tồn tại của các từ đồng âm khác cách viết và khác nghĩa, việc nhận biết trong nhiều trường hợp cần dùng đến việc đánh vần (spelling) để người nghe hình dung được cách viết của từ. Đánh vần cũng được áp dụng cho các chữ phức tạp. Về bản chất, đánh vần là "viết bằng miệng". Như vậy, việc nhận biết một từ (kể cả tên) có khi đòi hỏi người nói phải kết hợp đồng thời hai cách nhận biết là phát âm và viết.

Đối với tên người, địa danh nước ngoài, cái khó đầu tiên là phát âm chúng. Đây là lý do ra đời phương pháp phiên âm. Tuy nhiên, dù sát đến mấy thì các tên được phiên âm sang tiếng nước ngoài cũng chỉ "lơ lớ", không giống hoàn toàn với phát âm trong tiếng mẹ đẻ.

Điểm bất lợi lớn của phương pháp phiên âm tên người, địa danh gốc La-tinh sang tiếng Việt là, trong khi về mặt phát âm cũng chỉ đạt được mức "lơ lớ", nó làm mất đi tên gốc ở chữ viết. Việc căn cứ vào tên phiên âm tiếng Việt để tìm tên gốc đối với cả người Việt Nam và người nước ngoài biết tiếng Việt trong nhiều trường hợp rất khó, đặc biệt là khi mỗi người tự phiên âm một kiểu, thậm chí cùng một người, phiên âm cùng một tên, nhưng mỗi lúc mỗi kiểu.

Trong thế giới ngày nay, nhu cầu tìm tên gốc của người và địa danh rất lớn. Khi đọc một bài báo hay tài liệu, thấy ông cựu tổng thống Mỹ Cờ-lin-tơn, người đọc thường có nhu cầu biết tên tiếng Anh của ông Cờ-lin-tơn viết như thế nào để tìm thêm thông tin trên mạng, hay để trao đổi với bạn bè quốc tế về ông.

Với người nổi tiếng như ông Cờ-lin-tơn hay thủ đô Oa-sinh-tơn, việc tìm ra tên gốc Clinton, Washington DC có thể không khó. Nhưng với những tên ít nổi tiếng, việc này không dễ, đặc biệt khi được phiên âm kiểu lạ lùng như "Gran Poxifix", "Kepitơn" được dẫn chiếu ở trên.

Nếu coi ngôn ngữ là công cụ (để truyền thông), giải pháp phiên âm tên người, địa danh gốc La-tinh ra tiếng Việt rõ ràng không hiệu quả so với việc để nguyên tên gốc của nó, hoặc so với việc dùng tên La-tinh trong một tiếng nước ngoài phổ biến khác (ví dụ tiếng Anh).

Nếu gọi tên một nước là "Ba Lan", không phải ai cũng dễ dàng biết đó là nước "Polska" bằng tiếng Ba Lan và nước "Poland" bằng tiếng Anh. Nếu ta gọi tên nước đó là "Poland" (như tiếng Anh), việc phát âm không khó hơn là mấy, nhưng lại giải quyết được nhiều vấn đề đối với cả người Việt Nam và người nước ngoài biết tiếng Việt. Kể cả những tên phức tạp như "Shakespeare", người Việt không biết tiếng Anh vẫn có thể phát âm "lơ lớ", nếu cần thì đánh vần cho người nghe.

Nếu theo lô-gíc hiệu quả, các tên người, địa danh có gốc không phải La-tinh (như các ngôn ngữ hệ Sla-vơ, hệ Ả-rập…), khi chuyển sang tiếng Việt mà dùng tên La-tinh của một ngôn ngữ phổ biến thì sẽ hiệu quả hơn so với việc phiên âm. Thủ đô "Москва" của nước Nga nếu gọi là “Moscow” như tiếng Anh hiệu quả hơn so với việc phiên âm thành "Mát-xcơ-va".

bang-2630-1380511248.jpg

Ghi chú: Các tên phiên âm chưa tìm được gốc tiếng Anh: Đotjơ, Onđrit, Âubraiơn, Naitơ, Mancơm Jerôn, Letty Jerôn, Jec, Mitjơly, Râuxitơ, Mơfri, Ratx, Jecxơn Đuy Boa, Ođitơriơm, Jimmy Xevorơn, Molaimơ, Bolinhgơ, Uylixtơn Bâykơ, Gout, Uynkơ…
Có nên dịch nghĩa các tên người, địa danh nước ngoài?

Do ảnh hưởng của chữ Hán - Việt, nhiều tên người và địa danh nước ngoài được chuyển sang tiếng Việt theo nghĩa của tên gọi. Ví dụ, các thành phố Trung Quốc được gọi là "Bắc Kinh" ("kinh thành phía Bắc"), "Thượng Hải" ("[thành phố] trên biển").

Chúng ta cũng gọi cố Tổng bí thư ĐCS Trung Quốc là "Đặng Tiểu Bình". Khi chúng ta viết hoặc phát âm tên "Đặng Tiểu Bình", người Trung Quốc và người các nước khác không thể biết ông ấy là ai, còn người Việt lại không biết là cả người Trung Quốc và người nước ngoài đều gọi ông ấy là "Deng Xiao Ping" (phát âm hơi khác nhau). Khi chúng ta muốn tìm thông tin thêm về ông Đặng Tiểu Bình từ các nguồn nước ngoài, việc đầu tiên là phải biết cụm từ "Deng Xiao Ping" thì "ông Google" mới có thể giúp được.

Chúng ta gọi một nước là "Nam Phi" bằng cách dịch nghĩa tên "South Africa". Chỉ có người Việt Nam và người nước ngoài biết tiếng Việt biết nó là nước nào, còn người nước ngoài nghe hoặc nhìn vào chữ "Nam Phi" thì không thể biết được. Đồng thời, không phải người Việt Nam nào cũng biết được "Nam Phi" tiếng Việt và "South Africa" tiếng Anh là cùng một nước.

Tên người, tên địa danh là để gọi, không nhất thiết phải có nghĩa. Có nhiều tên người, địa danh không có nghĩa (hoặc đã bị mất nghĩa), vì vậy, việc dịch nghĩa tên là không cần thiết. Nếu chúng ta dịch nghĩa tên nước ngoài, hãy thử hình dung tình hình sẽ thế nào nếu người nước ngoài cũng dịch nghĩa các tên người, địa danh Việt Nam. Chắc chắn sẽ có nhiều chuyên khôi hài!

Cần xem xét ngôn ngữ là công cụ và mọi công cụ đều phải được thường xuyên hoàn thiện để hiệu quả hơn trong tình hình mới. Chắc chắn cách chúng ta nói và viết tiếng Việt hiện nay đã khác cách cha ông, tổ tiên chúng ta nói và viết tiếng Việt trong thế kỷ 19 hoặc hàng trăm năm trước.

Vì vậy, không có gì bất bình thường nếu chúng ta thay đổi cách nói và viết tên người, địa danh nước ngoài trong tiếng Việt trong điều kiện toàn cầu hoá ở mức độ cao như hiện nay. Nhưng sẽ bất bình thường nếu chúng ta không chịu thay đổi hoặc chậm thay đổi ngôn ngữ như một công cụ rất quan trọng của cuộc sống cho phù hợp hơn với thời đại.

Người viết bài này có niềm tin rằng sự hoàn thiện và chặt chẽ của ngôn ngữ có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước. Khó mà hình dung được một nền công nghiệp phát triển (đòi hỏi sự chuẩn hoá và kỷ luật cao) khi con người sử dụng ngôn ngữ một cách tuỳ tiện, thiếu sự chuẩn hoá tối thiểu như trong vấn đề ngôn ngữ này. Sự tuỳ tiện trong ngôn ngữ có thể gây ra sự tuỳ tiện trong suy nghĩ và trong hành động.

Người viết bài này không phải là nhà ngôn ngữ học, mà chỉ là người sử dụng ngôn ngữ. Vấn đề này đã được các cơ quan, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam nhận diện từ lâu rồi. Thiết nghĩ, nếu có đủ sự quan tâm và quyết tâm, nó sẽ không trở thành một vấn đề bị “treo” vĩnh viễn và gây sự hoài nghi về năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra của chúng ta.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: [Thảo luận] Về vấn đề phiên âm, dịch tên riêng, từ chuyên môn trong văn học dịch
Post này để dành thống nhất quy định chung.
[Thống nhất.]
 

Magic Purple

Gà BT
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
25/7/14
Bài viết
1.259
Gạo
31.461,6
Re: [Thảo luận] Về vấn đề phiên âm, dịch tên riêng, từ chuyên môn trong văn học dịch
Thực sự trước khi làm quen với việc dịch thuật thì mình rất chướng mắt với những kiểu phiên âm tên như thế này: Odysseus => Uy-lit-xơ nhưng hiện tại mình cũng đành bấm bụng dịch Indian => người Anh-điêng, chứ để Indian thì thật chẳng hiểu là gì. :-s
Còn một vấn đề nhỏ ở đây nữa là Indian có thể hiểu đơn giản là người da đỏ. Vậy Indian viết hoa thì người da đỏ có viết hoa không và viết như thế nào?

*Bổ sung thêm ý kiến về danh từ chung
Chocolate đã được Việt hóa và dùng quen thành sô cô la, vậy còn Pudding chẳng hạn? :-?

Mình thấy đổi hết cũng không xong mà giữ lại cả thì chẳng ra Việt cũng chẳng ra Tây. Thật là khó xử. :tho11:
 

Linhoang

Gà ngẫn
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
3/1/14
Bài viết
1.566
Gạo
7.865,0
Re: [Thảo luận] Về vấn đề phiên âm, dịch tên riêng, từ chuyên môn trong văn học dịch
Không chỉ thế, còn có vấn đề dịch tên mà còn dịch địa danh hoặc vùng miền
Đối với tên tiếng Anh thì vẫn nên giữ nguyên là đúng nhất.
Chúng ta nên gọi ông Đặng Tiểu Bình hay ông Deng Xiao Ping, ông Haruki Murakami hay ông Thôn Thượng Xuân Thụ, ông Kim Young Ha hay ông Kim Anh Hạ?
Vấn đề này thật là khó, với tên tiếng Trung thì người Việt mình quen đọc theo kiểu phiên âm sang tiếng Việt rồi, nhưng khi nói chuyện với người nước ngoài thật sự là phải vò đầu bứt tai vì đôi khi chẳng biết tên tiếng Anh của các ông ý là gì cả. :-s
 

bupbecaumua

gà luộc
Nhóm Biên tập
Tham gia
9/12/13
Bài viết
3.401
Gạo
6.529,0
Re: [Thảo luận] Về vấn đề phiên âm, dịch tên riêng, từ chuyên môn trong văn học dịch
Ý kiến của đứa chỉ biết đọc như em là: Dịch không phiên âm, ở dưới có thể chú thích thêm cách đọc phiên âm.
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: [Thảo luận] Về vấn đề phiên âm, dịch tên riêng, từ chuyên môn trong văn học dịch
Thực sự trước khi làm quen với việc dịch thuật thì mình rất chướng mắt với những kiểu phiên âm tên như thế này: Odysseus => Uy-lit-xơ nhưng hiện tại mình cũng đành bấm bụng dịch Indian => người Anh-điêng, chứ để Indian thì thật chẳng hiểu là gì. :-s
Còn một vấn đề nhỏ ở đây nữa là Indian có thể hiểu đơn giản là người da đỏ. Vậy Indian viết hoa thì người da đỏ có viết hoa không và viết như thế nào?

*Bổ sung thêm ý kiến về danh từ chung
Chocolate đã được Việt hóa và dùng quen thành sô cô la, vậy còn Pudding chẳng hạn? :-?
Mình có bổ sung đây:
Và còn những từ tiếng Anh thông dụng thì sao: có nên dùng phiên âm với dấu gạch đơn?
Ví du: Như logic có nên viết lại thành lô-gíc? sofa viết thành sô pha hay sô-pha hay giữ nguyên? v.v.. Đây là một số từ thông dụng hơn nhưng cũng có nhiều trường hợp người biết từ tiếng Anh người không.

Về vấn đề "Anh-điêng" mình cũng không hiểu sao nó lại thành Anh-điêng, chữ Indian đọc không phải vậy. Mình cũng không thích khi phiên âm ra, dịch giả viết phiên âm loạn cào cào cả lên vì phiên âm sai (người phiên âm giọng Anh, người phiên âm giọng Mỹ, v.v. ) rốt cuộc rồi người Việt đọc sai theo mà không biết từ gốc nó là từ gì để mà tra cứu.

Từ sô cô la cũng khá thông dụng, làm mình nghĩ đến bên mảng tiếng Nhật, họ có chữ katakana để phiên âm những từ Tây hoặc từ gốc Tây thành phiên âm. Cái này bên mình chưa thống nhất lắm.

Theo ý kiến của mình, với từ pudding nên để nguyên vì đây không phải là món ăn Việt. Mình có xem trong truyện họ để nguyên nhưng chú thích nó là món gì thì cũng sai bét. (Họ giải thích đây là món thạch, tức rau câu hay xương xa, nhưng thực ra nó không đông lại như thạch, mà nhũn như kem hoặc da-ua (yogurt? ya-ua? dao ua? sữa chua? :)) ) và vị ngọt hơn.)

Ý kiến của đứa chỉ biết đọc như em là: Dịch không phiên âm, ở dưới có thể chú thích thêm cách đọc phiên âm.
Cái này chị đồng ý nha, chị từng thấy một số sách tiếng Anh hoặc tiếng Trung hoặc cả tiếng Việt có một bảng phụ chú sau trang bìa, ghi tên gốc và cách đọc phiên âm. :)

Đối với tên tiếng Anh thì vẫn nên giữ nguyên là đúng nhất.
Em đồng ý luôn và em thích như vậy hơn, nhưng khi xem quy định xuất bản của một số nhà xuất bản thì họ lại yêu cầu phải dịch ra từ nào khi có thể. (vd. Tây Virginia thay vì West Virginia, v.v.) :(

Vấn đề này thật là khó, với tên tiếng Trung thì người Việt mình quen đọc theo kiểu phiên âm sang tiếng Việt rồi, nhưng khi nói chuyện với người nước ngoài thật sự là phải vò đầu bứt tai vì đôi khi chẳng biết tên tiếng Anh của các ông ý là gì cả.
Em nghĩ trong thời đại trước, chúng ta ít giao lưu với truyền thông Phương Tây nên dịch tên thẳng từ Tiếng Trung. Nhưng thời đại này chúng ta nên viết theo cách mà chính người bản xứ đưa ra với báo chí văn học nước ngoài, vd. họ sẽ ghi là ông Deng Xiao Ping chứ không ghi chữ Trung. Đây cũng là quy tắc phiên âm chính thống (pinyin) trong tiếng Trung, bây giờ mà đọc sách lịch sử Tây khi họ đến các ông Gengis Khan, Chiang Kai-shek, Mao Zhe Dong thì khó mà biết ngay được. Nhưng thật sự thay đổi này khó thực hiên vì mình đã quá quen thuộc cách dịch tên Tàu.

Sẵn em xin chia sẻ cái hình này xem cho vui:
11054346_10206500226326234_8474600599817260048_n.jpg
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Linhoang

Gà ngẫn
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
3/1/14
Bài viết
1.566
Gạo
7.865,0
Re: [Thảo luận] Về vấn đề phiên âm, dịch tên riêng, từ chuyên môn trong văn học dịch
Em đồng ý luôn và em thích như vậy hơn, nhưng khi xem quy định xuất bản của một số nhà xuất bản thì họ lại yêu cầu phải dịch ra từ nào khi có thể. (vd. Tây Virginia thay vì West Virginia, v.v.) :(
Cái quy định này rất là vớ vẩn nhé, vì trong tiếng Anh người ta đâu có dùng từ chỉ phương hướng trong tên riêng với nghĩa là phương hướng đâu.
Em nghĩ trong thời đại trước, chúng ta ít giao lưu với truyền thông Phương Tây nên dịch tên thẳng từ Tiếng Trung. Nhưng thời đại này chúng ta nên viết theo cách mà chính người bản xứ đưa ra với báo chí văn học nước ngoài, vd. họ sẽ ghi là ông Deng Xiao Ping chứ không ghi chữ Trung. Đây cũng là quy tắc phiên âm chính thống (pinyin) trong tiếng Trung, bây giờ mà đọc sách lịch sử Tây khi họ đến các ông Gengis Khan, Chiang Kai-shek, Mao Zhe Dong thì khó mà biết ngay được. Nhưng thật sự thay đổi này khó thực hiên vì mình đã quá quen thuộc cách dịch tên Tàu.
Chị bị quen dùng một số tên riêng của Trung bằng tiếng Việt, đại khái Đặng Tiểu Bình, đến khi nói chuyện với các chú Tây thì mặt cứ đực hết cả ra vì nghĩ mãi không ra cái tên Deng Xiao Ping. Trường hợp phải tự thay đổi để phù hợp với xu hướng chung có thể thấy dễ nhất là Kim Nhật Thành, Kim Jong Il và Kim Jong Un. :D
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: [Thảo luận] Về vấn đề phiên âm, dịch tên riêng, từ chuyên môn trong văn học dịch
Chị bị quen dùng một số tên riêng của Trung bằng tiếng Việt, đại khái Đặng Tiểu Bình, đến khi nói chuyện với các chú Tây thì mặt cứ đực hết cả ra vì nghĩ mãi không ra cái tên Deng Xiao Ping. Trường hợp phải tự thay đổi để phù hợp với xu hướng chung có thể thấy dễ nhất là Kim Nhật Thành, Kim Jong Il và Kim Jong Un.
Cái này đúng ha chị, chắc xu hướng mới sẽ từ từ thay đổi kêu ông Deng Xiao Ping. :D
 

Haiiro

Gà BT
☆☆☆
Tham gia
9/12/13
Bài viết
2.021
Gạo
27.979,0
Re: [Thảo luận] Về vấn đề phiên âm, dịch tên riêng, từ chuyên môn trong văn học dịch
Về vấn đề "Anh-điêng" mình cũng không hiểu sao nó lại thành Anh-điêng, chữ Indian đọc không phải vậy.
Chắc phiên âm theo cách đọc của tiếng Pháp chị ạ. Ngày xưa nước mình là nước Pháp thuộc thành ra rất nhiều từ mượn phiên âm theo âm tiếng Pháp. :|
 

Linhoang

Gà ngẫn
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
3/1/14
Bài viết
1.566
Gạo
7.865,0
Re: [Thảo luận] Về vấn đề phiên âm, dịch tên riêng, từ chuyên môn trong văn học dịch
Cái này đúng ha chị, chắc xu hướng mới sẽ từ từ thay đổi kêu ông Deng Xiao Ping. :D
Nhưng mà vụ tên này nếu để phiên âm tiếng Anh rồi nghe thuyết minh phim thì hơi bị kỳ cục. Nghe là Tiểu Bình vẫn hay hơn là Xiao Ping. >:)
 
Bên trên