Hoàn thành Tìm lại anh và một lần nữa yêu anh - Hoàn thành - Ivy_Nguyen

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Ta vẫn chưa hiểu vì sao nàng lại chọn quay ngược về lúc sáu tuổi, chẳng phải là quá nhỏ sao. Dự là truyện này hơi bị dài à nha.
Ta thấy nàng ngôn từ giản dị, văn phong mạch lạc, dễ hiểu. Miêu tả tâm lý nhân vật rất tự nhiên, nhân vật cũng rất điển hình. Cách đưa các nhân vật, sự việc lồng vào hoàn cảnh lịch sử theo ta là hay và hợp lý.
Mà nè, cái đoạn mà Chi Nga giả vờ biết đọc í, hình như hơi gượng gạo thì phải. Vì nếu Chi Nga được anh dạy từ trước thì mẹ hoặc ông phải ít nhiều phát hiện được việc bé con biết ráp vần rồi, tại mẹ và ông cũng đâu phải đi suốt mà thằng anh nếu mà có thành tích gì hẳn là đã khoe ầm lên rồi. Cơ mà cái này là ta cảm thấy thế thôi chứ có khi nàng viết từ thực tế cũng nên.
Bà nội cũng là một nhân vật hay đấy, nhưng mà hình như nàng vẫn chưa khai thác hết tâm lý của "bà già miền Bắc ngày xưa" này, đặc biệt là cái đoạn ba Chi Nga đòi chuyển nhà ý. Nói chung vẫn cảm thấy bà còn "hiền" lắm chứ chưa tới nỗi cay nghiệt. Hì, có khi tại ta so sánh vs bà nội chồng nên thấy thế thôi.
Lúc nàng viết đoạn Chi Nga gặp Quang lần đầu trên bãi biển, nàng chuyển hơi nhanh ngôi thứ từ "đầu to" sang Quang, làm ta hơi ngạc nhiên xí. Vì lúc đó Chi Nga đâu có chắc đó là Quang.
P/s: ta thấy có nhiêu đó thôi, còn những cái chưa thấy thì đành đắp chiếu đợi nàng tag chương mới để soi tiếp vậy.
Đoạn biết đọc ta sửa lại rồi, thank nàng góp ý.
Nhân vật bà nội thì đúng như nàng nhận xét, nhưng nếu khai thác hết ta sợ không kết được cái phần một này, và sợ trình của ta không đủ để viết sâu hơn.:(:(:(
Còn đoạn gặp đầu to, để ta ngẫm tí đã...
Thank nàng đã góp ý!
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0

tennycin

Homo sapiens
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
18/7/14
Bài viết
2.823
Gạo
700,0
Đoạn biết đọc ta sửa lại rồi, thank nàng góp ý.
Nhân vật bà nội thì đúng như nàng nhận xét, nhưng nếu khai thác hết ta sợ không kết được cái phần một này, và sợ trình của ta không đủ để viết sâu hơn.:(:(:(
Còn đoạn gặp đầu to, để ta ngẫm tí đã...
Thank nàng đã góp ý!
Ta không nghĩ nàng nên viết quá sâu về bà nội, chỉ là thấy phản ứng của bà nội hơi bị nhẹ nhàng trước cảnh nhà Chi Nga chuyển đi thôi. Theo ta nàng chỉ nên cho nhân vật này hai ba câu đối thoại nữa là xong. :)
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Ta không nghĩ nàng nên viết quá sâu về bà nội, chỉ là thấy phản ứng của bà nội hơi bị nhẹ nhàng trước cảnh nhà Chi Nga chuyển đi thôi. Theo ta nàng chỉ nên cho nhân vật này hai ba câu đối thoại nữa là xong. :)
Xin chỉ bảo! cho xin tí ví dụ đi nàng.
À còn vụ quay lại năm sáu tuổi ấy, thì con số định mệnh là 28 mà, mà 34-28=6 =))=))=))
 

Đinh Ngọc Diệp

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
30/8/14
Bài viết
579
Gạo
0,0
Chương 5: Bố về. (Phần 2)




“Kha đi mua cho mẹ cút* rượu, Chi Nga vào xếp bát cho mẹ!”

Mẹ chợt khựng người lại, vỗ trán nhắn mặt.

“Hai đứa quên thổi cơm à?”

Hai anh em quay sang nhìn nhau cười khúc khích.

“Con sợ mẹ về trễ nên chạy sang thím hai nhờ thổi hộ rồi.”

Kha cười đáp. Mẹ thở phào một cái. Thầm tán thường hai đứa nhà mình thật tháo vát.

Có thêm mẹ, công việc đẩy lên thật nhanh. Chi Nga chạy đi vớt rau sống mới ngâm và nhờ mẹ pha cho bát nước chấm ngon. Chỉ một lát sau thím út ưỡn bụng dắt theo đứa em họ ba tuổi đi tới. Chưa nhìn thấy mặt đã nghe thấy tiếng than thở đau lưng, nặng bụng. Thím hai cũng ngay sau đó mở cổng đi vào, trên tay thím là một nồi gang to cơm vừa thổi.

Bà nội kinh ngạc nhìn mâm đồ ăn có canh, có rau có thịt đầy đủ, lại còn có đồ nhắm rượu cho hội đàn ông nữa. Bà liếc mắt nhìn đồng hồ, mẹ Kha mới về có nửa tiếng, thế thì ai giúp nó nấu ăn nhỉ? Là vợ thằng hai sao?

Ông, bố và hai chú ngồi một mâm, kèm thêm anh hai với cu Bin nhà chú hai. Số còn lại ngồi vào một mâm. Rượu đi vào lượt, mọi người đều xuýt xoa đồ ăn nấu khéo. Mọi người khen khiến mẹ cười híp mắt nói nhờ hai đứa nhỏ. Kha nhào vào mâm chỉ chỉ.

“Cháu nấu canh nè, luộc thịt nè, rang lạc nè…”

Mắt thấy cái nhìu mày của hai bà thím, Chi Nga cười ngây thơ nói.

“Thím hai không nấu cơm giúp, mẹ không về kịp thì cháu với anh hai cũng chẳng nấu được. Với lại ăn ngon tại vì rau hôm nay cháu hái ở vườn nhà bà.”

Nghe đến đây Chi Nga thấy bà nội hung hằng lườm mẹ một cái, cô vội vàng nịnh nọt.

“Rau bà nội trồng là số một.” Chi Nga quay sang nhìn bà nội cười ngọt ngào: “Cháu thích ăn nhất rau của bà nội.”

Chú út phì cười. Chú còn lạ gì tính bà nội, thấy hôm nay cháu gái nói khiến bà không nói được gì thì làm bộ thuận miệng.

“Nếu thích thì bữa nào cũng sang vườn chú mà hái nhé?”

“Dạ!!!” Hai đứa tham lam Kha và Chi Nga đều reo lên thích thú.

Chi Nga tảng lờ đi như không nhìn thấy bà nội đang lườm mình. Từ hôm đó cứ ăn rau là Chi Nga vác rổ sang vườn nhà chú út hái. Lườm nguýt thì chỉ có tác dụng với người da mặt mỏng như mẹ thôi. Với đứa con nít sáu tuổi như Chi Nga, thì quan tâm mặt mũi làm gì?

Cơm nước xong xuôi, mấy người đàn ông lại hàn huyên. Lũ trẻ con thì chơi đùa trong sân. Mẹ và thím hai dọn dẹp. Nhìn bóng lưng cúi xuống rửa bát của mẹ. Chi Nga chợt nhận ra thời trẻ mẹ đã phải chịu đựng nhiều vất vả, tủi thân. Trước không nói làm gì, giờ có mình bên cạnh, Chi Nga thầm hứa, sẽ phải giúp đỡ mẹ nhiều hơn.

Tối đó trong giấc ngủ lơ mơ. Chi Nga nghe thấy tiếng bố mẹ nói chuyện.

“… Tính mẹ như thế, em đừng để bụng…”

“Em đâu có để bụng, em quen rồi. Hôm nay nhờ có hai đứa nhỏ, chúng làm em vui quá.”

Chi Nga nghe tiếng cười khúc khích của mẹ. Tiếng bố đột nhiên thở dài.

“Chi Nga, con bé đó… Anh thấy dường như nó thay đổi?”

Chi Nga nằm trong chăn vội co người lại, hai tay lạnh toát. Ai bảo những ông bố thì kém tinh tế nào? Một tháng may ra mới gặp bố được 2 lần, ấy thế mà mới nói chuyện mấy câu đã nhận ra. Chi Nga căng tai nghe tiếp.

“Khác thế nào?”

“Anh thấy nó lớn hơn!”

Tiếng mẹ phì cười, đấm vào lưng bố, miêng lẩm bẩm “nửa tháng một tháng mới về một lần, thấy con lớn hơn có gì lạ”. Bố cũng cười.

“Cũng đúng, nhưng anh thấy nó biết nghĩ hơn, chín chắn hơn. Nhưng như vậy cũng tốt, thế thì anh xa nhà mới yên tâm.”

Lòng Chi Nga được buông lỏng. Cảm giác gần gũi gia đình thật thích. Đã bao lâu rồi cô mới được nằm chung trên giường với bố mẹ nhỉ? Chi Nga hít sâu một hơi cảm giác đầm ấm đã rất lâu mới có lại này. Nhưng chỉ năm phút sau thì cô vô cùng hối hận vì phải nằm cùng giường với bố mẹ bởi tiếng thở gấp, rên rỉ cứ quẩn quanh bên cạnh.

Hai cái người này cũng thật là, con biết hai mươi ngày này bố không gặp mẹ, cơ mà phải tôn trọng con gái một tí chứ. Mới nghĩ đến đấy thân người Chi Nga bị đạp một cái. Tiếng mẹ khe khẽ.

“Ôi, em đạp phải Chi Nga, con bé dậy thì chết?”

“Ngủ như chết rồi biết gì!”

Giọng bố làu bàu, có chút cáu kỉnh nhưng đôi tay bồng cô lại hết sức nhẹ nhàng. Chi Nga bị bế đặt xuống đuôi giường.

À há, bây giờ thì Chi Nga đã hiểu tại sao hồi bé, cứ tối ngủ đầu giường, sáng lại xuống đuôi giường rồi. Thì ra thủ phạm là hai cái người này!

Im lặng được một lát, tiếng bố lại vang lên khe khẽ.

“Hiệp hai nhé?”

Chi Nga thực sự muốn khóc toáng lên mà không được, đành thò tay lên bịt tai, cố gắng nhớ xem đến bao giờ mình mới có phòng riêng, hình như nửa năm nữa thì phải. Ôi không, tối mai, kiểu gì cô cũng phải ra phòng khách ngủ với ông nội và anh hai!
___________
*Cút rượu: đồ đựng chất lỏng có hình giống cái chai nhỏ, thường dùng để đựng rượu hoặc để đong lường, có dung tích khoảng bằng 1/4 lít.

Chương 4 << >> Chương 6
Tức cười đoạn cuối quá!
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Chương 11: Học nhảy lớp
Star-Children-Studying.jpeg

(Nguồn ảnh: Internet)​

Mùa hè đến.

Khác với sau này, trẻ con thường chỉ có khoảng chục ngày chơi đùa rồi bị cuốn vào một mớ các lớp học thêm dù chúng muốn hay không. Đơn giản là vì chúng được nghỉ nhưng bố mẹ chúng không được nghỉ, nên cần phải kiếm chỗ nào đó nhốt chúng lại. Và lớp học thêm là địa chỉ tốt nhất. Vừa là chỗ trông trẻ lại đảm bảo đứa trẻ học thêm được cái gì đó.

Mùa hè năm Chi Nga sáu tuổi thì trẻ con vẫn nghỉ đủ ba tháng với những ngày chơi bời xả láng. Mới chuyển lên thị trấn nên Chi Nga chưa có bạn, trong lớp có một số bạn cũng ở thị trấn nhưng các bạn biết rồi đó ở trong lớp cô nhóc này bị ghét. Chi Nga cũng chẳng muốn ra ngoài giang nắng làm gì cho đen da nên lấy lý do “không có bạn” mà trốn trong nhà suốt cả mùa hè. Mẹ cũng chưa hết sợ vì vụ bị lạc của cô ở Sầm Sơn nên trong thâm tâm thấy rằng con bé cứ ở trong tầm mắt mình là tốt nhất vì thế không phản đối với việc cô cứ ngồi lỳ trong nhà.

Mỗi tuần cô chỉ ra ngoài ba lần để theo học ba lớp: học đàn và hát; học nhảy; và học mỹ thuật. Kiếp trước cô theo đuổi hình tượng học sinh chăm chỉ cho nên đạt được thành tích mười hai năm học sinh giỏi, thi đại học được tới hai mươi chín điểm ba môn. Nhưng khi vào đại học cô trở nên vô cùng rụt rè bởi lẽ kỹ năng sống và sự tự tin vào bản thân quá thấp.

Khi nhìn thấy bạn bè nhảy nhót hát hò trên sân khấu cô rất ghen tị, bản thân cô dũng khí cầm mic hát một bài trong quán karaoke cũng không có. Chính vì thế kiếp này cô muốn có cơ hội để học những thứ ngày xưa cô muốn mà không có cơ hội học. Cũng may đã chuyển lên thị trấn, việc tìm lớp học mấy thứ này không khó. Hơn nữa mẹ là người có đầu óc vô cùng tân tiến. Mẹ cũng tin rằng đây là những yếu tố cần thiết cho cuộc sống sôi động của Chi Nga sau này. Thật không hổ danh mẹ tốt nghiệp khoa tâm lý học của đại học sư phạm. Tiếc là vì tiện chăm sóc hai anh em Chi Nga mà mẹ phải từ bỏ vị trí giảng viên trở thành giáo viên tiểu học.

Chi Nga lôi sách lớp hai ra, sáng nào cũng ngồi đọc sách làm bài với vẻ rất nghiêm túc. Thấy con gái chăm chỉ như thế mẹ mừng lắm. Chỉ khổ anh trai vì cái sự chăm chỉ của Chi Nga mà bị mẹ cắt xén mất một nửa thời gian chơi và bắt ngồi vào bàn học. Mỗi lần thấy tiếng cười đùa của chúng bạn cùng khu, anh trai lại bắn ánh mắt phẫn nộ về phía Chi Nga, nhưng lần nào cũng nhận lại được là nụ cười ngọt ngào của cô em gái. Cơn giận vì thế mà nguôi đi một nửa. Kha quả thực uất nghẹn bên trong, từ bao giờ mà hắn không thể nào bắt nạt được cô em gái này?

Ngày nào cũng thấy Chi Nga mở sách ra đọc với làm bài tập nhưng mẹ không để ý lắm. Cho đến một hôm, gần cuối kỳ nghỉ hè, dì út tới chơi. Chi Nga chọn ngày hôm đó vì dì út rất sắc sảo, lại dạy toán cấp hai, có thể đưa được lời khuyên cho bố mẹ. Bố với chồng dì út ngồi ở phòng khách chơi. Mẹ kéo dì út ngồi bàn phòng bếp nói chuyện. Chi Nga cũng đang ngồi bàn làm bài tập. Mùa hè nóng nhưng phòng bếp rất mát đó là lý do mọi người chuyển địa bàn hoạt động tới đây. Chi Nga chào dì út, dì út xoa đầu Chi Nga một cái rồi cầm quyển sách Chi Nga đang đọc lên cười cười nói:

“Đọc sách của anh trai à?”

“Dạ!”

“Có hiểu gì không? Cháu mới học hết lớp một thôi mà!”

“Dì út, cháu mới đọc hết cuốn đó. Bài tập cũng theo ví dụ trong sách làm hết rồi. Hay dì kiểm tra cháu một chút đi!”

Dì út với mẹ tròn mắt ngạc nhiên. Mẹ cũng lật vội bìa quyển sách dì đang cầm, đúng là sách toán lớp năm, bà mới mua cho Kha tháng trước để xem trước khi vào năm học mới.

“Con nói thật chứ?”

Mẹ nói có chút không tin, gần giống lần anh Kha nói với mẹ là Chi Nga biết đọc. Cô cười cười, gật mạnh đầu. Dì út hăng hái bừng bừng ngồi chọn chọn viết viết mấy bài toán ra giấy cho Chi Nga. Mẹ đọc đề xong thì cười bảo:

“Đề này làm đề thi 90 phút học kỳ một lớp năm được đấy dì út ạ.”

Chi Nga đón lấy đề trong lòng âm thầm tính toán. Phải làm sao để gây ấn tượng kinh ngạc cho mẹ và dì út. Đề không khó, chỉ có câu cuối là đố mẹo nhưng lại tốn thời gian vì nhiều phép tính. Học sinh lớp năm lại không được dùng máy tính mới chán. Mẹ và dì ngồi giám sát bên cạnh. Chi Nga bỏ qua lời nhận xét nho nhỏ của cả hai, thực sực tập trung giải đề.

“Ô, con bé làm được phép nhân hai chữ số kìa!”

“Chưa vào lớp một nó đã thuộc bảng cửu chương rồi!” Mẹ thì thào.

“Ớ, bài toán tổng hiệu mà cũng làm được kìa!”

“Dì nói nhỏ nhỏ thôi…”

Chắc mất khoảng 40 phút thì Chi Nga dừng bút, hớn hở đưa bài cho dì và mẹ. Đại khái là ngồi nhìn cách làm bài của Chi Nga là biết con bé làm đúng hay sai rồi. Dì út nhìn Chi Nga giọng rất kích động.

“Con bé này là thần đồng rồi chị ạ!”

“Dì cứ nói quá! Là anh Kha dạy con hả?”

“Chị nói cái gì thế, thằng Kha năm nay mới lên lớp năm, sao mà kèm toán lớp năm cho con bé được, mà em kiểm tra thằng Kha liên tục, học lực của nó em biết.”

Mẹ không biết là mừng quá hay sợ quá mà tái mặt gọi to cho bố với chồng dì út chạy vào. Dì út hớn hở đưa bài kiểm tra cho bố.

“Anh rể xem, con gái anh làm toán lớp năm, đề thi 90 phút mà chỉ mất có hơn nửa tiếng giải xong hết rồi này.”

Bố rất kích động, cầm tờ giấy lên xem. Phải biết họ nhà nội Chi Nga rất hiếu học, con cái ai học được thì đều cho đi học, không tiếc tiền. Nhưng ngoài bố Chi Nga ra thì chẳng ai theo nghiệp học được cả. Thế nên bố Chi Nga mới mừng như thế. Ngay trong lúc mấy người lớn còn chưa hết hân hoan. Chi Nga thả quả bom thứ hai.

“Sao bố mẹ vui thế? Mấy thứ này chẳng phải là cứ đọc là biết sao? Chỗ sách này con cũng đọc hết, nhớ hết rồi.”

Vừa nói Chi Nga vừa chỉ vào chồng sách giáo khoa lớp năm. Lần này ngoài sự ngạc nhiên ra còn thấy sự hứng thú bừng bừng của dì hai. Dì chộp lấy quyển sách lịch sử, mở đại một trang, hỏi mấy sự kiện gì đó. Chi Nga nghe câu hỏi rồi thoải mái trả lời. Mỗi một câu trả lời lại khiến mọi người thêm bội phục vì các sự kiện lịch sử, năm tháng hay tên người cô nói không sai một chút nào. Để đạt được kết quả này ba tháng hè vừa rồi Chi Nga thực sự học chứ không phải giả bộ. Toán văn thì còn có thế làm chơi chơi chứ các môn xã hội nếu không đọc sao Chi Nga nhớ nổi. Cũng may lịch sử địa lý cấp một rất đơn giản.

Chồng dì hai cũng không kiềm được kích động với lấy quyển sách tiếng Anh phun ra mấy câu chào hỏi. Chồng dì hai làm bên dịch vụ khách sạn nên biết tiếng Anh, nhưng mà phát âm thế này thì… tệ quá. Chi Nga làm bộ lắc lắc đầu không hiểu. Mọi người đều cười mắng chồng dì hai, tiếng Anh sao có thể đọc sách mà tự học được. Thấy mẹ tìm sách định kiểm tra môn khác thì Chi Nga viết ra giấy hai câu chào hỏi ban nãy chú hai nói:

“Cháu không biết đọc thế nào, chỉ đoán là hai câu này. Nếu chú hỏi cháu hai câu này thì câu trả lời theo sách là…”

Chi Nga hạ bút viết câu trả lời. Miệng chồng dì hai há ra không ngậm lại được. Mẹ sốt ruột hỏi:

“Đúng không chú?”

Chú hai im lặng, tìm mấy câu khó hơn trong sách viết xuống. Chi Nga cũng dùng cách viết xuống để trả lời. Chi Nga đang chứng minh cho mọi người thấy cô có khả năng cầm sách tự đọc tự hiểu. Cô không nói được tiếng Anh chẳng qua vì chưa nghe được phát âm mà thôi. Chú hai nhìn đáp án Chi Nga viết, cười cười nói:

“Con gái anh chị đúng là thần đồng rồi!”

Mẹ mở cuốn sách Tập làm văn ra, hỏi Chi Nga mấy câu về cấu trúc ngữ pháp, và những biện pháp tu từ. Dĩ nhiên mấy cái này còn dễ trả lời hơn cả mấy câu hỏi lịch sử.

“Vậy là con bé nắm hết được kiến thức lớp năm rồi, cần đi học làm gì chứ?”

Dì út than thở.

“Thực sự là cháu tự ngồi đọc sách tự học, không có ai chỉ dạy cháu?”

Chi Nga gật gật đầu. Mẹ cũng phụ họa nói cả mùa hè này Chi Nga không có đi đâu chơi. Bố đột nhiên lên tiếng:

“Vậy nếu tiếp tục đưa sách lớp trên nữa cho con đọc thì con có thể tự học được nữa không?”

Chi Nga nhún nhún vai tỏ thái độ con không biết. Mọi người rơi vào trầm mặc. Đây là kết quả mà Chi Nga muốn. Chi Nga muốn mọi người tin rằng khả năng của cô không chỉ dừng lại ở kiến thức của học sinh lớp năm. Điều khiến mọi người trầm mặc là không thể đoán được khả năng của Chi Nga có thể đạt đến mức độ nào. Vì thời này chưa có chế độ học nhảy lớp, nên muốn là người đầu tên thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn thế nên Chi Nga phải thể hiện được mình cực kỳ thông minh.

Dì út không phụ sự mong đợi của cô nói ra câu cô muốn nghe nhất.

“Thế này mà vài hôm nữa cho con bé vào học lớp hai thì phí phạm quá!”

Chi Nga đáp vội:

“Con không thích đi học!”

Cả nhà trợn mắt nhìn cô. Giống như cô vừa dập tắt niềm hứng khởi trong lòng họ vậy.

“Các bạn trong lớp toàn bắt nạt con. Con đi học cùng lớp với anh Kha được không? Các chị lớp anh ấy rất hiền, có anh Kha, không ai dám bắt nạt con.”

Việc cô bị bắt nạt và bị cô lập đó là sự thật. Cô sẽ hướng bố mẹ đến một thỏa thuận. Hoặc là cho cô học cùng lớp với anh trai, hoặc là cô sẽ không chịu đi học. Nhìn vẻ kiên quyết của Chi Nga. Dì quay sang mẹ nói:

“Hay để con bé học nhảy lớp?”

“Không dễ như thế đâu, em biết quy chế của bộ giáo dục rồi đấy, con bé đã đi học sớm một năm rồi…”

“Lo gì, em với chị đưa cháu đến tận Cục Khảo thí của Bộ Giáo dục, cho họ kiểm tra cháu nó luôn. Thần đồng thế này mà bắt học cùng học sinh lớp hai thật phí phạm.”

Oh ree!!! Quả không uổng sự ủy thác của Chi Nga vào dì. Xem đi, những gì cô muốn, dì út nói hộ cả rồi kìa.



Bố mẹ và Chi Nga mang hứng trí bừng bừng đi tới Cục Khảo thí thì bị gội cho gáo nước lạnh. Nhân viên của Cục Khảo thí nói:

“Anh chị tưởng đây là nước ngoài à? Tiêu chuẩn học nhảy lớp ở nước ta chưa có. Nếu muốn học nhảy lớp thì đưa con ra nước ngoài mà học. Những vấn đề này chúng tôi quả thật không có thời gian tiếp đãi anh chị.”

Chi Nga quả thực phát điên với kiểu làm việc quan liêu và hệ thống giáo dục nước hiện tại. Bố mẹ biết là không có kết quả đành uể oải đứng lên. Chi Nga đang lũn cũn theo sau họ thì nhìn thấy ngoài cửa có người đang mặc áo vest màu ghi đi vào. Cô nhận ra người này hơn mười năm nữa sẽ là thứ trưởng bộ giáo dục. Chi Nga nhớ kỹ vì năm cô thi đại học, có sự thay đổi về thể lệ thi nên nhìn thấy ông ta trên ti vi liên tục. Chỉ khác là bây giờ trông ông ta trẻ hơn. Nếu mười năm sau lên thứ trưởng, vậy bây giờ đoán chừng chức cũng không nhỏ. Hẳn là hơn tên nhân viên quèn đang phun nước bọt đuổi bố mẹ cô về. Chi Nga cố lớn tiếng nói để ông ta có thể nghe được nhưng giọng vẫn tỏ vẻ lịch sự:

“Chú ơi, con chú học lớp mấy rồi?”

Chi Nga chỉ vào bức ảnh trên bàn của anh nhân viên kia mà hỏi. Mấy người lớn còn ngây ra không hiểu con bé hỏi linh tinh gì thì Chi Nga đã nói tiếp:

“Có vẻ bạn ấy học lớp hai hoặc ba. Chú ơi, nếu con trai chú bảy, tám tuổi nhưng có thể học lớp mười, chú có muốn con trai chú bỏ phí thời gian để ngồi không bảy năm đợi đến khi học lớp mười không?”

Bị một đứa nhỏ sáu tuổi chất vấn. Anh nhân viên kia có chút tức giận, anh ta chế giễu:

“Ý cháu là cháu có thể học cùng các anh chị lớp mười sao?”

Bố Chi Nga nhịn nãy giờ, không chịu nổi thái độ của anh nhân viên kia bèn đáp:

“Anh không tin, mọi người cũng không tin, thế nên chúng tôi mới phải đưa cháu tới nơi này để kiểm tra. Tiếc rằng anh nói ‘không có thời gian đón tiếp’ và ‘muốn học thì ra nước ngoài mà học’. Tôi nghe người ta nói nước mình bị chảy máu chất xám. Hồi đầu tôi không hiểu nhưng giờ thì nghe anh nói tôi mới biết những người như anh sẽ làm chảy máu chất xám.”

Chi Nga không ngờ được bố sẽ nói đỡ mà lại còn nói trúng ý cô nữa, lá gan cô vì thế mà cũng lơn hơn. Chi Nga tiếp lời bố:

“Chú chưa kiểm tra, sao biết cháu không thể học cùng các anh chị lớp mười?”

Anh nhân viên kia không khỏi ngạc nhiên nhìn hai bố con Chi Nga, còn bố mẹ Chi Nga cũng đưa mắt nhìn cô, họ không nghĩ cô con gái nhỏ của mình lại có có thể mạnh miệng thế.

Ngoài cửa có tiếng nói vang lên. Chi Nga cười nụ, có thế chứ.

“Có chuyện gì thế?”

“Trường phòng… chuyện là … chuyện là …”

Chi Nga nghe thấy hai chữ “trưởng phòng” thì có chút thất vọng, tưởng ít ra cũng phải là chức gì gì đó to to một chút chứ. Trong nước còn chưa có tiền lệ cho việc học nhảy lớp, cho nên muốn nhảy lớp quả thực rất gian nan. Một anh trưởng phòng liệu có thể giúp gì cho cô?

May mắn là tiếp theo đó ba người nhà Chi Nga được mời vào phòng anh trưởng phòng tên Quảng. Sau khi nghe trình bày xong anh ta trầm ngâm nhìn Chi Nga đánh giá. Cô bé này có khuôn mặt thông minh, dĩ nhiên rồi, hồi bé ai cũng nói cô thông minh khả ái mà, giờ cô còn kế thừa kiến thức của một người hai mươi tám tuổi thành đạt nữa đấy. Quảng nghĩ, cô nhóc này chỉ sáu, bảy tuổi nhưng ăn nói gãy gọn, cử chỉ hành động khá người lớn; khi nói chuyện cẩn thận với cô bé thì thấy rất ngoan ngoãn, lễ phép và đặc biệt câu trả lời nào của cô bé cũng rất thông minh. Ừm, nhảy lớp à? Nước ngoài việc này đầy ra đấy, nhưng trong nước đây vẫn là một việc hiếm lạ.

Trưởng phòng Quảng quay sang cười với bố mẹ Chi Nga, hỏi han cẩn thận về việc học của con bé. Mẹ Chi Nga cũng tỉ mỉ kể lại. Đặc biệt nhấn mạnh vào khả năng đọc sách, tự học của Chi Nga. Càng nghe Quảng càng hứng thú. Anh ta nói nhất định sẽ báo cáo lại cấp trên về trường hợp này, rồi để lại số liên lạc, dặn bố mẹ Chi Nga thứ hai tuần sau gọi lại.

Tối thứ hai cả nhà vô cùng phấn kích trước thông tin, bên Cục Khảo thí đồng ý kiểm tra cho Chi Nga. Trái tim lo lắng của Chi Nga cuối cùng cũng hạ xuống. Điều cô sợ nhất là bên Cục Khảo thí không thèm để mắt đến vấn đề của cô, chứ đã cho cơ hội nhất định cô phải tóm lấy. Họ đề nghị mỗi tháng sẽ có một bài kiểm tra ứng với một lớp học, tháng sau sẽ tăng thêm một lớp. Mặc dù bố mẹ Chi Nga đã nói con bé đủ điều kiện để tốt nghiệp tiểu học, nhưng có vẻ họ muốn kiểm tra kĩ khả năng tự học của Chi Nga.

Bố hứng trí bừng bừng đi mua một đống sách từ lớp sáu đến lớp mười về cho Chi Nga học, điều này khiến Chi Nga dở khóc dở cười. Cô chỉ muốn nhảy lên lớp năm thôi, sao bây giờ phải đọc sách cấp hai nữa? Nhưng không dám trái ý bố mẹ, cũng không muốn làm hỏng hình ảnh thần đồng ham học hỏi, Chi Nga đành cắn răng ngồi đọc sách.

Bài kiểm tra đầu tiên dành cho Chi Nga bắt đầu vào tháng chín. Đó là bài kiểm tra năm môn: toán, văn, lịch sử, địa lý, và tiếng Anh. Ngoài ra còn một test trắc nghiệm IQ (kiểm tra chỉ số thông minh). Kết quả khiến bố mẹ cô nở mày nở mặt. Cô đạt điểm giỏi cho cả năm môn thi, còn trắc nghiệm IQ đạt 145 được cho là thần đồng. Chi Nga quả thực thấy thẹn trong lòng, bởi IQ của cô thực tế chỉ có 110 thôi, nhưng thang điểm chấm cho một người trưởng thành và một đứa trẻ sáu tuổi thì khác nhau. Nói đơn giản là cùng một kết quả nhưng đứa trẻ nhỏ tuổi sẽ được điểm cao hơn.

Từ tháng mười cho đến tháng ba năm sau, Chi Nga lần lượt trải qua các kỳ thi với áp lực mà bản thân cô cũng thấy là không nhỏ. May mắn là trước đây cô luôn là học sinh giỏi, kiến thức của cô rất chắc. Nhưng xui xẻo là cô đã hai mươi tám tuổi rồi, đã mười mấy năm không đụng lại mớ kiến thức này cho nên dù có thời gian một tháng giữa các lần thi thì cô vẫn thấy mệt mỏi.

Kết quả của các lần thi sau đó là, Chi Nga đạt điểm giỏi với bài thi lớp sáu, bảy và khá cho lớp tám, chín, mười và mười một. Mà chỉ cần bài thi đạt trung bình là Chi Nga có thể vượt qua lớp học đó. Nhưng không đợi bài thi cho lớp mười hai thì Chi Nga đã lăn ra ốm một trận.

Mẹ với dì út là người khởi xướng cho việc học nhảy lớp nhưng bố lại là người ép Chi Nga theo đuổi các kỳ thi. Chi Nga thật muốn làm ông tự hào nên mới cố gắng đến thế. Nhưng trận ốm đến thật đúng lúc, cô quả thực kiệt sức và muốn buông tay. Sau một buổi tối tranh cãi, cuối cùng cả nhà đi đến thống nhất chấm dứt kỳ kiểm tra khổ sở này cho Chi Nga. Bố mẹ đưa Chi Nga tới nhận giấy chứng nhận vượt qua lớp mười một của cô, nghĩa là hết hè này cô có thể nhảy lên học thẳng lớp mười hai. Ngoài giấy chứng nhận ra cô còn có cả học bạ. Học bạ đó ghi điểm các môn thi của cô trong bảy lần thi từ lớp năm đến lớp mười. Trước khi về trưởng phòng Quảng còn xoa đầu Chi Nga một cái. Chú nói:

“Cháu nhớ là cháu có cơ hội học nhảy lớp là vì chúng ta không muốn chảy máu chất xám đấy nhé! Mau lớn để xây dựng tổ quốc.”

Bố nghe thế thì cười tít mắt, có ai không vui khi người khác tán dương con mình? Mẹ cũng cười có điều không khoa trương như bố. Chi Nga thì bật cười khanh khách ngay tại chỗ. Xây dựng tổ quốc cái gì chứ, cô chẳng có mục tiêu cao cả như thế đâu. Mục tiêu của cô chỉ là đợi anh trai học hết tiểu học thì cùng học lớp sáu với cô. Chi Nga học tiếp lớp mười hai để làm gì, sang năm anh yêu của cô cũng mới học lớp sáu mà thôi. Ôi, chỉ tiếc là bây giờ anh ấy mới mười một tuổi. Chi Nga rất nhớ và muốn gặp anh nhưng cô không thể phá hoại một mầm non tổ quốc sớm như vậy được.

Bố Chi Nga bị dọa sợ ngây người vì trận ốm của con gái nên khi Chi Nga nói chỉ muốn học cùng lớp với anh trai thì không phản ứng gì. Mẹ thì có chút tiếc nuối, nhưng sợ con gái mất tuổi thơ nên không phản đối. Có điều cả bố và mẹ đi đâu cũng khoe con gái bảy tuổi của họ có thể học cùng học sinh lớp hai một khiến cho Chi Nga luôn bị chỉ trỏ, xấu hổ vô cùng. Phản ứng phụ duy nhất của sự kiện này là cô vẫn chẳng có một người bạn nào.

Mới tháng ba nhưng Chi Nga đã được nghỉ hè sớm, đợi đến tháng chín sẽ bắt đầu nhập học cùng anh trai. Vừa ôm cuốn học bạ Chi Nga vừa cười thầm, cuối cùng cũng học bằng lớp với anh, tình yêu của em, chờ em nhé!

Chương 10 << >> Chương 12
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Chương 12: Cho thê nhà.

Ba anh em gồm có Chi Nga, cu Bin và anh trai đang dán chặt như thằn lằn bám tường vào mấy tấm kính màu trên gác xép để nhìn xuống phòng khách. Đây là lần đầu tiên mấy đứa trẻ được nhìn thấy người da trắng, tóc vàng, mắt xanh, mũi lõ.

Với Chi Nga đây không phải là lần đầu tiên nhìn thấy người nước ngoài nhưng cô ham vui, a dua cùng ông anh trai và cậu bạn hàng xóm. Hai trong số ba người nước ngoài là vợ chồng. Họ muốn thuê nhà của gia đình Chi Nga vì họ đang đầu tư sản xuất cho một trại nấm và trang trại cà chua chỉ cách nhà Chi Nga có 300 m. Người nước ngoài còn lại là một đứa bé trai, khoảng bằng tuổi Kha, nhưng Chi Nga không thấy rõ mặt vì thằng bé cứ vùi mặt vào vòng tay bà mẹ chỉ để lộ ra một mái tóc vàng rực.

Bà mẹ khoảng bốn mươi, nhìn còn vẫn còn đẹp, khuôn mặt có nét hiền hòa. Ông bố không được đẹp trai, nhưng có vóc người cao to của người Tây, thoạt nhìn khiến người khác chú ý bởi ông cao những hơn 1m8. Những người ở đây, như bố Chi Nga chẳng hạn cao lắm cũng 1m7 mà thôi. Ông ta là kỹ sư công nghệ sinh học, người chỉ đạo kĩ thuật và cũng là người quản lý cho trại nấm và trang trại cà chua. Vợ và con ông là vì theo ông mà tới đây.

Sở dĩ họ lựa chọn nhà Chi Nga không phải vì ngôi nhà này to nhất đẹp nhất trong thị trấn mà vì nó sạch sẽ nhất và có nhà vệ sinh tự hoại. Sạch sẽ nhất thì phải nói đến công lao của mẹ, mẹ là người vô cùng gọn gàng, ngăn nắp cho nên ngôi nhà này dù không đẹp nhưng vẫn gây được thiện cảm cho người bước vào. Còn nhà vệ sinh tự hoại thì đó là kết quả sự thuyết phục hơn năm nay của Chi Nga.

Sống lại năm sáu tuổi thứ khó thích ứng nhất với cô là nhà vệ sinh. Khi còn ở trong làng, phải ngồi nhà cầu sát với chuồng lợn, mùa hè thì mát gió thổi hơi bay lên “thơm” không chịu được. Mùa đông cởi quần ra mông đã muốn đóng băng. Cũng may bố làm xây dựng, đi đây đi đó nhiều thấy được sự tiện lợi của hố xí tự hoại nên khi nghe Chi Nga thuyết phục mới lắp đặt một nhà vệ sinh đúng kiểu phương Tây.

Bao bọc quanh thị trấn là ruộng và bãi nên thị trấn này nhiều nhà còn chưa có nhà vệ sinh, toàn ra bãi mà phóng uế hoặc có xây nhà vệ sinh thì cũng kiểu nhà cầu nối với chuồng lợn. Ồ, nghĩ mà xem, có bác Tây nào chịu ra ngoài bãi mà ngồi phóng uế hay ngồi nhà cầu vừa đi vệ sinh vừa tâm sự với lợn không? Thế nên cái vụ thuê nhà béo bở này rơi vào tay nhà Chi Nga.

Cô phiên dịch viên ngoài ba mươi tuổi lên tiếng:

“Ông bà William nói sẽ trả 200 đô, tức là khoảng ba triệu sáu tiền thuê nhà cho anh chị mỗi tháng.”

Nhìn khuôn mặt hoan hỉ của bố mẹ cũng đủ biết con số này không nhỏ. Phải biết lương bố và mẹ mỗi người bây giờ chỉ được hơn triệu một tháng. Nhưng vấn đề không nằm ở đấy mà nằm ở lời của cô phiên dịch viên. Rõ ràng chi Nga nghe thấy bà nước ngoài nói giá là 250 đô, tại sao lại dịch ra là 200? Chi Nga ngửi thấy mùi gian gian. Con người mà, không lúc nào ngừng cảnh giác được.

Thấy bà phiên dịch dẫn bà nước ngoài tới nhà vệ sinh. Chi Nga bỏ lại anh trai và cậu bạn hàng xóm chạy xuống. Gặp ba người ở bếp, cô tươi cười nói với mẹ:

“Mẹ với cô phiên dịch quay lại phòng khách đi, không bố với ông Tây kia biết nói gì với nhau? Bà ý đi ra con dẫn ra phòng khách cho. Chứ người ta đi vệ sinh mà có người đứng chờ bên ngoài thì bên trong cũng không thoải mái.”

Mẹ cười gật đầu trở lại phòng khách với cô phiên dịch viên. Đợi khoảng mười phút mới thấy bà nước ngoài đi ra. Chi Nga đưa cho bà một cái khăn trắng để lau tay. Cô biết người nước ngoài có thói quen đi vệ sinh xong sẽ rửa tay nên cần khăn để lau. Không giống người quê cô có thói quen rửa tay sau khi ăn và trước khi đi vệ sinh, khăn lau tay hữu hiệu nhất là hai cái mông quần. Bà nước ngoài mỉm cười với cô. Chi Nga nhỏ giọng nói:

<Tên của tôi là Chi Nga, bố mẹ tôi là chủ nhà này!>

Bà nước ngoài ngạc nhiên nhìn Chi Nga. Đầu những năm chín mươi, ở ngoài Bắc người nói được tiếng Nga thì không thiếu nhưng ít người nói được tiếng Anh lưu loát, nhất lại là một cô bé con mới sáu, bảy tuổi ở nông thôn thì quả là hiếm thấy.

Sợ bố mẹ bất chợt đi ra sẽ trố mắt khi nhìn thấy mình nói chuyện với bà Tây. Mặc dù một năm qua những gì Chi Nga làm bố mẹ trố mắt không ít, nhưng cô biết có những thứ dù lấy lí do là thần đồng cũng khó lòng giải thích. Chẳng hạn cô có thể vượt qua được các bài thi vì cô đã đọc sách giáo khoa thì có thể hiểu được. Nhưng chỉ đọc sách giáo khoa mà có thể nói tiếng Anh như gió thì thật khó tin. Nhất là khi mẹ cô còn tốt nghiệp khoa tâm lý sư phạm, bà hiểu khái niệm thần đồng nghĩa là gì. Nếu thời đại này máy tính và internet phổ biến thì cô cũng chẳng cần phải cẩn thận thế.

Chi Nga nói rất nhanh nhưng rõ ràng:

<Cái giá mà vợ chồng bà trả để thuê căn nhà là 250 đô đúng không?>

Không đợi bà ta trả lời, Chi Nga cười giải thích cho sự đường đột của mình.

<Cháu ở trên gác xép nên nghe được. Nhưng cô phiên dịch viên nói với bố mẹ cháu cái giá là 200 đô.>

Bà nước ngoài mặt biến sắc. Bà chăm chú nhìn Chi Nga, Chi Nga vẫn cười nụ.

<Tí nữa thảo luận lại về giá, bà có thể viết giá tiền bằng con số và kí hiệu đồng đô la, bố cháu có thể hiểu, lúc đó bà có thể biết phiên dịch viên nói đúng hay sai.>

Chi Nga định quay người vào phòng. Bà Tây kéo tay cô lại nói:

<Sao cháu không tự nói. Họ là bố mẹ cháu mà? Người chịu thiệt cũng là bố mẹ cháu. >

<Họ không biết cháu có thể nói tiếng Anh.>

Bà tây nhìn Chi Nga khó hiểu. Chi Nga vẫn cười.

<Nếu gia đình bà trở thành hàng xóm nhà cháu, nhất định cháu sẽ giải thích cho bà.>

Cho thuê nhà xong, thì gia đình Chi Nga sẽ thuê một căn hộ cấp bốn của một người hàng xóm ngay bên cạnh nhà với giá chỉ 300 nghìn. Căn hộ đó chỉ có hai phòng, một phòng ngủ với một phòng là kết hợp của tất cả các thể loại còn lại bao gồm phòng khách, phòng kho, phòng bếp… Thực ra có thể trở về sống với ông bà nội, nhưng mẹ nhất định không đồng ý. Vì thế nếu gia đình người Tây này thuê nhà Chi Nga, họ sẽ trở thành hàng xóm gia đình cô. Chi Nga nghe được đoạn tán ngẫu này giữa cô phiên dịch và vợ chồng bà Tây nên biết bà sẽ hiểu ý cô. Trước khi quay đi, Chi Nga còn nói một câu học được trong Thám tử lừng danh Conan:

<Bí mật làm nên sự quyến rũ của người phụ nữ.>

Lại còn đưa tay lên cái miệng đang chu ra suỵt một cái, câu nói với điệu bộ này ở trên người một con nhóc bảy tuổi khiến bà Tây bật cười.

Quả nhiên sự gian lận của cô phiên dịch viên bị lộ tẩy. Gia đình William đồng ý không tố giác với văn phòng phiên dịch nhưng chuyển tiền phiên dịch của cô ta vào tháng tiền thuê nhà đầu tiên trả cho nhà Chi Nga. Điều này về sau bà William mới nói cho Chi Nga nghe. Khi Chi Nga hỏi tại sao thì bà ấy nói:

<Cháu xứng đáng nhận được tiền phiên dịch. Nhưng ta không thể đưa tiền cho một đứa bé bảy tuổi đúng không?>

Kể từ đó gia đình Chi Nga có thêm hàng xóm mới.

Chương 11<< >> Chương 13
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Chương 13: Người bạn mới.

stock-photo-3063200-brother-and-sister-getting-along.jpg

(Ảnh nguồn: Internet)​

Còn tới năm tháng nữa Chi Nga mới bắt đầu vào năm học mới nên quả thực vô cùng rảnh rỗi. Ngoài việc giúp mẹ nấu ăn và dọn dẹp ra thì chẳng có việc gì để làm. Như đã nói, tivi chỉ chiếu có bốn tiếng một ngày, báo chí truyện thì không có, còn sách thì ôi thôi cô đã đọc hết sách tuốt cho đến tận lớp mười một rồi. Chi Nga muốn danh chính ngôn thuận để mọi người biết mình có khả năng nói tiếng Anh nên thường xuyên lui tới gia đình William. Dù sao họ cũng là hàng xóm nhà cô và cô thì chẳng có ai để nói chuyện cùng.

Chi Nga khá hợp với bà William. Khi bà ấy đòi cô giải thích về chuyện cô giấu bố mẹ việc mình nói được tiếng Anh. Cô cúi đầu xin lỗi ba thành viên trong nhà rồi nói một lèo về tư tưởng của những người trong gia đình cô, về vấn đề trọng nam khinh nữ. Cô nói nếu bố mẹ biết cô giỏi hơn anh trai, họ sẽ không vui. Bố cô sẽ trách mẹ cô vì sao dạy tốt cho con gái còn bỏ mặc con trai. Anh trai cô sẽ ghét cô vì tại cô mà anh ta phải học nhiều hơn. Khi kết luận lí do vì sao cô không muốn bố mẹ biết cô còn chưng ra khuôn mặt rất đáng thương.

Lời giải thích có vẻ xuôi tai nên khiến bà William tin, bà còn cảm thán mãi cho một đứa trẻ thông minh hiếu học như cô mà lại không có cơ hội phát triển, còn Chi Nga thì thấy có lỗi với bố mẹ và anh trai vô cùng vì nói xấu họ. Có điều khi bà thắc mắc ai là người dạy Chi Nga tiếng Anh. Cô đáp:

<Cháu có hai người thầy, một người tên là Sách và một người tên là Radio. >

Nếu nói lý do này cho bố mẹ, cô sẽ bị nghi ngờ ngay tắt lự bởi cô chả có quyển sách tiếng Anh nào ngoài mấy quyển sách giáo khoa. Dì út có nhờ một cô dạy tiếng Anh ở trường cấp hai về giúp mẹ nói chuyện trong hôm đầu mấy người nhà William chuyển tới vì cô phiên dịch viên bị cho thôi việc rồi. Cô giáo ấy nói lắp ba lắp bắp không còn được lưu loát như Chi Nga, thì Chi Nga có dám vỗ ngực nói mình học được từ sách không? Hơn nữa nhà cô chả có cái radio nào. Cô cũng chẳng sợ bà William sẽ ngồi buôn chuyện với mẹ cô mà để lộ ra bởi lẽ hai người này căn bản không thể ngồi buôn chuyện với nhau được. Nếu có cũng là một người nói tiếng Anh một người chỉ nói được mỗi câu “ok”, còn nếu không một người nói tiếng Việt và người còn lại nói được mỗi một từ “ừ”.

Bà William có vẻ rất quý mến cô, và có lẽ vì cô đưa ra vấn đề trọng nam khinh nữ cho nên bà ấy luôn cảm thán nói giá như bà ấy có đứa con gái như cô. Bà William rất muốn Chi Nga trò truyện với con trai bà ấy là Tery, nhưng thằng nhóc ấy có vẻ không thích Chi Nga hay nói đúng hơn là không thích mấy đứa con nít tóc đen và da cháy nắng ở nơi này.

Lý do mà Tery đưa ra là bẩn thỉu. Ừ, người nông thôn đen đúa thì nhìn so với người dân da trắng thì có vẻ bẩn thật, nhưng có cần thể hiện thái độ chán ghét rõ ràng như thế không? Đứa trẻ này Chi Nga không thích mặc dù nói thật lòng thì nó rất xinh trai. Bà William biện bạch cho thái độ này của Tery là do cậu ta đang chống đối vì bị bắt tới đây cùng bố mẹ, phải chuyển sang chế độ học ở nhà và phải xa rời bạn bè ở Anh.

Khi Tery bĩu môi nói ra từ <bẩn thỉu> thì cậu ta còn chưa biết Chi Nga có thể nghe hiểu tiếng Anh. Bà William vội ngắt lời hắn nhưng Chi Nga vẫn nghe được từ <bẩn thỉu> này. Đáp lại ánh mắt áy náy của bà William, Chi Nga vừa cười vừa nói:

<Sao thế được, tôi tắm hàng ngày mà, còn dùng cả xà bông nữa!>

Bà William phì cười, còn thằng nhóc Tery thì từ kinh ngạc chuyển sang giận dỗi vì bị cười nhạo. Thì ra mẹ muốn cậu ta gặp con bé gầy quắt này là vì nó nói được tiếng Anh sao? Tery nguýt Chi Nga một cái rồi đi thẳng vào phòng, sập cửa cái rầm. Ấn tượng đầu tiên của Tery về Chi Nga là một con nhỏ đen gầy có điệu bộ như bà cụ non, ở nơi quỷ quái này ngoài bố mẹ thì nó là người duy nhất có thể nói chuyện với cậu được, và cuối cùng Tery ấn tượng với ánh mắt con nhỏ này. Ánh mắt đó dường như không bao giờ dừng trên người cậu quá một giây. Những đứa trẻ nơi này thấy Tery thì đều tò mò, chỉ trỏ, thậm chí còn quây lại xem khiến Tery chán ghét, nhưng con bé này một ánh mắt cũng lười nhìn Tery.

Nhìn cánh cửa đóng sầm trước mặt, bà William cười ngượng. Chi Nga vẫn chậm rãi uống chè ăn bánh quy. Không khí ở đây khiến Chi Nga thực sự nhớ những ngày trước khi trọng sinh. Cô thích nhất chè bá tước xám, khi uống ăn kèm với bánh quy của cửa hàng Nguyễn Sơn. Nhưng bây giờ ấy à thương hiệu bánh Nguyễn Sơn còn chưa ra đời, chè mạn Thái Nguyên đi đại lý lớn mua còn khó chứ đừng nói gì đến chè bá tước xám.

Điệu bộ Chi Nga nhâm nhi hưởng thụ chè bánh như người lớn khiến bà William thấy buồn cười. Bà mấy lần đưa mắt định nói nhưng lại thôi, có lẽ vì thái độ khó chịu của thằng con trai khiến bà khó mở lời. Cuối cùng Chi Nga lên tiếng trước. Cô vừa nhìn vào cánh cửa đóng im ỉm vừa cảm thán:

<Bạn ý cứ thế thì làm sao cháu giới thiệu được cái hay của vùng nông thôn cho bạn ấy nhỉ?>

Chẳng khó để nhận ra mục đích thân cận của bà William với cô là để cho con trai bà ấy có một người bạn. Chi Nga là sự lựa chọn không chỉ tốt mà còn duy nhất ở nơi này. Bà William có vẻ ngạc nhiên vì sự sắc sảo của Chi Nga.

<Cháu nguyện ý làm bạn với nó?>

Thái độ nghiêm túc gật đầu của Chi Nga khiến bà William rất vui vẻ.

<Hy vọng hai đứa có thể trở thành bạn tốt của nhau.>

Chi Nga gật đầu cười nụ. Ngày nào cũng ăn bánh uống trà, ít nhất cũng phải làm gì để trả công chứ. Kết bạn với thằng nhóc này à, nan giải ghê. Cô ghét nó mà nó cũng chả ưa cô. Vì thế mà nhiều lần đến nhà chơi nhưng chỉ có cánh cửa im lìm trước phòng hắn đón chào cô.

Càng gần đến hè, trời càng nóng. Tery tự học ở nhà, mẹ cậu ta cũng là giáo viên trung học nên có thể tự dạy được cậu. Cậu ta vừa không phải là thần đồng, vừa không trọng sinh nên lẽ dĩ nhiên là phải học hàng ngày. Hôm đó trời rất nóng, mẹ con cậu ta học ở nơi mát nhất, đó là phòng bếp.

Giờ giảng kéo dài ra cho đến khi Chi Nga tới chơi. Cô nghi ngờ bà William cố tình tạo cơ hội cho hai đứa trẻ con nói chuyện. Chi Nga theo thói quen leo lên ghế ngồi. Tery nhìn thấy cô thì lườm một cái, nhưng không dám thu dọn sách vở về phòng vì mẹ cậu ta nói làm xong bài mới được trở về. Bà William rời bàn đi lấy bánh và pha cho Chi Nga một tách trà sữa. Chi Nga nghe thấy tiếng lẩm bẩm:

<Hôm nào cũng đến ăn chực!>

Cô vừa tức vừa buồn cười.

< Này, cậu rất ghét tôi thì phải? Tôi cũng chả thích cậu tí nào đâu. Thế nên cậu làm bài nhanh lên mà về phòng.>

<Này, đây là nhà tôi!>

Tery cao giọng làm bà William phải quay lại. Chi Nga mặc kệ thái độ gắt gỏng của cậu ta, kéo cuốn vở tập về phía mình nhìn nhìn. Đó là một bài toán tổng hiệu dành cho học sinh lớp năm.

<Giải sai rồi. Cứ thế này đến ăn tối cậu cũng không được vào phòng.>

Tery bĩu môi khinh miệt nhìn Chi Nga. Một con nhóc gầy nhom, nhỏ hơn hắn đến vài tuổi thì biết cái gì. Chi Nga giả bộ hiếu thắng nói:

<Nếu tôi giải được, cậu sẽ nói chuyện bình thường với tôi chứ?>

Bà William đem trà sữa và bánh quy tới cho Chi Nga, nói khích thêm. Mặc dù bà không tin lắm con bé giải được, định bụng sẽ ở bên cạnh nhắc bài.

<Tery, hay là con sợ thua?>

Thằng nhóc Tóc vàng trừng mắt nhìn Chi Nga một cái rồi đưa bút cho cô, ánh mắt thằng bé gắt gao trông chừng bà mẹ. Bị bắt thóp bà William chỉ biết ngồi im cười xấu hổ. Năm phút sau Chi Nga đưa lời giải cho Tery và bà William. Đương nhiên là không thể sai được rồi. Tery há hốc mồm, lắp bắp hỏi:

<Cậy học lớp mấy?>

<Hết hè này tôi lên lớp sáu.>

<Hả?>

Cả Tery và mẹ cậu ta đều kinh ngạc, Tery thậm chí còn kém Chi Nga một lớp. Chi Nga gãi đầu giải thích:

<Cháu học nhảy lớp. >

Bà William nói nhỏ với Tery nhưng Chi Nga vẫn nghe được.

<Con còn dám khinh thường bạn nữa không?>

Tery hậm hực nhìn Chi Nga rồi om sòm đòi thi cái khác, hắn không chấp nhận được việc thua một con nhóc kém hắn tới ba tuổi. Cuối cùng cả hai thi chép chính tả. Bà William đọc còn hai đứa trẻ chép. Kết quả Chi Nga thua. Thằng nhóc vô cùng hý hửng nên không nhận ra bị mẹ hừ mũi. Một thằng người Anh chép chính tả tiếng Anh thắng một con nhóc người Việt, thắng cũng quá vinh quang đi. Chi Nga làm bộ giận dỗi giẫm chân đi về. Thằng nhóc đang sướng vì thắng cuộc nên khoái trá gọi với theo:

<Mai tới chơi nữa nhé!>

Điều này khiến bà William đi theo mở cửa cho Chi Nga phải nén cười mãi. Trước khi vẫy tay chào cô, bà còn nói:

<Chi Nga, cám ơn!>

Vậy là Chi Nga có được người bạn đầu tiên như thế đó.

Chương 12 << >> Chương 14
 
Chỉnh sửa lần cuối:

bupbecaumua

gà luộc
Nhóm Biên tập
Tham gia
9/12/13
Bài viết
3.401
Gạo
2.000,0
Chương 11.
Mỗi lần thấy tiếng cười đùa của chúng bạn cùng khu, anh hai lại bắn đôi mắt phẫn lộ (phẫn nộ/ em thấy tóe lửa thì hợp hơn) về phía Chi Nga, nhưng nhận được là nụ cười ngọt ngào (mật ngọt chết ruồi) của cô em gái.
Bài kiểm tra đầu tiên giành cho Chi Nga bắt đầu vào tháng chí (tháng chín).
Mẹ với dì út là người khởi xướng cho việc học nhảy lớp nhưng bố lại là người ép Chi Nga theo đuổi các kỳ thì (thi).
Bố nghe thế thì cười típ (tít) mắt, có ai không vui khi người khác tán dương con mình. Mẹ cũng cười có điều không khoa chương như bố.
Chương 12.
Haizz, nghĩ mà xem, có bác tây (Tây) nào chịu ra ngoài bãi mà ngồi phóng uế hay ngồi nhà cầu vừa đi vệ sinh vừa tâm sự với lợn không?
=> đoạn này buồn cười quá. =))=))=))
Chi Nga định quay người vào phòng. Bà tây (Tây) kéo tay cô lại nói.
tây (Tây) nhìn Chi Nga khó hiểu. Chi Nga vẫn cười.
Vì thế nếu gia đình người tây (Tây) này thuê nhà Chi Nga, họ sẽ trở thành hàng xóm gia đình cô. Chi Nga nghe được đoạn tán ngẫu này nên biết bà tây sẽ hiểu ý cô.
Điều này về sau bà William mới nói cho Chi Nga nghe. Khi Chi Nga hỏi tại sao thì bà ấy nói
=> thiếu chấm

Đóa hoa ngoại quốc Tóc vàng của trường xuất hiện rồi. :)):)):)):))
 
Bên trên