Vạn Dặm Hùng Ca - Cập nhật - Tại Tâm

Tại Tâm

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/10/16
Bài viết
50
Gạo
0,0
Hay quá a. Đọc đến đoạn cuối ta ngớ ra rồi à một cái tự cười mình. Lý ngựa ô mang về hát cho dân cổ đại nghe mà chưa thấy miêu tả cảm xúc gì ^^.
Góp ý xíu :


Là "đập dập" phải không?
Mình khá thích cách hành văn của bạn. hi vọng các chương sau vẫn cuốn hút.

Cảm xúc của "dân cổ đại" thì để chương sau nha, " đập đập" là đập mấy lần ý. Cảm ơn bạn đã đọc và góp ý nha hi hi
 

suongthuytinh

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/6/14
Bài viết
423
Gạo
300,0
Hôm nay mới có thời gian và nhận xét một chút về truyện của bạn, chỉ là ý kiến cá nhân nha, có gì không phải mong bạn đừng phiền.
Đầu tiên là cách viết của bạn rất tự nhiên, từ ngữ cổ đại sử dụng hợp lý, không bị gò bó, đủ thấy bạn đầu tư không ít công sức. Phần lịch sử thì mình không biết rõ nhiều về thời đại này nên không dám "múa rìu qua mắt thợ". :D
Thứ hai là lúc đầu mình không rõ lắm mục đích của bạn khi cho nhân vật xuyên không, cho đến khi đọc đến cuối chương 2. Tuy nhiên, mình vẫn chưa thực sự hiểu lắm về mục đích thật sự. Bởi vì đoạn đầu khi bạn nói về việc Dương Tố Nghi xuyên không, bạn nói cực kỳ sơ sài, chỉ gói gọn trong một câu, hết. Mình thật sự bị hẫng, vì mình không rõ tâm trạng, cảm xúc của cô ấy như thế nào khi bị xuyên qua như vậy. Rồi quá trình cô ấy làm quen với không gian cực kỳ mới mẻ này. Và quan trọng nhất của câu chuyện, mình không biết liệu cô ấy có phải là một người giỏi về lịch sử hay không, có nhớ gì về thời đại mà cô ấy đang sống để có thể biết tương lai hay không?
Chờ đợi câu trả lời ở những chương sau. Mình đặc biệt hứng thú với những câu chuyện lịch sử, cho nên đừng quên tag mình nha. :)
Sau đây là thói quen của mình. Khá nhiều lỗi chính tả nha bạn:
Chương 1:
Châu Đô Kim là nơi thế nào vậy
Thiếu dấu hỏi ở cuối câu.
Muội tập chăm chỉ như vậy ,
Lỗi cách sau dấu phẩy.
chẳng hiểu sao muội đều nghĩ tới một bài thơi
Bài thơ.
A cô đã về rồi.
Không cần viết hoa.
Hắn không tứ giận, thậm chí còn cười xòa với con bé.
Tức giận.
Sợ rằng người muốn gả con cho thái tử- Ông nhíu mày, trầm giọng.
Lỗi cách.
Chỉ tiếc “ Thiếu niên đăng quang đại bất hạnh”
Giữa dấu ngoặc kép và từ không có dấu cách.
Chương 2:
Tôi chờ mãi mới kiếm được một con thuyền đóng ván cũ, chuyên trở hàng.
Chở.
Cháu muốn đi đâu ? - con thuyền chưa tiến lại bờ, người lái thuyền đã hô lớn.
Viết hoa đầu câu.
Cháu muốn đi Thăng Long - Nghe vậy, lão có hơi chần chừ.
Thiếu dấu.
Vâng ạ, cháu lên kinh gặp một người bằng hữu cũ của cha. Ông lão gật đầu.
Chỗ này phải xuống dòng để phân biệt lời thoại và lời dẫn truyện chứ nhỉ?
Tôi im lặng, mặc cho anh ta lôi đi giữa dòng nước siết.
Dòng nước xiết.
Tôi vỗ vỗ vai trấn an cô ấy " A Dung, không có việc gì đâu, ta mệnh lớn chết thế nào được."
Bạn chú ý thống nhất cách viết lời thoại nha. Mình thấy từ đầu đến cuối lời thoại của bạn được gạch ngang đầu dòng, ở đây lại để trong ngoặc kép. Chỉ sử dụng một trong hai cách thôi nha bạn.
Cô cũng biết cưỡi ngụa chứ?
Ngựa.
"Sức ta dời núi, khí khái nhất đời, Thời thế bất lợi, Ô Truy không chùn bước Ô Truy không chùn bước, biết làm sao đây? Ngu Cơ ơi, Ngu Cơ ơi, biết làm sao đây?"
Đoạn này lúc đầu đọc mình không hiểu gì, đọc lời giải thích cuối mới biết anh này đang ngâm thơ. Bạn phải xuống dòng viết cho đúng kiểu thơ và có thể in nghiêng để người đọc còn biết nha.
Chúc bạn viết truyện hay và đông khách! :D
 

Tại Tâm

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/10/16
Bài viết
50
Gạo
0,0
Hôm nay mới có thời gian và nhận xét một chút về truyện của bạn, chỉ là ý kiến cá nhân nha, có gì không phải mong bạn đừng phiền.
Đầu tiên là cách viết của bạn rất tự nhiên, từ ngữ cổ đại sử dụng hợp lý, không bị gò bó, đủ thấy bạn đầu tư không ít công sức. Phần lịch sử thì mình không biết rõ nhiều về thời đại này nên không dám "múa rìu qua mắt thợ". :D
Thứ hai là lúc đầu mình không rõ lắm mục đích của bạn khi cho nhân vật xuyên không, cho đến khi đọc đến cuối chương 2. Tuy nhiên, mình vẫn chưa thực sự hiểu lắm về mục đích thật sự. Bởi vì đoạn đầu khi bạn nói về việc Dương Tố Nghi xuyên không, bạn nói cực kỳ sơ sài, chỉ gói gọn trong một câu, hết. Mình thật sự bị hẫng, vì mình không rõ tâm trạng, cảm xúc của cô ấy như thế nào khi bị xuyên qua như vậy. Rồi quá trình cô ấy làm quen với không gian cực kỳ mới mẻ này. Và quan trọng nhất của câu chuyện, mình không biết liệu cô ấy có phải là một người giỏi về lịch sử hay không, có nhớ gì về thời đại mà cô ấy đang sống để có thể biết tương lai hay không?
Chờ đợi câu trả lời ở những chương sau. Mình đặc biệt hứng thú với những câu chuyện lịch sử, cho nên đừng quên tag mình nha. :)
Sau đây là thói quen của mình. Khá nhiều lỗi chính tả nha bạn:
Chương 1:

Thiếu dấu hỏi ở cuối câu.

Lỗi cách sau dấu phẩy.

Bài thơ.

Không cần viết hoa.

Tức giận.

Lỗi cách.

Giữa dấu ngoặc kép và từ không có dấu cách.
Chương 2:

Chở.

Viết hoa đầu câu.

Thiếu dấu.

Chỗ này phải xuống dòng để phân biệt lời thoại và lời dẫn truyện chứ nhỉ?

Dòng nước xiết.

Bạn chú ý thống nhất cách viết lời thoại nha. Mình thấy từ đầu đến cuối lời thoại của bạn được gạch ngang đầu dòng, ở đây lại để trong ngoặc kép. Chỉ sử dụng một trong hai cách thôi nha bạn.

Ngựa.

Đoạn này lúc đầu đọc mình không hiểu gì, đọc lời giải thích cuối mới biết anh này đang ngâm thơ. Bạn phải xuống dòng viết cho đúng kiểu thơ và có thể in nghiêng để người đọc còn biết nha.
Chúc bạn viết truyện hay và đông khách! :D
Cảm ơn bạn, mình thực sự rất cần sự góp ý tỉ mỉ <3 . Mình sẽ xem lại những lỗi đó còn về phần Tố Tố dần dần sẽ sáng tỏ nha :D
 

Tại Tâm

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
23/10/16
Bài viết
50
Gạo
0,0
Vạn dặm hùng ca – Chương 3 - Chốn kinh kỳ

Lý Dực nghe tôi hát xong bật cười hào sảng:

- Bài hát lạ lại bắt tai như vậy, là cô tự nghĩ ra hay sao? Lời ca phóng túng tự nhiên chẳng chút e dè. Ta bình sinh từng nghe nhiều khúc dân ca Tống triều hay Chiêm Thành, nhưng đây là lần đầu nghe thấy bài này, thật không biết nên kết hợp với nhạc khí gì?

Tôi ngẫm nghĩ một chút rồi làm ra vẻ thần bí nói:

- Tôi sao có thể tự sáng tác. Tôi nghe thấy thần nữ hát trong giấc mơ đó. Bài này giai điệu mạnh mẽ, phóng khoáng, nên chăng phối với trống? Ở đây không có trống, vậy tôi thổi kèn lá.

- Cô có xảo biện thì cũng nên nghĩ ra cớ hợp lý chứ, Lý Dực ta đời này không tin thần phật. Vừa rồi cô nói có thể phối với trống, ta cũng cho là đúng, nhưng nếu ghép với nhạc cụ người Đại Lý, nghe sẽ có ý vị khác biệt.

- Nhạc cụ Đại Lý thì tôi không biết.

Tôi bứt lấy một chiếc lá, cắt phần cuống, gấp theo sống lá, một chiếc kèn lá nhỏ đã ra đời, thứ này trước Lý Long Bồ dạy tôi. Tôi thổi thử một đoạn, cố bắt chước phong thái của hắn mà không được. Âm thanh phát ra vô cùng lảnh lót, không hợp với thể loại Rock hiện đại nhưng xét nó như một bài dân ca thì cũng khá ổn.

Tôi thổi hết bài, hết cả hơi, nghiêng đầu chờ anh ta khen.

Lý Dực ngả mình vào vách đá, tóc có chút tán loạn.

- Cô thổi hay lắm. Nếu sau này có dịp gặp lại, ta sẽ cho cô chiêm ngưỡng nhạc cụ Đại Lý. (1)

Tôi hào hứng thổi một tiếng kèn lá vui vẻ như lời đáp. Tôi nghĩ con người này vừa kỳ lạ, vừa thú vị. Quan sát anh ta kỹ một chút, mới thấy nếp nhăn mờ mờ trên khuôn mặt anh ta, bên cạnh vết bớt liên hoa.

Có lẽ chính đôi mắt quá sắc tạo nên ấn tượng mạnh khiến tôi khó đoán định tuổi con người này.

Tôi thả thêm một ít củi vào lửa, thành thật nói:

- Tôi đoán không ra tuổi anh, trông anh vừa chỉ độ ngoại tam tuần, vừa có nét của người đã vào tuổi trung niên. Trước kia tôi đọc Tây du ký, từng nghe nhiều yêu quái ăn thịt người trẻ lâu, nửa đêm giữa rừng núi, tôi đánh không lại anh, bị ăn thịt chắc cũng chẳng ai biết.

Anh ta ồ lên:

- Trí tưởng tượng của cô phong phú thật. Ta không quê không quán, nhìn không ra tuổi tác không có nghĩa ta là yêu quái. Tuổi tác cũng chỉ là cách định danh thôi, cô bé ạ.

Tôi cau mày, không thích bị coi là cô bé. Anh ta không nói chuyện với tôi nữa, đứng dậy ra suối tắm. Tôi ăn xong, lấy thư cha tôi viết cho đạo sĩ Trần Tuệ Long ra hong trước lửa. Nhưng chữ đã nhòe cả, hong chẳng được ích gì.

Tôi ngồi co chân bên ánh lửa bập bùng, cân nhắc nên cứ đến tìm đạo sĩ Tuệ Long hay nhân cớ này bỏ trốn luôn. Nhưng tôi biết trốn đi đâu? Nếu không trốn, tu tập ở chùa chỉ là kế hoãn binh, rồi tôi vẫn sẽ bị gả đi.

Tôi nghĩ rồi lại nghĩ, chẳng biết lại rơi vào giấc ngủ tự khi nào.

Tôi vẫn luôn mơ thấy một người đàn ông, cưỡi ngựa trắng đi về phía mình, người tỏa ánh hào quang, kiếm vấy máu mà khí chất vẫn thoát tục. Người đó đi đến đâu, đài sen nở rộ, bảy ngôi sao tạo thành một chòm sao lấp lánh trên nền trời.

Giấc mơ ấy cứ lặp đi lặp lại, từ khi tôi còn ở thế giới hiện đại cho đến tận bây giờ.

Chuyện tại sao tôi trở về thời đại này, đến giờ tôi vẫn không sáng tỏ lắm. Tôi của một nghìn năm sau sinh ra trong một gia đình công chức bình thường, lớn lên như bao đứa trẻ khác, tốt nghiệp đại học xong cũng có một công việc tạm gọi là ổn định. Điều duy nhất không bình thường là người đàn ông trong giấc mơ mà tôi không bao giờ nhìn rõ mặt, lần nào mơ thấy người đó, đầu sẽ đau liên tục mấy ngày trời. Hồi còn đi học, lúc rảnh rỗi tôi thường đọc sách, tìm hiểu chút lịch sử văn hóa nước nhà, sau này đi làm rồi, quá bận bịu, kiến thức chẳng giữ lại được bao nhiêu. Tôi vốn không tin thánh thần. Chỉ có điều chuyện kỳ lạ ấy lặp đi lặp lại quá nhiều năm khiến tôi không thể không thấy tò mò.

Một bà đồng cao tay nói rằng tôi có duyên âm. Ở Lý triều, có một người vĩnh viễn chờ đợi tôi. Tôi theo chỉ dẫn của bà ta và tìm đến Đền Đô (2), đền thờ tám vị vua triều Lý. Bà ta niệm những câu trú Nam Tông (3) cổ xưa ghê rợ, dùng bàn tay lạnh toát của mình xoa lên đầu tôi, khai mở luân xa. Tôi trôi trong bóng tối giữa muôn vạn kiếp nhân sinh, nghe bên tai có bảy tiếng chuông đồng vang vọng. Hương thơm kỳ lạ dịu dàng lan tỏa, giọng thần nữ từ xa xôi vọng đến “ Tiền duyên chưa dứt, cô phải trở lại thôi, trở lại đi thôi…”

Tôi cứ thế bị hút vào một nguồn sáng dịu dàng, khi tỉnh dậy thì đã trở thành Dương Tố Nghi. May cho tôi là thân thể này lúc ấy còn nhỏ nên tôi đã có khá nhiều thời gian để thích nghi, còn được gặp người tốt như Lý Long Bồ.

Đêm nay, lại mơ thấy người đó. Nhiều lúc tôi nghĩ, tại sao bản thân phải vì chấp niệm của một người mà quay trở lại? Thế nào mới gọi là tiền duyên chưa dứt, không phải chết là hết hay sao?

Tôi thở dài, ôm đầu tỉnh dậy, hình như có ai đắp áo cho tôi. Tôi đưa mắt nhìn sang phía đối diện, Lý Dực đã ngủ say. Lúc ngủ, anh ta chẳng khác nào một con hổ thu lại móng sắc của mình, trở thành con mèo lười biếng mệt mỏi. Trời lạnh thế này mà anh ta cứ để mình trần mà ngủ. Trên thân mình anh ta xăm hình giao long (4) vô cùng đáng sợ để che đi những vết sẹo chằng chịt.

Tôi nhíu mày, rón rén đắp áo trả lại anh ta.

Từ xa xưa, người Bách Việt cổ thường hay xăm mình để xuống biển không bị thủy quái thuồng luồng bắt nhưng cho đến thời đại này, dám xăm giao long trên người thì chỉ có tầng lớp quý tộc.

Phía ngoài cửa hang, từng luồng gió bấc thổi gùn ghè tạo nên những luồng âm thanh quái dị như tiếng sói hoang tru tréo giữa đại ngàn.

Tôi dùng gậy vẽ vu vơ chùm sao Bắc Đẩu trên nền đất, lòng dường như đã yên tĩnh lại.​

-----------

Chúng tôi khởi hành từ sớm, rong ruổi trên lưng ngựa suốt một đêm thì đã tới cổng thành Thăng Long. Thành Thăng Long được bao quanh bởi hai lớp tường thành, kéo dài từ An Nam La Thành và Đại La thành Cao Biền xây thưở trước. Nơi chúng tôi đang đứng là cửa ô Quảng Phúc - cửa Bắc thành, mở thằng ra hồ Dâm Đàm. (5)

Tôi nhịn không được reo lên một tiếng:

- Thăng Long quả là phồn hoa đô hội, kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Từ ngày lạc đến thời đại này, tôi chỉ ở Trường Yên. Từng là cố đô một thời, Trường Yên vẫn còn dấu ấn của thời Đinh, Tiền Lê, thành quách lâu đài tráng lệ ẩn mình trong núi xanh biếc xanh, tiếc là nơi đó đã chẳng còn sự phồn hoa của bậc đế kinh. Từ lúc bước vào Thăng Long, tôi đã đi qua mấy phường thủ công, phường nào cũng có những thợ thủ công đang tất bật vào ra. Bàn tay khéo léo của họ tạc tượng Quan Âm, tượng A Di Đà, những nét chạm trổ phượng long ẩn trong mây sóng.

Người đi đường gần như mặc lụa Tống triều, ý nhị nền nã. Tôi lưng đeo tay nải, quần áo giản dị, vẻ mặt trầm trồ ngơ ngác đến mức Lý Dực phải cốc vào đầu tôi mấy lần:

- Cô bảo muốn đến Báo Ân tự gặp đạo sĩ Trần Tuệ Long? Ta nhớ không lầm thì chùa ấy tọa lạc ở mé nước phía Tây Bắc hồ Dâm Đàm.

Anh ta nói xong, còn thở dài một tiếng

- Nhanh thật, đã bốn năm trôi qua…

Lý Dực đưa tôi đến cổng chùa, một bông hoa sứ trắng chao nghiêng rồi rơi xuống. Anh ta bắt lấy đưa cho tôi rồi cười nhẹ nói:

- Cô bé, ta đưa cô đến đây thôi, ta có việc phải đi rồi.

Tôi hé miệng, định nói rằng đừng gọi tôi là cô bé nữa nhưng lại nhớ ra một việc khác:

- Anh nói sẽ tặng tôi ống giữ lửa cơ mà.

Anh ta quay sang thuộc hạ, lúc sau đưa cho tôi ống giữ lửa bằng trúc thượng hạng, ở đáy ống có khắc chữ Dực bé xíu. Lý Dực nhìn tôi một cái rồi leo lên ngựa, rất nhanh đã khuất khỏi tầm mắt tôi.

Tôi hét theo:

- Lý Dực, cảm ơn nhé!

Chắc anh ta không nghe thấy đâu. Tôi ngắm nghía ống lửa, nét khắc thật đẹp.

Trận trận hoa sứ rơi xuống, tôi xoay người, hít một hơi.

Ngôi chùa nhỏ mà an tĩnh quá. Tôi và A Dung thấy cổng nhỏ mở, từ tốn bước vào.

Trong sân, một tiểu hoà thượng đang quét sân.

Tôi lễ phép chắp tay:

- A Di Đà Phật.

Tiểu hoà thượng đáp lễ:

- Thí chủ cần gì ạ?

Hoà thượng lớn hơn tôi vài tuổi, thanh tú trắng trẻo.

- Thưa bạch thầy, con muốn tìm Tuệ Long đạo sĩ.​

- Đạo sĩ đang bận chút việc, thí chủ cứ vãn cảnh chùa. Chốc nữa bần tăng vào báo với thầy.

Tôi bước vào phật đường, chắp tay quỳ trước Phật. Nét mặt Phật từ bi, như thể đang cảm hoá tâm hồn còn hỗn loạn giữa hồng trần của tôi. Trước nay tôi có đọc sách Phật nhưng không quá tín Phật, ít đi chùa, chẳng ngờ lại có ngày phải náu mình nơi cửa Phật. Nhưng nơi này cũng không hẳn là hoàn toàn thờ Phật, đạo sĩ ở trong chùa quán, cho thấy Đạo giáo và Phật giáo thời này có sự giao thoa sâu sắc, chẳng trách Báo Ân tự còn được gọi là Nam Đế quán.

Tôi lễ Phật xong, dạo bước quanh chùa. Báo Ân tự tọa lạc ở một địa thế đẹp. Phía trước hồ Tây muôn trùng sóng, phía sau tam đảo xanh ngắt, làng xóm bao bọc chung quanh, giữa hồng trần chẳng hề nhuốm bụi. Dân chúng đi qua chùa đều thành kính vái vọng rồi mới đi.

Vãn cảnh chán, tôi quay lại cổng chùa, thấy một chiếc kiệu che lọng đi ra từ cổng tam quan. Người ngồi trên kiệu tôi không nhìn rõ mặt, chỉ biết người đó đang chống cằm suy tư, chiếc nhẫn ngọc trên tay người đó hơi loé lên. Tôi không để ý nhiều, vừa lúc đó, tiểu hoà thượng nói Tuệ Long đạo sĩ mời tôi vào nhà chính.

Nhà chính nằm dưới khóm trúc, phần lớn làm bằng gỗ, thanh sạch mát mẻ. Đạo sĩ đang đọc sách, nhân tiện uống một tách trà ấm.

- Con đến rồi thì vào đây uống trà.

Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng bước vào, hai tay nhận lấy tách trà bằng sứ. Tôi hớp một ngụm, nước trà thoảng hương mai núi tan trong miệng.

- Thưa đạo sĩ, con là nữ nhi của Dương tướng quân. Cha nói con tới đây tu tập một thời gian. Trên đường đi con bị rơi xuống sông nên thư có hơi bị ướt.

Tôi thành thật nói.

Đạo sĩ đón lấy bức thư trong tay tôi:

- Chuyện này trước cha con có nói qua.

Đạo sĩ quan sát tôi một lúc, chòm râu đã lấm tấm bạc của ông hơi rung rung.

- Con đã không có mệnh tu hành, không nhất thiết phải cưỡng cầu. Nhưng nếu con có lòng, cứ cầm cuốn Đạo Đức kinh về đọc, không hiểu có thể hỏi.

Tuệ Long như nhớ ra một chuyện, chỉ tay về phía một chiếc áo được gấp ngay ngắn trên thư án, trầm ngâm nói:

- Áo ngự này quý báu, con mang đi giặt cẩn thận cho ta. – Rồi ông vẫy vẫy tay tỏ ý tôi có thể lui – Con đi đường xa mệt nhọc, giặt xong đồ thì mau về phòng nghỉ ngơi. Phòng của con ở chái nhà phía Tây.

Tôi cầm chiếc áo, dạ một tiếng xong mới lui ra ngoài.

Lúc khép cánh cửa lại, đi khỏi phòng chưa được mười bước chân, tôi như nghe thấy trong phòng có tiếng loảng xoảng của đồ vật bị ném vỡ.

Chiếc áo ngự dường như đang động đậy, tay tôi có chút run rẩy. Tôi cúi xuống quan sát, chẳng nhận ra điều gì khác thường, đành rảo bước về phía sân sau.

Chú thích:
(1) Đại Lý là một vương quốc của người Bạch đã từng tồn tại từ năm 937 cho đến năm 1253, nằm trong khu vực mà ngày nay là tỉnh Vân Nam, Quý Châu và tây nam tỉnh Tứ Xuyên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và một phần phía tây của Bắc Bộ Việt Nam.
(2) Đền Đô
Đền Lý Bát Đế thuộc xóm Thượng, làng (xã) Đình Bảng (nay là phường Đình Bảng), thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) nên còn gọi là đền Cổ Pháp. Đền thờ tám vị vua nhà Lý,
(3) Phật giáo Nam tông được lưu hành rộng rãi ở miền Tây nam bộ ở nước ta, là 1 trong những tông phái tiểu thừa của phật giáo chuyên lấy kinh chú theo tiếng Pali của đức phật, bị ảnh hưởng lớn từ nguồn gốc Bà La Môn và Ấn Độ Giáo, Tiểu thừa Nam tông phật giáo còn có những huyền bí kể như phép thuật bùa chú.
(4) Giao long là con cá sấu.
(5) Hồ Tây thời Lý có tên là Hồ Dâm Đàm.
purple.lavend3r suongthuytinh phongnhi2183
 
Chỉnh sửa lần cuối:

phongnhi2183

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/16
Bài viết
530
Gạo
0,0
Vạn dặm hùng ca – Chương 3 - Chốn kinh kỳ

Lý Dực nghe tôi hát xong bật cười hào sảng:

- Bài hát lạ lại bắt tai như vậy, là cô tự nghĩ ra hay sao? Lời ca phóng túng tự nhiên chẳng chút e dè. Ta bình sinh từng nghe nhiều khúc dân ca Tống triều hay Chiêm Thành, nhưng đây là lần đầu nghe thấy bài này, thật không biết nên kết hợp với nhạc khí gì?

Tôi ngẫm nghĩ một chút rồi làm ra vẻ thần bí nói:

- Tôi sao có thể tự sáng tác. Tôi nghe thấy thần nữ hát trong giấc mơ đó. Bài này giai điệu mạnh mẽ, phóng khoáng, nên chăng phối với trống? Ở đây không có trống, vậy tôi thổi kèn lá.

- Cô có xảo biện thì cũng nên nghĩ ra cớ hợp lý chứ, Lý Dực ta đời này không tin thần phật. Vừa rồi cô nói có thể phối với trống, ta cũng cho là đúng, nhưng nếu ghép với nhạc cụ người Đại Lý, nghe sẽ có ý vị khác biệt.

- Nhạc cụ Đại Lý thì tôi không biết.

Tôi bứt lấy một chiếc lá, cắt phần cuống, gấp theo sống lá, một chiếc kèn lá nhỏ đã ra đời, thứ này trước Lý Long Bồ dạy tôi. Tôi thổi thử một đoạn, cố bắt chước phong thái của hắn mà không được. Âm thanh phát ra vô cùng lảnh lót, không hợp với thể loại Rock hiện đại nhưng xét nó như một bài dân ca thì cũng khá ổn.

Tôi thổi hết bài, hết cả hơi, nghiêng đầu chờ anh ta khen.

Lý Dực ngả mình vào vách đá, tóc có chút tán loạn.

- Cô thổi hay lắm. Nếu sau này có dịp gặp lại, ta sẽ cho cô chiêm ngưỡng nhạc cụ Đại Lý. (1)

Tôi hào hứng thổi một tiếng kèn lá vui vẻ như lời đáp. Tôi nghĩ con người này vừa kỳ lạ, vừa thú vị. Quan sát anh ta kỹ một chút, mới thấy nếp nhăn mờ mờ trên khuôn mặt anh ta, bên cạnh vết bớt liên hoa khi tỏ khi mờ.

Có lẽ chính đôi mắt quá sắc tạo nên ấn tượng mạnh khiến tôi khó đoán định tuổi con người này.

Tôi thả thêm một ít củi vào lửa, thành thật nói:

- Tôi đoán không ra tuổi anh, trông anh vừa chỉ độ ngoại tam tuần, vừa có nét của người đã vào tuổi trung niên. Trước kia tôi đọc Tây du ký, từng nghe nhiều yêu quái ăn thịt người trẻ lâu, nửa đêm giữa rừng núi, tôi đánh không lại anh, bị ăn thịt chắc cũng chẳng ai biết.

Anh ta ồ lên:

- Trí tưởng tượng của cô phong phú thật. Ta không quê không quán, nhìn không ra tuổi tác không có nghĩa ta là yêu quái. Tuổi tác cũng chỉ là cách định danh thôi, cô bé ạ.

Tôi cau mày, không thích bị coi là cô bé. Anh ta không nói chuyện với tôi nữa, đứng dậy ra suối tắm. Tôi ăn xong, lấy thư cha tôi viết cho đạo sĩ Trần Tuệ Long ra hong trước lửa. Nhưng chữ đã nhòe cả, hong chẳng được ích gì.

Tôi ngồi co chân bên ánh lửa bập bùng, cân nhắc nên cứ đến tìm đạo sĩ Tuệ Long hay nhân cớ này bỏ trốn luôn. Nhưng tôi biết trốn đi đâu? Nếu không trốn, tu tập ở chùa chỉ là kế hoãn binh, rồi tôi vẫn sẽ bị gả đi.

Tôi nghĩ rồi lại nghĩ, chẳng biết lại rơi vào giấc ngủ tự khi nào.

Tôi vẫn luôn mơ thấy một người đàn ông, cưỡi ngựa trắng đi về phía mình, người tỏa ánh hào quang, kiếm vấy máu mà khí chất vẫn thoát tục. Người đó đi đến đâu, đài sen nở rộ, bảy ngôi sao tạo thành một chòm sao lấp lánh trên nền trời.

Giấc mơ ấy cứ lặp đi lặp lại, từ khi tôi còn ở thế giới hiện đại cho đến tận bây giờ.

Chuyện tại sao tôi trở về thời đại này, đến giờ tôi vẫn không sáng tỏ lắm. Tôi của một nghìn năm sau sinh ra trong một gia đình công chức bình thường, lớn lên như bao đứa trẻ khác, tốt nghiệp đại học xong cũng có một công việc tạm gọi là ổn định. Điều duy nhất không bình thường là người đàn ông trong giấc mơ mà tôi không bao giờ nhìn rõ mặt, lần nào mơ thấy người đó, đầu sẽ đau liên tục mấy ngày trời. Hồi còn đi học, lúc rảnh rỗi tôi thường đọc sách, tìm hiểu chút lịch sử văn hóa nước nhà, sau này đi làm rồi, quá bận bịu, kiến thức chẳng giữ lại được bao nhiêu. Tôi vốn không tin thánh thần. Chỉ có điều chuyện kỳ lạ ấy lặp đi lặp lại quá nhiều năm khiến tôi không thể không thấy tò mò.

Một bà đồng cao tay nói rằng tôi có duyên âm. Ở Lý triều, có một người vĩnh viễn chờ đợi tôi. Tôi theo chỉ dẫn của bà ta và tìm đến Đền Đô (2) , đền thời tám vị vua triều Lý. Bà ta niệm những câu trú Nam Tông (3) cổ xưa ghê rợ, dùng bàn tay lạnh toát của mình xoa lên đầu tôi, khai mở luân xa. Tôi trôi trong bóng tối giữa muôn vạn kiếp nhân sinh, nghe bên tai có bảy tiếng chuông đồng vang vọng. Hương thơm kỳ lạ dịu dàng lan tỏa, giọng thần nữ từ xa xôi vọng đến “ Tiền duyên chưa dứt, cô phải trở lại thôi, trở lại đi thôi…”

Tôi cứ thế bị hút vào một nguồn sáng dịu dàng, khi tỉnh dậy thì đã trở thành Dương Tố Nghi. May cho tôi là thân thể này lúc ấy còn nhỏ nên tôi đã có khá nhiều thời gian để thích nghi, còn được gặp người tốt như Lý Long Bồ.

Đêm nay, lại mơ thấy người đó. Nhiều lúc tôi nghĩ, tại sao bản thân phải vì chấp niệm của một người mà quay trở lại? Thế nào mới gọi là tiền duyên chưa dứt, không phải chết là hết hay sao?

Tôi thở dài, ôm đầu tỉnh dậy, hình như có ai đắp áo cho tôi. Tôi đưa mắt nhìn sang phía đối diện, Lý Dực đã ngủ say. Lúc ngủ, anh ta chẳng khác nào một con hổ thu lại móng sắc của mình, trở thành con mèo lười biếng mệt mỏi. Trời lạnh thế này mà anh ta cứ để mình trần mà ngủ. Trên thân mình anh ta xăm hình giao long (4) vô cùng đáng sợ để che đi những vết sẹo chằng chịt.

Tôi nhíu mày, rón rén đắp áo trả lại anh ta.

Từ xa xưa, người Bách Việt cổ thường hay xăm mình để xuống biển không bị thủy quái thuồng luồng bắt nhưng cho đến thời đại này, dám xăm giao long trên người thì chỉ có tầng lớp quý tộc.

Phía ngoài cửa hang, từng luồng gió bấc thổi gùn ghè tạo nên những luồng âm thanh quái dị như tiếng sói hoang tru tréo giữa đại ngàn.

Tôi dùng gậy vẽ vu vơ chùm sao Bắc Đẩu trên nền đất, lòng dường như đã yên tĩnh lại.​

-----------

Chúng tôi khởi hành từ sớm, rong ruổi trên lưng ngựa suốt một đêm thì đã tới cổng thành Thăng Long. Thành Thăng Long được bao quanh bởi hai lớp tường thành, kéo dài từ An Nam La Thành và Đại La thành Cao Biền xây thưở trước. Nơi chúng tôi đang đứng là cửa ô Quảng Phúc - cửa Bắc thành, mở thằng ra hồ Dâm Đàm. (5)

Tôi nhịn không được reo lên một tiếng:

- Thăng Long quả là phồn hoa đô hội, kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời.

Từ ngày lạc đến thời đại này, tôi chỉ ở Trường Yên. Từng là cố đô một thời, Trường Yên vẫn còn dấu ấn của thời Đinh, Tiền Lê, thành quách lâu đài tráng lệ ẩn mình trong núi xanh biếc xanh, tiếc là nơi đó đã chẳng còn sự phồn hoa của bậc đế kinh. Từ lúc bước vào Thăng Long, tôi đã đi qua mấy phường thủ công, phường nào cũng có những thợ thủ công đang tất bật vào ra. Bàn tay khéo léo của họ tạc tượng Quan Âm, tượng A Di Đà, những nét chạm trổ phượng long ẩn trong mây sóng.

Người đi đường gần như mặc lụa Tống triều, ý nhị nền nã. Tôi lưng đeo tay nải, quần áo giản dị, vẻ mặt trầm trồ ngơ ngác đến mức Lý Dực phải cốc vào đầu tôi mấy lần:

- Cô bảo muốn đến Báo Ân tự gặp đạo sĩ Trần Tuệ Long? Ta nhớ không lầm thì chùa ấy tọa lạc ở mé nước phía Tây Bắc hồ Dâm Đàm.

Anh ta nói xong, còn thở dài một tiếng

- Nhanh thật, đã bốn năm trôi qua…

Lý Dực đưa tôi đến cổng chùa, một bông hoa sứ trắng chao nghiêng rồi rơi xuống. Anh ta bắt lấy đưa cho tôi rồi cười nhẹ nói:

- Cô bé, ta đưa cô đến đây thôi, ta có việc phải đi rồi.

Tôi hé miệng, định nói rằng đừng gọi tôi là cô bé nữa nhưng lại nhớ ra một việc khác:

- Anh nói sẽ tặng tôi ống giữ lửa cơ mà.

Anh ta quay sang thuộc hạ, lúc sau đưa cho tôi ống giữ lửa bằng trúc thượng hạng, ở đáy ống có khắc chữ Dực bé xíu. Lý Dực nhìn tôi một cái rồi leo lên ngựa, rất nhanh đã khuất khỏi tầm mắt tôi.

Tôi hét theo:

- Lý Dực, cảm ơn nhé!

Chắc anh ta không nghe thấy đâu. Tôi ngắm nghía ống lửa, nét khắc thật đẹp.

Trận trận hoa sứ rơi xuống, tôi xoay người, hít một hơi.

Ngôi chùa nhỏ mà an tĩnh quá. Tôi và A Dung thấy cổng nhỏ mở, từ tốn bước vào.

Trong sân, một tiểu hoà thượng đang quét sân.

Tôi lễ phép chắp tay:

- A Di Đà Phật.

Tiểu hoà thượng đáp lễ:

- Thí chủ cần gì ạ?

Hoà thượng lớn hơn tôi vài tuổi, thanh tú trắng trẻo.

- Thưa bạch thầy, con muốn tìm Tuệ Long đạo sĩ.​

- Đạo sĩ đang bận chút việc, thí chủ cứ vãn cảnh chùa. Chốc nữa bần tăng vào báo với thầy.

Tôi bước vào phật đường, chắp tay quỳ trước Phật. Nét mặt Phật từ bi, như thể đang cảm hoá tâm hồn còn hỗn loạn giữa hồng trần của tôi. Trước nay tôi có đọc sách Phật nhưng không quá tín Phật, ít đi chùa, chẳng ngờ lại có ngày phải náu mình nơi cửa Phật. Nhưng nơi này cũng không hẳn là hoàn toàn thờ Phật, đạo sĩ ở trong chùa quán, cho thấy Đạo giáo và Phật giáo thời này có sự giao thoa sâu sắc, chẳng trách Báo Ân tự còn được gọi là Nam Đế quán.

Tôi lễ Phật xong, dạo bước quanh chùa. Báo Ân tự tọa lạc ở một địa thế đẹp. Phía trước hồ Tây muôn trùng sóng, phía sau tam đảo xanh ngắt, làng xóm bao bọc chung quanh, giữa hồng trần chẳng hề nhuốm bụi. Dân chúng đi qua chùa đều thành kính vái vọng rồi mới đi.

Vãn cảnh chán, tôi quay lại cổng chùa, thấy một chiếc kiệu che lọng đi ra từ cổng tam quan. Người ngồi trên kiệu tôi không nhìn rõ mặt, chỉ biết người đó đang chống cằm suy tư, chiếc nhẫn ngọc trên tay người đó hơi loé lên. Tôi không để ý nhiều, vừa lúc đó, tiểu hoà thượng nói Tuệ Long đạo sĩ mời tôi vào nhà chính.

Nhà chính nằm dưới khóm trúc, phần lớn làm bằng gỗ, thanh sạch mát mẻ. Đạo sĩ đang đọc sách, nhân tiện uống một tách trà ấm.

- Con đến rồi thì vào đây uống trà.

Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng bước vào, hai tay nhận lấy tách trà bằng sứ. Tôi hớp một ngụm, nước trà thoảng hương mai núi tan trong miệng.

- Thưa đạo sĩ, con là nữ nhi của Dương tướng quân. Cha nói con tới đây tu tập một thời gian. Trên đường đi con bị rơi xuống sông nên thư có hơi bị ướt.

Tôi thành thật nói.

Đạo sĩ đón lấy bức thư trong tay tôi:

- Chuyện này trước cha con có nói qua.

Đạo sĩ quan sát tôi một lúc, chòm râu đã lấm tấm bạc của ông hơi rung rung.

- Con đã không có mệnh tu hành, không nhất thiết phải cưỡng cầu. Nhưng nếu con có lòng, cứ cầm cuốn Đạo Đức kinh về đọc, không hiểu có thể hỏi.

Tuệ Long như nhớ ra một chuyện, chỉ tay về phía một chiếc áo được gấp ngay ngắn trên thư án, trầm ngâm nói:

- Áo ngự này quý báu, con mang đi giặt cẩn thận cho ta. – Rồi ông vẫy vẫy tay tỏ ý tôi có thể lui – Con đi đường xa mệt nhọc, giặt xong đồ thì mau về phòng nghỉ ngơi. Phòng của con ở chái nhà phía Tây.

Tôi cầm chiếc áo, dạ một tiếng xong mới lui ra ngoài.

Lúc khép cánh cửa lại, đi khỏi phòng chưa được mười bước chân, tôi như nghe thấy trong phòng có tiếng loảng xoảng của đồ vật bị ném vỡ.

Chiếc áo ngự dường như đang động đậy, tay tôi có chút run rẩy. Tôi cúi xuống quan sát, chẳng nhận ra điều gì khác thường, đành rảo bước về phía sân sau.

Chú thích:
(1) Đại Lý là một vương quốc của người Bạch đã từng tồn tại từ năm 937 cho đến năm 1253, nằm trong khu vực mà ngày nay là tỉnh Vân Nam, Quý Châu và tây nam tỉnh Tứ Xuyên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và một phần phía tây của Bắc Bộ Việt Nam.
(2) Đền Đô
Đền Lý Bát Đế thuộc xóm Thượng, làng (xã) Đình Bảng (nay là phường Đình Bảng), thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Đền nằm cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc, thuộc địa phận hương Cổ Pháp, châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) nên còn gọi là đền Cổ Pháp. Đền thờ tám vị vua nhà Lý,
(3) Phật giáo Nam tông được lưu hành rộng rãi ở miền Tây nam bộ ở nước ta, là 1 trong những tông phái tiểu thừa của phật giáo chuyên lấy kinh chú theo tiếng Pali của đức phật, bị ảnh hưởng lớn từ nguồn gốc Bà La Môn và Ấn Độ Giáo, Tiểu thừa Nam tông phật giáo còn có những huyền bí kể như phép thuật bùa chú.
(4) Giao long là con cá sấu.
Hay quá, bạn lại quên tag nha bạn Tại Tâm .
Lời văn phóng khoáng, lúc đầu mình nghĩ bạn là nam nhân cơ đấy hì hì.
 
Bên trên