Thảo luận Văn học Nhật Bản - Tác phẩm yêu thích/ ấn tượng?

Lâm Diệu Anh

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/14
Bài viết
1.705
Gạo
600,0
Re: Văn học Nhật Bản - Tác phẩm yêu thích/ ấn tượng?
*Bắt tay giật giật* Ôi, em cũng mê mẩn bộ truyện này. Cũng có đảo qua hoạt hình và phim truyền hình nhưng mà vẫn không thấy hay bằng bộ truyện tranh. Chỉ bực là đến giờ vẫn chưa ra hết truyện.
Dù không mong HE nhưng hy vọng bà tác giả đừng cho OE kiểu đó!=_=
 

Trích Tiên

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
2/8/14
Bài viết
1.900
Gạo
2.000,0
Re: Văn học Nhật Bản - Tác phẩm yêu thích/ ấn tượng?
Dù không mong HE nhưng hy vọng bà tác giả đừng cho OE kiểu đó!=_=
Ở bộ cũ tên "mặt nạ thủy tinh" mà có 5000 đồng cuốn ý. Tập 57 có tiết lộ tình tiết cuối truyện, Maya giành được quyền diễn Hồng Thiên Nữ, Masumi lấy vợ, cô vợ ý bị bệnh tim tái phát rồi chết. Một năm sau thì Masumi cưới Maya. Còn phiên bản truyền hình thì Masumi bị vị hôn thê đâm, sống thức vật một thời gian rồi tỉnh lại, Maya đồng sở hữu quyền diễn Hồng Thiên Nữ.

Hức... vẫn có tiếc nuối.
 

Huyền Nhâm

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
22/9/14
Bài viết
1.902
Gạo
1.800,0
Re: Văn học Nhật Bản - Tác phẩm yêu thích/ ấn tượng?
Nếu thế thì mình xin góp một cảm nhận nhỏ, bộ truyện tranh yêu thích của mình “Mặt nạ thủy tinh” của tác giả Miuchi Suzue.

Nói thế nào nhỉ, đó là một câu chuyện rất “đời”. Từ cô bé Kitajima Maya hay Himekawa Ayumi, Tsukikage Chigusa hay Hayami Masumi tất cả đều có một phần “khuyết” riêng. Không ai hoàn hảo cho dù người đó được mệnh danh là “thiên tài”. Không có chuyện hoàng tử công chúa, không có chuyện tình như cổ tích, tất cả phơi bày rõ nét mọi ngóc nghách trong xã hội và như câu “không ai được tất cả và cũng không ai có tất cả”.

Câu chuyện ngày đó đã dạy cho tôi rằng trong tất cả mọi việc bạn phải nỗ lực hết mình, nhưng đừng quá ảo tưởng, bởi nếu không cộng một chút may mắn và tài năng, thành công thật sự rất xa vời.
View attachment 22120

Ớ, mình cũng đang định viết về truyện này. :"> Một tác phẩm kinh điển của thể loại shoujo manga. Và cho đến tận bây giờ, tác giả vẫn còn chưa chịu tung ra cái kết.

Mình đến với "Mặt nạ thủy tinh" ngay từ lần xuất bản đầu tiên ở Việt Nam, khoảng những năm 1999. Nó thuộc dòng shoujo (truyện dành cho phái nữ) cổ điển, ra mắt trên tạp chí "Hoa và Mộng" tại Nhật năm 1976, với phong cách đúng chất "hoa và mộng" thuở ấy. Các nhân vật đều có đôi mắt long lanh, nét vẽ rất sạch, mềm và trau chuốt. Tất nhiên, phông nền thì cứ vài khung lại tô điểm thêm hoa cỏ - điều tương đối ít gặp trong các shoujo manga hiện giờ.

Truyện kể về một cô bé tên là Kitajima Maya, mười ba tuổi, mồ côi cha. Ngoài việc học trên lớp, cô bé thường giúp mẹ phụ việc trong một tiệm mì. Đó là một cô gái bình thường, hết sức bình thường với chiều cao khiêm tốn, học dở, đụng đâu hỏng đó... nếu không kể đến niềm đam mê cháy bỏng của cô với kịch nghệ. Cô rất thích xem ti vi, có thể ngồi cả ngày để theo dõi rồi sau đó bắt chước các diễn viên diễn lại những gì mình vừa thấy trên màn ảnh. Một lần, Maya đã bằng mọi giá giao một trăm suất mì trước 12 giờ khuya, thậm chí không ngần ngại lao mình xuống dòng nước lạnh cóng chỉ để giành lấy tấm vé xem kịch "Trà Hoa Nữ". Chính niềm khao khát này đã mở cánh cửa dẫn cô bước vào con đường trở thành một diễn viên chuyên nghiệp.

Nhưng trên con đường thành công, không rải đầy hoa hồng. Mơ ước này của cô không được mẹ ủng hộ. Không từ bỏ, Maya một mình ở cái tuổi ăn chưa no lo chưa tới, đã quyết chí bỏ nhà đi, gia nhập trường kịch tư nhân của cô giáo Tsukikage, một cựu diễn viên nổi tiếng, và cũng là người đã phát hiện ra khả năng của Maya. Từ đây, Maya bắt đầu quá trình rèn luyện bản thân bằng những bài học đầu tiên đầy gian khổ và khắc nghiệt. Cũng như đã trải qua biết bao nhiêu thử thách, những cạm bẫy chông gai trong giới nghệ sĩ.

Mình đã đọc "Mặt nạ thủy tinh" không dưới mười lần. Và lần nào cảm xúc cũng vẫn còn nguyên vẹn. Mình hâm mộ Maya, hâm mộ sự nhiệt thành của cô đối với kịch, hâm mộ cái khát khao được đứng trên sân khấu ấy. Maya từng bị hãm hại, bị đẩy ra khỏi giới nghệ sĩ, bị chửi rủa lăng mạ ngay trước tấm màn nhung thiêng liêng, có lúc tưởng chừng đã ngã gục. Nhưng rồi cô gái bé nhỏ ấy vẫn cứ đứng dậy, làm lại từ đầu, bước lại những bước đầu tiên, luôn nỗ lực tự hoàn thiện bản thân và kỹ thuật diễn chỉ với một mục đích duy nhất: được tiếp tục diễn.

Maya có thể coi là thiên tài, khi cô diễn kịch bằng bản năng. Tuy nhiên, để lĩnh hội cái "bản năng" ấy, là cả một quá trình miệt mài rèn luyện không ngừng nghỉ. Cô đã từng phải tự bịt mắt bịt tai mình suốt những ngày dài để trải nghiệm nỗi đau "mù, câm, điếc" của Helen. Cô cũng từng một mình đi vào rừng sâu để học cách sinh tồn của thú dữ. Đã đứng trên sân khấu, để tròn vai mà một cái chớp mắt cũng không được, đến bùn đất cũng phải nuốt vào. Vì diễn, đến sự an nguy của bản thân cũng phải dẹp qua một phía. Đó không hẳn chỉ là "bản năng", mà còn là tinh thần hết mình vì công việc của người Nhật mà ta phải học hỏi. Có thể nói, con đường vươn tới thành công của Maya chỉ có một chút ít thuộc về tài năng thiên bẩm, còn lại, hoàn toàn là đam mê và nỗ lực, không ngại khó ngại khổ, càng thất bại càng vươn lên mạnh mẽ. Nhiều lúc, đọc truyện mà mình cũng ái ngại khi Maya... sao mà vất vả quá. Đến một phần ba truyện phải là những cảnh cô bé đầu bù tóc rối, toàn thân bầm tím, bẩn thỉu vì khổ luyện. Nhưng, đó mới đúng là thực tế. Khi mà thành công không phải là chuyện đùa chơi trong những cuốn ngôn tình, với những anh giám đốc cả ngày chỉ biết đi cua gái không hề làm việc, và những cô nàng xinh đẹp bóng bẩy chỉ cần sắc, là nghiễm nhiên thành tài.

Tất nhiên, đây là truyện dành cho phái nữ, nên tình yêu cũng là một khía cạnh quan trọng được đưa vào truyện. Đã là dân ghiền shoujo, chắc hẳn mối tình thầm lặng của chàng giám đốc trẻ tuổi Masumi, với cô diễn viên nhỏ hơn mình mười một tuổi Maya chính là một điển hình tiêu biểu, luôn được nhắc tới hàng đầu trong mọi bảng xếp hạng. Bắt nguồn từ nhiệt huyết của một cô bé con chưa có chút tiếng tăm, nhưng sốt cao bốn mươi độ vẫn vững vàng hết mình trên sân khấu, Masumi đã dần bị chinh phục. Và theo thời gian, tình cảm ấy cũng lớn lên theo từng bước trưởng thành của cô. Thế nhưng, đối với Maya, Masumi lại là "kẻ thù", "một gã thủ đoạn", "độc ác" khi mà anh đã từng vì sự nghiệp của cô mà vô tình đẩy mẹ cô vào chỗ chết. Phần lớn truyện, Masumi chỉ có thể đóng vai "một người hâm mộ âm thầm", lặng lẽ dõi theo, ủng hộ, và che chở cho Maya, luôn ở bên động viên và giúp đỡ cô vượt qua những giai đoạn khó khăn nhất, tạo nên một kết nối vô hình với cô bằng những bông hoa hồng tím đặc biệt. Tình yêu của anh sâu đậm và cao cả, cho đến giờ vẫn làm bao nhiêu fan girl phải thổn thức (trong đó có mình). :D

Một điểm thú vị nữa ở truyện, là ta có thể bắt gặp những tác phẩm văn học kinh điển được đưa vào qua từng vở diễn của Maya, như "Đồi gió hú", "Người làm nên kỳ tích", "Giấc mộng đêm hè", "Bốn cô con gái nhà bác sỹ March" v.v... Qua từng vở diễn, là từng ấy những kinh nghiệm, trau dồi, khổ luyện để Maya tiến gần hơn đến ước mơ lớn nhất của cuộc đời: vai diễn Hồng Thiên Nữ. Mình thích cách xây dựng cốt truyện như vậy, rất mang tính dân tộc, khi mà "tượng đài" vĩ đại nhất trong truyện không phải một vở diễn vay mượn nào của nước ngoài, mà là chính một tác phẩm của Nhật Bản, với loại hình kịch Noh truyền thống. Tuy nhiên, sau bốn mươi năm, tác giả vẫn chưa lựa chọn được cái kết nào ưng ý cho đứa con cưng của mình. Từ thời điện thoại "lò xo", "bốt công cộng" đã chuyển qua di động gập nắp, iPhone iPad rồi mà các fan vẫn cứ phải đoán già đoán non xem rốt cuộc Maya sẽ diễn Hồng Thiên Nữ thế nào, có đến được với Masumi hay không...

Xưa mình đọc ở đâu đó, có độc giả lớn tuổi đã ước rằng, trước khi qua đời, thật mong sẽ được xem tập cuối của "Mặt nạ thủy tinh".

Ôi... Và mình cũng vậy...

Cái kết trong mơ của fan: :">

47772742.jpg
 

Huyền Nhâm

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
22/9/14
Bài viết
1.902
Gạo
1.800,0
Re: Văn học Nhật Bản - Tác phẩm yêu thích/ ấn tượng?
Maya giành được quyền diễn Hồng Thiên Nữ, Masumi lấy vợ, cô vợ ý bị bệnh tim tái phát rồi chết. Một năm sau thì Masumi cưới Maya. Còn phiên bản truyền hình thì Masumi bị vị hôn thê đâm, sống thức vật một thời gian rồi tỉnh lại, Maya đồng sở hữu quyền diễn Hồng Thiên Nữ.

Hai cái kết tồi tệ. =_=

Nhưng biết làm sao được, khi tác giả đã lỡ cho mụ Shiori sặc mùi cẩu huyết vào cuộc mất rồi. :((

Có vẻ như chuyến hẹn hò của 2M trên đảo sắp tới đây sẽ đẫm máu và nước mắt.
 

Annin

Wings...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
17/8/14
Bài viết
1.119
Gạo
1.200,0
Re: Văn học Nhật Bản - Tác phẩm yêu thích/ ấn tượng?
Tên tác phẩm: Doraemon (Đôrêmon)
Tác giả: Fujiko Fujio
Thể loại: Truyện tranh
Năm xuất bản: 1969 (ở VN là 1992)
Chia sẻ:
Bộ truyện Đôrêmon là tuổi thơ của mình. Đối với một đứa lớn lên ở một vùng quê nghèo thì đừng nói đến việc mua, chỉ là đọc hay mượn được truyện thôi cũng đã rất khó khăn. Mình nhớ quyển đầu tiên mình đọc là do một người bà con cho, quyển truyện đã cũ lắm rồi vì nó là bản đầu tiên, khi đó mình tám tuổi. Và thế là mình thích truyện, yêu truyện đến nỗi có bao nhiêu tiền tiêu vặt mình cũng cố dành dụm để mua truyện. Sách lúc đó một quyển có giá 6.500 VND, không như bây giờ thời điểm đó 6.500 là một khoảng tiền không hề nhỏ, đặc biệt là với một đứa bé.
Ở chỗ mình sống không thể mua được truyện và cha mẹ thì nói rằng việc này chỉ là lãng phí vậy nên chuyện có được một quyển sách càng khó khăn hơn. Nhưng mình không phải đứa ngoan ngoãn lắm nên vẫn lén đi mua truyện mỗi khi đến nhà ngoại chơi, thêm việc mình cũng giỏi nhõng nhẽo đòi quà từ cậu ba nên bộ truyện ngày càng nhiều lên. Nói thế chứ để có đủ 45 quyển truyện ngắn mình đã mất mười năm. Từ lần tái bản thứ 3 đến 11. Tất cả được bọc lại cẩn thận bằng giấy nilon, cho đến bây giờ chúng vẫn còn khá mới. Thỉnh thoảng mình vẫn đọc lại, giống như xem lại quãng thời gian ấu thơ của bản thân vậy.
Cảm nhận:
Nói về Đôrêmon thì chắc cũng chẳng xa lạ gì với các bạn. Bộ truyện bây giờ hay ngày trước đều luôn là biểu tượng của manga và biểu tượng tình bạn. Mình yêu Đôrêmon hiền lành, thông minh và nghĩa khí, vừa sợ chuột lại dễ dàng bị mua chuộc bởi một túi bánh rán, sẵn sàng dùng đại bác hay mìn để tiêu diệt mỗi một con chuột nhắt. Mình thích cậu bé Nôbita tuy hậu đậu, yếu ớt nhưng tốt bụng, đôi khi cũng rất lém lỉnh. Mình dành tình cảm cho cô bé Xuka lương thiện dịu dàng luôn đứng về kẻ yếu và lẽ phải. Và dĩ nhiên mình cũng mến cả Xêko và Chaien, tuy hầu hết mọi lần cả hai đều bắt nạt Nôbita nhưng nếu như cậu bé cần được giúp đỡ cả hai vẫn sẵn sàng bảo vệ bạn mình. Ngoài ra những nhân vật như ba mẹ Nôbita hay cậu bạn tài giỏi Đêkhi đều chiếm một vị trí không thể thay thế trong truyện. Tất cả đã tạo nên một thế giới tuổi thơ sống động.
Tình bạn được đề cập đến trong bộ truyện là thứ bất cứ đứa trẻ nào cũng ao ước có được. Mình không nói về những bảo bối thần kì mà là một sức mạnh tinh thần từ những người sẵn sàng dang tay ôm lấy bạn khi bạn gặp khó khăn hay cô đơn buồn bã. Mình thích cái kết của câu chuyện, một cái kết mãi mãi không kết thúc. Như vậy Đôrêmon sẽ không bao giờ rời bỏ Nôbita, buổi tiệc này sẽ không bao giờ tàn và những người như mình sẽ vẫn giữ được một tuổi thơ đầy mộng ước.
Nếu tuổi trẻ là một cơn mưa rào thì tuổi thơ là cơn gió, nếu có lúc bạn cảm thấy cuộc đời quá khó khăn bạn vẫn có thể để nó đưa về quãng thời gian tươi đẹp nhất.
 

Phương Hoàng

Người phủi bụi bị bụi phủ
Nhóm Biên tập
Tham gia
16/3/14
Bài viết
1.981
Gạo
7.200,0
Re: Văn học Nhật Bản - Tác phẩm yêu thích/ ấn tượng?
Văn học Nhật Bản à, đối với tôi mà nói thể loại này tách biệt với tất cả các thể loại văn học khác. Không phải do giới hạn địa lý, mà là văn học Nhật có những nét riêng mà chỉ các cuốn sách Nhật mới có được.
Tôi luôn cảm thấy văn hóa Nhật Bản khá "dị", con người Nhật Bản cũng khá "dị". Có lẽ do vậy nên văn học Nhật cũng "dị" luôn chăng? Tôi nghĩ văn học Nhật là đại diện cho con người Nhật, những con người luôn luôn bình lặng, những con người giống như chẳng bao giờ biểu hiện cảm xúc chân thật của mình ra thế giới bên ngoài.
Truyện nhật cứ nhẹ nhàng như vậy, kiểu như một câu chuyện được kể không chút âm sắc, một câu chuyện được kể bằng một chất giọng trầm, buồn và êm ái.
Đọc được một nửa, chẳng thấy gì trong đầu, nhưng mà lại cứ muốn đọc tiếp, đọc nữa, đọc cho đến hết.
Đến lúc kết thúc thì tất cả các chi tiết chợt tái diễn trong đầu.
Cứ nghĩ không nhập được gì, hóa ra lại in sâu đến vậy.
Mỗi cuốn sách Nhật là một tập hợp những slow motion. Tinh tế và tỉ mẩn.
 

Phương Hoàng

Người phủi bụi bị bụi phủ
Nhóm Biên tập
Tham gia
16/3/14
Bài viết
1.981
Gạo
7.200,0
Re: Văn học Nhật Bản - Tác phẩm yêu thích/ ấn tượng?
kitchen.jpg

(Hình: internet)
***
Tên sách: Kitchen
Tác giả: Yoshimoto Banana
Thể loại: Tiểu thuyết tình cảm
Năm xuất bản: xuất bản lần đầu tiên bằng tiếng Nhật năm 1988

***​
Mình chưa đọc nhiều các tác phẩm văn học Nhật Bản. Nhưng những tác phẩm mình đã đọc thì ít nhiều có liên quan đến cái chết. Ừm, điều đó hơi ám ảnh mình và thực sự những tác phẩm ấy cũng khá là ám ảnh. :D
***​
Kitchen gồm hai câu chuyện nhỏ nhưng câu chuyện đầu tiên gần như chiếm gần hết cuốn sách để đến khi chuyển sang câu chuyện thứ hai tôi lại tưởng mình đã đi lạc.

Câu chuyện thứ nhất, bà của Mikage Sakurai vừa mất để lại cô một mình và căn bếp - nơi cô cảm thấy an toàn và vui vẻ nhất trong nhà. Sau đó Yuichi Tanabe mời cô đến ở cùng với cậu và mẹ ở căn hộ của họ. Tới đây những bộ phim Hàn Quốc như tua nhanh trong đầu tôi, nào là Mikage và Yuichi ở cùng nhau lâu ngày phát sinh tình cảm, nào là hai người sánh đôi đi học, nào là cùng nhau làm việc nhà... Ừ thì có, họ cũng có làm những việc như vậy, nhưng sự cô độc cứ vây lấy mỗi người ngay cả người mẹ vốn dĩ là bố của Yuichi. Tác giả cứ thỉnh thoảng mở ra những hy vọng cho các nhân vật để rồi cũng nhanh chóng khép lại nó một cách hờ hững. Nhưng có một điều gì đó lại cứ thôi thúc tôi tiếp tục đọc, một điều gì đó lại cứ gắn kết những người cô đơn đó lại - căn bếp, nơi chốn để những người thân sum vầy. Và một kết thúc có hậu cho hai con người đã tự giải phóng sự cô độc ra khỏi con người mình. Lời văn của tác giả rất ám ảnh, nhưng khi đọc xong câu chuyện này lòng tôi cảm thấy an yên lạ thường.

Câu chuyện thứ hai lại khác, chẳng có gì liên quan đến căn bếp và nó có vẻ cũng không phải là một câu chuyện với các tình tiết bình thường. Câu chuyện mang lại cho tôi một cảm giác là khi mình gắn bó với một điều gì đủ lâu để in vào tiềm thức thì đến một ngày nó mất đi, bạn cũng bị tiềm thức vô hình đó ám ảnh và nó chỉ thực sự biến mất khi bạn lại tìm được một điều gì khác để bám víu vào. Câu chuyện với hơi hướng liêu trai và tôi cũng chỉ cảm thấy thế chứ chưa thực sự hiểu hết được ý đồ của tác giả.

Hụt hơi ở câu chuyện thứ hai và tôi tự nhủ sao tác giả không chỉ dừng lại ở câu chuyện đầu tiên?
Lạc đề hết cả, cái này đáng nhẽ phải là Nhật ký đọc sách. :mad:
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
4.000,0
Re: Văn học Nhật Bản - Tác phẩm yêu thích/ ấn tượng?
Lạc đề hết cả, cái này đáng nhẽ phải là Nhật ký đọc sách. :mad:
Chị thấy đâu có gì đâu mà lạc đề, Sâu ghi yêu cầu vậy mà:

Như tiêu đề thôi, ở topic này, mọi người có thể thỏa thích nói về tác phẩm văn học Nhật bạn thấy ấn tượng hoặc yêu thích. Đó có thể là một truyện ngắn, một series truyện dài, truyện trinh thám, kinh dị... thậm chí là truyện tranh...

Yêu cầu:
- Chia sẻ đầy đủ thông tin tác phẩm: tên tác phẩm, tác giả, thể loại, năm xuất bản (nếu biết).
- Nêu lên cảm nhận của bạn về tác phẩm: tối thiểu 5 dòng. Hoặc một đoạn trích dẫn trong tác phẩm bạn chia sẻ.
- Chia sẻ hình ảnh về cuốn sách bạn chia sẻ (nếu có, hình tự chụp càng tốt).


Thân!

:-/
 
Bên trên