Thảo luận Văn học Việt Nam.

Sâu

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
9/12/13
Bài viết
2.969
Gạo
3.600,0
Re: Văn học Việt Nam.
Đấy, chị không nói về vấn đề thẳng thắn, tất nhiên, khi thảo luận, thẳng thắn là ưu tiên hàng đầu.
Nhưng vì chính em nói "mà nhiều hơn là em không đọc", nên chị nghĩ em đánh giá mặt bằng chung là không chính xác.
Đó là chưa kể, em chỉ nhìn bề nổi của những cuốn sách văn học hiện giờ, đúng chất bề nổi - những sản phẩm của PR (mà chính xác là PR đúng định nghĩa của nó sẽ không nên dùng) vì PR hiện giờ quá lố và vô duyên (theo trực quan của chị.)
Thứ hai, vấn đề em không "nhưng em không mua", đồng nghĩa với việc sản phẩm em đọc là bản nháp, mà bản nháp của bản thảo bước sơ khai (của những người tập viết hoặc người viết mới - đấy là chị rất đắn đo dùng hai từ "tác giả" - nghĩa là, chị không muốn dùng "tác giả-nhà văn" một cách bừa bãi đấy nhé!). Nên việc đánh giá một sản phẩm không qua một quy trình xuất bản thành một cuốn sách là cả một vấn đề còn dấu hỏi lớn, em ạ.
Em không đọc bản nháp.
Em cũng không phủ nhận em đánh giá bề nổi, chủ quan, nhưng mặt bằng chung hiện nay là thế, đơn giản theo hiện thực xã hội và lợi nhuận của công ty phát hành.
Chị đừng cho rằng em nói cùn, bản thân em cũng từng xuất bản một cuốn sách nên em biết quá trình làm ra nó vất vả, công sức của một đội ngũ bỏ ra lớn như thế nào.
Ở đây, em chỉ đưa ra quan điểm cá nhân về bề nổi của một số lượng sách không nhiều nhưng cũng không phải là ít hiện nay, em không bàn đến việc PR, quảng cáo hay cách đọc của độc giả.

Cuối cùng, em không thảo luận về chuyện này nữa, bởi nó đi hơi xa so vơi khuôn khổ chủ đề là văn chương. Bàn không tới.
 
Tham gia
18/11/14
Bài viết
51
Gạo
0,0
Re: Văn học Việt Nam.
Em không đọc bản nháp.
Em cũng không phủ nhận em đánh giá bề nổi, chủ quan, nhưng mặt bằng chung hiện nay là thế, đơn giản theo hiện thực xã hội và lợi nhuận của công ty phát hành.
Chị đừng cho rằng em nói cùn, bản thân em cũng từng xuất bản một cuốn sách nên em biết quá trình làm ra nó vất vả, công sức của một đội ngũ bỏ ra lớn như thế nào.
Ở đây, em chỉ đưa ra quan điểm cá nhân về bề nổi của một số lượng sách không nhiều nhưng cũng không phải là ít hiện nay, em không bàn đến việc PR, quảng cáo hay cách đọc của độc giả.

Cuối cùng, em không thảo luận về chuyện này nữa, bởi nó đi hơi xa so vơi khuôn khổ chủ đề là văn chương. Bàn không tới.
Được, chị đồng ý. Chị cũng hi vọng, khi bản thân nhận thức rất rõ và có ý thức về văn học, những cuốn sách xuất bản của em về sau sẽ không lặp phải tình trạng chung, mà có tính đột phá hơn, chiều sâu hơn. :)
 

Sâu

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
9/12/13
Bài viết
2.969
Gạo
3.600,0
Re: Văn học Việt Nam.
Được, chị đồng ý. Chị cũng hi vọng, khi bản thân nhận thức rất rõ và có ý thức về văn học, những cuốn sách xuất bản của em về sau sẽ không lặp phải tình trạng chung, mà có tính đột phá hơn, chiều sâu hơn. :)
Em cảm ơn chị, xuất bản thì chưa nói đến nhưng em có thể khẳng định với chị lối viết của em đã được đầu tư để có một tác phẩm có chiều sâu và có giá trị hơn hẳn so với cuốn sách teen em từng được xuất bản. :)
 
Tham gia
18/11/14
Bài viết
51
Gạo
0,0
Re: Văn học Việt Nam.
Em cảm ơn chị, xuất bản thì chưa nói đến nhưng em có thể khẳng định với chị lối viết của em đã được đầu tư để có một tác phẩm có chiều sâu và có giá trị hơn hẳn so với cuốn sách teen em từng được xuất bản. :)
Hi em.
Chị không rõ, nhiều bạn trẻ bây giờ ước mong được xuất bản một cuốn sách lớn lao như thế nào? Điều đó rất tốt. Nhưng cũng chính cái ước ao đó đôi khi khiến chính bản thân sa vào nhiều cạm-bẫy-bề-nổi như bây giờ.
Khi in được cuốn sách đầu tiên, chị rất háo hức, kì thực là vậy, sau 2 năm, sau 5 cuốn sách được xuất bản, khi người ta có chiều hướng mệt mỏi với cuộc đua (chị dùng cuộc đua nhé - vì thị trường sách và viết bây giờ đúng chất: ra ngoài đường là gặp người viết, tác giả, nhà văn...), thì chị nhận thức rõ, bản thân nên giữ sức và chạy đua một cách bền bỉ để có cuốn sách chất lượng, thay vì số lượng được in hơn.
Lúc này, người viết hiểu: cần chiến thắng tâm ước của mình, nhiều hơn là kì vọng về số đầu sách được xuất bản.
Nên đọc được xác nhận về "giá trị hơn hẳn so với cuốn sách teen em từng được xuất bản", bản thân chị cũng giữ lửa hơn trong chính ngòi bút của mình ý.
 

Sâu

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
9/12/13
Bài viết
2.969
Gạo
3.600,0
Re: Văn học Việt Nam.
Hi em.
Chị không rõ, nhiều bạn trẻ bây giờ ước mong được xuất bản một cuốn sách lớn lao như thế nào? Điều đó rất tốt. Nhưng cũng chính cái ước ao đó đôi khi khiến chính bản thân sa vào nhiều cạm-bẫy-bề-nổi như bây giờ.
Khi in được cuốn sách đầu tiên, chị rất háo hức, kì thực là vậy, sau 2 năm, sau 5 cuốn sách được xuất bản, khi người ta có chiều hướng mệt mỏi với cuộc đua (chị dùng cuộc đua nhé - vì thị trường sách và viết bây giờ đúng chất: ra ngoài đường là gặp người viết, tác giả, nhà văn...), thì chị nhận thức rõ, bản thân nên giữ sức và chạy đua một cách bền bỉ để có cuốn sách chất lượng, thay vì số lượng được in hơn.
Lúc này, người viết hiểu: cần chiến thắng tâm ước của mình, nhiều hơn là kì vọng về số đầu sách được xuất bản.
Nên đọc được xác nhận về "giá trị hơn hẳn so với cuốn sách teen em từng được xuất bản", bản thân chị cũng giữ lửa hơn trong chính ngòi bút của mình ý.
Bản thân em cũng mong muốn được xuất bản ghê lắm, lúc được xuất bản cuốn teen em vui lắm, nhưng sau đó, khi cầm chính đứa con của mình lên để đọc, em thấy hụt hẫng, thấy đáng tiếc, chính bản thân em cũng tự hỏi, ngoài việc cách viết của em khá thuần và nhuần nó còn có cái gì đáng để xuất bản. Cho nên, bây giờ em không dám nữa, em vẫn cứ viết, nhưng đầu tư, gửi gắm thông điệp và tạo giá trị cho nó nhiều hơn.
Coi như em tự quảng cáo cho mình nhé, em sẽ cho chị link một truyện ngắn "giá trị hơn sách teen" của em, mong rằng sẽ có được vài lời nhận xét của chị sau khi đọc xong tác phẩm. Đây ạ. :D
 

Trà Chanh

Gà tích cực
Tham gia
8/3/14
Bài viết
208
Gạo
180,0
Re: Văn học Việt Nam.
Top best seller của văn học Việt Nam gần đây thấy có Nguyễn Ngọc Tư có thể gọi là hay. Nguyễn Nhật Ánh tạng viết, đề tài viết bao nhiêu năm vẫn thế, không mới mẻ gì, thậm chí càng ngày càng nhạt. Còn các tác giả trẻ đình đám thì sách của họ chủ yếu là để giải trí. Người Việt bảo thủ tư tưởng, họ đọc theo trào lưu. Nghe đồn Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh hay thì đua nhau đọc Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Nhật Ánh... chẳng quan tâm văn học Việt Nam hiện có gì mới, những nhà văn nào hay ho, khác 2 cái tên trên. Những Nguyễn Thị Thu Huệ, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Ngọc Thuần... tác phẩm của họ đâu kém Nguyễn Ngọc Tư hay Nguyễn Nhật Ánh đâu... Đơn cử như cuốn " Vừa nhắm mắt vừa mở của sổ" của Nguyễn Ngọc Thuần, theo mình, nó còn ăn đứt mấy cuốn viết cho thiếu nhi của Nguyễn Nhật Ánh mấy năm gần đây. Người đọc theo xu hướng, theo trào lưu bảo sao tác giả họ không viết theo trào lưu. Người đọc người viết ngôn tình vẫn nhan nhản. Tản văn, stt facebook in sách vẫn đắt như tôm tươi.... Văn là đời! Nền văn học đang thể hiện đúng bộ mặt của xã hội. Một xã hội bát nháo, rối ren, trì trệ, toàn những hủ lậu!
 
Tham gia
18/11/14
Bài viết
51
Gạo
0,0
Re: Văn học Việt Nam.
Bản thân em cũng mong muốn được xuất bản ghê lắm, lúc được xuất bản cuốn teen em vui lắm, nhưng sau đó, khi cầm chính đứa con của mình lên để đọc, em thấy hụt hẫng, thấy đáng tiếc, chính bản thân em cũng tự hỏi, ngoài việc cách viết của em khá thuần và nhuần nó còn có cái gì đáng để xuất bản. Cho nên, bây giờ em không dám nữa, em vẫn cứ viết, nhưng đầu tư, gửi gắm thông điệp và tạo giá trị cho nó nhiều hơn.
Coi như em tự quảng cáo cho mình nhé, em sẽ cho chị link một truyện ngắn "giá trị hơn sách teen" của em, mong rằng sẽ có được vài lời nhận xét của chị sau khi đọc xong tác phẩm. Đây ạ. :D
Chị đã nhận nhé, sẽ đọc, nhưng không dám nhận xét - vì xưa nay, chị chưa từng comment bất kể một cuốn sách hay truyện Việt nào. :)
Em thông cảm điều này nhé!
Nhưng chắc chắn là chị đọc.
Chúc em thành công!
 

Sâu

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
9/12/13
Bài viết
2.969
Gạo
3.600,0
Re: Văn học Việt Nam.
Trà Chanh anh đúng rồi, fan ruột của chú Ánh là em phải thừa nhận là văn ông ấy ngày càng nhạt.
Văn Nguyễn Ngọc Tư, hay thật, buồn đấy, nhưng cái kiểu, nỗi buồn cứ quấn lấy nhau, mơ hồ, có lúc đọc hết truyện, em vẫn không hiểu giá trị của nỗi buồn ấy, nhưng văn cô ấy lại có một sức hút đáng nể từ chính những nỗi buồn của một người đàn bà viết văn.
Nguyễn Thị Thu Huệ hay Đỗ Bích Thúy thì em chưa từng đọc, nhưng Nguyễn Ngọc Thuần, Nguyễn Đình Tú, Hồ Anh Thái... thì em có đọc... Những cây bút chất lượng, hay và giá trị.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Nhocmuavn

+..Gái xăm trổ..+
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
18/12/13
Bài viết
1.236
Gạo
50.000,0
Re: Văn học Việt Nam.
Hôm bữa đứng 2 tiếng đồng hồ kí tặng, được gặp những người cùng thích văn bác Ánh, chị thấy mọi người thảo luận rôm rả quan điểm như Sâu: Văn bác nhạt dần rồi mà sao sách thì đắt quá.
P/s: Xong thấy mọi người bàn nhiều nhất vẫn là Mắt Biếc. Mà khác nhau thế hệ luôn, có người 6x, 8x, 9x đủ cả, về cái kết và số phận Trà Long. ;;);;)
 

Huyền Nhâm

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
22/9/14
Bài viết
1.902
Gạo
1.800,0
Re: Văn học Việt Nam.
Đọc qua topic này, hình như có mỗi mình là... có thiện cảm với văn học Việt Nam thôi nhỉ.

Nhưng mà, có lẽ, cái khái niệm về "Văn học Việt Nam" trong tiềm thức của mình cũng tương đối khác biệt. Không phải cứ tác phẩm truyện/ thơ/ tiểu thuyết/ kí... nào mình cũng coi là "văn học". Vì với mình, "văn học" phải đi đôi với "nghệ thuật". Tác phẩm mà không có giá trị "nghệ thuật", thì mình không coi là "văn học".

Nghệ thuật ở đây là gì? Nó chính là những nét đẹp ở tác phẩm, có thể nằm ở nội dung, ở hình thức, hoặc ở chính bên trong tư tưởng của tác giả, nhưng phải khiến cho độc giả cảm thấy rung động sâu sắc. Nếu vẻ đẹp nằm ở nội dung, thì nó phải có giá trị hiện thực, hay có giá trị nhân văn để khơi gợi được lòng trắc ẩn, hay những tình cảm tốt đẹp ẩn sâu bên trong mỗi con người. Bản thân mình luôn tìm được điều này khi đọc những truyện ngắn của Thạch Lam. Những áng văn thơm tho và sạch sẽ của ông luôn khiến mình phải tự nhìn nhận lại cuộc sống cùng những giá trị nhân sinh quan của bản thân hiện tại.

Còn vẻ đẹp nằm ở hình thức, thì nó phải được thể hiện qua những không gian đẹp đẽ, những hình ảnh văn chương đậm tính ước lệ, ẩn dụ... Cái này thật khó giải thích, nhưng như mình cảm nhận, thì ở thế kỷ trước, không thiếu các tác phẩm đầy ắp tinh thần nghệ thuật như vậy. Không chỉ riêng văn xuôi, mà cả thơ ca nữa. Truyện Kiều, hay những tác phẩm của Trịnh Công Sơn sau này, đối với mình chính là "nghệ thuật".

Tất nhiên, "văn" mà còn chứa đựng được cả tầm nhìn của tác giả, thành hành trang dẫn lối cho cả một thế hệ thì còn gì bằng. Nhưng điều này có lẽ chỉ nên nhận xét theo từng giai đoạn lịch sử nhất định. Ví dụ như, rất nhiều tác phẩm ở thế kỷ trước, người đọc phải tự đặt nó trong cái xã hội đương thời mới có thể cảm thấy tầm nhìn "mang tính thời đại" của tác giả. Còn bản thân mình, đôi lúc cũng phải tìm đọc các bài bình luận, phê bình của những nhà chuyên môn để có thể cảm nhận hết được cái hay, cái đẹp của tác phẩm. Chứ nhiều khi chỉ bằng con mắt của thế hệ sau, thật khó đánh giá chính xác được giá trị của tác phẩm nào đó thời kỳ trước.

Với dòng văn học hiện đại trong khoảng hai mươi năm trở lại đây, thú thật là mình chưa đọc quá nhiều. Nhưng để kể tên ra những thứ đáng gọi là "văn học" cũng không hề ít. Nguyên tập san báo "Nữ sinh" - phát hành tầm thập niên cuối cùng của thế kỷ trước chính là một ví dụ điển hình. Tất cả đều do các bạn trẻ trong lứa tuổi học sinh sinh viên viết. Nhưng truyện ngắn nào, bài thơ nào, thậm chí đến từng tấm ảnh cũng đều mang đậm hơi thở cuộc sống, với lối viết chân thật và duyên dáng vô cùng. Một trong những điều khiến mình hối tiếc nhất là khi đó vẫn chưa đủ lớn để biết tới và sưu tập đủ bộ tập san này. Để tới bây giờ, thực sự, tìm không nổi!

Hiện giờ, các tác phẩm Việt Nam xuất bản, phần nhiều là "truyện teen". Thực ra mình không ác cảm với thể loại này, vì nếu như mọi người mặc định truyện teen là truyện có hệ thống nhân vật trong lứa tuổi học trò, thì chẳng phải cái báo "Nữ sinh" mình mê muội kia cũng chỉ toàn là truyện teen thôi đó sao?! Thế nên, ngoại trừ những truyện teen lai ngôn tình Trung Quốc mà nhân vật quá ảo, lời thoại như ngôn ngữ ngoài hành tinh, thì mình vẫn xếp những câu chuyện về lứa tuổi học trò này vào hàng "đọc được", và đọc nhiều nữa là khác; dù khó có thể gọi nó là "văn học" khi giá trị nghệ thuật còn tương đối mờ nhạt. Đa phần mọi người đọc để giải trí, chứ không để ghi nhớ hay ấn tượng. Nhưng trong đó, nhiều khi chúng ta vẫn có thể nhặt được những thông điệp nhẹ nhàng và gần gũi với thực tại, đúng với những vấn đề mà những người trẻ đang gặp phải bây giờ. Ví dụ như "Lãng tử gió" của Hồng Sakura chẳng hạn.

Nói chung, có lẽ mình còn khá cổ hủ khi thời điểm hiện tại, mình chỉ mong muốn đọc những câu chuyện đời thường ở các tác giả Việt. Những tác phẩm thuộc đề tài khác như kinh dị, trinh thám, cổ đại... thì có lẽ cần thêm thời gian để định hình phong cách. Chúng ta không thiếu tư liệu và những viên gạch để dựng nên chúng. Quan trọng là sự say mê tìm tòi và biết chắt lọc những gì phù hợp nhất. Hy vọng rằng với sự đầu tư của mọi người, trong tương lai không xa, Việt Nam cũng sẽ có hệ thống các tác phẩm đồ sộ mang bản sắc và văn hóa riêng của nước mình.
 
Bên trên