[VH Nhật] Truyện siêu ngắn của Haruki Murakami (conruoinho dịch)

pimg_749021144781107 (640x384).jpg

Không một bài tiểu sử nào viết về Haruki Murakami – một tác giả đương thời được yêu mến nhất toàn cầu – lại có thể không nhắc đến con số to đùng chỉ số lượng ngôn ngữ (lúc viết bài này là 50) mà 14 tác phẩm tiếng Nhật của ông đã được dịch ra. Nhưng bên ngoài nước Nhật, những độc giả Murakami chỉ có thể nói một ngôn ngữ (đặc biệt là độc giả chỉ nói tiếng Anh, ND: trong trường hợp của chúng ta đây là độc giả nói tiếng Việt) có một vấn đề: họ vẫn không thể đọc những kho tàng văn chương màu mỡ khác của Murakami bao gồm những tác phẩm phi tiểu thuyết, cả hai quyển trọn vẹn của tập truyện Ngầm – một nghiên cứu của ông về vụ tấn công khí độc ở Tokyo năm 1995, những tập sách Chân Dung Trong Điệu Jazz về thứ âm nhạc ông yêu thích, và đa số những bài luận văn cũng như bình phim của ông.

Ngay cả nhiều truyện hư cấu của Murakami vẫn còn cấm cửa nhiều độc giả quốc tế. Tôi phát hiện điều này khi tôi vô tình khám phá một bộ sưu tầm các sách của ông mà tôi chưa từng nghe đến khi đi mua sắm ở Seoul. Tôi nhận ra tác phẩm Murakami đương nhiên sẽ tự nó tìm đường thâm nhập vào tiếng Hàn, khi văn phạm của khá giống tiếng Nhật hơn so với tiếng Anh, tôi bắt đầu tìm kiếm những bộ sách khác mà tôi không biết ở khắp các tiệm sách quen thuộc quanh thành phố. Môt tuyển tập truyện ngắn, tựa tiếng Hàn 밤의원숭이(Con Khỉ Nhện Của Đêm), đặc biệt làm tôi thấy say mê bởi những câu chuyện cực ngắn và quái đản, mỗi truyện còn có hình minh họa dễ thương kèm theo.

mizumaruart5.jpg

Nhưng những câu chuyện này, với tựa truyện như “Những con hàu đại sảnh khách sạn”, “Julio Iglesia”, và “Cô Takayama Noriko và dục tình của tôi” đến từ đâu? Như một bài viết trên trang Neojaponisme đã giải thích, chúng đến từ thế giới quảng cáo, và đặc biệt từ một công ty tên “Onward”, công ty này kinh doanh thời trang kiểu Ivy League của Mỹ dưới thương hiệu J. Press ở Nhật Bản:

Vào cuối thập niên 70 và đầu thập niên 80, Onward chi rất nhiều tiền để quảng cáo J. Press trên báo chí in ấn. Hình thức quảng cáo cổ điển thường được thấy ở bìa sau tạp chí đời sống Popeye, có hình một người đàn ông Nhật hoặc Mỹ kể một câu chuyện đầy màu sắc về kiểu quần áo truyền thống yêu thích của họ. Vào năm 1985, khi văn hóa pop của Nhật đi theo chiều hướng avant-garde (thử nghiệm và mới mẻ) hơn, Onward nảy ra ý tưởng mới – mời tác giả mới nổi Murakami Haruki viết mấy mẩu truyện siêu ngắn cho mỗi mẫu quảng cáo hằng tháng trên các tạp chí Popeye, Box, và Men’s Club. Vì thế cứ mỗi tháng một lần từ tháng 4 năm 1985 đến tháng 2 năm 1987, Murakami viết một truyện siêu ngắn, được đăng trên một trang riêng với hình mình họa của họa sĩ nổi tiếng Anzai Mizumaru ở phía trên và logo J. Press nhỏ ở góc dưới bên trái.

Murakami2.jpg

Trong thời gian đó, Murakami cho ra đời quyển sách ăn khách đầu tiên của mình, Rừng Na Uy, đưa ông bay vọt lên đỉnh điểm của sự nổi tiếng mà ngay lập tức nó đã lưu đày ông ra khỏi quê hương mình. Nhưng những mẩu truyện quảng cáo siêu ngắn vẫn rất hấp dẫn với ông, và vào năm 1993 ông được nhà sản xuất bút danh tiếng Parker tài trợ thêm 24 mẩu truyện mới nữa.

Sau đây là một vài mẩu truyện đã được dịch lại từ bản dịch tiếng Anh.

Mục lục

Hotel Lobby Oysters (Những con hàu đại sảnh khách sạn)
Miss Takayama Noriko and My Libido (Cô Takayama Noriko và dục tình của tôi)
Spider Monkey of the Night (Con Khỉ Nhện của đêm)
Julio Iglesias


****

Theo OpenCulture.com, tác giả: Colin Marshall, đăng ngày 20 tháng 4, 2015
Photo Credit: Blog.aladin.co.kr, Neojaponisme.com
Người dịch: conruoinho

Truyện dịch chưa được sự đồng ý của tác giả.
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: [VH Nhật] Truyện siêu ngắn của Haruki Murakami (conruoinho dịch)
Fuju
Oái vậy à. Lát lên máy tính chị sửa. :D

Du Ca
Chẳng có ẩn ý gì đâu ạ, nhưng nó lan man kiểu Murakami ấy. Chị đọc thử Cuộc Săn Cừu Hoang sẽ thấy. :D
 
Bên trên