Yêu thương mong manh - Cập nhật - Minh Ruby

Ai_Sherry

Gà cận
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
11/8/15
Bài viết
692
Gạo
3.000,0
Chị vừa phải lội lại cả 6 chương vì cái trí nhớ cá vàng :((. Có một số lỗi chính tả nho nhỏ nhưng mải đọc với cả nó nằm rải rác các chương nên em tự soát nhé, chị không nhớ để quote ra nữa.
Văn phong của em mượt mà không phải bàn rồi, mô tả chi tiết, cho dù truyện kể ở ngôi một nhưng không gây cảm giác khó chịu hay sến súa. Chị không biết nói ra cái này em sẽ coi là khen hay chê nữa. Em từng nói về không gian truyện hay một cái gì đó tương tự thì chị có thể nói là không gian truyện của em khá hẹp. Suy nghĩ và cảm nhận của "tôi" được đào rất sâu, thậm chí quá sâu khiến cho khi đọc truyện, chị cảm giác như mình bị "giam" trong thế giới nội tâm của cô ấy. Và chị cảm thấy hơi nặng nề vì dường như cô ấy quá u sầu, hầu như không có khoảnh khắc nào vui vẻ, nếu có cười thì cũng là cười gượng. Ngoài ra, vì câu chuyện đi sâu vào thế giới nội tâm của Nhi nên hơi giống nhật ký, thiếu đi cái nhìn toàn cảnh. Đã đành là truyện kể ngôi 1 thì đi sâu vào "tôi" là đương nhiên nhưng truyện vẫn phải là truyện, không phải bài tâm sự, nghĩa là vẫn phải có "đất" cho các nhân vật khác. Ví dụ như nhân vật Trinh hay Hân, tuy chỉ là phụ diễn nhưng lại không hiện ra như một nhân vật hoàn chỉnh mà chỉ như một người qua đường mờ nhạt được gắn tên vào. Còn 2 nhân vật nam chính, thực sự chị chưa thấy có sự khác biệt để dễ dàng chỉ ra đâu là Minh, đâu là Đăng. Cả hai đều lạnh lùng, đều ôm những tâm sự riêng, đều nói những câu cụt lủn, chỉ khác nhau về hoàn cảnh xuất hiện và vị trí bên cạnh Nhi. Đăng có ngông hơn Minh một chút nhưng dưới ngông đó là thế giới nội tâm nặng nề y như Minh vậy.
Trong một chừng mực nào đó, chị cảm thấy Nhi quá sức chú ý tới mọi chuyện diễn ra xung quanh nhưng lại chủ yếu quan tâm tới cảm xúc của cá nhân mình hơn là người khác. Từ đó khiến các mối quan hệ của Nhi với mọi người xung quanh, kể cả mẹ, trở nên mờ nhạt. Cũng có thể không phải thế mà đơn giản chỉ vì truyện kể ngôi 1, cảm xúc của "tôi" chiếm phần lớn nên vậy.
Cuối cùng, chị bị ám ảnh câu nói của mẹ Nhi “Chẳng có người đàn bà nào bao dung được với con riêng của chồng" nên rất chi lấn cấn không biết Minh có phải con riêng của bố Nhi không, đâm ra có tý... hụt cảm xúc mỗi phân đoạn hai người ở riêng. Nếu được thì em làm rõ hơn 1 chút mối quan hệ này nhé. À, với cả chị thấy việc bà mẹ bỏ đi để 2 đứa ở nhà 1 mình với nhau rất chi... bất ổn, vì vốn bà này cũng không ưa Minh, và khá giữ con gái.
Tạm thời nhận xét như vậy thôi, và vẫn phải nói một câu như thường lệ "không phải chê bai, chỉ là cảm nhận hết sức cá nhân" :D.
 

lyta2206

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
22/5/16
Bài viết
138
Gạo
900,0
Chị vừa phải lội lại cả 6 chương vì cái trí nhớ cá vàng :((. Có một số lỗi chính tả nho nhỏ nhưng mải đọc với cả nó nằm rải rác các chương nên em tự soát nhé, chị không nhớ để quote ra nữa.
Văn phong của em mượt mà không phải bàn rồi, mô tả chi tiết, cho dù truyện kể ở ngôi một nhưng không gây cảm giác khó chịu hay sến súa. Chị không biết nói ra cái này em sẽ coi là khen hay chê nữa. Em từng nói về không gian truyện hay một cái gì đó tương tự thì chị có thể nói là không gian truyện của em khá hẹp. Suy nghĩ và cảm nhận của "tôi" được đào rất sâu, thậm chí quá sâu khiến cho khi đọc truyện, chị cảm giác như mình bị "giam" trong thế giới nội tâm của cô ấy. Và chị cảm thấy hơi nặng nề vì dường như cô ấy quá u sầu, hầu như không có khoảnh khắc nào vui vẻ, nếu có cười thì cũng là cười gượng. Ngoài ra, vì câu chuyện đi sâu vào thế giới nội tâm của Nhi nên hơi giống nhật ký, thiếu đi cái nhìn toàn cảnh. Đã đành là truyện kể ngôi 1 thì đi sâu vào "tôi" là đương nhiên nhưng truyện vẫn phải là truyện, không phải bài tâm sự, nghĩa là vẫn phải có "đất" cho các nhân vật khác. Ví dụ như nhân vật Trinh hay Hân, tuy chỉ là phụ diễn nhưng lại không hiện ra như một nhân vật hoàn chỉnh mà chỉ như một người qua đường mờ nhạt được gắn tên vào. Còn 2 nhân vật nam chính, thực sự chị chưa thấy có sự khác biệt để dễ dàng chỉ ra đâu là Minh, đâu là Đăng. Cả hai đều lạnh lùng, đều ôm những tâm sự riêng, đều nói những câu cụt lủn, chỉ khác nhau về hoàn cảnh xuất hiện và vị trí bên cạnh Nhi. Đăng có ngông hơn Minh một chút nhưng dưới ngông đó là thế giới nội tâm nặng nề y như Minh vậy.
Trong một chừng mực nào đó, chị cảm thấy Nhi quá sức chú ý tới mọi chuyện diễn ra xung quanh nhưng lại chủ yếu quan tâm tới cảm xúc của cá nhân mình hơn là người khác. Từ đó khiến các mối quan hệ của Nhi với mọi người xung quanh, kể cả mẹ, trở nên mờ nhạt. Cũng có thể không phải thế mà đơn giản chỉ vì truyện kể ngôi 1, cảm xúc của "tôi" chiếm phần lớn nên vậy.
Cuối cùng, chị bị ám ảnh câu nói của mẹ Nhi “Chẳng có người đàn bà nào bao dung được với con riêng của chồng" nên rất chi lấn cấn không biết Minh có phải con riêng của bố Nhi không, đâm ra có tý... hụt cảm xúc mỗi phân đoạn hai người ở riêng. Nếu được thì em làm rõ hơn 1 chút mối quan hệ này nhé. À, với cả chị thấy việc bà mẹ bỏ đi để 2 đứa ở nhà 1 mình với nhau rất chi... bất ổn, vì vốn bà này cũng không ưa Minh, và khá giữ con gái.
Tạm thời nhận xét như vậy thôi, và vẫn phải nói một câu như thường lệ "không phải chê bai, chỉ là cảm nhận hết sức cá nhân" :D.

Cảm ơn chị đã đọc và cho em nhận xét chi tiết như vậy nhé <3
Truyện có khá nhiều vấn đề. Bản word em chỉnh khá nhiều nhưng vẫn chưa ưng ý. Do lúc đầu chỉ tính 3 chương mà thế nào lại bị kéo ra, vậy nên cá nhân em cũng thấy nhịp không ổn định. Mà vấn đề lớn nhất là mối quan hệ giữa mẹ Nhi và Minh. Em cảm thấy nó khá nhanh và hời hợt hơn so với tổng thể, nhưng chưa biết làm cách nào để điều chỉnh lại nên vẫn tạm để ở đó.

Điểm thứ hai là nhân vật "tôi'. Đúng như chị miêu tả thì không gian truyện khá hẹp. Không biết chị có nhận ra không nhưng em xây dựng nhân vật Nhi là dạng "làm quá" ấy. Tức Nhi nghĩ mình đã lớn, đã trưởng thành, đã tự lo liệu được cho bản thân nhưng thực ra vẫn là một đứa trẻ. Vậy nên Nhi coi trọng cảm xúc chính mình nhất, và cảm thấy không cần thiết phải chia sẻ. Và quan điểm của em thì đã viết ngôi một thì cá tính nhân vật sẽ quyết định cách kể nên truyện nó chỉ bao quanh thế giới của Nhi thôi. Trinh và Hân vì không xen vào nhiều nên đúng như chị nói, đối với Nhi chỉ là người qua đường.

Nhưng em công nhận em gặp hạn chế trong việc khắc họa hình tượng của Minh và Đăng. Mặc dù có định hình rõ về tính cách của họ nhưng khi viết vẫn thấy giống nhau quá đáng, chắc do em bị thả trôi theo giọng kể muốn ru ngủ của Nhi :'( Với em lại đuối ở thoại, mà thoại khiến nhân vật sống động hơn đến 80% nên em cũng đang tập viết thoại, hy vọng sẽ có sự cải thiện ở những chương mới.

Chị cũng biết em thích comment phân tích thế nào mà. Là cảm nhận hay chê bai cũng có sao, quan trọng là có cơ sở khiến mình tin cậy và muốn thay đổi :) Sau nhận xét của chị thì em quyết đinh... viết lại rõ những đoạn còn lăn tăn chứ không trì hoãn nữa. Dù sao cũng nên viết hoàn chỉnh chứ cứ bị nhắc rồi bảo do mình chưa sửa thì không ổn tí nào.

Một lần nữa em cảm ơn nhận xét của chị <3 <3 <3
 

lyta2206

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
22/5/16
Bài viết
138
Gạo
900,0
Update bản mới cho truyện lần thứ nhất. Hy vọng mình sẽ không rơi vào cảnh vừa viết vừa fix lỗi muốn đuối như bây giờ.
Về cơ bản mình thêm khá nhiều đoạn ở chương 1,2 và thay đổi đoạn cuối chương 6 (ngoài khung thu gọn) để phục vụ cho chương 7 sắp tới. Thực sự rất xin lỗi về sự bất tiện này :'(
 

An Di.

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/10/16
Bài viết
139
Gạo
0,0
Chung quy từ đầu tới cuối, em cứ bị thích cách hành văn của chị. Đọc rất êm đềm, nhẹ nhàng và cực kì lôi cuốn.
Em thích giọng văn này bởi nó mang đến cho ta cảm giác bình yên không gợn sóng.
Về nội tâm nhân vật Nhi em thấy được đào sâu khá rõ nét. Em thích tính cách của cô ấy, đặc biệt là Nhi không tò mò về chuyện của người khác.
Phân nửa của chương này là Đăng lên sàn, em nhớ không nhầm thì chương 5 cũng vậy. Chị làm em hoang mang quá! Có lẽ nào đang đợi thời cơ cho Minh toả sáng phần sau?

Tôi không có thói quen phán xét bất gì ai,
Có phải là "bất cứ" không chị nhỉ?

Thà rằng con số cứ dừng ở ba người nhưn tôi vẫn thấy đủ, còn hơn một ngày nào đó bố rơi vào quên lãng và chỉ được nhắc đến cùng một ai đó.
 

lyta2206

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
22/5/16
Bài viết
138
Gạo
900,0
Chung quy từ đầu tới cuối, em cứ bị thích cách hành văn của chị. Đọc rất êm đềm, nhẹ nhàng và cực kì lôi cuốn.
Em thích giọng văn này bởi nó mang đến cho ta cảm giác bình yên không gợn sóng.
Về nội tâm nhân vật Nhi em thấy được đào sâu khá rõ nét. Em thích tính cách của cô ấy, đặc biệt là Nhi không tò mò về chuyện của người khác.
Phân nửa của chương này là Đăng lên sàn, em nhớ không nhầm thì chương 5 cũng vậy. Chị làm em hoang mang quá! Có lẽ nào đang đợi thời cơ cho Minh toả sáng phần sau?


Có phải là "bất cứ" không chị nhỉ?
Cảm ơn em. Chị đã chỉnh lại mấy lỗi chính tả đó rồi. Chị cũng không hiểu sao gì check đi check lại mãi nhưng vẫn cứ bị sót. *buồn hiu hắt*
Thực sự thì khi chọn ngôi 1 và cá tính nhân vật "tôi", chị cũng ngại sự bình yên đó sẽ diễn tiến thành cảm giác nhạt nhẽo. Nhưng dù sao thì khi viết nó khiến chị cảm thấy thoải mái, và không hối tiếc nữa. Vậy là quá đủ cho truyện đầu tay rồi, đúng không? :D
 

lyta2206

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
22/5/16
Bài viết
138
Gạo
900,0

PART 7:

Đăng chở tôi ra bãi biển cách trường không xa, dựng xe ở một gốc cây rồi đi xuống bờ cát. Tôi xách dép trên tay, chậm rãi theo sau.

Giờ không phải là cao điểm du lịch nên bãi tắm tương đối vắng vẻ. Tôi liền hiểu đây là lý do Đăng không kéo tôi vào một tiệm cà phê ấm áp nào đó mà lại để cả hai cùng hứng gió ở bờ biển. Có lẽ cậu cũng thấy ngại khi nếu như ai đấy tình cờ bắt gặp chúng tôi ở chung, và tạo thành những tin đồn vô cớ.

Năm giờ chiều. Ánh hoàng hôn kéo dần xuống đường chân trời, nhuộm đỏ những cơn sóng trải dài miên man mà chỉ cần hé mở cửa sổ, tôi đều nhìn thấy cùng một khung cảnh vàng rực như váng dầu loang chưa kịp gột đi sau mỗi cơn mưa.

Bố thường xuyên ra khơi nhưng không hề báo trước về thời gian cả đi lẫn về, vậy nên thói quen của tôi là luôn đợi ông khi chuyến đi bước sang ngày tròn tháng. Những lúc ấy, tôi thường tựa đầu vào cửa, dõi mắt nhìn về phía xa để ngóng chờ đoàn thuyền có bố trở về mỗi lúc chuệnh choạng tối. Thói quen ấy cứ lặp đi lặp lại cho đến khi tôi nhận ra cửa sổ bé nhỏ trên căn mái không phải là nơi duy nhất tôi có thể trông rõ ông hay làn khói mờ mịt đang tan chảy trong làn sương lạnh giá. Và bởi đây là một hòn đảo nên những hình ảnh ấy không hề xê dịch đi khi tôi ngồi ở bến phà gần nhà.



Dù có một người cha yêu biển còn hơn cả sinh mạng, và cái tên Hải Nhi sự kỳ vọng cũng như trân trọng của ông đối với đại dương, thì tôi cũng không thể vùng vẫy trong nước như những đứa con thuộc những gia đình thủy thủ khác.

Tôi đã từng mất rất nhiều thời gian để học bơi và bố cũng đổ rất nhiều công sức lẫn kiên nhẫn vào những khóa học ngắn hạn đó. Nhưng cuối cùng ông vẫn phải bỏ cuộc bởi thay vì thuận theo dòng chảy thì tôi thường bị chìm xuống rất nhanh. Dù trên bờ không phải là đứa bé quá vụng về nhưng khi xuống biển, tôi lại không có cách nào để điều khiển chân tay của mình. Và cảm giác sợ hãi mỗi bận bị mang xuống nước dần biến thành nỗi kinh hoàng, để đến tận bây giờ, tôi vẫn an tâm làm một con vịt cạn.

“Cậu biết bơi không Đăng?”

“Ừm.” Đăng hơi ngớ ra một chút, rồi mới nói “Không.”

Đăng trả lời tôi. Ánh mặt trời phủ vàng mái tóc màu hạt dẻ, vài sợi tóc lòa xòa vương trước trán và cả quầng sáng mờ nhạt sau lưng Đăng khiến tôi không thể nhìn thấy nét mặt cậu.

Công bằng mà nói tôi chưa bao giờ ngắm Đăng quá kỹ. Ngoại trừ mái tóc nhuộm sáng màu, khuyên tai và những chiếc quần jeans không theo quy củ, thì Đăng không phải tuýp người dễ thu hút sự chú ý của người khác. Đăng hoặc yên lặng, hoặc lơ đãng hoặc ngủ mê man. Những gì tôi biết về cậu chỉ giới hạn trong những lời kể của Hân về người bạn mới chuyển đến.

Tôi từng nghe Hân than thở rằng nếu Đăng nhập học sớm hơn, có lẽ ngày hội thể thao vừa qua, lớp chúng tôi sẽ được an ủi bằng một tấm huy chương vàng môn bơi lội thay vì toàn để lỡ với trọn bộ giải bạc. Đăng bơi rất giỏi. Cậu từng nhận nhiều giải về bơi lội cấp quốc gia.

Tôi nhặt đôi dép, lẳng lặng bỏ đi. Gió thổi ngược tiếng gọi của Đăng từ đằng sau, giật phăng những hy vọng quá đỗi mong manh về đáp số tôi luôn chờ đợi và phản bội lại niềm tin đã trót đặt không đúng chỗ.

Tôi và Đăng đều là những đứa trẻ sinh ra và lớn lên ở đất liền rồi đột nhiên bị “xách” lên và “ném” ra ngoài đảo, bởi những lý do khác nhau. Giống như tôi luôn cảm giác màu xanh mênh man trải dài đến cùng trời thấu đất là một cái lồng giam, thì có lẽ cậu cũng không chịu nổi phải ở lại nơi mà phương tiện duy nhất để liên hệ với thế giới bên ngoài là Internet. Ở khía cạnh nào đó chúng tôi đồng cảm nhau, và nó khiến tôi nhìn nhận cậu tích cực hơn so với cuộc gặp gỡ chẳng mấy vui vẻ ban đầu.

Nhưng tôi đã lầm.

Gió chợt nổi lên từ bốn phía. Nền trời sầm sì như sắp đổ cơn dông. Tôi vẫn miệt mài bước đi, mặc cho Đăng ở sau lưng mãi sững sờ cho đến khi vội vã kéo tay tôi lại.

“Nhi!”

Tôi chật vật rút tay ra khỏi tay cậu nhưng Đăng vẫn kiên trì nắm lấy, để đến khi những giọt nước bỏng rát chạm vào da thịt Đăng mới thảng thốt buông tay. Mưa bắt đầu rơi càng lúc càng nặng hạt, táp vào gò má tôi những nhát lạnh buốt, cũng gột đi cơn nóng bức đang áp lên da mặt. Tôi chớp chớp mi mắt, vén lại tóc rồi lấy ra một chiếc ô.

“Về thôi, mưa to quá rồi.”

Ngày hôm ấy vốn có những điều tôi đã định hỏi, nhưng chúng đều nhanh chóng bị rũ sạch, có thể vì cơn mưa bất chợt ghé thăm, cũng có thể vì tôi chợt nhớ ra chúng tôi đều là những kẻ kiệm lời. Và bi kịch của những kẻ kiệm lời là chịu đựng những lời đồn đoán.



Đăng nhận cây ô trong tay tôi rồi lùi lại phía sau nửa bước. Tôi nghe được tiếng “Xin lỗi.” rất khẽ, chẳng rõ là thật hay là tôi đang tự dựng lên.

Ngoài trời mưa vẫn rơi, lay lắt qua kẽ tay ướt đẫm. Tôi nghiêng người chừa chỗ cho Đăng, nhưng cậu vẫn không hề tiến lên. Đó là khoảng cách gần nhất giữa tôi và cậu, cũng là khoảng cách xa xôi nhất với Đăng trong những câu chuyện kể của cậu sau này.

Bước chân tôi càng lúc càng nhanh hơn, vội vã như muốn bỏ chạy. Mùa đông năm mười sáu tuổi, lần đầu tiên tôi biết chiếc ô tôi vẫn mang theo vô dụng đến thế nào.



Không có áo mưa, gió lại lớn nên để tránh về nhà với bộ dạng ướt sũng, chúng tôi đành kiếm tạm một chỗ trú.

Đăng dựng xe dưới mái hiên một cửa hàng tạp hóa đang đóng cửa, ngồi xổm xuống bậc thềm. Tôi cởi áo khóa đã dính mưa của mình, treo lên xe cùng chiếc ô, đứng ở một góc, nhìn Đăng đang mải lắc đầu để hong khô tóc. Trời đang tối dần. Bây giờ đã là sáu giờ kém. Mẹ đã dặn tôi nên về sớm để chuẩn bị làm cơm đãi khách và tôi đã quên béng nó, nhưng không hề lo lắng bởi biết rõ trước mặt khách mẹ sẽ không mắng tôi quá nặng lời. Về Đăng, tôi thấy cậu thường đi bộ đến trường, nơi này lại cách trường học không xa. Việc cần làm bây giờ là mua thêm áo mưa tiện lợi cho cả hai đứa.

Gần nơi tôi đứng là một khu chợ nên sẽ không mất quá nhiều thời gian để kiếm được chỗ bán. Tôi dặn Đăng ở lại trông xe rồi sẽ tự đi mua. Bởi cậu vẫn chưa quen đường xá ở đây nên cũng không phản đối mà nhanh chóng gật đầu.

Tôi bung dù, chạy nhanh về phía khu chợ. Trời nhá nhem tối, các ki ốt đang lục đục đóng cửa. Tôi thấy mẹ Trinh vừa kéo cửa cuốn vừa mải buôn chuyện với chủ shop quần áo bên cạnh nên vội vã lách sang hướng khác. Chuyện tôi đi chơi đêm mấy hôm trước là mẹ Trinh mách lại, nên dù không làm gì sai trái thì tôi vẫn sinh ra cảm giác đề phòng.

Tôi rút ví đưa tiền cho chị bán hàng rồi nhận lấy hai túi áo mưa, không quên nói lời cảm ơn. Và khi cúi xuống nhặt chiếc ô đang để tựa bên cạnh, tiếng gọi quen thuộc của mẹ khiến động tác ấy ngưng lại.

“Con làm gì ở đây thế Nhi?”

Chậm chạp quay đầu lại, đôi mắt tôi dừng ở hai túi xách lớn trước mặt rồi mới ngẩng lên. Mẹ đang nhìn tôi đầy bất ngờ. Cũng phải. Tan học đã lâu nhưng tôi không ở nhà mà đang lang thang ngoài trời, mưa lại lớn như thế.

Tôi bỏ hai túi áo mưa vào ba lô, trả lời bà:

“Con đi chung với bạn nhưng giữa chừng bị mắc mưa, lại không tìm được tiệm tạp hóa nào nên mới đến đây.”

“Bạn con ở đâu? Hai đứa đi chung xe phải không?” Mẹ lại hỏi.

“Vâng ạ.”

“Vậy nói bạn con đi xe về đi. Con đi với mẹ, mai mẹ chở con đi học rồi lấy xe.”

Tôi liếc sang người đàn ông đi cùng mẹ, lòng không hề muốn nhưng sự kiên quyết của mẹ vẫn khiến tôi không thể phản đối. Tôi leo lên xe máy, mẹ đèo tôi đến chỗ Đăng. Đăng nhìn thấy mẹ tôi thì hơi sững sờ, cậu lúng túng chào hỏi bà rồi cầm lấy bịch nilon tôi đưa.

“Mẹ chở tôi nên cậu lấy xe tôi về đi.”

Tôi nói xong thì đội mưa chạy ra núp dưới vạt áo dơi của mẹ. Trong lòng cuộn lên những dự cảm không mấy tốt đẹp, nhưng lại chẳng biết chúng bắt đầu từ đâu.

Cả quãng đường mẹ không nói với tôi nửa lời. Nếu không phải gió mùa đông quá lạnh, tôi đã tưởng mẹ run lên vì giận dữ. Tôi nhìn chiếc áo gió thơm tho mẹ đang mặc. Dấu chỉ bục ra ở bả vai chưa kịp khâu lại khiến tôi tự hỏi đã bao lâu mẹ chưa tự mua cho mình một bộ áo mới.

Tôi gác đầu lên lưng mẹ, nhưng không đủ để dũng khí vòng tay ôm lấy bà. Tư thế ấy cứ duy trì mãi đến khi mẹ níu lấy tay tôi để ngang hông, tựa như hồi còn bé và tôi đang ngủ mê man trên yên xe phía sau.



Vì một số lý do mà sau khi sinh tôi ra, bố mẹ quyết định không có thêm đứa con nào nữa. Cũng bởi bố thường xuyên đi xa, chúng tôi liên tục phải chuyển nhà nên sẽ rất khó khăn nếu mẹ cùng lúc phải chăm sóc hai đứa trẻ.

Chú Lâm là bạn thời đại học của mẹ, vợ mất sớm và có một đứa con bằng tuổi tôi. Cũng có thể vì sự tương đồng ấy mà khi gặp lại nhau, mẹ và chú Lâm nhanh chóng trở nên thân thiết hơn, cũng như chú Lâm đã bỏ vốn khá nhiều để giúp mẹ duy trì tiệm cà phê sắp đóng cửa.

Tôi nhìn bàn tiệc đa dạng trước mắt. Khả năng nấu nướng của Minh đã tiến bộ khá nhiều, còn biết cắt tỉa rau củ để trang trí đồ ăn. Nồi lẩu mẹ nấu hôm nay cũng khá đắt khách. Cả chú Lâm và Minh đều phải trầm trồ rằng dù lâu rồi không vào bếp nhưng tài năng của mẹ không hề lụi bại. Tôi ăn mỗi món một ít. Ngồi trên bàn ăn, người tôi nói chuyện cùng nhiều nhất là Minh. Mẹ và chú Lâm đang cùng nhau bàn chuyện làm ăn. Thi thoảng chú Lâm sẽ hỏi tôi vài chuyện về học hành, tôi cũng từ tốn trả lời nhưng không chủ động hỏi ngược lại. Vốn dĩ câu chuyện giữa một cô bé đang tuổi vị thành niên và một người đàn ông trung niên chỉ có thể đi đến mức xa nhất là chuyện nghề nghiệp tôi sẽ chọn trong tương lai, cũng như chú Lâm nói rằng sẽ được nhờ rất nhiều nếu tôi là bác sĩ ở một bệnh viện nổi tiếng.

“Với sức học của Nhi thì vào đại học Y cũng không khó lắm đâu. Con trai chú cũng bằng tuổi cháu. Có chỗ nào hay cháu nhớ chỉ để chú đăng ký cho nó học với nhé.”

Tôi nhìn người đàn ông bằng tuổi bố, đôi mắt sáng trong, cương nghị và tinh tường, lòng thừa hiểu nó chỉ cái cớ ông đặt ra để tạo dựng bầu không khí thân thiện hơn trong lần đầu gặp mặt. Đáng ra tôi sẽ chỉ coi nó là lời hứa xã giao, của một vị khách không biết có thường xuyên quay lại. Nhưng những lời khen xen lẫn cảm tạ mà mẹ dành cho ông suốt từ trưa đến tối đã khiến tôi phải nghĩ ngợi khá nhiều.

Tôi “vâng, dạ” với chú Lâm, ngoan ngoãn ăn nốt bữa tối của mình. Đợi khi Minh ăn xong, tôi giục Minh chuẩn bị đồ rồi chào chú Lâm, tiễn Minh ra bến.

Bến phà cách nhà không xa. Tôi muốn phụ Minh xách hành lý nhưng Minh chỉ để tôi cầm chai nước suối rồi tự mang tất cả. Hình ảnh ấy khiến tôi chợt nhớ đến cái ngày đưa bố ra bến, Minh cũng ở cạnh bên, cũng xách nhiều đồ như thế này. Điều duy nhất khác trước là ngày ấy, lòng tôi không xôn xao những bất an về chuyến đi một đi không trở lại, phẳng lặng và yên ổn như mặt hồ.

Nơi đây là nơi tôi tiễn chân bố dạo trước. Và bây giờ, người ấy là Minh.

Đèn pha sáng choang, không khí rộn ràng hẳn khi những chuyến tàu đêm lũ lượt cập bến. Cũng chẳng hiểu hôm nay có gì đặc biệt mà hành khách lẫn số hàng được vận chuyển lớn hơn bình thường rất nhiều. Nhưng vì đã mua vé từ sớm nên chúng tôi không phải xếp hàng chờ đến lượt, chỉ thong thả đứng đợi ở trên bến.

Minh nhường ghế đá cho một sản phụ, rồi kéo tôi đứng dựa ở lan can. Tôi nhìn ánh sáng bạc dập dềnh trên mặt nước. Cả bến phà rực sáng như ban ngày. Trong không khí vương vấn vị muối mặn mòi và mùi tanh đặc trưng của biển nhưng tôi không hề thấy khó chịu.



Minh cất vé vào ngăn kéo ba lô, rồi lôi ra một chiếc bánh mỳ. Cậu bẻ làm đôi rồi đưa cho tôi một nửa. Tôi nhận lấy, liền chau mày.

“Vừa mới ăn xong mà, sao câu đói nhanh thế được?”

Minh không đáp, chỉ nhìn tôi đang ăn nửa chiếc bánh mỳ cậu đưa một cách ngon lành.

“Nãy Nhi ăn không no à?” Minh hỏi tôi.

“Đâu có. Hôm nay đồ ăn cậu làm ngon vậy mà.”

“Đồ mẹ nấu đấy. Nhi không thấy toàn những món Nhi thích sao?”

Tôi im lặng. Có lẽ cũng vì nhận ra điều đó nên dù không thoải nhưng tôi không dám thể hiện nó trước mặt mọi người.



“Khi nào cậu về vậy?”

Tôi lại lặp lại câu hỏi ấy với Minh. Suốt từ ngày cậu thông báo về kế hoạch lên đường, đến lúc phụ cậu xếp đồ đạc và cả cả quãng đường từ nhà đến bến phà, Minh đều kiên nhẫn trả lời từng chút một.

Có điều gì đó rất lạ đang xảy ra.

“Cậu sẽ về thật chứ?”

Tôi giữ lấy cánh tay Minh khi cậu theo đoàn người lục đục xuống bến phà. Âm thanh rất lớn phát ra từ khu truyền thông vào thời điểm Minh nắm lấy tay tôi khiến tôi không thể nghe thấy câu trả lời của cậu, chỉ có thể nắm bắt nó từ khẩu hình miệng khi cậu ngoái lại nhìn tôi.

Nhất định.

Minh vẫy tay chào tôi rồi tìm một chỗ ngồi trên phà, không quay đầu lại. Gió đêm thổi tung chiếc áo gió cậu mặc, căng phồng như cánh buồm. Khoảnh khắc ấy, bóng lưng Minh tựa như rộng ra đôi chút.

Tôi run rẩy khép chặt vạt chiếc áo len, nhón chân tìm kiếm Minh trong nhóm người lẫn hàng hóa và xe cộ. Tiếng thuyền máy nổi lên xôn xao, át hết những âm thanh ồn ào dần rơi vào thinh lặng của hành khách trên phà. Tôi chỉ có thể nhìn thấy một góc chiếc áo màu hoodie màu trắng của Minh nằm sau chồng carton đang được xếp lại, và chiếc mũ lưỡi trai Minh đội ngược dù sắp vào nửa đêm.

Bàn chân tôi lùi dần về sau, nhanh chóng biến thành những bước chạy vội vã. Tôi mải miết chạy, mải miết leo, cho đến khi chạm tay đến bậc thang cuối cùng của ngọn đèn biển. Chuyến phà đêm đưa Minh đi đã biến mất khỏi tầm mắt, chỉ nghe dội lại những hồi còi kéo dài của những chuyến tàu đã nấp vào trong những đụn mây đen kịt.

Tôi thở hổn hển, ngồi khuỵa xuống. Bàn tay dần trở nên lạnh buốt, chỉ cần cử động đã thấy tê rần và râm ran khó tả. Chỉ có sợi dậy chuyền trên cổ áo là vẫn ấm nóng, hệt như được truyền lại từ trái tim.

Mình lại ngoi lên update phần mới. Xin phép tag bạn suongthuytinh :)
Mình rất xin lỗi vì đã lầy chương đến giờ :'(
 
Chỉnh sửa lần cuối:

lyta2206

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
22/5/16
Bài viết
138
Gạo
900,0
PART 8:

Những ngày sau đấy tôi vẫn đến trường bình thường.

Bạn học liên tục hỏi tôi về lý do Minh nghỉ học đột ngột như vậy, và tôi thì không biết nên trả lời thế nào cho thỏa đáng. Có lẽ trước khi đi, tôi nên hỏi Minh đi đâu và làm gì, thay vì chăm chăm hỏi về việc khi nào cậu sẽ trở lại.

Minh không bắt máy những cuộc điện thoại, nhưng lại gửi tin nhắn cho tôi sau khoảng mười lăm phút. Và việc này cứ lặp đi lặp lại rất nhiều lần, đến khi tôi ngờ rằng lời tự thú về việc rất lười nhắn tin qua lại trước đây của Minh trước đây chỉ là cái cớ khi cậu cứ làm lơ tin nhắn của người khác.

“Cậu đang làm gì vậy?” Tôi hỏi Minh.

“Chuẩn bị ăn cơm thôi. Nhi ăn chưa?”

“Chưa. Tớ đang đợi mẹ về.”

“Ừ.”

Thường thì những mẩu tin nhắn qua lại giữa tôi và Minh đều kết thúc một cách lãng xẹt như thế, nhưng nếu không nhắn tin cho Minh có lẽ tôi sẽ chết vì buồn chán, hoặc là bất an.

Trước khi Minh xuất hiện, tôi thuộc tuýp người không biết cách chủ động trên cả facebook hay gọi điện, nhắn tin thăm hỏi linh tinh. Vì suy nghĩ phải chăng mình đang làm phiền người ta, hoặc vì cho rằng những câu chuyện của mình đều nhạt nhẽo nên tôi không bao giờ inbox người khác trước. Và cứ thế, vô tình nó đã khiến khá nhiều mối quan hệ của tôi phải “chết yểu”.

Lần này, tôi biết nếu tôi không bắt đầu trước, thì Minh sẽ không bao giờ chịu thừa nhận về lý do cậu phải đi.

Còn một điểm nữa khiến tôi phải nghĩ mãi, là vì sao mối quan hệ có thể như thân thiết giữa tôi và cậu nhưng vẫn không đủ để Minh có thể thoải mái chia sẻ về những gì cậu từng trải qua, cũng như vì sao tôi luôn phải nghe về nó thông qua những lời truyền tai từ người khác?

Và hẳn mẹ cũng vậy.

Dù đã tự nhiên hơn trước nhưng tôi biết mẹ vẫn chưa thể thoải mái với Minh. Bà không bao giờ hỏi Minh về cuộc sống trước đây, vậy nên đến tận bây giờ, tôi vẫn không thể hiểu làm cách nào bà có thể biết hôm nay là ngày giỗ của mẹ Minh, và Minh trở về là để làm tròn đạo hiếu với bà ấy.



Kể từ buổi tối cuối trước khi Minh đi, tôi không gặp lại chú Lâm nữa. Mẹ cũng ở nhà thường xuyên hơn thay vì cứ phải bôn ba theo những chuyến hàng ra tận thủ đô. Thay vào đó, bà phải làm việc cật lực gấp đôi ở cửa hàng cũng như tiệm cà phê vừa được khôi phục.

Sự bận rộn của mẹ và những ngày vắng mặt của Minh đã tạo nên những khoảng trống không nhỏ, và cũng khiến tôi tự nghĩ ra nhiều cách hơn để giết chết thời gian của chính mình. Bao gồm cả việc nghiêm túc suy nghĩ về đại học.

Trước đây, tôi từng có suy nghĩ, lớp mười hai sẽ thời điểm căng thẳng nhất mà tôi cần dần dần học cách thích nghi, nhưng đáng sợ là điều đó đang đến sớm hơn tôi tưởng. Mỗi buổi sáng thức dậy, tôi có thể mường tượng ra hôm nay sẽ diễn ra thế nào, tôi sẽ đến những đâu cũng như điều mà tôi có thể hoàn thành trước khi đi ngủ. Quay quắt trong vòng lặp buồn tẻ ấy là sự phân vân về việc chọn khối, chọn ngành, chọn trường và cả khu vực tôi sẽ đăng ký dự thi, sự nhắc nhở triền miên nặng tính răng đe của giáo viên hay sự thúc ép tới những lớp học thêm của mẹ.

Mọi người đều khuyên tôi nên thi Y, bao gồm cả Minh.

Trên hai lần, Minh từng nhắc với tôi về việc thi Y, hoặc Dược, cũng như làm sao để biến giấc mơ đó thành sự thật.

Tôi hỏi Minh:

“Còn âm nhạc thì sao?”

“Đó chỉ là sở thích. Tớ không thực sự hứng thú với nó. Hơn nữa…tớ cũng đâu có tài năng nổi trội.”

Tôi không dám nói với Minh tôi đã nghe cậu hát ở buổi biểu diễn, cũng không tin Minh thực sự không có ý theo đuổi con đường chuyên nghiệp. Chỉ là, mọi thứ không ủng hộ cậu, thế thôi.

Có lẽ, cứ đi theo con đường nghiệp dư cũng tốt. Minh có thể thi Y, làm bác sĩ rồi sáng tác, làm nhạc như nghề tay trái của mình.



Tháng mười hai, không khí bắt đầu khô hanh hơn nhưng những cơn bão vẫn theo quy luật liên tục đổ bộ. Trên đường, loa phóng thanh bắt đầu ra rả tin tức mới được cập nhật về hướng đi của bão, cũng như nhắc nhở người dân tích cực chuẩn bị phương án đề phòng. Tôi có thể dễ dàng xem bản tin ấy trên tivi ở tất cả các cửa hiệu trong dãy phố, nhưng không quá quan tâm. Dự báo cho thấy tâm bão sẽ đi thẳng vào miền Trung, và sức gió sẽ chỉ đủ gây ra những trận mưa nhỏ ở huyện đảo này.

Thời gian này, dù không thường ở nhà nhưng ít nhất mẹ vẫn cố dành thời gian cho tôi vào mỗi buổi tối. Có lẽ vì sợ tôi ở một mình quá cô đơn, nên mẹ đã gợi ý với tôi về việc cùng tới tiệm cà phê. Như vậy, mẹ sẽ không phải lo lắng về bữa ăn, giấc ngủ của tôi, kèm theo đó quãng đường đến trường của tôi cũng được rút ngắn lại.

“Ở tầng hai có phòng đơn, con sẽ dùng phòng đó. Mẹ sẽ ngủ ở tầng dưới với chị My.”

“Vậy còn nhà mình thì sao ạ?”

“Tạm thời cứ để vậy đã. Qua thời gian này, khi việc kinh doanh tốt hơn mẹ sẽ tìm thêm người trông coi.”

Tôi vốn định hỏi về Minh, nhưng điều gì đó đã níu lại rồi trở thành lời không dám nói. Mẹ thì vẫn bận bịu với đống giấy tờ, và tôi chỉ biết khép cửa lại rồi nhẹ nhàng bước ra ngoài nếu không muốn làm phiền mẹ.

Tôi bật đèn phòng mình. Ánh sáng dịu dàng hắt lên hành lang thành những ô vuông vắn, tách biệt với vùng không gian xám xịt từ căn phòng vẫn luôn khóa trái của Minh.

Vắng lặng đến tột cùng.

...

Tin nhắn chuyển nhà của tôi được gửi đi hai ngày sau đó.

Minh vẫn không hề phản hồi.

Tôi ngồi xuống bậc cửa. Mấy chậu hoa được bê vào dạo trước vì thiếu nắng mà trở nên xanh xao. Tôi không dám đặt chúng vào chỗ cũ, nhưng vẫn cố chọn vị trí dễ nhận ánh sáng nhất khi mặt trời chiếu xuyên mỗi buổi chiều, chỉ để lại chậu xương rồng Minh thích nhất vì nó không thể chịu nước lẫn sương đêm.

Chìa khóa dự phòng mới cắt hôm qua tôi đã nhận được, cũng đã nhắn tin cho Minh về vị trí giấu nhưng lúc này bỗng không muốn để lại. Tôi không nhớ đã bao lâu chúng tôi không nói chuyện với nhau, và cái hẹn về thứ 6 cậu nhắc đến đã được chuyển đi tận mấy lần.

***

Thứ 7 cuối cùng của tháng mười hai, tôi phát hiện ra Minh đã “lén lút” giấu tôi học nhạc.

Quyển giáo trình cậu để quên ở hộc bàn được một cô bé khóa dưới mang đến tận tay cho tôi, trong đó kẹp chung với một đĩa CD và nhiều tờ giấy A4. Điều này khiến tôi không khỏi ngạc nhiên, bởi chưa bao giờ Minh tham gia các chương trình văn nghệ của lớp. Giống như Đăng, cậu luôn lấy lý do là mình không đủ khả năng.

Đĩa CD khá mới, chỉ gắn nhãn với dòng chữ: HM đơn giản, có lẽ là ký tự viết tắt trong tên Minh. Lật đến trang cuối cùng của quyển sách, dấu đỏ của tiệm sách cũ quen thuộc xuất hiện khiến tôi biết người sở hữu đích thực là ai, nhưng không hề bất ngờ bởi những cuốn sách thế này đều không dễ mà tìm thấy ở các hiệu sách hay thư viện.

Tôi mở laptop, ổ đĩa đã sẵn sàng nhưng khi rút CD ra khỏi vỏ lại chần chừ không để vào. Có điều gì đó khiến tôi cảm giác đây là bài hát Minh đã sáng tác, và nó là bí mật mà tôi không có quyền xâm phạm.

Tôi lấy cuốn sách Minh đã mượn ra khỏi giá sách, để CD và giấy nháp vào hộc bàn. Lại lật mở mẩu giấy note dính ở mặt trong bìa sách, cuối cùng cũng đến lượt tôi mang sách đi trả giúp Minh.



Hiệu sách tôi ghé qua là căn nhà cuối cùng trong con hẻm nằm phía sau khu chợ, nơi tập trung chủ yếu các cửa hiệu thuốc bắc lẫn tiệm cầm đồ. Chủ nhân nơi này là Vy, một phóng viên tự do, ba mươi hai tuổi, độc thân.

“Sao hôm nay đến sớm vậy? Minh đâu, lâu rồi chị không thấy thằng bé?”

“Cậu ấy có việc nên phải lên phố. Em mang sách trả chị này.”

“Ừ, để đó đi.”

Tôi mở ba lô, xếp cẩn thận những cuốn sách đã mượn lên giá, trong đó có cả cuốn giáo trình dạy guitar mà Minh đã mượn cách đây một tuần. Vy vẫn đang bận rộn trong bếp. Chị có thói quen tự nướng bánh và pha trà vào buổi sáng. Bởi mối quan hệ thân thiết giữa bố mẹ hai bên nên chúng tôi khá thân nhau. Thi thoảng, Vy lại mang sang tặng tôi những chiếc bánh ngọt tự chị làm hay những khăn len chị tự đan.

Lúc này đã là bảy rưỡi sáng. Ngoài trời mưa lất phất bay, dệt thành những sợi chỉ mỏng manh lạnh buốt. Vy bật quạt sưởi, kéo tay tôi ngồi xuống ghế sô pha.

“Buổi biểu diễn thế nào Nhi?”

“Gì ạ?”

“Thì buổi biểu diễn ở bãi đất trống gần nhà văn hóa mấy tuần trước. Minh nhờ chị kiếm sách để luyện lại cách chơi đàn mà. Cuốn đang nằm trên tay em ấy.”

“Chuyện này…”

“Minh không nói gì với em hả?”

Tôi lắc đầu, những ngón tay bất giấc run lên. Vy kéo chăn che cho tôi rồi vươn tay vặn nhỏ bản nhạc cổ điển đang phát.

“Thằng nhóc này nhìn già dặn mà cũng dễ mắc cỡ nhỉ.” Nói rồi Vy kể tiếp. “Chị quen với giám đốc của đoàn nghệ thuật ấy. Khi họ ra đây để biểu diễn trong một chương trình từ thiện thì người chơi guitar đã hợp đồng không đến được, nên ông giám đốc kia mới hỏi chị quen ai có thể chơi được guitar để thay thế không. Chị đã giới thiệu Minh.”

Chuyện Minh biết đánh guitar không nhiều người biết, bao gồm cả tôi nên rất khó để tôi tin vào câu chuyện này, cũng như tôi đã chứng kiến tận mắt việc Minh cầm mic chứ không phải chơi đàn phụ họa. Khi tôi đang phân vân thì Vy đã kể tiếp.

“Ban đầu thằng bé không chịu, chị phải nói mãi nó mới đồng ý, cũng không đòi hỏi tiền thù lao, chỉ xin một cặp vé cho buổi biểu diễn tuần tới ở trên phố. Hình như là thứ chủ nhật tuần sau.”

Vy đưa hai tờ vé ấy cho tôi, cũng màu đỏ như đôi vé tôi đã không thể đưa cho Minh, cũng đoàn biểu diễn ấy chỉ khác thời gian lẫn địa điểm. Vy nhìn tôi, khẽ cười:

“Chắc Minh muốn tạo bất ngờ cho em, nhưng bị chị phá đám mất rồi. Nếu Minh nổi cáu thì cứ bảo nó đến tìm chị nhé!”

Tôi nắm chặt đôi vé trong tay, rời khỏi cửa tiệm. Mưa vẫn rơi nhưng tôi không nhận ra, cứ lững thững đi mặc cho chiếc ô vẫn đã để sẵn trong cặp.

***

Tôi không quay lại tiệm cà phê mà tìm về nhà.

Vì không mang chìa khóa nên tôi chỉ có thể ngồi trước hiên. Ấy vậy mà, khoảnh khắc ra khỏi tiệm sách cũ, trong đầu tôi cứ lặp đi lặp lại một điều:

“Mình phải mang chìa khóa dự phòng về cho Minh.”

Buồn cười xiết bao.

Tôi ngồi gục xuống nền. Mọi thứ bên trong cánh cổng sắt vẫn vẹn nguyên từ thời điểm chúng tôi chuyển đi. Chỉ có chậu xương rồng đặt trong góc là chết đi từ bao giờ khiến tôi chỉ ước giá như mình có thể bật khóc.

Tôi muốn nghe giọng nói của Minh.

Thực sự.



Minh vẫn không bắt máy dù tôi vẫn kiên trì gọi điện cho cậu, hết lần này đến lần khác như phát điên.

Sau tất cả, khi xâu chuỗi lại, tôi mới ngớ ngẩn nhận ra tất cả là dấu hiệu của lời chào sau cuối, mà Minh đã sớm gửi đến tôi nhưng tôi lại ngần ngừ không thể xác nhận.

Thái độ kỳ lạ của cậu, lý do mẹ không hề nhắc cậu khi chuyển nhà lẫn vì sao những dòng tin nhắn cứ đều đặn xuất hiện rồi từ từ mất đi… Hết thảy đều là những bài tập để tôi quen với việc mất đi sự tồn tại của Minh, cũng như khiến lúc tôi nhận ra, mọi thứ đều đã vào quỹ đạo và không thể thay đổi.

Tôi không dám tin, vào thời điểm tôi đang mơ màng cùng những đắn đo rằng nói hay không dám nói, thì Minh đã sắp xếp xong tất cả để thuận lợi bước ra khỏi cuộc sống của tôi một cách triệt để nhưng ít đột ngột nhất. Cũng như mẹ đã sớm biết tất cả nhưng lại không hề ngăn cản.

Nhưng vì sao?

Tôi không biết. Cuộc sống xung quanh tôi cứ thế chỉ chuyển dịch xung quanh những gì tôi thấy và cảm nhận được. Ngoài ra tôi chưa từng thử nghĩ xem Minh cảm thấy thế nào, hay mẹ suy nghĩ ra sao và cũng cho rằng mình không-được-phép hỏi về những vấn đề cá nhân của người khác.

Nhưng tôi đã lầm. Sự độc lập mà tôi coi trọng thực ra chỉ là cách tôi tự bao biện cho thói ích kỷ của bản thân.

Đơn giản vậy thôi.



Ở tuổi mười sau, chưa bao giờ tôi lên tiếng hỏi về lý do. Kể cả khi biết điều mình trân trọng đã để vụt mất, thì thứ văng vẳng trong tim tôi đều chỉ là:

Mình sẽ phải đi đâu để tìm Minh trở về?

Tôi cứ ngồi như vậy rất lâu. Mưa cứ chợt rơi rồi chợt tạnh. Nhiệt độ hạ xuống rất nhanh nhưng tôi chẳng buồn nhúc nhích, cứ ấp mặt vào đầu gối lẩm nhẩm đếm những cuộc gọi nhỡ từ “mẹ” mà tôi chẳng thèm nhấc máy lấy một lần.

Không lâu sau, điện thoại sập nguồn rồi tắt hẳn.

Sâu thẳm trong tâm trí lóe lên hy vọng rằng mẹ không tìm thấy tôi thì sẽ gọi cho Minh, cũng như Minh biết tôi đang đợi cậu thì sẽ chạy đến bên tôi như rất nhiều những lần trước đó.

Nhưng, tôi hiểu lần này khác với những lần khác. Minh không phải cậu bé lần đầu đặt chân lên đảo chỉ biết bám vào người bạn duy nhất là tôi. Giờ cậu là cậu bé từ đảo quay trở lại đất liền.

Nơi đó mới thực sự là nhà, là gia đình của cậu.



Vào khoảnh khắc tôi tưởng mọi thứ cứ thế mà kết thúc, thì ánh đèn pha rọi thẳng vào mặt khiến tôi không thể không ngẩng đầu. Cánh cửa sắt bị đẩy ra bằng một lực rất mạnh. Tiếng động cơ vẫn nổ vang, theo sau là tiếng chó sủa khiến đầu óc tôi muốn quay cuồng, ù tịt như rơi vào cơn lốc.

Điều cuối cùng tôi nhìn thấy vào thời điểm giơ tay chặn đi ánh sáng là một dáng người rất cao, những bước chạy vội vã, giọng nói dù đầy tức giận nhưng vẫn thật dịu dàng của người đó.

Và,… đến khi tỉnh lại thì đó chính là chuyện của sáng sớm hôm sau.
 

lyta2206

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
22/5/16
Bài viết
138
Gạo
900,0
PART 9:

Tôi đã có một giấc mơ rất dài.

Trong mơ, tôi thấy gương mặt hiền từ của bố và nụ cười buồn của Minh. Bố vẫn xách những túi hành lý rất nặng. Minh mang balo trên vai, những giọt mồ hôi trượt dọc trên hai huyệt thái dương, xem chừng vừa chạy đi đâu đó.

Tất cả như dừng lại trước ngày bố lên đường.

Phía chân trời, bình minh đã ló dạng. Tôi thấy theo sau ông là ánh dương rạng rỡ, là những đợt sóng miên man lấp lánh ánh bạc và cả những cơn gió xào xạc đang thổi qua hàng cây xanh.

Thế rồi tôi tỉnh giấc.



Mở mắt ra, tôi thấy ánh nắng nhẹ nhõm tràn qua ô cửa sổ. Trong không khí vương vất mùi thuốc khử trùng, hơi nồng nhưng sạch sẽ. Tôi thấy một màu trắng tinh tươm bao trùm khắp không gian, một màu vàng nhợt nhạt hắt đều lên tấm chăn tôi đang đắp, và cả mái đầu đã điểm những sợi bạc của mẹ đang tựa lên mép giường bên cạnh.

Trên tường, đồng hồ điểm bảy giờ sáng, nhưng tôi không rõ mình đã ngủ bao lâu. Cố với tay về phía mẹ, tôi thấy bà chỉ kê một chiếc ghế đòn nhỏ, nằm ngủ gục cạnh tôi, mấp máy môi những âm tiết không liền mạch thành lời.

Đêm qua, mẹ đã rất vất vả. Quầng thâm dưới mắt đã đậm màu hơn đôi chút, bộ quần áo bà đang mặc là bộ đã tiễn tôi đi sáng qua, nhăn nhúm và dính đầy những vết bẩn. Tôi không rõ mẹ đã phải đi những đâu để tìm tôi, nhưng còn đường lầy mỗi độ trời mưa ở huyện đảo này nhiều đếu mức tôi nghĩ mẹ đều đã phải đi qua, và điều đó khiến trái tim tôi cứ co rút lại.

Tôi không dám tỉnh dậy, chỉ có thể vờ như đang ngủ. Bởi sau những lần giận dỗi tệ hại đã gây ra, cách duy nhất tôi có thể làm là tiếp tục trốn tránh.

Thật hèn nhát, nhưng tôi còn cách nào đâu?



Nhiệt độ trong phòng khá ấm, hình như là có điều hòa.

Giống như Minh, từ lớn đến nhỏ tôi không hề thích bệnh viện cho lắm, cộng với cơ thể không dễ sinh bệnh thì từ đợt đầu năm chuyển ra đây, tôi chưa từng đến đó lần nào, cũng không biết phòng bệnh ở nơi này lại sung túc và đầy đủ tiện nghi như vậy. Nếu không phải những tiếng “tí tách” rất nhỏ vẫn đều đều phát ra từ bình dịch trên cao, thì tôi đã suýt nghĩ đây là một khu nghỉ dưỡng.

Đây là đâu? Và người đưa tôi đến là ai?

Chất giọng trầm khàn ở thời điểm cuối cùng thực sự rất đỗi quen thuộc, nhưng tôi lại không thể nào nhớ ra, cũng không tài nào nhớ được rốt cuộc người đó đã nói điều gì, cũng như vì sao lại xuất hiện ở đó.

Thực ra tôi có thể hỏi mẹ, nhưng lại không nỡ đánh thức bà. Đây là lần đầu tiên tôi thấy bà ngủ say như vậy bởi trước đây, khi thức dậy, ngoại trừ bàn ăn được dọn sẵn thì chẳng còn dấu vết gì cho thấy bà từng ở nhà.

“Con tỉnh dậy rồi hả Nhi?”

Hé mắt ra, tôi thấy hình ảnh mẹ chấp choạng sáng. Khẽ vuốt tóc mai vương trên mái tôi, bà tự búi lại búi tóc đã rối tung của mình.

“Đợi mẹ đi tìm bác sĩ nhé!”

Tôi ngoan ngoãn gật đầu. Cùng lúc đó, tôi chìm vào vào giấc ngủ sâu.



Từ nhỏ đến lớn, thể lực của tôi dù không tốt lắm nhưng thể chất lại không đến nỗi tệ. Tôi không thường bị cảm mạo khi trái gió trở trời, cũng như không dễ bị lây bệnh dù ở chỗ đông người như nhà trẻ hay lớp học.

Nhớ ngày ấy, có lần tôi đã tự đứng dưới nắng rất lâu, rồi hớn hở chạy vào lấy tay mẹ áp lên trán hỏi xem mẹ có phải tôi đã sốt rồi không. Chỉ bởi tôi khá thích cảm giác được chiều chuộng, được làm nũng, và cả bàn tay ấm áp của mẹ đã vỗ về tôi suốt đêm.

Nhưng lần này, trái với cảm giác vui vẻ hồi nhỏ, tôi chỉ thấy sâu trong cổ họng, thứ gì đó đang vất vả trào ngược lên, đau đớn đến hít thở không thông.

Bàn tay mẹ lạnh toát, chạm vào trán tôi nóng hực khiến tôi không khỏi giật mình.

Tôi cứ thế, đã để mẹ chịu lạnh suốt đêm.

“Ngủ đi Nhi.”

Giọng mẹ vẫn kiên nhẫn và dịu dàng như vậy. Và rồi, tôi biết cuối cùng, bàn tay mẹ dời xuống nếp chăn, tỉ mỉ kéo lên đến cổ tôi. Cứ thế, cũng cách nếp chăn ấy, tôi thấy mẹ đang vỗ vào cánh tay tôi, đều đều.



Khi tôi tỉnh dậy lần nữa đã là chín giờ sáng. Trong phòng khá ấm, lại được ủ chăn kỹ nên lưng áo tôi đã rịn ra một lớp mồ hôi. Bây giờ, dù không còn thấy mệt mỏi như trước nhưng tôi vẫn cứ mơ màng ngủ. Tinh thần nửa tỉnh nửa mê, tôi cố gắng gạt chăn, từng chút một rồi hất hẳn sang một.

Cảm giác nặng trịch đè trên lồng ngực biến mất, thay vào đó là sự nhẹ bẫng. Tôi xoay mặt sang bên gối, yên ổn nhắm mắt lại. Bên tai là chất giọng trầm khàn vừa quen vừa lạ, và bàn tay đang vỗ lên vai tôi bằng nhịp điệu cứng nhắc, lộn xộn.

“Ngủ đi Nhi.”

Tiếng gọi khiến tôi bàng hoàng, cũng buộc phải choàng tỉnh.

Mở mắt ra, tôi thấy ngồi ở mép giường là một đứa trẻ trạc tuổi, đôi mắt màu nâu nhạt cậu ta đang nhìn mình chằm chằm. Bàn tay đang đặt trên người tôi vẫn chưa kịp thu lại, chạm phải ánh mắt tôi liền hốt hoảng giấu ở sau lưng.

Rất nhanh sau đó, tôi thấy cậu đứng thẳng dậy, ngoảnh mặt ra phía sau, hắng giọng rồi lại nhìn tôi bằng nụ cười đáng ghét quen thuộc. Gương mặt dù chỉ thoáng nhìn cũng có thể nhận ra, nhưng khi bắt gặp hành động kỳ quái lại khiến tôi không thể tin nổi... người ấy chính là Đăng.

***

Tôi tự ngồi dậy, ngoan ngoãn ăn bát cháo mẹ đã để nguội sẵn trên bàn. Tấm chăn vừa được đắp lên đã xếp gọn ghẽ ở một bên. Tôi lén nhìn lên, trong phòng, ngoài mẹ, chị My thì còn có chú Lâm, và cậu ấy.

Dạo này, không rõ vì lý do gì nhưng Đăng thường xuyên nghỉ học. Trinh thỉnh thoảng cũng gọi cho tôi, làm như vô tình nhắc đến cậu nhưng tiếc là, lúc ấy tôi chỉ biết làm như không mấy quan tâm.

Giờ nghĩ lại, Đăng là con trai của chú Lâm, và đó có thể là lý do khiến Trinh cứ tìm cách gán ghép tôi với cậu ấy. Điều kỳ diệu là mọi người trên thế giới này đều biết mối liên hệ giữa tôi và cậu, trừ tôi ra, Cũng như việc Đăng dù đã biết trước chuyện này, nhưng không hề nói ra khiến tôi cảm thấy không thể dễ chịu.



Tôi được xuất viện ngay chiều hôm ấy. Chúng tôi ngồi xe của chú Lâm về nhà-cũ của tôi.

Chú Lâm vẫn là người nhiệt tình y như ấn tượng ban đầu chú tạo ra cho tôi. Không khí trong xe cũng nhờ sự yên lặng hiếm có của Đăng và những câu nói đùa của bố cậu mà được thả lỏng hơn rất nhiều. Ở băng ghế sau, mẹ cũng thi thoảng phụ họa khi đang chỉnh lại khăn quàng cho tôi một cách tỉ mỉ.

Có vẻ như mẹ cũng thấy ngại, bởi tôi chưa từng thấy bà vuốt nếp cho khăn len của tôi nhiều lần như vậy.

Xe dừng lại trước cửa nhà tôi, và như mọi lần, mẹ lại mời cha con Đăng ở lại ăn cơm. Lần này, thật đáng ngạc nhiên là dù đến tôi cũng nhận ra thái độ khách sáo trong lời mờ của mẹ, thì cả Đăng và bố cậu đều vui vẻ nhận lời.



Đăng muốn giúp tôi xách hành lý, nhưng tôi từ chối và nói rằng tôi vẫn ổn. Để rồi, khi nhận ra Đăng không hề lên tiếng, tôi mới ngớ ngẩn nhận ra điều gì đó đang vây chặt mối quan hệ giữa chúng tôi.

Giác quan thứ sáu nói với tôi rằng, tôi ổn nhưng Đăng không hề ổn.

Kể từ ngày chúng tôi chia tay ở bờ biển, Đăng không còn chủ động tìm gặp tôi như trước. Có lẽ Đăng đã biết sự thật từ dạo ấy, sau đó cậu liền tìm cách trồn tránh tôi.

Nhưng để làm gì cơ chứ?

Lấy lý do không khỏe, tôi chào chú Lâm và Đăng rồi đi thẳng lên phòng. Cửa phòng đã mở sẵn. Những đồ vật được mang theo đến tiệm cà phê lần lượt được trả về chỗ cũ. Tôi mở một cuốn sách, cẩn thận đặt hai tờ vé vào, vuốt nếp cẩn thận rồi đặt cạnh đĩa CD của Minh.

Tất cả dần được chôn chặt, trong một hoàn cảnh thản nhiên như thế.

Không thể làm khác được.



Những ngày sau đó, tôi vẫn đi học bình thường.

Thay vì hỏi tôi khi nào Minh đi học lại, bạn bè bắt đầu hỏi tôi có phải Minh đã đi rồi không.

Tôi chỉ biết gật đầu.

Ngoảnh lại nhìn chỗ Minh vẫn ngồi ở bàn cuối trong những ngày đến lớp, tôi nhận ra vị trí ấy đã được chuyển lại cho Đăng. Dù rằng hầu như phần lớn thời gian Đăng đến lớp chỉ để ngủ, thì tôi vẫn nhận ra gần đây cậu đi học rất đều.

Chúng tôi chạm mặt nhau nhiều hơn. Trên lớp. Ở tiệm cà phê hoặc ngay cả những buổi tiệc tối khi Đăng và bố cậu đến nhà tôi làm khách mời. Còn Minh thì đã biến mất khỏi cuộc sống của tôi, cũng như tôi đã từ bỏ việc nhắn tin qua lại với cậu một cách vô vọng.

Nói cách khác, Đăng đã bước vào cuộc sống của tôi. Và sự xuất hiện của Đăng là được sắp xếp để thay thế Minh một cách triệt để.

Tôi nhận ra nhiều lần Đăng muốn tìm tôi nói chuyện, nhưng đều bị lờ đi.

Giống như Đăng, chúng tôi đều cảm thấy khó chấp nhận mối quan hệ kiểu này, khi bố mẹ của cả hai đang bước vào một mối quan hệ hoàn toàn mới.



Bố Đăng công khai theo đuổi mẹ tôi. Và nếu ông ấy thành công, chúng tôi sẽ trở thành anh em.

Nghe hơi giống quan hệ giữa tôi với Minh, ngoại trừ việc giữa tôi và Đăng không có chút quan hệ huyết thống nào.

Tôi đã thử hỏi mẹ cảm nhận của mẹ về chú Lâm, và câu trả lời của bà luôn là “như một người bạn.”

Ban đầu, sự dứt khoát của mẹ đủ để khiến tôi yên tâm về một tình huống không may xảy ra trong tương lai nếu tôi và Đăng trở thành người thân. Tuy nhiên, về sau cảm giác bất an dần lớn hơn khi tôi nhận ra sự không chắc chắn trong thái độ của mẹ đối với bố Đăng.

Bà đang dao động.

Thay vì câu trả lời như cũ, bà bắt đầu hỏi ngược lại tôi:

Con hỏi để làm gì?

Con không nên hỏi những chuyện đó.

Hay tệ hơn nữa là: Con nên đi học bài đi!

Thực sự tôi không ghét chú Lâm. Chỉ là tôi vẫn chưa sẵn sàng để có thêm những người mới trong gia đình.

***

Chủ nhật đầu tiên của tháng giêng, là một ngày thuộc kỳ nghỉ tết dương lịch năm nay.

Hòn đảo nơi tôi sống như được hồi sinh sau kỳ nghỉ hè. Lượng khách du lịch ghé thăm tăng lên rất nhanh, nhất là khi hình ảnh khu nhà tranh tường theo mô hình làng Ihwa, Seoul phủ sóng trên khắp các trang báo mạng. Không ít bạn bè cũ của tôi cũng chủ động inbox, hỏi thăm về địa điểm này, cũng như hồ hởi đề nghị tôi “bao” trọn gói khi cả nhóm lên lịch ra chơi.

Tôi vui vẻ đồng ý.

Chị My đã mang thai đến tháng thứ 8, nhưng vẫn đứng chốt ở khu pha chế. Mẹ đã nhiều lần bảo chị nên nghỉ sinh, nhưng vì tiếc đợt này nên My vẫn cố làm tiếp. Vì kỳ nghỉ chỉ kéo dài mấy ngày, nên tuy chị My không thể làm việc nặng thì mẹ vẫn thuê được vài nhân viên thời vụ là sinh viên về nghỉ tết. Hoạt động của tiệm cà phê cũng nhờ đó mà trôi chảy, kể cả khi không có tôi.

Chiều thứ bảy, tôi cẩn thận lục tung tủ đồ của mình. Dù thường ngày chỉ trung thành với áo phông và quần jeans, nhưng vì có có một người mẹ yêu cái đẹp và sự nữ tính nên tôi sở hữu không ít váy đầm. Tôi chọn một chiếc váy dạ mỏng màu trắng, khoác thêm cardigan dài đến trên đầu gối, đi giày búp bê.

Tự ngắm mình trong gương, tôi cũng thắc mắc không biết mình ăn mặc trang trọng như vậy là để làm gì.



Buổi biểu diễn sẽ bắt đầu vào lúc bảy giờ tối. Đó cũng là chương trình mừng năm mới ở trên phố, vậy nên phải đến lúc này tôi mới biết lý do Minh mong tờ vé đó đến vậy.

Không biết lúc này cậu đang làm gì? Liệu có đến không?

Tôi nhìn cảnh sóng nước mênh mông khi chuyến phà từ từ chuyển dịch. Bốn phía đều được bao vây bởi một màu xanh ngút tầm mắt nhưng ít nhất, tôi vẫn có thể nhìn thấy phương hướng. Chợt nhớ thời điểm Minh chia tay tôi, đổi lại chỉ là là một màu đen bít bùng.

Hẳn cậu đã rất tuyệt vọng, rất cô đơn. Đúng không?

***

Từ đảo vào đất liền mất đến một tiếng. Tôi ngồi chuyến phà lúc bốn giờ chiều. Hình chụp hai tờ vé và lời hẹn cũng đã chuyển đến Minh qua facebook, email lẫn đa phương tiện.

Ước muốn duy nhất của tôi lúc ấy là được gặp lại cậu, bằng bất cứ giá nào.

Tôi bắt xe bus, đi thẳng từ bến cảng đến trung tâm thành phố. Đường phố vắng vẻ hơn tôi tưởng. Vì ảnh hưởng của không khí lạnh nên ngoài trời đang mưa lất phất. Tôi bung ô rồi đi thẳng vào sân vận động, nơi đang diễn ra hội chợ, đối diện với sân khấu ngoài trời nơi tổ chức chương trình chào mừng năm mới của tỉnh.



Dù chỉ tính giết thời gian khi vào đây, nhưng tôi vẫn bị thu hút bởi những món hàng được bày bán. Cũng may trước khi đi, tôi đã kịp dằn túi không ít tiền rút từ ống tiết kiệm nên không khó để tôi tìm và mua được cho mẹ chiếc khăn quàng, mấy bộ đồ sơ sinh và một chiếc kẹp tăng tông cho Minh. Tạt vào một tiệm đồ lưu niệm, tôi tỉ mỉ chọn giấy gói cho từng món đồ, môi bất giác mỉm cười khi nghĩ đến nụ cười hạnh phúc của họ khi nhận được những món quà mừng năm mới.

Những món quà ấy, cuối cùng cũng chuyển kịp cho mẹ, cho chị My. Biểu cảm của họ đúng như tôi hằng tưởng tượng. Chỉ có Minh…

Nếu hỏi tôi điều hối hận nhất mình từng làm, tôi sẽ không ngần ngại nói rằng đó là khi tôi tặng quà cho Minh, nhưng chỉ đổi được thái độ tàn nhẫn của cậu ấy.

Chỉ tiếc là, những điều này mãi sau này tôi mới biết được, và cũng chẳng có cách nào để quay ngược dòng thời gian.



Trước khi buổi biểu diễn bắt đầu, tôi đã đứng đợi sẵn trước lối vào gần một tiếng đồng hồ. Điện thoại vẫn không có động tĩnh, nhưng tôi cũng không có ý định gọi cho Minh vì sợ rằng cậu đang trên đường di chuyển.

Mười phút trôi qua,

Ba mươi phút trôi qua,

Tôi vẫn nắm chặt bìa cứng trong tay. Anh soát vé nhìn tôi đầy nghi ngờ, nhưng cũng không nỡ đẩy tôi ra chỗ khác. Hai anh em đứng dưới một cây dù cỡ đại. Bên ngoài, mưa vẫn miệt mài rơi.

Nhiệt độ trong không khí hạ rất thấp. Chiếc cardigan dù dài nhưng vẫn không thể che hết đôi chân tôi, se sắt lạnh. Tôi co ro dưới mái che ở cửa soát vé, thi thoảng lại phải cọ tay để giữ ấm nếu không muốn mất sạch xúc giác. Dù mệt, dù cảm thấy lòng bồn chồn không yên, nhưng chỉ vì cố tỏ ra “tôi-vẫn-ổn” nên tôi đã từ chối tấm chăn mỏng cô nhân viên tốt bụng đưa sang.



Ngoài trời đang mưa nên lượng người đến buổi diễn không đông. Cũng chỉ có duy nhất một cửa soát vé nên tôi buộc phải tin Minh không đến.

Là không đến, chứ không phải là không thể đến.

Buổi biểu diễn đã bắt đầu được một tiếng. Trên sân khấu rộn ràng những bản nhạc mừng Đảng, mừng Xuân.

Trong phút chốc, tôi đã thử ôm hy vọng về việc Minh sẽ xuất hiện với tư cách là một ca sĩ, đúng như cách cậu đã từng khiến tôi bất ngờ trong buổi biểu diễn đúng một tháng trước. Tờ vé trong tay đã siết đến mức nhàu nát, những khớp xương hiện lên trắng bệch, gồ ghề một cách đáng sợ.

Tôi đưa vé cho anh bảo vệ.

“Nhìn em mệt lắm rồi. Hay là em về đi.”

Tôi mím môi, lắc đầu. Anh nhân viên cũng không giữ lại cuống vé mà phá lệ, tặng cho tôi.

“Hãy xem đây là một kỷ niệm đẹp.”

Tôi tự nhủ.

Bên trong khán đài, chỉ lác đác vài người đang ngồi lại. Vì là sân khấu ngoài trời nên họ hoặc là mặc áo mưa, hoặc là che ô, kiên nhẫn theo dõi. Tôi không chắc trong số đó có bao nhiêu phần trăm là khán giả thực sự, hay đơn giản họ là người nhà, là bạn bè của những người đang đứng trên bục ca hát, nhảy múa?

Tôi chọn đại một vị trí ở bậc cao nhất, ngồi xuống. Cả sân vân động nằm gọn trong tầm mắt, buồn tẻ đến đáng thương.

Trên sân khấu, các nghệ sĩ vẫn biểu diễn chỉnh chu. Hình như là một vở hài kịch.

Tôi không rõ nội dung, nhưng những tiếng cười thi thoảng vang lên vẫn khiến cơ thể tôi tự động phản ứng, và sao chép như một cái máy.

Chủ nhật đầu tiên của tuổi mười bảy, tôi nhớ mình đã cười rất nhiều.

Chủ nhật đầu tiên của tuổi mười bảy, tôi biết khi cười, nước mắt cũng có thể rơi ra.

P.S: Thả thính chút, chương sau Minh và Đăng sẽ lần thứ 2 xuất hiện trong một khung hình.
Mình đang viết chương 10. Vậy là truyện đã đi được 1/2 chặng đường. Tự cảm thấy bối rối vì ban đầu nó chỉ là truyện 3 chương thôi :))
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên