Ấp tập viết

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.002
Gạo
26,0
Re: Ấp tập viết
“Tối nay hai chị em nằm ở đây nhé.”

Bà nội của bạn Ngh. vừa cười vừa chậm chạp dẫn Ngh. vào phòng ngủ phía bên trong. Ngh. bối rối ôm theo túi hành lý trúc trắc gật đầu cảm ơn bà. Bà búi tóc thấp, gương mặt xương xương, cái dáng còng còng dỏng dỏng trong bộ áo bà ba tím hoa. Gương mặt bà nhiều nếp nhăn, nhất là ở quanh miệng hay khóe mắt, phần mí cũng đã sụp từ lâu, đôi mắt chỉ híp lại thành một đường thẳng. Trong một thoáng dù không bắt được ánh nhìn của bà, dù chỉ là lần đầu mới gặp, Ngh. vẫn có cảm giác an toàn đến lạ lùng.

Bà nội đứa bạn rời đi sau đó. Ngh. để gọn túi xuống sát giường rồi nhìn quanh phòng. Gian phòng nằm bên chái nhà trái, thông với gian giữa bằng cửa ngách và nối với gian bếp bằng một cửa khác phía đằng sau. Phòng nhỏ, vừa cho một chiếc giường, hai cái tủ con con và vài đồ gia dụng bằng nhôm nằm im lìm phủ bụi. Chỉ cần một chiếc đèn ống nhỏ - chiếc đèn nằm ngay dưới gầm cầu thang nối lên gác xép - là đủ sáng choang cả. Có lẽ đã lâu chủ căn phòng không có nhà, Ngh. thoáng thấy mùi sàn sạn, mùi mùn cưa, mùi âm ẩm và mùi người già lẩn khuất trong phòng.

Nghe tiếng dép loẹt xoẹt ở gian giữa, bất giác Ngh. nhớ tới bà của mình. Có một chuyện lạ là mỗi khi nhắc tới bà ngoại, khung cảnh đầu tiên Ngh. nhớ tới lại không hề xuất hiện hình bóng hay gương mặt bà. Khung cảnh đó chỉ là một buổi chiều rất lâu về trước. Khi nắng lấp loáng trên mái ngói cổ gian bếp đối diện căn nhà chính, khi vẳng nghe tiếng chân chạy của đám trẻ bằng tuổi Ngh. loanh quanh khu ngõ, ông ngoại bắc cái ghế nhựa xanh ngồi ngoài cửa, trông ra một điểm vô định mà hỏi bâng quơ:

“Không biết mấy giờ rồi nhỉ?”

Ngh. nghe thấy tiếng chiêm chiếp của một con sẻ nào đậu trên mái ngói, rồi tiếng vỗ cánh của nó khi bay đi. Nắng đột ngột hửng theo cánh chim ấy, đổ chéo lên dãy quần áo phơi trên hàng dây điện kéo từ đầu ngõ tới nhà ông bà. Ngh. quay đầu nhìn ông, thấy ông lắc lư theo nhịp trên ghế. Đôi mắt sụp mí híp lại thành một đường thẳng, chẳng rõ những ánh sáng nào còn phản chiếu trong ấy. Tiếng loa phường cuối chiều rè rè vang lên. Ông nhìn ra ngoài ngõ, lẩm bẩm thêm một lần nữa, có lẽ không phải để hỏi Ngh.

“Mấy giờ bà mày về thế nhỉ?”

Ngh. chỉ im lặng, quay đầu ngóng ra ngoài ngõ, nhìn nắng đổ trên gánh hàng rong và vại dưa nằm ngay đoạn đầu ngã ba đường, cùng chờ một tấm áo bà ba tím hoa, chiếc quần thùng thình, bóng lưng còng còng mà từ đầu tới cuối khung cảnh chưa bao giờ xuất hiện.

Bà ngoại Ngh. mất cách đây ít lâu. Sự ra đi không hề đột ngột mà đã được báo từ nhiều tháng trước. So với đám tang của ông ngoại, ma chay của bà được lo liệu nhanh hơn. Khi Ngh. lên nhà ông bà, thì bà đã nằm gọn trong chiếc mùng giăng góc phòng, trong khi đó gần như mọi thứ đã được điều động và lo liệu xong.

“Cứ như cũ mà làm.” Các bác thầm thì bảo nhau.

Chiều hôm ấy đơn xin làm đám báo lên phường đã duyệt xong, đám hát dềnh dàng cũng tới, mấy chiếc bàn đón khách được kê ra. Mẹ Ngh. đưa Ngh. chiếc khăn tang màu trắng, rồi lại thoăn thoắt chạy ra ngoài đón khách. Quan tài được mang đến vào hoàng hôn. Buổi nhập quan diễn ra chóng vánh, đoàn người đến viếng rồi rời đi.

“Bà cũng sống thọ quá rồi còn gì chị.”
“Cũng may là bà không đau đớn quá.”
“Chia buồn với gia đình nhé.”

Chiều hôm sau, Ngh. tiễn bà tới đài hỏa táng. Tiếng tụng niệm của ni cô và tiếng khóc nức nở của các con gái bà. Hai nhân viên chờ hết bài tụng, đưa bà vào bên trong. Lúc đứng bên ngoài chờ nhân viên đưa hũ cốt, Ngh. vẫn nhớ trời rất nắng, cái nắng gay gắt, hanh khô của một ngày thu. Tiếng xe khách nào ùn ùn lướt qua và sự huyên náo thầm lặng của một tang gia khác. Một chiếc quan tài nữa được đưa vào bên trong. Hàng ghế ngồi lại được lấp đầy bởi gia đình ấy.

Đó là ký ức cuối cùng của Ngh. về đám tang bà.

Mấy tháng sau đám tang đó, vào một ngày chủ nhật dậy muộn, mẹ đang đắp chăn quay lưng nằm cạnh Ngh. thì đột ngột bảo.

“Tao buồn quá.”

Mẹ buột miệng. Một lời vu vơ thật lòng. Ngh. hơi ngẩn ra. Mãi một lúc, Ngh. mới quay người, tựa mặt lên lưng mẹ, không hiểu sao lại nhớ tới ông trong buổi chiều hôm đó.

“Tao mất ngủ.”

Mẹ không buột miệng nữa, nhưng Ngh. biết đó vẫn là một lời thật lòng. Ngh. nghe thấy tiếng vọng trong giọng mẹ, âm thanh rung rung truyền qua ngực. Tiếng đồng hồ vẫn tích tắc gõ trên mặt kính, chậm chạp loang trong không khí. Ánh sáng từ cửa sổ lợt lạt chỉ chiếu sáng được phần cuối giường. Không biết phải nói gì, Ngh. vươn tay ôm lấy mẹ. Ngh. vỗ tay lên bụng mẹ, thấy mẹ run run nhưng chẳng giọt nước mắt nào Ngh. có thể nhìn thấy. Ngh. tựa vào mẹ, nhìn lên trần nhà thầm thì:

“Hay hôm nay mình ra ngoài ăn mẹ nhé?”
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.002
Gạo
26,0
Re: Ấp tập viết
Anh nhà văn bảo tôi hãy viết gì đó về bản thân mình. Anh bảo anh đã “nhìn thấy” ở tôi “những phẩm chất tuyệt vời để trở thành một nhân vật chính” trong tiểu thuyết sắp tới. Tuy nhiên, để có thể khắc họa sâu sắc về tôi, anh muốn tôi hãy chia sẻ quan điểm, chia sẻ về bản thân mình cho anh nghe. Anh đã rời đi, để tôi lại một mình sau khi nói tất cả điều trên kèm đưa cho tôi một cuốn sổ và cái bút bi hiệu thường thấy.

Giờ thì tôi ngồi đây, cố gắng diễn tả “những phẩm chất tuyệt vời để trở thành một nhân vật chính” anh đã “thấy” ở tôi. Ở cách bàn tôi ngồi không xa, anh vẫn đang nhìn tôi, anh giơ lên một ngón tay cái. Có lẽ đó là một biểu tượng của sự cổ vũ. Tôi không chắc, nhưng trông anh nhìn hiền lành , có phần hơi ngơ ngác, tựu lại thì anh trông đáng mến, tới mức tôi khó lòng nào từ chối, nhất là khi nét mặt anh mang một sự chân thành kỳ lạ.

Tôi không chắc chuyện mình đồng ý với anh là tốt hay xấu. Tôi còn quá trẻ để nghĩ tới chuyện ấy, có lẽ lúc lớn hơn cái tuổi mười chín này tôi có thể trả lời cho rõ ràng. Nhưng có một chuyện tôi rõ, đấy là việc anh nhờ đủ thú vị với tôi. Tôi nghĩ mình sẽ không có cơ hội thứ hai cho chuyện này; Một nhà văn muốn tôi chia sẻ bản thân tôi, và hứa hẹn tôi sẽ trở thành một nhân vật trong tiểu thuyết của anh ta. Đó là lý do tôi quyết định đồng ý ngồi đây, viết tới đoạn văn thứ ba mà vẫn chưa “chia sẻ” gì về bản thân mình.

Tôi xuống dòng vì nghĩ mình nên bắt đầu thôi.

Thành thật, tôi không biết nói gì về bản thân mình. Anh có thể cảm thấy thất vọng vì sự thật là vậy anh nhà văn ạ. Tôi đang suy nghĩ lý do mình không biết (hoặc không thích). Tôi đoán mình không có nhu cầu “chia sẻ quan điểm”, tôi không thấy có điểm gì đặc biệt ngoại trừ những thứ định hình tôi như nhiều người khác cũng vậy: tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, nếu cần thì hẳn là nguyên quán cho đủ một chứng minh nhân dân. Dường như việc thể hiện mình với tôi chỉ dành cho buổi phỏng vấn nào đó thôi anh ạ. Rằng mình muốn và mình cần phải khiến người ta để mắt tới mình, rằng mình là người đặc biệt.

Tôi thì không đặc biệt kiểu vậy. Anh sẽ thấy nhiều người khác cũng giống như tôi, kiểu dạng quần áo như tôi mặc, loại cà phê tôi uống, những thú vui và sở thích như tôi, cũng có gia đình và đủ những chuyện giời ơi đất hỡi xảy ra mỗi ngày.

Nhưng tôi có tò mò đấy, rốt cuộc anh đã “thấy” điều gì trong 5 đến 10 phút đồng hồ? Tôi đã suy nghĩ, chỉ thấy mình vào quán, gọi cốc cà phê như ngày thường vẫn gọi, rút tiền trong ví, chọn chỗ ngồi và thần người ra một chốc. Còn chẳng có sự vụ gì chen ngang. Vậy mà anh lại chọn tôi trong rất nhiều người khác. Tôi đang so sánh mình với cô đối diện tôi lúc này. Tôi đang cố tìm ra sự khác biệt giữa người với người, trong vòng 5 phút, nhưng tôi hoàn toàn không làm được. Ý tôi không phải là khác biệt theo kiểu trang phục, tính cách, sở thích, mà là làm sao để phân biệt đâu là một “nhân vật chính” và đâu không phải là một nhân vật chính khi mình không thể trông thấu rõ quá khứ, cuộc đời và toàn bộ con người của người ta. Tôi mong chờ nhiều hơn sự giải đáp của anh về tiêu chuẩn này.

Còn về cuốn tiểu thuyết sắp tới, tôi nghĩ anh có thể tùy ý phác thảo về dáng vẻ của tôi trong từng ấy thời gian anh tiếp xúc. Anh có thể trút những ý niệm anh muốn trút thông qua câu chuyện mà có tôi là nhân vật. Tôi sẽ chờ đợi tác phẩm của anh mà không đánh đồng nó là mình. Không biết tôi có làm được điều đó không nữa, nhưng nếu được thì sẽ thật thích phải không anh nhà văn? Vì mình như thể thấy chính mình trong cuộc đời khác vậy. Tôi nghĩ ai thì cũng sẽ có một chút hứng thú với điều đó. Kiểu “nếu như mình không chọn điều này thì tương lai sẽ thay đổi thế nào?”.

À, tôi vẫn nghĩ mình nên đưa anh một số thông tin cơ bản. Tôi là nữ, mười chín tuổi, người ở đây, ở cùng bố mẹ và hai con mèo ta, tôi không có quá nhiều bạn bè, nhưng chừng ấy với tôi là đủ, tôi có thói quen tới thư viện vào cuối tuần, và đi thăm thú những ngõ ngách lạ lạ, hoặc vài quán xá đồ mỹ nghệ hay ho trong thành phố. Vì là người ít giao thiệp xã hội, nên tôi cũng không muốn quá làm thân với anh. Nhưng mâu thuẫn thay là tôi lại muốn đọc cuốn sách anh định viết, nên nếu xong, hãy gửi bản thảo cho tôi xem một chút nhé. Đây là số điện thoại và mail của tôi, mong tôi sẽ được anh liên lạc. Cảm ơn anh đã đọc tới dòng này.

Sđt: 036xxxxxxx
Email: xxxxxxx@gmail.com
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.002
Gạo
26,0
Re: Ấp tập viết
Tôi vẫn còn nhớ Anh có thói quen hay đọc sách của những tác giả Việt trẻ. Tôi thì không như thế, tôi không biết nhiều về những đầu sách của tác giả Việt. Ngoài trừ những cái tên quen thuộc như Nguyễn Nhật Ánh, Nguyễn Ngọc Tư, sách của tác giả Việt với tôi là một thế giới hoàn toàn xa lạ dày đặc sương mù. Phần khác, chẳng hiểu sao tôi không cảm thấy tin cậy được từ lời nói của một người Việt. Đây là một cảm giác rất cảm tính. Tôi cũng không biết nên nói rõ thế nào. Nhưng ngược lại với tôi, Anh rất hay đọc đầu sách Việt bên cạnh những cuốn kinh điển chúng tôi vẫn thường nhai đi nhai lại suốt những cuộc trò chuyện.

Hình như đã có một lần tôi thắc mắc hỏi anh. Một ngày mưa bụi, trên một hàng sách cũ dọc đường Bát Đàn. Một cơn mưa bụi lất phất mà tôi chỉ nghe thấy tiếng và không sao bắt được dáng hình của nó. Anh mặc một chiếc áo gió, kéo mũ trùm xùm xụp che mắt. Cái kính tròn dính đầy nước, tôi không sao trông rõ đôi mắt của Anh.

  • Hay mà. - Anh bảo. - Sẽ bất ngờ hơn những gì em nghĩ đấy. Ví như “và khi tro bụi” của chị Phượng. Hiếm hoi có cuốn nào mà anh thấy cơn đau lại có hình dạng được như thế. - Anh đột nhiên cầm lấy một cuốn sách nằm trên giá. - Hoặc cuốn này “Người viết tình yêu”. Em sẽ ngạc nhiên đấy. Tay viết trẻ, giọng văn trong sáng nhưng tư duy viết thì rất trăn trở, còn già hơn cả anh. - Anh bật cười. - Anh thấy mình ở những người viết này. Không hiểu sao nhé… Hừm… Thế nào nhỉ? Giống như họ cũng đang cố tìm ra thứ là mình vậy. Em có hiểu không? Bị ảnh hưởng bởi vô số nền văn hóa, dầu có rõ mình là ai nhưng lại cảm thấy cái khuôn đó quá chật hẹp để biết “đó là mình”. Anh thấy mình cũng như họ. Cả họ và anh đều có một khu rừng.

Mưa rơi lất phất, hạt to hạt nhỏ đậu trên lớp áo gió. Đèn đường chiếu một khoảng không nhỏ, những nét nghiêng nghiêng nhòa mờ. Thế giới lúc ấy như chia làm hai nửa, một không gian có tôi với anh, một không gian nằm ngoài chúng tôi mà tôi không sao gọi nó bằng lời. Anh vẫn đi đằng trước trong gian sách chật hẹp. Anh vừa nói, vừa nghiêng đầu đọc tên trên gáy sách:

  • Sao nhỉ…? Có lẽ vì mình không có thứ gì để tin, nên mình không tin được chăng? Tin về các đầu sách Việt sẽ hay chẳng hạn. Vì chúng ta gần nhau quá? Vì chúng ta cũng nghĩ họ giống chúng ta mà thôi, là một người không có câu trả lời? Mình luôn có cái nhìn và sự đánh giá đúng không em? Anh cũng giống em ở khoản đó thôi.

Tôi vẫn luôn giữ quan điểm Anh không phải là kẻ nói rõ ràng. Không phải kẻ một lời triết lý đủ đốn ngã tôi. Nhưng Anh luôn có thứ tôi cần: Câu trả lời chân thành cho mọi tò mò bất chợt.

Chắc vì thế, tôi đã đi đọc thử “và khi tro bụi”, cũng mua luôn cuốn “Người viết tình yêu”. Tôi nhớ số đầu sách Việt bắt đầu tăng dần trong nhà, xếp dài từ tiểu thuyết tới tản văn, tới self - help. Không phải cuốn nào cũng là gu tôi, tôi cũng thấy sự ảnh hưởng của “những nền văn hóa sách” lên sách nước mình. Chỉ là một phần nào đấy trong tôi đã giảm bớt sự thô lỗ và cái nhìn lên chúng. Có lẽ anh đã đúng, chúng tôi, hay chúng ta, đều chỉ đang tìm mình mà thôi. Những con chữ thì luôn khắc khoải day dứt, không đơn thuần là đi tìm tình yêu đôi lứa, hơn thế, nó là niềm trăn trở để được sống, để được yêu, để được hạnh phúc như một con người. Cái đó thì tôi nghĩ họ, những tác giả ấy, cũng đã cố gắng để trả lời một điều không dễ dàng rồi.
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.002
Gạo
26,0
Re: Ấp tập viết
Tôi chăm chú nhìn tờ giấy trắng tinh trước mặt, đột ngột cảm thấy khoảnh khắc ngay lúc này đây thật kỳ lạ. Nắng vẫn hắt từ bên ngoài ban công, đổ chéo hết một góc chừng non nửa trang giấy. Những ánh xạ từ cốc trà vải lấp loáng chuyển động trên tay tôi, trong khi mặt bàn lấm tấm những giọt nước đọng lại vì đá đã bắt đầu tan. Tôi nghiêng đầu nhìn người con trai xa lạ ngồi ở một bàn cách khá xa tôi. Anh có vẻ trông hơi bồn chồn. Hai bàn tay ôm lấy ly cà phê, thỉnh thoảng đầu anh sẽ hơi nghiêng nghiêng, chực như sẽ quay đầu ra sau và nhìn thấy tôi ngay tắp lự. Nhưng anh không làm thế. Dù sao anh đã hứa, “anh sẽ không nhìn”.

Cách đây chừng ít phút, khi tôi mới đặt xong đồ và cậu nhân viên cũng vừa bưng nước ra, anh đã bất chợt tới bắt chuyện với tôi. Một cuộc hội thoại kỳ lạ, hẳn trần đời tôi sẽ không gặp lại lần thứ hai. Anh nói rằng anh “nhìn thấy” ở tôi “những phẩm chất tuyệt vời để trở thành một nhân vật chính” trong cuốn tiểu thuyết sắp tới của anh. Vì thế, anh ngỏ lời muốn tôi có thể chia sẻ bản thân mình, chia sẻ quan điểm của tôi để anh có thể khắc họa sâu hơn những nét tính cách mà anh đã “nhìn thấy” đó. Tờ giấy trắng trước mặt cùng chiếc bút bi là thứ anh đã để lại trước khi rời đi. Tôi đã tra thử tên tuổi anh, quả thật anh là một nhà văn có tiếng ở trên mạng.

Đã được một lúc từ lúc cốc trà vải được bưng ra. Nhìn cái nắng dần phủ lên toàn bộ trang giấy, thấy bóng nắng ngày càng nghiêng dài nhưng đầu óc tôi thì trống rỗng cả. Thành thực, tôi không biết nên viết gì. Lý do tôi đồng ý hẳn bởi tôi ngại từ chối. Nhưng phần chính là vì tôi biết chắc mình sẽ không có cơ hội gặp chuyện này lần thứ hai trong đời. Chuyện gì thú vị, tôi vẫn muốn ưu tiên nhiều hơn.

Dù sao thì chỉ cần thành thật là được, phải không? Tôi bấm bút, tiếng lạch tạch vang lên lẫn trong âm thanh xì xào của một quán cà phê im lìm khuất trong ngõ, gần như bị bao phủ bởi những rặng cây leo xanh mượt bám từ tầng một lên tới ban công tầng hai.

“Gửi anh nhà văn,

Thật lòng tôi không biết phải viết gì. Anh có thể cảm thấy thất vọng, nhưng sự thật là vậy. Mà đúng hơn, tôi nghĩ mình không có nhu cầu “chia sẻ quan điểm”, hay nhân danh ai để truyền tải điều gì đến xung quanh cả. Dường như việc thể hiện mình với tôi chỉ dành cho một buổi phỏng vấn nào đó, rằng mình muốn và mình cần người ta để mắt tới mình, rằng mình là một người đặc biệt. Tôi không nghĩ mình có một tuyên ngôn, hay một sứ mệnh nào mạnh mẽ tới mức như thế. Tôi sẽ có lý tưởng của riêng tôi, nhưng không có nghĩa tôi thuyết phục ai tin rằng lý tưởng đó tuyệt vời, và hơn cả tôi nghĩ cứ để hành động của tôi thể hiện trước thì hơn.

Thay vì nói về bản thân mình, tôi tò mò nhiều hơn về anh. Rốt cuộc anh đã “thấy” điều gì ở tôi trong 5 đến 10 phút đồng hồ? Tôi đã suy nghĩ, chỉ thấy mình vào quán, gọi cốc trà vải (dù vào quán cà phê gọi một ly trà hoa quả thì hơi lạ, nhưng nếu menu có thì đâu phải chuyện gì lạ phải không anh?) rút tiền trong ví để thanh toán, chọn chỗ ngồi và chờ đợi nước được bưng ra. Còn chẳng có sự vụ gì chen ngang, như kiểu giúp một em bé, hay gặp phải người yêu mới của người yêu cũ giống trong phim tôi xem. Tôi cũng lần theo đầu dây trước đó, nhưng quả chẳng có gì bất thường. Vậy mà anh lại chọn tôi trong rất nhiều người khác. Tôi đang so sánh mình với cô đối diện tôi lúc này. Hôm nay tôi đã chọn một chiếc váy suông vải thô nhuộm xanh, khoác ngoài với áo khoác cam đất tay lửng. Mũ lưỡi trai không họa tiết, giày sneaker, vòng cổ và vòng tay bằng gốm tôi vẫn hay dùng với tất cả thể loại trang phục. Tôi nghĩ mình không tới mức khác thường để bị chú ý tới thế. Anh có thể dễ dàng gặp ở bất cứ đâu kiểu phong cách thế này.

Hơn cả, dù tôi đã cố đặt mình vào anh, thử tìm ra sự khác biệt giữa người với người trong quán cà phê này chỉ với 5 phút, nhưng tôi thật sự hoàn toàn bó tay, không làm được. Ý tôi không phải là khác biệt theo kiểu trang phục, tính cách, sở thích. Ai thì cũng khác biệt cái đó cả, điều tôi băn khoăn là làm sao để phân biệt đâu là một “nhân vật chính” và đâu không phải là một nhân vật chính khi mình không thể trông thấu rõ toàn bộ quá khứ, cuộc đời và mọi mặt của con người đó. Tôi hoàn toàn không có tiêu chuẩn nào và thật sự rất mong chờ vào lời giải đáp của anh về tiêu chuẩn này.

Còn về cuốn tiểu thuyết sắp tới, tôi nghĩ anh có thể tùy ý phác thảo về dáng vẻ của tôi trong từng ấy thời gian anh tiếp xúc. Anh có thể trút những ý niệm anh muốn trút thông qua câu chuyện mà có tôi là nhân vật. Tôi sẽ chờ đợi tác phẩm của anh mà không đánh đồng nó là mình. Không biết tôi có làm được điều đó không nữa, nhưng nếu được thì sẽ thật thích phải không anh? Vì mình như thể thấy chính mình trong cuộc đời khác vậy. Tôi nghĩ ai thì cũng sẽ có một chút hứng thú với điều đó. Kiểu “nếu như mình không chọn điều này thì tương lai sẽ thay đổi thế nào?”. Sẽ càng thú vị hơn nếu đấy là một cuốn tiểu thuyết phiêu lưu, nói thật thì tôi không hay đọc tiểu thuyết trinh thám cho lắm (và khi tra tôi lại thấy anh là một tiểu thuyết trinh thám có tiếng đấy chứ).

À, tôi vẫn nghĩ mình nên đưa anh một số thông tin cơ bản, chí ít là hơn căn cước công dân một tí. Tôi là nữ, mười chín tuổi, người ở đây, ở cùng bố mẹ, và hai con mèo ta. Tôi có một người anh trai nhưng anh đã tách ra ở riêng. Tôi cũng không có quá nhiều bạn bè, nhưng chừng ấy với tôi là đủ. Dạo gần đây tôi có nhiều sở thích với workshop thủ công, ví như khảm đá, nặn đất sét hoặc làm đồ thêu. Thường thường, tôi hay tới thư viện thành phố vào cuối tuần. Một niềm yêu thích khác của tôi nhưng chẳng mấy khi được thực hiện là thăm thú những ngõ ngách lạ lạ, hoặc vài quán đồ mỹ nghệ hay ho trong thành phố. Vì là người ít giao thiệp xã hội, nên tôi cũng không muốn quá làm thân với anh. Nhưng mâu thuẫn thay, tôi lại muốn đọc cuốn sách anh định viết, nên nếu xong, hãy gửi bản thảo cho tôi xem một chút nhé. Đây là số điện thoại và email của tôi, mong tôi sẽ được anh liên lạc. Cảm ơn anh đã đọc tới dòng này.

Sđt: 036xxxxxxx
Email: xxxxxxx@gmail.com
 

_hONG_aHN_

Gà cận
Tham gia
26/10/21
Bài viết
307
Gạo
48,0
Re: Ấp tập viết
Tiếng gà vịt kêu gâu gâu, tiếng xe máy rồ ga, và những tiếng chửi mượt như hát vang vọng cả một góc chợ mùa xuân, thôn mùa hè, huyện cành lá xã cành cây trực thuộc Bình Dương. Con bò béo mượt đang nhẩn nha bay trên trời cũng vì thế mà giật mình, meo meo vài tiếng thảng thốt.
Trước mấy rổ rau dền của bà Lâm, nhỏ Phơi Sương đứng hùng dũng, đầu đạp đất chân đội trời. Đôi tay cốc đầu chó, chó lủng sọ của nó nắm chặt đến nỗi lộ cả khớp xương trắng bệch. Vầng trán nó nhăn lại, thêm đôi phần kịch tính cho gương mặt tròn trịa đong đầy sát khí. Song thằng Bánh Tráng đứng đối diện chẳng chút e dè lo sợ. Nó chỉ cười, cười theo một kiểu rất chi là khinh thường và nguy hiểm.
Dường như cả cái chợ đều ắng lặng như tờ. Bao nhiêu cặp mắt, già có, trẻ có, nam có, nữ có, người bán lẫnn người đi mua cũng có nốt, chòng chọc vào “sân khấu” nơi đôi bạn trẻ đang hằm hằm nhau - giữa lối đi khá rộng rãi trong chợ.
- Đánh nhau không?
Bánh Tráng hét, vỗ ngực ra vẻ ta đây. Rồi nó cười hềnh hệch, hềnh hệch nghe như tiếng ngón tay miết vào cửa kính. Nhưng chẳng bao lâu sau, Phơi Sương đã sầm mặt, về thế tấn để lấy đà rồi bật tới trước.
- Bình Dương công pháp: “Chè sầu làm em sầu ba ngày ba đêm”, đệ nhất thức - Dép Lào Thần Chưởng!
Cái thằng đang nhăn nhở nhởn nhơ khi nãy tái mặt đôi chút, rồi hít thở sâu để giữ bình tĩnh lại. Nó đút tay vào túi quần, né tạm bợ và dần dần nhìn rõ được từng chuyển động nhuần nhuyễn của con nhỏ này. Hoàn toàn không phải dạng vừa gì cả. Phơi Sương đã chụm bàn tay lại thành một bề mặt dẻo dai nhưng vững chãi, tựa chiếc dép tông lào vậy. Rồi đôi bàn tay ấy vút ngang, dọc, lên, xuống, kết hợp với những chuyển động của chân tạo thành các động tác đâm, chặt và chém mô phỏng lại thứ vũ khí huyền thoại đó. Áp lực từ những cơn gió thoảng qua khiến mục tiêu nhớ lại cách mà các bà mẹ thường hay phi dép sau khi biết bảng điểm hay đi họp phụ huynh về vậy.
Cảm giác ớn lạnh sống lưng khi hồi tưởng lại làm Bánh Tráng tức tối lắm. Nên nó quyết định phản công. Thủ thế sẵn, nó lấy hơi để hô to tên chiêu thức cho ngầu:
- Bình Dương công pháp: “Tree đỏ dái”, đệ tam thức - Huấn Hoa Hồng!
Bánh Tráng lại cười, bởi những chiêu thức trong bộ công pháp mà nó đã được truyền dạy, như tên. mang đến sự cay cú tột cùng. Và chiêu “Huấn Hoa Hồng” này là thâm nhất, cũng như hợp ngữ cảnh nhất.
Trong chớp mắt, khi chớm đâm một nhát thẳng vào trán đối thủ, Phơi Sương sững sờ khi nhận ra Bánh Tráng đã không cánh mà bay. Mà không, ở sau lưng nó. Lại ở bên phải. Rồi bên trái. Rồi lại ngay trước mặt. Và rồi nhỏ nghe loáng thoáng được đạo lý bất hủ “Có làm thì mới có ăn, không làm thì chỉ có ăn…”. Ừm, ăn gì tự biết.
Bà Lâm hàng rau, với sự tinh tường của một con người sống đến mấy mươi nồi bánh chưng và có thể nhìn ra vài vết rách bé tí trên tờ mười nghìn, đã sớm nhận ra cách thức hoạt động của chiêu này. Bánh Tráng đã lợi dụng những khoảnh khắc Phơi Sương chuyển động chậm lại để lấy hơi và giữ thăng bằng, tìm đường né tránh, quay vòng vòng và tạo nên sự cay cú cho đối thủ bằng cách khích tướng mỉa mai. Khác với những cách né đòn bình thường, bà Lâm lấy hết mấy chục năm kinh nghiệm hóng biến ra cược rằng bà đã nhìn thấy gương mặt thầy Huấn Hoa Hồng nơi các cách bước chân của nó tận năm, bảy lần.
Khi bà quay đi để cười thầm và chắc mẩm kiểu gì thằng nhãi kia cũng thắng, một tiếng “uỵch” vang lên, kèm theo đó là vài âm thanh “hự” và cái giọng cười bị nguyền rủa không thể nào lẫn được của con nhỏ Phơi Sương:
- Khặc… khặc… - Sau khi thở hổn hển và quẹt mồ hôi, nó không quên hô tiên chiêu thức cho đủ bộ - Bình Dương công pháp: “Chè sầu làm em sầu ba ngày ba đêm”, đệ cửu thức - Sức Mạnh Của Vẩy Rau!
Đây chính là chiêu thức do chính Phơi Sương tự sáng tạo ra, trong một lần nó ngu ngơ tập vẩy rau. Nếu khi vẩy rau người ta đưa rổ đến hơn vai mình một tí thì trong chiêu thức này, Phơi Sương đặt tay lên vai mục tiêu. Tùy theo đó là vai trái hay vai phải mà nó sẽ đánh hông về bên còn lại, mở đường cho hai cánh tay hạ xuống. Đi được nửa đường từ vai đến mặt đất, nó khom người và lấy hết sức bình sinh quật thật mạnh. Thế là đối thủ ngã bẹp dí xuống đất.
Chợt cái bản mặt đắc thắng của Phơi Sương sượng trân. Khi đám khói bụi đã mờ đi, một bóng người vẫn sừng sững trước mặt con nhỏ. Đứng tấn và thở hổn hà hổn hển, Bánh Tráng vẫn cố đọc tên chiêu thức. Ngầu thì ngầu cho trót đi.
- Bình Dương công pháp: “Tree đỏ dái”, tấn thức - Bốc Đầu!
Muốn hiểu được sự mỉa mai trên gương mặt đỏ lựng của thằng nhóc, ta phải biết được cách các anh chị dân chơi bốc đầu xe máy, xe đạp. Cơ lưng và đùi cần phải tốt để có thể giữ thăng bằng. Và dựa trên nguyên lý đó, Bánh Tráng đã nâng kỹ thuật ghì người ấy lên một tầm cao mới, có thể áp dụng trong mọi tư thế ngã, như ở đây là sấp mặt.
Sau khi hổn hển một hồi, nó ngẩng mặt và nhếch mép cười nguy hiểm:
- Sao? Hết sức rồi à? Tưởng gì, hoá ra cao thủ Bình Dương trong truyền thuyết cũng chỉ có thế.
- Mày còn ở đó mà… mà chó chê mèo lắm lông hử, thế chân nào run, mồ hôi nào đổ kia?
- Thế thì bố không nói nhiều, nhường mớ rau ngót đây! Khi ở cữ tía tao phải ăn rau ngót để cái… cái nhau thai nó vỡ ra, đỡ lưu cữu lại không thì ốm dở khoẻ dở! - Bánh Tráng cuống cuồng nói đến mức vấp hơn chục lần.
- Nhà tao thèm rau ngót cũng là cái tội à? Hả cái thằng này? - Phơi Sương trả treo lại.
Khi ấy, bà Lâm vừa vén tay đưa mớ rau ngót cho ông Cảnh, vừa cười trừ áy náy. Ổng trả tận mười nghìn cơ mà.
Hê hê, tui đã quay trở lại và lợi (ăn) hại hơn xưa =)))))).
 

Chanh30

Gà BT
Tham gia
13/8/18
Bài viết
1.002
Gạo
26,0
Re: Ấp tập viết
Tiếng gà vịt kêu gâu gâu, tiếng xe máy rồ ga, và những tiếng chửi mượt như hát vang vọng cả một góc chợ mùa xuân, thôn mùa hè, huyện cành lá xã cành cây trực thuộc Bình Dương. Con bò béo mượt đang nhẩn nha bay trên trời cũng vì thế mà giật mình, meo meo vài tiếng thảng thốt.
Trước mấy rổ rau dền của bà Lâm, nhỏ Phơi Sương đứng hùng dũng, đầu đạp đất chân đội trời. Đôi tay cốc đầu chó, chó lủng sọ của nó nắm chặt đến nỗi lộ cả khớp xương trắng bệch. Vầng trán nó nhăn lại, thêm đôi phần kịch tính cho gương mặt tròn trịa đong đầy sát khí. Song thằng Bánh Tráng đứng đối diện chẳng chút e dè lo sợ. Nó chỉ cười, cười theo một kiểu rất chi là khinh thường và nguy hiểm.
Dường như cả cái chợ đều ắng lặng như tờ. Bao nhiêu cặp mắt, già có, trẻ có, nam có, nữ có, người bán lẫnn người đi mua cũng có nốt, chòng chọc vào “sân khấu” nơi đôi bạn trẻ đang hằm hằm nhau - giữa lối đi khá rộng rãi trong chợ.
- Đánh nhau không?
Bánh Tráng hét, vỗ ngực ra vẻ ta đây. Rồi nó cười hềnh hệch, hềnh hệch nghe như tiếng ngón tay miết vào cửa kính. Nhưng chẳng bao lâu sau, Phơi Sương đã sầm mặt, về thế tấn để lấy đà rồi bật tới trước.
- Bình Dương công pháp: “Chè sầu làm em sầu ba ngày ba đêm”, đệ nhất thức - Dép Lào Thần Chưởng!
Cái thằng đang nhăn nhở nhởn nhơ khi nãy tái mặt đôi chút, rồi hít thở sâu để giữ bình tĩnh lại. Nó đút tay vào túi quần, né tạm bợ và dần dần nhìn rõ được từng chuyển động nhuần nhuyễn của con nhỏ này. Hoàn toàn không phải dạng vừa gì cả. Phơi Sương đã chụm bàn tay lại thành một bề mặt dẻo dai nhưng vững chãi, tựa chiếc dép tông lào vậy. Rồi đôi bàn tay ấy vút ngang, dọc, lên, xuống, kết hợp với những chuyển động của chân tạo thành các động tác đâm, chặt và chém mô phỏng lại thứ vũ khí huyền thoại đó. Áp lực từ những cơn gió thoảng qua khiến mục tiêu nhớ lại cách mà các bà mẹ thường hay phi dép sau khi biết bảng điểm hay đi họp phụ huynh về vậy.
Cảm giác ớn lạnh sống lưng khi hồi tưởng lại làm Bánh Tráng tức tối lắm. Nên nó quyết định phản công. Thủ thế sẵn, nó lấy hơi để hô to tên chiêu thức cho ngầu:
- Bình Dương công pháp: “Tree đỏ dái”, đệ tam thức - Huấn Hoa Hồng!
Bánh Tráng lại cười, bởi những chiêu thức trong bộ công pháp mà nó đã được truyền dạy, như tên. mang đến sự cay cú tột cùng. Và chiêu “Huấn Hoa Hồng” này là thâm nhất, cũng như hợp ngữ cảnh nhất.
Trong chớp mắt, khi chớm đâm một nhát thẳng vào trán đối thủ, Phơi Sương sững sờ khi nhận ra Bánh Tráng đã không cánh mà bay. Mà không, ở sau lưng nó. Lại ở bên phải. Rồi bên trái. Rồi lại ngay trước mặt. Và rồi nhỏ nghe loáng thoáng được đạo lý bất hủ “Có làm thì mới có ăn, không làm thì chỉ có ăn…”. Ừm, ăn gì tự biết.
Bà Lâm hàng rau, với sự tinh tường của một con người sống đến mấy mươi nồi bánh chưng và có thể nhìn ra vài vết rách bé tí trên tờ mười nghìn, đã sớm nhận ra cách thức hoạt động của chiêu này. Bánh Tráng đã lợi dụng những khoảnh khắc Phơi Sương chuyển động chậm lại để lấy hơi và giữ thăng bằng, tìm đường né tránh, quay vòng vòng và tạo nên sự cay cú cho đối thủ bằng cách khích tướng mỉa mai. Khác với những cách né đòn bình thường, bà Lâm lấy hết mấy chục năm kinh nghiệm hóng biến ra cược rằng bà đã nhìn thấy gương mặt thầy Huấn Hoa Hồng nơi các cách bước chân của nó tận năm, bảy lần.
Khi bà quay đi để cười thầm và chắc mẩm kiểu gì thằng nhãi kia cũng thắng, một tiếng “uỵch” vang lên, kèm theo đó là vài âm thanh “hự” và cái giọng cười bị nguyền rủa không thể nào lẫn được của con nhỏ Phơi Sương:
- Khặc… khặc… - Sau khi thở hổn hển và quẹt mồ hôi, nó không quên hô tiên chiêu thức cho đủ bộ - Bình Dương công pháp: “Chè sầu làm em sầu ba ngày ba đêm”, đệ cửu thức - Sức Mạnh Của Vẩy Rau!
Đây chính là chiêu thức do chính Phơi Sương tự sáng tạo ra, trong một lần nó ngu ngơ tập vẩy rau. Nếu khi vẩy rau người ta đưa rổ đến hơn vai mình một tí thì trong chiêu thức này, Phơi Sương đặt tay lên vai mục tiêu. Tùy theo đó là vai trái hay vai phải mà nó sẽ đánh hông về bên còn lại, mở đường cho hai cánh tay hạ xuống. Đi được nửa đường từ vai đến mặt đất, nó khom người và lấy hết sức bình sinh quật thật mạnh. Thế là đối thủ ngã bẹp dí xuống đất.
Chợt cái bản mặt đắc thắng của Phơi Sương sượng trân. Khi đám khói bụi đã mờ đi, một bóng người vẫn sừng sững trước mặt con nhỏ. Đứng tấn và thở hổn hà hổn hển, Bánh Tráng vẫn cố đọc tên chiêu thức. Ngầu thì ngầu cho trót đi.
- Bình Dương công pháp: “Tree đỏ dái”, tấn thức - Bốc Đầu!
Muốn hiểu được sự mỉa mai trên gương mặt đỏ lựng của thằng nhóc, ta phải biết được cách các anh chị dân chơi bốc đầu xe máy, xe đạp. Cơ lưng và đùi cần phải tốt để có thể giữ thăng bằng. Và dựa trên nguyên lý đó, Bánh Tráng đã nâng kỹ thuật ghì người ấy lên một tầm cao mới, có thể áp dụng trong mọi tư thế ngã, như ở đây là sấp mặt.
Sau khi hổn hển một hồi, nó ngẩng mặt và nhếch mép cười nguy hiểm:
- Sao? Hết sức rồi à? Tưởng gì, hoá ra cao thủ Bình Dương trong truyền thuyết cũng chỉ có thế.
- Mày còn ở đó mà… mà chó chê mèo lắm lông hử, thế chân nào run, mồ hôi nào đổ kia?
- Thế thì bố không nói nhiều, nhường mớ rau ngót đây! Khi ở cữ tía tao phải ăn rau ngót để cái… cái nhau thai nó vỡ ra, đỡ lưu cữu lại không thì ốm dở khoẻ dở! - Bánh Tráng cuống cuồng nói đến mức vấp hơn chục lần.
- Nhà tao thèm rau ngót cũng là cái tội à? Hả cái thằng này? - Phơi Sương trả treo lại.
Khi ấy, bà Lâm vừa vén tay đưa mớ rau ngót cho ông Cảnh, vừa cười trừ áy náy. Ổng trả tận mười nghìn cơ mà.
Hê hê, tui đã quay trở lại và lợi (ăn) hại hơn xưa =)))))).
Ghê gớm vậy ba :)))))
 
Bên trên