Chuyện chưa kể của Tuyên Phi - Cập nhật - Ivy_Nguyen

tennycin

Homo sapiens
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
18/7/14
Bài viết
2.823
Gạo
700,0
Tui rất thích đoạn đầu của chwong này. Cách viết trơn tru, việc liên kết các chi tiết trong quá khứ, hiện tại và tương lai làm cuốn hút người đọc và cũng như dự cảm về một tương lai không lành. Nhưng mà tâm tư của cô Huệ này (hình như lúc này 18 rồi phải không) đọc thấy giống mụ tác giả hơn là một cô gái nông thôn lam lũ.
P/s: dù sao vẫn phải nói là chương này ngắn quá, chả đã thèm gì.
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Mình cũng đợi vài chương đọc một lượt. :D
Rồi vẫn vào đọc.
Đọc xong 2 cái cmt này cười sung sướng. ^^
ao các bạn tưởng tượng ra lắm thứ hay ho thế mà đầu óc mình cứ rỗng tuếch. Hức...
Tui thì lúc có ý tưởng nó ùa tới, viết một mạch có khi được 10k từ, nhưng có lúc nghĩ hoài không ra cái gì cả. Viết truyện luôn bị một thứ đáng sợ chi phối: Cảm xúc.
Like trước đã, nhiều nhiều em đọc một thể nha.
Chuyện này chị ra chậm lắm gái ạ.
*Lá của cây náng sao lại gọi là lá láng?
Ta tìm kiếm hình ảnh làm chú thích thấy nó ghi lá láng, nên cứ viết thế thôi. Thank nàng, ta tra lại từ điển mới biết mình nhầm. Hic.
Bả ngọng l với n? =))=))=))
Trước ngọng nên sau đó liên quan mấy từ này chị đều phải tra từ điển. Từ này sai vì thấy trên mạng nó viết láng, nên bắt chươc, không tra từ điển.
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Tui rất thích đoạn đầu của chwong này. Cách viết trơn tru, việc liên kết các chi tiết trong quá khứ, hiện tại và tương lai làm cuốn hút người đọc và cũng như dự cảm về một tương lai không lành.
Đoạn này viết xong tui cũng rất ưng, đây là một trong những đoạn kiểu như có cảm xúc mới viết được, ngồi tự nghĩ sẽ không ra nổi. Hichic.
Nhưng mà tâm tư của cô Huệ này (hình như lúc này 18 rồi phải không) đọc thấy giống mụ tác giả hơn là một cô gái nông thôn lam lũ.
Huệ không đơn thuần là cô gái nông thôn lam lũ, bản chất cô ta là tiểu thư con quan. Nhưng không biện hộ việc bà có cảm giác giống mụ tác giả, bởi ta tạo ra nó, nên nó hẳn là ít nhiều có dấu vết của ta. ^^
 

tennycin

Homo sapiens
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
18/7/14
Bài viết
2.823
Gạo
700,0
Huệ không đơn thuần là cô gái nông thôn lam lũ, bản chất cô ta là tiểu thư con quan. Nhưng không biện hộ việc bà có cảm giác giống mụ tác giả, bởi ta tạo ra nó, nên nó hẳn là ít nhiều có dấu vết của ta. ^^
Ý tui là cảm thấy bản tính cô Huệ này thiếu chất "xưa" mà ngược lại còn hơi "xì tin" (cái xì tin này là cảm nhận từ cách viết thôi).
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Ý tui là cảm thấy bản tính cô Huệ này thiếu chất "xưa" mà ngược lại còn hơi "xì tin" (cái xì tin này là cảm nhận từ cách viết thôi).
Vậy hở, sao tui không cảm nhận được cái này nhở? :-ss:-ss:-ss. Hay tại tự mình viết ra nên khó nhận thấy. Nếu những chương sau còn cái vẻ "xì-tin" này thì bà nhớ nhắc tui đó nha.
 

Starlight

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
15/5/14
Bài viết
3.149
Gạo
300,0
Chị không tag em à... Giận nhá.

À cái đoạn Hân bị giết em thấy hơi mâu thuẫn chị ạ. Vì em nghĩ nếu cha Hân muốn bịt đầu mối thì cũng sẽ không giết Hân vì cô là con ruột của ông và quan trọng hơn là cô đã chứng tỏ cho ông biết cô thông minh, có bản lĩnh,... Các điều đó cho thấy cô là một con cờ có thể lợi dụng được, giết thì phí quá.
Sao chị không đổ hết lỗi cho thằng đầy tớ định vượt phận mới giết Hân nè?
Em nghĩ vậy. :v
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
À cái đoạn Hân bị giết em thấy hơi mâu thuẫn chị ạ. Vì em nghĩ nếu cha Hân muốn bịt đầu mối thì cũng sẽ không giết Hân vì cô là con ruột của ông và quan trọng hơn là cô đã chứng tỏ cho ông biết cô thông minh, có bản lĩnh,... Các điều đó cho thấy cô là một con cờ có thể lợi dụng được, giết thì phí quá.
Sao chị không đổ hết lỗi cho thằng đầy tớ định vượt phận mới giết Hân nè?
Em nghĩ vậy. :v
Chị muốn làm tăng độ độc ác của ổng lên. Nhưng chị nghĩ nếu em đọc kĩ em sẽ thấy ổn.
Người thân thiết với Hân trước giờ là Vũ, đặt lên bàn cân rõ ràng Hân sẽ chọn Vũ chứ không phải người cha tới khi cô 13 tuổi mới biết tới sự tồn tại của cô.
Vì Hân thông minh và có bản lĩnh nên càng khó lợi dụng, ông ta sợ Hân có địa vị sẽ báo thù việc ông ta hại Vũ. Nếu Hân mà cứ ngốc ngốc nghếch nghếch thì sẽ bị gả làm thiếp của ngài Thượng Thư rồi, không đến mức bị giết. Nhưng thông minh quá bị thông minh hại, nhìn ra quỷ kế của cha nên mới khiến ông ta ra quyết định như vậy. Hơn nữa chuyện bị lộ ra thì cả Đỗ phủ có thể bị chém đầu vì rõ ràng là lừa Chúa, lừa Vua.
Là vậy đó em.
Chị không tag em à... Giận nhá.
Hì, bị sót rồi. Xin lỗi em. Mai có chương mới chị tag nha. :x
 

tennycin

Homo sapiens
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
18/7/14
Bài viết
2.823
Gạo
700,0
Vậy hở, sao tui không cảm nhận được cái này nhở? :-ss:-ss:-ss. Hay tại tự mình viết ra nên khó nhận thấy. Nếu những chương sau còn cái vẻ "xì-tin" này thì bà nhớ nhắc tui đó nha.
Ờ, đại loại là nhắc bà đừng "hiện đại hóa" nhân vật quá là được. Đây là lỗi hầu như tác giả nào viết truyện lịch sử cũng mắc phải nên bà cũng không ngoại lệ. Nói chung tui cũng không quá khắt khe chuyện này vì tác phẩm nào cũng cần có dấu ấn cá nhân của tác giả, có điều tác giả nên làm thế nào để cân bằng dấu ấn cá nhân với việc không hiện đại hóa nhân vật quá mà thôi. Cố lên bà. ^^
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
1.500,0
Chương 9
Phần 2


Đầu năm ngoái thầy bắt đầu ho nhiều, phải nghỉ giảng bài cho đám trẻ con trong làng. Vì thế mà khoản thu duy nhất trong nhà cũng mất. Ba cha con phải bán căn nhà trong làng để có tiền trang trải, rồi kéo nhau tới ở căn nhà tranh bỏ không của ông anh trai thầy ở sát bên đồi chè. Khu này xa dân cư nhưng rộng rãi, thoải mái đất trồng rau quả, và quan trọng là gần đồi chè.

upload_2015-5-27_17-7-52.png

Ban đầu thầy nhất định không cho Huệ đi hái chè thuê nhưng ruộng đất thì không có, thầy lại đau ốm, chĩnh gạo thường xuyên dùng tay sờ thấy đáy mát lạnh ram ráp. Tô cháo trên bàn cứ ngày một loãng đi. Lại còn tiền thuốc tiền men cho thầy, miệng ăn núi lở. Thế nên Huệ lén lút tới đồi chè xin quản đồi cho đi hái chè. Sau đó thầy biết chuyện nhưng ông cũng chỉ nằm trên sập quay lưng lại với Huệ, thở dài không nói câu nào.

Mấy năm nay Huệ vì sợ mọi người nghi ngờ nên ít ra ngoài, từ khi đi hái chè mới bắt đầu ngày nào cũng ra vào đồi chè và chợ. Huệ rất xinh đẹp, mắt phượng mày ngài, ở nhà nhiều nên da trắng mịn, khuôn mặt với các đường nét như khắc như tạc, dáng người lại thon thả ưa nhìn nên chả mấy mà cả xã Phù Đổng, rồi cả cái vùng Gia Lâm này ai cũng biết tiếng con gái ông đồ Đặng, vừa xinh đẹp vừa chịu thương chịu khó.

Thằng Lân quậy phá như thế mà lại có tính bảo hộ chị gái rất cao. Hàng ngày nó toàn kéo mấy đứa bạn nối khố* đi trêu ghẹo gái làng nhưng giai làng đứa nào dám có ý trêu ghẹo Huệ thì nó liều chết với người đó. Giai làng sợ tính thằng Lân vừa liều vừa ngang nên không dám đùa giỡn với Huệ, nhưng cứ mấy ngày Huệ lại thấy thằng Lân cười cợt bảo mấy câu kiểu như: Hôm qua trai làng trên bị đánh sưng mặt một đứa, gãy tay một đứa. Hay nó sẽ nói: Mấy thằng làng dưới qua đây bị trai làng hò nhau đuổi hết, giờ không có trai làng khác đến làng mình.

*Bạn nối khố: bạn rất thân với nhau.

Ban đầu Huệ còn tò mò hỏi làm sao, đến khi biết lí do là vì trai làng sợ trai làng khác đến tán tỉnh Huệ thì cô không thể không tim không phổi mà cười như thằng Lân được. Cô biết cái đạo lí được yêu thích nhiều thì cũng sẽ bị ghen ghét lắm. Thầy chắc vì sợ điều này nên mới không muốn cho Huệ làm ở đồi chè và qua lại chợ búa nơi nhiều người, lắm gièm pha.

Nghĩ tới đây thì Huệ cũng đi tới đồi chè, cô chào hỏi mấy người vừa gặp rồi vội lên đồi hái chè. Muốn hái chè phải đi từ lúc gà gáy sáng, hái đến lúc thấy mặt trời lên cao thì nhanh chân gánh ra chợ bán. Bán đến trưa, trả tiền gốc cho ông quản đồi thì cũng lãi được mười mấy đồng.

Con trai ông hương trưởng*, tên Thông, nổi tiếng lười nhất làng thế mà từ hôm uống thử bát chè xanh của Huệ trên chợ thì từ đó sáng nào cũng dậy sớm lên đồi chè hái chè cho Huệ. Huệ nói gì cũng không nghe, đuổi cũng không đi. Hắn mắt thấy Huệ tới thì chạy đến tươi cười chào hỏi. Huệ thở dài không đáp, muộn rồi nên cô cắm đầu và hái chè thôi. Thông thấy thế cũng không nói gì, đỡ lấy một thúng của Huệ rồi cắm đầu hái chè như cô. Có mấy người đi qua nhìn cảnh ấy thì buông lời trêu ghẹo, Huệ mặc kệ, mặt lạnh tanh. Tên Thông kia trông thì hiền lành nhưng mặt dày có tiếng. Dù trêu ghẹo nhưng ai mà chả biết là cô bị tên này bám.

*Hương trưởng: tên gọi của người đứng đầu làng thời xưa (phân cấp quản lý hành chính tại địa phương từ thời nhà Lê).

Giữa trưa đương tính dọn gánh chè để về thì Huệ thấy Thông hớt hải chạy tới. Hắn lôi Huệ đi, Huệ trợn mắt tính cầm đòn gánh phang hắn thì hắn bảo:

- Chuyện nhà Huệ, Huệ nghe tôi nói đã.

Nghe đến đây Huệ mới thu đòn gánh lại, đi theo Thông tới chỗ vắng nhưng tay vẫn lăm lăm cái đòn gánh. Thông suýt nữa bị đánh thì mới tin lời mấy tên con trai khác trong làng trước đây từng theo đuổi Huệ, chúng nó bảo trông mặt hiền thế nhưng dữ lắm đấy. Thông thì cứ nghĩ chắc là bị dính tiếng xấu của thằng em thôi, ai ngờ hóa ra là tại hắn chưa lần nào dám tỏ ra thân mật… Hắn vừa nhìn cái đòn gánh vừa nuốt nước bọt nói:

- Tôi qua nhà Huệ xem Huệ từ chợ về chưa để đi đón thì thấy đông người quá nên mới ghé vào xem.

Gã Thông này cứ sáng nào dậy hái chè với Huệ xong cũng về nhà đánh một giấc, gần trưa tỉnh mới chạy ra chợ tranh giành gánh nồi thúng về cho Huệ. Huệ toàn bĩu môi trong lòng. Lúc gánh nặng nhất, cả nước chè xanh, cả hai thúng đầy lá chè thì hắn về nhà đi ngủ, bán hết sạch rồi mới chạy tới gánh giúp. Có điều hắn lại là người kiên trì nhất trong làng, đã theo đuổi Huệ được gần ba tháng rồi.

Nghe thế Huệ sợ thầy ở nhà có chuyện vội vàng hỏi:

- Làm sao, nhà tôi làm sao?

- Tôi hỏi thăm xung quanh mới biết đấy, gã thương nhân bên trên Kinh về làng ta xem hội lần trước, ngồi cáng*[1] và có mấy người hầu đi theo Huệ nhớ không?

*Cáng: phương tiện vận chuyển của người xưa, gần giống võng nhưng có thể có mái che hoặc chiếu hoa phủ lên.

Huệ nhíu mày, gã đó thì có liên quan gì đến nhà Huệ?

- Cái gã béo tròn, mặt toàn thịt nhìn ngoài tứ tuần ấy. Hắn hôm đó thấy Huệ nên hôm nay tới hỏi cưới Huệ kìa. Nghe nói hắn đặt sính những ba cuộn lụa, ba sào đất với ba lạng bạc trắng đấy. Ai cũng bảo thế này ông Đồ Đặng gả con gái là cái chắc rồi.

Huệ nghe đến đây thì run lẩy bẩy đánh rơi cả đòn gánh. Hội Gióng làng Phủ Đổng[2] rất nổi tiếng, luôn có người từ trấn khác, thậm chí trên kinh đô tới xem. Hội Gióng có lệ là sẽ chọn những cô gái xinh đẹp nhất xã để tôn làm nữ tướng và được ngồi ở nơi trang trọng nhất trong đám rước. Vì thế mà hương trưởng có tới nhà hỏi Huệ, nhưng trên đời Huệ sợ nhất là rắc rối nên làm gì có chuyện cô đồng ý. Hơn nữa hôm hội rất đông người, Huệ đem nước chè xanh ra bán hẳn rất lãi. Cô muốn kiếm tiền đong gạo nấu cháo cho no bụng chứ không muốn ngồi chiếu hoa với cái bụng rỗng tếch cho đàn ông khắp nơi tới ngắm nghía. Nhưng khổ nỗi hôm ấy mọi người trêu ghẹo nhiều quá nên khi bán hết hai nồi đình* nước chè xanh thì cô cũng đứng ra hát đối với trai làng khác vài câu, chắc lúc đó cô bị nhìn trúng. Huệ thật muốn nhặt cái đòn gánh lên tự đập vào đầu mình. Thấy Huệ không trả lời, Thông sốt ruột nói thêm:

*Nồi đình: đồ bằng đất nung, tựa cái nồi, dùng để chứa nước.

- Huệ ơi, em đừng tham giàu, gã thương nhân đó nghe nói trên Kinh có vợ cả và mấy bà lẽ rồi, em đẹp thế này sao phải đi làm lẽ người ta.

Huệ không muốn nghe hắn nói nữa, cô muốn về, muốn xem thực hư thế nào thì Thông cứ một mực giữ cô lại.

- Thầy em ốm đau quanh năm như thế, thằng Lân cũng mười bốn, mười lăm rồi, không có tiền, không có ruộng thì chữa bệnh cho thầy em với cưới vợ cho thằng Lân thế nào được. Đến thầy tôi cũng bảo thầy em gả em đi. Em đừng nghe họ, chạy về xem nếu đúng như tôi nói thì đêm nay tôi chờ em ở sau đồi chè, tôi đưa em đi. Ta đi cùng nhau dăm bữa nửa tháng, lúc về thì thầy em không muốn cũng phải đồng ý.

Huệ giật vạt áo mà Thông đang nắm trong tay, nhặt đòn gánh phang vào bắp chân hắn một cái rồi bỏ cả quang gánh với thúng lại mà chạy về. Cô có bị điên đâu, bỏ nhà theo trai để thanh danh cả đời của thầy cô bị người ta phỉ nhổ vào à? Rồi lúc trở về thầy của Thông sao có thể chấp nhận một đứa con dâu mang tiếng bỏ nhà theo trai, dù đứa con trai đó có là con trai của họ đi nữa. Và gã Thông này bị dở hơi rồi mới nghĩ cô sẽ tìm hắn bấu víu. Cô ghét nhất mấy người cơ hội, lợi dụng người khác trong cơn hiểm cảnh, cô còn đang sốt ruột tình hình ở nhà đấy nếu không cô phải nện cho gã Tông này mấy cái nữa. Hắn không biết điều thì chớ còn gào thét sau lưng cô.

- Con mẹ điên, đúng là chị em với thằng Lân khốn nạn, hung tính hệt như nhau…

Huệ kéo váy chạy một mạch tắt qua cánh đồng về làng. Cô cũng không mấy lạc quan với tình huống của mình. Huệ đương nhiên không muốn làm lẽ, không muốn gả cho một người còn nhiều tuổi hơn thầy cô, nhưng thầy cô nghĩ sao?

Năm năm trước vì muốn có một vị trí tốt khi về kinh mà cha cô đã chẳng đắn đo gì mà đem cô gả cho Thượng Thư Bộ Lại, một gã già bệnh hoạn ưa thích trẻ con. Rồi sợ cô làm lộ chuyện của anh Năm mà không ngần ngại sai người giết cô. Thầy cứu cô, cho cô sống thêm năm năm, cho cô một gia đình, dù nó không trọn vẹn nhưng cô vẫn cảm kích thầy nhiều lắm. Huệ đột nhiên nghĩ: Nếu thầy bảo cô phải lấy gã thương nhân kia thì cô phải làm sao? Bước chân của Huệ bỗng chậm lại.

Cô phải làm sao đây?

Gả cô đi, vừa có tiền chữa bệnh cho thầy, lại có tiền lo cưới vợ cho thằng Lân, lại có thêm đất, không lo chết đói nữa. Nếu cô mà là thầy, cô có bảo con gái gả đi không? Dù sao cũng chỉ là gả đi thôi, có phải là đi vào chỗ chết đâu? Mấy năm trước cũng có một ông phú hộ già tới hỏi cưới một chị rất xinh ở trong làng về làm vợ. Chị ấy than khóc đến sống đến chết mà rồi vẫn bị gả đi. Huệ nhớ bài ca dao bọn trẻ con hát khi ấy:

“Mẹ em tham thúng xôi rền

Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng*

Em đã bảo mẹ rằng đừng

Mẹ hấm, mẹ hứ, mẹ bưng ngay vào

Bây giờ chồng thấp vợ cao
Như đôi đũa lệch so sao cho vừa…”

* Cảnh Hưng: Niện hiệu thời vua Lê Hiển Tông (1740 - 1786). Tiền Cảnh Hưng là tiền phát hành thời gian đó.

Thời này là như vậy đấy, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. Mà nếu Huệ là con gái ruột của thầy thì còn có thể nói một câu “đừng”, nhưng Huệ có tư cách nói câu đó không?

Huệ ngồi xuống bên bờ ruộng, úp mặt vào hai bàn tay. Cánh đồng thẳng cánh cò bay, không có vật gì cản nên gió lùa tới lạnh buốt. Hai hàng răng va vào nhau lập cập, môi tím thâm lại, Huệ đành phải đứng dậy đi về làng. Mỗi bước chân như có gắn chì.

Từ xa Huệ đã thấy có khá nhiều người trong sân, bên ngoài hàng rào còn có vài người đứng cười nói, chuyện trò. Nhà Huệ ở chân đồi, xa làng mà mọi người vẫn giỏi hóng hớt thế? Thấy Huệ về, một thím trong thôn cười đến tươi.

- Ôi, ôi, sắp được gọi cô Huệ một tiếng bà lớn rồi ấy nhỉ?

Huệ không đáp đưa, mắt nhìn vào trong nhà. Cửa gian nhà ngoài mở tung, Huệ thấy thầy ngồi khoanh chân trên sạp gỗ cũ kĩ, tấm lưng còng xuống. Thầy cúi đầu nên chẳng biết vẻ mặt của thầy như thế nào. Gã thương nhân béo tốt nhìn to gấp đôi gấp ba thầy ngồi bên cạnh, nói liên hồi cái gì đấy nhưng không thấy thầy trả lời. Thằng Lân ngồi khoanh chân trên chõng tre và dựa lưng vào tường, cái chõng được đặt bên phải, cùng phía với thầy. Trong sân có mấy người mặc quần áo mới, tay cầm khay lễ. Huệ chưa đi tới cổng nhà thì một vãi* kéo lấy tay Huệ:

*Vãi: Người phụ nữ có tuổi chuyên đi chùa lễ phật. Hiện nay ở nông thôn ngoài bắc, phụ nữ ngoài năm mươi sẽ bắt đầu đi giúp chùa, mọi người gọi là “ra vãi” hay “thành vãi”.

- Ông Đồ Đặng với bà Đặng khéo đẻ được đứa con xinh đẹp thế này. Con nhìn kìa – Vừa nói vãi ấy vừa chỉ vào trong sân. – cái tráp đi đầu là trầu cau, tráp thứ hai thấy bảo là đặt bạc, tráp thứ ba là khế đất của ba sào ở làng ta, tráp thứ tư thì con nhìn thấy rồi đấy là lụa tốt. Lễ hậu hĩnh thế mà thầy con vẫn không nói gì, vẫn đợi con về kìa. Thầy con ốm đau, thằng Lân hãy còn nhỏ, thầy con có quyết định thế nào con cũng đừng oán, nghe chưa?

Nói xong vãi ấy còn vỗ vỗ tay vào bả vai Huệ. Huệ nhận ra đây là người lúc cô xin vào đồi chè hái chè đã nói với quản đồi giúp Huệ. Cũng là người dạy cho Huệ cách hãm chè xanh và chỉ cho cô cách xin quản chợ một chỗ ngồi bán chè. Dù lời bà nói, Huệ không muốn nghe nhưng biết là bà có thiện ý nên cô chỉ gật đầu mà không đáp lại.

Thầy đã đợi thì cô phải vào thôi, đằng nào cũng phải đối diện mà. Huệ mím môi, cúi gằm đầu đi vào. Thằng Lân thấy Huệ đi vào thì tập tễnh đứng dậy, kéo cô sang đứng một bên với nó. Huệ chợt nhớ thầy hay thở dài mà bảo:

- Tính thằng Lân như thế, nhà mình lại nghèo thế này, tiền đâu mà cho nó lấy vợ?

Mỗi lần thế nó lại cười hô hố mà bảo rằng:

- Chị Huệ đẹp thế này, bán chị đi kiểu gì con chả lấy được mấy cô vợ.

Mặc dù mỗi lần thằng Lân nói thế thầy lại vớ cái chổi cùn, ghế đẩu, hay bất cứ cái gì thuận tay mà ném nó còn Huệ chỉ cười, nhưng bây giờ nhớ đến đây Huệ bất giác sợ hãi, cô run rẩy giãy tay ra khỏi tay Lân. Thằng Lân khó hiểu khi thấy Huệ giật tay ra nhưng nhìn thấy khuôn mặt hoảng hốt của Huệ thì nó cười to. Hóa ra trên đời cũng có thứ dọa được bà chị của nó sợ tới chết khiếp, nghĩ đến đây nó lại càng cười to khiến mọi người đều sửng sốt nhìn nó. Nhưng những gì nó nói ra còn khiến mọi người ngạc nhiên, sửng sốt hơn.

- Ông thương nhân, tôi cả đời không cưới vợ cũng không “bán” chị gái, nhà tôi không tiếp được ông đâu, mời ông đi cho.

Tất cả đều vô cùng ngạc nhiên bởi lẽ không ai nghĩ cái thằng ăn chơi phá phách nhất làng như Lân có thể nói ra điều này. Vì hành vi mất dạy từ trước đến nay của nó ai cũng nghĩ thằng này nhất định sẽ “bán” chị nó ngay lập tức.

Gã thương nhân nghe đến đây thì nhổ toẹt bã trầu trong miệng xuống sàn, giận dữ đặt bát chè xanh đánh bộp một cái xuống sập gỗ.

- Tôi không nói chuyện với con nít ranh như cậu! – Hắn chỉ ngón tay và nói vào mặt thằng Lân rồi quay sang gay gắt nói thầy – Ông mang tiếng thầy Đồ sao không biết dạy con, để trẻ con trèo vào mồm người lớn. Tôi đợi cả canh giờ rồi, thầy có gả không? Đường xá xa xôi thầy đồng ý thì lần sau tôi cho người tới làm đám rước luôn.

Thằng đầy tớ mặt choắt đứng đằng sau gã thương nhân mà giờ Huệ mới nhìn thấy cũng vội xum xoe nịnh nọt nói thay ông chủ nó.

- Ông nhà tôi có anh làm quan to trên Kinh, thầy nên biết nặng nhẹ. Hôm nay ông nhà tôi đáng lí chỉ gửi lễ nhưng vì coi trọng cô Huệ nên mới đích thân đến. Thầy đồ đừng có không biết điều như thế.

Rồi chủ tớ nhà ấy còn dọa nạt gì ấy, Huệ thấy mấy người đứng xem xanh mặt lại, nhưng cô không quan tâm vì cô thấy thầy nhìn về phía mình. Bắt gặp ánh mắt ấy cõi lòng cô bỗng bình yên đến lạ. Bởi cô đã nhìn thấy ánh mắt ấy vào cái đêm trên đường quốc lộ, khi ông nói với cô: Từ nay con là con gái ta. Thế nên Huệ nở nụ cười với thầy, đưa tay ra nắm bàn tay vừa chìa ra của thằng Lân. Sao vừa rồi cô có thể quên thằng ranh này nổi tiếng là bảo hộ chị gái nhỉ?

Thầy đồ nói:

- Kể ra nếu mà tôi đồng ý gả thì thằng Lân nhà tôi là em vợ ông nên bằng vai* với ông đấy, vì thế không thể gọi nó là trẻ con được. Nhưng tôi đúng là không biết dạy con thật, nên con gái tôi không dám trèo cao, mời ông về đi cho.

*Vai: bằng vai phải lứa, vai này là trong từ vai vế.

Thầy chờ đến tận lúc Huệ về mới đuổi khách, hẳn là vì muốn để Huệ nhìn thấy bộ dáng bảo vệ chị của thằng Lân. Để Huệ thấy trong nhà này, cô được thương yêu và bảo vệ. Giờ phút ấy Huệ đã nghĩ, dù có chết vì hai người này cô cũng tình nguyện. Đây chính là gia đình của cô, trong đó có người thực sự đã dùng tình yêu thương của người cha để bao bọc, che chở cho cô. Có người nắm chặt tay cô khi cô sợ hãi, thực sự là chỗ dựa cho người chị như cô. Dù rằng cứ hở ra cái là nó lại trộm tiền chợ của cô. Luôn miệng đòi “bán” cô và suốt ngày sinh sự khiến cô đau đầu, nhưng vào giây phút quyết định nó lại chìa tay ra cho cô nắm.

Huệ đã từng oán hận vì có một người cha độc ác, và những thành viên tàn nhẫn trong gia đình, nhưng hôm nay cô nghĩ cô sẽ ngừng việc oán hận ấy, bởi cô đã có thầy, có một thằng em trai, có một gia đình thực sự yêu thương cô.

Khi đám người kia kéo đi, thằng Lân nói với cô:

- Chị đừng cảm động, là em đợi gả chị với giá cao hơn cơ. Chị đẹp thế này gả thế thiệt quá.

Huệ cười hì hì cho rằng đây là câu chữa thẹn cho màn bất ngờ làm người tốt của thằng giặc làng này. Ai mà ngờ được lời đùa vớ vẩn ấy của Lân lại là sự thật.
----
Chương 9(1) << >> Chương 10

Chú thích
[1] Ca dao
[2] Hội Gióng Phù Đổng được miêu tả trong chương này dựa theo Wikipedia, từ khóa Hội Gióng Phù Đổng.
Tác phầm “Lê Hội Gióng” (Tranh phục dựng – Lê Quang Vũ) minh họa cho miêu tả:


upload_2015-5-27_17-10-18.png
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên