Đóa sen bên hồ Tả Vọng - Cập nhật - Dưa Hấu

mailinh01

Gà con
Tham gia
2/8/16
Bài viết
20
Gạo
0,0
Có chương mới rồi kìa. *mừng rớt nước mắt*.
Thực sự là đọc truyện mà có những nhân vật lịch sử được học ngày xưa thấy quen thuộc đến kì lạ. Giá như mà sách sử nó cũng dễ thương như thế này. :v
Mong ss hãy tiếp máu cho nhân dân thường xuyên.
Sớm hoàn, sớm được xuất bản để em có thể cầm sách trên tay. :x
Mà ss có fanpage của truyện không ạ?
 

Linhduahau

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
30/5/14
Bài viết
754
Gạo
500,0

Linhduahau

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
30/5/14
Bài viết
754
Gạo
500,0
Chị ơi hay quá!! Rất gần gũi chân thực, các tình tiết logic một cách kì lạ chứ không phải chắp ghép, có cảm giác như mình tận mắt chứng kiến, không căng hay gồng mà vẫn cuốn hút. Em cũng tập viết về đề tài lịch sử vì em cũng rất nghiện sử chị ạ! Có gì chị cho em học hỏi kinh nghiệm nhé! Mong truyện của chị sẽ thành công ( mà với em chị viết hay như thế này thì đã là thành công đấy ạ.). Ủng hộ và mong chờ!!!
Cám ơn em nhiều. >:D<

Có chương mới rồi kìa. *mừng rớt nước mắt*.
Thực sự là đọc truyện mà có những nhân vật lịch sử được học ngày xưa thấy quen thuộc đến kì lạ. Giá như mà sách sử nó cũng dễ thương như thế này. :v
Mong ss hãy tiếp máu cho nhân dân thường xuyên.
Sớm hoàn, sớm được xuất bản để em có thể cầm sách trên tay. :x
Mà ss có fanpage của truyện không ạ?
Cám ơn em. :D Truyện chỉ đăng trên diễn đàn này thôi em ạ, chưa có fanpage. ;;);;);;)
 

Linhduahau

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
30/5/14
Bài viết
754
Gạo
500,0
CHƯƠNG 50.2: TÁI NGỘ CỐ NHÂN
- Không phải ngài ấy đang ở trong phủ chúa sao? – Tôi vừa mừng rỡ vừa ngạc nhiên hỏi.

- Lão sư ra ngoài ở trọ đã một thời gian rồi ạ. Nhà này của quan họ Trạch, gần đây lão sư mới chuyển về đây ở. – Tên hầu trả lời rành mạch nhưng vẻ mặt vẫn không vui lắm.

Vào đến bậc cửa của gian nhà ngoài, đã nghe tiếng nói từ bên trong vọng ra:

- Ngươi mời khách vào ngồi chờ rồi ta sẽ ra sau. Nhanh chân đi mua trà về pha mời khách.

- Dạ.

Tên hầu nhanh nhẹn mời chúng tôi vào nhà, rồi chạy ra ngoài. Chắc ban nãy hắn định đi mua trà nên mới gặp ngay chúng tôi ngoài cổng. Chúng tôi ngồi chờ trên bộ bàn ghế gỗ, trong nhà hương thuốc nồng đượm, nghe qua thì thấy rất thơm nhưng hẳn là rất đắng, chắc ngài ấy đang dở tay sắc thuốc. Hai vị ni cô ngồi an tĩnh chờ chủ nhà, còn tôi lại liên tục nhìn trước ngó sau, mong ngóng được gặp vị lương y nổi tiếng thời này.

Nghe tiếng rèm tre va vào nhau, tôi quay người lại nhìn ông lão tóc bạc, râu bạc, gương mặt hồng hào đang vén rèm bước ra. Chính là ngài ấy, lương y Hải Thượng Lãn Ông nổi danh trong lịch sử. Ngài mặc bộ đồ màu bạc đơn giản, tay áo vén cao lên đến giữa khuỷa tay. Trong khi tôi đang ngẩn người ra thì ngài đã lên tiếng chào:

- Không biết các vị đến có việc gì chăng?

Vẫn là vị ni cô chùa núi An Tử mở lời trước:

- Chùa Huê Cầu đúc chuông lớn, công quả chưa thành, chúng tôi đến đây khuyến hóa. Tôi đến từ chùa núi An Tử.

- Còn tôi đến từ chùa Huê Cầu.

Tôi cũng nhanh miệng nói theo:

- Cháu là Đinh Thanh, đang làm công quả tại chùa Liên Tông.

Lãn Ông khẽ vuốt râu rồi hỏi vị ni cô từ chùa Huê Cầu:

- Lão ni có tuổi rồi, hẳn mấy chục năm về trước có nghe đến quan Tham chính Thừa ty Sơn Nam cũng quê ở xã Huê Cầu chăng?

Không nghĩ đến, vị ni cô lại có phần lúng túng:

- Tôi là con gái của quan Tả Thừa Ty Sơn Nam nhà tại xã Huê Cầu mà ngài hỏi đến. Ngài có quen biết với cha tôi chăng?

Hải Thượng Lãn Ông có vẻ rất bất ngờ. Tôi nhìn thấy cảnh này, trong lòng đoán có khi nào người quen lâu ngày không gặp chăng. Thế nhưng ngài ấy ngẫm nghĩ trong giây lát rồi chỉ đáp rằng:

- Tôi là người xã Liêu Xá, lánh nạn di cư đến Hoan Châu, ở Hương Sơn là quê mẹ, chẳng dè phải triệu về kinh. Nhà trọ tiêu điều, tuy có hằng tâm nhưng biết làm sao được.

Lần này người tỏ vẻ ngạc nhiên và bối rối lại là vị ni cô từ chùa Huê Cầu. Bà đứng dậy kéo tay vị ni cô còn lại:

- Chúng ta nên đi thôi.

Lãn Ông có ý giữ lại nhưng hai vị ni cô đã bước ra đến ngoài hiên, vị ni cô đến từ chùa Huê Cầu một tay lấy tà áo che mặt của mình lại, một tay kéo vị ni cô còn lại đi. Tôi thấy vậy cũng vội chạy theo. Lãn Ông vội đi theo hỏi:

- Hai lão ni trọ tại nơi nào?

Tôi chưa kịp trả lời thì vị ni cô từ chùa Huê Cầu đã đáp:

- Chưa có nơi nào.

Lãn Ông không biết làm sao, ngài chỉ kịp dúi vào tay tôi ít hương tiền coi như là khuyến hóa cho chùa. Tôi vội bỏ vào túi vải bên vai, cúi chào ngài rồi chạy theo hai vị ni cô. Lần gặp này thật kì lạ. Tối đó tôi không ngăn được sự tò mò của mình, bèn qua phòng của vị ni cô chùa Huê Cầu hỏi thăm. Ai ngờ bà đóng cửa không gặp, bên trong chỉ nghe tiếng gõ mõ và tụng kinh nho nhỏ. Tôi đành qua phòng vị ni cô già chùa núi An Tử. Bà ấy vỗ vỗ vào mu bàn tay tôi, nói là chuyện từ rất lâu rồi. Đúng là hai người họ có quen biết nhưng duyên đứt gãy giữa đường. Chỉ nói thế rồi cũng đuổi tôi về để nằm nghỉ, cả ngày đi bộ đã mệt rồi.

Chuyện tưởng chỉ có vậy. Không ngờ sáng hôm sau có người đến chùa Liên Tông hỏi han tin tức. Người đi hỏi chính là tên hầu tôi gặp ở nhà Hải Thượng Lãn Ông. Hắn nói lão sư sai đến chùa Liên Tông hỏi thăm về hai vị ni cô già. Lần này may mắn gặp ngay tôi trước cổng chùa nên hắn hỏi luôn:

- Lão sư muốn hỏi thăm hai vị ni cô hôm qua còn ở chùa lâu ngày hay chăng?

Tôi gật gù trả lời hắn:

- Hai vị ấy còn ở chùa nhiều ngày nữa để đi khuyến hóa. Sáng nay hai vị mệt nên đang nghỉ ngơi bên trong.

Tên hầu nghe thế vội cám ơn rồi chạy đi. Tôi không hiểu đầu cua tai nheo gì cả, đứng như trời trồng một hồi mới vào trong chùa. Sắp lễ Vu Lan, chùa rất nhiều công việc phải làm, tôi không có thời gian để nghĩ nhiều.

Chiều tà, có hai vị khách đến chùa tìm tôi. Một là Nguyễn Hoàn, hai là tên hầu ban sáng. Nguyễn Hoàn đến trước, vừa thấy tôi đã nổi nóng:

- Đâu phải là rơi vào ngõ cụt đâu, sao nàng lại suy nghĩ nông nổi như vậy? Làm sao phải cắt tóc đi tu?

Tôi cố nín cười, đưa tay sờ đầu của mình:

- Tôi vẫn còn tóc mà.

- Vậy tại sao nàng lại ở đây? Còn đi ra phố xin tiền gì đó? Hay là quận công từ nàng rồi? – Nguyễn Hoàn vẫn chưa sửa được tính hấp tấp như trước, miệng nói liên hồi. – Nếu quận công từ nàng thì cũng không sao. Về nhà tôi ở, tôi đảm bảo không để nàng thiếu gì.

Tôi đẩy tách trà vừa rót về phía anh ta, hạ giọng giải thích:

- Quận công chưa có từ tôi, chỉ là tôi vào ở chùa mấy ngày để làm công quả, coi như cũng tìm chốn yên tĩnh để suy nghĩ lại vài thứ. Hôm qua tôi dẫn đường cho hai vị ni cô đi quyên góp tiền cho chùa của họ thôi. Anh đừng nói năng lung tung, nếu tôi có bị từ cũng không dám đến nhà anh ở đâu.

Nguyễn Hoàn uống cạn chén trà, có vẻ bình tĩnh hơn rồi hỏi ngược lại tôi:

- Nàng muốn ở trong chùa thật sao?

- Phải. Trong chùa nghe tụng kinh nhiều sẽ sám hối ra nhiều thứ, tâm cũng thanh thản hơn. – Tôi vừa nói vừa đùa.

- Nơi này thanh đạm như thế, ăn uống cũng giản dị, nàng ở được sao? – Anh ta vẫn không tin lời tôi nói.

Tôi gật đầu:

- Có gì mà không được chứ. Tôi ở đây đã gần bảy tám hôm rồi. Sáng quét sân chùa, chiều ngắm sen nở. Ngày cơm chay ba bữa. Sống không cần suy nghĩ lo lắng điều gì.

Nguyễn Hoàn mím môi không nói gì, tôi đem thắc mắc bấy lâu ra hỏi:

- Chuyện hoãn hôn của tôi, anh có can dự vào không thế?

- Có một ít. – Nguyễn Hoàn khẽ cười. – Tôi nói ra nàng không giận chứ?

Thấy tôi gật đầu, Nguyễn Hoàn thong thả đem đầu đuôi câu chuyện ra kể. Tóm lại anh ta đã thổi phồng và lan truyền tiếng xấu của tôi ra phố phường không ít. Việc này cũng do anh ta học hỏi những lần trước của tôi mà ra. Tôi vừa nghe vừa cười lớn. Đang nói chuyện vui vẻ bỗng Nguyễn Hoàn ra vẻ đăm chiêu nhìn tôi:

- Đinh Thanh, nàng thật sự muốn trú tại chùa để quên hết mọi chuyện sao?

Ở chùa là để tĩnh tâm, đâu phải ở chùa là có thể quên hết được những chuyện không vui ngoài kia. Tôi hỏi nhỏ Nguyễn Hoàn:

- Anh có nghe tin tức gì của vương tử không?

Nguyễn Hoàn lắc đầu:

- Tôi chỉ là một thương nhân, không quen với thân tín của vương tử nên không nghe ngóng được gì. Chỉ biết được là vương tử vẫn đang bị giam lỏng.

Anh ta nói đúng. Thân tín của Trịnh Khải luôn ở trong bóng tối, tôi chỉ biết vài người nhưng sau lần đó thì tất cả như biến mất khỏi kinh thành, ngay cả việc những người đó còn sống hay đã chết cũng không rõ.

- Chúa thượng đã yếu lắm rồi. Có lẽ sắp không qua khỏi. – Nguyễn Hoàn nói khẽ vào tai tôi. – Chúa thượng còn chưa viết tên người kế vị.

- Làm sao anh biết được? – Tôi ngạc nhiên hỏi nhỏ lại.

Nguyễn Hoàn nhìn quanh mới thì thầm:

- Tôi có quen biết với một đầu bếp trong phủ chúa. Hàng tháng tôi cho vợ ông ta ít tiền để hỏi tin tức.

Chưa viết tên người kế vị cũng không quan trọng lắm. Thế lực hiện nay đều đang nghiêng về thế tử Cán. Ai mạnh hơn, ở gần chúa hơn, người đó sẽ được viết tên kế vị ngôi chúa. Hơn nữa, ngôi vị đông cung hiện nay vẫn là Trịnh Cán. Nếu Trịnh Cán lên ngôi chúa, Trịnh Khải sẽ ra sao mới là vấn đề chính yếu ở đây.

Nguyễn Hoàn chấm nước trà viết lên bàn: “Thế tử Cán bệnh ngày càng yếu, e không sống lâu.” Tôi nhìn mà giật mình. Nguyễn Hoàn gật đầu, ý rằng ngôi chúa trước sau phải có người kế vị, người ấy chỉ còn mỗi Trịnh Khải. Tôi khẽ thở dài khi nhớ lại lần đầu gặp Trịnh Cán trong phủ chúa, cậu bé xinh xắn nhỏ xíu cứ nắm lấy vạt váy của tôi hỏi anh Khải của ta đâu. Bây giờ cậu bé chỉ mới lên sáu mà đã bị bệnh nan y, thật đáng thương!

- Đến danh y cũng không thể chữa khỏi, có lẽ số phận đã an bài rồi chăng. – Tôi thầm than với Nguyễn Hoàn. Không ngờ anh ta lắc đầu nói nhỏ:

- Tôi nghe bảo bọn ngự y ghen tị với Hải Thượng Lãn Ông nên đã tráo thuốc.

- Sao anh biết được?

Tôi không tin cho lắm. Việc chữa bệnh cho thế tử quan trọng như thế nào, đâu phải chỉ vì lòng riêng ganh ghét mà to gan dám làm chuyện lớn như vậy, chẳng khác nào tội ám hại thế tử. Nguyễn Hoàn thì thầm vào tai tôi:

- Không nhiều người biết việc này. Có biết cũng không ai dám nói. Có nói cũng mấy ai tin. Cho nên nàng cũng xem như không biết gì đi. Như thế sẽ tốt hơn.

Sao lại có chuyện như vậy? Dù biết chốn cung cấm không hề đơn giản. Nhưng làm sao tôi có thể im lặng xem như không biết gì được. Huy quận công cần phải biết việc này.

- Tôi phải về nói lại với cha tôi.

Nguyễn Hoàn vội kéo tay tôi lại:

- Tôi biết ngay mà. Đáng lý không nên nói với nàng mới phải. Nàng về kể với quận công thế nào để ông tin nàng?

Đúng vậy! Tôi biết nói thế nào đây. Tôi hậm hực:

- Chẳng lẽ không ai tâu trình lại sự việc hay sao?

- Có! Một vị ngự y nhỏ trong triều có báo lên trên nhưng sau khi kiểm tra ấm thuốc lại thấy thành phần giống như trong đơn. Vị ngự y đó đã bị phạt đòn, cách chức và đuổi khỏi phủ chúa. Nàng thấy đó, nếu nhiều người cố ý làm sai và bao che nhau thì dù ai tâu trình sự việc cũng sẽ có kết cục không hay thôi.

Nếu đã có tiền lệ như thế thì đúng là có báo sự việc lên trên cũng không ai tin và cũng chẳng ai đủ can đảm để làm việc đó. Lương y của thầy thuốc đã bị danh vọng, tiền tài che mất rồi. Nói thêm vài câu thì Nguyễn Hoàn ra về. Tôi tiễn anh ta ra trước cổng chùa, trước khi đi anh ta còn kịp dặn dò:

- Nàng nhớ giữ gìn sức khỏe. Qua tháng bảy tôi lại đến thăm.

Tôi cười cười với anh ta:

- E là lúc đó tôi đã về lại phủ quận công rồi.

Nguyễn Hoàn nhăn nhăn trán rồi đi thẳng. Tôi chưa kịp vào bên trong thì tên hầu nhà Lãn Ông vừa đến, hắn thấy tôi thì mừng ra mặt:

- Tiểu thư, lão sư có việc nhờ. Tiểu thư giúp tôi với ạ.

***

Tôi đưa tín vật bọc trong khăn tay vào phòng của vị ni cô chùa Huê Cầu. Lát sau bà nói nhờ tôi đưa tên hầu vào phòng tiếp khách nhỏ trong vườn. Sau khi hai người gặp nhau, tôi liền ra bếp sau lấy ấm trà mới. Ban nãy tôi và Nguyễn Hoàn uống chắc cũng hết nước trong ấm rồi. Tôi đun ấm nước mới, nước sôi thì pha trà rồi mới mang lên phòng khách. Nhưng còn chưa vào đến cửa phòng thì hai người đã đi ra. Vị ni cô từ chùa Huê Cầu nói trong nghẹn ngào:

- Cậu hãy trở về trả lời với quan nhân là tuy tôi chưa được nhờ ơn đức quan nhân, nhưng nay biết được tấm lòng của ngài cũng đủ an ủi cảnh linh lạc vậy.

Tối đó vị ni cô chùa Huê Cầu chủ động kể câu chuyện ngày trước của bà với tôi. Trăng rằm tháng bảy sáng lạ thường, bà ngồi bên hiên nhà, đôi mắt với nhiều nếp nhăn của tuổi già nhưng không giấu được nét rưng rưng trong ánh mắt.

Ngày ấy, bà là tiểu thư nhà quan Tham chính Thừa ty Sơn Nam, trên bà có một anh trai. Cha bà làm quan thanh liêm nên gia đình cũng không giàu có gì. Lúc ấy cha bà và quan Thị lang bộ Công rất quý nhau cho nên mới kết làm thông gia. Con trai của nhà bên ấy có vài người nhưng phù hợp độ tuổi với bà nhất lại chưa có hôn ước là Lê Hữu Trác. Hai nhà đã làm xong lễ nạp thái, chỉ thiếu có lễ rước dâu nữa thì Thị lang qua đời. Ngỡ đợi ba năm hết tang sẽ làm lễ cưới, ngờ đâu sau đó ít lâu thì cha bà qua đời, còn bà lại nhận được thư từ hôn của Lê Hữu Trác.

Cha mất, gia cảnh sa sút, hôn phu từ hôn, bà bị anh trai ép gả cho một sinh đồ trong làng để lấy tiền lo việc nhà nhưng bà không chịu. "Đã có người hỏi mình làm vợ rồi, nay vô phận mà chồng bỏ thì còn mặt mũi nào mà lấy chồng khác." Nghĩ vậy nên bà xin vào chùa đi tu, quyết chung thân ở vậy, nương nhờ cửa Phật.

Tôi nghe xong lại thấy lòng mình nặng trĩu. Phụ nữ thời này không thể tự làm chủ cuộc đời mình, đã vậy còn bị những suy nghĩ phong kiến bó buộc. Vị ni cô này cũng vậy, Đinh Ngọc cũng vậy, còn tôi lại đang vùng vẫy chưa tìm ra lối thoát cho mình.

Chương 50.1 <------
 
Chỉnh sửa lần cuối:

sofiaa

Gà con
Tham gia
4/9/16
Bài viết
2
Gạo
0,0
Truyện bạn viết hay lắm. Đây là cuốn đầu tiên mình đọc có liên quan đến lịch sử Việt Nam. Mình đọc liền mạch từ đâu đến cuốn luôn. Mong bạn tiếp tục đăng truyện
Thank bạn.
 

Linhduahau

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
30/5/14
Bài viết
754
Gạo
500,0

sofiaa

Gà con
Tham gia
4/9/16
Bài viết
2
Gạo
0,0
Ra chương mới đi bạn. Lâu quá rồi. Ngàn vạn lần đừng drop
 

trang_cb

Gà con
Tham gia
23/5/15
Bài viết
3
Gạo
0,0
Bạn Linhduahau ơi, mình vẫn đang chờ chương mới của bạn nè. Bạn đừng drop nhé!
 

thanhmai7012

Gà con
Tham gia
20/4/17
Bài viết
1
Gạo
0,0
Truyện của chị viết rất hay đấy, nó củng cố cho em khá nhiều kiến thức lịch sử. Nhưng mà chị ra chương mới lâu quá, em đợi mòn răng mất.
 
Bên trên