Thảo luận FC Văn Học Kinh Điển

oigioioi90

Gà tích cực
Tham gia
2/12/15
Bài viết
145
Gạo
0,0
Re: FC Văn Học Kinh Điển
Chia sẻ với profile của em, nhưng chị chưa bao giờ cho rằng kẻ sai lầm vấp ngã nhiều mới là kẻ tích luỹ kinh nghiệm sống nhiều hơn. Nhất là trong cảm thụ văn học, cái này tuỳ thuộc gu cảm nhận cá nhân nhiều hơn kinh nghiệm sống. Văn học nó là tâm hồn, là tinh thần. Thấy hợp thì gỗ mục cũng bảo hay, không hợp thì cầm vàng cũng bảo cục gạch.

Còn ngôn tình á, xời, chị cũng đọc; thậm chí còn viết. Thấy chả sao. Cuộc sống vốn lắm toan tính bon chen so kè hơn thiệt, mơ mộng bay bổng tí cho đời nó tươi. Chết ai đâu. Cũng như em, thích thì trồng cần, thế thôi.

Quay lại với chủ đề văn học kinh điển, như chị nói ở trên, nhiều tác phẩm chỉ cảm nhận được ý nghĩa của nó khi nắm chắc các khía cạnh lịch sử xã hội thoát thai ra tác phẩm. Không nắm chắc thì đôi khi chỉ vớt được lớp bọt hời hợt bề nổi. Thêm nữa, cũng như chị vừa nói, thích hay không lại còn tuỳ thuộc cảm nhận mỗi người. Mỗi người một ý, cũng chả có cái luật cứ người này cho rằng kinh điển thì người khác phải gật gù khen hay.

Ý kiến cuối, cái này là nhắn riêng với bạn Huyền Nhâm. Tớ cũng chả thích Đồi gió hú. Đúng ra thì trước cũng thích lắm, song gần đây chả hiểu sao ngày càng không thích. Giờ thì không có ý nghĩ sẽ đọc lại. :v
Chị không hiểu ý em à. Em không muốn tranh cãi gì ở đây, em chỉ bảo là em thấy em g ìa thôi.....
 

nguyenhoachidung2704

Gà tích cực
Tham gia
27/5/15
Bài viết
96
Gạo
0,0
Re: FC Văn Học Kinh Điển
Vì bạn chỉ đọc thôi mà không nghĩ, vì bạn còn trẻ chưa va vấp gì.
Biết ngay lập topic này cũng sẽ gặp vấn đề như thế này mà :-<, đã là vhkđ thì sẽ đụng tới thời gian mà đã đụng tới thời gian thì sẽ đụng tới kinh nghiệm, độ tuổi.
Đầu tiên là em bái phục mấy anh chị, có nhiều người có nhiều kinh nghiệm sống hơn chúng em thấy rõ, mà gác của mình cũng nhiều anh chị lớn nhỉ, em chả biết có nhiều vậy là do không có ai đăng tuồi của mình vô cả :(.
Đại diện cho lứa tuổi trẻ (trâu) :D, em cũng muốn nói là em không gặp vấn đề gì trong việc cảm thụ văn học cả. Cảm thụ văn học theo em phụ thuộc vào tâm hồn người đọc, độ tâm lí của con người chứ không phụ thuộc vào kinh nghiệm sống. Nhiều lần nói chuyện với người lớn em thấy em cảm văn cũng đâu có thua gì đâu :3.
 

Ivy_Nguyen

...quy ẩn...
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
29/8/14
Bài viết
5.515
Gạo
4.671,0
Re: FC Văn Học Kinh Điển
Mình đọc khá nhiều, nhưng phân vân, hỏi câu này các bạn đừng cho là ném đá hội nghị nhé, vì quả thực là mình không hiểu rõ ràng được. Văn học kinh điển là gì? Như thế nào thì được gọi là VNKĐ?
Gõ Wikipedia thì không thấy có, còn gõ từ Kinh điển thì được nghĩa thế này:
Tính từ
minus_section.jpg

Kinh điển: có giá trị mẫu mực, tiêu biểu cho một học thuyết, một chủ nghĩa
(tratu.vn)
Kinh điển:
  • Tác phẩm được coi là khuôn mẫu của một học phái.
    1. VD: Nghiên cứu những tác phẩm quân sự của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác — Lê-nin. (Trường Chinh)
    (vi.wiktionary.org)

    Đọc xong càng thấy mông lung. Hình như mọi người cứ nghĩ truyện cũ cũ, được tái bản nhiều lần thì gọi là kinh điển thì phải.
 

nguyenhoachidung2704

Gà tích cực
Tham gia
27/5/15
Bài viết
96
Gạo
0,0
Re: FC Văn Học Kinh Điển
Thề là sau này Đông A tái bản Đồi gió hú phải mua một quyển. Bản của Nhã Nam dịch ổn nhưng trình bày linh tinh quá, mình chẳng phân biệt được đâu là thoại, đâu là dẫn. Văn học kinh điển của Đông A chất lượng rất tốt. Thích nhất quyển Bố già.
Cái cảm giác sau khi mua về, đọc, tâm đắc truyện cái sau đó hai ba năm gần đây ra nhà sách thấy cũng mấy cuốn đó nhưng bản dịch mượt hơn, bìa đẹp ngỡ ngàng, giấy tốt xốp nhẹ của Đông A và Amun hay Đinh Tị rồi thêm mấy dòng nhận xét đây là phiên bản tiếng việt tốt nhất nữa (nhất là cuốn Bố Già), không biết có ai giống mình không? Lúc bốc mấy quyển đó lên trần trồ có cảm giác như đang phản bội người bạn thân vậy :-w, bởi vậy hơi "ghét" mấy Nxb đó, thiệt tình, làm người ta khó xử ghê :|.
 

xiaofang

Gà nhập
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
27/2/14
Bài viết
2.426
Gạo
11.231,0
Re: FC Văn Học Kinh Điển
Mình đọc khá nhiều, nhưng phân vân, hỏi câu này các bạn đừng cho là ném đá hội nghị nhé, vì quả thực là mình không hiểu rõ ràng được. Văn học kinh điển là gì? Như thế nào thì được gọi là VNKĐ?
Gõ Wikipedia thì không thấy có, còn gõ từ Kinh điển thì được nghĩa thế này:
Tính từ
minus_section.jpg

Kinh điển: có giá trị mẫu mực, tiêu biểu cho một học thuyết, một chủ nghĩa
(tratu.vn)
Kinh điển:
  • Tác phẩm được coi là khuôn mẫu của một học phái.
    1. VD: Nghiên cứu những tác phẩm quân sự của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác — Lê-nin. (Trường Chinh)
    (vi.wiktionary.org)

    Đọc xong càng thấy mông lung. Hình như mọi người cứ nghĩ truyện cũ cũ, được tái bản nhiều lần thì gọi là kinh điển thì phải.
Kinh điển theo em lí giải là "kinh qua thời gian và điển hình cho một thời kỳ, một thông điệp nhất định" :3 . Thật ra thì em nghĩ kinh điển là những tác phẩm vượt thời gian vẫn được người đọc tìm đọc thôi.
 

Huyền Nhâm

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
22/9/14
Bài viết
1.902
Gạo
5.662,0
Re: FC Văn Học Kinh Điển
Cái này là tâm sự thực lòng chứ không phải ném đá đâu nhé. :( Mình không hiểu thì cứ thật thà nhận là mình không hiểu thôi. Thế nên mình rất thích đọc cảm nhận hoặc trao đổi cảm nhận sau khi đọc sách, để thấy được cái hay cái đẹp của tác phẩm mà do nhiều yếu tố mà mình đã không nhìn ra. Cầu người phân tích cho mình hiểu cuốn Đồi Gió Hú đó cũng là nói thật, chứ không phải nói giễu. :(

Ví dụ: Nhiều bạn đọc Truyện Kiều của Nguyễn Du đã ném đá tơi bời. Nhưng mình lại thấy nó thực sự là "huyền thoại", và sẵn sàng phân tích cho họ thấy được những điểm theo mình là hay là đẹp đó. Kiểu kiểu vậy. :D

Mà ngẫm cũng thấy lạ. Hình như các bạn trẻ giờ thích đọc triết lý, viết truyện cũng mang nặng triết lý. Còn mình già rồi thì lại ngán mấy thứ đó đến tận cổ. :)) Cứ thấy mấy câu kiểu: "Đôi khi...", "Có lẽ...", "Cuộc đời này...", "Rồi sẽ có lúc..." là lướt luôn. Nhàm chán và cũ kĩ, ai cũng biết cả rồi mà cứ nói đi nói lại hoài đến bội thực. Chưa kể trong nhiều tình huống lại còn sáo nữa. Nhất là mấy truyện tình yêu ấy.

vivian.nguyen Vấn đề là nàng còn hiểu được nó để mà thích. Chắc tôi không hiểu lắm bối cảnh lịch sử thời đó nên chưa liên hệ được cái giá trị tư tưởng của tác phẩm. *___*
 

Rumm

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
17/8/15
Bài viết
57
Gạo
0,0
Re: FC Văn Học Kinh Điển
Mà ngẫm cũng thấy lạ. Hình như các bạn trẻ giờ thích đọc triết lý, viết truyện cũng mang nặng triết lý. Còn mình già rồi thì lại ngán mấy thứ đó đến tận cổ. :)) Cứ thấy mấy câu kiểu: "Đôi khi...", "Có lẽ...", "Cuộc đời này...", "Rồi sẽ có lúc..." là lướt luôn. Nhàm chán và cũ kĩ, ai cũng biết cả rồi mà cứ nói đi nói lại hoài đến bội thực. Chưa kể trong nhiều tình huống lại còn sáo nữa. Nhất là mấy truyện tình yêu ấy.
Em thì lại nghĩ truyện nào cũng phải có triết lí, ý nghĩa nhất định chứ chị. Nếu không tác phẩm ấy sẽ trở nên sáo rỗng, vô vị. Chẳng qua tác giả có cao tay để truyền tải thông điệp ấy một cách khéo léo hay không thôi.
 

Huyền Nhâm

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
22/9/14
Bài viết
1.902
Gạo
5.662,0
Re: FC Văn Học Kinh Điển
Em thì lại nghĩ truyện nào cũng phải có triết lí, ý nghĩa nhất định chứ chị. Nếu không tác phẩm ấy sẽ trở nên sáo rỗng, vô vị. Chẳng qua tác giả có cao tay để truyền tải thông điệp ấy một cách khéo léo hay không thôi.
Chị vừa tra trên mạng, thì "Triết lý" là những điều được rút tỉa bởi trải nghiệm, như một quan niệm nền tảng, cốt lõi trên cơ sở nhìn nhận điều gì là (nguồn cội tâm thế/ giá trị tinh thần/ sức mạnh ứng xử) được phát biểu ngắn gọn, xúc tích - Như một tín điều, làm kim chỉ nam cho cách xử thế, hành động hay lối sống của một Cá nhân hay một Cộng đồng.

>>> Những ai ít kinh nghiệm cũng như trải nghiệm, sẽ không thể triết lý một cách sâu sắc và đúng đắn. Và truyện của một bộ phận tác giả trẻ bây giờ, thì "triết lý" của họ đều là xào đi xào lại những gì họ đọc được ở đâu đó hoặc nghe qua ở đâu đó, mà cũng có thể tự nghĩ ra rồi diễn giải theo cách của họ. Nhưng vấn đề là, những triết lý đó toàn những điều quá cũ kĩ. Hiếm khi thấy điều gì đó mới mẻ, nên chị mới kêu nhàm. Chưa kể họ "triết lý" ra, ngôn từ bóng bẩy, trau chuốt, đao to búa lớn nhưng lại vội vã, không khai thác sâu (cái này có thể do tay viết non, nhưng cũng có thể vì bản thân họ chưa thực sự trải qua điều gì, truyện viết chỉ là tưởng tượng, vay mượn, chắp ghép... khiến cảm xúc lẫn triết lý không thật, thiếu tính thuyết phục). Đó mới chính là vô vị, là sáo rỗng, là lên gân.

Triết lý khác với ý nghĩa em nhé. Triết lý là phát biểu thẳng ra. Không khéo sẽ trở thành giáo điều và gượng gạo. Còn ý nghĩa lại khác, nó đến từ tổng thể câu chuyện, và từ cảm nhận của độc giả nữa.
 

Hexagon

-trong sáng-
Tham gia
6/12/13
Bài viết
4.038
Gạo
3.378,0
Re: FC Văn Học Kinh Điển
Thật ra thì em nghĩ kinh điển là những tác phẩm vượt thời gian vẫn được người đọc tìm đọc thôi.
Anh cũng nghĩ như này, chứ cứ phải soi vào chữ tìm định nghĩa làm gì? Những tác phẩm nghệ thuật như phim, sách, nhạc... mà cả chục năm sau người ta vẫn tìm thì được coi là kinh điển rồi.
 

Ngọc Sinh Yên

Gà tích cực
Tham gia
16/7/15
Bài viết
148
Gạo
124,0
Re: FC Văn Học Kinh Điển
Em thích Nanh trắng, Tiếng gọi nơi hoang dã. Không biết những quyển này có phải là các tác phẩm kinh điển không. Đọc từ hồi cấp 2, bây giờ đọc lại em vẫn thấy thích.
Hồi lớp 10 mượn quyển Trăm năm cô đơn của nhỏ bạn, đọc xong em càng tránh xa văn học phương Tây. Vốn không thích thể loại này, có lẽ do khác biệt văn hóa hay sao, hoặc do em chưa đủ tuổi để hiểu nên không tài nào thấm nổi ý nghĩa, thông điệp mà các nhà phê bình văn học vẫn nhận xét. Em đọc Trăm năm cô đơn là vì tò mò nội dung thế nào mà lại đạt giải này giải kia, nhiều người bảo giàu giá trị nhân văn, nhân đạo, ý nghĩa sâu xa,... Thực sự em hoàn toàn không cảm được gì cả. Nói theo lời văn dốt nát nông cạn của em thì cả quyển này thuyết minh về khái niệm, quá trình và hậu quả của giao phối cận huyết. :v
 
Bên trên