Thảo luận FC Văn Học Kinh Điển

oigioioi90

Gà tích cực
Tham gia
2/12/15
Bài viết
145
Gạo
0,0
Re: FC Văn Học Kinh Điển
Biết ngay lập topic này cũng sẽ gặp vấn đề như thế này mà :-<, đã là vhkđ thì sẽ đụng tới thời gian mà đã đụng tới thời gian thì sẽ đụng tới kinh nghiệm, độ tuổi.
Thực sự mọi người cứ nghĩ bình thường là đang nêu ra ý kiến. Mỗi người có ý kiến riêng , chúng ta cùng thảo luận tự để xem mình có gì cần update không (update nhé chứ tôi cũng không bảo bạn sửa ý kiến của bạn). Cứ bình thường vậy thôi là mọi người cùng vui.
Đừng bắt bẻ gì nhau chỉ vì muốn chứng tỏ cái tôi của mình là đúng. Có thể tôi nói không được vui lòng mọi người, vậy hãy thả lỏng người bạn ra vì tôi chẳng có ý gì đâu đấy chỉ là ý kiến của tôi thôi. Chúng ta hãy cởi mở thay vì soi mói nhau đi. OKkk chứ nào.
 

nguyenhoachidung2704

Gà tích cực
Tham gia
27/5/15
Bài viết
96
Gạo
0,0
Re: FC Văn Học Kinh Điển
Mình thấy FC của chúng ta có lẽ chưa sôi nổi mấy thì phải, thế nên mình nghĩ ra một chủ đề hay để cho các bạn bàn luận :) .
Mình thấy có nhiều bạn comment chưa thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm như người khác "quảng cáo", hôm nọ cũng có bạn kêu thấy không hiểu cuốn Đồi gió hú và Bắt trẻ đồng xanh, về phần mình thì mình thấy ngoài ngưỡng mộ tình yêu mãnh liệt của hai nhân vật chính ra thì hình như mình cũng chả thấy có gì khác ở cuốn Đồi gió hú.
Vậy nên nếu bạn không hiểu tác phẩm ấy muốn truyền tải thông điệp gì thì đừng ngại, đăng ảnh lên và hỏi, không cần ngại vì VHKĐ là một lĩnh vực sâu rộng, mỗi người có một cảm nhận khác nhau.
 

oigioioi90

Gà tích cực
Tham gia
2/12/15
Bài viết
145
Gạo
0,0
Re: FC Văn Học Kinh Điển
Cuối cùng đọc xong cuốn "bắt trẻ đồng xanh".
Nghe mọi người trên này giới thiệu và bình luận nhiều cũng tò mò tìm đọc. Cuốm sách khiến tôi chẳng thấy hoang mang hay ngỡ ngàng gì cả mà chỉ thấy thấm. Càng đọc càng thấy thấm.
Quả thực đây là một cuốn sách đáng đọc cho những bạn trẻ, kể cả những người đã lớn tuổi đi nữa.
Mình không biết các bạn thế nào, nhưng tuổi trẻ đúng thật nhiều khi mình bị khủng hoảng bị chán trường hệt như nhân vật chính vậy. Đọc đoạn đầu mình thấy cuốn sách này cũng bình thường thôi, kể về một ông tướng bị đuổi học thôi mà, có gì mà ghê gớm. Cậu ta có vẻ cư xử như một kẻ hợm hĩnh khi coi thường mọi thứ, chán ghét mọi thứ. Nhưng cách hành xử của cậu lại trái ngược hoàn toàn. Từ việc nhắc nhở cậu bạn bẩn thỉu đi đánh răng, rủ cậu ta đi chơi vì biết chẳng ai thèm rủ cậu ta cả. Rồi cái cách cậu ta đi chơi gái mà không dám làm gì, rồi khi cậu gặp hai nứ tu đúng nghĩa đã trách mình không khuyên góp nhiều hơn. Cái cách cậu ta nhớ đến đứa em bị chết và cái cách cậu ta quý mến đứa em gái là tôi biết đằng sau sự nổi loạn là cả một tấm lòng nhân hậu. Cậu ta lo lắng cho mọi người và quan tâm mọi người cực kỳ luôn ý. Để ý mà xem, cậu ta lo cho cậu bạn, lo mẹ buồn vì bị đuổi học, mua cho đứa em gái cái đĩa cậu ta cho là hay nhất, không quan hệ với ai nếu như không yêu chẳng hạn, lo những đứa trẻ bị những từ tục tĩu làm mất đi sự hồn nhiên. Cậu ta như một thiên thần lạc lõng với những hành vi xấu của xã hội thì đúng hơn (một cậu bạn cùng lớp bị đánh đến chết, những đứa khác thì suốt ngày nghĩ đến tình dục, những đứa ngủ với nhau xã giao, hai cặp gay trong khách sạn, rồi cảnh hai người cứ nhổ nước bọt vào mặt nhau nữa).
Ai bảo cuốn sách này bậy và nhân vật chính suốt ngày than vãn chán nản thật chẳng có gì đáng xem thì tôi nói thật bạn chẳng biết gì về tuổi teen cả. Quá đỗi đời thường, làm gì có đứa tuổi teen nào mà chẳng chửi bậy như rươi và thỉnh thoảng mông lung, chán nản về cuộc sống chứ. Nhất là ở Việt Nam, tụi tôi còn chửi bậy kinh hơn gấp mấy lần trong truyện ý chứ. Và những lần chán nản bỏ nhà đi bụi (có khi là trốn ở quán net) nhưng kiểu gì bố mẹ cũng tìm thấy để cho một trận. Rủ nhau xem phim con heo hay bày trò phá làng phá xóm. Chẳng hiểu tại sao lại có những người ăn thịt chó khi chúng rất đáng yêu. Rồi thì tại sao thằng kia lại tán được nhiều gái như thế. Làm sao để chịch được em này em kia. Làm thế nào để bảnh nhất có thể. Tuổi trẻ là cứ sống ngông nghênh vậy đó. Nhưng đâu lại vào đấy, rồi bạn sẽ vào đại học sẽ đi làm và chẳng làm những trò như thế nữa. Rồi bạn sẽ cư sử như người lớn và có cuộc sống như mọi người. Theo tôi đó chỉ là khủng hoảng của cái tuổi mới lớn. Khi bạn muốn thể hiện mình và tâm trạng thì lúc nào cũng thất thường như thời tiết vậy. Chúng tôi không phải là những đứa trẻ hư, chỉ là chúng tôi bị cuốn vào cái xã hội mà chả có tí sức phòng vệ nào. Như thế nào là đạo đức như nào là chân thiện mĩ những đứa trẻ như tôi làm sao mà hiểu được. Lúc nào cũng chỉ cho mình là đúng chẳng quan tâm đến ai. Làm những điều lập dị như thể đó mới là cách sống tốt nhất. Nhưng rồi sớm hay muộn bạn sẽ nhận ra bạn cần phải sống tốt hơn thôi. Như khi con em lớp 3 của tôi cứ cào vào người tôi và bảo với cả nhà nó không thích thấy tôi cứ suốt ngày nhịn ăn, tôi đã khóc, thật đấy. Trưởng thành không phải là khi bạn sống chết vì những điều rở hơi bạn cho là đúng, mà cách bạn biết sống khiêm nhường. Bạn chung hoà được những thứ dở hơi đấy với cuộc sống, chẳng cần khoe mẽ những thứ đó chỉ cần tự bạn thưởng thức chúng là đủ.
Kết truyện nhân vật chính đã nhận ra mình bỏ đi thì ai sẽ bảo vệ đứa em gái nhỏ này đây. Những tâm hồn ngây thơ rồi sẽ bị vẩn đục, chỉ muốn làm kẻ "bắt trẻ đồng xanh" để giữ những tâm hồn mãi được hồn nhiên. Tác giả muốn gửi gắm về một tương lai những giá trị đạo đức cốt lõi không bị đánh mất, không bị tha hoá vì sự "tiến bộ" của văn minh. Như trong đoạn trích: “Tuy nhiên, điều quan trọng nhất ở đây nằm ở chỗ bảo tàng là nơi mọi thứ lúc nào cũng ở đúng chỗ của mình. Không ai dịch chuyển. Bạn có thể đến đó cả trăn nghìn lần mà người Eskimo vẫn cứ chỉ mới đánh bắt xong hai con cá ấy, những chú chim vẫn đang trên đường di trú về phương nam, những chú hươu với những cái gạc xinh xắn, những cái chân mảnh khảnh vần đang uống bên ngoài cái vũng nước ấy, và người phụ nữ da đỏ ngực trần ấy vẫn đang dệt cũng cùng cái chăn ấy. Không ai khác đi cả. Thứ duy nhất biến đổi chính là bạn.”.
Hic, mệt cả tay rồi, bắt đầu đọc đến cuốn "đồi gió hú " xem nó như nào.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

bupbecaumua

gà luộc
Nhóm Biên tập
Tham gia
9/12/13
Bài viết
3.401
Gạo
6.529,0
Re: FC Văn Học Kinh Điển
Cuối cùng đọc xong cuốn "bắt trẻ đồng xanh".
Nghe mọi người trên này giới thiệu và bình luận nhiều cũng tò mò tìm đọc. Cuốm sách khiến tôi chẳng thấy hoang mang hay ngỡ ngàng gì cả mà chỉ thấy thấm. Càng đọc càng thấy thấm.
Quả thực đây là một cuốn sách đáng đọc cho những bạn trẻ, kể cả những người đã lớn tuổi đi nữa.
Mình không biết các bạn thế nào, nhưng tuổi trẻ đúng thật nhiều khi mình bị khủng hoảng bị chán trường hệt như nhân vật chính vậy. Đọc đoạn đầu mình thấy cuốn sách này cũng bình thường thôi, kể về một ông tướng bị đuổi học thôi mà, có gì mà ghê gớm. Cậu ta có vẻ cư xử như một kẻ hợm hĩnh khi coi thường mọi thứ, chán ghét mọi thứ. Nhưng cách hành xử của cậu lại trái ngược hoàn toàn. Từ việc nhắc nhở cậu bạn bẩn thỉu đi đánh răng, rủ cậu ta đi chơi vì biết chẳng ai thèm rủ cậu ta cả. Rồi cái cách cậu ta đi chơi gái mà không dám làm gì, rồi khi cậu gặp hai nứ tu đúng nghĩa đã trách mình không khuyên góp nhiều hơn. Cái cách cậu ta nhớ đến đứa em bị chết và cái cách cậu ta quý mến đứa em gái là tôi biết đằng sau sự nổi loạn là cả một tấm lòng nhân hậu. Cậu ta lo lắng cho mọi người và quan tâm mọi người cực kỳ luôn ý. Để ý mà xem, cậu ta lo cho cậu bạn, lo mẹ buồn vì bị đuổi học, mua cho đứa em gái cái đĩa cậu ta cho là hay nhất, không quan hệ với ai nếu như không yêu chẳng hạn, lo những đứa trẻ bị những từ tục tĩu làm mất đi sự hồn nhiên. Cậu ta như một thiên thần lạc lõng với những hành vi xấu của xã hội thì đúng hơn (một cậu bạn cùng lớp bị đánh đến chết, những đứa khác thì suốt ngày nghĩ đến tình dục, những đứa ngủ với nhau xã giao, hai cặp gay trong khách sạn, rồi cảnh hai người cứ nhổ nước bọt vào mặt nhau nữa).
Ai bảo cuốn sách này bậy và nhân vật chính suốt ngày than vãn chán nản thật chẳng có gì đáng xem thì tôi nói thật bạn chẳng biết gì về tuổi teen cả. Quá đỗi đời thường, làm gì có đứa tuổi teen nào mà chẳng chửi bậy như rươi và thỉnh thoảng mông lung, chán nản về cuộc sống chứ. Nhất là ở Việt Nam, tụi tôi còn chửi bậy kinh hơn gấp mấy lần trong truyện ý chứ. Và những lần chán nản bỏ nhà đi bụi (có khi là trốn ở quán net) nhưng kiểu gì bố mẹ cũng tìm thấy để cho một trận. Rủ nhau xem phim con heo hay bày trò phá làng phá xóm. Chẳng hiểu tại sao lại có những người ăn thịt chó khi chúng rất đáng yêu. Rồi thì tại sao thằng kia lại tán được nhiều gái như thế. Làm sao để chịch được em này em kia. Làm thế nào để bảnh nhất có thể. Tuổi trẻ là cứ sống ngông nghênh vậy đó. Nhưng đâu lại vào đấy, rồi bạn sẽ vào đại học sẽ đi làm và chẳng làm những trò như thế nữa. Rồi bạn sẽ cư sử như người lớn và có cuộc sống như mọi người. Theo tôi đó chỉ là khủng hoảng của cái tuổi mới lớn. Khi bạn muốn thể hiện mình và tâm trạng thì lúc nào cũng thất thường như thời tiết vậy. Chúng tôi không phải là những đứa trẻ hư, chỉ là chúng tôi bị cuốn vào cái xã hội mà chả có tí sức phòng vệ nào. Như thế nào là đạo đức như nào là chân thiện mĩ những đứa trẻ như tôi làm sao mà hiểu được. Lúc nào cũng chỉ cho mình là đúng chẳng quan tâm đến ai. Làm những điều lập dị như thể đó mới là cách sống tốt nhất. Nhưng rồi sớm hay muộn bạn sẽ nhận ra bạn cần phải sống tốt hơn thôi. Như khi con em lớp 3 của tôi cứ cào vào người tôi và bảo với cả nhà nó không thích thấy tôi cứ suốt ngày nhịn ăn, tôi đã khóc, thật đấy. Trưởng thành không phải là khi bạn sống chết vì những điều rở hơi bạn cho là đúng, mà cách bạn biết sống khiêm nhường. Bạn chung hoà được những thứ dở hơi đấy với cuộc sống, chẳng cần khoe mẽ những thứ đó chỉ cần tự bạn thưởng thức chúng là đủ.
Kết truyện nhân vật chính đã nhận ra mình bỏ đi thì ai sẽ bảo vệ đứa em gái nhỏ này đây. Những tâm hồn ngây thơ rồi sẽ bị vẩn đục, chỉ muốn làm kẻ "bắt trẻ đồng xanh" để giữ những tâm hồn mãi được hồn nhiên. Tác giả muốn gửi gắm về một tương lai những giá trị đạo đức cốt lõi không bị đánh mất, không bị tha hoá vì sự "tiến bộ" của văn minh. Như trong đoạn trích: “Tuy nhiên, điều quan trọng nhất ở đây nằm ở chỗ bảo tàng là nơi mọi thứ lúc nào cũng ở đúng chỗ của mình. Không ai dịch chuyển. Bạn có thể đến đó cả trăn nghìn lần mà người Eskimo vẫn cứ chỉ mới đánh bắt xong hai con cá ấy, những chú chim vẫn đang trên đường di trú về phương nam, những chú hươu với những cái gạc xinh xắn, những cái chân mảnh khảnh vần đang uống bên ngoài cái vũng nước ấy, và người phụ nữ da đỏ ngực trần ấy vẫn đang dệt cũng cùng cái chăn ấy. Không ai khác đi cả. Thứ duy nhất biến đổi chính là bạn.”.
Hic, mệt cả tay rồi, bắt đầu đọc đến cuốn "đồi gió hú " xem nó như nào.
Ui dài thế này thì làm hẳn một bài cảm nhận được đó bạn. :3
 

oigioioi90

Gà tích cực
Tham gia
2/12/15
Bài viết
145
Gạo
0,0
Re: FC Văn Học Kinh Điển
Ui dài thế này thì làm hẳn một bài cảm nhận được đó bạn. :3
:V, có hay đâu mà dám post bên cảm nhận. Cứ bên này cho các bạn đọc thôi. Có nhiều bạn đọc thấy không hiểu, mình đọc thì thấy như vầy, cũng dễ hiểu, không biết đã đúng ý tác giả chưa nữa.
 

nguyenhoachidung2704

Gà tích cực
Tham gia
27/5/15
Bài viết
96
Gạo
0,0
Re: FC Văn Học Kinh Điển
:V, có hay đâu mà dám post bên cảm nhận. Cứ bên này cho các bạn đọc thôi. Có nhiều bạn đọc thấy không hiểu, mình đọc thì thấy như vầy, cũng dễ hiểu, không biết đã đúng ý tác giả chưa nữa.
Bạn viết quá chuẩn, đúng ý mình luôn. Mà bạn đang định đọc Đồi gió hú hả, mình thắc mắc ngoài nói về tình yêu mãnh liệt của hai nhân vật thì truyện còn nói về gì nữa không?
Mà trong mấy cuốn truyện tình cảm thì mình thấy cuốn này là "bạo lực" nhất, quá mạnh bạo và góc cạnh so với những tâm hồn lãng mạn nhẹ nhàng. Nhưng mình lại thích vậy, cuốn này biểu hiện rõ nhất cho câu nói "Tình yêu là ngọn lửa cháy âm ỉ", suốt cả câu truyện dài 700 trang hai nhân vật chỉ nói i love you có mấy lần, ai như Chạng vạng, cách 5 trang nói em yêu anh 1 lần.
 

oigioioi90

Gà tích cực
Tham gia
2/12/15
Bài viết
145
Gạo
0,0
Re: FC Văn Học Kinh Điển
Bao giờ mình đọc xong sẽ lại post lên đây tiếp -), mai mình mới đọc cơ, mấy hôm nay mình bận chơi tết.
 

oigioioi90

Gà tích cực
Tham gia
2/12/15
Bài viết
145
Gạo
0,0
Re: FC Văn Học Kinh Điển
Bạn viết quá chuẩn, đúng ý mình luôn. Mà bạn đang định đọc Đồi gió hú hả, mình thắc mắc ngoài nói về tình yêu mãnh liệt của hai nhân vật thì truyện còn nói về gì nữa không?
Mà trong mấy cuốn truyện tình cảm thì mình thấy cuốn này là "bạo lực" nhất, quá mạnh bạo và góc cạnh so với những tâm hồn lãng mạn nhẹ nhàng. Nhưng mình lại thích vậy, cuốn này biểu hiện rõ nhất cho câu nói "Tình yêu là ngọn lửa cháy âm ỉ", suốt cả câu truyện dài 700 trang hai nhân vật chỉ nói i love you có mấy lần, ai như Chạng vạng, cách 5 trang nói em yêu anh 1 lần.
Thật sự mình nghĩ trong tình yêu chẳng cần phải suốt ngày nhắn tin hỏi em đang làm gì đấy, em đang nghĩ gì, em đang ở đâu, anh yêu em nhiều lắm... Lúc nào cũng như vậy không thấy mệt à, không có chuyện gì hấp dẫn hơn để nói à. Chỉ cần trong tâm nghĩ về nhau, thấy gì hay thì kể cho nhau nghe, thấy gì thích thú thì chia sẻ với nhau. Để câu chuyện tuy ít mà chứa định sự quan tâm chân thành, vậy thôi. Mỗi người ai cũng cần đôi chút riêng tư, đôi chút nghỉ ngơi chứ không phải cứ chăm chăm vào trả lời tin nhắn không sợ bên kia giỗi vì không quan tâm hay này nọ. Cứ nói yêu nhau cho lắm vào xong cuối cùng chẳng đâu vào đâu.
 

Mắt nắng

Gà BT
Tham gia
5/8/14
Bài viết
1.252
Gạo
3.106,0
Re: FC Văn Học Kinh Điển
Bắt trẻ đồng xanh - Tác phẩm ảnh hưởng đến nhiều thế hệ thanh niên Mỹ. Cuộc sống và tư tưởng của nhân vật chính tạo được sự đồng cảm mạnh mẽ trong giới thanh thiếu niên.

Ví dụ như cuốn Hoàng tử bé là tác phẩm kinh điển mà nhiều thế hệ nhiều quốc tịch dành cả cuộc đời để cảm nhận.

Còn Đồi gió hú chỉ là Văn học cổ điển. Chị em nhà Bronti chỉ có cuốn Jene Eyre là tác phẩm kinh điển vì nó là cột totem nữ quyền một thời.
 

Dichoithoi

Gà con
Tham gia
30/12/15
Bài viết
4
Gạo
0,0
Re: FC Văn Học Kinh Điển
Hồi lớp 10 mượn quyển Trăm năm cô đơn của nhỏ bạn, đọc xong em càng tránh xa văn học phương Tây. Vốn không thích thể loại này, có lẽ do khác biệt văn hóa hay sao, hoặc do em chưa đủ tuổi để hiểu nên không tài nào thấm nổi ý nghĩa, thông điệp mà các nhà phê bình văn học vẫn nhận xét. Em đọc Trăm năm cô đơn là vì tò mò nội dung thế nào mà lại đạt giải này giải kia, nhiều người bảo giàu giá trị nhân văn, nhân đạo, ý nghĩa sâu xa,... Thực sự em hoàn toàn không cảm được gì cả. Nói theo lời văn dốt nát nông cạn của em thì cả quyển này thuyết minh về khái niệm, quá trình và hậu quả của giao phối cận huyết. :v

Mình cũng thế. Khi học đại học mình khởi sự đọc quyển này và thấy bế tắc chán ghét kinh khủng. Sau 5 năm, ở tuổi 25, Trăm năm cô đơn đã nằm trên giá sách yêu thích nhất của mình, một tác phẩm với những sự kiện chạy đua theo thời gian, tràn ngập những yếu tố vừa là hiện thực xã hội vừa là sáng tạo giàu giá trị thẩm mỹ. Nếu không ngại, bạn hãy thử cho nó một cơ hội khác trong tương lai nhé.
 
Bên trên