10. Tên bợm rượu
Một lão đứng tuổi bước vào hiệu sách.
Tay trái lão cầm chai rượu trong khi chân bước loạng choạng về chỗ hắn. Mùi cồn nồng nặc tỏa khắp căn phòng. Miệng lão cứ luyên thuyên những chữ vô nghĩa khản đặc. Hắn nghe loáng thoáng gì đó về men rượu. Những lời ấy bật ra thành một điệu nhạc.
Lão yêu cầu loại bột ngon nhất và trắng nhất, hay theo lời lão: “trắng muốt giống mông đùi đàn bà nhất.”
“Rượu chắc ngon lắm hả, ông bạn?” hắn chìa ra hai gói ma túy.
“Ngon chứ,” lão ta trả lời. “Thế gu uống rượu của anh là gì?”
“Gì cũng được.
“Ôi dào, thế ra anh là đại gia à? Tôi chỉ hứng thú với rượu gạo nước mình thôi. Tôi ghét bọn Tây lắm. Mới hôm qua đây thôi, một gã ném cho tôi một tờ đô.”
“Vậy là may mắn lắm chứ?”
“May mắn cái con mẹ gì?” lão thốt lên. “Đời anh chưa bao giờ bị coi là sâu rận. Còn tôi? Một con gián thôi anh à. Một con gián dơ dáy bẩn thỉu ai cũng muốn tránh xa.”
Mấy từ ‘sâu rận’ với ‘gián’ này khiến hắn buồn cười.
“Thế đấy luôn cơ à?” hắn cười sặc sụa. “Ông cho rằng người như tôi trên đỉnh xã hội à? Không phải đâu ông bạn.”
“Thế đếch nào lại không,” ông ta gân cổ cãi. “Anh quản lí cái ‘sòng’ lớn thế này, tự do như gió, thế mà lại không nhận mình ở bậc cao xã hội. Còn tôi, lúc nào cũng phải uống rượu cho quên hết tất thảy, cho thời gian qua mau.”
“Thế sao không tự tử mẹ đi?”
“À đấy. Anh hỏi đúng chỗ rồi đấy,” tên bợm nở ra một nụ cười rúm ró. “Chết thì dễ thôi. Nhưng tôi không muốn chết một cách đơn giản như thế. Khi cả hai tỷ người trên thế giới ghét tôi thì tôi mới vui lòng chết được. Tận hưởng sự khinh bỉ là một khoái cảm với tôi, anh ạ.”
“Thế ông có chơi gái không?”
“Ôi dào, bọn gái còn trinh. Chúng thì xứng gì với tôi. Chỉ có anh bạn này thôi,” ông ta gõ gõ đáy chai.
“Thế ông cũng ghét các cô luôn à?”
“Tôi kinh tởm bọn trẻ. Nói chung là thế. Công nghệ cái đếch gì. Báo đài ngày nay cứ hay nói về đủ thứ máy móc, rồi thì scandal đứa diễn viên nổi tiếng nào đó vào cửa hàng mua búp bê máy tình dục. Tôi cho đó là nhảm tất. Một tuần trước, khi tôi thử bước chân vào tòa hai-pơ-lai gì đó, con nhân viên cứ khinh bỉ nhìn khắp người tôi. Anh nhớ tôi đã nói tôi thích người ta khinh bỉ tôi không? Nhưng đây thì khác. Người ta chà đạp tôi vì tôi vô dụng thì tôi khoái lắm, nhưng chỉ vì tôi bẩn thỉu, hôi hám thì tôi chỉ muốn nhào rồi cào cho sọ chúng nát như tương ra. Cái tòa nhà sang trọng nhất thành phố đấy!” ông ta la lớn.
Hắn vẫn chưa thể ngừng cười.
“Thế ông vẫn còn tự trọng cơ à?”
“Anh ạ, con người sinh ra vốn thế. Họ có thể cho mình vô dụng, nhưng lại tự cho mình cái quyền nổi giận khi người khác xúc phạm đến mình. Đấy, đó là tự trọng đấy. Chẳng qua tôi cũng là con người thôi.” Lão dừng lại một hồi. “À ra thế đấy,” ông ta đổi giọng. “Thế ra tự trọng tôi đã mất luôn rồi. Ai lại đi thanh minh cho mình như thế?”
“Thế ông mất tự trọng rồi à,” hắn chợt chuyển qua cảm xúc khác. “Vậy là một con người mất tự trọng, ông sẽ thế nào nếu người ông yêu thương một ngày cũng khinh khỉnh nhìn ông?”
“Tôi vẫn còn tự trọng đấy nhé,” ông ta cãi lại, lần này to hơn. “Đừng tưởng tự trọng tôi mất chỉ vì thứ nước lỏng này. Đó chẳng qua là công cụ mua vui cho tôi thôi. Nó không ảnh hưởng gì đến tôi hết! KHÔNG BAO GIỜ! Anh nghe kĩ rồi đấy.”
“Ai cũng đã từng phản bội chính mình, kể cả lời nói của mình,” hắn đứng bật dậy. “Nào, trả lời tôi đi nào.”
“Anh biết đấy, tôi cũng từng phản bội,” ông ta nói, giọng cay đắng. “Người ta chắc bây giờ căm thù tôi lắm. Chuyện cũng đã lâu. Lâu lắm. Tôi đã bỏ rơi cô sau khi tôi gặp cô lần đầu một tháng. Lúc đó cô cười tươi lắm. Nhưng tôi không có tiền. Tôi lấy hết tiền tiết kiệm của cô rồi nói mình đã tìm được việc, và phải đi công tác xa. Tức là chạy biến đi đấy anh ạ, với số tiền cuỗm được. Rượu không ảnh hưởng gì đến anh cả, chính là tiền đấy. Tiền làm anh mất tất cả. Tôi đã mất tất cả.”
“Ông đã nghĩ gì?”
“Tôi thèm rượu, vậy thôi. Mọi thứ tôi làm trên đời chỉ vì thế.”
Ông ta lấy ra số cần vừa giao dịch, cẩn thận đổ một ít ra một mảnh giấy, cuốn lại, rồi ngậm vào miệng. Hắn đưa lão chiếc bật lửa. Mùi hăng nồng tỏa ra khắp phòng, hòa lẫn với men rượu. Tay lão run run.
“Ông tên gì?”
“Dũng.”
“Vậy thì ông Dũng này, người con gái ấy còn ý nghĩa gì với ông không?”
“Cô ấy là tất cả với tôi.”
“Mọi người đều nói rằng thứ này thứ kia là tất cả, nhưng cuối cùng cũng vứt hết chúng đi. Tất cả chỉ là vấn đề thời gian. Thời gian làm con người chán. Rốt cuộc thì ta chẳng thể giữ lại được gì. Làm gì có thứ gọi là lựa chọn tồn tại?”
Ma lực của rượu đã làm mụ mị đầu óc lão ta. Lão bỏ rơi những người lão yêu thương, để được gì? Chút tiền để uống. Con người thường chạy theo cái trước mắt mà quên đi mình có gì. “Kìa, mùi máu? Ở đâu? Trong miệng,” hắn tự hỏi. Hắn tự cắn môi mình, nhưng lại không thấy đau.
“Ông là con gián?”
“Phải, một thứ hôi hám.”
“Không phải đâu, ông già ạ. Chính là đầu óc thối rữa của ông đấy. Thứ mùi nồng nặc bốc ra từ đó. Ông lợi dụng người tốt. Ông làm họ thất vọng. Cái thân chó ông không phải cống rãnh. Rượu không làm. Thuốc không làm. Vợ ông chắc đã sinh con. Nó là một đứa thật kháu khỉnh ông ạ. Thằng bé ngày nào cũng đòi cha, vợ ông ngày qua ngày bị con dao tinh thần cứa ngang xẻ dọc thân mình. Ông đoán được ngày nào thằng bé mất mẹ không?”
“Không,” lão kia xanh mặt, hơi men trôi tuột lại vào trong. “Tôi không có ý định đó. Tôi chỉ muốn uống thôi. Tôi không muốn giết cô ấy! Không! Tôi vô tội, có trời chứng giám. Xin Thượng đế rủ lòng thương.”
Căn phòng ngột ngạt hơn bao giờ hết.
“Máu đấy,” hắn tím mặt. “Vợ ông đã chết. Máu tuôn trào. Bà ta không chịu nổi…”
“Anh có thấy tối không? Dù trời sáng nhưng ta vẫn phải bật đèn lên chứ nhỉ? Anh có nghĩ…”
Không để lời nói được hoàn thành, hắn mở cửa, đá lão ra ngoài.
Không khí trong lành hẳn lại.
Hắn không thể lý giải nổi tất cả những gì mình đã nói. Liền đó, hắn vớ lấy chiếc điều khiển.
TV hôm nay tràn ngập tin tức về vụ bê bối tài chính và bán khống tài sản của lãnh đạo thành phố.
“…Hôm qua, ông N.M.C. Trưởng phòng Nội vụ Thành phố đã bị bắt vì tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đánh cắp bí mật quốc gia. Hiện…”
Chuyển kênh.
“Bây giờ mời quý vị khán giả cùng thưởng thức bài hát. ‘Nắng vàng con phố, hòa nghiêng dài trong mắt…’”
Chuyển kênh.
“Lúc mười giờ hai mươi phút, ngày dd/mm/yyyy, ông N.M.C., hiện là…”
Chuyển kênh.
“…Vào chín giờ tối qua, một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra trên đường X. Nạn nhân tên XX., đang trên đường về nhà thì bị tên cướp ập vào lấy tài sản. Chiếc xe máy đã đè trực tiếp lên chân nạn nhân. Tên thủ phạm lập tức rời khỏi hiện trường. Sau đó hai mươi phút, người dân tại con hẻm số 3, cách địa điểm vụ tai nạn mười cây số, đã phát hiện thi thể của một người đàn ông. Theo nhân chứng vụ việc thì đó chính là tên cướp đã bỏ chạy. Thương tật được xác định trên 70%, với phát súng chí mạng ngay giữa đỉnh đầu. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Và theo thông tin chúng tôi vừa nhận được thì nạn nhân đã tử vong…”
Đoạn băng về mẩu tin ấy đã được hắn thu lại trong TV.
Trưa hôm ấy nóng bức lạ thường.
Cái nóng phải tới bốn mươi độ. Nhưng không có tiếng ve nào cả. Hắn biết rằng thế giới này không phải câu chuyện cổ tích theo loại “cuối cùng, họ sống hạnh phúc cho đến khi chết” (hắn mang máng nhớ lại câu nói này). Vẫn luôn có khói lửa, đạn dược. Hắn ngửi thấy mùi khói.
Hắn ngồi đó, gác chân lên bàn. Xung quanh chất đầy sách, nào tiểu thuyết, trinh thám, kinh dị, bí ẩn. Cửa hiệu hiếm khi có khách gọi là bình thường, ngày ngày hắn ngồi đây, thẫn thờ như thằng rỗi nghề, ngấu nghiến từng trang. Quyển hắn đang đọc có tựa “Đêm kinh hoàng.” Nó kể về vụ án mạng trong phòng kín — thi thể người vợ nằm vất vưởng trên giường, mắt căng hết cỡ, miệng toác ra một nụ cười méo xệch. Hắn nghĩ tựa sách có phần phô trương quá mức, vì thực ra chẳng có gì kinh hoàng khi một người chồng giết vợ mình để lấy tiền bảo hiểm của người chết, hơn nữa lại chỉ vì một lý do quá sức đơn giản là dùng đống tiền đó để trả món nợ thua bạc.
Người chồng đã nói với cảnh sát, “sau đó tôi sẽ có tiền để thỏa thú vui hoang lạc của mình.”
Không phải câu chuyện nào cũng đạt đến mức tiêu chuẩn điên loạn của hắn. Người chồng đã quá sợ sệt khi khai mọi sự cho cảnh sát. Hình mẫu về nhân vật chính này, như trong đầu hắn vẽ ra, chính là ông ta phải cười vào tất cả việc mình đã làm và rú lên thỏa mãn, sẽ tự hào vì mình đã đạt một kỳ công lớn, sẽ sừng sững như một cột mốc vĩ đại trong lịch sử loài người. Thế nhưng, ông ta đã yếu đuối tự giày vò mình với nỗi ô nhục khi nghĩ rằng ông đã giết người chỉ vì tiền, rằng ông đã suy nghĩ không thấu đáo.
“Xui cho ông rồi, ông già,” hắn nhếch miệng.
Cái nóng hầm hập như nồi lửa trong hiệu sách làm bốc mùi bàn chân hắn. Chúng đang được để trần; mùi hôi từ đó tan chảy vào không khí đặc quánh lại. Xung quanh hắn có năm hàng kệ sách. Số tầng mỗi hàng không như nhau, đây bốn kia năm đó lại bốn. Bên trong chất đầy những sách. Chúng chẳng theo trình tự nào cả. ngửi thấy mùi khét, hay chính xác hơn là mùi giấy cháy. Nhưng, hơn cả, là một mùi hăng nặng.
Hắn cần thứ gì để hạ nhiệt.
Hắn mở ngăn kéo bàn, lấy ra một cái gói nhỏ. Cần sa. Hắn từ lâu đã tự hứa với mình rằng không bao giờ được nghiện thuốc. Nhưng bây giờ cơ thể hắn không chịu nổi.
Hắn ra chốt cửa. Ngồi lại, hắn xé một mảnh giấy vuông vức, để một ít cần lên rồi cuộn tròn lại. “Mẹ nó,” hắn nói sau khi bật lửa kêu tách một tiếng. Người hắn như thiêu như đốt. Hắn không thể thở trong căn phòng kín mít này được nữa.
Hắn quyết định duỗi thẳng chân gác lên bàn, ngả lưng tựa vào ghế đánh một giấc. Hắn gác mọi nội dung sách qua một bên, gạt bỏ mọi suy nghĩ về vị khách quá ư tự trọng khi nãy. Mặt Trời khuất bóng, để lộ trên nền trời một màu phớt hồng nhợt nhạt. Căn phòng chìm vào tối mịt. Hắn không thích bật đèn. Hắn thích ngồi trong bóng tối và chìm vào dòng suy nghĩ luẩn quẩn.
Cô bé Tuyết đã khóc; hắn không biết do cô bé đã nhìn thấy khuôn mặt chai sạn gớm guốc của mình hay vì cái lườm mắt chòng chọc. Ngôi nhà tình thương bao bọc trong lớp tường cao gắn kẽm gai; hắn nổi da gà nghĩ về trại tập trung Đức quốc xã thời Thế chiến thứ hai. Bà quản lý với đôi mắt thương hại quỷ quyệt đã long lanh với Tuyết, hắn nhận ra rõ thâm độc trong từng câu chữ ngon ngọt mà bà ta nhả ra. Nhịp điệu giọng nói quá nhẹ nhàng, cay độc.
Hắn liếc nhìn về hộc tủ bàn rồi như sợ sệt lại lảng đi rất nhanh. Phía đại lộ náo nhiệt trong giờ tan tầm. Tiếng còi xe cùng tiếng chửi bới nhòa đi trong tai hắn, khóe mắt cứng cỏi bỗng rỉ nước mắt y như cái đêm hôm ấy ở bệnh viện. Hắn không dám nhớ lại màu ga giường trắng toát kia.
Hắn giận dữ quăng ống hút cần sa khi mà miệng ống còn chưa khô nước bọt. Những trang giấy phần phật trong gió như đang chế nhạo hắn, chế nhạo một kẻ đao búa máu mặt đi sợ sệt đôi mắt thế gian: dòng nước cuộn trào trong mắt cô bé Tuyết, tia lửa mãnh liệt tỏa ra từ Ánh Dương (cái tên mà hắn vô tình biết được). Hắn bật dậy, vội vàng chạy đến cửa sổ để thở, trút ra chiếc đe nặng trịch cấn vào cuống họng mình.
“Phải làm gì đó, phải làm gì đó…”
Bỗng có tiếng gõ cửa.
“Ai đó?” hắn hỏi lớn, vô thức nắm lấy cây súng đang dắt trong lưng quần.
“Tôi đây.”
Hắn ra mở cửa. Khuôn mặt đờ đẫn của Tâm hiện ra làm hắn giật mình.
“Có gì thế?” hắn hỏi ngờ vực.
“Cậu có thư từ trường Đại học Mở. Đây.”
Hắn nhận lấy rồi đóng sập cửa khi Tâm đã đi khỏi.
Bìa thư ấn mộc đỏ của Ban hiệu trưởng trường Đại học Mở. Hắn lấy dao rọc ra rồi cầm tờ giấy bên trong lên đọc.
“Lại thư học phí,” hắn cười thầm. “Từ trường Đại học Mở à?”
Mọi việc trùng hợp một cách kỳ lạ.
“Đại học Mở sao, có ý nghĩa gì chứ? Cô gái ấy sao?”
Hắn lẩm bẩm với chính mình. Đợt gió lớn tốc vào cửa sổ như muốn đánh bay hắn đi.
“Lại một bức thư, hay là nhật ký nhỉ?” tên tội phạm lặp đi lặp lại.
Một lão đứng tuổi bước vào hiệu sách.
Tay trái lão cầm chai rượu trong khi chân bước loạng choạng về chỗ hắn. Mùi cồn nồng nặc tỏa khắp căn phòng. Miệng lão cứ luyên thuyên những chữ vô nghĩa khản đặc. Hắn nghe loáng thoáng gì đó về men rượu. Những lời ấy bật ra thành một điệu nhạc.
Lão yêu cầu loại bột ngon nhất và trắng nhất, hay theo lời lão: “trắng muốt giống mông đùi đàn bà nhất.”
“Rượu chắc ngon lắm hả, ông bạn?” hắn chìa ra hai gói ma túy.
“Ngon chứ,” lão ta trả lời. “Thế gu uống rượu của anh là gì?”
“Gì cũng được.
“Ôi dào, thế ra anh là đại gia à? Tôi chỉ hứng thú với rượu gạo nước mình thôi. Tôi ghét bọn Tây lắm. Mới hôm qua đây thôi, một gã ném cho tôi một tờ đô.”
“Vậy là may mắn lắm chứ?”
“May mắn cái con mẹ gì?” lão thốt lên. “Đời anh chưa bao giờ bị coi là sâu rận. Còn tôi? Một con gián thôi anh à. Một con gián dơ dáy bẩn thỉu ai cũng muốn tránh xa.”
Mấy từ ‘sâu rận’ với ‘gián’ này khiến hắn buồn cười.
“Thế đấy luôn cơ à?” hắn cười sặc sụa. “Ông cho rằng người như tôi trên đỉnh xã hội à? Không phải đâu ông bạn.”
“Thế đếch nào lại không,” ông ta gân cổ cãi. “Anh quản lí cái ‘sòng’ lớn thế này, tự do như gió, thế mà lại không nhận mình ở bậc cao xã hội. Còn tôi, lúc nào cũng phải uống rượu cho quên hết tất thảy, cho thời gian qua mau.”
“Thế sao không tự tử mẹ đi?”
“À đấy. Anh hỏi đúng chỗ rồi đấy,” tên bợm nở ra một nụ cười rúm ró. “Chết thì dễ thôi. Nhưng tôi không muốn chết một cách đơn giản như thế. Khi cả hai tỷ người trên thế giới ghét tôi thì tôi mới vui lòng chết được. Tận hưởng sự khinh bỉ là một khoái cảm với tôi, anh ạ.”
“Thế ông có chơi gái không?”
“Ôi dào, bọn gái còn trinh. Chúng thì xứng gì với tôi. Chỉ có anh bạn này thôi,” ông ta gõ gõ đáy chai.
“Thế ông cũng ghét các cô luôn à?”
“Tôi kinh tởm bọn trẻ. Nói chung là thế. Công nghệ cái đếch gì. Báo đài ngày nay cứ hay nói về đủ thứ máy móc, rồi thì scandal đứa diễn viên nổi tiếng nào đó vào cửa hàng mua búp bê máy tình dục. Tôi cho đó là nhảm tất. Một tuần trước, khi tôi thử bước chân vào tòa hai-pơ-lai gì đó, con nhân viên cứ khinh bỉ nhìn khắp người tôi. Anh nhớ tôi đã nói tôi thích người ta khinh bỉ tôi không? Nhưng đây thì khác. Người ta chà đạp tôi vì tôi vô dụng thì tôi khoái lắm, nhưng chỉ vì tôi bẩn thỉu, hôi hám thì tôi chỉ muốn nhào rồi cào cho sọ chúng nát như tương ra. Cái tòa nhà sang trọng nhất thành phố đấy!” ông ta la lớn.
Hắn vẫn chưa thể ngừng cười.
“Thế ông vẫn còn tự trọng cơ à?”
“Anh ạ, con người sinh ra vốn thế. Họ có thể cho mình vô dụng, nhưng lại tự cho mình cái quyền nổi giận khi người khác xúc phạm đến mình. Đấy, đó là tự trọng đấy. Chẳng qua tôi cũng là con người thôi.” Lão dừng lại một hồi. “À ra thế đấy,” ông ta đổi giọng. “Thế ra tự trọng tôi đã mất luôn rồi. Ai lại đi thanh minh cho mình như thế?”
“Thế ông mất tự trọng rồi à,” hắn chợt chuyển qua cảm xúc khác. “Vậy là một con người mất tự trọng, ông sẽ thế nào nếu người ông yêu thương một ngày cũng khinh khỉnh nhìn ông?”
“Tôi vẫn còn tự trọng đấy nhé,” ông ta cãi lại, lần này to hơn. “Đừng tưởng tự trọng tôi mất chỉ vì thứ nước lỏng này. Đó chẳng qua là công cụ mua vui cho tôi thôi. Nó không ảnh hưởng gì đến tôi hết! KHÔNG BAO GIỜ! Anh nghe kĩ rồi đấy.”
“Ai cũng đã từng phản bội chính mình, kể cả lời nói của mình,” hắn đứng bật dậy. “Nào, trả lời tôi đi nào.”
“Anh biết đấy, tôi cũng từng phản bội,” ông ta nói, giọng cay đắng. “Người ta chắc bây giờ căm thù tôi lắm. Chuyện cũng đã lâu. Lâu lắm. Tôi đã bỏ rơi cô sau khi tôi gặp cô lần đầu một tháng. Lúc đó cô cười tươi lắm. Nhưng tôi không có tiền. Tôi lấy hết tiền tiết kiệm của cô rồi nói mình đã tìm được việc, và phải đi công tác xa. Tức là chạy biến đi đấy anh ạ, với số tiền cuỗm được. Rượu không ảnh hưởng gì đến anh cả, chính là tiền đấy. Tiền làm anh mất tất cả. Tôi đã mất tất cả.”
“Ông đã nghĩ gì?”
“Tôi thèm rượu, vậy thôi. Mọi thứ tôi làm trên đời chỉ vì thế.”
Ông ta lấy ra số cần vừa giao dịch, cẩn thận đổ một ít ra một mảnh giấy, cuốn lại, rồi ngậm vào miệng. Hắn đưa lão chiếc bật lửa. Mùi hăng nồng tỏa ra khắp phòng, hòa lẫn với men rượu. Tay lão run run.
“Ông tên gì?”
“Dũng.”
“Vậy thì ông Dũng này, người con gái ấy còn ý nghĩa gì với ông không?”
“Cô ấy là tất cả với tôi.”
“Mọi người đều nói rằng thứ này thứ kia là tất cả, nhưng cuối cùng cũng vứt hết chúng đi. Tất cả chỉ là vấn đề thời gian. Thời gian làm con người chán. Rốt cuộc thì ta chẳng thể giữ lại được gì. Làm gì có thứ gọi là lựa chọn tồn tại?”
Ma lực của rượu đã làm mụ mị đầu óc lão ta. Lão bỏ rơi những người lão yêu thương, để được gì? Chút tiền để uống. Con người thường chạy theo cái trước mắt mà quên đi mình có gì. “Kìa, mùi máu? Ở đâu? Trong miệng,” hắn tự hỏi. Hắn tự cắn môi mình, nhưng lại không thấy đau.
“Ông là con gián?”
“Phải, một thứ hôi hám.”
“Không phải đâu, ông già ạ. Chính là đầu óc thối rữa của ông đấy. Thứ mùi nồng nặc bốc ra từ đó. Ông lợi dụng người tốt. Ông làm họ thất vọng. Cái thân chó ông không phải cống rãnh. Rượu không làm. Thuốc không làm. Vợ ông chắc đã sinh con. Nó là một đứa thật kháu khỉnh ông ạ. Thằng bé ngày nào cũng đòi cha, vợ ông ngày qua ngày bị con dao tinh thần cứa ngang xẻ dọc thân mình. Ông đoán được ngày nào thằng bé mất mẹ không?”
“Không,” lão kia xanh mặt, hơi men trôi tuột lại vào trong. “Tôi không có ý định đó. Tôi chỉ muốn uống thôi. Tôi không muốn giết cô ấy! Không! Tôi vô tội, có trời chứng giám. Xin Thượng đế rủ lòng thương.”
Căn phòng ngột ngạt hơn bao giờ hết.
“Máu đấy,” hắn tím mặt. “Vợ ông đã chết. Máu tuôn trào. Bà ta không chịu nổi…”
“Anh có thấy tối không? Dù trời sáng nhưng ta vẫn phải bật đèn lên chứ nhỉ? Anh có nghĩ…”
Không để lời nói được hoàn thành, hắn mở cửa, đá lão ra ngoài.
Không khí trong lành hẳn lại.
Hắn không thể lý giải nổi tất cả những gì mình đã nói. Liền đó, hắn vớ lấy chiếc điều khiển.
TV hôm nay tràn ngập tin tức về vụ bê bối tài chính và bán khống tài sản của lãnh đạo thành phố.
“…Hôm qua, ông N.M.C. Trưởng phòng Nội vụ Thành phố đã bị bắt vì tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản và đánh cắp bí mật quốc gia. Hiện…”
Chuyển kênh.
“Bây giờ mời quý vị khán giả cùng thưởng thức bài hát. ‘Nắng vàng con phố, hòa nghiêng dài trong mắt…’”
Chuyển kênh.
“Lúc mười giờ hai mươi phút, ngày dd/mm/yyyy, ông N.M.C., hiện là…”
Chuyển kênh.
“…Vào chín giờ tối qua, một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra trên đường X. Nạn nhân tên XX., đang trên đường về nhà thì bị tên cướp ập vào lấy tài sản. Chiếc xe máy đã đè trực tiếp lên chân nạn nhân. Tên thủ phạm lập tức rời khỏi hiện trường. Sau đó hai mươi phút, người dân tại con hẻm số 3, cách địa điểm vụ tai nạn mười cây số, đã phát hiện thi thể của một người đàn ông. Theo nhân chứng vụ việc thì đó chính là tên cướp đã bỏ chạy. Thương tật được xác định trên 70%, với phát súng chí mạng ngay giữa đỉnh đầu. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ. Và theo thông tin chúng tôi vừa nhận được thì nạn nhân đã tử vong…”
Đoạn băng về mẩu tin ấy đã được hắn thu lại trong TV.
Trưa hôm ấy nóng bức lạ thường.
Cái nóng phải tới bốn mươi độ. Nhưng không có tiếng ve nào cả. Hắn biết rằng thế giới này không phải câu chuyện cổ tích theo loại “cuối cùng, họ sống hạnh phúc cho đến khi chết” (hắn mang máng nhớ lại câu nói này). Vẫn luôn có khói lửa, đạn dược. Hắn ngửi thấy mùi khói.
Hắn ngồi đó, gác chân lên bàn. Xung quanh chất đầy sách, nào tiểu thuyết, trinh thám, kinh dị, bí ẩn. Cửa hiệu hiếm khi có khách gọi là bình thường, ngày ngày hắn ngồi đây, thẫn thờ như thằng rỗi nghề, ngấu nghiến từng trang. Quyển hắn đang đọc có tựa “Đêm kinh hoàng.” Nó kể về vụ án mạng trong phòng kín — thi thể người vợ nằm vất vưởng trên giường, mắt căng hết cỡ, miệng toác ra một nụ cười méo xệch. Hắn nghĩ tựa sách có phần phô trương quá mức, vì thực ra chẳng có gì kinh hoàng khi một người chồng giết vợ mình để lấy tiền bảo hiểm của người chết, hơn nữa lại chỉ vì một lý do quá sức đơn giản là dùng đống tiền đó để trả món nợ thua bạc.
Người chồng đã nói với cảnh sát, “sau đó tôi sẽ có tiền để thỏa thú vui hoang lạc của mình.”
Không phải câu chuyện nào cũng đạt đến mức tiêu chuẩn điên loạn của hắn. Người chồng đã quá sợ sệt khi khai mọi sự cho cảnh sát. Hình mẫu về nhân vật chính này, như trong đầu hắn vẽ ra, chính là ông ta phải cười vào tất cả việc mình đã làm và rú lên thỏa mãn, sẽ tự hào vì mình đã đạt một kỳ công lớn, sẽ sừng sững như một cột mốc vĩ đại trong lịch sử loài người. Thế nhưng, ông ta đã yếu đuối tự giày vò mình với nỗi ô nhục khi nghĩ rằng ông đã giết người chỉ vì tiền, rằng ông đã suy nghĩ không thấu đáo.
“Xui cho ông rồi, ông già,” hắn nhếch miệng.
Cái nóng hầm hập như nồi lửa trong hiệu sách làm bốc mùi bàn chân hắn. Chúng đang được để trần; mùi hôi từ đó tan chảy vào không khí đặc quánh lại. Xung quanh hắn có năm hàng kệ sách. Số tầng mỗi hàng không như nhau, đây bốn kia năm đó lại bốn. Bên trong chất đầy những sách. Chúng chẳng theo trình tự nào cả. ngửi thấy mùi khét, hay chính xác hơn là mùi giấy cháy. Nhưng, hơn cả, là một mùi hăng nặng.
Hắn cần thứ gì để hạ nhiệt.
Hắn mở ngăn kéo bàn, lấy ra một cái gói nhỏ. Cần sa. Hắn từ lâu đã tự hứa với mình rằng không bao giờ được nghiện thuốc. Nhưng bây giờ cơ thể hắn không chịu nổi.
Hắn ra chốt cửa. Ngồi lại, hắn xé một mảnh giấy vuông vức, để một ít cần lên rồi cuộn tròn lại. “Mẹ nó,” hắn nói sau khi bật lửa kêu tách một tiếng. Người hắn như thiêu như đốt. Hắn không thể thở trong căn phòng kín mít này được nữa.
Hắn quyết định duỗi thẳng chân gác lên bàn, ngả lưng tựa vào ghế đánh một giấc. Hắn gác mọi nội dung sách qua một bên, gạt bỏ mọi suy nghĩ về vị khách quá ư tự trọng khi nãy. Mặt Trời khuất bóng, để lộ trên nền trời một màu phớt hồng nhợt nhạt. Căn phòng chìm vào tối mịt. Hắn không thích bật đèn. Hắn thích ngồi trong bóng tối và chìm vào dòng suy nghĩ luẩn quẩn.
Cô bé Tuyết đã khóc; hắn không biết do cô bé đã nhìn thấy khuôn mặt chai sạn gớm guốc của mình hay vì cái lườm mắt chòng chọc. Ngôi nhà tình thương bao bọc trong lớp tường cao gắn kẽm gai; hắn nổi da gà nghĩ về trại tập trung Đức quốc xã thời Thế chiến thứ hai. Bà quản lý với đôi mắt thương hại quỷ quyệt đã long lanh với Tuyết, hắn nhận ra rõ thâm độc trong từng câu chữ ngon ngọt mà bà ta nhả ra. Nhịp điệu giọng nói quá nhẹ nhàng, cay độc.
Hắn liếc nhìn về hộc tủ bàn rồi như sợ sệt lại lảng đi rất nhanh. Phía đại lộ náo nhiệt trong giờ tan tầm. Tiếng còi xe cùng tiếng chửi bới nhòa đi trong tai hắn, khóe mắt cứng cỏi bỗng rỉ nước mắt y như cái đêm hôm ấy ở bệnh viện. Hắn không dám nhớ lại màu ga giường trắng toát kia.
Hắn giận dữ quăng ống hút cần sa khi mà miệng ống còn chưa khô nước bọt. Những trang giấy phần phật trong gió như đang chế nhạo hắn, chế nhạo một kẻ đao búa máu mặt đi sợ sệt đôi mắt thế gian: dòng nước cuộn trào trong mắt cô bé Tuyết, tia lửa mãnh liệt tỏa ra từ Ánh Dương (cái tên mà hắn vô tình biết được). Hắn bật dậy, vội vàng chạy đến cửa sổ để thở, trút ra chiếc đe nặng trịch cấn vào cuống họng mình.
“Phải làm gì đó, phải làm gì đó…”
Bỗng có tiếng gõ cửa.
“Ai đó?” hắn hỏi lớn, vô thức nắm lấy cây súng đang dắt trong lưng quần.
“Tôi đây.”
Hắn ra mở cửa. Khuôn mặt đờ đẫn của Tâm hiện ra làm hắn giật mình.
“Có gì thế?” hắn hỏi ngờ vực.
“Cậu có thư từ trường Đại học Mở. Đây.”
Hắn nhận lấy rồi đóng sập cửa khi Tâm đã đi khỏi.
Bìa thư ấn mộc đỏ của Ban hiệu trưởng trường Đại học Mở. Hắn lấy dao rọc ra rồi cầm tờ giấy bên trong lên đọc.
“Lại thư học phí,” hắn cười thầm. “Từ trường Đại học Mở à?”
Mọi việc trùng hợp một cách kỳ lạ.
“Đại học Mở sao, có ý nghĩa gì chứ? Cô gái ấy sao?”
Hắn lẩm bẩm với chính mình. Đợt gió lớn tốc vào cửa sổ như muốn đánh bay hắn đi.
“Lại một bức thư, hay là nhật ký nhỉ?” tên tội phạm lặp đi lặp lại.
Chỉnh sửa lần cuối: