Hoả Dương - Hoàn thành - mucden22

mucden22

Gà con
Tham gia
17/11/21
Bài viết
46
Gạo
0,0
18. Hộp đêm

“Đánh mạnh vào cho tao.”

Đám du côn hú lên phấn khích. Một rừng đôi chân thúc túi bụi vào thân người đang quằn quại dưới đất. Đó là một người đàn ông trung niên mặc áo ba lỗ trắng bạc màu. Khắp người ông ta sặc lên mùi men rượu.

“Chừa chưa hả lão già,” hắn sùi bọt mép.

Ông ta luôn miệng bật ra tiếng chửi thề trong lúc những cái chân đá không ngừng.

“Tên chó chết,” tên tội phạm gầm gừ. “Còn dám đánh cô ấy nữa không hả?”

“Cái đám khốn kiếp. Tao thề…”

Cả đám dừng lại. Hắn lăm lăm cây dao trong tay, tiến đến áp sát cổ người xấu số.

“Thề trước lưỡi dao này thử tao xem.”

“Ồ, tôi không có ý đó. Tôi chỉ nói đùa thôi.”

“Còn dám động tay động chân đến con gái ông không hả?”

“Tôi…”

“Nói!” hắn quát lên.

“Không, không, tôi sẽ không đánh nó nữa.”

“Còn nữa là lưỡi dao này không tha cho mày đâu, tên khốn.”

Hắn dọng đầu ông ta xuống đường. Cả đám cười rống lên rồi bỏ đi.

“Chắc lão không dám nữa đâu,” một tên đàn em nói.

“Ha ha. Tên nhãi đó mà dám.”

Khắp quần áo hắn nhầy nhụa vài vết máu bắn lên. Con đường nhỏ lập lòe trong ánh đèn điện cam. Hắn lấy chiếc áo khoác cỡ to quàng vào người.

“Đáng lẽ anh không nên làm thế,” Hùng nói.

“Tại sao?” tên tội phạm nảy lửa.

“Chuyện gia đình người khác, anh không nên xen vào. Với lại anh không thấy trước khi thấy dao hắn còn đủ sức chửi thề sao?”

“Thì sao?”

“Tức là thằng đó không vừa đâu.”

“Hắn làm gì được tao?”

“Có thể hắn không làm được gì anh, nhưng sẽ làm gì con nhỏ đó, rồi sau cùng lại hại đến ta.”

“Hắn mà dám, tao moi ruột ra ăn sống. Thôi im, không được nói nữa.”

Hùng đành im lặng. Anh ta là tay súng bắn tỉa giỏi nhất của hắn, bách phát bách trúng. Hùng gầy nhom, cổ cao, mặc áo sơ mi kẻ ô cài nút sát cằm. Trông anh ta giống một thư sinh hơn là tội phạm.

“Em không thể tìm được tên đen mà anh mô tả,” Hùng nói.

“Sao?” hắn nhếch mày. “Vậy là hắn không phải cảnh sát.”

“Thế ư? Sao anh biết?”

“Nếu là cảnh sát thì ta đã tìm ra nơi hắn công tác. Đời nào một tên cảnh sát lại không có cấp trên.”

“Ý anh là…”

“Đúng. Hắn đang theo phe Hiếu để nhử ta. Nhưng đời nào qua mắt được tao.”

“Hừm, nếu vậy em sẽ cho người giữ chặt các khu chế biến.”

“Tốt.”

“Nhưng tại sao hắn lại nói dối có một tiệm tóc T&M? Mục đích là gì?”

“Đơn giản thôi, tên đó đe dọa rằng hắn biết chỗ tao đang bán ma túy.”

“Cái gì?” Hùng kinh ngạc. “Vậy mà em không nghĩ ra từ trước. Anh có phòng bị gì chưa?”

“Tao cho người dọn cả đống đó đi rồi.”

“Không lẽ Hiếu muốn tất tay hại ta ngay lúc này.”

“Chưa biết hắn đang âm mưu gì, hay đang lang thang ở đâu, nhưng tao nghe nói hắn có một đứa kề cạnh.”

“Bồ bịch sao?”

“Tao không biết. Nhưng hiện tại hai người đang tách nhau ra. Ta có thể lợi dụng nó.”

“Anh cho em địa chỉ.”

“Làm gì có. Chính tao còn không biết con đó là ai, tên gì.”

Cả đám giang hồ tiến đến bậc gỗ vào hộp đêm. Đứng canh hai bên cửa là hai tên bảo vệ to con, mang áo bò đen móc xích sắt. Một tên lườm mắt nhìn hắn.

Bên trong, ánh đèn vũ trường làm hắn lóa mắt. Đám đông thanh niên nhảy nhót tụ tập trên sàn nhảy, lắc lư theo điệu nhạc. Hắn nhìn về phía góc phải và thấy mấy người trẻ tuổi quây lại thành vòng tròn hít bột trắng.

“Đúng là có cảnh sát chống lưng, anh nhỉ,” Hùng nói với hắn.

“Tên Phúc luôn biết cách xử trí.”

Hùng cười rồi quay về phía quầy rượu, còn hắn bước đến phía bục sàn. Trên bục là một vũ nữ trang điểm lem luốc, áo quần hở hang đang phục vụ nhạc cho bọn khách dưới chân chốc chốc reo hò lên vỗ tay. Hắn lách qua đám giòi bọ tiến đến bàn.

“Chị Hà muốn gặp anh đấy,” một cô hầu rượu nói.

“Cô ta ở đâu?”

“Trong dãy phòng hút thuốc, cửa dưới cuối bên trái. Mà anh này, chị ấy đang lên hứng đấy.”

Giọng cười cô ta làm hắn kinh tởm.

Dãy phòng hút đóng chặt cửa, bên ngoài để khung máy hiện chữ đỏ ‘đang bận’. Hắn biết rõ một căn phòng nam-nữ đang bận là thế nào. Nhà vệ sinh phía cuối mở toang cửa, ánh sáng trắng lạnh lẽo hắt đến cửa phòng bên trái. Hắn lấy một điếu rồi đưa lên miệng, bật lửa. Làn khói xám xông lên làm nhòe không khí.

Bên trong phòng, một người phụ nữ nằm ngửa trên ghế đệm dài, hai tay giơ cao phe phẩy như người điên. Khi nhác trông thấy hắn, cô ta đứng lên, chạy ra đón. Hà là quản lý các nữ phục vụ hộp đêm. Hắn lơ đễnh rít thuốc, không mảy may đến con người kia. Chiếc váy đỏ người kia đang mặc rực sáng trên khung nền tối tăm mờ mờ. Phần chân váy chỉ đến mấp mé nửa gối, và không biết vô tình hay cố ý mà trông nó có vẻ cao hơn thế nhiều. Phần lưng áo để trần làm lộ ra nốt ruồi chỗ gần vai trái; cô vẫn giữ cái dáng đi chệnh choạng khêu gợi.

“Ông tới lâu chưa?”

“Có việc gì?”

“Tui nhớ ông thôi. Giữa chốn vui chơi nhiều khi cô đơn lắm chứ.”

“Ngồi xuống đi.”

“Ông vẫn như vậy nhỉ?”

“Tao đang chán thôi. Uống đi.”

Hai người nâng ly.

“Rượu có vẻ không ngon,” hắn nhăn mặt, mân mê chiếc ly trong tay, “không có vị cay nồng sâu đậm thường có.”

“Ông là nhà thẩm định rượu?” Hà cười.

“Không, tao chỉ sành rượu thôi.”

Hắn nốc thêm một hơi dài.

“Có lẽ mày không biết, nhưng hắn không ít lần phá hỏng công việc làm ăn của tao,” hắn nói.

“Hắn nào?”

“Thằng chó Hiếu bồ mày. Cái đệt.”

“Đời nào như thế.”

“Hắn chuốc thuốc cho mày rồi hả?” hắn trừng mắt. “Năm ngoái, tên nhãi gài người vào rồi bắn đối tác của tao.”

“Chuốc thuốc ư? Lâu rồi tui không có gặp anh ấy.”

“Hay là…” hắn ngẫm nghĩ.

“Gì chứ?”

“Tao đoán có thể mày lại bẻn mép với hắn.”

“Làm gì có chứ,” Hà ôm lấy vai hắn, đưa tay bóp. “Không lẽ ông nghĩ như vậy thật sao.”

“Tao đang nghĩ, nếu giết quách mày đi thì có thể mọi vấn đề bên tao sẽ được giải quyết.”

“Ông… không đùa đấy chứ?”

“Một viên chết tươi. Ngay tại đây.”

“Ha ha, ông đang đùa. Chắc chắn rồi,” Hà lén lút thoát ra khỏi đôi mắt đang nhìn mình chằm chặp. “Ông sẽ không giết tui chứ nhỉ? Tui đâu có mách lẻo gì như ông nói.”

“Sao tao tin được?”

“Với lại, nếu tui chết đi, anh Hiếu sẽ không tha cho ông đâu. Rồi công việc làm ăn của ông sẽ không thể yên ổn được khi anh ấy nhúng tay vào. Ông nghĩ thử xem.”

“Mày nghĩ hắn sẽ trả thù tao vì mày ư?”

“Chứ còn gì nữa.”

“Hắn đâu yêu thương gì mày. Để tao nói cho mày biết, hắn có con khác rồi. Đời nào hắn chịu lao đầu vào hang cọp để bị tao găm đạn vào sọ.”

“Không, anh ấy thương tui chứ. Anh từng nói sẽ làm mọi thứ vì tui mà. Anh còn thề độc rằng sẽ lấy máu để bảo vệ tui nữa.”

“Hắn là một tên khốn, mày biết chứ. Chính cái điệu cười của hắn làm óc mày ngu đần!”

Hắn đâm khoái chí với những lời chửi hay hớm của chính mình, cầm ly lên nhấm nháp hương rượu. Cô phục vụ cũng cười xòa mà tiến đến hắn, nói.

“Thôi, ông bắn tui ngay tại đây cũng được,” Hà vẽ một đường từ ngực gã đàn ông xuống bụng, “để chứng minh tình yêu của tụi tui. Nhưng dù sao đêm nay anh ấy không ở đây…”

“Còn tao thì không có hứng, vậy thôi. Nếu mày ngon hơn ly rượu trong tay tao thì đi chết mẹ đi.”

Hắn bật cười như điên.

Cô ta nhìn hắn hồi lâu, liếc mắt đưa tình.

“Ông biết không? Những lúc này trông ông thật đẹp trai. Tui biết ông đang có nỗi lòng. Ông khát tình. Ông mượn rượu để tìm lối thoát.”

“Mày tưởng mày hiểu tao sao?” hắn nhớ về Ánh Dương.

“Ôi, giá như bây giờ chúng ta… ân ái hạnh phúc được thì hay nhỉ? Tối quá. Một không gian thật thích hợp. Sao…”

Giọng Hà nhỏ dần đến khi chỉ còn là lời thầm thì thoáng qua. Trong phòng độc nhất chỉ có một ánh đèn chui tọt qua lỗ kính cửa sổ. Bàn tay ấy, lạnh băng, kẹp chặt lên đùi hắn, còn tay kia cứ mải mê vuốt ve xác thịt phàm tục. Hắn lại nhớ về Ánh Dương, nhớ về căn phòng học mà hai người đã ngồi đối diện nhau. Trong tay hắn là nước mắt của cô gái. Bây giờ lại có một người phụ nữ khác đến bên hắn, chủ động vuốt ve nâng niu, nhưng tất cả những gì hắn nghĩ là khuôn mặt đẫm nước áp vào ngực mình.

Hắn bật dậy khỏi cơn mơ màng và nhận ra Hà đang bốn chân tiến lại gần, tay kẹp chặt đùi hắn. Lưng ghế sofa kêu ‘kẹt’ một tiếng. Hắn thoát cánh tay người kia như con mãnh thú thoát khỏi bẫy.

“Mày kiếm tao, tất cả chỉ vì thứ dục tình này thôi sao.”

Hắn quay đi về phía cửa.

“Ông có đem một gói không?” Hà hỏi.

Hắn đưa cho Hà. Cô ta chạy bay đến nhận lấy gói đen nhỏ, cẩn thận đổ chút lên tay. Tiếng thở phê pha sảng khoái của cô ta như đang lên mây. Hắn giả vờ đưa thứ bột ấy lên hít, và khi thấy người kia đã chìm vào cơn phê, hắn đổ hết đống tởm lợm đó xuống sàn và bước ra cửa.

“Dọn hết đống bột trên sàn cho tao,” hắn nói với người phục vụ ngoài hành lang.
 

mucden22

Gà con
Tham gia
17/11/21
Bài viết
46
Gạo
0,0
19. Tuyết trắng

Giấy cháy tan. Trong hiệu sách.

Mùi ẩm thấp bốc lên từ chỗ mưa tạt gần cửa sổ. Hôm qua hắn đã quên đóng nó lại. Gian phòng trở nên ngột ngạt hơn khi được hòa tan vào cốt truyện đẫm máu. Cuốn “Tuyết Trắng” nằm lộn xộn trong đống sách trên bàn, nói về một người phụ nữ quý tộc, một bà chúa tuyết đích thực thời hiện đại, được đàn ông trong làng ngưỡng mộ và đem lòng yêu mến. Việc bị quá nhiều đàn ông say tình và đeo bám khiến bà ta phát ngán, nên với sự giúp sức của cô hầu gái hai người đã gieo rắc nỗi sợ hãi vô hình cho dân làng: đúng mười một giờ đêm sẽ là bữa tiệc khát máu mà khách mời chính là hai con quỷ tuyết kia. Câu chuyện kết thúc với dấu chấm lửng khi tác giả thắc mắc rằng “nỗi chán chường có thật sự biến chúng ta thành bà chúa tuyết thứ ba không?”

Câu chuyện trên là kết quả của một cuộc hôn nhân đổ vỡ mà chính bà quý tộc phải chịu đựng. Năm bà tám tuổi, người cha gửi về bức thư chỉ độc một dòng “Tạm biệt.” Không biết điều này nên làm bà đau khổ hay vui mừng, khi cuối cùng bao tháng ngày rượu chè, đánh đập vợ con của ông ta cũng chấm dứt. Hắn tự hỏi hôn nhân là gì. Đó có phải chung sống hạnh phúc, hay chỉ là việc một nam một nữ ở chung với nhau, làm tình trong lạnh nhạt? Theo hắn, điều tuyệt vời nhất ở cuốn sách chính là nó cho thấy quá khứ tác động đến những quyết định sau này thế nào. Hắn nở một nụ cười méo mó khi vào đoạn bà ta bắt đầu biến chất.

Rằng bà không cam chịu thêm nữa.

Hắn ngáp dài một tiếng rồi ngả người ra lưng ghế. Trần hiệu sách có vài đường nứt gấp khúc dài đến góc.

Hắn trông mọi thứ xung quanh khác hẳn. Giờ đây hắn đang lạnh cóng trên con đường mà tối nọ hắn tình cờ ngang qua. Những bước chân rệu rã của bùn đất giày xé trên chiếc quần tây gọn gàng. Hơn mười phút sau, tiếng còi hụ lớn dần, chiếc xe cấp cứu hung dữ lao đến.

“Các ông làm sao thế, tôi nhớ mình đã gọi trước gần một tiếng rồi.”

“Anh thông cảm, giờ không còn bác sĩ nào trực nữa. Chúng tôi là những người được điều động khẩn cấp.”

“Cái gì? Mới chín giờ thôi. Mấy cha bác sĩ chó chết.”

“Xin anh giữ bình tĩnh. Chúng tôi đang cố gắng…”

“Nhanh lên.”

Chiếc xe nóng như lò lửa. Mồ hôi hắn vã ra thành dòng giữa cái tử khí y khoa trong khoang xe. Kim tiêm vứt lộn xộn trên sàn, thêm vào đó là tàn thuốc rơi vãi. Hắn thấy như vừa bước vào phòng giam số 13 từ địa ngục; nơi thối tha và tàn bạo.

Hơi thở cô gái yếu dần. Có lẽ chỉ còn vài phút. Hắn thở gấp. Hình như hắn sợ gì đó.

Hắn nhận ra mình lại chìm vào giấc mộng ảo, rồi khi mở mắt ra, khung cảnh nơi góc hẻm hiện lên. Hắn giật mình khi viên đạn làm tóe máu ai đó. Hắn thấy gã ở đó, giãy giụa trong đau đớn cực hình. Gã kêu lên một tiếng.

“Tha cho tôi. Tôi chỉ cướp trong trạng thái u mê rối bời thôi, tôi không cố tình.”

“Mày thấy gì không? Đó là máu của kẻ tội nghiệp mà mày đã giết. Chiến lợi phẩm của mày đấy, sao không đến lấy?”

“Không. Đó chỉ do tai nạn. Cô ta không thể chết được, vì tôi đã điều khiển được rồi mà. Vết cắt không sâu chút nào.”

“Ha ha. Tao là quỷ đây. Tao đến để đền mạng cho ngài lưỡi dao đây.”

“Không,” gã hét lên, giọng run run. “Tôi giết sao? Tôi đã tự hứa với mình rằng không bao giờ được động vào con dao ấy cơ mà? Tôi đã làm gì thế này?”

Cái cảm giác thú tính mà lâu nay kìm hãm trong đầu hắn bộc phát bất ngờ. Lần đầu tiên hắn được nếm trải thú vui được hành hạ xác thịt người khác. “Thẩm phán tới đây,” hắn thỏ thẻ vào tai gã cướp. “Cuộc chơi nào rồi cũng phải được phán quyết nhờ cây búa công lý. Nhưng ai đại diện cho cây búa ấy? Không có câu trả lời nào cả, vì ai cũng có thể cầm nó lên, gõ mạnh xuống bàn và thực thi bản án.”

“Làm gì một thẩm phán lại…”

“Vui vẻ! Phải, tao đang vui đến phát bệnh đây. Được tận hưởng lại cái cảm giác ấy thật đúng là một khoái cảm không thể khước từ. Ai có thể từ chối một quyền hạn lớn lao như thế? Kẻ hèn nhát không bao giờ xứng đáng! Chỉ có những con người vĩ đại thôi.”

“Vậy là…”

“Hả. Nói tao nghe. Ai cho mày cái quyền đó. Của tao! Của tao!”

Chân hắn vồ vập bám lấy thân người giãy giụa ùng ục máu. Ngọn nến trên bậu cửa sổ đối diện thả sáp tí tách. Le lói.

Phát súng quyết định. Ngay giữa.

Hắn nhớ lại những thứ ấy, máu me và bạo lực. “Một nhà lãnh đạo không nên lục lọi trí nhớ. Sự bần tiện không xuất phát từ hoàn cảnh mà chính do cái gan thực hiện quyết định.” Hắn lặp đi lặp lại rồi phóng xe thật nhanh.

Sau đó vài phút vài tên choai choai rảnh việc chạy đến, theo sau là mấy bà nũng nịu áo hoa nhiều chuyện rú lên kinh hãi. Hiện trường toàn người là người đang lúc nhúc ngoe nguẩy như lũ giòi bọ. Nạn nhân chỉ còn khò khè được mấy tiếng…

Hắn nhấc điện thoại cô gái lên. Hắn sốt ran trong lúc các ngọn tay cứ giật giật lên điếng người. Vụ giết người mười mấy phút trước cứ ve vởn mãi quanh hắn như vòng xoáy thời gian khép kín. Phòng viện càng làm tim hắn bóp nghẹt cực độ.

“Anh có phải chồng của cô M. không?”

“Cái gì?” một giọng ngà say nói. “Cô ta lại gây ra chuyện gì nữa?”

“Anh này, mình tiếp đi chứ?” giọng một phụ nữ uốn éo lọt qua ống nghe.

“Cô M…”

“Đừng nhắc cái tên ấy trước mặt tao! Tao không quan tâm cô ta, cút đi!”

Rè. Hắn nhấn gọi của một số đề tên ‘Mẹ yêu’.

“Bà có phải mẹ của cô M. không?”

“Cái con ấy lại đi phá hoại gia đình nào nữa?”

“Mẹ ơi, phải mẹ không?” có tiếng trẻ con khóc lóc.

“Cô ấy đã làm gì?”

“Cậu là thằng bồ nhí của nó phải không? Vậy để tôi kể cho cậu nghe con quỷ cái ấy đã làm gì. Nó lăng loàn cặp kè với nhiều gã đàn ông sau lưng chồng nó. Rồi nó có thai với một thằng trẻ, trông thư sinh. Hắn lảng vảng nhà tôi cả tháng trời. Mà ôi thôi cậu biết không, chỉ cần một chút thông tin đến tai hàng xóm thôi là bọn chó ấy làm ầm cả lên. Nhà tôi không dám ló mặt ra ngoài nữa chỉ vì con quỷ cái đó.”

“Sao bà biết cô ấy đã cặp kè nhăng nhít?”

“Cậu đoán xem. Đêm nào cũng nửa đêm nó mới về, bộ dạng say xỉn bước vào nhà. Ôi trời ơi tôi không nhận ra được nó…”

Hắn dập máy. Sau đó diễn ra một quá trình mà đến hắn cũng không thể ngờ. Hắn đến bên giường bệnh, hôn nhẹ lên môi cô rồi rút dây truyền nước. Như thế đã quá đủ với một con người cô đơn tuyệt vọng. Bác sĩ đã nói có lẽ không còn hy vọng gì nữa.

Thế nhưng hắn nhớ đến những chuyện ấy làm gì? Hắn quẳng cái ly rượu không vào tường. Giá hắn có thể làm gì để ngăn lại, giá con người có lựa chọn…

Tiếng hộc bàn kèn kẹt. Trong đó lăn lóc cả đống dây thun như rác rưởi, và vài túi bột trắng còn sót lại. Yên vị ngay góc vuông chỗ sâu nhất là một cuốn sổ nhỏ úa vàng. Mực tím khô văng đầy khắp bám lên trang giấy. Hắn nhẹ nhàng lần giở đến trang giữa. Gáy sổ đóng lò xo gãy đứt đi vài chỗ.

Hắn đọc không bỏ một chữ nào.

Nhật ký ngày d1/mm/yyyy.

“Những tháng gần đây, mình đã làm gia đình đau khổ nhiều quá. Mẹ gần chạm đến ngưỡng bảy mươi rồi, không còn bên mình được bao lâu nữa. Mình đau khổ biết nhường nào khi đã lỡ qua đêm với người đàn ông ấy: lúc say trông anh ta thật hấp dẫn. Mình đã không thể cưỡng lại. Một tuần sau, mình đến bệnh viện, và bác sĩ bảo mình đã có thai.

Đó là thời gian suy sụp nhất của mình. Một chuỗi những mặc cảm tội lỗi cứ xoay vòng như cơn lốc cuốn lấy mình rơi tọt xuống. Nhưng mỗi khi được nhìn thấy nụ cười của anh, tâm hồn mình được chữa lành.

Nhưng không ngờ chỉ vài ngày sau, mẹ đã phát hiện một người đàn ông lảng vảng nhà mình mỗi ngày, và thật đau đớn làm sao khi bà gục xuống ngay khi nhận được những lời lẽ thô tục ấy. Đại loại hắn muốn lôi mình ra bêu rếu khắp xóm, phá bỏ cái thai đó đi. Mình nhìn mẹ mà lòng quặn đau.



Ngày d2/mm/yyyy.

“Mình không chịu nổi nhục hình này được nữa. Bà đã xem mình không khác gì một con thú hoang, và những vết thương cứ nhói lên khủng khiếp. Anh hay nhốt mình trong phòng, đắm chìm vào ly rượu để rồi kêu gào lên vào mỗi đêm. Mình ở đây, ngoài vườn, chôn chặt trong hố sâu tuyệt vọng.”



Ngày d3/mm/yyyy.

“Mình vui quá. Bác sĩ bảo đứa bé chính là con chúng mình; chính là của anh chứ không phải ai khác. Anh sẽ tha thứ cho mình, và ta sẽ có cơ hội để sửa chữa lỗi lầm. Mình đang ngồi ghế đá viết đây. Từ bệnh viện về nhà chỉ mất nửa tiếng thôi. Cuộc đời mình sẽ bước qua trang mới. Ôi anh ơi, bức tường ngăn cách hai ta chỉ còn trụ được nửa tiếng nữa thôi.”



Tin tức ngày d3/mm/yyyy.

…Vào chín giờ tối qua, một vụ tai nạn nghiêm trọng đã xảy ra trên đường X… Và theo thông tin chúng tôi vừa nhận được thì nạn nhân đã tử vong…

Hắn nhớ đến Bà Chúa Tuyết. Ở trang bìa, một khuôn mặt phụ nữ nhòa xám trong màn sương. Dòng máu chảy dài rớm trên má bị ngắt nhịp ở đôi môi khô khốc lạnh băng.

Bằng một cử chỉ nhẹ nhàng nhất, hắn đưa cuốn sách lên, ấn môi mình vào chính giữa má phải của bà chúa, lướt dọc một đường đến chiếc môi dưới dày cộm xanh nhạt. Nhờ đâu mà hắn vuốt được vị cam chua nhẹ, vị hoa sớm đường sắc hóa kiếp vào thân tàn ma dại. Hắn muốn truyền cho bùn lầy sức sống, thổi vào héo úa một sức sống tràn đầy để làm những linh hồn đã chết thức tỉnh.

Đây là tất cả những gì còn lại của cô gái: một cuốn sổ tay hy vọng. Hắn bỏ nó vào thùng rác rồi châm lửa đốt. Tro tàn bay mịt mù, lửa tóe lên tắc tách đến khi ngấu nghiến hết món ngon.

“Con người trở về cát bụi”, hắn nghĩ, trầm tư.
 

mucden22

Gà con
Tham gia
17/11/21
Bài viết
46
Gạo
0,0
20. Thất thủ

Hắn lê thân mình đi qua góc hẻm số 32. Hắn đánh mắt về sau lưng, nhận ra nơi đêm qua hắn và Ánh Dương gặp nhau. Họ đã nói với nhau rất nhiều, có cả nụ cười duyên cùng dáng vẻ gượng gạo. Cách hắn chừng ba góc phố phía sau là còi xe cảnh sát đang lê khắp xung quanh. Bụi mù bay tứ tung dưới nền xi măng, rắc vào nền đèn điện vàng đặc trên lớp nhựa đường.

Hắn vội nấp sau đống sắt chỗ công trường xây dựng. Mắt hắn chìm trong biển lửa, mũi hắn sặc sụa mùi khói.

Tiếng chó sủa từ trong nhà dân vọng ra.

Cơn gió đưa chiếc lá bay vào phòng. Đó là một buổi sáng ảm đạm, với cái nắng cháy da thịt của tháng Tư. Đống sách đặt ngổn ngang trên mặt bàn. Các trang để ngửa như muốn bốc cháy trong tiếng huýt sáo của người ngồi trên ghế. Tên tội phạm nằm dài gác chân lên tay kéo bàn, cố làm ra vẻ thảnh thơi dù đang ở một mình.

Tâm trí của hắn không lúc nào có thể rời được hình ảnh Ánh Dương. Cô rực cháy như giọt lửa Mặt Trời, và tim hắn như muốn nung chảy ra trong làn da bốc khói của cô. Đã mấy ngày hắn chẳng còn buồn ngó ngàng đến cuốn nhật ký giấu kín trong hộc bàn.

Đầu CD ngăn nắp dưới kệ TV đang chạy đĩa. Những tiếng ca bật lên làm hắn nhói lòng. “Người ca sĩ sao u uất đến thế,” hắn tự hỏi.

Hiệu sách thi thoảng lẻ tẻ vài người khách. Người đầu tiên là một cô gái trẻ tuổi, nước da trắng hồng, mặt tàn nhang. Cô lấy hai cuốn sách ở kệ tình cảm, trả tiền rồi đi. Người thứ hai là một tên nhỏ thó, mang áo thun trắng quần jeans, chỗ bắp tay lộ ra khỏi tay áo hình xăm mũi tên đỏ thẫm.

“Cho tao hai gói,” tên nhỏ thó hậm hực.

“Trời nắng quá hả anh bạn?” hắn đùa.

“Mẹ nó. Rồi bật cái nhạc chó này làm gì, chỉ tổ phí công.”

Hắn không nói gì.

Ngay khi tên kia đi khỏi, tên chủ tiệm sách cũ lại nằm dài ra ghế, ậm ừ tiếng hát bò đực nhẩm theo giọng hát trên đĩa. Hôm nay không phải là một ngày dễ chịu. Từ trong phòng hắn có thể nhìn thấy những chủ hàng rong nhăn mặt, rồi tiếng mặc cả kèm lời chửi rủa món hàng thuốc lá.

“Bọn nhà giàu chó đẻ, tưởng bán được thuốc lá là may hả?” tiếng nói vọng vào phòng.

Hắn không hiểu những người kia nói gì.

Năm giờ rưỡi chiều, Mặt Trời dần rút lại những tia lửa của mình, thu người lại. Ánh nắng còn sót lại ngả cam, phớt chút hồng chiếu thẳng vào phòng qua khung cửa sổ để mở. Sau đó là những tiếng bước chân tiến dần đến ngoài cửa. Mặc dù nhịp điệu tỏ ra khẽ khàng hết sức nhưng hắn vẫn nhận ra dặm thình thịch trên sàn. Hắn đoán chừng có điều gì nguy hiểm, vội lấy khẩu súng dắt vào người. Căn phòng tên tội phạm ngồi nằm biệt lập trong góc sâu nhất của con hẻm vắng vẻ, nơi những tiếng la hét dù có to đến mấy cũng không thể đến tai con người. Quán cà phê phía dưới đóng cửa sớm.

Hắn cúi xuống nhấn nút gì đó dưới bàn.

Bây giờ chỉ có cây súng mới có thể cứu hắn khỏi cái chết.

Cánh cửa bật ra và tiếp đó là đám gồm ba tên du côn hùng hổ bước vào.

“Ấy ấy,” tên trông giống thủ lĩnh nói, “đừng dại mà động vào món hàng nhỏ đó.”

Cử chỉ tay khẽ khàng của hắn khựng lại.

“Đặt nó xuống đất, nhanh!”

Tức thì ba họng súng chĩa thẳng vào sọ hắn.

“Anh Hiếu gửi lời chào đến mày.”

Tên thủ lĩnh đám du côn đi qua đi lại trong phòng, tay luồn khắp khẩu súng đang cầm trong tay. Toàn lẩm nhẩm ca từ trong miệng, nấc lên cười khùng khục rồi lấy đĩa ra khỏi đầu máy.

“Tên nhãi hôm nay cũng đa tình đấy chứ,” Toàn cợt nhả. “Sao, có em nào rồi hả?”

“À, mày đó hả Toàn,” hắn nói như không, má lăn dài mồ hôi. “Tao tưởng mày chết dưới đống rác rưởi rồi chứ.”

Toàn thụi một đấm vào giữa bụng hắn, lấy tay bẻ đôi chiếc đĩa CD ném xuống phía kệ sách sau lưng, vẻ trịch thượng.

“Không đúng rồi, anh bạn nhỏ,” tên kia cười, “nếu chết thì hôm nay số chó mày không tận đâu.”

“Sao ta không đấu một với một nhỉ?”

Hắn nhổ toẹt một bãi vào người đối diện. Tức thì cả bọn xông vào.

“Tên chó khốn kiếp, hôm nay tao cho mày biết.”

“Này anh,” một tên nhỏ thó trong bọn nói, “không nhớ đại ca dặn sao, chưa có tín hiệu, phải để cho nó sống.”

“Đúng đấy,” tên béo còn lại đồng tình.

“Gông cổ nó đánh mạnh vào cho tao, khi nào gần chết thì thả nó ra!”

Hắn nhớ về những chậu hướng dương ở hàng hoa ở hội chợ công nghệ. Những tên bảo vệ không ngừng đá thốc vào người phụ nữ đứng bán. Hắn cố nhớ lại con người ấy: chị ta trông bẩn thỉu trong chiếc áo sơ mi bạc màu đẫm mồ hôi, đầu đội chiếc nón tai bèo màu xám tro. Gã bảo vệ đầu trọc ra sức chửi rủa để đuổi người bán hoa, những tên còn lại động tay động chân vào khắp người cô gái tội nghiệp. Hắn đã thấy máu từ người chị ta, và cảm thấy trong miệng mình có thứ chất lỏng nhớp tanh. Máu len lỏi qua từng cửa răng hắn sau mỗi cú đá chân thẳng vào hàm. Hắn cố lết dậy nhưng không thành.

“Thấy sao hả?”

Sắc rực hướng dương hiện rõ trong mắt Ánh Dương; hắn nhớ như in hình ảnh vệt lửa cam chạy dọc mí mắt cô. Trong tròng đen cô có một chiếc hộp hình dạng cầu kỳ như rương kho báu, sau mỗi câu nói lại ánh lên dữ dội rồi cũng chỉ tồn tại được vài phút. Những lần trò chuyện giữa hai người họ đã dần làm nắp rương hé mở và qua cái ngách hẹp ấy, nỗi buồn sâu xa và hơn nữa, dường như mấy ý nghĩ liều lĩnh choán hết đi vẻ hào nhoáng lấp lánh của kho báu, biến thành lưỡi dao sắc lạnh găm thẳng vào tim hắn. Sau rồi tắt ngúm.

“Dừng! Trói nó vào ghế cho tao.”

Mọi việc diễn ra không đúng theo ý định của hắn. Quá nhanh hơn mức cần thiết. Hắn được đặt trên ghế, hai tay quắp lại sau lưng.

“Này, làm vài điếu không,” hắn cười thành một điệu nhăn nhúm. “Đấy, trong những bộ sách trên kệ số năm. Miễn phí.”

Tên nhỏ thó cùng tên béo vội vàng lao đến kệ sách như cầm thú, nhanh nhảu mở nắp bọc.

“Bỏ xuống, hai thằng ngu!” Toàn quát. “À, tao quên giới thiệu mày với một người. Vào đi.”

Tức thì một khuôn mặt già nua rúm ró hiện lên ngưỡng cửa. Mùi khói phảng phất trong gió ùa vào phòng. Ánh chiều tà chiếu vào chiếc đĩa rọi thẳng vào mắt hắn. Hắn nhận ra người đàn ông ấy, nồng nặc men rượu, chiếc áo ba lỗ trắng, chính là người đàn ông bị hắn đánh đập dưới ánh đèn điện tối ấy. Lão chính là cha Ánh Dương.

Tức thì hắn gầm lên vồ lấy ông ta, lấy hết sức đập nát mặt đối thủ. Tên bợm rượu chống cự yếu ớt, đưa tay đỡ lấy mặt. Đám du côn để mặc cho cuộc giao tranh diễn ra, miệng nhả ra tiếng cười rú thỏa mãn.

Mấy phút sau, tóc hắn bị hai tên du côn kéo nắm ra chỗ ghế.

“Thằng nhãi điên rồi,” tên bợm hét lên. “Rạch nát mặt nó ra, băm cả người nó ra thành từng khúc. Tên chó.”

“Chính mày,” giọng hắn run run. “Chính mày hại tao, đồ khốn. Cô ấy đâu, hả?”

“Con quỷ cái qua lại với một thằng như mày,” ông ta khinh khỉnh. “Một con đĩ qua lại với một thằng giang hồ!”

“Khốn kiếp.”

Có khói đen ngập ngụa từ mạn Nam.

“Thế là con quỷ cái của ông đã về chầu Diêm Vương,” Toàn khinh bỉ.

Sống mũi hắn cay xè trong khói, cổ họng rát bỏng về những ý nghĩa mơ màng. Mặt hắn nóng như lò lửa, da thịt cháy trong đống tử khí của hận thù.

“Tên khốn, mày có phải cha nó nữa không, hả? Đồ vô nhân tính.”

“Con gái của tao không bao giờ được là một con đĩ! Mày sắp chết theo nó rồi, đừng có lên giọng với tao.”

“Trói hắn vào ghế,” Toàn ra lệnh. “Bắn chết hắn cho tao rồi thiêu cả nơi này.”

Thời gian ngừng trôi, cánh cửa tử hiện ra trước mắt hắn, chỉ chờ cho có người bước qua. Hắn lưỡng lự, chôn chặt chân mình trên khu đất tâm tưởng. Dấu thập tự ánh lên màu bạc, mồ chôn xới đất. Hắn cắn lưỡi mình để dòng suy nghĩ ấy qua đi.

“Ta phải sống,” hắn lẩm bẩm, “ta sẽ làm mồ chôn sống chúng…”

Mở mắt, hắn thấy gã nhỏ thó đang quấn dây quanh tay mình và lưng ghế. Hắn chống cự trong vô vọng. Ngay lúc đó, trong một khoảnh khắc, đường laser đỏ thẫm như tên bắn đâm thẳng vào gã nhỏ thó. Gã lăn lộn trên sàn, rú lên trong đau đớn.

Đoàng.

Đầu hắn quay mòng mòng, cơn đau choán búa bổ như cánh hoa bung nở trong óc. Hắn mất hết suy nghĩ trong một thoáng nhưng vẫn còn nghe thấy được tiếng la hét ngoài đường, hay rõ hơn là tiếng láo nháo của bọn du côn. Tiếng súng nổ một lần nữa.

“Trốn đi, nhanh lên.”

Hắn biết mình phải làm gì. Hắn chộp lấy kíp khói rồi thả xuống sàn. Ngay lập tức cả phòng sặc sụa khói đen. Đạn bay vèo vèo theo những trang giấy, những kệ sách đổ sập xuống.

“Cẩn thận, không để hắn chạy thoát!” Toàn hét lên.

Hắn men theo sát tường tiến về phía cửa. Bỗng một bàn tay thò ra nắm lấy chân hắn. Tên tội phạm giật mình tháo cánh tay ấy ra, bất giác kinh hãi khi nhìn thấy máu ướt ngập phần quần chỗ cổ chân mình.

“Cứu tôi… xin hãy cứu tôi…” ông ta khản đặc van lơn.

Hình ảnh người cha nằm sấp, khuôn mặt co rúm như hét ném thẳng vào mắt hắn. Ông ta rú lên một tiếng rồi bất động, hơi thở tắt ngúm.

Hắn ôm mặt chạy qua hành lang tối om như vô tận. Khói bóp nghẹt cổ họng hắn, làm cho hắn tím tái khắp mặt. Hắn ngoái lại sau lưng, thấy tên béo chững lại ở cửa cầu thang rồi rầm rập chạy về phía hắn.

Gã béo chạy thật nhanh đến phía hắn, vết thương từ tay chân rỉ ra không ngừng. Trong khi đó, với mọi sức lực còn lại của mình, tên tội phạm không còn nghĩ được gì khác ngoài vô thức chạy thẳng về phía trước, về phía cánh cửa, nơi bầu trời sắp sửa đóng sập cánh cửa ánh sáng. Hắn đóng cửa lại rồi trốn thật nhanh vào phía bên kia tường rào.

Tên béo chạy đi khỏi đó.

Vài phút sau, hiệu sách cũ cuối hẻm chìm trong biển người. Không một xe cứu hỏa nào lao đến, và bản tin chiều rầm rộ về vụ náo loạn. Tháp truyền hình sừng sững trước mắt hắn. Những lời đưa tin lải nhải trong tai hắn như lũ giòi bọ.

“…Tin nóng, chỉ mới vài phút trước, chúng tôi nhận được tin báo từ người dân về vụ hiệu sách ở trung tâm thành phố bốc khói dữ dội, tuy không có hỏa hoạn. Chưa rõ thiệt hại gì về người và tài sản…”

Hắn nhón tay lấy chiếc áo khoác treo trên xe máy rồi vội khoác lên người. Vết bầm dập nhói lên đau đớn. Hắn khập khễnh bước qua lễ hội nhảy hàng tuần của thành phố.

“Cô ấy chưa chết…”

Con đường kéo dài như vô tận. Hắn bước thật nhanh qua vỉa hè. Nước cống ngập ngụa khắp góc đường số 3, mùi xác chuột xộc lên mũi hắn. Tiếng nhạc xập xình từ lễ hội như đang tuốt kiếm đâm thẳng vào tai hắn, sau đó nổ ra tràng pháo tay cuồng nhiệt. Mùi khói thoảng không thể làm giảm đi sức nóng từ tụ giải trí một tuần một lần.

Đèn đường thắp sáng. Trong con hẻm nhỏ tề tựu đầy đủ tất cả mọi loại người, nhưng người hắn quan tâm chính là vị cảnh sát trẻ tuổi đang ghi ghi chép chép. Đám cháy đã tắt.

“Nghe nói đâu,” một người to miệng, “cả hai mẹ con đều chết. Ôi.”

Hắn nhận ra giọng nói của người phụ nữ có giọng hiền từ mà hắn từng giễu cợt.

“Nhà đài cũng nhanh thật,” ông khác chen vào, “đưa tin ngay sau lúc tôi báo cho phía cứu hỏa. Giỏi thật đấy.”

Hắn đứng khuất sau góc tường, hai chân nhũn như bột. Hắn không còn hơi sức để chú tâm vào những lời nói kia nữa. Linh hồn hắn khô héo.

Tiếng nhạc giới thiệu từ nhà đài Mỹ Từ vang lên.

“…Chúng tôi vừa nhận được tin báo, căn nhà thứ nhất bị cháy ở trung tâm thành phố hôm nay chính là nơi cất trữ ma túy số lượng lớn. Chủ mưu được xác định là Trần Ngọc Ánh Dương, 22 tuổi, hiện đang học tại trường đại học Đại học Mở… Đã có thông tin xác nhận Ánh Dương cùng mẹ mình đã chết trong căn nhà ấy. Thi thể cháy đen của hai người đang được đưa ra…”

“Bọn khốn,” hắn sôi máu.

Tiếng còi xe cảnh sát xé tan không khí, rú lên như lưỡi dao của Thần Chết. Người công an mặc quân phục xanh bước ra từ chỗ lái. Ông ta thân hình cao lớn, có râu quai hàm. Mắt ông ta chằm chặp vào hắn, vẻ dò hỏi, song do vội vàng nên ông lờ đi rồi bước vội vào hiện trường. Tên tội phạm vội vàng bước nhanh khỏi nơi đó.

Khi hắn tiến đến cột điện góc đường cũng là khi còi hiệu cảnh sát bắt đầu hú vang. Hắn không hiểu tại sao họ lại bám theo mình, hay thậm chí có phải hắn là mục tiêu hay không hắn cũng không chắc.

“Hắn chạy qua bên này, nhanh lên!”

Nơi công trường vắng lặng. Những chiếc xe cẩu chết cứng dưới ánh trăng, còn đám cú vọ nghẹt họng trong màn đêm mịt mù. Không có một âm thanh nào khác ngoài tiếng thở nặng nề của hắn, nơi góc tối giữa bờ tường và chồng phế liệu. Tên tội phạm ngồi khựng hồi lâu, lườm mắt nhìn trăng; ánh sáng vàng to rõ long lanh trong mắt hắn.

“Chính mày đã đánh cắp Ánh Dương của ta…”
 

mucden22

Gà con
Tham gia
17/11/21
Bài viết
46
Gạo
0,0
21. Bà Hạnh

Quanh con hẻm sặc sụa mùi khói cháy.

Tôi không hiểu vì sao nơi thoáng đãng ngoài đường lại làm tôi khó chịu. Cơn sốt ập đến hành tôi. Tôi không còn có thể làm được gì nữa. Không còn gì cho tôi kiếm tìm nữa. Những gì có thể làm tôi đã làm rồi.

Bây giờ tất cả chỉ còn là chờ đợi trong vô vọng.

Quán rượu chưa mở cửa. Bọn sinh viên tụ tập ở tiệm trà sữa bên kia đường, cười nói ríu rít. Tôi thèm được nói chuyện biết bao.

Tôi đi đi lại lại khắp các phố, rẽ vào tất cả những ngã ba ngã tư trên đường đi. Không lẽ mọi chuyện xảy ra vừa qua đều vô nghĩa sao?

Mười một giờ, và Mặt Trời gần ngay đỉnh đầu. Não tôi muốn vỡ tung ra từng mảnh, và cơn đau đầu vẫn chưa dứt. Tôi tạm ngồi xuống vòng xoay lớn. Mọi người nhìn tôi như nhìn một thằng ăn mày không nhà không cửa. Ánh mắt của họ khiến tôi muốn nôn ngay ra một bãi, hoặc nhổ toẹt thẳng vào mặt họ thì càng tốt.

Mười hai giờ, chưa có dấu hiệu gì. Tôi đứng dậy kiếm gì đó bỏ bụng. Mùi khói tỏa ra từ bãi tro khiến tôi sợ, sợ vì phải lục lọi quá khứ. Tôi không muốn nhắc lại nó dù chỉ một phút.

Tôi ăn trưa rồi mua một điếu thuốc. Bà chủ lắm lời hết bắt chuyện với đám đàn ông trà đá gần đó rồi lại quay sang nói với tôi. Những chuyện thế sự được đề cập, rồi là số người chết trong một ngày vượt ngưỡng trong nhiều năm. Bà ta huyên thuyên như thể đó là một chuyện khẩn thiết lắm. Điều duy nhất tôi muốn biết là cái thân tàn tạ này còn sống được bao năm nữa. Tôi không quan tâm chuyện sống chết của người khác.

Liền đó tôi tìm được thú vui. Tôi nhớ lại bà Sáu, người mà tôi luôn tạo được một trò hay hớm mỗi lúc buồn chán. Thường tôi sẽ nhại lại điệu nói của bà, vài lúc lại khua tay múa chân cho giống lúc chửi đổng của người dân quê bán tạp hóa dành cho các vị lãnh đạo. Khói thuốc giúp tôi khoan khoái trong cái nắng bể đầu này.

Tôi đứng trước quán rượu nhỏ đường số 19. Người đứng quán nhìn tôi với con mắt lờ đờ mệt mỏi. Ông ta hệt như người Tây Á, tuy mặt nhẵn thín gọn gàng và đầu để trọc. Tướng người lực lưỡng cùng cặp mày dữ tợn trông hợp với bọn an ninh đeo đàm hơn là một người pha chế lúi húi trong quầy.

“Cho tôi một ly Scotch.”

Tay ông ta thoăn thoắt đến chuyên nghiệp, tuy cái cơ thể khổng lồ kia oằn mình khó nhọc cho vừa với không gian chật hẹp.

“Anh không đi làm à?” ông ta hỏi.

“Tôi đi làm suốt sáng đấy chứ, giờ mới rảnh vô đây uống.”

“Tôi không biết trong công ty họ cho phép nhân viên say rượu đấy.”

“Nhìn tôi giống người làm văn phòng lắm sao?” tôi cười.

“Ồ, tôi xin lỗi.”

Vẻ mặt hối lỗi của ông ta làm tôi buồn cười.

“Nhiều lúc tôi cũng thấy thế. Còn ông thì sao? Đã bao giờ ông say rượu khi pha chế chưa?”

“Này nói nhỏ nhé, nãy tôi cũng lén hớp một chút.”

“Tốt lắm anh chàng. Thế ông nghĩ thế nào về cái người bảo vệ ngoài kia?”

“Ý cậu là anh ta không lén uống được như tôi?”

Tôi lờ mờ đoán ông ta là người thích nói theo nghĩa đen.

“Cũng có thể nói là vậy. Nhưng thêm vào đó, anh ta không được hưởng cái thú tham gia vào câu chuyện của người khác. Còn anh thì được nghe chuyện của khách, cụ thể là tôi.”

“Đâu có. Tôi thấy gã cũng hay ngồi tám nước chè với những người xưởng gỗ bên cạnh.”

“Anh ta phải đi tìm. Vấn đề của anh ta là phải chủ động, và hãy nghĩ xem, không thì ma nào nói chuyện cùng. Người ở xưởng gỗ thì đâu lúc nào cũng rảnh để qua.”

“Vậy à? Tôi mới để ý luôn đấy.”

“Còn ông thì được nghe khách kể đủ mọi thứ trên trời dưới đất mà không phải động chân tìm. Họ tự mang chuyện đến nói thôi.”

“Tôi cũng may mắn lắm,” người pha chế cười sảng khoái.

Tôi còn muốn nói thêm nữa, rằng dù sao ông ta cũng kẹt lại quầy rượu như tù nhân, chờ đợi ai đó đến mua vui cho mình, nhưng lại thôi. Tôi nghĩ tiếng cười nên là thứ để kết truyện. Ngay cả khách đến uống như tôi cũng chỉ là người phải chủ động đi tìm niềm vui qua câu chuyện để giải thoát bản thân khỏi trái tim rỉ máu. Chúng ta, bằng cách này hay cách khác, cũng chỉ là những kẻ đáng thương.

Tôi nán lại đó đến bốn giờ chiều. Người kia chán nản rồi đuổi tôi đi.

Tôi đi trong vô định, không đích đến. Tôi không biết bản thân mình đang muốn đạt được gì nữa. Sự thật chăng? Hay đơn giản chỉ là đi để chứng tỏ một điều gì mà ngay cả tôi cũng không biết? Đôi chân mỏi mòn đi đến cùng trời cuối đất. Người đời nhìn vào tưởng tôi tự do, nhưng không.

Bao thuốc hôm nay ngon hơn mọi lần. Và nếu có mấy món Nam nấu nữa thì tuyệt. Nghĩ lại thì làm cướp biển tung hoành bốn bể cũng rất là khoái. Nhưng không, tôi đang một mình. Vô vọng. Bàn chân tôi nhức buốt, nổi lên một tảng rát như lấy nước muối chà vào vết thương. Bầu trời sa sầm và bóng tối hiển hiện. Đầu tôi lúc này rỗng không.

Tôi đặt lưng xuống bãi cỏ trong khu chung cư cũ. Tiếng dế kêu rộn ràng sau lưng tôi. Nền đất thật êm ái, dịu nhẹ. Tôi nhớ về khuôn mặt nhỏ nhắn của Lam mà lòng quạnh hiu, nhớ trảng cỏ, nhớ về những cô cậu học trò nhí thân thương hay cười. Tôi đang làm gì thế này? Lẽ ra tôi đang được chúng đón ở cửa lớp học, rồi thì Vinh sẽ là đứa nhảy ra hù tôi, nhưng tôi lại chọn cách trốn tránh. Tôi vẫn nghĩ khi Quân chết, tôi sẽ không bi lụy tàn tạ hay tiếc thương gì cả. Tôi không tiếc thương! Tôi chỉ thấy mình vô dụng vì đã trốn tránh tất cả. Trốn tránh những người còn sống. Tôi không dám quay lại nhìn họ dù chỉ một giây.

Tôi nghe trong gió có tiếng cựa mình như gần lắm, sát rạt bên tai. Khi tôi mở mắt ra thì một thân người đang vắt chân nằm cạnh.

“Cậu nghĩ trời sao nói chuyện được với ta không?”

Tôi giật mình nhận ra bà Hạnh quản lý trại mồ côi nằm ngay bên cạnh mình.

“Tôi đang mơ à?”

“Cứ nghĩ vậy nếu đó làm cậu yên lòng.”

“Ngọn gió nào đưa bà đến đây?”

“Tôi nghe được tiếng khóc.”

“Tôi không khóc.”

Bà cười.

“Tôi không nói cậu. Tôi chỉ nhận ra tiếng khóc đâu đây thôi. Người ta luôn khóc mà cậu nhỉ?”

“Tôi cũng thấy thế và nhận ra mình là một kẻ kỳ quặc.”

“Không, cậu chỉ khác người thôi. Tôi cho đó là một kiểu tính cách cần được nghiên cứu sâu hơn nhiều.”

“Tôi không nghĩ một bác sĩ phù hợp với mình.”

“Cậu cần một người bạn chứ không phải bác sĩ.”

“Cám ơn bà.”

Tôi nhận ra cơn gió liu hiu rã rời. Có lẽ mọi thứ đang thật tệ bạc với chính mình.

“Tại sao bà lại ở đây?”

“Tôi đến theo sự phó thác của cô gái. Cô ấy nói rất có thể cậu đang ở đây.”

“Thế ra cô ta còn nhớ,” tôi nói, “tôi tưởng cô ta đã quên rồi.”

“Giữa cậu và cô ấy có chuyện gì sao?”

“Không có gì,” tôi hơi bực bội vì câu hỏi soi mói này. “Mà bà gặp Lam rồi à?”

“Phải, tôi gặp hai lần. Hình như cậu đi mà không nói với cô ấy.”

“Tôi không việc gì phải báo cáo cả. Thôi chào bà.”

Tôi chực đứng lên. Bà Hạnh liền nói.

“Tôi muốn nhắc cho cậu,” giọng bà nghèn nghẹn, “rằng cậu vẫn luôn có người yêu thương bên cạnh. Cậu có thể bỏ đi không nói một lời, xát muối vào họ, nhưng họ vẫn nhớ đến cậu.”

“Bà không hiểu! Bà biết gì về tôi nào? Nhưng vì sao bà nói thế?”

“Cậu tự hỏi mình thử xem.”

Bản tính cay nghiệt trong tôi nổi dậy. Giờ đây mọi lời nói của người khác đều mang vẻ thù địch trong màng tai tôi.

“Tôi không biết gì hết.”

“Tự hỏi…”

“Tôi đâu cần ai yêu thương?” tôi ngắt lời bà. “Không có tôi, họ vẫn sống tốt. Tại sao người ta không ruồng bỏ tôi? Tôi chỉ là một kẻ hèn nhát, quá sợ khi phải nhìn mặt họ mỗi ngày.”

“Tôi đoán cậu có gì cần nói?”

Hơi thở nghẹt lại, nhưng tôi biết mình phải nói ra hết. Tôi nín thở thật lâu trước khi buông ra những lời cay độc.

“Tôi chỉ quan tâm đến bản thân mình! Tôi cứ thế đi, mang danh nghĩa là giúp cô ấy nhưng lại ruồng bỏ cô. Không nói một lời. Bà nghĩ tôi không đoái hoài đến cô ấy sao? Tất nhiên là có, tuy tôi không biết phải nói cho cô ấy thế nào. Mặt khác, tôi cũng không muốn dừng cái việc mình đang làm. Tôi không có khả năng biểu đạt cảm xúc! Tôi đang cố giúp cô ấy, nhưng Lam có hiểu cho tôi không? Bà nghe rồi đấy, tôi là như vậy.”

Tôi cảm thấy thật kỳ quặc khi phải nói ra tất cả những lời đó với bà Hạnh. Nhưng bà ấy vẫn nhìn tôi, vẫn lắng nghe tôi. Lời tôi tuôn ra như thác đổ, đầy thù hận, xấu xa, độc ác, nhưng bà vẫn đăm lấy mắt tôi. Ngay khi tôi có những suy nghĩ này thì bà bỗng nhắm mắt.

“Tôi đã lang thang khắp nơi từ nhỏ, nay đây mai đó. Những việc tôi đã làm thật chẳng tốt đẹp gì. Chỉ có kiếm tiền rồi tiêu tiền, sống không mục đích. Tôi không còn người thân nào cả. Tôi rất sợ… sợ phải ở một mình. Thật may bà ở đây,” tôi cười, “nếu không thì tôi phát điên lên mất. Cám ơn bà.”

“Cậu cứ nói như thể mình ở một mình. Tôi chỉ nằm đây đánh một giấc.”

Bà Hạnh luôn là vậy. Ở bà luôn có một tinh thần trẻ trung nhiệt huyết, một tấm lòng sẵn sàng lắng nghe và hơn hết, bà cho người đối diện cảm giác được an toàn. Tôi chưa bao giờ thấy mình bị bó thúc vào một quy chuẩn nhất định khi nói chuyện với bà. Tôi thấy lòng mình nhẹ vơi quá.

“Tôi cũng sợ khi phải gặp lại họ. Tôi hèn nhát thế đấy. Và bà biết điều tệ nhất là gì không? Họ quay lại!” tôi cười cay đắng. “Tôi biết họ vẫn luôn sẵn sàng dang tay chào đón tôi trở về. Tôi không biết mình có xứng đáng không nữa? Ai có thể trả lời cho tôi đây, những điều chất chứa trong lòng?”

“Chẳng ai cả,” bà nói dịu hiền. “Tự khắc thời gian sẽ trả lời cho cậu. Còn bây giờ, sao cậu không nằm xuống rồi đánh giấc cùng tôi?”

Tất nhiên tôi còn tưởng mình vẫn đang mơ, một giấc mơ đi theo cái cách dị thường nhất mà đâu đó trong hàng tỷ mộng tưởng trên thế giới này có thể vẽ ra. Tôi muốn ngủ tiếp để hình ảnh bà Hạnh biến mất.

“Tôi hiểu lòng tốt của bà, nhưng có lẽ tôi sẽ làm theo lối cũ. Tôi vẫn chưa muốn về. Chào bà.”

“Sao cậu không nói hết cho tôi nghe?”

Câu hỏi làm tôi giật người.

“Tôi đã nói những gì cần nói.”

“Không, cậu chưa nói hết.”

Đến giờ thì tôi bực bội.

“Tôi không thích phải trách cứ ai, nhưng bây giờ tôi phải phá luật,” bà như không nói nổi. “Cậu là một gã u uất, tôi biết. Cậu muốn tránh né tất cả, tôi hiểu. Và tôi cũng muốn khóc thay cho cậu.”

“Tôi không khóc.”

“Nhưng họ cũng khóc. Cậu biết thằng Nam nhắc cậu nhiều lắm không? Rồi bọn trẻ sẽ thế nào nếu chúng không được học hành? Tôi đã từng nghe và vẫn đang nghe tiếng rè rè vô hồn từ tháp truyền hình. Tôi đã thấy những người lang thang trở thành xấu xa, lao vào con đường tội lỗi. Tôi thấy những tương lai mờ mịt không lối thoát. Và tôi cũng đã thấy cô gái…”

Tôi muốn kết thúc buổi nói chuyện.

“Cô ta không liên quan đến tôi. Thôi chào…”

“Tuần trước cô ấy bỗng dưng ôm đầu rồi gục xuống. Toàn thân cô run bần bật không lý do, sau đó ngất lịm đi co rúm. Tôi đã rất sợ…”

“Gì?” tôi khựng lại. “Đã xảy ra chuyện đó sao?”

“Chúng tôi lập tức đưa cô đi cấp cứu.”

Lúc này tim tôi đập thình thịch rồi đau nhói lên. Thật sự tôi đã gục xuống.

“Ca phẫu thuật diễn ra suốt đêm. Chỉ có tôi ngồi ngoài một mình. Chẳng còn ai. Bác sĩ chẩn đoán cô gái mắc ung thư.”

Bà Hạnh dừng lại.

“Xin bà nói cho tôi biết bệnh viện đó ở đâu, làm ơn.”

“Tình hình bây giờ không còn nguy hiểm, nhưng đang tiến triển rất xấu. Trước khi nói, tôi muốn cậu làm một điều: hãy đến bên cô ấy. Được không?”

“Tôi sẽ làm, tôi sẽ làm.”

Trong một chốc, cả thế giới ào xuống.
 

mucden22

Gà con
Tham gia
17/11/21
Bài viết
46
Gạo
0,0
22. Tro tàn

“Mau, đỡ anh ấy xuống đây.”

Hùng vội đỡ tên buôn ma túy xuống nền gỗ đổ nát. Hắn thở khó nhọc, đặt lưng xuống tường. Bụi xi măng sặc sụa trong hơi lạnh đêm tàn. Người bắn tỉa ái ngại nhìn người đang ngồi.

“Em nghĩ,” Hùng ngập ngừng, “anh nên tạm lánh đi đâu đó.”

“Đành vậy.”

“Và cũng nghĩ ở đây không còn an toàn… ta nên đi ngay.”

“Tao muốn ngồi đây qua đêm nay, chúng mày có thể về.”

“Nhưng anh thì…”

“Không nói nữa,” hắn gằn giọng yếu ớt, “đi hết đi.”

Đám tội phạm tản đi dần, đến khi chỉ còn lại mình hắn. Thân mình hắn vương đầy bụi vữa, gạch đỏ. Vết thương ở mặt hắn nhói lên đau đớn. Đám mây trên trời trôi nhanh, để lại một khoảng bông dày cộm pha màu trăng sáng rực. Dù trăng tròn đã lấp dưới lớp mây nhưng hắn vẫn cảm thấy một bọng mắt thâm đen đang lườm hắn dữ tợn.

“Mày trách tội tao à?” hắn cười giần giật. “Nhưng tao có làm gì đâu chứ.”

Cái đêm cuối cùng ấy trải rõ trước mắt hắn. Hắn cố xóa những hình ảnh đó đi.

Ánh đèn rực rải khắp nền đất.

“Anh thích ngồi một mình, đúng không?” Hùng hỏi.

Hắn quay lại và thấy anh ta đang tiến về phía mình. Hùng phủi bụi đi rồi đặt người xuống sàn.

“Toàn đã chết. Trong hiệu sách còn có cả xác của lão bợm rượu.”

Hắn thở dài.

“Đống tro tàn này, nợ máu phải trả bằng máu.”

“Không phải đêm nay,” hắn nói khẽ. “Suỵt, trăng đang nhìn ta kìa.”

Hùng đứng bật dậy.

“Bây giờ không phải lúc để ngồi một chỗ thế này! Chúng ta sẽ bắt Hiếu phải trả giá.”

“Nhưng trả giá cái gì?” hắn yếu ớt. “Ta cũng đã từng lấy đi của hắn nhiều thứ.”

“Hôm nay anh làm sao vậy? Cái vẻ yểu điệu ấy ở đâu ra? Cô ta đã bỏ bùa gì cho anh rồi?”

“Cô ấy cho tao sự sống, còn bây giờ mất hết rồi.”

“Anh cứ ở đây, em sẽ đi. Khi nào anh đã nghĩ thấu đáo thì gọi cho em.”

“Nghe tao dặn đây,” hắn đanh giọng. “Hãy đem xác một đứa đến hiệu sách rồi đốt cả chỗ đó cho tao. Tao muốn mọi người biết rằng tao đã chết. Nếu mày muốn, hãy đến nhờ Phúc loan tin cho báo chí, giết nó rồi đặt xác nó trong hiệu sách để thế mạng cho tao. Dàn dựng sao cho giống một băng nào đó đã giết tao thành công, được chứ?”

Hùng gật đầu rồi phóng xe đi khỏi.

Hắn gục xuống, chìm vào giấc ngủ.
 

mucden22

Gà con
Tham gia
17/11/21
Bài viết
46
Gạo
0,0
23. Bệnh viện

Cách giữa tôi với Lam là một ô vuông kính cửa phòng.

Cô ấy đang hôn mê sau ca hóa trị định kỳ. Bác sĩ bảo tôi chưa được vào thăm bệnh. Dãy đèn trần bừng lên rồi cùng hành lang trải dài vô định đến cuối. Tôi ngồi đó, chắp hai tay cầu nguyện. Xin đừng có gì xảy ra.

Một tiếng sau, tôi thấy mình không ngồi nổi nữa. Tôi đi dọc theo hành lang. Không gian lặng câm đáng sợ. Tôi nhớ lại tán cây rũ xuống quanh sân bệnh viện: xơ xác, vô vọng.

Dãy B tầng ba toàn phòng là phòng. Rải rác ở chỗ ghế ngồi là vài ba người nhà bệnh nhân. Những bà mẹ khóc lóc, những người anh chị mặt mày sa sầm nhắm mắt nghĩ ngợi. Tôi không dám đoán dòng suy nghĩ ấy là gì và cũng không dám nhìn mặt họ. Chưa lúc nào tôi thấy xung quanh mình tệ đến mức này: đến cả một cái ôm cũng không có.

Có tiếng la hét vọng lên từ khoa sản. Tôi đứng sững người. Đó là tiếng một phụ nữ ngập trong âm thanh chết người của máy móc. Sau đó im bặt. Không còn có thể nghe thấy gì nữa. Tôi không hề nghe tiếng đứa trẻ khóc, chỉ có chất giọng thì thầm nhỏ nhẹ. Tôi không dám bước tiếp. Tôi chờ đợi, và liền đó người phụ nữ bật khóc. Có lẽ đứa bé đã chết non. Không có gì đáng sợ hơn được nữa.

Tôi quay lưng lại và chạy, trái tim như nổ tung khỏi lồng ngực.

Không gian ảm đạm chèn thêm tiếng máy tâm đồ két két. Âm thanh của Thần Chết thật gần. Tiếng chém của ông ta vun vút trong không khí và thi thoảng ghé sát tai tôi. Tôi không muốn nghĩ đến nữa! Nghĩ cũng chẳng để làm gì. Chỉ cần chờ đợi.

Cánh cửa thật cao và bè. Tấm bảng trát vàng đề chữ: bác sĩ trưởng khoa N. V. Minh.

Tôi bước vào. Bác sĩ Minh gập lưng lại viết luôn tay lên giấy khám bệnh. Mắt ông chỉ là một hình mờ đục. Tay phải ông thoăn thoắt ấn con dấu đỏ vào giấy tờ, còn tay trái hết đưa lên gãi cổ rồi lại để tờ giấy qua một bên, chuyển qua tờ tiếp theo. Y tá trưởng ngồi bên chiếc bàn nhỏ phía phải ông, mắt liến láo như mèo. Khi thấy tôi, ông bác sĩ niềm nở chạy đến bắt tay.

“Chào anh. Anh đến có việc gì à?”

“Ồ không,” tôi đáp. “Tôi định ghé qua cám ơn ông thôi.”

“Anh không cần khách sáo như thế,” người bác sĩ kia nói, “tôi sẽ làm hết sức có thể để cứu sống cô ấy, anh yên tâm,” mặt ông quyết tâm thấy rõ. “Hay chúng ta ra căn tin uống chút cà phê đi.”

Quán cà phê căn tin đông đúc. Trong đây, chúng tôi không cần phải chịu đựng cái nóng lên đến ba mươi tám độ của giấc một giờ trưa bên ngoài. Bác sĩ Minh cà nhắc. Tôi đoán ông bị một chứng tật ở chân. Tuy vậy, dọc theo đường đi là những nụ cười mà ông dành cho đồng nghiệp, nhân viên vệ sinh cũng như bà chủ căn tin. Họ cười lại với ông. Tôi hơi khó hiểu.

“Tôi chưa thấy người nào cười nhiều như ông đấy.”

“Dù sao tôi cũng không phải mất tiền để nhận lại một nụ cười, nhỉ?”

Tôi với ông bật cười sảng khoái.

Bên trong, năm dãy bàn xếp gọn gàng thẳng tắp. Các bệnh nhân đi lung tung không mục đích, ít nhất là họ được thoát khỏi căn phòng ngột ngạt đầy mùi chất hóa học. Họ tán tụm vào nhau nói chuyện rôn ran, vài người thì tìm niềm vui của mình ở các chỗ máy game thùng góc quán. Nơi đây quá khác so với tôi tưởng tượng.

“Tôi luôn nghĩ bệnh viện là một nơi ảm đạm,” tôi nói khi chúng tôi ngồi vào bàn.

“Chúng tôi đang hướng cho bệnh nhân vào niềm vui để họ không phải nghĩ về căn bệnh của mình,” ông nói với vẻ lo âu. “Nhưng làm sao những cái máy thùng kia đánh lạc hướng họ mãi được.”

“Tôi nghĩ họ cảm thấy rất thoải mái khi được điều trị bởi những bác sĩ tích cực như ông, với lại họ còn bận phải cười nhiều, đâu còn tâm trí để lo lắng đến bệnh tật đâu nhỉ?”

Chúng tôi lại cười.

“Cám ơn anh.”

“Sao vậy?” tôi hỏi.

“Anh chính là một trong những người mang đến năng lượng cho nơi này. Các bác sĩ như tôi rất cần những người như anh.”

“Nhưng năng lượng thì đâu giúp ai được gì?”

“Không, giúp lắm chứ. Thật hiếm khi thấy các bác sĩ niềm nở với nhau, vì họ phải lo rất nhiều thứ cùng một lúc. Não ta rất là lạ, vì cứ mỗi khi nó giãn ra thoải mái thì sẽ làm được rất nhiều chuyện. Bác sĩ chúng tôi phải trải qua áp lực thường xuyên nhưng đồng thời cũng phải học cách sống chung với nó. Những ca thành công của tôi cũng chính từ những suy nghĩ tích cực ấy.”

“Ý ông là nhiều người được cứu sống hơn à?”

“Tôi không lấy đó làm mục tiêu của mình. Anh thấy tôi làm khác theo sách giáo khoa không?” ông lại cười. “Tôi chỉ muốn bệnh nhân của mình cười thật nhiều, vậy thôi.”

“Thật tốt quá, khi có những bác sĩ như ông. Cám ơn ông vì một tháng qua đã chữa trị cho bạn tôi.”

“Không có gì mà. Một tháng qua hẳn đã rất khó khăn với anh.”

Bà chủ ra cùng với hai ly cà phê đen. Chúng tôi nhấm nháp từng ngụm một để thưởng thức. Ông Minh chép chép miệng.

“Cà phê Trung Nguyên chưa bao giờ làm tôi thất vọng.”

Một tháng qua, tôi luẩn quẩn mãi trong bệnh viện. Đợt hóa trị vừa rồi là lần thứ hai của cuộc điều trị. Tôi không cầm được nước mắt khi chứng kiến những sợi dây truyền nước quấn quanh Lam. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến và cũng không thèm nghĩ đến; có lẽ tôi thật khốn nạn.

“Hẳn cô ấy sẽ rất cảm phục anh,” ông Minh quay sang tôi.

Tôi chỉ cười cho qua. Trong nửa tiếng tiếp theo, chúng tôi bàn luận về những bước tiếp theo của cuộc điều trị ung thư. Ông nhắc tôi rằng tôi phải chuẩn bị sẵn sàng cho mọi trường hợp. Tôi nói tôi đồng ý.

“Nhưng sẽ không đến sớm, phải không?” tôi ngắc ngứ.

“Căn bệnh ung thư não diễn biến rất khó lường, nên tôi không thể nói trước. Nhưng trước đó anh thấy cô ấy có biểu hiện gì không?”

Tôi không muốn thể hiện mình vô tâm.

“Lam có đau đầu nhiều, có sốt với… ngủ nhiều. Chỉ vậy thôi.”

“Cô ấy có phải chịu đựng áp lực gì quá lớn không?”

“Không.”

Ông nói đó cũng dễ hiểu vì căn bệnh ung thư não biểu hiện rất chậm hoặc gần như không có. Ông cũng nói thêm rằng tình trạng bệnh đã đến giai đoạn gần cuối, và đội ngũ bác sĩ sẽ cố gắng tìm đủ liệu pháp điều trị. Nhưng tới đây thì tôi không còn nghe nữa, vì tôi biết ngày ấy đang đến rất gần.

Tôi phải cật lực lắm mới xin được ông cho vào thăm Lam.

“Năm phút,” ông nói.

Tôi vào phòng. Bên trong còn ghê rợn hơn ở ngoài. Lam nằm trên chiếc giường trắng, mắt nhắm, hai tay đặt ngay ngắn lên bụng. Tôi bước khẽ hết sức. Trời ơi, tôi đã làm gì thế này? Suốt cả tháng tôi loanh quanh trên thành phố, không làm được gì, chỉ lê lết theo bản năng mà không biết mình đang có gì. Đây chính là tất cả tôi có, lũ trẻ cũng chính là tất cả tôi có. Tại sao…

Có ai nhận ra được mình đang có gì đâu…

Tôi nhìn Lam và giật mình khi thấy nó cũng đang nhìn mình với bọng mắt sưng vù ngập trong nước mắt. Tôi toan đi gọi bác sĩ. Nó dùng tay nắm tôi lại, nhè nhẹ lắc đầu.

Tôi muốn đến và ôm nó một cái, nhưng không thể.

Với động tác yếu ớt Lam đưa tay vào túi quần, lấy ra gì đó rồi chìa đến tôi. Tôi nhận lấy. Đó là một mảnh giấy nhỏ gồ ghề, mép góc được xé bằng tay. Bên trong để dòng chữ “Hỏa Sa — nơi nợ tôi một lời xin lỗi. Ký tên: mỹ nữ Ánh Dương.”

Tôi không hiểu gì. Tôi nhìn nó. Đôi mắt đục ngầu khẩn thiết làm tôi rùng mình. Vì sao nó lại muốn tôi làm theo tờ giấy này? Nó muốn gì? Dù trong thâm tâm tôi biết Lam đang quá yếu, nhưng tôi van xin:

“Làm ơn, hãy nói cho tôi biết. Thứ này có ý nghĩa gì?”

“Cô ấy sẽ giúp anh trả lời,” Lam nói trong làn hơi yếu ớt, bụm miệng ho khù khụ, “vì sao… về hắn. Cô ấy sẽ giúp anh trả lời… mọi chuyện… sẽ khuyên anh… dừng lại…”

“Em biết chuyện đúng không? Vậy hãy kể cho tôi nghe. Đừng giấu giếm nữa. Tôi… tôi sẽ không đoái hoài việc có tìm ra hắn hay không; từ giờ tôi sẽ luôn bên em, được chứ? Tôi đã suy nghĩ kỹ, và…”

Tất cả những gì tôi nhận được chỉ là cái lắc đầu thất vọng.

“Không, lần này anh phải đi. Anh đang ở rất gần rồi. Em muốn… anh biết… Đi đi, hãy đi theo chỉ dẫn của mảnh giấy…”

Tôi hồi hộp chờ đợi, nhưng mãi vẫn không nhận thêm được gì. Nó như muốn đuổi tôi đi. Tại sao đến lúc này nó mới khẩn thiết như thế? Vào cái đêm ấy, Lam đã đến và muốn nói với tôi điều gì… không lẽ nó đã muốn kể hết mọi chuyện, hay… thừa nhận mình đang bị ung thư não? Làm sao tôi có thể vô tâm đến thế…

Phải thôi, tôi biết mình cần làm gì, nhưng cái chính tôi muốn được nghe lại giọng nó. Nhưng bây giờ thì tôi không thể. Không còn thời gian nữa. Tôi ở lại chỉ làm nó khổ thêm. Bác sĩ Minh ra hiệu tôi đã hết giờ thăm bệnh. Chúng tôi chào nhau và tôi bước đi.

Tôi gặp bà Hạnh ở đầu cầu thang.

“Cậu đi đâu đấy?” bà hỏi. “Lam thế nào rồi?”

“Vẫn như thế bà ạ. Làm sao tôi… dường như tôi đang nghĩ đến điều đó.”

“Không, các bác sĩ vẫn đang rất cố gắng…”

Giọng bà nhỏ dần. Lẽ ra tôi không nên nói thế. Tôi thấy mình là một thằng vô dụng, một thằng khoẻ mạnh vô dụng: những khi này lẽ ra tôi nên động viên bà ấy… tôi không đáng…

“Tôi nói này. Bà đã quan tâm đến Lam, dành tình thương cho cô ấy, dù cho hai người, tôi đoán, vẫn chưa được gặp nhau nhiều. Tôi thay mặt cô ấy cám ơn bà. Chắc hẳn cô ấy sẽ yêu quý bà lắm… Nhưng bây giờ tôi phải đi, không phải đi để trốn tránh trách nhiệm, hay đi để bỏ mặc cô ấy ở đây: tôi đi vì Lam muốn tôi đi. Từ bây giờ, tôi xin nhờ bà… chăm sóc cho cô ấy, hãy luôn ở bên cạnh cô ấy. Tôi biết tôi không nên đi bây giờ, nhưng không thể được. Tôi phải đi. Tôi xin nhờ bà, à không tôi lại lặp từ rồi, nhưng xin bà đừng bỏ cô ấy lại một mình. Tôi sẽ về cùng lời xin lỗi của mình. Sớm thôi. Thời gian không còn nhiều đâu… nhưng cũng phải tới lúc thôi.”

Tôi tuôn một tràng dài, kết thúc như muốn đứt hơi. Khoé mắt bà Hạnh ngấn nước. Bà không nói gì mà nhìn tôi đầy quyết tâm.

Bà ấy không ngăn cản tôi.

“Khi về, tôi sẽ đền ơn bà… tôi sẽ cảm tạ bà nhiều lắm…”

Bà Hạnh lắc đầu, và tôi hiểu.

Tôi thấu hiểu được bà.

Tôi bước đi, bỏ bà lại phía sau.

Tôi không biết tại sao mình lại nói ra những lời vừa nãy. Trong lòng tôi có gì đó như đau đớn.

Hai giờ sau, tôi lặng người khi cầm đơn thanh toán viện phí. Chi phí mổ não vượt đến hai mươi lăm triệu. Tôi sờ vào túi quần, rỗng không, và bước đi.

Lúc gần thì xa, còn lúc đã xa lại muốn gần. Tôi ngồi đó, trên ghế trước phòng, chắp tay.
 

mucden22

Gà con
Tham gia
17/11/21
Bài viết
46
Gạo
0,0
24. Mỹ nữ Ánh Dương

Tôi hẹn Sơn đến góc phố.

“Quyết định làm nhé,” gã nói.

“Cho tôi một mối hàng ở Hỏa Sa.”

“Sao anh chọn chỗ xa thế?” khi thấy tôi im lặng thì anh ta hiểu ý rồi tiếp. “Có băng Hổ Mang cũng làm ăn được. Ngày mai tôi sẽ nói thằng cha chủ bên đó.”

“Không, ngay tối nay tôi sẽ qua.”

Người kia hằm hặp rồi móc điện thoại ra gọi. Tôi đi khỏi đó.

Điều bây giờ tôi cần tìm hiểu chính là mảnh giấy.

Tôi đặt xe đến Hỏa Sa. Đó là một vùng ngoại ô nhỏ, cách trung tâm thành phố ba mươi cây số về phía Đông Nam. Bờ biển ngọc trải dát ánh hồng trong buổi chiều tà. Tôi cùng cảnh sát đen xuống xe chỗ vòng xoay Trung Diên. Con đường quốc lộ lượn vòng qua trụ nước lớn rồi khuất bóng sau dãy nhà làm mắm. Nơi đây ít người qua lại. Con lươn giữa đường sơn trắng loá mắt dưới cái nắng khủng khiếp của buổi sáng. Tôi chẳng biết bắt đầu từ đâu. Cảnh sát đen thì gật gù nghĩ ngợi, và vẫn với trang phục đen quái dị anh ta chìm vào bóng tối đang ngả dần.

“Mỹ nữ Ánh Dương,” anh ta nói, “tôi tự hỏi liệu có phép chơi chữ nào không.”

“Đó là một người phụ nữ,” tôi gợi ý. “Tôi đoán cô ta làm phục vụ hộp đêm, kiểu vậy.”

“Mỹ nữ chứ. Vả lại hộp đêm thì không có Mặt Trời,” Đen nói vu vơ. “Nhưng cũng có thể đó là biệt danh của cô ta nên không thể loại trừ trường hợp anh nói.”

“Vậy mai chúng ta sẽ bắt đầu từ đó.”

Khách sạn Plaza nằm trong đám khu nhà hạng sang đối diện biển. Chủ trương ở đây là “bình dân” và tôi cũng không thấy gì để phản bác họ. Chiếc bàn tiếp tân làm bằng gỗ sồi đóng ép, hàng chữ Plaza — điểm đến Biển đêm dán bằng giấy decal méo xẹo. Xung quanh trần nhà, bụi bám đầy các góc trông bẩn thỉu. Mấy người phục vụ như được góp nhặt từ dưới quê: giọng nói đặc chất miền Tây và cử chỉ tay thì quơ quơ đến tệ hại.

“Phòng anh là B421 ở tầng năm. Anh cứ đi thẳng đến thang máy mà lên, chứ ai lại đi bộ làm gì cho mỏi chân.”

Tên bồi nam nói oang oang khi tôi đặt chân lên bậc thang bộ làm tôi phát bực.

Căn phòng lụp xụp bé như cái lỗ mũi. Tôi không hiểu làm sao người ta lại có thể chấp nhận dựng lên căn nhà lá gọi là khách sạn này ở phía giáp mặt bờ biển. Hai giường đặt hai bên kêu cọt kẹt dưới tấm trần thấp trịch, nhiều chỗ thấp đến nỗi tôi phải cúi mình mới lách qua được.

Ánh Mặt Trời ngả cam. Tôi nhớ lại lúc mình còn ở xóm nhỏ, đặt lưng xuống trảng cỏ thơm ngát mà đón nhận không khí buổi sớm mai. Không hề có ánh nắng chết người như ở Hỏa Sa, hay những ngôi nhà khách sạn lụp xụp và tiếng tháp truyền hình ầm ĩ. Tôi không hề muốn có tất thảy những thứ ấy ở xóm, cụ thể là ở gần bọn trẻ. Nhưng dù có trốn tránh thế nào, rồi chúng cũng sớm đến thôi.

Ánh hoàng hôn tím ngắt ngả dần.

“Tôi sẽ đi đây một chút,” tôi nói với Đen. “Chắc cũng phải khuya tôi mới về.”

Anh ta nở ra một nụ cười kỳ lạ.

Bước trên đường, gió lạnh căm cứa vào da thịt tôi. Tôi phải mặc lớp áo thun bên trong và khoác ra ngoài chiếc áo khoác cồng kềnh. Mọi người đổ ra hàng rào bờ biển tán gẫu. Tôi cứ đâm thẳng mà đi.

Tiếng nhạc ồn ào lớn dần khi tôi tiến gần hộp đêm địa phương. Chỗ gửi xe là hai chiếc mô tô điện xéo xớc giữa đám xe hơi cáu bẩn. Buổi đêm trác táng ẩn hiện rõ trong luồng khói đặc phả ra từ cửa khi tôi bước vào.

“Băng Hổ Mang đang ngồi chỗ nào?” tôi hỏi nhỏ người bồi bàn.

“Cuối phòng, rẽ trái,” anh ta nói rồi vọt biến đi.

Cuối phòng bên trái là một cái lán gỗ che rèm. Qua lớp màn in hằn các bóng đen chuyển động, tôi thấy khoảng năm sáu gã tụm lại chơi bài.

“Tao bên chỗ Sơn tới,” tôi kéo rèm ra.

“Mày là thằng nào?”

Tôi cố làm cho thật tự nhiên, lấy bao thuốc bỏ điếu ngậm.

“Sơn nói hết cho bọn mày rồi, giao dịch cho nhanh lên.”

Một gã ngó nghiêng xung quanh.

“Mày đi một mình à?”

“Tao không mang hàng mà không có đoàn hộ tống. Phương pháp làm việc thì phải rõ ràng.”

“Thằng này hay,” một ông xăm trổ ra dáng thủ lĩnh tấm tắc. “Đưa hàng tôi xem.”

Đó là gói hàng khoảng vài chục viên thuốc lắc được bọc trong bịch đen.

“Ngồi xuống đây chơi một ván, người anh em. Lâm.”

Ông ta giơ tay ra bắt. Tôi đã toan từ chối, nhưng nghĩ rằng câu từ chối sẽ rước họa vào thân, vả lại bọn này chắc nắm rõ được cả vùng biển nên tham gia vào ván bài. Khói thuốc tỏa ra làm tôi yên tâm đôi chút.

“Anh chàng ở đâu?”

Bụng lão Lâm rục rịch như đói.

“Tôi làm ăn với Sơn. Từ cảng đến đây cũng không xa lắm.”

“Để tôi nói cho anh,” lão Lâm vắt tay ngang vai tôi, “gã Sơn không thành thật lắm.”

“Tôi đã thấy hắn nuốt tiền của một ông già.”

“Và còn nhiều thứ ghê tởm hơn nữa. Nhưng chắc anh bạn cũng đa nghi chứ?”

“Một gã buôn thì cần lắt léo và đa nghi.”

“Tốt,” cả bọn phá lên cười. “Anh chàng này có khí chất.”

“Ở đây thiếu gái thì phải?” tôi hỏi.

“Đây là giờ tâm linh của chúng,” giọng ông ta khẽ gió. “Chắc đang túm nhau chơi đồ. Ha ha.”

Giọng cười gớm guốc của lão khiến tôi ghê tởm.

“Nếu có một cô căng đầy đứng dưới nắng, chắc tôi sẽ gọi cô ta là Mỹ nữ Ánh Dương.”

Không ngờ chỉ một lời của tôi khiến năm người kia sửng sốt và cảnh giác. Lâm từ một gã hiếu khách trở nên nhăn mặt. Một thoáng xanh xao hiện lên trên khuôn mặt họ.

“Mày nghe biệt danh đó ở đâu?” một gã vội vàng hỏi.

“Tao nghe từ cái đầu tao. Nó nghĩ đến một cô dưới nắng, mà người ta thường nói nắng thành ánh dương cho nó nên thơ đúng không?”

Tôi giả giọng say rượu.

“Anh không nên nhắc đến cái danh đó ở đây, anh bạn ạ,” Lâm nghiêm trọng. “Không ai trong giới ngầm dám một lần nhắc đến hắn.”

“Gì chứ? Tôi tưởng anh là gã Lâm cứng cáp?”

Ông ta không lấy gì làm vui vẻ trước lời nói của tôi.

“Lòng dũng cảm không đo đếm bằng việc có dám nhắc đến hắn hay không, nếu ý anh là tôi dũng cảm.”

“Đó là một phụ nữ?”

“Không ai biết. Nhưng cứ cho là vậy.”

“Nhưng tại sao hắn lại đáng sợ đến thế?”

“Này nhé, hãy tưởng tượng anh là một gã gác cổng quèn, ngày ngày gác chân lên đọc báo, mắt lờ đờ như con xác sống bỗng một ngày anh nhìn thấy…” ông ta dừng lại đôi chút, “một hình người máu me tiến lại gần, chìa thẳng hai tay ra… đó chính là cô ta. Ả Ánh Dương ấy gần như đã xé xác hai người trai trẻ ấy ra.”

Tôi biết chữ “xé xác” này chỉ là giết người. Thật quá cường điệu khi dùng cái từ để mô tả một hành động ghê rợn như thế cho một việc bình thường như giết người.

“Cô ta giết một người bảo vệ sao?”

Lâm nheo mắt nhìn tôi.

“Tôi không nghĩ anh bình thường chút nào,” ông ta gằn giọng lại. “Anh là một thằng giỏi giấu giếm.”

“Vậy sao?” tôi rót thêm rượu vào ly rồi nốc cạn. “Còn tôi cho mình là kẻ tò mò thượng hạng. Trí não trẻ con ấy của tôi làm sao thoát nổi câu chuyện về chàng bảo vệ ấy của ông.”

“Tao thích anh chàng này rồi đấy, ha ha,” Lâm phá lên cười. “Vậy cậu chàng tò mò này, cho phép tôi được biết… lại mạn phép tôi đưa cậu vào một câu chuyện khác nữa nhé. Nếu cậu là công an khu vực, thấy một đứa con gái máu me đầy mình ấy lết xác đến trước cổng sở làm của mình tự thú, cậu sẽ xử trí ra sao?”

Đống rượu chặn họng tôi lại một thoáng.

“Giữa thanh thiên bạch nhật?” tôi hỏi.

“Nhiều người qua lại nữa.”

Tôi không thể lý giải được chuyện gì đang xảy ra, hay phải nói điều gì để đáp lại những ánh nhìn soi mói đang bám lấy mình. Sự việc thật lạ lùng.

“Sao cậu có vẻ bần thần thế?” Lâm cợt nhả. “Tôi tưởng chỉ nên bất ngờ thôi chứ?”

“Chỉ vì câu chuyện rất thú vị.”

“Phải, nó có đủ những hương vị để tạo nên một câu chuyện trinh thám.”

“Tôi thấy nó đâu khó hiểu cho lắm?”

“Ồ, chỉ vì cậu chưa biết,” Lâm hạ giọng, “cô ta không hề bị kết án gì.”

“Vậy là sao?” tôi như muốn bật dậy. “Tôi tưởng cô ta đi đầu thú vì giết hai người đàn ông kia?”

“Thế mới hay.”

“Nhưng tại sao?”

“Này, mày đang soi mói quá rồi đấy,” một tên côn đồ lăm lăm nắm đấm về phía tôi.

Lâm trừng mắt.

“Xử sự với bạn hữu phải lịch sự chút chứ nhỉ. Nhưng mà cậu này, cảnh sát không thể tìm thấy hai cái xác đó được.”

“Tại sao chứ?”

Suốt quãng thời gian vừa rồi tôi đã xử lý quá vụng về. Không thể để cảm xúc chen ngang khi giao dịch được.

Nghe đến đây, bỗng Lâm lại phá lên cười ha hả, liền đó đấm ngực vì sặc trúng chỗ mồi rượu vừa tống vào miệng. Những người còn lại nhăn mặt.

“Anh không biết tôi là kẻ đi hốt xác sao?” ông ta đăm đăm vào tôi như chờ đợi phản ứng gì đó.

“Thế ư?”

Trời bắt đầu đổ mưa. Tiếng nước tí tách trên đường len lỏi vào nơi chúng tôi ngồi. Tôi lấy thêm miếng mực khô ăn ngon lành. Nội sự càng lúc càng rối tung rối mù.

“Cậu cũng tò mò lắm đấy, anh bạn tôi,” Lâm nhìn tôi.

“Vậy nếu ông không phiền, cho phép tôi hỏi về quyết định lập dị ấy được không?”

Một tên trong bọn chúng đứng bật dậy nhưng tên trùm đã kịp kéo tay anh ta lại. Trong vài phút những đôi mắt giận dữ ném thẳng vào tôi.

“Bình tĩnh nào mấy anh bạn,” ông ta làm cử chỉ tay như muốn mọi người hạ nhiệt, “anh bạn mới của chúng ta đây cũng hay hớm lắm. Xin lỗi anh nhé, không phải ai cũng dễ chịu khi một người lạ đề cập đến cái quyết định quái gở đó của tôi. Nhưng tôi biết một thứ từ anh đấy.”

“Điều gì?” tôi cảnh giác nhìn khắp một lượt những bàn tay kia; chúng đang yên vị trên chỗ dắt súng trên lưng quần.

“Thực ra anh đi một mình.”

Tim tôi giật bắn lên, và tôi đoán ông ta nhận ra được.

“Vì sao ông nghĩ như vậy?” tôi hỏi, chán ghét cái vẻ khờ khạo đáng thương của mình.

“Sao ta không giết nó luôn đi?” một người trong bọn rút súng chĩa thẳng vào tôi.

“Bỏ xuống!” Lâm ra lệnh. “Không ai được bắn đối tác trước mặt tao tối nay.”

Sau đó ông ta hài lòng.

“Tốt. Nhìn anh,” Lâm đảo mắt sang tôi, “tôi đoán anh đang ở vào một địa vị rất đặc biệt nên muốn tìm hiểu về vụ bí ẩn ở Hỏa Sa này?”

“Cũng có thể nói là vậy.”

“Vậy anh muốn tìm hiểu gì?”

Tôi mạn phép lão để vào nhà vệ sinh, tát nước lên mặt mình. Tôi phải nói năng cẩn thận, suy nghĩ phải thấu đáo. Đây là cơ hội tốt nhất của tôi, tôi không thể để lỡ nó được.

Phải thật tỉnh táo.

Tôi bước vào phòng.

“Vậy sao?” lão Lâm ngạc nhiên.

Trong phòng chơi bài chỉ còn tôi và ông ta. Những người khác đã đi khỏi theo lệnh của Lâm. Tôi cố giữ vẻ mặt tự nhiên, cử chỉ nhanh nhẹn và quan trọng nhất, từng câu chữ phải được chọn lọc thật kỹ để nói cho mạch lạc.

“Ý cậu là tên sát nhân ấy là người yêu cậu sao?”

“Có những dấu hiệu khiến tôi nghĩ đến kết luận đó, nhưng tôi không muốn vội vàng. Thế nên tôi mới phải đến đây để xác nhận điều đó.”

“Nhưng làm sao cậu biết cô ta đang ở đây?”

Đến nước này, tôi phải thật liều lĩnh. Không được dừng lại.

“Một người chú của tôi có đến đây du lịch cùng gia đình mùa hè năm ngoái. Ông ấy có nghe nói đến một người phụ nữ trẻ gây ám ảnh nơi đây, trong một lần nói chuyện với người dân địa phương. Ông nói nhìn cô ta rất quen. Còn người yêu của tôi, cô ấy… mất tích mấy tháng nay…”

“Lạ nhỉ…” mắt Lâm ánh lên vẻ tinh nghịch. “Rất không khớp…”

“Ông nói gì vậy?”

“Ồ không. Mấy ngày nay anh đã tìm ra được gì chưa?”

“Không được gì cả.”

“Tôi sẽ thương lượng thế này,” Lâm duỗi chân rồi ghé sát vào tôi. Mùi bia từ miệng ông ta ngập khắp sống mũi tôi, “cậu sẽ là một thành viên trong băng của tôi cho đến khi tìm ra người yêu cậu. Tôi là người biết chính xác địa điểm của những vụ giết người của cô ta, nên sẽ đưa cậu đến đó. Như vậy đã đủ cho một cuộc thương lượng công bằng chưa?”

Tôi ra vẻ nghĩ ngợi.

“Được,” tôi nói.

Hai chúng tôi cùng uống. Trong suốt cuộc nói chuyện ông ta nhìn tôi vẻ hài lòng. Tôi không thể hiểu nổi ông ta đang nghĩ gì. Lâm ợ ra một tràng bia hơi dài.

“Nhưng tại sao ông lại đi dọn những cái xác ấy?” tôi hỏi.

“Tôi yêu mảnh đất Hỏa Sa này,” tôi để ý thấy mắt ông ta long lanh, nhìn thẳng vào tôi. “Nó như quê hương tôi vậy: mùi gió muối, tiếng chim hải âu đập cánh… cậu biết đấy, tôi không phải một nhà thơ,” ông ta cười xòa. “Tôi không muốn điều gì làm vấy bẩn quê hương tôi được.”

“Ông yêu nơi đây đến vậy sao,” tôi nhìn xuống tấm chiếu lót.

“Cái gì đã yêu thì rất dễ xa khỏi vòng tay ta. Nhưng thôi, chúng ta không nên yểu điệu như vậy.”

“Vậy à…”

Dễ xa khỏi vòng tay tôi… Khung cảnh căn phòng bệnh lạnh lẽo lại trải dài ra trước mắt tôi, cả dáng người nằm trên giường, bắt chéo tay, nhắm mắt. Thanh Lam… cái tên thật đẹp làm sao.

“Thứ Hai tôi sẽ dẫn cậu đi đến đó,” Lâm nói.

Tôi không đáp lại. Tôi không chắc về con người này: mắt ông ta ánh lên vẻ của một người hiểu chuyện. Ở tên buôn hàng này có gì đó… ánh mắt của ông ta, thật sắc sảo. Mưa đã ngớt. Khách hộp đêm cũng vãng dần, và tiếng nhạc sàn vặn nhỏ lại.

Tôi phải thoát khỏi Lâm càng sớm càng tốt.
 

mucden22

Gà con
Tham gia
17/11/21
Bài viết
46
Gạo
0,0
25. Bác sĩ tâm lý

Hắn khựng người lại.

“Đúng vậy,” bà Hồng nói, “tâm lý của cô ấy vẫn chưa được khắc phục.”

“Cô ấy đã ở trong đám cháy, bà biết chứ?” giọng hắn cay đắng. “Ánh Dương vẫn chưa được chữa khỏi, thế mà tôi lại để mất cô ấy. Tôi là con người kiểu gì?”

“Đừng tự trách bản thân mình, cậu ạ,” bà mỉm cười. “Cô ấy vẫn luôn ủng hộ cậu, cậu biết chứ?”

Hai người ngồi trong một căn phòng làm việc nhỏ ở ngoại ô thành phố. Đó là văn phòng trực của Thái Hồng, vị bác sĩ tâm lý trị liệu. Bức tường sau bàn giấy treo ba bức hình của ba người khác nhau, hai người đàn ông và một phụ nữ. Tất cả họ đều đang cầm đóa hoa hồng với ba sắc khác nhau. Hắn nhìn hồi lâu vào đó, chăm chú đảo mắt qua từng bức hình và nhận ra vẻ u uất hiện rõ trên khuôn mặt họ. Hắn đoán họ chính là bệnh nhân của bà Hồng. Bà bác sĩ ngồi trên ghế, tay đan vào nhau và chăm chú nhìn vào gã đàn ông đang cay đắng nhìn khắp căn phòng tối tăm sầu não.

“Tại sao bà cứ nói những lời sáo rỗng như thế?” hắn thốt lên. “Làm sao cô ấy ủng hộ tôi được? Cô ấy chết rồi, và tôi biết rõ điều đó.”

“Vì đó là vai trò của một bác sĩ tâm lý. Tôi hiểu sự mất mát này đã gây nên một lỗ hổng lớn trong cậu. Cậu phản ứng với mất mát bằng cách đổ hết mọi trách nhiệm lên người mình. Nhưng…”

“Tôi biết rõ bà định nói gì tiếp theo, và tôi không quan tâm,” hắn nhăn mặt khó chịu. “Vậy khi ấy tình trạng của Ánh Dương không tiến triển thêm được chút nào sao?”

“Đó chỉ là hình ảnh cắt lớp não của cô ấy. Bên ngoài, cô ấy có lần đã cười với tôi. Một nụ cười tươi như hoa. Dần dần cô ấy lạc quan hơn, vui vẻ trò chuyện với các bệnh nhân khác. Ánh Dương có cảm âm tốt qua những buổi học âm nhạc. Tuy vậy, những trầm cảm trong quá khứ vẫn không lúc nào buông tha cô.”

Hắn không nói gì.

“Cậu biết không, tôi nghĩ đau đớn nhất là khi cậu trao hy vọng cho một người, và ngay khi người ấy bắt đầu cố gắng để hòa nhập với thực tại thì có kẻ lấy mất đi thứ quý giá nhất của họ. Trong trường hợp này, đám cháy đã lấy đi mạng sống của Ánh Dương ngay sau một tuần xuất viện.”

“Trong bệnh viện,” hắn nghẹn ngào, “tôi hứa hẹn với cô đủ thứ. Khuôn mặt cô ấy háo hức lắm. Tôi còn nhớ rõ…”

“Cậu cần chút nước không?”

“Không, cảm ơn bà. Ta hãy tiếp tục đi.”

“Trong các phiên trị liệu sau đó,” bà ngập ngừng, “giọng nói cô ấy dần chuyển sang căm hận. Cô nói suốt về những đòn roi của người cha và… điều khiến tôi sợ nhất đã xuất hiện… cô ấy cười trong khi miêu tả cảnh ông ấy bị trừng phạt. Lời nói của Ánh Dương trở nên rất thật, và tôi không còn nhận ra chút gì nhân tính từ chúng. Cô ấy dần có thiên hướng bạo lực và tưởng tượng những điều ghê rợn bằng hình ảnh, và còn thích thú khi được chia sẻ chúng với tôi.”

“Bà cho đó là gì?”

“Một tâm thần rối loạn, hẳn rồi. Một con người chịu đựng những đòn roi cũng như những lời văng tục sỉ vả từ chính cha mẹ mình từ khi còn nhỏ. Khi một đứa trẻ phải trải qua bạo lực trong thời gian dài, chính trong tâm trí chúng sẽ vô thức sinh ra bạo lực. Tệ hơn nữa, những tiêu cực cũng từ đó xuất hiện và hành hạ cơ thể nếu không được phát hiện kịp thời.”

Lúc này, hắn suy tính gì đó và đứng bật hẳn dậy. Khuôn mặt hắn co rúm đau khổ và tròng đen trong mắt hắn bùng lên ngọn lửa hận thù. Hắn đã không kịp thấy Thanh Lam lần cuối cùng.

“Đó là tất cả sao?” giọng hắn lạc đi.

“Tôi không nghĩ lục lại vấn đề bây giờ là một cách hay…”

“Tôi là khách hàng của bà!” hắn bỗng đổi giọng. “Tôi trả tiền cho bà để bà trả lời tất cả các câu hỏi mà tôi đưa ra. Hay bà chê rằng số tiền ấy chưa đủ?”

“Chưa bao giờ tôi nghĩ mình làm việc vì tiền, và tôi nghĩ rất hiếm người bác sĩ nào lấy tiền làm mục tiêu tối thượng cho mình.”

“Vậy sao? Thế chuyện các người vẫn chìa tay nhận tiền thù lao thì sao? Bà vẫn nhận tiền mỗi tháng mà nhỉ?”

“Tiền có thể không thích hợp cho một mục tiêu, nhưng lại rất tuyệt để làm động lực. Việc nhận tiền giúp tôi hiểu được mình đã làm và đạt được gì, và cho tôi thấy bản thân mình xứng đáng với những ca trị liệu thành công.”

“Sao cũng được.”

“Cậu nên học cách trân trọng những thứ đến với mình.”

“Vậy ư?” hắn cười khinh khỉnh. “Và khi trân trọng, tôi nhận được gì?”

“Một cái ôm. Hãy nhớ lấy, không phải lúc nào cậu cũng thấy mình được ôm đâu. Chào cậu.”
 

mucden22

Gà con
Tham gia
17/11/21
Bài viết
46
Gạo
0,0
26. Hàng nước mía

Từ xa, tôi có thể thấy biển.

Sóng đập bờ dậy sóng. Tôi đứng đó, nhấn bàn chân trần xuống cát. Cơn gió lớn như muốn cuốn cả người tôi đi. Xung quanh không có ai, cũng như chưa bao giờ Hỏa Sa được xem là vùng đất của sự nhộn nhịp. Hàng cọ hướng thân mình ra biển lớn, tán cây vèo vèo như hét vào mặt bọn hải âu lượn lờ. Tôi không thể cắt nghĩa được khung cảnh hiện tại: dường như mọi thứ lúc này đang trôi qua, bó buộc trong một sợi dây thắt chặt, không lối thoát. Guồng quay thời gian như muốn hút mọi thứ vào nó.

Cho đến khi no bụng.

Bảy giờ hai mươi tám sáng.

Tôi rời khỏi bãi biển. Dọc theo lối đi, những vỏ sò sần sùi lăn lóc chìm ngập trong cát. Tôi nhặt một chiếc vỏ đưa lên tai và lập tức nhận ra tiếng tí tách du dương phe phẩy theo lối vành tai. Một luồng khí, hay nói đúng hơn là một hơi thở nóng hổi ám chặt lấy màng nhĩ, vuốt ve nhẹ nhàng.

Từ đó, tôi nghe thấy tiếng hét vang vọng.

Có thể do tôi đang tưởng tượng ra cả. Hai người đàn ông mà Lâm nói, họ là nạn nhân của cô gái Ánh Dương này. Cô ta đã qua mặt được luật pháp một cách dễ dàng. Nhưng làm sao, Lâm lại có thể giấu nhẹm hai cái xác đó đi? Ông ta và tên sát nhân ấy có quen biết nhau chăng?

Trong đầu tôi hiện lên hàng loạt các câu hỏi khó hiểu. Tôi không thể giải thích chúng, vì đơn giản rằng trong tay tôi chưa hề có một dữ kiện nào. Thế nhưng trên hết, dấu chấm hỏi lớn nhất mà tôi cần phải giải đáp chính là, tại sao Lam lại nói rằng tên sát nhân có biệt hiệu Ánh Dương ấy là người nắm giữ chìa khóa.

Làm thế nào mà cô ấy lại nhờ tôi đi gặp kẻ đã giết hai con người xấu số kia.

Gáy tôi ớn lạnh.

Tôi men theo cung đường quốc lộ rồi rẽ sang đường Hải Sâm phía trái. Tiếng chói tai từ còi xe tải như muốn xé thủng màng nhì tôi. Ngay khúc cua, ở góc đường là một quán cà phê vắng khách. Ngồi tại chiếc bàn đầu tiên từ ngoài vào là một bà béo tốt, hai má phúng phính đang nhoẻn miệng cười vào màn hình điện thoại. Chắc hẳn Tín Đài hôm nay đã ra những bài báo cũ để chuẩn bị cho tuần báo mới vào sáng Thứ hai. Đó cũng chính là khi tôi hẹn gặp Lâm.

Ông ta đã nói sẽ đưa tôi đến đâu đó. Nơi ấy là hiện trường vụ án mạng sao?

Tôi đi né ra giữa vạch kẻ để tránh chiếc xe hơi đậu bên đường. Bỗng một chiếc xe mô tô phóng qua tôi sát rạt. Cánh tay tôi sượt qua khung đỡ thành xe, để lại một vệt xước dài từ cổ tay dần rõ ràng và rớm máu. Tôi quay người lại nhìn và nghe thấy tiếng hắn ta chửi thề.

Mẹ kiếp.

Tiếp đó, tôi vòng qua chỗ công viên vòng xoay rồi tạt ngang qua con đường phủ đầy lá. Làn gió muối thốc qua tóc tôi.

Tôi dừng lại ở hàng nước mía dạo. Chủ quán là một ông già tóc bạc phơ, dáng đi lom khom. Tôi nhìn khắp ông ta một lượt, không lấy gì làm dễ chịu.

“Có hay uống rượu không, lão già?” tôi nói.

“Ở đây không có rượu đâu,” giọng lão khản đặc, vẻ bực bội.

“Làm đếch gì tôi uống thứ tởm lợm đó. Cho ly mía đi.”

Ngay cuối con đường là lớp cổng sắt kín sơn đỏ. Tôi hướng mắt lên trên và trông thấy dòng chữ “Công an thị trấn Hỏa Sa”.

Tiếng máy nước mía trầm đều vang lên. Tôi ngó nghiêng xung quanh. Cửa các nhà hai bên đường khóa chặt, rèm cửa cũng kéo kín hết nấc. Rõ ràng chỗ này hiếm có người qua lại, còn những người ở nhà cách đồn công an tầm chục mét, nếu theo hướng cửa sổ cũng khó lòng mà nhìn thấy cánh cổng đỏ qua tán cây to lớn.

Ông lão đặt ly nước mía lên bàn.

“Này, ông già,” tôi gọi. “Trước đây từng có một cô gái máu me đến đây, phải không?”

Mắt ông ta ánh lên nỗi kinh hoàng, toan tránh mặt tôi. Thấy thế tôi liền rút tờ một trăm từ trong túi.

“Đây, khỏi thối lại.”

“Cậu muốn biết chuyện đó để làm gì?”

Tôi đưa thêm tờ năm chục.

“Đúng vậy. Có một người như thế từng đến đây,” lão già nói.

“Cô ta trông thế nào?”

Bất giác người đối diện tôi run bật lên.

“Người đầy máu, tôi chỉ nhớ vậy thôi.”

“Máu tập trung ở phần nào nhiều nhất? Ngực, hay tay…”

“Làm sao tôi nhớ được?” lão ta la toáng lên. “Cậu vào mà hỏi công an đấy.”

“Thôi được. Vậy chuyện đó xảy ra lâu chưa?”

“Khá lâu rồi, tận bốn năm trước.”

“Vậy sao?”

Lão già ném cho tôi đôi mắt dò hỏi.

“Cậu là nhà báo phải không?”

“Sao ông nghĩ vậy?” tôi hơi khó hiểu.

“Mấy ông mặc áo in chữ ‘Tín Đài’ hôm đó kiếm được bộn tiền nhờ vào vụ này. Không lẽ bây giờ họ tính lôi ra nữa sao?”

“Có chuyện vậy ư?” tôi vội vàng. “Ông kể rõ cho tôi xem.”

“Không được, anh bạn à. Một trăm rưỡi chỉ có giá cỡ đó, tôi đã tốn thời gian quá rồi.”

Tôi ngừng lời một chút rồi nói.

“Vậy ông nghĩ Tín Đài sẽ trả ông bao nhiêu sau vụ này?”

“Ý cậu là sao?”

Tôi đứng bật dậy.

“Ông nhận ra kế hoạch của tôi rồi nên giấu giếm cũng chẳng ích gì. Tín Đài cử tôi đi tìm kiếm thông tin về vụ đó đây, và nếu thành công thì họ sẽ chia cho tất cả những người giúp đỡ. Bao nhiêu ư? Cả tỷ cái xe nước mía quèn này.”

Mắt lão già sáng lên.

“Ồ, tôi ngu ngốc quá rồi. Thôi cậu ngồi xuống đi, ta tiếp tục.”

Vẻ trịch thượng ban đầu của ông ta nhường chỗ cho sự phóng khoáng của một kẻ sắp được thích đãi. Tôi phóng mắt thật nhanh qua ngôi nhà của lão. Sân trước ngập trong bã cặn mía, nhầy nhụa dấu đen ngòm của bàn chân ướt. Bên trong cửa chính heo hút tối tăm, không một âm thanh. Tôi đoán là ông ta sống một mình.

Xe nước mía xoay vòng.

“Đây, thêm một ly cho cậu.”

“Cảm ơn. Ta tiếp đi.”

“Hôm đó,” lão bắt đầu, “bọn các anh đến đây rất nhiều.”

“Phía công an có công khai tin tức với họ không?”

“Không hề. Cổng chính được khóa chặt, bên trong còn bố trí thêm lớp bảo vệ.”

“Vô ích,” tôi buột miệng. “Mấy ngày sau, Tín Đài vẫn đưa tin à?”

“Phải. Tin tức lan truyền khắp thị trấn.”

“Qua tháp truyền hình?”

“Và còn dán hình lên cột điện nữa.”

Tôi đứng dậy. Không còn gì để tôi moi móc thêm được từ ông ta.

“Ồ, cậu đi à? Này, khi nào Tín Đài thành công ấy, nhớ nhắc đến tôi, cậu nhé. Tôi vẫn ở chỗ xe nước mía này thôi. Cậu nhớ nhé.”

Tôi cười nhạt rồi đi khỏi.

Tất cả những thông tin tôi vừa biết được chỉ làm các manh mối trước đi vào ngõ cụt, thậm chí còn tạo ra cả tấn con ngõ khác. Cánh nhà báo bỗng xuất hiện vào ngày hôm ấy. Công an đã không hú còi làm rùm beng lên mọi chuyện, vả lại họ còn muốn giấu nhẹm chuyện này đi, thì tất nhiên truyền thông không thể nào biết được. Vậy thì làm sao Tín Đài lại biết? Chỉ có thể lý giải rằng, một tên nhà báo nào đó đã tình cờ nhìn thấy cô ta đi ngang qua mình nên vội vàng bám theo. Người đầy máu mà trơ ra như thế không thể thoát khỏi trí tò mò của con người, hơn nữa xung quanh không có ai nên hắn sẽ dễ bề hành động, cầm máy quay lia tứ phía làm tư liệu cho tuần báo tiếp theo. Chỉ vì lão già hàng nước mía quá nhát gan nên mới không dám nhìn cô ta. Mẹ nó. Nếu có được các chi tiết về ngoại hình thì mọi chuyện sẽ rất dễ dàng.

Tôi nghĩ tôi đang tự làm khó mình.

Phải chăng có một lời giải thích thỏa đáng hơn mà tôi không để ý? ‘Tình cờ’ cũng có thể là chìa khóa giải mã cho vài vụ án, nhưng trong chuyện này thật khó chấp nhận… Không, tôi phải suy nghĩ đơn giản hơn. Ánh Dương… à không, tên sát nhân (không nên gọi một kẻ máu lạnh bằng tên) đã hẹn một người ở Tín Đài ngay tại cổng đồn công an, vào ngày đó giờ đó. Khi ấy cô ta sẽ trườn mặt ra đối diện với hình phạt. Nhưng tại sao lại phải phát tán vụ này ra? Để chứng minh cô ta trong sạch sao? Nhưng tại sao lại ra đó với bộ dạng của một kẻ giết người cơ chứ? Không, nếu suy nghĩ cách này thì lại càng khó hơn.

Thứ tôi cần là sự đơn giản.

Tôi lại thấy mình trở về với bộ dạng lếch thếch đáng nguyền rủa. Lang thang trên đường, để đầu trần. Tôi lấy chân đá văng đống cát bên đường. Mọi người lại coi tôi như thằng điên, kẻ vô công rỗi nghề, tên không nhà không cửa. Tôi để cho những lời nói ấy mặc sức công kích lấy, ngấu nghiến đến khi chúng cứa hết con tim mình, đến khi chỉ còn lại một xác người không cảm xúc, không biết yêu, ghét, tức giận, hòa hảo, hận thù, cay nghiệt. Tôi còn tưởng mình là Mỹ nữ Ánh Dương.

Ha ha, sao tôi có thể là cô ta được. Tôi cũng biết kinh tởm cái bọn hám rượu như lão Trung đấy thôi.

Còn cô ta thì không cảm xúc, giết người không gớm tay.

Tôi bước vào phòng.

Cảnh sát đen không có trong phòng. Ga giường méo mó. Vài bộ quần áo vứt lung tung trên sàn. Mấy tối gần đây cảnh sát đen trở nên dữ tợn hơn. Anh ta vùi đầu vào điều tra tên tội phạm, ghi chép không ngơi nghỉ, đập phá đồ đạc, đầu tóc bù xù. Tại chân cạnh tủ kê giữa phòng, những mảnh giấy ghi chú xé tung ngổn ngang trên sàn nằm cạnh đống mảnh vỡ của chiếc ly sứ. Tôi gom chúng lại vào bịch, thu hồi những mảnh giấy còn sót lại sau trận lôi đình của tên cảnh sát.

Tôi sắp xếp chúng lại với nhau.

Trên đó, bốn con chữ vô nghĩa được ghi nguệch ngoạc bằng bút chì. Tôi có thể nhìn thấy đôi chút: chữ ‘H’ trong ‘Hiếu’ chìm đi dưới góc cạnh bị xé, chì đồ đậm ở nét lên chữ ‘u’. Ngoài ra không có gì khác ngoài vết lem chì sạm đen ở phần trống còn lại. Tôi đấm mạnh vào cạnh giường. Anh ta vẫn chưa tìm ra hắn…

Tôi nhìn chằm chằm vào đôi tay mình. Tôi nhét đống giấy ghi chú vào sọt rác rồi vào nhà vệ sinh rửa tay.

Có máu trong tay tôi.
 

mucden22

Gà con
Tham gia
17/11/21
Bài viết
46
Gạo
0,0
27. Ngày dài lê thê

“Vậy đấy,” cảnh sát đen thở dài.

Tôi đã kể hết cho anh ta về câu chuyện mà ông Lâm đã kể về Mỹ nữ Ánh Dương và không quên thêm thắt cũng như bỏ bớt những chi tiết rườm rà về bọn buôn ma túy. Bức tường giấy ghi chú lại xuất hiện. Không hiểu anh ta ngồi nhà làm gì mà luôn dán giấy ghi chú đầy tường, lại còn dùng bút chì nối chúng lại với nhau.

“Anh làm gì đấy?” tôi hỏi.

“Chỉ là công cụ để tôi giải quyết công việc.”

“Thế quái nào lại phá tường người ta?”

“Họ không biết đâu.”

Tôi không quan tâm đến bức tường và tập trung vào nghĩ ngợi thông tin.

“Tôi không nghĩ ra được gì,” cảnh sát đen nói.

“Tôi phải tìm cho ra ý nghĩa của dòng chữ trong mảnh giấy đó.”

“Anh nghĩ, tôi xin lỗi nhé, căn bệnh ung thư của Lam liên quan đến mảnh giấy?”

“Đó chỉ là suy đoán.”

Tôi nhìn kỹ vào mảnh giấy. Đó là nét chữ nguệch ngoạc cứng cỏi, viết bằng chì 2B. Còn gì nữa? Giấy rất mỏng, nhăn nhúm: tôi đoán là tờ giấy đã khô lại sau khi ngập trong nước. Nét chì từ đó cũng loang theo dòng nước đến tận mép bìa. Tôi chẳng thể tìm ra thêm điều gì.

Cả ngày tôi lướt bản tin trên điện thoại. Có những tin rác rưởi của bọn lá cải và cũng có những vụ buôn ma túy được triệt phá. Tôi nhếch mép. Bọn nhãi ngu ngốc. Tôi nhìn vào túi quần và hài lòng về số tiền kiếm được. Trong mạng lưới buôn lậu, điều quan trọng nhất là phải xây dựng mối quan hệ, còn tiền là thứ yếu. Nhưng có tiền cũng tốt.

“Đừng lo, tôi sẽ cứu được em thôi.”

Tay tôi tìm đến tin tựa “Ngôi sao K. sinh con thứ hai.” Tôi còn không nhớ mình đọc được gì, chỉ biết vuốt tay từ dưới lên. Người tôi mỏi mệt như cành cây khô đét, luôn miệng ngáp dài. Có một sức hút kỳ lạ kéo tôi vào con chữ, mặc dù tôi biết thật vô ích, nhưng tôi không thoát ra được.

Trên mạng xã hội Hilliard đang trực tiếp buổi nói chuyện. Có gần năm trăm ngàn người đang xem.

“Nghe tôi nói đây. Chúng ta đang sống trong một thế giới cáu bẩn. Nhiệm vụ của chúng ta là cải tạo lại nó. Các bạn thấy ca sĩ N. không? Cô ta lót tiền để tên tuổi của mình vươn tầm. Nhưng những con người tốt đẹp đang lắng nghe tôi ơi, chúng ta có gì mà phải làm cách hèn hạ ấy để tiến thân. N. thâu tóm thị trường âm nhạc, còn chúng ta vẫn nghe chúng! Lỗi là ở chúng ta. Chúng ta đang làm gì để chống lại những thứ xấu xa ấy? Không gì cả! Thậm chí còn tán dương và công nhận…”

Phần bình luận nhảy chữ rất nhanh.

“~>Tôi thấy anh nói rất đúng chúng ta nên đánh bay bọn nghệ sĩ rởm cùng thứ sản phẩm kinh tởm của chúng.” — manny401.

Dòng chữ “Xem thêm bình luận” nháy đèn rồi rung lắc. Đó là tính năng mới của Hilliard công bố hơn một năm trước.

“~>Bọn thối tha ấy đã làm gì mà lũ ngu thích nghe nhạc của chúng, còn đối với tôi chúng như cứt ấy không đáng nghe ấy và còn nghe không lọt lỗ tai nữa nên kéo cả lũ chúng nó xuống để đưa những người xứng đáng hơn vào chiếc ghế chủ.” — wanderG09.

Tin tức tiếp theo: cuộc từ thiện đều là giả tạo. Các bạn thấy không, làm từ thiện vô đạo đức. Theo thông tin tôi nhận được, Tùng đã lấy tiền phạm pháp bỏ sẵn vào thùng rồi bảo ‘đây là tấm lòng của mọi người dân. Chúng ta nên trân trọng và phát huy truyền thống tốt đẹp này của dân tộc.’ Và tiền của hắn đột nhiên hóa tiền sạch! Trợ lý của tôi, Sammy đáng kính, cùng đội của mình đã điều tra được, Tùng cử đồng bọn trấn lột số tiền đã ‘từ thiện’ để lấy lại thành quả…

“~>ha ha thônk mink thế chó nhà tôi chắc cũng không thông minh như mấy ông đâu :v” — Vanderbilt K.

“mấy người đó chắc đang khóc ở nhà =D mà có tiền từ trên xuống chắc dui lắm nhưng tiền đi thì ôi thôi nàng thơ tôi ơi =D” — Fan 811.

“Chúng ta phải xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn thế này, nếu không…”

Mắt tôi díu lại. Căng phồng. Tôi thấy mình chẳng khác gì một miếng giẻ rách vắt vẻo chờ thời gian qua đi.

Khi tôi mở mắt dậy thì đã sáu giờ chiều. Cảnh sát đen lại nhốt mình trong phòng, còn tôi ra ngoài kiếm chút gì để ăn. Tôi muốn tránh càng nhiều người càng tốt nên rẽ vào con hẻm nhỏ. Ánh Dương là ai? Cơn ác mộng về con người bí ẩn ấy vì sao lại bao trùm khắp nơi này? Cô ta đáng sợ đến thế sao?

Trụ tháp truyền hình nằm giữa trung tâm Hỏa Sa, cạnh tòa tháp thư tín H.F.U. Mười chiếc TV đặt xung quanh cột tháp mở đài tin tức suốt 24/24. Công ty truyền thông H.F.U. đã xây dựng thử nghiệm mạng lưới tin tức này từ gần mười năm trước và cho kết quả rất khả quan, và hiện tại đã được Tín Đài mua bằng sáng tạo và chính thức đưa vào sử dụng. Bây giờ là sáu giờ, thời gian dành cho chương trình tin tức 19 phút của đài Tiếng nói Hiện đại. Đoạn hình ảnh của biên tập viên được phát lại từ buổi sáng.

“Ông Tùng, chủ tịch hội đồng quản trị của Hilliard đã cho gỡ một buổi phát trực tiếp trên nền tảng này vì vi phạm chính sách. Qua đó, một người đàn ông có tên Q., trưởng phòng quản lý ứng dụng Imitobot đã dùng công nghệ chuyển đổi giọng nói thành robot để đưa ra lời vu khống về cuộc vận động từ thiện của ông Tùng. Ông cho biết ‘giảm thiểu tình trạng tin tức giả và mang đến cho người dân những tin tức rõ ràng và công minh nhất chính là sứ mệnh của chúng tôi thời điểm này.’ Sau đó, Imitobot đã bị buộc phải đóng cửa và hoàn lại tất cả tài sản cho Hilliard.”

Tôi ngờ ngợ có gì đó không đúng. Nhưng vì sao? Rõ ràng Q. đã khẳng định rằng Tùng bán khống thông tin người dùng cho bên thứ ba. Hơn nữa bài báo MMTV mười hai giờ đã công khai các tài liệu phạm pháp của cuộc mua bán mật này trên trang nhất của mình. Tôi nhớ hình như Imitobot chính là đối thủ kị dơ với Hilliard, và cuộc sụp đổ này chắc chắn sẽ mang lại lợi ích rất lớn cho Tùng cùng đồng bọn. Làm sao người ta lại có thể phát lại tin tức thiếu chính xác như thế này?

Và liền đó, tôi nghe rõ mồn một từng từ trong lời nói của biên tập viên. “Ngày mai, thứ hai, sẽ diễn ra…”

Ngày mai là thứ hai?

Lâm đã hẹn tôi sáng thứ hai.

Không sai, ngày mai, tôi sẽ được biết thêm nữa.
 
Bên trên