XV. Chị và em 1.
Tháng bảy, mưa nhiều.
Bên hành lang hai tỳ nữ đang hứng nước mưa làm nước dùng. Trời mưa nhiều, đường đi tới giếng vừa xa vừa trơn, huống hồ nước mưa từ trên mái hiên xuống để lắng cặn thậm chí còn trong hơn nước giếng.
Có điều, chờ đợi thật là nhàm chán!
Trời mưa, các chủ nhân đều ở trong phòng, nô tỳ các nàng cũng không cần hầu hạ nhiều, chỉ cần làm xong công việc hàng ngày của mình là có thể rảnh rỗi rong chơi một chút, các ma ma quản sự cũng sẽ mở một con mắt, nhắm một con mắt cho qua. Vậy nên mới có cảnh hai người rồng rắn kéo nhau đi bê một chậu nước bây giờ.
- Ủa, mấy người kia đi đâu thế kia?
Một tỳ nữ tò mò kêu lên:
- Trời còn đang mưa mà!
Nàng có đôi mắt đen to, khuôn mặt khả ái, tiếng nói trong như chuông bạc, dáng vẻ ngây thơ như một đứa trẻ. Tỳ nữ còn lại cũng thanh tú không kém, trên má có hai lúm đồng tiền duyên dáng. Các nàng đều được tuyển chọn từ trong cung ra đương nhiên người người xinh đẹp.
Tỳ nữ còn lại nghe vậy liền quay đầu, sau đó à lên một tiếng:
- Hẳn là đi tây viện, hôm trước mới dọn vào một vị, nghe nói là dì đằng ngoại của Vương gia, đến cũng được hơn một tuần rồi. Chắc trong viện thiếu gì đó nên Đại quản gia sai người mang tới.
Tỳ nữ ngây thơ nghe vậy càng tò mò:
- Dì của Vương gia? Nhưng ta nghe nói Ngọc phi chỉ có một tỷ tỷ là Tuệ phi đã mất thôi mà?
Tỳ nữ má-lúm-đồng-tiền mờ mịt lắc đầu:
- Ta cũng chỉ nghe Ma ma quản sự nói, hình như là con thứ gả xa nhưng phu quân mất sớm, lại không có con nên trở về nhà mẹ đẻ, mà Tín quốc công và phu nhân đều đã qua đời, nàng ở nhà địa vị cao không bằng thấp không tới, dù sao cũng là con vợ lẽ. Có điều trước đây nàng cùng Ngọc phi rất thân quen, nên Vương gia nhân từ đưa nàng vào phủ, coi như trưởng bối đối đáp.
Tỳ nữ ngây thơ nhún vai, không cho là đúng:
- Vương gia quá mức nhân từ, rõ ràng là Ngọc phi làm liên lụy Vương gia, nếu không hôm nay chưa biết chừng Thái tử vị về tay ai...
Tỳ nữ má-lúm-đồng-tiền vẻ mặt bí mật ghé đến nói nhỏ:
- Ta còn nghe nói hình như Vương gia không phải con của Ngọc phi!
Tỳ nữ ngây thơ thất kinh:
- Thật á? Sao có thể?
Đúng lúc này, một giọng nói lạnh lùng vang lên từ sau lưng hai nàng, khiến cả hai giật bắn người:
- Giỏi nhỉ, bây giờ chuyện của chủ nhân bọn nô tỳ các ngươi cũng dám quản cơ đấy!
Cả hai quay mặt lại, thấy Ma ma quản sự đang đứng sau lưng, mặt lạnh như tiền, nhất thời hồn vía lên mây, vội vàng quỳ xuống xin tha thứ. Các nàng vốn được chọn từ trong cung đi ra, cũng biết sau lưng nghị luận chuyện của chủ tử bị lôi ra đánh chết cũng có, ngày thường vẫn rất cẩn thận. Có điều hôm nay trời mưa được lười biếng, lại thấy mọi người đều ở hết trong nhà, dẫu có nói gì tiếng mưa cũng át hết, bởi vậy mới to gan lớn mật lên, không ngờ vừa nói được hai câu, Ma ma quản sự đã đứng ngay sau lưng, hai nàng hối hận xanh cả ruột. Lần sau nếu định làm chuyện xấu, nhất định phải mở lịch chọn ngày Hoàng đạo!
Ma ma quản sự nhìn hai nàng mắt thoắt cái tái nhợt, run rẩy quỳ xuống van xin, trong lòng cũng có chút mềm nhũn, nhưng cũng không khỏi nghiêm khắc răn rạy một phen:
- Họa là từ miệng mà ra, hôm nay nếu người nghe được là Vương gia, các ngươi chắc chắn phải chết không nghi ngờ. Làm nô tỳ phải nhớ rõ thân phận của mình, nói ít làm nhiều, chuyện của chủ tử là để cho các ngươi nghị luận sao?
- Hôm nay là lần đầu phạm lỗi, ta trừ tiền tiêu vặt của hai ngươi nửa năm để nhớ cho kĩ, nếu còn có lần sau, chuẩn bị đi hình phòng nhận trượng đi!
Hai tỳ nữ cũng là không ngờ chỉ bị trừ tiền tiêu vặt, rối rít dập đầu tạ ơn, luôn miệng hứa không bao giờ tái phạm nữa. Ma ma quản sự để bọn họ quỳ một lúc nữa mới cho đứng dậy:
- Đứng dậy đi chuẩn bị nước ấm, Vương gia sắp về rồi!
_
_ _
_ _ _
Tam Hoàng tử lúc này đang ở trong phòng lau tóc. Người trong Vương phủ đều biết Vương gia là người thích tự mình động thủ làm mọi chuyện, bởi vậy chỉ chuẩn bị nước ấm, khăn bông, quần áo khô mang vào, sau đó đều lui gia.
Tam Hoàng tử đã thay xong quần áo, một tay dùng khăn bông lau tóc, một tay nhặt một miếng bánh trên bàn nhét miệng, lúc lau xong, nhìn khăn bông chuyển màu đen sẩm, gương mặt luôn mang nụ cười ngả ngớn của hắn có chút ngẩn ra. Có lẽ vì trời mưa dễ làm người ta phiền muộn, có lẽ vì vệt màu trên khăn bông làm hắn nhớ lại chuyện xưa, có lẽ là mọi chuyện xảy ra liên tục gần đây để hắn một lần nữa nhìn rõ lòng người, mà cũng có thể là tổng hợp của tất cả, vì vậy Tam Hoàng tử lần đầu tiên trong đời biết đến cái gọi là "chiều mưa khiến lòng buồn man mác".
Hắn vẫn còn nhớ khi còn nhỏ, nhìn các thái giám bằng tuổi mình vui đùa chạy nhảy dưới trời mưa, còn hắn là chủ tử, thân phận cao quý không cho phép sơ xẩy điều gì, chạm vào nước mưa nếu chẳng may bị cảm lạnh thì rắc rối lớn. Rắc rối không phải là bị ốm, mà là khi bị ốm sẽ phải uống thuốc, khám bệnh, các phi tần khác sẽ có cơ hội ám hại hắn. Trong cung, có rất nhiều đứa trẻ mãi mãi không lớn được, chết chỉ vì một căn bệnh cảm cúm thông thường. Hắn mới năm tuổi, nhưng Ngọc phi đã cùng hắn nói rõ ràng. Bà luôn coi hắn là một người ngang hàng, rất nhiều chuyện minh đấu ám đấu đều phân tích cặn kẽ cho hắn nghe. Bởi vậy, hắn cũng phải hành động như một người lớn để chứng tỏ bà đã không nhầm lẫn khi đối xử với hắn như với một người trưởng thành.
(Do đó, rất nhiều ma ma, đại thái giám ở lâu trong cung đều biết đến khi còn nhỏ Tam Hoàng tử cực kì hiểu chuyện, nhưng sau này được tự do ra ngoài cung thì bắt đầu phóng túng hoang đường, càng ngày càng không có thuốc chữa. Cho nên có thể thấy thế giới bên ngoài dạy hư trẻ nhanh đến mức nào!).
Vì lý do ấy, khi hắn còn nhỏ, hắn chỉ có thể nhìn mưa và mơ ước một giấc mơ rất trẻ con là: sau này lớn lên sẽ nhất định phải tắm mưa một lần.
Có điều khi lớn lên, thế giới của người lớn không còn xoay quanh học bài, đi chơi và thời tiết nữa, hắn quên mất cái ước mơ nhỏ nhoi ấy của mình, để sau đó một lần đột nhiên chợt nhớ đến thì cũng là lúc biết ước mơ ấy vĩnh viễn không thực hiện được.
Năm hắn mười hai tuổi, bắt đầu được phép mang ám vệ ra khỏi cung xem xét dân tình. Ngọc đế là không phải là một người chồng lý tưởng, nhưng ông rõ ràng là một vị vua tốt, có thể thấy rõ ở cách ông dạy dỗ các Hoàng tử. Các Hoàng tử của ông không hề được nuôi trong lầuu son gác tía, tiền tiêu như nước, người hầu kẻ hạ lũ lượt. Ngược lại, từ năm ba tuổi, tất cả đều phải đi học chữ, kẻ nào chậm thì học chậm, người nào nhanh thì biết nhiều. Năm tuổi, bắt đầu vào học chính thức, bài học không chỉ có đọc chữ viết sách mà còn bao gồm bắn cung cưỡi ngựa luyện võ... Các Thái phó đều được Ngọc đế nhắc nhở không cho phép nương tay với bất cứ Hoàng tử nào, không thuộc bài, không làm bài tập, chống đối... đều bị nghiêm khắc trừng phạt, hàng tháng các Thái phó đều phải "nộp" tấu chương, trong đó phải ghi rõ từng vị Hoàng tử người nào có tiến bộ, người nào phạm lỗi lầm, chi tiết từng li từng tý. Ngọc đế sẽ xem xét và kiểm tra, nếu phát hiện lừa dối, Thái phó sẽ bị phạt nặng. Sau mấy lần thay đổi Thái phó, mọi người mới hiểu Ngọc đế không hề nói chơi, bắt đầu nghiêm túc dạy và học. Năm mười hai tuổi, các Hoàng tử được phép tự do đi lại trong kinh thành, tìm hiểu nhân tình thế thái. Ngọc đế từng nói trăm nghề lấy nghề nông làm gốc rễ, giang sơn lấy con dân làm nền tảng, làm người đứng đầu trăm họ mà không biết phân biệt ngũ cốc, không biết dân sinh sướng hay khổ, vậy thì kẻ đó cũng chỉ là một kẻ vô dụng!
Năm Tam Hoàng tử mười hai tuổi, dưới sự dạy dỗ của Ngọc phi, tâm tính dần dần bình ổn tuy vậy, dù sao vẫn là một đứa trẻ, trước một chuyến đi xa vẫn háo hức với thế giới bên ngoài. Lúc ấy, Ngọc phi gọi hắn vào phòng riêng, sai người gác cửa cẩn thận, sau đó lấy nước đổ lên đầu hắn. Hắn còn đang kinh hoảng chưa hiểu chuyện gì, bà đã lấy một cái khăn bông trắng bắt đầu lau tóc. Chưa để hắn kịp hiểu chuyện gì, đã nhìn thấy bà đưa khăn bông cho hắn xem.
Khăn bông trắng đổi sang một màu đen kịp.
Ngọc phi lại lau tiếp, đến khi màu thuốc nhuộm đi hết, lộ ra nguyên bản màu tóc không phải đen, mà là màu nâu hung hung, lúc bấy giờ bà mới thở dài, kéo hắn ngồi xuống ghế bắt đầu nói.
Chuyện này nói ra thì rất dài, nó bắt đầu từ khi Tiên hoàng còn sống, mà đương kim Hoàng thượng lúc bấy giờ mới là Thái tử đang dẫn quân trấn giữ biên quan. Sau đó Thập Hoàng tử làm phản, Thái tử dẫn quân về trừng phạt, hai bên giằng co suốt nửa năm trời, cuối cùng Thái tử thắng, giết Thập Hoàng tử lên làm Ngọc đế. Mà trong trận chiến ấy, công lớn nhất thuộc về Trấn Quốc tướng quân, cũng chính là phụ thân của Ngọc phi.
Trấn Quốc tướng quân hàng năm vốn trấn thủ ở biên quan, thay Ngọc quốc giữ gìn biên giới gần hai mươi năm, lập vô số chiến công. Thái tử muốn lập công, Tiên đế vì lẽ này mới đồng ý để Thái tử đi. Nay Trấn Quốc tướng quân còn có công lớn trong việc dẹp phản Thập Hoàng tử, Ngọc đế cảm kích và nhớ nhung quân công vất vả, đặc phong làm Tín Quốc công, lại để Đại tiểu thư của Trấn Quốc tướng quân vào cung tuyển phi. Người bên ngoài chỉ cảm thấy Tín Quốc công vinh quang tột đỉnh, lại không thấy mũi nhọn ẩn dấu đằng sau: Ngọc đế đang muốn thu hồi hổ phù. Rõ ràng tràng tạo phản kia để lại bóng ma sâu sắc trong lòng vị Hoàng đế trẻ tuổi, vả lại Hoàng đế mới lên ngôi, căn cơ chưa vững, phải nắm được binh quyền trong tay mới yên tâm. Trấn Quốc tướng quân không phải là người mù quáng, vô cùng vui vẻ dâng lên hổ phù, không ngờ đúng lúc này, biên quan có biến, hổ phù trong tay Hoàng đế chưa kịp nóng đã phải trao lại cho Trấn Quốc tướng quân ra sa trường. Lúc này, Tín Quốc công đột nhiên rơi vào cảnh vô cùng nguy hiểm, Hoàng đế khó chịu (bất kì ai thấy miếng ăn đến miệng còn rơi cũng sẽ tức giận), các quan lại thế tộc thì ghen ghét đố kị. Trong cung hiện tại mới chỉ lập Hoàng Hậu và Quý phi, cả hai đều chưa có con, các đại thần đều mong ngóng tuyển phi để nhét con cháu nhà mình vào tìm kiếm cơ hội làm ngoại thích. Nay Trấn Quốc tướng quân đi chắc chắn sẽ tiếp tục lập công lớn, Đại tiểu thư của Tín công phủ vào cung nhờ vậy cũng sẽ sủng ái. Mà vị Đại tiêu thư này lớn lên ở biên quan, ai cũng nghĩ nàng nhiều lắm thì thanh tú một chút, không ngờ xinh đẹp còn hơn nhiều khuê nữ chốn kinh thành, lại cầm kì thi họa đủ cả, tài năng hơn người. Nếu nàng ta nhân đó sinh một hoàng tử, vậy thì con cháu nhà họ còn ngồi được ở chỗ nào? Vậy nên người người lòng nóng như lửa đốt, sau cảnh thái bình giả tạo ở kinh thành, bao nhiêu mạch nước ngầm đều mãnh liệt phun trào.
Nói đến Trấn Quốc tướng quân - Tín Quốc công, người này có lẽ do ở biên quan, quanh năm giết giặc không có thời gian đi làm việc khác, do vậy chỉ có một chính thất phu nhân, sinh hạ hai nam hai nữ. Trấn Quốc tướng quân là người thẳng thắn, khi thấy vậy sòng phẳng nói với vợ: con trai ta dạy, con gái nàng dạy. Phu nhân của Trấn Quốc tướng quân tuy gả cho võ tướng nhưng cũng thuộc dòng thư hương, dạy dỗ hai vị tiểu thư hết mực cẩn thận, lúc nhỏ mời tiên sinh dạy chữ, lớn lên thì cầm kì thi họa, nữ công gia chánh đủ cả. Đại tiểu thư sau này là Tuệ phi, mà nhị tiểu thư chính là Ngọc phi bây giờ.
Tuệ phi ngay từ khi còn nhỏ đã bộc lộ trí thông minh kinh người. Khi vào kinh thành, Trấn Quốc tướng quân sợ tài năng của nàng mang đến họa sát thân nên mang theo toàn bộ nô bộc từ biên quan, không mua thêm bất cứ kẻ nào, vậy nên tin đồn mới giảm bớt, nếu không, không biết mọi chuyện đã thành ra như thế nào.
Ngọc phi kém Tuệ phi một tuổi, so sánh với trí thông minh của Tuệ phi, Ngọc phi quả thực là một đứa trẻ. Tuy vậy, so với Tuệ phi thiên phú kinh người, Ngọc phi ngây thơ khả ái được mọi người yêu thích hơn cả. Càng lớn, sự thật này càng rõ, từ nô bộc tỳ nữ, thậm chí ngay cả đến Trấn Quốc tướng quân, phu nhân và hai người anh em trai, bọn họ có thể ha ha hi hi đùa giỡn với Ngọc phi, nhưng với Tuệ phi thì không. Chính những người này cũng không giải thích được tại sao, rõ ràng bọn họ cũng rất yêu Tuệ phi, nhưng mỗi khi đứng trước mặt nàng lại đều cảm thấy bản thân rất ngu ngốc, muốn nói một câu cũng phải đắn đo từng tý, uốn lưỡi bảy lần mới dám nói, chỉ sợ nói sai sẽ thành trò cười. Có thể nói Tuệ phi giống như một pho Đại phật sống trong nhà, có thể yêu kính, tín ngưỡng, tôn sùng nhưng không được phép đùa giỡn.
Ngọc phi đối với người chị "Đại phật sống" này tình cảm rất phức tạp. Thực ra tin tưởng bất kì ai cũng vậy, khi có một cái cây đa cây đề trước mặt, ngươi cố gắng đến mấy cũng không thoát khỏi cái bóng của nó, ngươi còn thích nó được hay không? Có điều Tướng quân phù ít người, phu nhân thường phải quản việc nhà không có thời gian, Tướng quân mang hai anh em trai vào quân đội, năm ba ngày mới về một lần, tính Ngọc phi lại hoạt bát ham vui, chỉ có lúc học bài mới sụ mặt với Tuệ phi, còn bình thường đều tìm Tuệ phi chơi đùa.
Tuy vậy, suy nghĩ của người thông minh người bình thường không hiểu được, huống hồ là suy nghĩ của người cực kì thông minh? Tuệ phi trước sự sùng kính của người nhà, càng ngày càng lạnh lùng. Lúc đầu còn có thể vui đùa với Ngọc phi, nhưng sau thấy mỗi khi phụ thân và anh em trai về, Ngọc phi đều bỏ nàng chạy đi cũng bắt đầu lạnh lùng với Ngọc phi. Đến khi lớn lên, Ngọc phi dần hiều chuyện, không còn đem mặt nóng đi dán mông lạnh nữa, hai người là chị em mà chính xác là "tương kính như tân".
Sau đó, Tuệ phi được chọn vào cung tuyển phi, người trong nhà không ai bảo ai đều thở ra một hơi. Mặc dù vào cung là vào đầm rồng hang hổ, nhưng với trí thông minh của Tuệ phi, không chừng nàng còn có thể tay không bắt hổ. Thêm nữa, đây là lệnh Hoàng đế ban ra ai dám kháng chỉ? Các đại thần, không, thậm chí là cả Hoàng đế đều đang chờ Tín Quốc công phủ phạm sai lầm để dẹp bớt uy phong đây!
Tuệ phi vào cung, Trấn Quốc tướng quân phu nhân nhẹ nhõm, bắt đầu chuẩn bị hôn sự cho Ngọc phi. Nói thật, với con gái lớn bà cũng không biết nên gả cho ai. Tín Quốc công phủ danh vọng cao ngất, liên hôn với đại thế gia nào cũng đều khiến Hoàng đế nghi kị. Mà nếu làm thân với Vương gia, Trấn Quốc tướng quân phu nhân không muốn để con đi đất phong giá lạnh. Hai mươi năm ở biên quan, khó khăn lắm mới được về kinh thành, sao bà nỡ để con gái đi chịu khổ tiếp? Mà Tuệ phi thông minh như vậy, gả cho bọn tiểu quan, hàn môn thư sinh bà chướng mắt. Nay vào cung cũng coi như là xứng đôi vừa lứa. Trong thiên hạ này có nam nhân nào dám sánh cùng Hoàng thượng?
Có Tuệ phi vào cung, hôn sự của Ngọc phi nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Ngọc phi không thông minh như Tuệ phi, dung mạo cũng chỉ coi là thanh tú, được cái tính tính hoạt bát, bà dạy quản gia mấy năm coi như thỏa đáng, bây giờ lựa chọn gia đình chỉ cần không phải thế gia phức tạp, bản thân nhân phẩm tốt, có chí tiến thủ là được, còn về quan tước, có Tín Quốc công phủ đỡ lưng, không cần phải lo.
Ngờ đâu, Trấn Quốc tướng quân phu nhân thở ra quá sớm, Tuệ phi vào cung tuyển phi được hai tháng, mới đang học tập lễ nghi, tỳ nữ tùy thân đã hấp tấp về nhà bẩm báo một tin động trời: Tuệ phi không còn hoàn bích.
Ngọc quốc nữ nhân sinh ra đều được điểm một dấu Thủ cung sa trên cánh tay bên trái, thứ này ở các cửa hàng thuốc đều có bán. Tuy vậy, càng là quan lại quý tộc, hoàng thân quốc thích đều có bí quyết riêng, làm cho dấu Thủ cung sa càng son đỏ, thứ bán hàng loạt bên ngoài không thể so sánh được. Tuy vậy, dù là hàng cao cấp hay bình dân, nó đều có chung một công dụng: khẳng định sự trong trắng của khuê nữ chưa xuất giá. Mà hôm qua, tỳ nữ tùy thân thay quần áo cho Tuệ phi, tình cờ phát hiện tay trái Tuệ phi trắng muốt không có một vết đỏ nào, hoảng hốt tưởng nhìn nhầm, vội tìm cách xem tay bên phải cũng không có. Đến tối tắm cho Tuệ phi lại xem toàn thân không thấy nốt đỏ nào, hỏi Tuệ phi nàng thản nhiên trả lời: đã mất. Tỳ nữ nghe xong muốn chết tâm đều có.
Trấn Quốc tướng quân phu nhân thiếu chút nữa chết ngất. Bà biết con gái không đồng ý vào cung, nhưng không ngờ sinh lòng phản nghịch lại lớn đến mức ấy. Nếu nói người khác hãm hại nàng bà không tin. Ai có thể hãm hại nàng nếu nàng không đồng ý? Nghĩ đi nghĩ lại đều là bản thân hại con gái, Trấn Quốc tướng quân phu nhân đau khổ, truyền tin cho Trấn Quốc tướng quân xong đều cơm nước không màng, ăn năn tự trách không thôi.
Trấn Quốc tướng quân lại nghĩ khác. Hắn là nam nhân, lại là tướng quân nhiều năm đánh trận sa trường, lòng dạ có chút tàn nhẫn. Nhận được mật báo tin nhà, hắn nghĩ để con gái lớn vào cung nhằm bảo vệ bình an cho gia tộc, nay bình an không có lại còn rước họa, mà thánh chỉ vua ban không để nói chơi, chỉ đành chờ hắn mang thắng lợi phục mệnh trở về, làm Hoàng đế vui mừng, lúc thấy giờ xin ân điển để em gái thay chị tuyển phi, còn con gái lớn nói với bên ngoài bị bệnh nan y rồi mang về. Mặc dù như vậy, sau này nàng chắc chắn không gả được tấm chống tốt, nhưng sự đã thế này còn mong ngóng gì thêm? Song lại nghĩ đến với tước vị của hắn bây giờ, trận này chiến thắng trở về Hoàng đế cũng chưa chắc đã vui, nhưng nếu không thắng còn tai họa ngập đầu. Muốn xin ân điển kia, sợ là lại phải mất thêm một góc Tín Quốc công phủ. Đành vậy, cũng là tại hắn đã quá tự cho là đúng, nghĩ con gái lớn thông minh hiểu chuyện, có thể hiểu cho nỗi khổ của hắn, xem dù thông minh cũng mới chỉ là đứa trẻ chưa trải sự đời.
Trấn Quốc tướng quân phu nhân đọc tin từ xa về, thương con dứt ruột, nhưng việc đã đến mức này cũng không còn cách nào khác, đành phải tìm Ngọc phi nói chuyện.
Ngọc phi nghe xong cũng hoảng hốt, nhưng mấy năm qua lăn lộn cùng phụ thân và hai huynh đệ, thế sự cũng hiểu ít nhiều, vậy nên nghe mẫu thân nói, lúc đầu cũng đau khổ sau đó là nhận mệnh.
Tháng bảy, mưa nhiều.
Bên hành lang hai tỳ nữ đang hứng nước mưa làm nước dùng. Trời mưa nhiều, đường đi tới giếng vừa xa vừa trơn, huống hồ nước mưa từ trên mái hiên xuống để lắng cặn thậm chí còn trong hơn nước giếng.
Có điều, chờ đợi thật là nhàm chán!
Trời mưa, các chủ nhân đều ở trong phòng, nô tỳ các nàng cũng không cần hầu hạ nhiều, chỉ cần làm xong công việc hàng ngày của mình là có thể rảnh rỗi rong chơi một chút, các ma ma quản sự cũng sẽ mở một con mắt, nhắm một con mắt cho qua. Vậy nên mới có cảnh hai người rồng rắn kéo nhau đi bê một chậu nước bây giờ.
- Ủa, mấy người kia đi đâu thế kia?
Một tỳ nữ tò mò kêu lên:
- Trời còn đang mưa mà!
Nàng có đôi mắt đen to, khuôn mặt khả ái, tiếng nói trong như chuông bạc, dáng vẻ ngây thơ như một đứa trẻ. Tỳ nữ còn lại cũng thanh tú không kém, trên má có hai lúm đồng tiền duyên dáng. Các nàng đều được tuyển chọn từ trong cung ra đương nhiên người người xinh đẹp.
Tỳ nữ còn lại nghe vậy liền quay đầu, sau đó à lên một tiếng:
- Hẳn là đi tây viện, hôm trước mới dọn vào một vị, nghe nói là dì đằng ngoại của Vương gia, đến cũng được hơn một tuần rồi. Chắc trong viện thiếu gì đó nên Đại quản gia sai người mang tới.
Tỳ nữ ngây thơ nghe vậy càng tò mò:
- Dì của Vương gia? Nhưng ta nghe nói Ngọc phi chỉ có một tỷ tỷ là Tuệ phi đã mất thôi mà?
Tỳ nữ má-lúm-đồng-tiền mờ mịt lắc đầu:
- Ta cũng chỉ nghe Ma ma quản sự nói, hình như là con thứ gả xa nhưng phu quân mất sớm, lại không có con nên trở về nhà mẹ đẻ, mà Tín quốc công và phu nhân đều đã qua đời, nàng ở nhà địa vị cao không bằng thấp không tới, dù sao cũng là con vợ lẽ. Có điều trước đây nàng cùng Ngọc phi rất thân quen, nên Vương gia nhân từ đưa nàng vào phủ, coi như trưởng bối đối đáp.
Tỳ nữ ngây thơ nhún vai, không cho là đúng:
- Vương gia quá mức nhân từ, rõ ràng là Ngọc phi làm liên lụy Vương gia, nếu không hôm nay chưa biết chừng Thái tử vị về tay ai...
Tỳ nữ má-lúm-đồng-tiền vẻ mặt bí mật ghé đến nói nhỏ:
- Ta còn nghe nói hình như Vương gia không phải con của Ngọc phi!
Tỳ nữ ngây thơ thất kinh:
- Thật á? Sao có thể?
Đúng lúc này, một giọng nói lạnh lùng vang lên từ sau lưng hai nàng, khiến cả hai giật bắn người:
- Giỏi nhỉ, bây giờ chuyện của chủ nhân bọn nô tỳ các ngươi cũng dám quản cơ đấy!
Cả hai quay mặt lại, thấy Ma ma quản sự đang đứng sau lưng, mặt lạnh như tiền, nhất thời hồn vía lên mây, vội vàng quỳ xuống xin tha thứ. Các nàng vốn được chọn từ trong cung đi ra, cũng biết sau lưng nghị luận chuyện của chủ tử bị lôi ra đánh chết cũng có, ngày thường vẫn rất cẩn thận. Có điều hôm nay trời mưa được lười biếng, lại thấy mọi người đều ở hết trong nhà, dẫu có nói gì tiếng mưa cũng át hết, bởi vậy mới to gan lớn mật lên, không ngờ vừa nói được hai câu, Ma ma quản sự đã đứng ngay sau lưng, hai nàng hối hận xanh cả ruột. Lần sau nếu định làm chuyện xấu, nhất định phải mở lịch chọn ngày Hoàng đạo!
Ma ma quản sự nhìn hai nàng mắt thoắt cái tái nhợt, run rẩy quỳ xuống van xin, trong lòng cũng có chút mềm nhũn, nhưng cũng không khỏi nghiêm khắc răn rạy một phen:
- Họa là từ miệng mà ra, hôm nay nếu người nghe được là Vương gia, các ngươi chắc chắn phải chết không nghi ngờ. Làm nô tỳ phải nhớ rõ thân phận của mình, nói ít làm nhiều, chuyện của chủ tử là để cho các ngươi nghị luận sao?
- Hôm nay là lần đầu phạm lỗi, ta trừ tiền tiêu vặt của hai ngươi nửa năm để nhớ cho kĩ, nếu còn có lần sau, chuẩn bị đi hình phòng nhận trượng đi!
Hai tỳ nữ cũng là không ngờ chỉ bị trừ tiền tiêu vặt, rối rít dập đầu tạ ơn, luôn miệng hứa không bao giờ tái phạm nữa. Ma ma quản sự để bọn họ quỳ một lúc nữa mới cho đứng dậy:
- Đứng dậy đi chuẩn bị nước ấm, Vương gia sắp về rồi!
_
_ _
_ _ _
Tam Hoàng tử lúc này đang ở trong phòng lau tóc. Người trong Vương phủ đều biết Vương gia là người thích tự mình động thủ làm mọi chuyện, bởi vậy chỉ chuẩn bị nước ấm, khăn bông, quần áo khô mang vào, sau đó đều lui gia.
Tam Hoàng tử đã thay xong quần áo, một tay dùng khăn bông lau tóc, một tay nhặt một miếng bánh trên bàn nhét miệng, lúc lau xong, nhìn khăn bông chuyển màu đen sẩm, gương mặt luôn mang nụ cười ngả ngớn của hắn có chút ngẩn ra. Có lẽ vì trời mưa dễ làm người ta phiền muộn, có lẽ vì vệt màu trên khăn bông làm hắn nhớ lại chuyện xưa, có lẽ là mọi chuyện xảy ra liên tục gần đây để hắn một lần nữa nhìn rõ lòng người, mà cũng có thể là tổng hợp của tất cả, vì vậy Tam Hoàng tử lần đầu tiên trong đời biết đến cái gọi là "chiều mưa khiến lòng buồn man mác".
Hắn vẫn còn nhớ khi còn nhỏ, nhìn các thái giám bằng tuổi mình vui đùa chạy nhảy dưới trời mưa, còn hắn là chủ tử, thân phận cao quý không cho phép sơ xẩy điều gì, chạm vào nước mưa nếu chẳng may bị cảm lạnh thì rắc rối lớn. Rắc rối không phải là bị ốm, mà là khi bị ốm sẽ phải uống thuốc, khám bệnh, các phi tần khác sẽ có cơ hội ám hại hắn. Trong cung, có rất nhiều đứa trẻ mãi mãi không lớn được, chết chỉ vì một căn bệnh cảm cúm thông thường. Hắn mới năm tuổi, nhưng Ngọc phi đã cùng hắn nói rõ ràng. Bà luôn coi hắn là một người ngang hàng, rất nhiều chuyện minh đấu ám đấu đều phân tích cặn kẽ cho hắn nghe. Bởi vậy, hắn cũng phải hành động như một người lớn để chứng tỏ bà đã không nhầm lẫn khi đối xử với hắn như với một người trưởng thành.
(Do đó, rất nhiều ma ma, đại thái giám ở lâu trong cung đều biết đến khi còn nhỏ Tam Hoàng tử cực kì hiểu chuyện, nhưng sau này được tự do ra ngoài cung thì bắt đầu phóng túng hoang đường, càng ngày càng không có thuốc chữa. Cho nên có thể thấy thế giới bên ngoài dạy hư trẻ nhanh đến mức nào!).
Vì lý do ấy, khi hắn còn nhỏ, hắn chỉ có thể nhìn mưa và mơ ước một giấc mơ rất trẻ con là: sau này lớn lên sẽ nhất định phải tắm mưa một lần.
Có điều khi lớn lên, thế giới của người lớn không còn xoay quanh học bài, đi chơi và thời tiết nữa, hắn quên mất cái ước mơ nhỏ nhoi ấy của mình, để sau đó một lần đột nhiên chợt nhớ đến thì cũng là lúc biết ước mơ ấy vĩnh viễn không thực hiện được.
Năm hắn mười hai tuổi, bắt đầu được phép mang ám vệ ra khỏi cung xem xét dân tình. Ngọc đế là không phải là một người chồng lý tưởng, nhưng ông rõ ràng là một vị vua tốt, có thể thấy rõ ở cách ông dạy dỗ các Hoàng tử. Các Hoàng tử của ông không hề được nuôi trong lầuu son gác tía, tiền tiêu như nước, người hầu kẻ hạ lũ lượt. Ngược lại, từ năm ba tuổi, tất cả đều phải đi học chữ, kẻ nào chậm thì học chậm, người nào nhanh thì biết nhiều. Năm tuổi, bắt đầu vào học chính thức, bài học không chỉ có đọc chữ viết sách mà còn bao gồm bắn cung cưỡi ngựa luyện võ... Các Thái phó đều được Ngọc đế nhắc nhở không cho phép nương tay với bất cứ Hoàng tử nào, không thuộc bài, không làm bài tập, chống đối... đều bị nghiêm khắc trừng phạt, hàng tháng các Thái phó đều phải "nộp" tấu chương, trong đó phải ghi rõ từng vị Hoàng tử người nào có tiến bộ, người nào phạm lỗi lầm, chi tiết từng li từng tý. Ngọc đế sẽ xem xét và kiểm tra, nếu phát hiện lừa dối, Thái phó sẽ bị phạt nặng. Sau mấy lần thay đổi Thái phó, mọi người mới hiểu Ngọc đế không hề nói chơi, bắt đầu nghiêm túc dạy và học. Năm mười hai tuổi, các Hoàng tử được phép tự do đi lại trong kinh thành, tìm hiểu nhân tình thế thái. Ngọc đế từng nói trăm nghề lấy nghề nông làm gốc rễ, giang sơn lấy con dân làm nền tảng, làm người đứng đầu trăm họ mà không biết phân biệt ngũ cốc, không biết dân sinh sướng hay khổ, vậy thì kẻ đó cũng chỉ là một kẻ vô dụng!
Năm Tam Hoàng tử mười hai tuổi, dưới sự dạy dỗ của Ngọc phi, tâm tính dần dần bình ổn tuy vậy, dù sao vẫn là một đứa trẻ, trước một chuyến đi xa vẫn háo hức với thế giới bên ngoài. Lúc ấy, Ngọc phi gọi hắn vào phòng riêng, sai người gác cửa cẩn thận, sau đó lấy nước đổ lên đầu hắn. Hắn còn đang kinh hoảng chưa hiểu chuyện gì, bà đã lấy một cái khăn bông trắng bắt đầu lau tóc. Chưa để hắn kịp hiểu chuyện gì, đã nhìn thấy bà đưa khăn bông cho hắn xem.
Khăn bông trắng đổi sang một màu đen kịp.
Ngọc phi lại lau tiếp, đến khi màu thuốc nhuộm đi hết, lộ ra nguyên bản màu tóc không phải đen, mà là màu nâu hung hung, lúc bấy giờ bà mới thở dài, kéo hắn ngồi xuống ghế bắt đầu nói.
Chuyện này nói ra thì rất dài, nó bắt đầu từ khi Tiên hoàng còn sống, mà đương kim Hoàng thượng lúc bấy giờ mới là Thái tử đang dẫn quân trấn giữ biên quan. Sau đó Thập Hoàng tử làm phản, Thái tử dẫn quân về trừng phạt, hai bên giằng co suốt nửa năm trời, cuối cùng Thái tử thắng, giết Thập Hoàng tử lên làm Ngọc đế. Mà trong trận chiến ấy, công lớn nhất thuộc về Trấn Quốc tướng quân, cũng chính là phụ thân của Ngọc phi.
Trấn Quốc tướng quân hàng năm vốn trấn thủ ở biên quan, thay Ngọc quốc giữ gìn biên giới gần hai mươi năm, lập vô số chiến công. Thái tử muốn lập công, Tiên đế vì lẽ này mới đồng ý để Thái tử đi. Nay Trấn Quốc tướng quân còn có công lớn trong việc dẹp phản Thập Hoàng tử, Ngọc đế cảm kích và nhớ nhung quân công vất vả, đặc phong làm Tín Quốc công, lại để Đại tiểu thư của Trấn Quốc tướng quân vào cung tuyển phi. Người bên ngoài chỉ cảm thấy Tín Quốc công vinh quang tột đỉnh, lại không thấy mũi nhọn ẩn dấu đằng sau: Ngọc đế đang muốn thu hồi hổ phù. Rõ ràng tràng tạo phản kia để lại bóng ma sâu sắc trong lòng vị Hoàng đế trẻ tuổi, vả lại Hoàng đế mới lên ngôi, căn cơ chưa vững, phải nắm được binh quyền trong tay mới yên tâm. Trấn Quốc tướng quân không phải là người mù quáng, vô cùng vui vẻ dâng lên hổ phù, không ngờ đúng lúc này, biên quan có biến, hổ phù trong tay Hoàng đế chưa kịp nóng đã phải trao lại cho Trấn Quốc tướng quân ra sa trường. Lúc này, Tín Quốc công đột nhiên rơi vào cảnh vô cùng nguy hiểm, Hoàng đế khó chịu (bất kì ai thấy miếng ăn đến miệng còn rơi cũng sẽ tức giận), các quan lại thế tộc thì ghen ghét đố kị. Trong cung hiện tại mới chỉ lập Hoàng Hậu và Quý phi, cả hai đều chưa có con, các đại thần đều mong ngóng tuyển phi để nhét con cháu nhà mình vào tìm kiếm cơ hội làm ngoại thích. Nay Trấn Quốc tướng quân đi chắc chắn sẽ tiếp tục lập công lớn, Đại tiểu thư của Tín công phủ vào cung nhờ vậy cũng sẽ sủng ái. Mà vị Đại tiêu thư này lớn lên ở biên quan, ai cũng nghĩ nàng nhiều lắm thì thanh tú một chút, không ngờ xinh đẹp còn hơn nhiều khuê nữ chốn kinh thành, lại cầm kì thi họa đủ cả, tài năng hơn người. Nếu nàng ta nhân đó sinh một hoàng tử, vậy thì con cháu nhà họ còn ngồi được ở chỗ nào? Vậy nên người người lòng nóng như lửa đốt, sau cảnh thái bình giả tạo ở kinh thành, bao nhiêu mạch nước ngầm đều mãnh liệt phun trào.
Nói đến Trấn Quốc tướng quân - Tín Quốc công, người này có lẽ do ở biên quan, quanh năm giết giặc không có thời gian đi làm việc khác, do vậy chỉ có một chính thất phu nhân, sinh hạ hai nam hai nữ. Trấn Quốc tướng quân là người thẳng thắn, khi thấy vậy sòng phẳng nói với vợ: con trai ta dạy, con gái nàng dạy. Phu nhân của Trấn Quốc tướng quân tuy gả cho võ tướng nhưng cũng thuộc dòng thư hương, dạy dỗ hai vị tiểu thư hết mực cẩn thận, lúc nhỏ mời tiên sinh dạy chữ, lớn lên thì cầm kì thi họa, nữ công gia chánh đủ cả. Đại tiểu thư sau này là Tuệ phi, mà nhị tiểu thư chính là Ngọc phi bây giờ.
Tuệ phi ngay từ khi còn nhỏ đã bộc lộ trí thông minh kinh người. Khi vào kinh thành, Trấn Quốc tướng quân sợ tài năng của nàng mang đến họa sát thân nên mang theo toàn bộ nô bộc từ biên quan, không mua thêm bất cứ kẻ nào, vậy nên tin đồn mới giảm bớt, nếu không, không biết mọi chuyện đã thành ra như thế nào.
Ngọc phi kém Tuệ phi một tuổi, so sánh với trí thông minh của Tuệ phi, Ngọc phi quả thực là một đứa trẻ. Tuy vậy, so với Tuệ phi thiên phú kinh người, Ngọc phi ngây thơ khả ái được mọi người yêu thích hơn cả. Càng lớn, sự thật này càng rõ, từ nô bộc tỳ nữ, thậm chí ngay cả đến Trấn Quốc tướng quân, phu nhân và hai người anh em trai, bọn họ có thể ha ha hi hi đùa giỡn với Ngọc phi, nhưng với Tuệ phi thì không. Chính những người này cũng không giải thích được tại sao, rõ ràng bọn họ cũng rất yêu Tuệ phi, nhưng mỗi khi đứng trước mặt nàng lại đều cảm thấy bản thân rất ngu ngốc, muốn nói một câu cũng phải đắn đo từng tý, uốn lưỡi bảy lần mới dám nói, chỉ sợ nói sai sẽ thành trò cười. Có thể nói Tuệ phi giống như một pho Đại phật sống trong nhà, có thể yêu kính, tín ngưỡng, tôn sùng nhưng không được phép đùa giỡn.
Ngọc phi đối với người chị "Đại phật sống" này tình cảm rất phức tạp. Thực ra tin tưởng bất kì ai cũng vậy, khi có một cái cây đa cây đề trước mặt, ngươi cố gắng đến mấy cũng không thoát khỏi cái bóng của nó, ngươi còn thích nó được hay không? Có điều Tướng quân phù ít người, phu nhân thường phải quản việc nhà không có thời gian, Tướng quân mang hai anh em trai vào quân đội, năm ba ngày mới về một lần, tính Ngọc phi lại hoạt bát ham vui, chỉ có lúc học bài mới sụ mặt với Tuệ phi, còn bình thường đều tìm Tuệ phi chơi đùa.
Tuy vậy, suy nghĩ của người thông minh người bình thường không hiểu được, huống hồ là suy nghĩ của người cực kì thông minh? Tuệ phi trước sự sùng kính của người nhà, càng ngày càng lạnh lùng. Lúc đầu còn có thể vui đùa với Ngọc phi, nhưng sau thấy mỗi khi phụ thân và anh em trai về, Ngọc phi đều bỏ nàng chạy đi cũng bắt đầu lạnh lùng với Ngọc phi. Đến khi lớn lên, Ngọc phi dần hiều chuyện, không còn đem mặt nóng đi dán mông lạnh nữa, hai người là chị em mà chính xác là "tương kính như tân".
Sau đó, Tuệ phi được chọn vào cung tuyển phi, người trong nhà không ai bảo ai đều thở ra một hơi. Mặc dù vào cung là vào đầm rồng hang hổ, nhưng với trí thông minh của Tuệ phi, không chừng nàng còn có thể tay không bắt hổ. Thêm nữa, đây là lệnh Hoàng đế ban ra ai dám kháng chỉ? Các đại thần, không, thậm chí là cả Hoàng đế đều đang chờ Tín Quốc công phủ phạm sai lầm để dẹp bớt uy phong đây!
Tuệ phi vào cung, Trấn Quốc tướng quân phu nhân nhẹ nhõm, bắt đầu chuẩn bị hôn sự cho Ngọc phi. Nói thật, với con gái lớn bà cũng không biết nên gả cho ai. Tín Quốc công phủ danh vọng cao ngất, liên hôn với đại thế gia nào cũng đều khiến Hoàng đế nghi kị. Mà nếu làm thân với Vương gia, Trấn Quốc tướng quân phu nhân không muốn để con đi đất phong giá lạnh. Hai mươi năm ở biên quan, khó khăn lắm mới được về kinh thành, sao bà nỡ để con gái đi chịu khổ tiếp? Mà Tuệ phi thông minh như vậy, gả cho bọn tiểu quan, hàn môn thư sinh bà chướng mắt. Nay vào cung cũng coi như là xứng đôi vừa lứa. Trong thiên hạ này có nam nhân nào dám sánh cùng Hoàng thượng?
Có Tuệ phi vào cung, hôn sự của Ngọc phi nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Ngọc phi không thông minh như Tuệ phi, dung mạo cũng chỉ coi là thanh tú, được cái tính tính hoạt bát, bà dạy quản gia mấy năm coi như thỏa đáng, bây giờ lựa chọn gia đình chỉ cần không phải thế gia phức tạp, bản thân nhân phẩm tốt, có chí tiến thủ là được, còn về quan tước, có Tín Quốc công phủ đỡ lưng, không cần phải lo.
Ngờ đâu, Trấn Quốc tướng quân phu nhân thở ra quá sớm, Tuệ phi vào cung tuyển phi được hai tháng, mới đang học tập lễ nghi, tỳ nữ tùy thân đã hấp tấp về nhà bẩm báo một tin động trời: Tuệ phi không còn hoàn bích.
Ngọc quốc nữ nhân sinh ra đều được điểm một dấu Thủ cung sa trên cánh tay bên trái, thứ này ở các cửa hàng thuốc đều có bán. Tuy vậy, càng là quan lại quý tộc, hoàng thân quốc thích đều có bí quyết riêng, làm cho dấu Thủ cung sa càng son đỏ, thứ bán hàng loạt bên ngoài không thể so sánh được. Tuy vậy, dù là hàng cao cấp hay bình dân, nó đều có chung một công dụng: khẳng định sự trong trắng của khuê nữ chưa xuất giá. Mà hôm qua, tỳ nữ tùy thân thay quần áo cho Tuệ phi, tình cờ phát hiện tay trái Tuệ phi trắng muốt không có một vết đỏ nào, hoảng hốt tưởng nhìn nhầm, vội tìm cách xem tay bên phải cũng không có. Đến tối tắm cho Tuệ phi lại xem toàn thân không thấy nốt đỏ nào, hỏi Tuệ phi nàng thản nhiên trả lời: đã mất. Tỳ nữ nghe xong muốn chết tâm đều có.
Trấn Quốc tướng quân phu nhân thiếu chút nữa chết ngất. Bà biết con gái không đồng ý vào cung, nhưng không ngờ sinh lòng phản nghịch lại lớn đến mức ấy. Nếu nói người khác hãm hại nàng bà không tin. Ai có thể hãm hại nàng nếu nàng không đồng ý? Nghĩ đi nghĩ lại đều là bản thân hại con gái, Trấn Quốc tướng quân phu nhân đau khổ, truyền tin cho Trấn Quốc tướng quân xong đều cơm nước không màng, ăn năn tự trách không thôi.
Trấn Quốc tướng quân lại nghĩ khác. Hắn là nam nhân, lại là tướng quân nhiều năm đánh trận sa trường, lòng dạ có chút tàn nhẫn. Nhận được mật báo tin nhà, hắn nghĩ để con gái lớn vào cung nhằm bảo vệ bình an cho gia tộc, nay bình an không có lại còn rước họa, mà thánh chỉ vua ban không để nói chơi, chỉ đành chờ hắn mang thắng lợi phục mệnh trở về, làm Hoàng đế vui mừng, lúc thấy giờ xin ân điển để em gái thay chị tuyển phi, còn con gái lớn nói với bên ngoài bị bệnh nan y rồi mang về. Mặc dù như vậy, sau này nàng chắc chắn không gả được tấm chống tốt, nhưng sự đã thế này còn mong ngóng gì thêm? Song lại nghĩ đến với tước vị của hắn bây giờ, trận này chiến thắng trở về Hoàng đế cũng chưa chắc đã vui, nhưng nếu không thắng còn tai họa ngập đầu. Muốn xin ân điển kia, sợ là lại phải mất thêm một góc Tín Quốc công phủ. Đành vậy, cũng là tại hắn đã quá tự cho là đúng, nghĩ con gái lớn thông minh hiểu chuyện, có thể hiểu cho nỗi khổ của hắn, xem dù thông minh cũng mới chỉ là đứa trẻ chưa trải sự đời.
Trấn Quốc tướng quân phu nhân đọc tin từ xa về, thương con dứt ruột, nhưng việc đã đến mức này cũng không còn cách nào khác, đành phải tìm Ngọc phi nói chuyện.
Ngọc phi nghe xong cũng hoảng hốt, nhưng mấy năm qua lăn lộn cùng phụ thân và hai huynh đệ, thế sự cũng hiểu ít nhiều, vậy nên nghe mẫu thân nói, lúc đầu cũng đau khổ sau đó là nhận mệnh.
Chỉnh sửa lần cuối: