Hoàng tử Tí - Cập nhật - Nhatlienhoan

Diên Vỹ Tâm Khiết

Gà tích cực
Tham gia
7/7/16
Bài viết
84
Gạo
0,0
Bạn nói đúng. Hy vọng những chương sau tiết tấu truyện sẽ đẩy lên , có biến cố hay gì gì đó oái ăm chút. Nếu cứ giữ mãi nhịp độ như bốn chương qua thì không ổn, sẽ mau chán lắm.
 

YGinger

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
30/6/16
Bài viết
223
Gạo
180,0
Thấy anh pr truyện nên em ghé vào ủng hộ. :) Em thấy đa số viết truyện thiếu nhi thường là mấy bé học sinh hoặc các bác lớn tuổi, thanh niên viết thì ít lắm. Vì các bé cũng đang trong giai đoạn thiếu nhi, có những cảm xúc hồn nhiên, ngây thơ đúng như lứa tuổi của chúng. Còn các bác thì già rồi nên rất hay hồi tưởng, muốn tìm về tuổi thơ. :))
Nói vậy thôi chứ em mới đọc thử chap 1, mạn phép góp chút ý kiến:
Đó là bởi vì Lâu đài đã trải qua biết bao biến cố lịch sử và nó cũng vừa bước qua một biến cố lịch sử của Vương quốc Trái Cây không quá lâu trước đó.
=> "Biết bao biến cố lịch sử" thay bằng "biết bao thăng trầm" để tránh lặp lại cụm từ ở phía sau, nghĩa diễn đạt vẫn không thay đổi anh nhé.
=> Chỗ này không được dùng số. Phải là "năm trăm mét".
Và một số câu văn hơi dài anh nên dùng dấu phẩy tách ra cho nó mượt hơn. Về phần nội dung, em thấy cũng bình thường hà. :))
Vì mấy cái bình luận của anh dẫn em tới đây nên em có sự so sánh nhẹ... Có vẻ anh thiên về văn nghị luận hơn là tự sự. Cách anh kể chuyện không thu hút bằng khi anh phát biểu quan điểm và phân tích một vấn đề nào đó. Đọc bình luận của anh, thật sự là câu cú nó trôi chảy, mạch lạc, rất có sức thuyết phục, suy ghĩ cũng sâu sắc và chín chắn. Mà lết qua truyện... sao mà nó ngây thơ thế. =)) Dù là viết thể loại truyện thiếu nhi, nhưng đứng ở góc độ của người viết thì anh nên thêm vào một vài lời bình cho nó có chiều sâu.
Cố lên anh, em sẽ tiếp tục ủng hộ. :3
 

nhatlienhoan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
9/6/16
Bài viết
334
Gạo
1.500,0
Thấy anh pr truyện nên em ghé vào ủng hộ. :) Em thấy đa số viết truyện thiếu nhi thường là mấy bé học sinh hoặc các bác lớn tuổi, thanh niên viết thì ít lắm. Vì các bé cũng đang trong giai đoạn thiếu nhi, có những cảm xúc hồn nhiên, ngây thơ đúng như lứa tuổi của chúng. Còn các bác thì già rồi nên rất hay hồi tưởng, muốn tìm về tuổi thơ. :))
Nói vậy thôi chứ em mới đọc thử chap 1, mạn phép góp chút ý kiến:

=> "Biết bao biến cố lịch sử" thay bằng "biết bao thăng trầm" để tránh lặp lại cụm từ ở phía sau, nghĩa diễn đạt vẫn không thay đổi anh nhé.

=> Chỗ này không được dùng số. Phải là "năm trăm mét".
Và một số câu văn hơi dài anh nên dùng dấu phẩy tách ra cho nó mượt hơn. Về phần nội dung, em thấy cũng bình thường hà. :))
Vì mấy cái bình luận của anh dẫn em tới đây nên em có sự so sánh nhẹ... Có vẻ anh thiên về văn nghị luận hơn là tự sự. Cách anh kể chuyện không thu hút bằng khi anh phát biểu quan điểm và phân tích một vấn đề nào đó. Đọc bình luận của anh, thật sự là câu cú nó trôi chảy, mạch lạc, rất có sức thuyết phục, suy ghĩ cũng sâu sắc và chín chắn. Mà lết qua truyện... sao mà nó ngây thơ thế. =)) Dù là viết thể loại truyện thiếu nhi, nhưng đứng ở góc độ của người viết thì anh nên thêm vào một vài lời bình cho nó có chiều sâu.
Cố lên anh, em sẽ tiếp tục ủng hộ. :3
Truyện thiếu nhi mà sâu sắc tức là làm già đầu óc trẻ thơ rồi em. Anh không biết hiện tại em dùng con mắt của các bạn trẻ mà nhầm tưởng mình dùng con mắt rành đời để nhìn đời hay không, nhưng cá nhân anh nghĩ, truyện thiếu nhi, cần nhất là yếu tố trong sáng, ngây thơ, đan xen vào đó những bài học. Quả thật truyện của anh nhắm tới là các bé thiếu nhi hoặc phụ huynh của chúng chứ không phải các bạn trẻ bây giờ. Ở tuổi của em, em mong muốn trưởng thành hơn, nên sẽ muốn dùng lí luận, sâu sắc này nọ, dễ hiểu mà.
À cho anh nói thêm là, anh pr truyện vì thấy em muốn một truyện không theo motif cũ, không phải truyện teen blah blah, nên anh thử suggest cho em mà cụ thể vì anh đang có một truyện theo anh nghĩ phù hợp những tiêu chí của em nên anh chia sẻ. Một phần xem thử em có thật sự ủng hộ như em nói không, và em có ủng hộ. Em không thể đọc chỉ một chương mà nói về nội dung được. Em có thể nhận xét văn phong, câu chữ. (Điều em đã làm). Any way, truyện anh mong muốn mang lại tuổi thơ chứ không phải già hóa tuổi thơ. Nên hoặc người đọc sẽ trẻ lại vì những câu chuyện ngây thơ, hồn nhiên, hoặc là họ đi kiếm ngôn tình đọc để nâng cao sự già hóa của họ. Peace. :)>-
 

hi1103

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
16/5/16
Bài viết
36
Gạo
0,0
Vừa nói xong cậu liền ngay ngắn ngồi vào đó và trưng ngay bộ mặt ngây thơ, trong sáng đến nỗi mọi người xung quanh có cảm giác cậu như sắp tỏa sáng ấy.
Chỗ này diễn đạt vụng quá anh ơi! Lối so sánh gương mặt như đang toả sáng đọc nó cứ kỳ kỳ thế nào ấy...
Có thể đổi thành "...mọi người xung quanh có cảm giác như nó đang bừng sáng." xem sao.
Chiến thuật-binh pháp
Chiến thuật - binh pháp, phải cách ra nha anh.
cũng không còn dánh vẻ tự tin
=> năn nỉ
Hoàng Hậu Sầu Riêng đã được ôm chầm thật chặt
Diễn đạt vụng, thừa. Hoặc là "Đã được ôm chầm lấy", hoặc là "đã được ôm thật chặt lấy" thôi anh vì hai cái này mức độ nó cũng ngang ngang nhau.
Với thêm một điều nữa là anh để các nhân vật của mình xưng hô không nhất quán! Lúc thì Tí gọi cha mẹ là "phụ hoàng", "mẫu hậu", lúc lại gọi là "vua cha", rồi bây giờ lại là "cha", "mẹ". Không nên như vậy, rối rắm mà cũng không hợp lí. Cách gọi chúng ta gọi cha mẹ mình là một thứ rất thân thương, là thói quen từ khi lọt lòng. Nếu một người đã quen gọi mẹ là "mẹ" thì sẽ chỉ gọi như vậy thôi, nếu đổi sang cách xưng hô khác thì sẽ ngượng miệng ngay.
Tổng quát thì chương này nội dung chỉ xoay quanh một vấn đề duy nhất là lỗi lầm của Tí, diễn biến chậm như vậy đòi hỏi tác giả phải diễn đạt trôi chảy, mạch lạc và phải thu hút, nếu không độc giả sẽ chán ngay. Tuy nhiên, chương này còn rất nhiều chỗ đọc thấy vụng chứ không riêng những chỗ em đã trích ra. Và anh bị sa đà vào hội thoại quá nhiều. Một chương truyện mà dày đặc lời nói thì sẽ kém hấp dẫn, những đoạn văn miêu tả quá ít gây ra sự thiếu chiều sâu. Và cách tường thuật hội thoại của anh cũng chưa thực sự tốt.
Mong là anh sẽ khắc phục ở những chương sau nha!
 

nhatlienhoan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
9/6/16
Bài viết
334
Gạo
1.500,0
Ừ. Anh sẽ cải thiện dần dần. Rút kinh nghiệm từ từ. ^^
 

nhatlienhoan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
9/6/16
Bài viết
334
Gạo
1.500,0
CHƯƠNG 5: ÔNG THẦY THÚ VỊ​

Chuyện gì đến rồi cũng phải đến, Tí lại phải trở lại gặp Vua Cha tuy rằng cậu chẳng hề mong muốn điều đó. Bước chân nặng nề của cậu cuối cùng cũng dừng lại trước mặt của Đức vua Mít ngọt. Nhìn thấy gương mặt đứa con nặng nề đầy lo sợ, Đức vua Mít ngọt nhẹ nhàng kéo Tí vào lòng, ngài ân cần nói:

- Không cần phải lo lắng, ta không bao giờ đánh đập con cái, tất nhiên là trừ những lúc con thật hư.

Tí vừa tươi lên một chút thì câu nói tiếp theo của Vua Cha làm mặt cậu lại ỉu xìu:

- Tuy nhiên, con phải bắt đầu học lớp “Lịch sử các Vương Triều từ Quang đại Khởi Nguyên tới Quang đại Mở.”

Đức vua Mít ngọt đã lên ý nghĩ cho Tí theo lớp học này từ trước rồi. Ngài luôn đau đầu không biết lúc nào là phù hợp để bắt đầu, hôm nay lại là cơ hội tốt nhất rồi. Hoàng hậu Sầu Riêng cũng chẳng thể nào rầy la ngài được. Nghĩ tới đó, Đức vua Mít ngọt cười thầm. Ngài tiếp tục:

- Con bị phạt cấm túc trong hai tuần không được ra khỏi lâu đài để đi chơi. Con phải hoàn thành khóa học vỡ lòng của lớp Lịch sử này. Ngày mai, Giáo sư Bí Ngô sẽ hướng dẫn con trực tiếp. Bây giờ con có thể về phòng mình được rồi.

Từ đầu đến cuối, Đức vua Mít ngọt không hề cho Tí có cơ hội mở miệng nên từ lúc gặp Vua Cha tới khi về phòng, Tí thất thần và im lặng không nói một tiếng nào. Không hiểu vì cậu quá đỗi bàng hoàng hay vì cậu không hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa.

Vậy là hành trình học vấn nghiêm túc của Tí bắt đầu từ đây. Đêm hôm đó, Tí đã mơ về một lớp học tử thần, ông Thầy hắc ám và môn học khô khan. Cậu đã phải giật mình tỉnh giấc ba lần trong đêm, và điều đáng sợ là giấc mơ ấy đã cùng lặp lại ba lần với mức độ lần sau kinh khủng hơn lần trước.

oOo​

Sáng hôm sau, với đôi mắt thâm quầng, Chuối Chiên lười biếng cuộn tròn trong đống chăn bông. Cậu không thể và cũng không muốn rời khỏi giường một chút nào. “Ông Thầy hắc ám sắp tới rồi.” – Suy nghĩ đó khiến cho Chuối Chiên không dám nhúc nhích, mặc dù lúc này cậu đang quằn quại với cơn buồn đi vệ sinh buổi sáng. Khi mà việc giả ngủ đã đến giới hạn, Chuối Chiên mới lật tung chăn lên và phóng tới phòng vệ sinh. Đột nhiên “Á… a…!” “Ông… ông là ai?” “Hơ hơ, chào Thầy, con chào Thầy.” – Định thần lại sau khi bắt gặp ông Thầy đang dòm chằm chằm khiến Chuối Chiên hoảng hồn. Cậu nhớ rõ là không hề nghe thấy bất kì âm thanh nào chứng tỏ ông đã vào phòng mà? Tuy nhiên, có một chuyện Chuối Chiên đã quên khuấy đi mất, và phải chờ Giáo sư Bí Ngô nhắc nhở thì Chuối Chiên mới sượng mặt:

- Kìa. Con đi thay quần áo đi chứ. Ướt hết rồi còn đâu.

Chuối Chiên đỏ mặt nhìn xuống phía dưới: quần cậu ướt nhẹp cộng với một vũng nước dưới sàn nữa. Thật xấu hổ khi một vị Hoàng tử lại tè dầm như vậy. Cũng tại ông Thầy đột ngột xuất hiện làm cậu hết hồn không kịp kìm lại. Chuối Chiên quay qua ông Thầy cười hì hì rồi chạy vụt vào nhà vệ sinh. Ông Thầy lắc đầu cười rồi cũng nhanh chân đi ra ngoài. Sau khi tắm rửa xong, Chuối Chiên bước ra ngoài ảo não nghĩ về việc dọn dẹp. “Ơ kìa!” – Chuối Chiên ngẩn ngơ khi thấy chăn nệm mới đã được thay, sàn cũng được lau dọn, và phòng của cậu cũng gọn gàng hơn. Cậu đưa ánh mắt ngạc nhiên nhìn ông Thầy – người duy nhất ở trong phòng. Bắt gặp ánh mắt nghi ngờ của Chuối Chiên, ông Thầy chỉ khẽ cười rồi nói:

- Không cần chuẩn bị gì cả. Mọi thứ đã sẵn sàng, Thầy trò ta vào lớp thôi.

- Dạ. – Chuối Chiên nặng nề gật đầu, rồi lẽo đẽo theo sau ông. Tuy nói ông Thầy không quá hắc ám như trong giấc mơ đêm qua, nhưng việc học lớp Lịch sử bản thân nó cũng đã là một cơn ác mộng rồi.
Chuối Chiên cố gắng đi thật chậm. Cậu nhởn nhơ nhìn trời, ngắm đất, lại còn hay vào nhà vệ sinh nữa. Thông thường đoạn đường này Chuối Chiên chỉ mất khoảng bốn phút thôi, hôm nay cậu tốn mất mười bốn phút cơ. Không những thế, vừa đi, Chuối Chiên vừa làu bàu:

- Thầy ơi, hình như con lại bị đau bụng nữa rồi.

- Con cứ tự nhiên sử dụng nhà vệ sinh, ta sẽ chờ con. – Giáo sư Bí Ngô thoải mái đáp.

- Dạ thôi. Con hết đau bụng rồi. – Chuối Chiên rủ đầu, lết bước tiếp tục tới lớp. Đây đã là lần thứ ba Chuối Chiên “đau bụng” rồi. Lần này ông Thầy cũng chỉ trả lời nhẹ nhàng như những lần trước, nhưng điều Chuối Chiên mong muốn là câu nói “hôm nay sức khỏe con không tốt thì để ngày mai học cũng được. Con về phòng nghỉ ngơi đi” cơ.

Giáo sư Bí Ngô chắp hai tay sau lưng, khoan thai bước đi. Ông bật ra một nụ cười mỉm với chiêu trò của Chuối Chiên: “Còn kém lắm.” Chuối Chiên vẫn rũ rượi, lê chân theo sau ông Thầy. Người đi trước thì đỉnh đạc, đạo mạo, người theo sau thì vất vơ, không sức sống. Đây là đi tra khảo hay đi học đây?

oOo​

Lớp học thật ra cũng không quá to như trong trí tưởng tượng của Chuối Chiên. Thậm chí còn có thể nói là khá nhỏ. Nó chỉ là một căn phòng rộng như phòng của Chuối Chiên. Phía trước là một tấm bảng, phía dưới chỉ có một bộ bàn ghế. “Rõ ràng là lớp học một người mà.” – Chuối Chiên tiếp tục than vãn sau khi quan sát. Điểm đặc biệt của phòng học là nó có rất nhiều sách. Chuối Chiên chưa bao giờ trông thấy một số lượng sách khổng lồ như vậy bao giờ. Kệ sách tứ phía, mỗi kệ lại có rất nhiều sách, phải tới hàng trăm cuốn. Chưa hết, trên trần cũng có một kệ sách nữa. Quanh phòng lại có các chồng sách cao mỗi góc. Có thể nói, ngoài khu vực dạy học ra, căn phòng chính xác là một kho chứa sách. Đến cả cánh cửa sổ cũng được tận dụng để sách được. Chuối Chiên có cảm giác là vì phải tìm một phòng để dạy học, ông Thầy đã dọn dẹp “cái nhà kho” này, để biến nó thành một phòng học tạm thời ấy.
1c3e1cb1e7379bd0fd66f43526c1d8cd.jpg

(Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa)
Chuối Chiên không cảm thấy khó chịu về phòng học. Cậu cảm thấy thinh thích cái mùi là lạ trong phòng. Nhìn quanh phòng, Chuối Chiên bị choáng ngợp bởi số lượng sách ở đây. Đa phần sách trong phòng đều đã cũ, nhưng chúng không bám bụi bẩn, mà vẫn thoang thoảng mùi thơm như những cuốn sách mới. “Những cuốn sách này hẳn phải được bảo quản rất tốt!” – Chuối Chiên cảm thán. Chuối Chiên chun mũi hít hít mùi sách trong phòng. Cậu vô thức nhắm mắt hòa mình vào mùi thơm này. Chuối Chiên cảm giác như mình đang đứng giữa những ngọn tháp được xếp bằng sách. Thậm chí cậu còn thấy mình cao lớn ngang những ngọn tháp này nữa, cảm giác như có thể ôm trọn những tháp sách này mà hít lấy hít để mùi thơm của chúng. Còn đang mơ màng thì Chuối Chiên giật mình mở mắt bởi tiếng nhắc nhỏ của ông Thầy:

- Chúng ta ở đây để học chứ không phải để mơ màng. Tỉnh dậy nào Chuối Chiên.

Chuối Chiên vẫn hơi tiếc rẻ cảm giác hưởng thụ kia, cậu chép miêng một cái rồi theo chân ông Thầy vào bàn học, đầu vẫn quay ngang ngửa ngắm nhìn những kệ sách. Giáo sư Bí Ngô tằng hắng giọng để kéo sự chú ý của Chuối Chiên về. Đoạn, ông nói:

- Ta gọi là Bí Ngô. Từ hôm nay ta sẽ là Thầy của con, dạy môn “Lịch sử các Vương Triều từ Quang đại Hắc Ám tới Quang đại Mở.” Như con đã thấy, căn phòng này chính là nơi lưu giữ kiến thức cho lâu đài Hoa Quả. Những cuốn sách nơi đây đã có từ Quang đại Hắc Ám và được bổ sung, bảo dưỡng cho tới tận ngày hôm nay. Tuy nhiên, những gì con thấy cũng chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng sách của Vương quốc mà thôi. Sách là sự học, sách vô biên bởi sự học cũng vô biên. Ta hi vọng là con có thể làm bạn với những cuốn sách, mở mang kiến thức và trở thành một vị Hoàng tử mẫu mực, nhận được sự tôn trọng của mọi người.

Chuối Chiên thật ra chẳng hiểu mà cũng không để tâm lắm đến những thứ như tôn trọng và mẫu mực này nọ mà ông Thầy đang nói. Cậu chỉ có một thắc mắc sau khi nghe ông nói và lập tức lên tiếng:

- Thầy ơi. Sao Thầy đọc sách nhiều mà Thầy không được làm Vua hả Thầy? Thầy có kiến thức uyên bác cơ mà? – Đây thực sự là câu hỏi rất khó mà chỉ những đứa trẻ không suy tính gì mới dám hỏi. Tuy nhiên, đây cũng không phải là lần đầu Giáo sư Bí Ngô được hỏi như vậy. Trước đây thì Dừa Xiêm và Dâu Tằm cũng đã hỏi ông những câu tương tự như vậy. Do đó, không chút bối rối, ông trả lời:

- Ta không thể làm Vua vì Vương quốc này đã có một vị Vua anh minh hết mực là Cha con. Tuy nhiên, ta cũng rất lấy làm tự hào khi có thể đem những kiến thức có được để hỗ trợ, và tham vấn cho đức Vua. Con nói xem, liệu kiến thức của ta liệu đã được sử dụng vào mục đích tốt?

- Vâng. Thế khi nào bắt đầu học hả Thầy?

- Ngay từ khi bước chân vào phòng học này, bài học đã bắt đầu rồi con trai à. – Giáo sư Bí Ngô khàn khàn trả lời. Mắt nhìn thẳng vào Chuối Chiên và mỉm cười nhẹ.

Quả thật đúng như ông nói, phần giới thiệu kiến trúc, cùng với tầm quan trọng của sách là bài kiểm tra của ông đối với mọi đứa học trò. Và ông rất vui mừng khi đến giờ phút này, Chuối Chiên đã giúp ông khẳng định một điều rằng tương lai của Vương quốc Trái Cây sẽ thực sự thịnh vượng. Vì trước đó, cả Dừa Xiêm và Dâu Tằm cũng hào hứng hỏi về tiết học. Bất cứ đứa trẻ nào sau phần kiểm tra mà đòi hỏi về bài học đều tiếp thu bài rất tốt, có đam mê và hiểu biết, đồng thời sau khi hoàn thành thì chúng thực sự ứng dụng được bài học vào thực tế trong khi số còn lại thì không làm được điều đó. Vương quốc Trái Cây xem ra sẽ có ba vị lãnh đạo anh minh sáng suốt trong tương lai đây.

Bỏ qua một bên chuyện xúc động vui mừng. Giáo sư Bí Ngô quay trở lại khuôn mặt nghiêm nghị cùng vẻ bí ẩn tiếp tục đáp lời cho cậu bé đang giữ khuôn mặt ngơ ngác kia:

- Con vừa vượt qua được bài kiểm tra đầu vào của ta. Được rồi, lại đây ngồi đi. Hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu sơ khởi một chút lịch sử các Vương triều cũng như nguồn gốc của Vương quốc. Ta chắc con sẽ rất thích thú. Lại đây nào.

Chuối Chiên lon ton chạy lại. Cậu cảm thấy ông Thầy mới này cũng thú vị. Ông ấy không khô khan như trong tưởng tượng của cậu, ở ông có nét bí ẩn cuốn hút cậu muốn theo học. Khi Chuối Chiên lại gần, Giáo sư Bí Ngô lôi ra từ giá sách một cuốn sách mỏng, và trông có vẻ là cuốn mới nhất trong cả giá sách. Lúc này, ông lên tiếng:

- Đây sẽ là cuốn sách con cần trong hai tuần này. Cuốn “Trái Cây – Vương quốc đáng tự hào.” – Giáo sư Bí Ngô lắc lắc cuốn sách trước mặt Chuối Chiên.

- Tức là con sẽ phải mang cuốn sách này đi tới lớp đúng không ạ?

- Đúng và không đúng. Con sẽ phải mang cuốn sách này tới lớp, đó là điều bắt buộc. Bên cạnh đó, cuốn sách này phải trở thành người bạn đồng hành của con, bên cạnh con luôn luôn trong suốt hai tuần tới.

- Tức là giống như con dao găm nhỏ này sao thưa Thầy? – Con dao găm Mandazi này là vật chân truyền mà Đức vua Mít ngọt trao cho tất cả con cái của mình. Ngài đã căn dặn bọn trẻ luôn mang con dao găm này bên mình bất kể lúc nào. Cả Dừa Xiêm, Dâu Tằm và Chuối Chiên đã được chỉ dẫn để sử dụng thuần thục con dao này từ lâu. Nó giống như là một lớp học vỡ lòng mà bất kì Công chúa, Hoàng tử nào cũng phải học.

- Cuốn sách không nhất thiết phải luôn luôn ở trong người con như vậy. – Giáo sư Bí Ngô đính chính – Ta mong muốn con học một chương sách mỗi ngày. Tuy nhiên, thời gian cho lớp học là có hạn, nên con sẽ cần phải đọc thêm sau giờ học để hoàn thành yêu cầu này của ta. Bên cạnh đó, con cần làm một bài báo cáo cho chương sách con vừa hoàn thành, đồng thời, đọc và nghiền ngẫm phần một của bài học tiếp theo trước khi tới lớp. Con đã hiểu chưa nào?

- Dạ thưa. Con cũng chưa hiểu rõ lắm ạ.

- Không sao. Trong một hai ngày đầu, ta sẽ hướng dẫn cụ thể cho con.

- Dạ vâng. Con cảm ơn Thầy!

- Được rồi. Bài học của chúng ta bắt đầu.

Chuối Chiên nhanh chóng ngồi ngay ngắn ra vẻ chăm chú nghe giảng. Cậu cũng cảm thấy hiếu kì về ông Thầy trước mặt, và cả những bài học của ông. Có thể nói, việc đưa một đứa hiếu động như Chuối Chiên ngồi im đã được coi là một thành công của Giáo sư Bí Ngô.

- Như đã nói, lớp học này mang tên “Lịch sử sơ lược các Vương triều từ Quang đại Hắc Ám tới Quang đại Mở.” Con có suy nghĩ gì về tên gọi của môn học?

- Dạ thưa Thầy, chắc là lịch sử từ nơi tối tăm tới nơi tươi sáng hơn chăng? Con có nghe từ “Hắc Ám” và “Mở” nên con cho rằng là như thế ạ.

- Rất thú vị. Đúng hơn, lịch sử tồn tại của chúng ta bước qua ba Quang đại: Quang đại Khởi Nguyên hay còn gọi là Hắc Ám, Quang đại Chiến, và Quang đại Mở là Quang đại mà hiện tại chúng ta đang sống.

Giáo sư Bí Ngô tiếp tục:

- Theo đó, Quang đại Khởi Nguyên nói về sự hình thành của vạn vật, của sự sống và cả Vương quốc. Đó là lí do tại sao nó được gọi là “Khởi Nguyên”. Ở Quang đại này còn xuất hiện “Hắc Ám”, kẻ thù nguyên thủy của tổ tiên chúng ta.

Chuối Chiên bỗng nhiên giơ tay:

- Thưa Thầy, nói như vậy là ở Quang đại này không được yên bình như chúng ta ạ?

- Đúng vậy. Vương Quốc Hướng Dương và Vương Quốc Hắc Ám là hai Vương quốc đầu tiên trong lịch sử. Họ cũng đã xảy ra mâu thuẫn ở giai đoạn này. Chúng ta sẽ tìm hiểu sâu hơn vào tiết học sau. – Thầy Bí Ngô trả lời bằng một giọng trầm khàn, cùng ánh mắt sâu nhìn thẳng vào Chuối Chiên. Nụ cười nửa miệng của ông thật kích thích trí tò mò của Chuối Chiên.

Chuối Chiên cau mày và vội vàng lật sách tới tựa đề: "Vương Triều Khởi Nguyên: Ánh sáng – Bóng tối" nhưng nhanh chóng bắt gặp cái hắng giọng đầy ẩn ý của Thầy, cậu đóng cuốn sách lại, nhe răng cười trừ tiếp tục nghe giảng.

Giáo sư Bí Ngô bắt đầu bài giảng:

- Mỗi Quang đại được chia nhỏ ra bởi các Vương Triều. Có bốn Vương triều tất cả trong Quang đại Khởi Nguyên. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về họ trong những tiết học sau. Tiếp theo đó là Quang đại Chiến. Đây là Quang đại u tối và đáng sợ nhất trong lịch sử. Quang đại này kéo dài 70 năm thì đã đến hơn 60 năm là chiến tranh. Tuy nhiên, Quang đại Chiến lại đem lại rất nhiều bài học, nhiều kiến thức cho chúng ta sau này. Lượng kiến thức từ hai Quang đại này hiện nay vẫn được trân trọng và ứng dụng.

Đang đà tiếp tục, Giáo sư Bí Ngô lại phải dừng lại vì cánh tay không chịu yên kia của Chuối Chiên lại lần nữa giơ lên. Ông gọi:

- Hỏi đi Chuối Chiên.

- Vâng thưa Thầy. Nếu là chiến tranh thì chẳng phải những bài học đều là về đánh nhau sao ạ? Chúng ta hiện tại còn cần biết về điều này sao? Con cảm thấy cuộc sống ở Vương quốc Trái Cây đang rất tốt mà?

- Không sai. Cuộc sống hiện tại của chúng ta rất tốt, là vì chúng ta vẫn áp dụng những bài học từ quá khứ. Con còn câu hỏi gì nữa không?

- Vậy chúng ta sẽ lại gặp chiến tranh sao ạ?

- Điều đó ta không biết, nhưng ta hi vọng chúng ta sẽ không gặp chiến tranh. Không ai mong muốn điều đó cả.

Trầm mặc một lúc như đang suy nghĩ gì đó, Giáo sư Bí Ngô không để ý ánh mắt Chuối Chiên nhìn Thầy có vẻ mơ hồ xen lẫn lo lắng. Bỗng Giáo sư Bí Ngô lên tiếng:

- Được rồi, chúng ta tiếp tục. Sau Quang đại Chiến là Quang đại Mở. Là Quang đại chúng ta đang sống, dưới sự trị vì anh minh của Đức vua Mít Ngọt.

Chuối Chiên sung sướng nghe Thầy khen Vua Cha. Trong khi cậu đang hí hửng đung đưa chân qua lại, Giáo sư Bí Ngô lại làm cậu mất hứng:

- Chúng ta tạm nghỉ vài phút. Sau đó ta sẽ có một vài hoạt động cho con. Được không nào?

- Dạ vâng. – Vừa đáp xong là Chuối Chiên liền vọt ra ngoài chạy nhảy. Phải đến lúc Giáo sư Bí Ngô lôi cậu về lại lớp học cậu mới yên ắng ngồi vào bàn học. Thật sự là hai con người khác nhau hoàn toàn: một Chuối Chiên chăm chú, không ồn ào, tuy cậu rất hay cắt ngang lời giảng của Giáo sư Bí Ngô để đặt câu hỏi, và một Chuối Chiên ồn ào, náo nhiệt, lăng xăng bên ngoài lớp học.
f26f3822cdb882ed45548bd8ad4179f3.jpg

(Harry Potter film series - Snape)​
Giáo sư Bí Ngô bắt đầu tiết học sau giờ nghỉ giải lao bằng một câu hỏi:

- Con đã được giới thiệu sơ lược về lịch sử của chúng ta. Vậy con có thể cho ta biết suy nghĩ của mình không?

- Thưa Thầy, con cảm thấy cuộc sống của hiện tại là tốt nhất. Thứ nhất, con nghĩ hiện tại sẽ phát triển hơn lúc trước. Thứ hai là chúng ta không phải trải qua chiến tranh như những Quang đại trước ạ.

- Hay lắm. Thế cho ta biết tại sao con cho rằng Quang đại của chúng ta phát triển hơn những Quang đại trước?

- Chẳng phải Thầy có nói là chúng ta học được rất nhiều bài học từ quá khứ sao ạ? Thầy còn nói vì chúng ta áp dụng những bài học đó mà có được cuộc sống như hôm nay. Mà cuộc sống hiện tại chẳng phải rất yên bình và tốt đẹp sao ạ?

Giáo sư Bí Ngô khẽ mỉm cười. Ông hài lòng với sự tập trung và lắng nghe của Chuối Chiên. Tuy nhiên, ông nhanh chóng chuyển thành nụ cười bí ẩn, và tiếp tục hỏi:

- Vậy con cho rằng ta giỏi hơn con hay con giỏi hơn ta?

- Thầy giỏi hơn con ạ. Thầy hỏi gì mà kì thế ạ?

- Theo như con nói, vì ta giỏi hơn nên con học hỏi ta. Phải không?

- Dạ vâng. Nếu Thầy không giỏi thì Vua Cha sẽ không để con đến chỗ Thầy học đâu.

Trong khi Chuối Chiên vừa phồng má trả lời vừa nhíu mày bối rối với câu hỏi của ông Thầy, Giáo sư Bí Ngô lại tiếp tục hỏi cậu:

- Vậy chúng ta học từ các Quang đại trước, vậy thì họ phải giỏi hơn chúng ta chứ? Và vì họ giỏi hơn nên họ phát triển hơn, không phải sao?

Tới lúc này thì Chuối Chiên chỉ biết nhăn mặt gãi đầu lí nhí nói: “Con… con…”

Không đợi đến lúc Chuối Chiên gãi tróc cả da đầu ra, Giáo sư Bí Ngô lên tiếng giải cứu cho cậu:

- Ha ha. Câu hỏi này ta hi vọng con sẽ trả lời được sau khi kết thúc lớp học. Đừng vội.

- Vâng. – Chuối Chiên nhanh nhảu đáp liền. Cậu chàng cười tươi thấy rõ. Quả thật ông Thầy đã cứu cậu một phen trông thấy. Điều này càng khiến cậu thêm yêu thích ông. Trong lúc Chuối Chiên còn đang tí tởn vui mừng thì Giáo sư Bí Ngô nghiêm chỉnh nói:

- Đọc sách đóng vai trò cực kì quan trọng trong việc học môn này. Do đó, Thầy hi vọng con sẽ chăm chỉ đọc sách.

- Vâng. Con sẽ cố gắng thưa Thầy.

- Được rồi. Dù rằng ta tin tưởng, mong con sẽ chăm chỉ đọc sách. Tuy nhiên ta vẫn sẽ theo dõi việc đọc sách của con. Để làm được việc này, ta cần con tìm về một mảnh Lá Thuộc Bài.

- Lá Thuộc Bài sao Thầy? Con chưa nghe qua loại lá này bao giờ cả.

- Đây là lá của một loại cây thần kì mọc xung quanh thư viện hoàng gia. Với mỗi cuốn sách con đọc, con chỉ cần kẹp mảnh Lá Thuộc Bài ở nơi con tạm dừng, nó sẽ tự động ghi nhớ thông tin của trang sách đó, và con có thể tiếp tục đọc tại nơi con bỏ dỡ cho dù có qua nhiều năm đi chăng nữa. Đó cũng là cách để ta kiểm tra việc con có đọc sách hay không.

- Thần kì quá Thầy ơi. Vậy lỡ như…

Chưa để Chuối Chiên kịp nói hết, Giáo sư Bí Ngô đã cắt ngang:

- Đương nhiên ta có cách chống lại việc gian lận đọc sách. Và sẽ không có trường hợp nào thoát được cả. – Câu nói kèm ánh nhìn răng đe khiến Chuối Chiên hoảng sợ nuốt nước bọt đánh “ực” một cái. Cu cậu vội vàng cười trừ bởi Thầy đã đọc được suy nghĩ của cậu. Giáo sư Bí Ngô tiếp tục:

- Vì lẽ đó, ta cần con ở khu vườn phía sau thư viện, tìm Lá Thuộc Bài mình ưng ý nhất. Sau khi con có được mảnh lá ưng ý, hãy kẹp nó vào lòng bàn tay của con, sau đó đọc to câu thần chú sau đây. –Vừa nói Thầy Bí Ngô vừa đưa cho Chuối Chiên một mảnh giấy ố vàng kèm theo lời dặn không được mở ra cho tới khi có được Lá Thuộc Bài.

Chuối Chiên vâng dạ rồi cẩn trọng nhận lấy mảnh giấy thần chú. Cậu cho mảnh giấy ngay vào túi áo vì sợ lỡ nó sẽ rơi đâu mất. Giáo sư Bí Ngô dặn dò một lần nữa rồi cho Chuối Chiên rời đi. Ông không quên dặn dò thời gian buổi học tiếp theo cùng lời chúc Chuối Chiên tìm được mảnh lá ưng ý.

…oOo…​
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Diên Vỹ Tâm Khiết

Gà tích cực
Tham gia
7/7/16
Bài viết
84
Gạo
0,0
Không hiểu tại vì cậu quá đỗi bàng hoàng hay tại vì cậu không hiểu chuyện gì đang xảy ra nữa.
Từ "tại vì" làm câu vụng quá! Bạn nên dùng một từ hoặc thay một từ khác với ý nghĩa tương tự.
liệu kiến thức ta có liệu đã được sử dụng vào mục đích tốt?
"...liệu kiến thức của ta đã được sử dụng vào mục đích tốt?"
Lại đây nào.
Câu đề nghị bạn nên để dấu "!" . Lỗi này bạn thường xuyên gặp phải trong suốt năm chương qua. Bạn để ý một chút nha!
nghiền ngẫm phần một của bài học tiếp theo
Chỗ này là "một phần" có đúng không?
Vương Triều Khởi Nguyên: Ánh sáng – Bóng tối
Bạn thiếu dấu ("..").
Vâng thưa Thầy. nếu là chiến tranh thì chẳng phải những bài học đều là về đánh nhau sao ạ?
Lỗi viết hoa.
- Vậy chúng ta sẽ lại gặp chiến tranh sao ạ?
- Điều đó ta không biết, nhưng ta hi vọng chúng ta sẽ không gặp chiến tranh. Không ai mong muốn điều đó cả.
Chỗ này hơi phi logic. Giáo sư Bí Ngô như bạn nói là uyên bác. Với một vấn đề mang tính quốc gia như chiến tranh thì chắc chắn ông phải có những suy nghĩ, dự đoán trước. Nếu nói là "ta không biết" thì không đúng rồi. "Ta không dám khẳng định điều này" hoặc câu nào đó có ý nghĩa hợp logic hơn sẽ tốt hơn là "ta không biết".
không để tâm lắm đến nhưng cái như tôn trọng và mẫu mực này nọ
Chính tả.

Chuối Chiên đỏ mặt nhìn xuống phía dưới: quần cậu ướt nhẹp cộng với một vũng nước dưới sàn nữa. Thật xấu hổ khi một vị Hoàng tử lại tè dầm như vậy. Cũng tại ông Thầy đột ngột xuất hiện làm cậu hết hồn không kịp kìm lại. Chuối Chiên quay qua ông Thầy cười hì hì rồi chạy vụt vào nhà vệ sinh. Ông Thầy lắc đầu cười rồi cũng nhanh chân đi ra ngoài. Sau khi tắm rửa xong, Chuối Chiên bước ra ngoài ảo não nghĩ về việc dọn dẹp. “Ơ kìa!” – Chuối Chiên ngẩn ngơ khi thấy chăn nệm mới đã được thay, sàn cũng được lau dọn, và phòng của cậu cũng gọn gàng hơn. Cậu đưa ánh mắt ngạc nhiên nhìn ông Thầy – người duy nhất ở trong phòng. Bắt gặp ánh mắt nghi ngờ của Chuối Chiên, ông Thầy chỉ khẽ cười rồi nói:
Phần đầu bạn dùng từ "ông Thầy" nhiều quá. Mình đọc cảm thấy nặng nề. Ví dụ như đoạn trên.

Lúc đầu nhà vua bảo Tí sẽ học lớp "“Lịch sử các Vương Triều từ Quang đại Khởi Nguyên tới Quang đại Mở.”
Thầy lại bảo là lớp "“Lịch sử các Vương Triều từ Hắc Ám tới Quang đại Mở.”
?????
Mình chỉ góp ý những điều trên thôi chứ cũng không có ấn tượng nhiều về chương năm này. Bạn đã hạn chế được những câu dài dòng , rất tốt!
Thật ra thì từ khi đọc bốn chương và trong thời gian chờ đợi chương năm, mình nghĩ sẽ có những nội dung, tình tiết bứt phá, hấp dẫn hơn nhưng mình có chút thất vọng. Mọi cảm giác vẫn cứ ở mức bình thường thôi. Mình vẫn sẽ tiếp tục ủng hộ, theo dõi truyện của bạn. Mong chương sáu! cuteonion32
 

hi1103

Gà con
Nhóm Tác giả
Tham gia
16/5/16
Bài viết
36
Gạo
0,0
Tiến trình lịch sử của Vương quốc Trái Cây khá là hợp lí, cũng đi từ lúc khởi đầu, đến thời kỳ loạn lạc và hiện tại là thời bình. Cuộc trao đổi giữa CC với thầy về chiến tranh giống như một sự dự đoán cho cuộc chiến sắp tới.
Nhưng mà em có một góp ý nhỏ giống như bạn Diên Vỹ Tâm Khiết đã nói, đó là những chương gần đây nội dung cứ đều đều, không có những chi tiết gợi mở cho các chương sau để gợi sự tò mò nơi độc giả. Giống như ở chương hai (hoặc chương ba gì đó) anh đã làm rất tốt khi làm xuất hiện một ông già với hành tung bí ẩn ở cuối truyện. Em chờ ông già ấy mãi mà anh cứ để ổng tịt luôn. Có thể là chưa đến lúc các thế lực xấu xuất hiện nhưng mầm mống thì vẫn có, anh nên cho nhiều chi tiết kiểu như ông già ấy hơn để tăng tính hấp dẫn.
- Vậy chúng ta học từ các Quang đại trước, vậy thì họ phải giỏi hơn chúng ta chứ? Và vì họ giỏi hơn nên họ phát triển hơn, không phải sao?
Ôi thầy Bí Ngô hỏi xoắn não quá, đến em mà con đơ vài giây để tìm câu trả lời cơ mà. =))
Mà chưa thấy thầy trả lời nhỉ, chắc anh để chương sau mới giải đáp. :v
“hôm nay sức khỏe con không tốt thì để ngày mai học cũng được. Con về phòng nghỉ ngơi đi”
Viết hoa đầu câu và chấm kết câu.
Chuối Chiên cau mày và vội vàng lật sách tới tựa đề: Vương Triều Khởi Nguyên: Ánh sáng – Bóng tối
Tựa đề của sách nên cho vô ngoặc kép để đánh dấu, hoặc anh có thể in nghiêng cũng được.
"Ố vàng" chứ anh?
 

nhatlienhoan

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
9/6/16
Bài viết
334
Gạo
1.500,0
Câu đề nghị bạn nên để dấu "!" . Lỗi này bạn thường xuyên gặp phải trong suốt năm chương qua. Bạn để ý một chút nha!
Nếu để dấu chấm than tại đây thì cảm giác trìu mền, trong khi Giáo sư Bí Ngô đang mang nét nghiêm nghị hơn.
Chỗ này là "một phần" có đúng không?
nó là "phần một". Tức là ở bài học tiếp theo sẽ có nhiều phần, Chuối Chiên được khuyến khích đọc trước phần một.
Chỗ này hơi phi logic. Giáo sư Bí Ngô như bạn nói là uyên bác. Với một vấn đề mang tính quốc gia như chiến tranh thì chắc chắn ông phải có những suy nghĩ, dự đoán trước. Nếu nói là "ta không biết" thì không đúng rồi. "Ta không dám khẳng định điều này" hoặc câu nào đó có ý nghĩa hợp logic hơn sẽ tốt hơn là "ta không biết".
Cá nhân mình nghĩ nói chuyện với một đứa con nít, càng triết lí thì sẽ càng thua. Vì con nít không thể hiểu được những điều mình nói, cho nên nó sẽ hỏi, hỏi và hỏi cho đến khi mình gặp một câu mà mình không thể giải thích cho nó được nữa. Giáo sư Bí Ngô ở đây ngược lại rất thông minh khi đưa ra một câu trả lời đơn giản nhất: "Ta không biết". Vì giải thích nhiều thì Chuối Chiên cũng không hiểu, mà trọng tâm của bài học không phải là về sự hòa bình, hay là dư đoán tương lại. Thêm nữa, đoạn sau ông hi vọng không có chiến tranh, vừa trấn an tinh thần Chuối Chiên, vừa gián tiếp đưa ra dụ đoán của ông về tương lai rồi. Đó là cá nhân mình nghĩ như vậy.
Phần đầu bạn dùng từ "ông Thầy" nhiều quá. Mình đọc cảm thấy nặng nề.
Khúc này tại mình quên mất là Đức vua Mít Ngọt đã giới thiệu Giáo sư Bí Ngô trước rồi. Nên muốn mang lại sự kì bí cho "ông Thầy". Để mình sửa lại.
Lúc đầu nhà vua bảo Tí sẽ học lớp "“Lịch sử các Vương Triều từ Quang đại Khởi Nguyên tới Quang đại Mở.”
Thầy lại bảo là lớp "“Lịch sử các Vương Triều từ Hắc Ám tới Quang đại Mở.”
?????
Thứ nhất, bạn thiếu từ "Quang đại" trong đoạn của thầy Bí Ngô. Thứ hai, vì điều đó nên bạn cảm thấy khác biệt, trong khi Quang đại Khởi Nguyên = Quang đại Hắc Ám. ;)
Thật ra thì từ khi đọc bốn chương và trong thời gian chờ đợi chương năm, mình nghĩ sẽ có những nội dung, tình tiết bứt phá, hấp dẫn hơn nhưng mình có chút thất vọng.
Mình xin mạn phép tóm tắt nội dung của năm chương qua. Chương một, miêu tả Vương quốc Trái Cây, gia đình Chuối Chiên một chút, và đám bạn của cậu. Chương hai là trò chơi đầu tiên của Chuối Chiên. Chương ba là ba anh em cùng chơi với nhau. Chương bốn là hậu chương ba và bài học rút ra. Chương năm là hậu chương bốn, nói về việc học tập của Chuối Chiên (lúc khởi đầu). Là vì trò Trốn Tìm có thể bị lặp lại trong ba chương đầu, nên cho người đọc cảm giác là chậm, trong khi mình cảm thấy truyện phát triển hợp lí, và theo mình, muốn phát triển thì cần một cái gốc vững một chút. Mong bạn bình tĩnh và tiếp tục theo dõi. Hì.
Nhưng mà em có một góp ý nhỏ giống như bạn Diên Vỹ Tâm Khiết đã nói, đó là những chương gần đây nội dung cứ đều đều, không có những chi tiết gợi mở cho các chương sau để gợi sự tò mò nơi độc giả. Giống như ở chương hai (hoặc chương ba gì đó) anh đã làm rất tốt khi làm xuất hiện một ông già với hành tung bí ẩn ở cuối truyện. Em chờ ông già ấy mãi mà anh cứ để ổng tịt luôn. Có thể là chưa đến lúc các thế lực xấu xuất hiện nhưng mầm mống thì vẫn có, anh nên cho nhiều chi tiết kiểu như ông già ấy hơn để tăng tính hấp dẫn.
Lí giải thì cũng như anh đã nói ở trên. Mừng là em đã hóng ông già đó. Về thế lực xấu, anh nghĩ là vẫn hơi sớm để họ xuất hiện, Chuối Chiên, gia đình và bạn bè vẫn chưa chơi đã mà. :D Và vì em đã hóng ổng, chắc để em hóng thêm quá. *xin lỗi em.*
Ôi thầy Bí Ngô hỏi xoắn não quá, đến em mà con đơ vài giây để tìm câu trả lời cơ mà. =))
Mà chưa thấy thầy trả lời nhỉ, chắc anh để chương sau mới giải đáp. :v
Anh bắt tay viết chương sau rồi, mà quên mất trả lời câu này luôn. May mà em nhắc. Tuy là câu này anh thích thiệt, vì nó kích thích người đọc lắm, ý định của anh khi viết câu này cũng là như vậy. Nên chương sau phải trả lời rồi nhỉ. :D
Viết hoa đầu câu và chấm kết câu.
Sau dấu hai chấm không cần thiết phải ghi hoa nhỉ? Và vì câu này ý là câu con của câu trước nên anh nghĩ không cần viết hoa. Tại viết hoa thì chữ "Cơ" sau đó phải viết hoa hả? Anh không biết nữa. Em thích sao?
"Ố vàng" chứ anh?
Chuẩn rồi. Thấy sai sai mà không hiểu sao. Ha ha.
Anyway, cảm ơn hai bạn vì đã bình luận. Mình sẽ sửa đổi những lỗi phát sinh và cũng xem xét những ý kiến về nội dung của hai bạn. Sẽ chỉnh sửa và phát triển truyện hơn. Hỉ? :D
 

LinnxD

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
26/7/16
Bài viết
196
Gạo
180,0
Đọc xong lại cảm thấy vui vui :3

Mình đã bật cười vì những câu nói hết sức dễ thương và trong sáng của Tí.

Thể loại thiếu nhi thường ít được chuộng bởi người đọc lớn. Nhưng cũng kén tác giả viết về nó vô cùng. Vì không phải ai cũng hòa và hiểu được cái tâm của trẻ con, cái thế giới quan đơn giản nhưng vô cùng kì lạ và đặc biệt trong trẻo của chúng. Và viết ra trang giấy những câu chuyện thú vị về chúng, không phải ai cũng làm được. Thế nên việc bạn viết một tác phẩm như vậy cũng là thành công lớn rồi ^^

Và mình đặc biệt thích cách cậu viết hoa những từ Anh, Chị, Mẹ... Mình cũng có thể thấy sự tôn trọng ở đó. Mặc dù nó không được ủng hộ cho lắm.

Chúc viết tốt! :3
 
Bên trên