Hoàn thành Huynh Đệ Tương Tàn - Hoàn thành - Lobohu

Lobohu

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/6/14
Bài viết
189
Gạo
580,0
- Tình trạng truyện?: Hoàn
- Thể loại là... Lịch sử nhân cách hóa
- Giới hạn độ tuổi: Thoải mái
- Cảnh báo: Truyện hơi bị "nhạy cảm" về yếu tố hiện thực.

0


Trung Quốc vs Nhật Bản

- Giới thiệu:
Đây là câu chuyện giải thích tại sao Nhật Bản và Trung Quốc căm thù nhau đến tận bây giờ, và cách mà Trung Quốc góp phần gây chia rẽ tình huynh đệ giữa các nước châu Á. Truyện của mình sẽ đặt trường hợp các nước sẽ đối xử với nhau như người với người, có yêu có hận, có làm có chịu, có tình bạn và sự hy sinh. Qua đây mình muốn giới thiệu về lịch sử các nước trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam mình. Mời các bạn đọc nhé!

Kate_M : đọc cho nhận xét nha mắm. :)

Tốc độ ra chương à? Ồ không cần đâu, các chương truyện đều đã đầy đủ hết!

Một đoạn trích trong truyện: Nhật Bản được Trung Quốc tìm thấy khi cậu bé đang đứng khóc một mình trên một quần đảo cạnh quê nhà Trung Quốc.

Hồi ấy Trung Quốc là chúa du ngoạn mặc dù anh ta chỉ mới là cậu thiếu niên. Anh ta đang đi du ngoạn vào rừng tre của quần đảo thì thấy một thằng bé tóc đen nhỏ con đang đứng khóc cạnh một lũy tre, liên tục rên rĩ về một “nàng tiên trong ống tre”. Thời ấy, Trung Quốc đang ráo riết tìm kiếm nhận nuôi đồ đệ nên đã hỏi thằng bé có muốn làm đệ tử của anh ta không, với lời hứa sẽ giúp nó tìm “nàng tiên” ấy.

“Nàng tiên” là phép ẩn dụ chỉ việc tìm kiếm hy vọng vào tương lai tươi sáng của thằng bé. Nó tìm thấy được “nàng tiên” ấy trong đôi mắt của Trung Quốc nên nhận lời đồng ý.

“Trung Quốc, huynh phải hứa với đệ rằng huynh sẽ khiến đệ trở thành một đất nước có nền văn hóa phát triển rực rỡ như huynh vậy.”

Trung Quốc mỉm cuời thật tươi, xoa đầu thằng nhỏ và đáp:

“Aiya ~ Được mà. Được mà.




~~ Danh sách các phần ~~

Chương 1: Trung Quốc tìm thấy Nhật Bản
Chương 2: Tham vọng của Nhật Bản
Chương 3: Nỗi sầu muộn của Trung Quốc
Chương 4: Huynh đệ tan vỡ
Chương 5: Tình huynh đệ thật sự



~~~ Một truyện ngắn nhân cách hóa cực kỳ hay ho: Nước Úc từ đâu mà ra? ~~~
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Lobohu

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/6/14
Bài viết
189
Gạo
580,0

Chương 1: "Người con của đất nước mặt trời mọc xin chào người con của đất nước mặt trời lặn."


Nhật Bản được Trung Quốc tìm thấy khi cậu bé đang đứng khóc một mình trên một quần đảo cạnh quê nhà Trung Quốc.

Hồi ấy Trung Quốc là chúa du ngoạn mặc dù anh ta chỉ mới là cậu thiếu niên. Anh ta đang đi du ngoạn vào rừng tre của quần đảo thì thấy một thằng bé tóc đen nhỏ con đang đứng khóc cạnh một lũy tre, liên tục rền rĩ về một “nàng riên trong ống tre”. Thời ấy, Trung Quốc đang ráo riết tìm kiếm nhận nuôi đồ đệ nên đã hỏi thằng bé có muốn làm đệ tử của anh ta không, với lời hứa sẽ giúp nó tìm “nàng tiên” ấy.

“Nàng tiên” là phép ẩn dụ chỉ việc tìm kiếm hy vọng vào tương lai tươi sáng của thằng bé. Nó tìm thấy được “nàng tiên” ấy trong đôi mắt của Trung Quốc nên nhận lời đồng ý.

“Trung Quốc, huynh phải hứa với đệ rằng huynh sẽ khiến đệ trở thành một đất nước có nền văn hóa phát triển rực rỡ như huynh vậy.”

Trung Quốc mỉm cuời thật tươi, xoa đầu thằng nhỏ và đáp:

“Aiya ~ Được mà. Được mà.”

Khi ấy Trung Quốc không hề nhận ra được sự tham vọng trong câu nói tưởng chừng trẻ con của thằng bé này. Anh ta cũng chưa nghĩ tới việc đặt tên cho nó.

Thằng bé được đem về ngôi nhà đầy mấy đứa con nít mà Trung Quốc nhận làm đệ tử. Những đệ tử ấy chính là Việt Nam, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao, và Tây Tạng. Tụi nó đều chỉ lớn hơn Nhật Bản một nhỉnh, và rất tò mò về đứa bé.

Việt Nam khi ấy tên là Văn Lang, là một cô bé già dặn, có nội tâm phức tạp, hay có tình trạng đấu tranh nội tâm. Vốn dĩ cô bé đang sống độc lập rất tốt, nhưng rồi bị Trung Quốc bắt cóc về nuôi khiến cô bé bị đồng hóa dần dần với nếp sống Trung Quốc kể từ thời kỳ nhà Tần. Trong đại gia đình Trung Hoa này, cô bé là người cứng đầu, luôn muốn được hành xử riêng theo cách của mình để cố gắng không bị đồng hóa với người anh cả đáng sợ. Tuy vậy, sau này số kiếp cô bé cũng không thoát khỏi cái bẫy tai ác của anh ta.

Hồng Kông là một thằng bé trai. Từ khi mới sinh ra nó đã tự sống một mình với nghề chài lưới, để rồi sau này được Trung Quốc nhận nuôi vào năm 221 TCN – 206 TCN. Đây là một thằng bé mà Trung Quốc không ngờ sau này nó lại khiến anh ta đau đầu đến chừng nào.

Còn Đài Loan, Tây Tạng và Ma Cao đích thị là ba đứa em họ của Trung Quốc. Riêng Tây Tạng có vẻ ngoài khác với những người anh em châu Á khác, và cũng không là người em được Trung Quốc coi trọng. Còn Ma Cao được Trung Quốc xác nhận cho làm đệ tử cùng với Hồng Kông vào thời kỳ nhà Tần. Trung Quốc không hề biết Đài Loan và Tây Tạng là hai thể loại đáng ghét mà mãi sau này anh ta mới nhận ra.

Quay trở lại với thằng bé nhỏ con.

Đúng như Trung Quốc đoán, cả đại gia đình của anh ta bu vào chăm sóc thằng bé. Và đúng như mong ước của thằng bé, nó lớn lên thừa hưởng rất nhiều ở nếp sống văn hóa Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc biết đứa bé này rất khác với các đứa đồ đệ khác. Cái khác dễ nhận ra nhất là thằng bé rất lùn và nhỏ con, nên anh đặt tên cho nó cái tên đầy hàm ý mỉa mai là Oa Quốc (Nước Lùn). Oa Quốc rất khó chịu với cái tên này. Cứ mỗi lần đứa nào dám gọi nó như vậy là người nó gồng lên nhìn cứ như cao hơn tới hơn mười phân.

Mà tại sao Trung Quốc đặt cho nó một cái tên đầy hàm ý khinh thường đến thế ư? Đơn giản là anh ta luôn tự coi mình là hoàng đế, nhìn các nước nhỏ bé hơn mình chỉ với nửa con mắt.

Cái khác biệt của Oa Quốc cụ thể hơn là nó có tố chất thông minh hơn người. Thằng bé cũng rất nghiêm túc trong học hành. Nhưng quan trọng hơn cả, nó có tính nổi loạn.

Vào thế kỷ thứ 5, Oa Quốc xin Trung Quốc cho đổi tên thành Yamato (với phiên âm chữ Hán) để thoát khỏi cái tên cũ xấu xí kia. Trung Quốc đồng ý.

Vào thế kỷ 7, Yamato tự đổi tên mình thành Nihon (Nhật Bản). Cậu ta bắt đầu du nhập đạo Phật và Khổng giáo. Tất nhiên, cậu bắt đầu có suy nghĩ rõ ràng hơn về độc lập, suy nghĩ thường hay xuất hiện ở lứa tuổi thiếu niên này. Thế là một hôm để chơi xỏ Trung Quốc, khi anh ta mới bước về nhà, Nhật Bản nói một câu làm các người anh em châu Á kia sợ chết khiếp:

“Người con của đất nước mặt trời mọc xin chào người con của đất nước mặt trời lặn.”*

Trung Quốc nghe xong giận tái mặt, nhào tới quơ tay lên cao định giáng một cái tát vào Nhật Bản để cho nó chừa thói hỗn láo không biết trên biết dưới. Nhưng cơn giận của anh ta không sánh bằng tình thương của anh ta dành cho nó. Nhất là nhìn đôi mắt cương nghị của nó kìa, ánh mắt ấy nó học được từ anh chứ đâu. Mấy đứa đồ đệ khác của anh sao mà có được ánh mắt ấy.

Thế là Trung Quốc hạ tay xuống và chuyển qua đe dọa cảnh báo:

“Mày còn làm thế nữa tao bóp cổ mày, nghe chưa Nhật Bản? Mày chỉ là một nước chư hầu. Mày không có cửa để vênh mặt với tao! Ai dạy cho mày cái thói ăn nói mất dạy vậy hả? Một lần nữa thì không chỉ là đe dọa và ăn tát đâu nhé.”

Nói một tràng rồi, Trung Quốc hùng dũng bước về phòng mình, không biết đằng sau Nhật Bản nhìn mình với ánh mắt khinh bỉ như thế sao. Ánh mắt ấy nó cũng học được từ anh ta.

Khi Trung Quốc đóng cửa phòng rồi, các nước châu Á khác mới dám bu quanh Nhật Bản mà lo lắng hỏi:

“Hôm nay đệ đớp phải cái gì mà gan dữ vậy?”

“Đệ có biết làm thế là bị Trung Quốc cho vô sổ đen không?”

Nhật Bản tỏ ra khó chịu khi bị hỏi những câu hỏi “thấp hèn” như vậy. Cậu ta khinh khỉnh đáp luôn:

“Đệ không sợ hắn như mấy người. Rồi mấy người xem, một ngày nào đó đệ sẽ mạnh mẽ hơn hắn, sẽ không là một nước chư hầu nhỏ bé cho hắn ta nữa. Sẽ không còn phải có cái việc năm nào cũng phải nộp cống vật cho hắn. Không bao giờ!”

Mấy nước chư hầu khác bật cười hô hố:

“Phải biết lượng sức mình, Nhật Bản ơi! Đệ chẳng làm nổi đâu!”

Nhật Bản chẳng thèm đáp lời mà từ đó quyết định dành thời gian để thêu dệt tham vọng trong đầu mình. Có những tham vọng cực kỳ tốt đẹp, đáng trân trọng, nhưng cũng có những tham vọng xấu xa và cực kỳ bỉ ổi.

Trong thời gian này, Trung Quốc đang cố biến Tân La, là Hàn Quốc ngày nay, thành đàn em của mình nhưng bị Tân La chống lại rất quyết liệt.

Tân La sau này đổi tên thành Cao Ly, là tiền đề cho tên Triều Tiên về sau. Cao Ly gặp vấn đề với Nhật Bản trong thời gian này vì Nhật đi giở trò hải tặc ra.



*Nguyên văn: Thái tử của đất nước mặt trời mọc gửi lời chào đến thái tử của đất nước mặt trời lặn.

<<<< mục lục
 

Đính kèm

  • Lý Tưởng và Tình Chị Em.docx
    21,5 KB · Xem: 325
  • Các bài ca do mình viết.docx
    12,5 KB · Xem: 335
Chỉnh sửa lần cuối:

Lobohu

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/6/14
Bài viết
189
Gạo
580,0
Chương 2: - Trung Quốc, một ngày nào đó tôi sẽ đánh bại anh. -

Lại một lần nữa, Nhật Bản thách thức tính kiên nhẫn của anh cả Trung Quốc khi đòi cho ra ở riêng làm cả đại Gia Đình Trung Hoa ngỡ ngàng.

Trung Quốc thốt lên:

“Thậm chí mấy đứa chư hầu kia còn không dám tách khỏi anh đây!”

Sau bao tháng ngày học được tính kiên nhẫn và lễ phép nên Nhật Bản đáp một cách nghiêm nghị như thế này:

“Đệ lớn rồi hiền huynh ạ. Đệ muốn ra ở riêng.”

Khi qua cái ngưỡng tuổi thiếu niên bốc đồng rồi, Nhật Bản không còn ghét gì Trung Quốc nữa, nhưng cậu muốn tự sống riêng ra, tự quyết định cuộc đời mình. Cậu không muốn giống như các người anh em châu Á khác suốt đời phải phụ thuộc vào Trung Quốc. Cậu cũng đã rất sợ khi nghĩ đến chuyện tách ra khỏi anh ta, nhưng tính cách độc lập tự chủ không cho cậu sống lệ thuộc vào bất cứ ai.

Trung Quốc đã lăng mạ Nhật Bản rất nhiều vì anh ta rất ghét các ý tưởng dám đòi tách riêng ra khỏi đại gia đình Trung Hoa. Thế nhưng không hiểu sao cuối cùng anh ta cũng gật đầu cho phép Nhật Bản được sống độc lập một mình với điều kiện cậu vẫn phải cống nạp hàng năm và vẫn duy trì truyền thống của gia đình.

Nhật Bản rất yêu thích nền văn hóa của Trung Quốc nên cậu ta chẳng gặp khó khăn gì trong việc duy trì nếp sống ấy. Nhưng cậu vẫn có tư tưởng độc lập. Cậu tạo ra kiểu chữ riêng cho đất nước mình dựa trên kiểu chữ của Trung Quốc. Trung Quốc biết thế bực lắm, thường hay phê phán luôn, nhưng Nhật Bản luôn vờ ngoan hiền để Trung Quốc không gây sự.

Đằng sau cái sự ngoan ngoãn ấy, Nhật Bản tạo ra rất nhiều hệ thống rất khác Trung Quốc. Nhà cửa cậu ta cũng khác xa nhà cửa Trung Quốc. Quần áo cậu chắc chắn là khác xa những bộ quần áp dài lùng thùng của Trung Quốc.

May mắn hơn Trung Quốc và Cao Ly, cậu và Việt Nam thoát khỏi việc gây hấn của Mông Cổ. Trong khi Trung Quốc gồng lưng chịu đựng sự xâm lược thì Nhật Bản ngày càng trưởng thành và phát triển.

Với những thay đổi ấy, tất nhiên Nhật Bản đã tách riêng ra khỏi Trung Quốc để trở thành một nước độc lập về chính trị và văn hóa. Chỉ có mỗi cách học hành của cậu ta là phụ thuộc vô Trung quốc. Mà hầu như các nước được nuôi dưỡng bởi Trung Quốc đều như vậy cả.


o 0 O 0 o


Vào thế kỷ 15 – 16,

Tây Ban Nha đến gặp Nhật Bản xin giao thương và truyền Kito giáo. Nhật Bản có thể khác với Trung Quốc là không ngao du khắp thế giới để giao thương, nhưng về mức độ ham học hỏi thì cậu ta hơn Trung Quốc rất nhiều. Thế nên Nhật Bản đồng ý cho Tây Ban Nha vào lãnh thổ quê hương mình để truyền đạo và làm ăn.

Sau rồi tới lượt Hà Lan xin giao thương, Nhật Bản đều đồng ý tất. Nhưng sau này vì Kito giáo phát triển quá mạnh mẽ, cộng thêm nỗi sợ hãi bị phương Tây lợi dụng tôn giáo để xâm lược quê nhà nên cậu đuổi hết những người Kito giáo đi. Thậm chí vào thế kỷ 18, Nhật Bản còn giết rất nhiều cộng đồng Thiên Chúa Giáo khiến nhiều người phải sống lui sống lủi.

Sau này vì biến cố chính trị và sự khoe khoang ngạo mạn của một thanh niên mà Nhật Bản đã đóng cửa nhà mình, nội bất xuất ngoại bất nhập, người dân nào trốn ra nước ngoài mà không có phép của anh ta sẽ bị tử hình. Anh ta cũng không giao lưu với nước ngoài nữa trừ Hà Lan, Trung Quốc, Triều Tiên và dân tộc Ainu trong suốt hai trăm năm. Anh chàng chỉ giữ lại mối quan hệ làm ăn với các nước ấy mà thôi, mà Hà Lan mà muốn làm ăn thì chỉ được phép thông qua cái thương cảng bé xíu ở Nagasaki. Người dân nếu có biết chút ít gì về nước ngoài là cũng nhờ những lần Nhật Bản đi sứ.

Tuy vậy không thể phủ nhận rằng trong thời gian dài đó, hay còn được gọi là thời đại Edo, Nhật Bản đã phát triển nền văn hoá một cách mạnh mẽ. Khoa học kỹ thuật phương Tây thì đã có tài liệu do Hà Lan cung cấp, cuộc sống người dân ngày qua ngày bình yên nên Nhật Bản cùng giới trí thức của mình tập trung phát triển nghệ thuật, lễ nghi truyền thống mang đậm nét Nhật. Thời Edo cũng là thời ra đời những bức tranh nghệ thuật để đời trong hội hoạ Nhật.

Nhưng rồi chính sách Sakoku, chính sách tự cô lập của Nhật Bản kết thúc sau hơn hai trăm năm khi phó đề đốc Matthew Perry do Mỹ gửi tới vịnh Edo của Nhật.

Vị phó đề đốc này mang theo bốn chiếc hạm - Mississippi, Plymouth, Saratoga và Susquehana, và phô diễn sức mạnh của các khẩu pháo, nhằm đề nghị Nhật mở cửa thương mại với phương Tây. Những chiếc hạm ông ấy đen, khổng lồ và quá sức nguy hiểm nên Nhật sau này gọi chúng là kurofune, tức Hắc Thuyền.

Vị phó đề đốc lịch sự đề nghị Nhật Bản mở cửa thương mại và hẹn bốn năm nữa sẽ trở lại để nghe câu trả lời. Bình thường là Nhật đánh đuổi bọn nước ngoài không thuơng tiếc, nhưng gặp tên nước ngoài với súng ống thế này, Nhật thực tình không dám.

Anh liền cho người đi nói với ông ta là chỉ biết nói tiếng Hà Lan, éo biết tiếng Anh. Ai ngờ đâu ông ta cho phiên dịch viên tiếng Hà Lan đáp lại rằng đã đề phòng tới trường hợp này.

Khi ông ta cùng các chiến hạm đã đi rồi, Nhật vẫn còn thẫn thờ. Anh ngồi trong phòng, im lặng suy nghĩ về vận mệnh của mình và quê nhà. Những người hầu cũng biết tâm trạng anh không tốt, liền lặng lẽ cất dọn ly trà uống trà uống dở của các vị khách nước ngoài, rồi rời phòng.

Nhật Bản đời nào chịu chứ, nhưng hình ảnh những khẩu pháo và những chiếc hạm đáng sợ của Hải Quân Hoa Kỳ làm Nhật phải rùng mình suy nghĩ lại về số phận của anh. Anh biết nếu mình không đồng ý sẽ xảy ra điều gì - chiến tranh thảm khốc với Mỹ. Anh ngồi gục đầu bên bàn trà, vai buông xệ hai bên và sầu não suy nghĩ "Nhật, một đất nước chỉ có tinh thần Samurai và kiếm ngựa thì làm sao đánh nổi những vũ khí quân sự đáng sợ của Mỹ!". Cảm giác yếu ớt trước một đất nước xa lạ thật nhục nhã và mất danh dự... Nhật không thể chịu đựng chuyện này. Anh phải làm gì đây? Anh không muốn chiến tranh với gã Mỹ nhưng cũng không muốn mở cửa cho người lạ một cách nhục nhã.

Nghĩ qua nghĩ lại, Nhật quyến định sẽ nhún nhường trước thế lực phương Tây trước đã rồi sau này sẽ dùng phương Tây cho chính tham vọng của riêng mình.

Vào ngày 31 tháng 3 năm 1854, tại hiệp ước, vị phó đề đốc quay lại bảy chiến hạm, đề nghị Nhật Bản ký Hiệp định Hòa bình và Hữu nghị thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức giữa Nhật Bản và Mỹ.

Trong 5 năm, Nhật Bản đã kí các hiệp định tương tự với các nước phương Tây khác. Vào ngày 29 tháng 7 năm 1858, Nhật ký hợp định Harris với Mỹ. Đây là cái hiệp định Nhật Bản thấy bất mãn nhất trong những cái ký trước đó vì Mỹ đã ép buộc anh chàng bằng sự đe dọa chiến tranh. Nhật nghĩ phương Tây muốn kéo anh vào chủ nghĩa đế quốc đang nắm lấy phần còn lại của lục địa châu Á.

Bên các phương tiện khác, Nhật đã cho các anh chàng phương Tây kiểm soát rõ rệt đối với thuế nhập khẩu và đặc quyền ngoại giao đối với tất cả các công dân của những anh này khi đặt chân tới Nhật Bản. Sự khó chịu này Nhật cứ bứt rứt mãi trong lòng cho tới thế kỷ 20.

Cũng trong thời gian này, Trung Quốc bị Đế Quốc Anh dụ dỗ hút thuốc phiện. Anh chàng Ba Tàu phải đấu tranh khổ cực với cái nghiệnbchưa nếm qua bao giờ. Đã thế anh ta và Anh Quốc còn đánh nhau một trận ra trò, để rồi bị thua và phải cay đắng trao Hồng Kông cho Anh.

--- oO0Oo ---

Từ thế kỷ 16, Nhật Bản đã luôn muốn giằng Đài Loan khỏi Trung Quốc. Và thế là năm 1894 – 1895, Nhật Bản giành lấy Đài Loan thành công. Tội nghiệp Đài Loan! Bỗng dưng quen với nếp sống của Trung Quốc, bị chuyển bàn tay của Nhật Bản, Đài Loan phải đấu tranh nội tâm để quyết định xem là nên yêu hay nên ghét Nhật Bản. Có những luồng suy nghĩ trong đầu của cô:

“Mình ước gì trở thành một phần của Đế Quốc Nhật luôn cho rồi! Mình muốn được sự tôn trọng từ Nhật!”

“Mình ghét bị Nhật Bản cai trị, cực kỳ muốn quay trở về với Trung Quốc!” (điều rất được Trung Quốc hoan nghênh)

“Mình giành độc lập riêng cho bản thân, không phụ thuộc vô ai hết!”

“Muốn được yên lành với Nhật Bản thì phải chấp nhận sự cai trị của anh ta thôi!”

Nhưng Nhật Bản đối xử với Đài Loan rất hung bạo nên nhiều lúc giữa đêm cô òa khóc nức nở khi nhớ về những ngày còn ở bên cạnh Trung Quốc. Cô rất nhớ Trung Quốc, và vì một số lý do mà Nhật chấp nhận cho cô được phép ghé nhà anh ấy. Những lúc ấy Đài Loan rất vui vì cô cảm thấy mình như được sống lại cái thời kỳ hạnh phúc ngày xưa. Nhưng rồi cuối ngày, cô lại trở về với Nhật Bản.

Vào một đêm đã muộn, Đài Loan bỗng nhớ lại vào năm 1544 Tây Ban Nha đã đến gặp cô và khen rằng “Em là một đảo quốc xinh đẹp.” Đài Loan tự hỏi có phải vì vẻ đẹp của mình mà Nhật Bản mới luôn giằng cô ra khỏi Trung Quốc không.

Cô đang ngồi trong phòng khách, suy nghĩ rất lung thì Nhật Bản bỗng nhiên bước vô phòng và hỏi:

“Ngươi đang suy nghĩ gì thế?”

“Trước kia thì huynh huynh, muội muội, bây giờ là ta ta ngươi ngươi thế đấy!” Đài Loan thầm nghĩ một cách buồn bã, không thèm đáp lời Nhật.

Nhật Bản hỏi tiếp:

“Ngươi đang muốn trở về với Trung Quốc lắm phải không?”

“Tất nhiên rồi huynh ạ!” Đài Loan suy nghĩ cay đắng, không thèm nhìn Nhật Bản một cái “Nhưng muội đang phân vân là có nên để cho huynh cai trị muội hay không đây! Ôi, khó nghĩ quá!”

“Đài Loan này… “

Lần này trong giọng của Nhật Bản có một cái gì khiến cho Đài Loan phải ngước nhìn lên, thì bắt gặp ngay cái mặt của anh ta đang kề sát bên mặt mình. Anh ta đã ngồi cạnh cô từ lúc nào.

“Đài Loan này, ngươi có nhớ rằng ta đã từng nói rằng một ngày nào đó ta sẽ mạnh hơn Trung Quốc không?”

Đài Loan bật cười hô hố:

“Nhật Bản này, muội nói cho huynh biết: Trung Quốc đang mạnh lắm. Chỉ là phong độ nhất thời huynh mới đánh lại được huynh ấy mà chiếm được muội thôi. Tuy được huynh cai trị, muội có phát triển chứ không đi xuống, nhưng nói thật lòng là huynh sẽ không bao giờ… Không bao giờ đánh bại được sự vĩ đại của Trung Quốc đâu!”

Ở câu cuối cùng, Đài Loan cố ý nhấn cụm từ "sự vĩ đại" để chọc tức Nhật Bản. Cô tưởng sẽ bị Nhật tán một cái vì tội nói năng vô lễ. Ai ngờ anh ta nghe xong, quay mặt đi chỗ khác, mặt méo xẹo lại như nuốt phải một cục nghẹn.

<<<<
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Lobohu

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/6/14
Bài viết
189
Gạo
580,0

Chương 3: "Không thể để Nhật Bản thắng!"


Chuyện gì tới rồi cũng sẽ tới. Vào thế kỷ 20, với bản tính ngông cuồng của mình, Nhật Bản tham gia vô lực lượng Phát Xít. Phát xít Đức vốn là một chàng trai đã bị thua ở rất nhiều trận mạc, một chàng trai đầy căm thù và trong lòng luôn thấy nhục nhã. Nhưng khi trở thành Phát Xít, cùng với người anh trai là nước Phổ, Đức lớn mạnh khủng khiếp đến độ Nhật Bản bị cuốn vào sự hùng mạnh ấy.

Hồi ấy, Nhật luôn bị ám ảnh về việc phải trở nên vĩ đại, hùng mạnh và đáng sợ để xâm chiếm toàn bộ châu Á.

Cái Nhật luôn ngưỡng mộ ở anh chàng Đức hung bạo tàn ác này là mặc dù anh ta đã sụp đổ bao nhiêu đế chế mới ra nước Đức ngày nay, anh ta vẫn luôn cố gắng trở nên vô địch. Bỏ qua sự tàn ác của Đức thì anh chàng châu Âu này là một người rất kỷ luật và nghiêm chỉnh, một người luôn đấu tranh giành chiến thắng. Cái Nhật không hiểu là làm thế nào anh chàng này chịu đựng được Ý – cậu chàng vô dụng nhất trong chuỗi Phát Xít. Đã thế Đức sẵn sàng chạy quanh thế giới chỉ để cứu Ý khỏi Pháp, Anh và nhiều nước nữa.

Đài Loan bỗng nhiên trở thành cái gai trong mắt Trung Quốc không lý do. Cô lo sợ không hiểu tại sao anh ta lại cứ nhìn mình với vẻ ác cảm đến thế. Khi cô dũng cảm hỏi Trung Quốc cớ sự, anh ta chỉ khinh khỉnh đáp trước khi thủng thỉnh bỏ đi:

“Tao mới coi tử vi hôm qua, thấy nói trong tương lai này mày sẽ phản bội huynh trưởng của mày.”

Đài Loan đứng đó nhìn Trung Quốc bỏ đi, tròn xoe mắt không hiểu gì. Cô chỉ là một phần nhỏ bé của Gia Đình Trung Hoa, cô có thể làm được gì? Nhưng cô biết chắc chắn một điều là từ đó trở đi Trung Quốc chỉ còn coi cô là cái gai trong mắt, và cô cũng càng ngày càng ác cảm với Trung Quốc.


o O 0 O o


Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nhật Bản ngày càng tồi tệ. Lý do chủ yếu là vì Nhật trở nên độc ác và ngông cuồng. Anh ta đi khắp châu Á bắt nạt hết nước này đến nước khác. Anh ta đánh bại hải quân Nga, và lần đầu tiên lịch sử chứng kiến một đất nước châu Á có thể đánh bại một nước phương Tây. Tham vọng của Nhật Bản không dừng ở đó…

Trung Quốc vẫn chưa muốn bỏ cuộc trong việc hàn gắn với Nhật. Một lần anh ta mời Nhật qua nhà xơi nước để hạ nguội tình hình giữa hai nước. Nhật lịch sự đồng ý với vẻ vô cùng giả tạo, nhưng Trung Quốc vẫn vui vẻ vờ như không nhận thấy.

Trong nhà Trung Quốc, cả hai ngồi xơi trà trong im lặng được mười lăm phút thì Trung Quốc cất tiếng nói một cách bình thản:

“Huynh nhớ ngày nào đệ có chút xíu, ngây thơ hỏi huynh có thấy nàng tiên ống tre của đệ đâu không, và còn xin huynh hãy biến đệ trở thành một đất nước có nền văn hóa phát triển… Nhớ không Nhật Bản?”

Nhật Bản không đáp gì, lặng lẽ húp một ngụm trà, mắt lạnh lùng nhìn Trung Quốc. Trung Quốc giả bộ không thấy ánh mắt ấy và vui vẻ nói:

“Chúng ta vẫn là huynh đệ, đúng không Nhật Bản?”

“Không.”

Nhật Bản đáp liền, đầy dứt khoát bằng cách đặt cốc trà một cái cạch xuống mặt bàn. Nhật nói tiếp với giọng thẳng thắn:

“Tôi với anh là huynh đệ thì cái chuyện ấy xưa lắm rồi… Trung Quốc ạ.”

Trung Quốc giả cái điệu bộ dễ thương và nói:

“Nhưng chúng ta đã từng sống chung một nhà, từng tắm chung… ờ, huynh còn dạy đệ viết chữ nên bây giờ đệ mới có kiểu chữ riêng của đệ đấy chứ. KimonoYukata của đệ cũng từ sườn xám cải biên chứ đâu ra. Huynh đã từng nuôi đệ khôn lớn, với lại đệ đã từng âu yếm gọi huynh ... là hiền huynh.”

Nhật Bản nhìn sang chỗ khác khi Trung Quốc nói vậy. Nhật chưa bao giờ muốn mình dính líu gì tới Trung Quốc kể từ hồi đổi tên thành Nhật Bản.

Thái độ dửng dưng của Nhật Bản làm Trung Quốc nổi điên. Trung Quốc nổi điên rất chất. Anh ta lật ngược cái bàn uống trà và gào rống lên bằng cái giọng đặc sệt chất Ba Tàu:

“Nị giỡn ngộ ấy hả? Nị muốn thách thức lòng tự trọng của ngộ phải không? Ngộ chịu nị đủ rồi nhá! Ngộ đã tha thứ cho nị rất nhiều, kể cả cái lần người của nị dám sang Trung Quốc lấy trộm khoai sắn về! Nị, đồ láo toét, hỗn xược! Đồ vô ơn bạc nghĩa!”

Nhật Bản đứng dậy gào lên:

“Câm ngay! Tôi đã chịu đựng cái thói ích kỷ và ngạo mạn của anh rất nhiều. Anh bảo tôi khi nhỏ đã gọi anh là anh trai đúng không? Sao anh có thể cân đo tình yêu của một đứa con nít hả? Đứa con nít có ai nuôi nó, thương nó thì nó gặp ai cũng hiền huynh ơi, hiền huynh ời thôi! Nó có quan tâm cái anh hai đó xấu tính hay không đâu. Nhưng khi lớn lên đứa bé đó sẽ nhìn thấy rõ sự xấu xí của anh. Đồ ngạo mạn và độc đoán như anh! Anh nghĩ anh là người anh tốt đến nỗi tôi phải thương yêu và nghe lời để đền đáp công ơn sao? Cảm ơn anh vì đã nuôi tôi nhưng tôi không yêu anh nổi từ lâu lắm rồi. Anh làm các chư hầu tụi tôi sợ chết khiếp, anh nuôi tụi tôi bằng sự độc đoán và sự gia trưởng chết tiệt của anh! Khác ý anh là anh phê phán và đòi tẩn nhau!”

Trung Quốc gào đáp trả lại:

“Còn nị nghĩ nị là ai mà đòi nói ngộ vậy nị? Nị đi xâm lược hết nước này tới nước nọ ở châu Á! Còn ngộ, suốt mấy trăm năm qua luôn là cái đích đến để tụi phương Tây bắt nạt! Nị nghĩ nị đáng thương lắm hả?”

“Làm như anh chưa bao giờ xâm lược nước nào!” Nhật Bản gầm từng tiếng “Đây là cái giá phải trả khi anh xâm lược các nước hồi quá khứ đấy!”

Trung Quốc sủa lên hàng dài tiếng chửi thề rồi nhào vào nắm lấy cổ áo Nhật Bản kéo lên trời. Cổ áo siết chặt vào cổ của Nhật.

Nhật Bản gào lên giận dữ:

“Đồ hèn! Nếu muốn đánh ta thì hãy đánh cho quang minh!”

Trung Quốc không buông cổ áo Nhật Bản ra, gầm gừ:

“Đừng có giở giọng nhân nghĩa ở đây! Ngươi nghĩ ta không biết ngươi chuẩn bị cho người xâm lược quê nhà ta sao? Ta cứ giết ngươi ở đây, để cho xong chuyện.”

“Hèn nhát… “ Nhật Bản nói khó khăn vì sắp đứt hơi “Ngươi đúng là Trung Quốc… “

Trung Quốc tưởng Nhật sắp chết ngạt, thì Nhật liền dùng hết bình sinh rút kiếm bên túi quần ra làm Trung Quốc phải ném anh ta ra xa. Anh ta ngã vô kệt sách khiến kệ sách đổ ngã nhào vô người mình. Nhật hự lên một tiếng rồi đứng dậy bằng cách đâm cái kiếm samurai xuống một bìa sách để lấy thế dùng tay đẩy cái kệ ra khỏi người mình.

Nhật Bản chui ra khỏi đống sách, thở hồng hộc vì đau đớn. Trung Quốc nhìn anh một cách vô cùng ngạc nhiên.

Nhật giơ thẳng kiếm vào mặt Trung Quốc và nói:

“Sáng sớm mai, ở rừng trúc cạnh nhà ngươi. Ngươi muốn mang bao nhiêu người của ngươi cũng được, ta chấp hết.”

Nói rồi Nhật Bản quay người rảo bước đi ngay khỏi nhà Trung Quốc, không hề biết anh ta đang nhìn mình với ánh mắt vô cùng sửng sốt, tổn thương và đau đớn.


o 0 O 0 o


Tối hôm đó, Trung Quốc cho gọi Hồng Kông, Đài Loan, Ma Cao, Tây Tạng để kể chuyện hồi ban chiều về âm mưu xâm lược của Nhật Bản. Các nước đàn em của Trung Quốc đều tái mặt, trừ Đài Loan. Đài Loan bấy lâu nay sống trong sự ấm ức vì bị Trung Quốc ác cảm vô lý, đã thế còn bị hắn ta nhăm nhe chiếm đoạt thế nên Trung Quốc mà bị gì là cô nàng vui. Nhưng cô biết không nên thể hiện niềm vui trước mặt Trung Quốc kẻo bị anh ta gây sự, thế nên cô chỉ dám tỏ thái độ điềm tĩnh trước vẻ mặt sầu thúi ruột của anh ta.

Tuy vậy, Trung Quốc thấy vẻ mặt của Đài Loan không lộ vẻ lo sợ nên đanh đá hỏi:

“Chắc cô vui lắm khi huynh cô bị vậy?”

Đài Loan miễn cưỡng đáp:

“Không, huynh ạ.”

“Tôi thấy cái vẻ mặt cô nói ngược lại hết.”

Đài Loan mỉm cười cay đắng, mắt chăm chăm nhìn xuống sàn nhà không dám nhìn Trung Quốc. Số phận cô thế đấy. Suốt đời cô sẽ bị Trung Quốc dòm ngó không yên, suốt đời sẽ bị hắn đe dọa. Cô thương cái phận mình vì nhà cô nằm sát ngay cạnh hắn, lại “bị” hắn nuôi nấng từ nhỏ nên không thể nào thoát khỏi vuốt nhọn của hắn được. Đài Loan cảm thấy mình như mang kiếp nô lệ.

Dòng suy nghĩ của cô tạm dừng vì nghe phải cái giọng sầu não của Trung Quốc sau khi hắn ta tu một mạch chai rượu:

“Nhật Bản là đứa em trai oan nghiệt nhất của ta! Là đứa em trai hỗn hào, hỗn xược nhất! Nhiều khi ta tự hỏi ta đã làm gì quá đáng khiến nó trở nên như vậy sao?”

Các nước đàn em nhìn anh cả một cách thương cảm, riêng Đài Loan chỉ suy nghĩ duy nhất một điều: “Đồ ác độc thích giả ngu!”

Trung Quốc mặt đỏ au vì say, gào lên:

“Các ngươi là lũ đàn em vô dụng! Là lũ chư hầu vô dụng nhất của ta! Các ngươi là những nỗi thất vọng lớn nhất đời ta! Mày, Hồng Kông! Mày, Ma Cao! Mày, Tây Tạng! Và mày… Đài Loan.”

Trung Quốc chỉ tay về phía Đài Loan, đôi mắt nhìn cô với vẻ chán ghét. Đôi mắt anh ta vừa đỏ, vừa lờ đờ, vừa thấm đẫm nước mắt. Nếu không phải vì bị buộc tội một cách vớ vẩn thì Đài Loan đã thương cảm cho Trung Quốc rồi bởi vì hắn ta tuy chửi đa chửi đổng nhưng chỉ vì hắn quá đau khổ mà thôi.

Trung Quốc lại rền rĩ tiếp:

“Tao nhận nuôi Nhật Bản khi nó có chút xíu, tụi bây biết không? Nó nhỏ xíu à, cái đồ nhỏ con ấy, và đáng yêu hơn bất cứ đứa con nít nào mà tao từng gặp. Đôi mắt nó khi ấy to tròn lấp la lấp lánh, tóc thì đen óng mượt mà. Sao hồi nhỏ nó đáng yêu mà lớn lên sao láo lếu quá! Nhưng ta vẫn thương nó. Mắc cười vậy đấy! Mắc cười ở chỗ nó sắp cưỡng đoạt quê nhà ta, cưỡng đoạt luôn mấy đứa tụi bây, mà ta vẫn thương nó!”

Trung Quốc tu tiếp một ngụm rượu:

“Mắc cười vậy đấy… “

Giờ thì những làn nước mắt lăn dài trên khuôn mặt xinh đẹp của Trung Quốc. Đài Loan luôn tự hỏi làm sao hắn có thể luôn trẻ đẹp như thế dù hắn già tuổi hàng top thế giới.

Trung Quốc bất chợt đá mắt sang Hồng Kông làm cậu chàng giật mình.

Trung Quốc nói với vẻ chán ghét:

“Mày, Hồng Kông, là đứa tệ hại nhất! Biết vậy ta ném mày xuống biển luôn chứ đem về cưu mang chi không biết. Tao như thằng ngu vậy! Đứa tao thương nhất thì lại bỏ tao và phản bội tao theo cái chế Phát Xít ấy! Còn mày, thì lại đi học theo cái thằng Tây Phương khiến ta một thời phải nghiện lên nghiện xuống!”

Ở câu cuối cùng, Trung Quốc gần như hét lên. Đôi mắt anh ta bắt đầu nhìn Hồng Kông một cách căm thù khiến Hồng Kông phải hoảng hồn nhìn lại. Thế là cái vẻ thương cảm trên mặt Hồng Kông biến đâu mất, giờ chỉ còn là cái vẻ mặt bất mãn thấy rõ.

Trung Quốc chợt thôi giận dữ mà chuyển qua nhún vai bất cần:

“Thôi kệ, ta sẽ vẫn giữ hết tất cả các ngươi lại thành một với Trung Hoa Đại Lục này. Thà có nhiều đứa chó chết như các ngươi, còn hơn chẳng có đứa nào.”

Trung Quốc vừa nói dứt câu, các nước đàn em đều run rẩy hoảng sợ vì cái câu hắn vừa nói như câu tuyên án giam tù vĩnh viễn trong cái Gia Đình Trung Hoa.

Trung Quốc lặp lại:

“Nhớ lời ta: Các ngươi một lần của Trung Quốc thì mãi mãi của Trung Quốc."

Hắn ta lảo đảo đứng dậy khỏi ghế, tay nắm lấy chai rượu thứ ba và rảo bước về phòng. Vừa đi, hắn vừa nói:

“Bây giờ ta về phòng để liên lạc với Nga về tình hình ở Việt Nam đây. Tụi các ngươi lo mà dọn đống chai rượu đó đi. Nhanh! Nhanh khuất mắt cho ta!’

Nói rồi Trung Quốc húp thêm một miếng rượu, té khụy một cái rồi đứng dậy rảo bước về phòng. Đài Loan thấy mừng là hắn về phòng bởi vì người hắn tỏa mùi rượu nồng nặc đến kinh khủng.



Khi Trung Quốc về phòng của anh ta rồi, các nước đàn em liền ngồi tụ lại với nhau để bàn về tình hình tương lai.

Hồng Kông lên tiếng trước với vẻ bất mãn:

“Trung Quốc à? Ôi thôi đủ rồi! Tôi thương cảm cho hắn như thế là đủ lắm rồi! Tên khốn nạn lúc nào cũng đổ lỗi cho phương Tây, nhưng hãy xem cách Anh quốc đối xử với tôi. Anh ta khiến tôi trưởng thành và phát triển như thế này đây, mặc dù vẫn phải chịu dưới các luật lệ của anh ta, thế mà vậy còn nhân từ hơn hắn chán.

Lúc đầu bị chuyển qua tay Anh Quốc thì còn nhớ Trung Quốc lắm. Nhưng bây giờ tôi thề tôi sẽ biểu tình đến cùng nếu phải trở về lại với hắn ta.”

Các nước đều đồng loạt than lên:

“Huynh không thể nào thoát được khỏi bàn tay của Trung Quốc đâu, Hồng Kông ơi!”

Đài Loan tiếp lời một cách cay đắng:

“Huynh chưa là gì so với muội đâu Hồng Kông. Hắn ta rất ghét muội. Muội cảm thấy sợ hãi khi phải sống gần hắn ta đến vậy. Càng sợ hơn khi Nga lại truyền cho hắn cái thứ màu đỏ ấy! Muội không biết muội có sống nổi không đây? Nhiều khi muội ước gì được Anh Quốc nuôi nấng như huynh.”

Tất cả đều nhìn Đài Loan rất thương cảm, thương phận con gái như cô phải sống gần một gã như Trung Quốc. Thế nhưng chẳng ai biết nói gì hơn.

“Này, mấy cậu nghĩ sao về Nhật Bản? Hắn ta sắp xâm lược chúng ta rồi! Cái thằng Phát Xít ấy… Không đâu tự dưng lại chọn con đường Phát Xít. Tham vọng cũng phải vừa mức thôi chứ! Tham vọng gì đâu mà nỡ nào quay lại xâm lược anh em cũ của mình.”

Hồng Kông nói:

“Nghe đây. Trước giờ Nhật Bản thân thiết với Triều Tiên (Cao Ly) là chính. Tụi mình thì anh ta không coi trọng gì lắm đâu.”

Lại một khoảng lặng nữa, nhưng khác với lần trước thì lần này trái tim ai cũng quặn thắt lại.

Vậy thì bây giờ làm gì bây giờ? Chẳng lẽ ngồi chờ Nhật Bản đến xâm lược? Phải có giải pháp ngoại giao nào đó chứ.

“Phải đánh lại Nhật Bản sao?” – Mọi người lo lắng hỏi.

“Khoan đã.” Đài Loan vội nói “Trung Quốc bảo hắn sẽ giao đấu với Nhật Bản tại khu rừng trúc vào ngày mai để quyết định thắng thua.”

Mọi người nhìn nhau sợ hãi:

“Vậy nếu Trung Quốc thua?”

“Rồi Nhật Bản thắng?”

Không thể để Nhật Bản thắng! – Đài Loan kêu lên. Mọi người đều gật đầu đồng ý. Không ưa gì Trung Quốc cả nhưng nếu để Nhật Bản thắng thì còn tệ hại hơn. Vậy là phải giúp Trung Quốc thôi. Nhưng giúp anh ta làm sao đây?

Chẳng ai giúp được gì cả. Họ chỉ là những nước nhỏ nên họ chẳng làm được gì để ngăn chặn được âm mưa bá quyền của Nhật Bản.

Không khí buồn bã và lo lắng bao trùm lên mọi người.

<<<<
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Lobohu

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/6/14
Bài viết
189
Gạo
580,0
Chương 4: "Trung Quốc, huynh không được đụng tới Đài Loan!"

Ngày hôm sau khi Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao và Tây Tạng còn đang ngủ ngon giấc thì bị Trung Quốc gọi dậy. Cả đám bàng hoàng không biết lý do gì mà bị đánh thức lúc trời chỉ mới hửng sáng, thì Trung Quốc quát ùm lên:

“Mặc quần áo ngay đi! Tụi bây cùng tao đến gặp Nhật Bản!”

Cả đám đều cảm nhận được sự sợ hãi của nhau. Đài Loan dũng cảm nói to:

“Không… Không! Muội… và mọi người không đi đâu! Lỡ khi hắn ta làm gì tụi muội... “

“Tao sẽ đánh bại nó!” Trung Quốc gầm gừ, mắt trợn lòi đáng sợ “Tao là Trung Hoa! Trung Hoa Đại Lục nghe chưa? Tao không sợ bất kỳ ai cả!”

Đài Loan run cầm cập:

“Nhưng muội sẽ vẫn ở lại đây… Mọi người sẽ ở lại đây… Huynh đi một mình đi.”

Mọi người đều run rẩy cho sự dũng cảm táo tợn của Đài Loan. Đài Loan nghĩ sao mà dám nói những lời như vậy với Trung Quốc? Nhìn Trung Quốc kìa. Mặt anh ta đỏ au lên rồi!

“Mày muốn phản huynh mày đúng không?”

Đài Loan run rẩy nói như sắp khóc tới nơi:

“Huynh đi một mình đi! Hắn chỉ giao đấu với huynh thôi mà!”

“Tao nói đi là đi! Không nói lại nhiều lời!”

Đài Loan bây giờ đã đầm đìa nước mắt. Trung Quốc trông bây giờ đáng sợ quá.

Thấy đôi môi hồng mềm mại của Đài Loan mấp mé định nói, Trung Quốc nổi điên, đùng đùng tiến về phía cô. Đài Loan sợ hãi chạy về phòng.

Trung Quốc rượt theo cô, miệng liên tục rống: “Mày chết rồi Đài Loan!”

Những người còn lại ai cũng sợ hãi. Riêng Hồng Kông giận dữ gào lên:

“Trung Quốc! Huynh không được đụng tới Đài Loan!”

… rồi vội chạy đuổi theo khiến những người còn lại đúng cũng không đành, phải chạy theo.

Đài Loan thở hồng hộc chạy về phòng và đóng rầm cánh cửa lại liền. Cô lùi thật xa khỏi cánh cửa vì Trung Quốc bắt đầu đánh rầm rầm lên nó. Mỗi cú đánh của anh ta làm cô sợ hãi, tìm thót lại, phải ré lên.

Tiếng ré sợ hãi của cô làm Hồng Kông nổi máu anh hùng và làm cái việc từ trước tới giờ không bao giờ dám làm là nhảy vào đánh Trung Quốc. Trung Quốc nổi điên vì sửng sốt, đánh lại rất bạo liệt, vừa đánh vừa hét lên:

“Hôm nay tụi các ngươi bị sao hết rồi hả?”

Hồng Kông bị đánh bầm dập, mắt sưng húp, môi thì chảy máu. Tây Tạng và Ma Cao rất muốn nhảy vào can nhưng thấy Trung Quốc đánh dữ quá nên chẳng ai dám làm gì.

Nhưng rồi Tây Tạng cũng dũng cảm lên tiếng:

“Huynh tha Hồng Kông đi! Đệ ấy chảy máu đầm đìa rồi!”

Đài Loan trong phòng nghe vậy, cuống quýt gào lên:

“Trung Quốc! Huynh để Hồng Kông yên! Huynh ấy không có tội gì cả! Huynh ấy chỉ muốn bảo vệ muội thôi mà!”

“Tao – Phải – Đánh – Cho – Nó – Chết!”

Trung Quốc gầm lên từng tiếng, mỗi tiếng gầm là từng cú dộng thẳng vào lưng Hồng Kông.

Hồng Kông không còn đủ sức để kêu rên được nữa, ngất xỉu ngã lăn xuống đất . Đến lúc đó Trung Quốc mới dừng tay, thở hồng hộc, người dầm dề mồ hôi.

“Hôm nay tụi các ngươi bị làm sao hết rồi! Các ngươi đáng tội chết lắm!”

Tao đi một mình! Tụi bây đi theo chỉ phá đám!

Tây Tạng và Ma Cao liền tránh đường cho Trung Quốc hùng hổ đi qua. Lúc này Đài Loan mới dám mở cửa bước ra, rồi cả ba vội xuýt xa đưa Hồng Kông lên giường Đài Loan nằm.

Đài Loan rấm rứt khóc khi thấy cái mặt sưng vù của Hồng Kông.

“Ôi! Sao huynh ngốc thế! Sao huynh lại bảo vệ muội để rồi thảm thương thế này… “

Những giọt nước mắt đau khổ của Đài Loan rơi từng giọt lên những vết thương hở trên mặt khiến Hồng kông bừng mở mắt, nhăn nhó đau đớn.

Đài Loan vội chùi nước mắt

“Muội xin lỗi.”

“Huynh không thể… “ Đôi môi rách của Hồng Kông mấp máy “… Không thể để Trung Quốc làm gì lên muội… Muội chỉ là một cô gái… “

Tây Tạng và Ma Cao vội khuyên một cách lo lắng “Thôi đừng nói nữa Đài Loan. Muội làm Hồng Kông nói nhiều quá sẽ làm vết thương hở ra hơn đấy! Lạ nhỉ, bị đau như vậy mà vẫn cố nói, hay có khi nào…”

Đài Loan thì đỏ mặt ngượng ngùng, vội quay đi. Bên khóe mắt, cô thấy Hồng Kông đang cố nở nụ cười với mình làm cô gái càng đỏ mặt, ấp úng chẳng nói nên lời.


o O 0 O o


Trung Quốc đã thua thảm hại. Tiếng rú đau đớn của anh ta vang vọng khắp châu Á.

Nhật Bản lột trần quần áo của Trung Quốc và bắt anh ta phải chịu nhục hình, bị xích hai tay ở hai bên, ngồi phơi dưới cái nắng gay gắt hàng tiếng đồng hồ. Không nước uống, không thức ăn, Trung Quốc như một con chó, phải le lưỡi ra hít hà cái không khí oi ả và mắt lờ đờ như say thuốc phiện.

Nhật Bản với cái roi da trong tay, rảo bước vòng quanh Trung Quốc để quất từng cú vào tấm thân trắng ngọc ngà của anh ta để lại những vết roi dài đỏ tươi. Trung Quốc rống lên từng tiếng khi chốc chốc Nhật lại dừng lại để bấu từng miếng da bằng những móng tay nhọn dài độc ác.

Khi Trung Quốc ngất đi, Nhật Bản rút kiếm ra chém một cái thật mạnh vào lưng anh ta. Trung Quốc hét lên như chưa có cái đau nào khủng khiếp đến thế. Nước mắt anh ta chảy từng dòng, miệng méo xẹo để ngăn từng tiếng thổn thức.

Lúc này Nhật Bản mới hạ mình cúi xuống, dùng bàn tay dính máu nâng cầm Trung Quốc lên và lặng lẽ hỏi:

“Tôi còn là huynh đệ của anh nữa không Trung Quốc?”

“Không… “ Trung Quốc lấy từng hơi để đáp lại, nước mắt chảy dài trên khuôn mặt thanh tú.

Nhật Bản đứng thẳng người, đôi mắt khinh miệt nhìn Trung Quốc, giọng lạnh lùng:

“Tôi tuyên bố: Anh đã thua rồi, Trung Quốc. Anh đã thua Nhật Hoàng. Anh đã thua tôi. Anh đã thua Đế Quốc Nhật Bản.”

Trung Quốc nấc lên và khóc nức nở…



Tin Trung Quốc thua làm Đài Loan, Hồng Kông, Tây Tạng và Ma Cao run sợ. Họ đang trong nhà chờ nghe tin. Cái tin này làm họ sợ còn hơn bất cứ thứ gì đã làm họ sợ hãi.

Nhật Bản xâm lược nước ta mất thôi! Làm gì bây giờ?

Một lá thư từ Nhật Bản gửi tới cho họ ngay phút giây sợ hãi tột cùng ấy

Hỡi những người huynh đệ của Trung Quốc,

Huynh trưởng của các ngươi đã thua, ắt các ngươi cũng đã biết rõ qua tiếng hét điếng hồn của hắn. Bây giờ hắn ta đang nằm sõng soài trên mặt đất giữa cái nắng buổi chiều độc hại. Người hắn đầm đìa máu và những vết thương. Nếu các ngươi còn thương hắn thì hãy mau mang hắn về nhà mà dưỡng thương.

Hắn sắp chết rồi.

Đất nước mặt trời mọc,

Nhật Bản



Thật nhanh chóng, Đài Loan, Hồng Kông, Tây Tạng và Ma Cao vội vã chạy ra giữa rừng trúc. Mặc dù đã chuẩn bị tinh thần thật kỹ rằng Trung Quốc sẽ thua nhưng cảnh tượng họ thấy thật đau lòng. Trung Quốc thảm hại không thể thảm hại hơn: anh ta nằm bệt dưới mặt đất nóng hổi, ngực thở hồng hộc, tóc tai rũ rượi bê trết mồ hôi lẫn máu trên người, còn mắt nheo lại vì cái nắng buổi chiều. Một vết kiếm chém dài chạy dọc theo lưng anh ta, đỏ tươi một cách độc địa. Vết kiếm ấy chắc chắn sẽ để lại thành một vết sẹo dài không bao giờ có thể phai mờ dù có trải qua bao nhiêu năm tháng.

Vết sẹo ấy chính là Vết Sẹo Nam Kinh.

Xâm lược thành công Trung Quốc, Nhật Bản bắt đầu xâm lược các nước đàn em Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, trong đó có cả Việt Nam đáng thương. Ma Cao may mắn thoát nạn vì có được vị thế trung lập của Bồ Đào Nha.

Nhật Bản cũng dùng cây kiếm tàn độc của anh ta chém một lúc một nhát vào lưng của hai em song sinh Triều Tiên. Cú chém không mạnh và cũng không khoét sâu như Trung Quốc nhưng cũng đủ khiến hai anh em Triều Tiên căm thù Nhật cho đến tận ngày ngay. Căm thù tới mức Hàn Quốc đã biểu tình giận dữ khi Nhật "dám" biện minh cho tội ác của mình, còn Bắc Triều thì coi Nhật Bản là một trong những kẻ thù lớn nhất. Thậm chí cái hận này còn lấn sang cả bóng đá.

Quay trở lại thời thế chiến thứ hai, Hồng Kông cũng không thể thoát khỏi oan nghiệt mang tên "Phát Xít Nhật". Nhật Bản giỡn đùa với nền kinh tế của Hồng Kông với cái áp đặt của quân đội anh ta. Anh quốc cũng chẳng làm gì được vì bị thương nặng từ cuộc thế chiến thứ hai.

Hồng Kông lâm vào tình thế tuyệt vọng. Dân Hồng Kông bỏ đất nước ra đi rất nhiều.

Tình thế thay đổi khi Mỹ ném hai bom nguyên tử vào Nhật Bản khiến Nhật phải đầu hàng vô điều kiện. Nhật trả Đài Loan về cho Trung Quốc, còn Hồng Kông thì về lại với Anh quốc. Hồng Kông phải đối mặt với tình trạng lạm phát kinh tế, còn Đài Loan phải đối mặt với Trung Quốc.

Phải nói một chút về vấn đề Nhật thua trận.

Nhật thua phe Đồng Minh nên các tướng lĩnh cấp cao của Nhật đều bị đem ra xử tử hết. Ông chủ bấy giờ của Nhật là Thiên Hoàng Hirohito, người cũng bị quốc tế kêu gào xử tử. Thế nhưng có một vị tướng của Mỹ tên là Mac Arthur lại ngăn việc này lại vì sợ Nhật Bản sẽ nổi điên lên và bất chấp tất cả để tiếp tục chiến tranh. Thiên hoàng là điều linh thiêng trong trái tim của Nhật, là con cháu của Nữ Thần Mặt Trời trong truyền thuyết, thì nỡ nào đụng vào điều cấm kỵ như thế. Đúng vậy, Mỹ biết rằng nếu xử tử Nhật Hoàng sẽ gây cả cuộc hỗn loạn cực kỳ lớn trong lòng Nhật Bản, và chắc chắn chiến tranh sẽ tiếp tục dù có bao nhiêu quả nguyên tử rơi xuống đi nữa.

Và thế là ông chủ của Nhật không những không bị xử tử mà còn tiếp tục ngai vàng. Tuy vậy, Mỹ nói với Nhật rằng

"Ông chủ của anh nên chỉ là một hình ảnh biểu trưng, một hình thức ngoại giao với nước ngoài thôi, còn quyết định về số mệnh quê hương nên nằm trong tay anh, Nhật à."

Nhật đồng ý. Anh không có nhiều lựa chọn khi anh là kẻ thua cuộc.

Mỹ yêu cầu Nhật viết ra một hiến pháp mới và gửi liền cho anh ta. Nhật bắt tay vào làm và nhanh chóng làm xong. Thế nhưng Mỹ lắc đầu vì bản hiến pháp này có quá nhiều vấn đề. Nó thiếu quá nhiều quyền lợi cho người dân, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do bầu cử v... v... Thế là Mỹ bắt đầu ngày đêm viết cấp tốc cho Nhật một hiến pháp hoàn toàn mới để không một nước nào kịp thời xen vào vụ này.

Bản hiến pháp này nói chung mang tư tưởng rất Mỹ với rất nhiều quyền mới cho người dân, giúp Nhật hoà nhập nhanh với thế giới phương Tây, chỉ có điều Nhật sẽ không bao giờ được đụng tới vũ khí và chủ nghĩa quân phiệt của mình nữa, gần như phụ thuộc hoàn toàn vào Mỹ về an ninh quốc phòng. Nhật không buồn lòng lắm vì dù gì anh cũng không muốn đụng vào chiến tranh nữa, mọi cuộc chiến trên thế giới sau này anh đều đứng ngoài. Đến tận bây giờ, Nhật vẫn biết ơn bản hiến pháp này


o O 0 O o


Trở về với tình hình Trung Quốc kể từ lúc nhận phải cái chém của Nhật Bản. Phải mất tới mấy tháng trời để Trung Quốc hồi phục, còn chưa nói về các vết thương. Trong thời gian này, anh ta ngồi cũng không được mà nằm cũng không xong, mọi cử động đều có thể gây đau đớn toàn thân.

Khi đã có thể đi lại, Trung Quốc điên cuồng sử dụng cái thứ màu đỏ độc hại làm Đài Loan tức giận. Không những thế, anh ta còn nỡ nào dám đổi từ kiểu chữ Phồn Thể thành kiểu chữ Giản Thể với lý do giúp dân anh ta dễ học hơn, nhưng mục đích thật sự chỉ để phá huy di sản của quá khứ phong kiến và ngăn chặn dân không đọc được các tài liệu xưa của ông cha. Kiểu chữ này vừa xúc phạm tổ tiên cha ông, vừa tạo ra sự biến dạng về mặt ý nghĩa không thể chấp nhận được.

Đài Loan, Hồng Kông và Ma Cao vẫn giữ kiểu chữ Phồn Thể mà tỉ lệ dân biết đọc chữ còn cao hơn gấp nhiều lần Trung Quốc.

Ngoài ra, Trung Quốc còn làm cái mà anh ta gọi là “Cách Mạng Văn Hóa” hay “Cuộc Đại Nhảy Vọt”. Đài Loan thấy thế, uất ức kêu lên:

“Huynh không thể làm thế! Huynh sẽ giết hàng trục triệu dân của của nước mình nếu sử dụng cái chính sách vô lý ấy! Hãy để muội! Muội sẽ làm cho Trung Hoa Đại Lục trở nên giàu có, dân ấm no.”

Trung Quốc, người đã chịu bao sự xâm lược của phương Tây và sự độc ác của Phát Xít Nhật, đã trở nên độc ác hơn bao giờ hết.

Hắn ta trả lời như thế này:

“Tao không quan tâm! Trung Quốc hàng trăm triệu dân, chết vài chục triệu thì đã sao! Mỹ có ném bom nguyên tử làm chết đến người Trung Quốc cuối cùng tao cũng không quan tâm.*

Tao đã mạnh mẽ hơn khi đã nắm cái thứ màu đỏ quyền lực này trong tay. Phải, ta không còn là Trung Quốc mà thế giới từng biết nữa! Còn ngươi, ai cần ngươi hả Đài Loan? Thiên hạ cứ đồn ngươi là Trung Quốc thật sự, nhưng để ta nói cho ngươi biết: Chỉ có duy nhất một Trung Quốc! Một Trung Quốc duy nhất, và đó chính là ta! Ngươi chỉ là thứ bợ đít cho Nhật Bản thôi con ạ.”

Đài Loan giận đến run người, gần như muốn nhảy vào đánh Trung Quốc cho hắn thôi cái thói hợm hĩnh gớm ghiếc đó. Nhưng rồi Trung Quốc nói một câu làm cô sợ đến lặng người:

“Đài Loan, một ngày nào đó ngươi sẽ trở lại làm một tỉnh của Trung Quốc! Và cả Hồng Kông cũng vậy. Cái gì một lần là của Trung Quốc thì mãi mãi về sau là của Trung Quốc. Các ngươi có nhuộm tóc vàng, tô mắt xanh thì cũng chẳng thoát khỏi một chân lý không thể thay đổi: Các ngươi là của Trung Hoa Đại Lục!”

Đài Loan run cầm cập nhưng phải khổ sở che giấu đi. Cô biết không thể làm gì được nữa. Sống lâu gần Trung Quốc, cô thừa biết cái đầu hắn ta tham vọng như thế nào.

Đài Loan nắm chặt tay thành nắm đấm. Không! Cô không sợ hắn. Cô đã mạnh mẽ hơn rất nhiều rồi. Cô không còn là Đài Loan yếu đuối của ngày xưa nữa. Trung Quốc, ngươi nên biết một điều là cũng giống như ngươi, ta không là ta của ngày xưa nữa.


*Dựa trên câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông.

<<<<
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Lobohu

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/6/14
Bài viết
189
Gạo
580,0

Phần 5 - Phần Cuối
: "Đảo Điếu Ngư là của tao!"

Không chỉ đại Gia Đình Trung Hoa mới tan nát tình anh em. Tình anh em Triều Tiên cũng chịu số phận tương tự.

Hai anh em sinh đôi Triều Tiên bị Mỹ và Trung Quốc tranh giành trong Chiến Tranh Lạnh. Mỹ giành được Nam Triều – là Hàn Quốc, còn Trung Quốc giành được Bắc Triều.

Thật tội nghiệp hai anh em Triều Tiên! Cứ nhìn cảnh hai anh em họ chia cắt đi, thật đau lòng. Càng đau lòng khi cô bé Bắc Triều ngây thơ trong sáng đến chừng nào, qua lời dụ dỗ của Trung Quốc, cô bé đã trở nên tàn ác và lạnh lùng, gây nên cái chết của hàng triệu người cho đến tận ngày nay.

Đã thế cô bé còn quay ra căm ghét anh trai mình, liên tục dọa “tiêu diệt” anh trai làm Hàn Quốc phải cầu cứu Mỹ. Không phải Bắc Triều mạnh gì mà anh cô phải sợ, mà chính Trung Quốc đứng đằng sau giật dây mới là cả vấn đề.

Hàn Quốc càng ngày càng ghét Bắc Triều, đến mức mà anh không còn muốn tin rằng con nhỏ giống mình nhưng đáng sợ và nghèo khổ hơn này lại là cô em gái ngây thơ đáng yêu lúc xưa. Anh căm hận Trung Quốc đã rù quến em gái anh bằng những lời mật ngọt chết ruồi.

Ồ, Trung Quốc tỏ tình Bắc Triều sao? Thề sẽ nhân danh tình yêu “chân thành” bảo vệ cô gái bé nhỏ khỏi "Đế Quốc Mỹ” và tên anh trai chết tiệt xưa kia sao? Nên nhớ rằng chẳng có tình yêu chân thành nào từ mồm Trung Quốc cả. Tiếc là Bắc Triều đã lỡ quá phụ thuộc vào mấy tờ tiền và thứ tình yêu ảo tưởng của hắn ta. Có cố dứt ra cũng như ruồi đã dính vô mật ong.

Trung Quốc nắm tay Nga ngày càng chặt, tưởng chừng như hai gã con trai này yêu nhau mất rồi. Cái thứ màu đỏ của Nga truyền xuống Trung Quốc, bây giờ đã truyền xuống Việt Nam.

Nga với Trung Quốc tưởng thân với nhau là vậy nhưng cũng có lúc đánh nhau chỉ vì cái ranh giới nhà. Nhưng họ sớm làm hòa vì đều có một kẻ thù chung cần phải đánh bại.

Đó chính là Mỹ.

Đài Loan không thể không nhắc tới Mỹ. Mỹ thực dụng thật, lợi dụng thế chiến thứ hai để bán vũ khí, và chỉ tham chiến thật sự để trả thù Nhật Bản vụ Chân Châu Cảng. Mỹ thích xen vào chuyện của người khác một cách rất nhiệt tình, có lúc tốt nhưng cũng có lúc rất tệ, ví dụ như Chiến Tranh Việt Nam chẳng hạn.

Lúc đầu Đài Loan không ưa gì Mỹ đâu, nhưng cái gì mà làm Trung Quốc ghét là cô thích lắm. Với lại, khi cô kêu gào thế giới công nhận mình là một quốc gia độc lập thì chính Mỹ và Nhật Bản đã ngấm ngầm công nhận cô. Họ mặc kệ cái lời đe dọa tẩy chay của Trung Quốc nếu ai đó dám công nhận cô ngang hàng với hắn. Cái trò ác độc khác nữa của Trung Quốc là bất cứ hội nghị thế giới nào hắn tham dự thì cô không được tham dự, còn cái hắn không tham dự thì cô mới được thò mặt vào.


o O 0 O o


Một buổi chiều nhẹ nắng vào một ngày hạ mát mẻ, Đài Loan ngồi ngắm cảnh trước hiên nhà. Cô thấy hai đứa bé trai, một anh một em, đang cãi nhau. Bé anh liên tục vỗ vô ngực mình, tự nhận mình có quyền hơn thằng em trai, muốn đánh thằng em lúc nào cũng được. Bé em cũng chẳng kém, dù lùn tịt nhưng vẫn cố nhón chân lên nói lại với anh rằng một ngày nào đó nó sẽ cao lớn hơn anh, rồi nó sẽ dần anh nó một trận đáng đời.

Đài Loan nhìn hai đứa trẻ cãi nhau mà không thể nhịn cười. Hai đứa nhỏ làm cô nhớ tới Trung Quốc và Nhật Bản khi xưa.

Tình huynh đệ Trung Quốc – Nhật Bản giờ chỉ còn là cái quá khứ xấu xí mà cả hai bên chẳng ai muốn nhớ lại. Cả hai chán ghét nhau kinh khủng, nhất là Trung Quốc. Trung Quốc lúc nào cũng lôi cái Vết Sẹo Nam Kinh ra để kết tội Nhật Bản cho cả thế giới nghe đến mòn tai. Hắn ta kể lể kể cả lúc đó các nước đang dự Tết cổ truyền ở nhà mình. Nhật Bản thì lúc nào cũng bảo Trung Quốc phóng đại cho bi kịch lên, và vu tội Trung Quốc nói láo không biết thúi miệng.

Khi thế giới cũng công nhận một phần nào rằng Trung Quốc nói đúng, Trung Quốc hả hê lắm. Hắn gào vào mặt Nhật Bản thế này:

"Mày phải xin lỗi tao!"

Nhật Bản chỉ lạnh lùng nhìn hắn, rồi hững hờ quay đi như thế lời hắn ta nói chỉ là thứ vớ vẩn. Chẳng ai biết trái tim của Trung Quốc đau đớn đến chừng nào khi thấy ánh mắt lạnh lùng ấy.

Tình huynh đệ Trung Quốc – Nhật Bản đây ư? Sao lại kết thúc thành ra như thế này? Để rồi cuối cùng hai người cùng tranh giành Đảo Điếu Ngư. Trung Quốc chơi trò láu cá là xây đảo nhân tạo để phạm vi vùng biển xung quanh những hòn đảo này đều là thuộc chủ quyền của Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Nhật Bản tức ói máu, hét vào mặt Trung Quốc ở hội nghị thế giới:

"Đảo Điếu Ngư là của tao!"

Thế nhưng Trung Quốc huýt sáo vu vơ vờ như không nghe thấy. Thế giới lên án Trung Quốc nhưng hắn ta vẫn cứ tiếp tục huýt sáo và xây đảo, vờ như mình bị điếc nặng. Hắn còn chơi trò hài hước là làm mấy cái bản đồ chủ quyền giả mạo. Trung Quốc tiếp tục bị điếc khi thế giới lên án hắn làm đồ giả chất lượng kém.

Chưa dừng lại ở đó.

Ai cũng biết Anh Quốc thuê Tân Giới của Trung Quốc. Khi sắp hết thời hạn thuê, năm 1983, Anh Quốc đồng ý giao trả Hồng Kông lại cho hắn ta sau mười ba năm nữa. Anh Quốc đưa ra điều kiện là hắn phải cho Hồng Kông tự do bầu cử sau hai mươi năm kể từ năm trao trả. Nhưng trong Tuyên Bố Chung Trung – Anh cũng quy định là Hồng Kông sẽ chỉ được thực hiện chính sách Một quốc gia – hai chế độ trong vòng 50 năm kể từ ngày trao trả vào năm 1997.

Chẳng trách Hồng Kông vô cùng hoảng loạn khi biết sắp bị đem trả lại cho Trung Quốc . Đài Loan phải khuyên nhủ anh:

“Hồng Kông, muội xin huynh đấy! Đừng bỏ chạy tới hết 10% dân số nước mình trong tương lai!”

Thế nhưng mười ba năm sau, sau ngày 1/7/1997, có tới 10% dân số Hồng Kông bỏ chạy khỏi quê mẹ.

Ma Cao được Bồ Đào Nha trả lại cho Trung Quốc vào năm 1999. Trung Quốc cũng hứa sẽ cho Ma Cao thực hiện chính sách “Một quốc gia, hai chế độ.”, và hứa sẽ cho tự do bầu cử sau hai mươi năm kể từ ngày chuyển giao.

Thế nhưng, vào năm 2014, cả thế giới sửng sốt khi thấy Hồng Kông biểu tình ngày đêm vì lý do Trung Quốc nuốt lời, không chịu cho tự do bầu cử. Ma Cao cũng biểu tình, Đài Loan cũng biểu tình, thậm chí dân Trung Hoa cũng ủng hộ các phong trào biểu tình. Trung Quốc ra sức đàn áp các cuộc biểu tình như cách đã làm với Tây Tạng đáng thương.

Nhưng Trung Quốc không thể nào tác oai tác oái dễ dàng được vì luôn có sự quan sát của Anh, Mỹ và các nước châu Âu. Anh Quốc chắc chắn sẽ không cho Trung Quốc dễ dàng gây tổn thương cho thuộc địa cũ của mình. Còn Mỹ và các nước khác sẽ không thể ngó lơ một người giỏi làm kinh tế như Hồng Kông.

Tây Tạng là thành viên đáng thương nhất trong Gia Đình Trung Hoa. Người hiền lành nhất trong gia đình, chỉ lo tu hành, thế mà Trung Quốc bắt em mình phải từ bỏ đạo, và rồi thì giết chóc, đập phá tượng phật đền chùa và tống giam hàng trăm người. Vì Tây Tạng không đóng góp gì cho thế giới nên các nước chẳng để tâm mấy đến tình hình khó khăn mà Trung Quốc gây ra cho cậu.

Trung Quốc hồi sinh thật đấy, mạnh mẽ thật đấy, đúng là không thể là Trung Quốc yếu đuối như thuở nào thật. Nhưng cùng với đó, anh ta gây ra nỗi sợ hãi và sự bất tín nhiệm lên các nước huynh đệ của mình. Một đất nước hồi sinh kiểu gì mà kỳ cục thế? Dùng bạo lực để đạp lên các nước khác mà sống à?

Tình hình Đông Á rắc rối cũng bởi nhữntg nước từng là anh em. Mà cốt lõi vấn đề là Trung Quốc, kẻ gây ra đa số cảnh huynh đệ tương tàn đau thương. Nga cũng thế, kẻ đã bắt nạt Ukrane. Hai nước này bộ không biết đối xử với các nước đàn em của mình đàng hoàng hơn được sao? Cứ phải gây ra bao sự nứt nẻ trong tình anh em ở châu Á, rồi lại than vãn trên thế giới là huynh đệ tương tàn?

Bao nhiêu tình huynh đệ đẹp đẽ trên thế giới đều bị hủy hoại như thế này đấy.

%%-
%%-


 
Chỉnh sửa lần cuối:

Huyền Nhâm

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
22/9/14
Bài viết
1.902
Gạo
5.662,0
Nhặt được vài lỗi cho em.
đau đầu đến mức chừng nào
Thừa từ.
và lần đầu tiên trong lịch sử chứng kiến một đất nước châu Á có thể đánh bại một nước phương Tây.
Chị nghĩ không cần từ "trong".
Trung Quốc nổi điên rất chất.
Câu này nghe hơi kì...
Đã thế Đức sẵn sang chạy quanh thế giới chỉ để cứu Ý khỏi Pháp, Anh và nhiều nước nữa.
Lỗi đánh máy.

@.@ Hic mắt chị hơi kém. Nhìn cái trắng phớ của ô "Thu gọn" nhức quá nên mới đọc tới đấy thôi. :)
 

Lobohu

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/6/14
Bài viết
189
Gạo
580,0
Hì như đã nói, mình sẽ tag november wind Hoai_Van Giang Sammy vô khi mình có truyện Huynh đệ tương tàn[Full]. Đây là lần đầu tiên mình up truyện dài lên Gác nên mọi người cho mình ý kiến mình sẽ vui lắm ạ.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

november wind

Chuẩn Gay
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
Tham gia
20/5/14
Bài viết
305
Gạo
587,0
Đọc truyện mà cứ thấy mình như đang xem phim kiếm hiệp nhưng cái kết cảm giác nó cứ thiếu hụt cái gì đó, chắc là do muốn đọc tiếp nữa nhưng hết mất tiêu.
Mình thấy nên làm rõ những chi tiết trong truyện thì sẽ hay hơn, ví dụ như chi tiết "Vết Sẹo Nam Kinh" hay vụ ném 2 quả bom xuống Nhật, biểu tinh... Vậy sẽ càng cuốn hút và thấy rõ tổn thất các bên phải chịu.
Ngoài lề tí nhưng không biết sao mình yêu Nhật muốn chết đi được.^^
 

Lobohu

Gà tích cực
Nhóm Tác giả
Tham gia
7/6/14
Bài viết
189
Gạo
580,0
Đọc truyện mà cứ thấy mình như đang xem phim kiếm hiệp nhưng cái kết cảm giác nó cứ thiếu hụt cái gì đó, chắc là do muốn đọc tiếp nữa nhưng hết mất tiêu.
Mình thấy nên làm rõ những chi tiết trong truyện thì sẽ hay hơn, ví dụ như chi tiết "Vết Sẹo Nam Kinh" hay vụ ném 2 quả bom xuống Nhật, biểu tinh... Vậy sẽ càng cuốn hút và thấy rõ tổn thất các bên phải chịu.
Ngoài lề tí nhưng không biết sao mình yêu Nhật muốn chết đi được.^^

Cảm ơn november wind đã cho mình bình lu ận dài như vậy. :) Mình cũng yêu Nhật ghê gớm, nhất là tính hài hước của người Nhật nên càng yêu càng phải lột tả sự xấu xa của Nhật trong quá khứ. :P Nhưng ai dè đâu lại thiếu bổ sung chi tiết.
 
Bên trên