Re:
Ngôn tình, liệu có vô bổ?
Đọc ngôn tình theo mình chia làm 2 mặt thế này nhé:
- Mặt tích cực:
+ Cần phải lựa chọn 1 cuốn ngôn tình có giá trị về 1 mặt nào đó thực sự. Hiện nay thì có nhiều thể loại, nhiều tác giả nhưng quan trọng phải biết lựa chọn để đọc.
+ Biết chắt lọc những điều giá trị của 1 truyện ngôn tình hay đọc rồi ngẫm ra được những triết lý trong cuộc sống.
+ Đôi lúc ngôn tình cũng là 1 thứ dùng để giải trí, giải khuây nếu ta cảm thấy nhàm chán hay buồn về 1 vấn đề nào đó, tất nhiên là chỉ giải trí chứ không nên lún quá sâu.
...
- Mặt tiêu cực:
+ Ngôn tình sẽ khiến cho nhiều bạn sống ảo tưởng hay sống trong 1 thế giới màu hồng.
+ Cuồng ngôn tình dẫn đến lối văn nhiễm quá nặng, viết văn thiếu tính sáng tạo, mô-tuýp bị nhuốm màu ngôn tình, mất đi giá trị của văn học.
+ Lựa chọn ngôn tình sai cách, đọc nhiều những tác phẩm thiếu giá trị, tiêm nhiễm vào đầu quá nhiều thứ.
...
==> Tóm lại: Đọc ngôn tình không hẳn là sai chỉ là cách lựa chọn và đọc của mỗi người. Không nên đọc "quá nhiều" các tác phẩm theo mô-tuýp Hoàng tử - Lọ lem hay những thứ gì quá xa vời với cuộc sống, tránh để cho các loại ngôn tình thiếu tính giá trị nhiễm vào đầu quá nhiều. Đọc thì vẫn có thể đọc, nhưng không để mình quá lún sâu vào là được. Có rất nhiều sách để lựa chọn đối với 1 người yêu sách nên mỗi loại đọc và biết một chút thì càng tốt, không nhất thiết phải cấm kỵ ngôn tình hay chỉ chọn ngôn tình cả.
(Những tác phẩm thiếu tính giá trị chắc mọi người cũng hiểu như là mấy tác phẩm linh tinh, cốt truyện vớ vẩn, điển hình mấy truyện mà yếu tố sắc cao ý, hay nam chính bá đạo, xã hội đen gì gì đó... nhàm chết được.)
*Bổ dung thêm 1 ý: Thực ra yêu thích ngôn tình đôi lúc là theo 1 lứa tuổi nhất định, cái thể loại cũng vậy... Thường khi lớn lên người ta sẽ không thích cái mô-tuýp Hoàng tử kia nữa rồi, cuộc sống lúc đó thực hơn mà. Thấy có nhiều bạn bây giờ bé tý đã nhiễm nặng mấy cái đó rồi không biết sẽ thế nào đây, mình thì mình cũng có đọc nhưng đọc từ lúc không sớm cũng chả muộn. Đọc đa số cho mục đích giải trí, còn các tác phẩm tầm như của Tân Di Ổ thì thường phải có hứng hoặc tâm trạng mới đọc. Bây giờ lại thích đọc khoa học viễn tưởng hoặc tâm lý tội phạm như của Đinh Mặc ý.
- Mặt tích cực:
+ Cần phải lựa chọn 1 cuốn ngôn tình có giá trị về 1 mặt nào đó thực sự. Hiện nay thì có nhiều thể loại, nhiều tác giả nhưng quan trọng phải biết lựa chọn để đọc.
+ Biết chắt lọc những điều giá trị của 1 truyện ngôn tình hay đọc rồi ngẫm ra được những triết lý trong cuộc sống.
+ Đôi lúc ngôn tình cũng là 1 thứ dùng để giải trí, giải khuây nếu ta cảm thấy nhàm chán hay buồn về 1 vấn đề nào đó, tất nhiên là chỉ giải trí chứ không nên lún quá sâu.
...
- Mặt tiêu cực:
+ Ngôn tình sẽ khiến cho nhiều bạn sống ảo tưởng hay sống trong 1 thế giới màu hồng.
+ Cuồng ngôn tình dẫn đến lối văn nhiễm quá nặng, viết văn thiếu tính sáng tạo, mô-tuýp bị nhuốm màu ngôn tình, mất đi giá trị của văn học.
+ Lựa chọn ngôn tình sai cách, đọc nhiều những tác phẩm thiếu giá trị, tiêm nhiễm vào đầu quá nhiều thứ.
...
==> Tóm lại: Đọc ngôn tình không hẳn là sai chỉ là cách lựa chọn và đọc của mỗi người. Không nên đọc "quá nhiều" các tác phẩm theo mô-tuýp Hoàng tử - Lọ lem hay những thứ gì quá xa vời với cuộc sống, tránh để cho các loại ngôn tình thiếu tính giá trị nhiễm vào đầu quá nhiều. Đọc thì vẫn có thể đọc, nhưng không để mình quá lún sâu vào là được. Có rất nhiều sách để lựa chọn đối với 1 người yêu sách nên mỗi loại đọc và biết một chút thì càng tốt, không nhất thiết phải cấm kỵ ngôn tình hay chỉ chọn ngôn tình cả.
(Những tác phẩm thiếu tính giá trị chắc mọi người cũng hiểu như là mấy tác phẩm linh tinh, cốt truyện vớ vẩn, điển hình mấy truyện mà yếu tố sắc cao ý, hay nam chính bá đạo, xã hội đen gì gì đó... nhàm chết được.)
*Bổ dung thêm 1 ý: Thực ra yêu thích ngôn tình đôi lúc là theo 1 lứa tuổi nhất định, cái thể loại cũng vậy... Thường khi lớn lên người ta sẽ không thích cái mô-tuýp Hoàng tử kia nữa rồi, cuộc sống lúc đó thực hơn mà. Thấy có nhiều bạn bây giờ bé tý đã nhiễm nặng mấy cái đó rồi không biết sẽ thế nào đây, mình thì mình cũng có đọc nhưng đọc từ lúc không sớm cũng chả muộn. Đọc đa số cho mục đích giải trí, còn các tác phẩm tầm như của Tân Di Ổ thì thường phải có hứng hoặc tâm trạng mới đọc. Bây giờ lại thích đọc khoa học viễn tưởng hoặc tâm lý tội phạm như của Đinh Mặc ý.
Chỉnh sửa lần cuối: