Lâu rồi em mới đọc một truyện dài trên Gác, cũng lâu rồi mới ngồi viết nhận xét truyện dài như thế này.
Nói sao nhỉ, đây có lẽ không phải là một truyện dài - chỉ là những dòng ngắn ngủi, giống như là đang viết vội vậy thôi. Cả câu chuyện em ấn tượng nhất với ngoại truyện, nó miêu tả đúng nhất với tâm trạng nhân vật. Em thích!
Có một điều thế này: Ban đầu thì rõ là vui vẻ, hài hước, càng về sau càng đậm chất bi thương. Haizz. Khiến độc giả là em đây “nhảy múa”, muốn “bóp cổ” tác giả mấy hồi...
----
Thôi, coi như hết phần lảm nhảm, giờ là đến phần “nghiêm túc”.
Vừa đọc truyện, em vừa nhớ đến những dòng này của Anh Khang:
Gọi nhau hai tiếng “cố nhân”
Mà nghe thương nhớ muôn phần rưng rưng
Nhắc làm chi chuyện-đã-từng
“Người xưa” rồi cũng “người dưng” thôi mà…
Chẳng hiểu sao em rất thương Hana, thương ông bố, thương dì Ngọc, nhưng không cách nào thương nổi mẹ Hana.
Dẫu biết là cô ấy phải gánh trên vai những gánh nặng, nhưng làm sao đây nhỉ? Em không đồng cảm nổi. Mà thôi, chuyện đó là chuyện của người ta, em có lẽ không nên bàn luận nhiều.
Hana rất nhạy cảm, em lớn lên sẽ chịu nhiều tổn thương.
Ông bố còn quá trẻ - hai chín tuổi và một đứa bé lên sáu, quả thật không dễ để hoàn thành xuất sắc vai trò của một người cha. Trong nhà có hai-đứa-trẻ càng khó khăn hơn nhiều. Chúc ông bố có đủ bản lĩnh để vượt qua nhé.
Dì Thường Xuân - một người quan trọng trong câu chuyện, hy vọng dì luôn giúp đỡ bố con Hana và viết ra những câu chuyện dễ thương thế này.
Một ngày Hà Nội rất êm, không nắng gắt không mưa xối xả, đọc những câu chuyện nhẹ nhàng như thế này, hẳn là lòng em cũng vui hơn hẳn.
Chúc chị và gia đình Hana luôn vui vẻ, bình an!