Chương 15
Bệnh viện Lão Khoa nằm trên phố Phương Mai, ngay gần Bạch Mai, con đường này, đã bé thì chớ, lại dày đặc bệnh viện, ngày thường cũng như cuối tuần, chẳng bao giờ thấy vắng người, xe cộ. Mà cả cái thành phố Hà Nội bé tí teo này, có lúc nào trên đường vắng không? Ý nghĩ lướt qua đầu Linh và câu trả lời là, đương nhiên là có, nhưng đó là sáng mùng một tết, sáng sớm. Linh vẫn còn nhớ năm đó ông nội mới mất, bố mẹ về quê ăn tết với bà nội, mấy anh em cô, ở nhà vừa trông nhà vừa chuẩn bị đón tết. Ông anh trai do đêm trước đưa người yêu đi chơi, sáng hôm sau đánh thẳng cẳng một giấc đến 12 giờ trưa, Linh không ngủ được, hơn 9h sáng mò ra đường, đón chờ cô là một cảnh tượng đáng kinh ngạc, mà cô chưa bao giờ tưởng tượng ra, Hà Nội vắng vẻ và nên thơ kinh khủng, lặng lẽ mà vẫn mang hơi thở mùa xuân ấm áp, làm lòng người ta nhẹ nhõm, vui sướng biết bao nhiêu. Kể từ đó, Linh giữ thói quen sáng mùng 1 hàng năm đều ra đường đón tết, lượn một vòng hồ gươm, hít căng lồng ngực hơi thở mùa xuân rồi trở về nhà, như một kiểu nghi thức chào năm mới.
Đó là hồi ức sáng mùng 1 đẹp đẽ trong cô, còn hiện tại, chỉ có hiện thực phũ phàng đang đợi cô trước mắt, gửi xe máy cũng mất 15 phút xếp hàng. Xếp hàng xong thì đi tìm thang máy, trước cửa thang máy còn để thêm cái biển “ Thang máy chỉ dành cho bệnh nhân và cán bộ công nhân viên bệnh viện”, thế đấy, không đâu phân biệt đối xử bằng trong cái xã hội thu nhỏ này, sống càng lâu càng thấy đời chua chát, Linh tặc lưỡi. Tối nay phải kêu than với bố Tuấn cái sự khổ này mới được, bố đi nghỉ dưỡng, chỉ cái thân con là khốn khổ thế này đây. Có lẽ Lão khoa là bệnh viện nhân đạo nhất cái thành phố Hà Nội này, gọi là bệnh viện cho người già, mà không, là nơi nghỉ dưỡng của các bệnh nhân cao tuổi nên không khí không mang màu mổ xẻ, tanh máu, nó nhẹ nhõm hơn chỗ khác, bởi đơn giản, chỗ này, bệnh nhân không phải nằm ghép giường, các cụ mỗi người một giường, giường còn có đệm, điều hòa, cộng thêm có thể tùy ý nâng hạ, đối với bệnh nhân ở cái thành phố đông đúc này, thì đây quả thực là một ốc đảo giữa sa mạc.
Linh không khó để nhận ra Hùng trong cái phòng bệnh màu trắng toát đó, dáng anh cao lớn, vững trãi, cộng thêm mái tóc màu đen cứng cáp và dày, chỉ cần nhìn đằng sau đã cảm thấy quen quen rồi. Linh cũng không biết từ bao giờ, cô luôn có cảm giác quen thuộc đối với bóng dáng của anh, có thể bởi phong thái của anh khiến người ta có cảm giác yên tâm và muốn dựa dẫm vào. Lại nghĩ linh tinh rồi, Linh tự cốc cho mình một cái vào đầu rồi để tỉnh táo rồi đẩy cửa bước vào.
- Chào chú.
- Cô mang đến rồi ah?
- Vâng, đây là tài liệu chú Tuấn nói chú đang cần gấp.
- Cảm ơn cô, phiền cô rồi.
- Không có gì ạ, đây là?
- Mẹ tôi, hôm qua bị tai biến nhẹ, đang nằm viện để bác sỹ theo dõi.
- Bác sỹ nói sao ạ?
- Không vấn đề gì, mẹ tôi đã bị như thế này nhiều lần rồi, chúng tôi biết cách xử lý và đưa vào viện kịp thời, chỉ cần theo dõi thêm 1, 2 hôm rồi được ra viện thôi.
- Bác đang nghỉ ah?
- Mẹ tôi mới thiếp đi được một lúc, đêm qua có 1 bệnh nhân la hét ghê quá nên cả phòng bệnh đều không ngủ được.
- Chú ở đây từ hôm qua?
- Uh.
- Một mình chú thôi ạ?
- Không, có cô giúp việc nữa, cô ấy về nhà nấu cháo cho mẹ tôi, chút nữa sẽ vào thay cho tôi về, hai hôm không tắm rửa được, quả thực rất khó chịu.
- Chú để cháu trông bác gái cho, chú có thể về nhà tắm, khi nào cô giúp việc nhà chú vào, cháu có thể về cũng được.
- Cô có thể chăm người ốm sao?
- Bà nội cháu đã từng nằm viện cả tháng trời, mọi người thay nhau trông bà, không sao mà.
- Nhưng… mẹ tôi đâu có quen cô? Bà tỉnh dậy không thấy người thân thì làm sao?
- Uh nhỉ, cháu không nghĩ đến điều này. Vậy thôi, chú cứ ở đây trông bác nhé, có cần cháu mua gì không?
- Không cần gì thêm nữa, nhưng cô có thể trông mẹ tôi chứ?
- Tất nhiên, nhưng…
Lúc này Hùng đã cúi sát về phía bà cụ, anh khẽ lay vai mẹ, vì anh biết, bà chỉ nhắm mắt nghỉ ngơi, chứ chưa thực sự ngủ sâu.
- Mẹ, con có việc phải về nhà một lúc, tý nữa cô Ngát sẽ vào ngay, đây là Linh, đồng nghiệp của con, cô ấy sẽ ngồi với mẹ đến lúc cô Ngát vào mẹ nhé.
Bà cụ khẽ mở mắt ra, gật gật đầu ra hiệu với Linh rồi lại khẽ nhắm mắt lại, Hùng cũng không nói gì nhiều, anh ra hiệu cho Linh rồi cầm tập tài liệu cô đưa nhanh chóng đi ra phía cửa. Mẹ anh không có gì đáng lo ngại nữa rồi, nhưng vụ án kia thì không thể chần chừ được nữa, nếu để thời gian đủ cho hắn trốn chạy, bọn anh sẽ rất khó khăn trong việc đưa hắn về quy án, muộn một phút, có thể làm vụ án kéo dài thêm rất lâu.
Bà cụ vẫn nhắm mắt lại, có vẻ thuốc vẫn còn tác dụng, đầu óc có đôi chút mơ hồ, thằng con trai bà, trông có vẻ cứng rắn như vậy, nhưng rất yêu thương mẹ, làm công việc đã phải thức đêm thức hôm nhiều, lại thêm từ hôm qua đến giờ, chưa được chợp mắt lúc nào, mình đồng da sắt đâu mà nhiều sức khỏe đến thế, đã nói bao lần rồi, tìm lấy cô nào mà lấy đi thôi, nó cứ không nghe lời, công việc với sự nghiệp, định làm đến chết ah? Bà không mong gì con mình làm ông nọ bà kia, già rồi, còn hi vọng gì vinh hoa phú quý, bây giờ chỉ mong nó lập gia đình, cho bà cháu bế, nhà rộng, nó lại đi suốt, vắng vẻ quá. Mà thằng con bà, cái gì cũng tốt, cái gì cũng nghe lời, chỉ cái việc hệ trọng nhất đời này, cứ chần chừ mãi, bà liệu sống được bao lâu nữa mà đợi nó yên bề gia thất đây? Lòng người mẹ, lo cho con, nếu bà mệnh hệ gì, làm sao yên lòng được? Nghĩ đến đây, nước mắt đã tự động chảy ra, người già, cứ nghĩ đến chuyện gì đau lòng, là lại không kiềm chế được. Linh hốt hoảng khi nhìn thấy mẹ Hùng khóc, cô đã kịp làm gì đâu, từ nãy đến giờ chỉ ngồi ngó đông ngó tây thôi.
- Bác gái, bác sao thế ạ? Có chỗ nào đau ạ? Để cháu đi gọi bác sỹ nhé.
- Tôi không sao. Cô cứ ngồi đấy, tôi không đau ở đâu cả, chỉ là tôi đau lòng quá, thằng con trai tôi, tôi nói nó không nghe.
Người già có nhu cầu được chia sẻ, chỉ cần có người nghe họ nói, dù không quen biết, họ cũng có thể kể lể đủ chuyện, chuyện xã hội, chuyện trong nhà, tất tần tật. Hóa ra, chú Hùng của cô, cái gì cũng được, bị mỗi cái ế vợ là hàng tồn chưa giải quyết được thôi.
- Đấy cô xem, tôi có mong gì hơn nữa đâu, có mỗi cái việc lấy vợ, giục nó năm này qua năm khác, vẫn chây ỳ ra thế, đúng là không thương mẹ mà, tôi có bảo nó băng rừng vượt núi gì đâu, chỉ là cưới một cô vợ, con gái đầy đường, chẳng nhẽ nó kém đến thế?
- Dạ.
- Mà lần nào tôi mai mối nó cũng lẩn như chạch, lúc nào cũng bảo con có đối tượng rồi, mà đối tượng ở đâu ra, nó thích ai người ta đều đi lấy chồng cả rồi, còn mỗi mình nó, đứng đấy chết già, mà cô xem, tôi đâu có yêu cầu gì cao, chân tay mặt mũi đầy đủ là được, hạ tiêu chuẩn đến thế rồi còn gì?
- Dạ, bác có uống chút nước không ạ?
- Có, cô lấy giúp tôi cái chai có ống hút ấy, đến lúc ốm đau mới biết cần cô con dâu thế nào, thằng con tôi, ai cũng bảo nó giỏi giang, thế mà cô xem, mẹ ốm cứ quýnh quáng hết cả lên, có biết gì đâu chứ? hút một ngụm nước, ngọt giọng bà cụ lại bắt đầu kể lể tiếp.
- Dạ.
- Tôi bảo cậu nó rồi, dù gì chăng nữa, trong năm nay cũng phải đưa một cô về ra mắt, nếu không tôi chết không nhắm mắt, bố nó mất sớm, tôi có mỗi mình nó, nếu nó chưa yên bề gia thất, tôi xuống suối vàng gặp bố nó, biết ăn nói ra sao với ông ấy bây giờ? Cậu nó làm cái chức gì ấy, tôi quên mất rồi, đã hứa sẽ giúp tôi bắt nó lấy vợ, con cái mà, càng lớn càng không nghe lời, mệt lắm cô ạ.
- Dạ.
- Tôi nhờ cô một chút được không? Hơi phiền một chút, nhưng tôi khó chịu quá, cái bà Ngát này, bảo về nhà nấu nồi cháo, mấy tiếng đồng hồ không quay lại, tôi đợi không được nữa rồi.
- Dạ, có việc gì, bác cứ nói ạ.
- Ah, bác sỹ bảo tôi không được di chuyển, phải nằm im trên giường, cái bỉm đóng từ sáng đến giờ, không được thay, nặng lắm rồi, cô có thể…?
- Được ạ, bỉm để trong tủ đầu giường đúng không ạ?
- Uh, mấy cái Caryn ấy, đóng bỉm khó chịu lắm, nhưng bác sỹ đã dặn rồi mà. Cô làm ơn lấy giúp tôi một cái. Mà cô có biết thay bỉm không vậy?
- Dạ, bác yên tâm, cháu biết ạ, bà nội cháu cũng dùng cái này khi nằm viện mà.
- Vậy thì tốt quá, phiền cô rồi, thay được cái nhẹ cả người.
Đúng lúc này, bác giường bên có người nhà đến, quay sang mẹ Hùng bắt chuyện:
- Con dâu tương lai của bác đấy ah? Thay bỉm cho mẹ khéo thế.
- Ôi, tôi mà có được cái phúc đó hay sao? Là đồng nghiệp của thằng Hùng nhà tôi đấy cô ạ, bao giờ tôi được cô con dâu đây?
- Bác ạ, con trai bác đẹp trai, nghề nghiệp tốt như thế, nhiều cô chạy theo không kịp ấy chứ, chú ấy chỉ đang kén chọn thôi.
- Kén chọn gì nữa cô, ế chổng lên rồi…
Linh không nghe tiếp câu chuyện lê thê cùng một chủ đề đó nữa, bà mẹ Hùng, sau khi kể lể xong, có lẽ đã thấm mệt, nghẹo đầu ngủ, cô khẽ kê cho bà cái gối cho ngay ngắn, nỗi lo của bà có lẽ đã bật đến nấc báo động rồi, cậu con trai cái gì cũng giỏi giang, yếu mỗi khâu tán gái đã làm bà mẹ mình tăng xông. Cũng may bố mẹ cô ở nhà đôi khi có nhắc đến chuyện chồng con, nhưng chưa bao giờ đến mức gắt gao như thế, mẹ Hùng có lẽ thuộc thế hệ các bà ngày xưa, quan niệm về vấn đề này có hơi chút phong kiến, nhưng cha mẹ nào cũng thế, làm sao yên tâm khi con cái vẫn đang lông bông, không nơi trốn?
Linh nhìn qua giường bệnh bên góc phòng, một anh con trai da đen sạm, dáng người to cao như con gấu đang cố hết sức nhẹ nhàng để bón cho mẹ mình từng thìa cháo, thỉnh thoảng bà mẹ còn rớt cả ra ngoài, nhưng anh ta vẫn kiên nhẫn từng chút từng chút một, bàn tay to, thô cứng của anh ta còn nhẹ vuốt tóc mẹ như một đứa trẻ nhỏ, bà mẹ gầy guộc đang cố mở miệng nuốt từng thìa, từng thìa. Đôi mắt nhiều khi cố sức mở ra nhìn con, trong mắt, ầng ậc nước. Anh con trai dỗ dành mẹ:
- Mẹ, cố ăn thêm một thìa nữa nhé?
- Mẹ đắng miệng lắm, không ăn nữa đâu.
- Bác sỹ dặn phải ăn để uống thuốc nữa, hay nghỉ một tý, con bóp đầu cho mẹ nhé? Một chút rồi ăn tiếp?
Con trai, ai đã bảo rằng không khéo léo,không tình cảm? ở viện chăm mẹ ốm, đâu chỉ có con gái, con dâu? Đó là hình ảnh về tình cảm mẹ con, mẫu tử sống động nhất mà cô thường thấy trong các bệnh viện, nó cũng là thứ ánh sáng đẹp nhất soi sáng cả không gian trắng toát và đầy mùi thuốc sát trùng này.
Thấy Linh nhìn chăm chú chiếc giường với hai mẹ con nhà kia, bác gái nhiều chuyện hay tám kia cũng bắt chuyện.
- Anh đó chăm mẹ kỹ lắm, ở viện vài ngày rồi, tôi chỉ thấy mỗi mình anh ta chăm bà cụ thôi, mà bà cụ, trong người nhiều bệnh, kêu mệt, kêu đau suốt ngày.
- Thế ạ?
- Mà thật cô chỉ là đồng nghiệp của chú Hùng con bà cụ này đấy chứ?
- Vâng, cháu làm cùng cơ quan chú Hùng ạ.
- Uh, tôi hỏi vậy thôi, nhìn chú ấy cứ nghiêm nghiêm là.
- Vâng ạ.
Bệnh viện Lão Khoa nằm trên phố Phương Mai, ngay gần Bạch Mai, con đường này, đã bé thì chớ, lại dày đặc bệnh viện, ngày thường cũng như cuối tuần, chẳng bao giờ thấy vắng người, xe cộ. Mà cả cái thành phố Hà Nội bé tí teo này, có lúc nào trên đường vắng không? Ý nghĩ lướt qua đầu Linh và câu trả lời là, đương nhiên là có, nhưng đó là sáng mùng một tết, sáng sớm. Linh vẫn còn nhớ năm đó ông nội mới mất, bố mẹ về quê ăn tết với bà nội, mấy anh em cô, ở nhà vừa trông nhà vừa chuẩn bị đón tết. Ông anh trai do đêm trước đưa người yêu đi chơi, sáng hôm sau đánh thẳng cẳng một giấc đến 12 giờ trưa, Linh không ngủ được, hơn 9h sáng mò ra đường, đón chờ cô là một cảnh tượng đáng kinh ngạc, mà cô chưa bao giờ tưởng tượng ra, Hà Nội vắng vẻ và nên thơ kinh khủng, lặng lẽ mà vẫn mang hơi thở mùa xuân ấm áp, làm lòng người ta nhẹ nhõm, vui sướng biết bao nhiêu. Kể từ đó, Linh giữ thói quen sáng mùng 1 hàng năm đều ra đường đón tết, lượn một vòng hồ gươm, hít căng lồng ngực hơi thở mùa xuân rồi trở về nhà, như một kiểu nghi thức chào năm mới.
Đó là hồi ức sáng mùng 1 đẹp đẽ trong cô, còn hiện tại, chỉ có hiện thực phũ phàng đang đợi cô trước mắt, gửi xe máy cũng mất 15 phút xếp hàng. Xếp hàng xong thì đi tìm thang máy, trước cửa thang máy còn để thêm cái biển “ Thang máy chỉ dành cho bệnh nhân và cán bộ công nhân viên bệnh viện”, thế đấy, không đâu phân biệt đối xử bằng trong cái xã hội thu nhỏ này, sống càng lâu càng thấy đời chua chát, Linh tặc lưỡi. Tối nay phải kêu than với bố Tuấn cái sự khổ này mới được, bố đi nghỉ dưỡng, chỉ cái thân con là khốn khổ thế này đây. Có lẽ Lão khoa là bệnh viện nhân đạo nhất cái thành phố Hà Nội này, gọi là bệnh viện cho người già, mà không, là nơi nghỉ dưỡng của các bệnh nhân cao tuổi nên không khí không mang màu mổ xẻ, tanh máu, nó nhẹ nhõm hơn chỗ khác, bởi đơn giản, chỗ này, bệnh nhân không phải nằm ghép giường, các cụ mỗi người một giường, giường còn có đệm, điều hòa, cộng thêm có thể tùy ý nâng hạ, đối với bệnh nhân ở cái thành phố đông đúc này, thì đây quả thực là một ốc đảo giữa sa mạc.
Linh không khó để nhận ra Hùng trong cái phòng bệnh màu trắng toát đó, dáng anh cao lớn, vững trãi, cộng thêm mái tóc màu đen cứng cáp và dày, chỉ cần nhìn đằng sau đã cảm thấy quen quen rồi. Linh cũng không biết từ bao giờ, cô luôn có cảm giác quen thuộc đối với bóng dáng của anh, có thể bởi phong thái của anh khiến người ta có cảm giác yên tâm và muốn dựa dẫm vào. Lại nghĩ linh tinh rồi, Linh tự cốc cho mình một cái vào đầu rồi để tỉnh táo rồi đẩy cửa bước vào.
- Chào chú.
- Cô mang đến rồi ah?
- Vâng, đây là tài liệu chú Tuấn nói chú đang cần gấp.
- Cảm ơn cô, phiền cô rồi.
- Không có gì ạ, đây là?
- Mẹ tôi, hôm qua bị tai biến nhẹ, đang nằm viện để bác sỹ theo dõi.
- Bác sỹ nói sao ạ?
- Không vấn đề gì, mẹ tôi đã bị như thế này nhiều lần rồi, chúng tôi biết cách xử lý và đưa vào viện kịp thời, chỉ cần theo dõi thêm 1, 2 hôm rồi được ra viện thôi.
- Bác đang nghỉ ah?
- Mẹ tôi mới thiếp đi được một lúc, đêm qua có 1 bệnh nhân la hét ghê quá nên cả phòng bệnh đều không ngủ được.
- Chú ở đây từ hôm qua?
- Uh.
- Một mình chú thôi ạ?
- Không, có cô giúp việc nữa, cô ấy về nhà nấu cháo cho mẹ tôi, chút nữa sẽ vào thay cho tôi về, hai hôm không tắm rửa được, quả thực rất khó chịu.
- Chú để cháu trông bác gái cho, chú có thể về nhà tắm, khi nào cô giúp việc nhà chú vào, cháu có thể về cũng được.
- Cô có thể chăm người ốm sao?
- Bà nội cháu đã từng nằm viện cả tháng trời, mọi người thay nhau trông bà, không sao mà.
- Nhưng… mẹ tôi đâu có quen cô? Bà tỉnh dậy không thấy người thân thì làm sao?
- Uh nhỉ, cháu không nghĩ đến điều này. Vậy thôi, chú cứ ở đây trông bác nhé, có cần cháu mua gì không?
- Không cần gì thêm nữa, nhưng cô có thể trông mẹ tôi chứ?
- Tất nhiên, nhưng…
Lúc này Hùng đã cúi sát về phía bà cụ, anh khẽ lay vai mẹ, vì anh biết, bà chỉ nhắm mắt nghỉ ngơi, chứ chưa thực sự ngủ sâu.
- Mẹ, con có việc phải về nhà một lúc, tý nữa cô Ngát sẽ vào ngay, đây là Linh, đồng nghiệp của con, cô ấy sẽ ngồi với mẹ đến lúc cô Ngát vào mẹ nhé.
Bà cụ khẽ mở mắt ra, gật gật đầu ra hiệu với Linh rồi lại khẽ nhắm mắt lại, Hùng cũng không nói gì nhiều, anh ra hiệu cho Linh rồi cầm tập tài liệu cô đưa nhanh chóng đi ra phía cửa. Mẹ anh không có gì đáng lo ngại nữa rồi, nhưng vụ án kia thì không thể chần chừ được nữa, nếu để thời gian đủ cho hắn trốn chạy, bọn anh sẽ rất khó khăn trong việc đưa hắn về quy án, muộn một phút, có thể làm vụ án kéo dài thêm rất lâu.
Bà cụ vẫn nhắm mắt lại, có vẻ thuốc vẫn còn tác dụng, đầu óc có đôi chút mơ hồ, thằng con trai bà, trông có vẻ cứng rắn như vậy, nhưng rất yêu thương mẹ, làm công việc đã phải thức đêm thức hôm nhiều, lại thêm từ hôm qua đến giờ, chưa được chợp mắt lúc nào, mình đồng da sắt đâu mà nhiều sức khỏe đến thế, đã nói bao lần rồi, tìm lấy cô nào mà lấy đi thôi, nó cứ không nghe lời, công việc với sự nghiệp, định làm đến chết ah? Bà không mong gì con mình làm ông nọ bà kia, già rồi, còn hi vọng gì vinh hoa phú quý, bây giờ chỉ mong nó lập gia đình, cho bà cháu bế, nhà rộng, nó lại đi suốt, vắng vẻ quá. Mà thằng con bà, cái gì cũng tốt, cái gì cũng nghe lời, chỉ cái việc hệ trọng nhất đời này, cứ chần chừ mãi, bà liệu sống được bao lâu nữa mà đợi nó yên bề gia thất đây? Lòng người mẹ, lo cho con, nếu bà mệnh hệ gì, làm sao yên lòng được? Nghĩ đến đây, nước mắt đã tự động chảy ra, người già, cứ nghĩ đến chuyện gì đau lòng, là lại không kiềm chế được. Linh hốt hoảng khi nhìn thấy mẹ Hùng khóc, cô đã kịp làm gì đâu, từ nãy đến giờ chỉ ngồi ngó đông ngó tây thôi.
- Bác gái, bác sao thế ạ? Có chỗ nào đau ạ? Để cháu đi gọi bác sỹ nhé.
- Tôi không sao. Cô cứ ngồi đấy, tôi không đau ở đâu cả, chỉ là tôi đau lòng quá, thằng con trai tôi, tôi nói nó không nghe.
Người già có nhu cầu được chia sẻ, chỉ cần có người nghe họ nói, dù không quen biết, họ cũng có thể kể lể đủ chuyện, chuyện xã hội, chuyện trong nhà, tất tần tật. Hóa ra, chú Hùng của cô, cái gì cũng được, bị mỗi cái ế vợ là hàng tồn chưa giải quyết được thôi.
- Đấy cô xem, tôi có mong gì hơn nữa đâu, có mỗi cái việc lấy vợ, giục nó năm này qua năm khác, vẫn chây ỳ ra thế, đúng là không thương mẹ mà, tôi có bảo nó băng rừng vượt núi gì đâu, chỉ là cưới một cô vợ, con gái đầy đường, chẳng nhẽ nó kém đến thế?
- Dạ.
- Mà lần nào tôi mai mối nó cũng lẩn như chạch, lúc nào cũng bảo con có đối tượng rồi, mà đối tượng ở đâu ra, nó thích ai người ta đều đi lấy chồng cả rồi, còn mỗi mình nó, đứng đấy chết già, mà cô xem, tôi đâu có yêu cầu gì cao, chân tay mặt mũi đầy đủ là được, hạ tiêu chuẩn đến thế rồi còn gì?
- Dạ, bác có uống chút nước không ạ?
- Có, cô lấy giúp tôi cái chai có ống hút ấy, đến lúc ốm đau mới biết cần cô con dâu thế nào, thằng con tôi, ai cũng bảo nó giỏi giang, thế mà cô xem, mẹ ốm cứ quýnh quáng hết cả lên, có biết gì đâu chứ? hút một ngụm nước, ngọt giọng bà cụ lại bắt đầu kể lể tiếp.
- Dạ.
- Tôi bảo cậu nó rồi, dù gì chăng nữa, trong năm nay cũng phải đưa một cô về ra mắt, nếu không tôi chết không nhắm mắt, bố nó mất sớm, tôi có mỗi mình nó, nếu nó chưa yên bề gia thất, tôi xuống suối vàng gặp bố nó, biết ăn nói ra sao với ông ấy bây giờ? Cậu nó làm cái chức gì ấy, tôi quên mất rồi, đã hứa sẽ giúp tôi bắt nó lấy vợ, con cái mà, càng lớn càng không nghe lời, mệt lắm cô ạ.
- Dạ.
- Tôi nhờ cô một chút được không? Hơi phiền một chút, nhưng tôi khó chịu quá, cái bà Ngát này, bảo về nhà nấu nồi cháo, mấy tiếng đồng hồ không quay lại, tôi đợi không được nữa rồi.
- Dạ, có việc gì, bác cứ nói ạ.
- Ah, bác sỹ bảo tôi không được di chuyển, phải nằm im trên giường, cái bỉm đóng từ sáng đến giờ, không được thay, nặng lắm rồi, cô có thể…?
- Được ạ, bỉm để trong tủ đầu giường đúng không ạ?
- Uh, mấy cái Caryn ấy, đóng bỉm khó chịu lắm, nhưng bác sỹ đã dặn rồi mà. Cô làm ơn lấy giúp tôi một cái. Mà cô có biết thay bỉm không vậy?
- Dạ, bác yên tâm, cháu biết ạ, bà nội cháu cũng dùng cái này khi nằm viện mà.
- Vậy thì tốt quá, phiền cô rồi, thay được cái nhẹ cả người.
Đúng lúc này, bác giường bên có người nhà đến, quay sang mẹ Hùng bắt chuyện:
- Con dâu tương lai của bác đấy ah? Thay bỉm cho mẹ khéo thế.
- Ôi, tôi mà có được cái phúc đó hay sao? Là đồng nghiệp của thằng Hùng nhà tôi đấy cô ạ, bao giờ tôi được cô con dâu đây?
- Bác ạ, con trai bác đẹp trai, nghề nghiệp tốt như thế, nhiều cô chạy theo không kịp ấy chứ, chú ấy chỉ đang kén chọn thôi.
- Kén chọn gì nữa cô, ế chổng lên rồi…
Linh không nghe tiếp câu chuyện lê thê cùng một chủ đề đó nữa, bà mẹ Hùng, sau khi kể lể xong, có lẽ đã thấm mệt, nghẹo đầu ngủ, cô khẽ kê cho bà cái gối cho ngay ngắn, nỗi lo của bà có lẽ đã bật đến nấc báo động rồi, cậu con trai cái gì cũng giỏi giang, yếu mỗi khâu tán gái đã làm bà mẹ mình tăng xông. Cũng may bố mẹ cô ở nhà đôi khi có nhắc đến chuyện chồng con, nhưng chưa bao giờ đến mức gắt gao như thế, mẹ Hùng có lẽ thuộc thế hệ các bà ngày xưa, quan niệm về vấn đề này có hơi chút phong kiến, nhưng cha mẹ nào cũng thế, làm sao yên tâm khi con cái vẫn đang lông bông, không nơi trốn?
Linh nhìn qua giường bệnh bên góc phòng, một anh con trai da đen sạm, dáng người to cao như con gấu đang cố hết sức nhẹ nhàng để bón cho mẹ mình từng thìa cháo, thỉnh thoảng bà mẹ còn rớt cả ra ngoài, nhưng anh ta vẫn kiên nhẫn từng chút từng chút một, bàn tay to, thô cứng của anh ta còn nhẹ vuốt tóc mẹ như một đứa trẻ nhỏ, bà mẹ gầy guộc đang cố mở miệng nuốt từng thìa, từng thìa. Đôi mắt nhiều khi cố sức mở ra nhìn con, trong mắt, ầng ậc nước. Anh con trai dỗ dành mẹ:
- Mẹ, cố ăn thêm một thìa nữa nhé?
- Mẹ đắng miệng lắm, không ăn nữa đâu.
- Bác sỹ dặn phải ăn để uống thuốc nữa, hay nghỉ một tý, con bóp đầu cho mẹ nhé? Một chút rồi ăn tiếp?
Con trai, ai đã bảo rằng không khéo léo,không tình cảm? ở viện chăm mẹ ốm, đâu chỉ có con gái, con dâu? Đó là hình ảnh về tình cảm mẹ con, mẫu tử sống động nhất mà cô thường thấy trong các bệnh viện, nó cũng là thứ ánh sáng đẹp nhất soi sáng cả không gian trắng toát và đầy mùi thuốc sát trùng này.
Thấy Linh nhìn chăm chú chiếc giường với hai mẹ con nhà kia, bác gái nhiều chuyện hay tám kia cũng bắt chuyện.
- Anh đó chăm mẹ kỹ lắm, ở viện vài ngày rồi, tôi chỉ thấy mỗi mình anh ta chăm bà cụ thôi, mà bà cụ, trong người nhiều bệnh, kêu mệt, kêu đau suốt ngày.
- Thế ạ?
- Mà thật cô chỉ là đồng nghiệp của chú Hùng con bà cụ này đấy chứ?
- Vâng, cháu làm cùng cơ quan chú Hùng ạ.
- Uh, tôi hỏi vậy thôi, nhìn chú ấy cứ nghiêm nghiêm là.
- Vâng ạ.