Quy chuẩn chính tả trong tiếng Việt

Hexagon

-trong sáng-
Tham gia
6/12/13
Bài viết
4.038
Gạo
3.378,0
Re: Quy chuẩn chính tả trong tiếng Việt

Hexagon

-trong sáng-
Tham gia
6/12/13
Bài viết
4.038
Gạo
3.378,0
Re: Quy chuẩn chính tả trong tiếng Việt
Cập nhật ngày 27/08/2016:
Với bài nội dung thuộc truyện dài
: Bắt buộc phải tuân thủ tới từng dấu câu. BQT sẽ nhắc nhở và xóa bài nếu tác giả không sửa lại theo đúng chuẩn.
Với các bài khác (bình luận, thảo luận...): BQT sẽ nhắc nhở khi lỗi chính tả là lỗi hệ thống (tức khi bạn chưa hiểu đúng về luật chính tả, việc vi phạm lặp đi lặp lại nhiều lần), các lỗi do đánh máy có thể bỏ qua (nhưng vẫn khuyến khích bạn đọc lại bài 1 lần để rà soát về chính tả trước khi đăng). Riêng với lỗi không viết hoa đầu câu và thiếu dấu kết câu vẫn xóa bài.
 

Tác Giả Nhí

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/8/16
Bài viết
303
Gạo
2,0
Re: Quy chuẩn chính tả trong tiếng Việt
Nếu mình bị đổi bài sang trang khác bị sai quy định thì làm sao sửa ? và sửa bằng cách nào nếu không biết chổ sai ? mình mới là gà con thôi giúp mình với. Phaỉ đăng mấy chap mới có quyền tác giả thế? xin lỗi vì đã làm phiền.
 

Hexagon

-trong sáng-
Tham gia
6/12/13
Bài viết
4.038
Gạo
3.378,0
Re: Quy chuẩn chính tả trong tiếng Việt
Nếu mình bị đổi bài sang trang khác bị sai quy định thì làm sao sửa ? và sửa bằng cách nào nếu không biết chổ sai ? mình mới là gà con thôi giúp mình với. Phaỉ đăng mấy chap mới có quyền tác giả thế? xin lỗi vì đã làm phiền.
Bạn đọc thật kĩ quy định, xem thói quen viết của mình có chỗ nào chưa đúng. Hoặc bạn cứ để ý cách dùng dấu câu ở các sách đã xuất bản là thấy chỗ sai của mình mà.

Còn bài của bạn bị di chuyển kia là vì bạn không làm theo đúng quy định. Bạn cứ xem chủ đề đăng ký quyền tác giả các bạn khác đăng kí như nào để làm theo. Bạn cũng không thèm đọc bài hướng dẫn ở #1 luôn?
 

Ai_Sherry

Gà cận
Nhóm Tác giả
Nhóm Chuyển ngữ
☆☆☆
Tham gia
11/8/15
Bài viết
692
Gạo
9.320,0
Re: Quy chuẩn chính tả trong tiếng Việt
8. Dấu ngang
8.1. Dấu ngang dùng để chỉ ranh giới của thành phần chú thích.

Ví dụ:Chồng chị – anh Nguyễn Văn Dậu – tuy mới hai sáu tuổi nhưng đã học nghề làm ruộng đến mười bảy năm.[1]
(Ngô Tất Tố)

8.2. Dấu ngang còn dùng để:

8.2.1. Đặt trước những lời đối thoại.

Ví dụ:
– Hai bác đã đặt tên cho cháu chưa?
– Rồi.

8.2.2. Đặt ở đầu những bộ phận liệt kê, mỗi bộ phận trình bày riêng thành một dòng.

Ví dụ:
Thi đua yêu nước để:
– Diệt giặc dốt
– Diệt giặc đói
– Diệt giặc ngoại xâm.
(Hồ Chí Minh)

8.2.3. Đặt ở giữa hai hay ba, bốn tên riêng, hay ở giữa con số để ghép lại, để chỉ một liên danh, một liên số.

Ví dụ:
Đường Hà Nội – Huế – Sài Gòn
Xô viết Nghệ – Tĩnh
Thời kì 1939 – 1945

8.2.4. Cần phân biệt dấu ngang là một dấu câu với dấu gạch nối không phải là dấu câu.

Dấu gạch nối, hiện nay, thường được dùng trong những trường hợp phiên âm tên người, tên địa phương nước ngoài.

Ví dụ:
Lê-nin, Lê-nin-grát…

Dấu gạch nối cũng còn được dùng trong những từ chung phiên âm từ tiếng nước ngoài, ví dụ: pô-pơ-lin…

Cho nên, có khi, cần phân biệt dấu ngang với dấu gạch nối bằng độ dài của dấu đó (dấu ngang dài hơn).
Ví dụ:
Chủ nghĩa Mác – Lê-nin

Sếp Hexagon cho mình hỏi một chút về việc dùng dấu ngang, mình đọc kỹ phần này của bạn nhưng không thấy đề cập. Do thói quen viết mà mình gặp trường hợp này rất nhiều nhưng vẫn không rõ dùng thế nào là chính xác. Bạn giải thích giúp mình nhé, cám ơn bạn nhiều. (Mình có thắc mắc một lần trong thớt truyện của mình nhưng có lẽ hỏi ở đây hợp lý hơn).

Mình sẽ lấy mấy ví dụ để minh họa:

1. Tôi tên A. – A nói. – Tôi sống ở Việt Nam. -> trường hợp này thì dễ vì "Tôi tên A." là một câu đầy đủ, kết thúc bằng dấu chấm nên "Tôi sống ở VN" là câu mới, viết hoa chữ T(ôi).

2. Theo tôi, – A nói. – anh nên tập trung làm việc. -> trường hợp này có viết hoa chữ "anh" hay là không? Trước giờ mình không viết hoa bởi mình nghĩ "Theo tôi, anh nên tập trung làm việc" là một câu, bị xen vào giữa câu miêu tả "A nói".

Mình rất muốn hiểu rõ để có thể áp dụng chứ không muốn bằng mọi giá phải đưa trường hợp 2 về trường hợp 1.
 

Hexagon

-trong sáng-
Tham gia
6/12/13
Bài viết
4.038
Gạo
3.378,0
Re: Quy chuẩn chính tả trong tiếng Việt
2. Theo tôi, – A nói. – anh nên tập trung làm việc. -> trường hợp này có viết hoa chữ "anh" hay là không? Trước giờ mình không viết hoa bởi mình nghĩ "Theo tôi, anh nên tập trung làm việc" là một câu, bị xen vào giữa câu miêu tả "A nói".
Mình đọc sách thì thấy các vấn đề này mỗi nơi có thói quen riêng, nhưng đa phần không viết hoa khi câu thoại phía trước chưa kết thúc.
 

Mạnh huyền

Gà con
Tham gia
26/10/16
Bài viết
4
Gạo
0,0
Re: Quy chuẩn chính tả trong tiếng Việt
Vào gác em thấy mọi người nói chuyện rất lịch sự khiêm tốn một phần nhỏ là nhờ vào những quy tắc này. Vì nó khó khăn nên những người vượt qua được để vào đây sẽ trân trọng giá trị của lời nói hơn, và cả những quy tắc hơn.
 

Hexagon

-trong sáng-
Tham gia
6/12/13
Bài viết
4.038
Gạo
3.378,0
Re: Quy chuẩn chính tả trong tiếng Việt
Mời mò ra quy định này của Bộ Giáo Dục mọi người có thể tham khảo. Quy định cũng khá lâu rồi :D.
QUY ĐỊNH
VỀ CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT VÀ VỀ THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT
(Ban hành kèm theo quyết định số 240/QĐ ngày 5-3-1984 của Bộ giáo dục)

Ngày 30 tháng 11 năm 1980, Bộ giáo dục và Ủy ban khoa học xã hội đã ban hành một số quy định về chính tả tiếng Việt. Nay căn cứ quyết nghị ngày 1-7-1983 của Hội đồng chuẩn hóa chính tả và Hội đồng chuẩn hóa thuật ngữ, Bộ giáo dục ban hành những quy định mới. Những quy định này phần lớn là sự khẳng định lại những quy định năm 1980 nói trên, nhưng cũng có phần, về chi tiết, là sự điều chỉnh lại những quy định đó.

I- QUY ĐỊNH VỀ CHÍNH TẢ TIẾNG VIỆT

Chính tả tiếng Việt cần được chuẩn hóa và thống nhất. Để cho công việc này đạt được hiệu quả tốt, phải khẩn trương biên soạn các loại từ điênt chính tả. Trong khi chờ đợi xuất bản những sách công cụ cần thiết đó, bản quy định này đề ra những nguyên tắc chung và một số quy định chủ yếu. Việc biên soạn các từ điển tất nhiên phải dựa trên những nguyên tắc và quy định này.

Bản quy định này đề cập đến hai trường hợp về chính tả: những từ tiếng Việt mà hiện nay chuẩn chính tả chưa rõ; những tên riêng không phải tiếng Việt.

A - NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Đối với những từ tiếng Việt mà hiện nay chuẩn chính tả chưa rõ, nên chọn giải pháp chuẩn hoá theo nguyên tắc chung sau đây:

a) Tiêu chí của giải pháp chuẩn hoá cần được cân nhắc cho thích hợp với các trường hợp khác nhau (tùy trường hợp, có thể là tiêu chí về phát âm hay tiêu chí về từ nguyên).

b) Khi chuẩn chính tả đã được xác định, phải nghiêm túc tuân theo; tuy việc chuẩn hóa và thống nhất phát âm chưa đặt thành yêu cầu cao nhưng cũng nên dựa vào chuẩn chính tả mà phát âm.

c) Ở trường hợp chưa xác định được chuẩn chính tả thì nên chấp nhận biến thể.

2. Đối với tên riêng chưa không phải tiếng Việt thì nguyên tắc chung là:

a) Về chính tả, cần tôn trọng nguyên hình theo chữ viết Latin hay chuyển tự Latin trong nguyên ngữ.

b) Về phát âm, phải hướng dẫn để dần dần có được cách phát âm thích hợp, thống nhất.

B - QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Về những từ tiếng Việt mà chuẩn chính tả hiện nay chưa rõ, có thể nhận thấy những trường hợp chủ yếu sau đây, và đối với mỗi trường hợp, nên dùng tiêu chí thích hợp. Cụ thể là:

a) Dùng tiêu chí thói quen phát âm của đa số người trong xã hội, mặc dù thói quen này khác với từ nguyên (gốc Việt hay gốc Hán).

Thí dụ: chỏng gọng (tuy là chổng gọng theo từ nguyên)

đại bàng (tuy là đại bằng theo từ nguyên)

b) Dùng tiêu chí từ nguyên khi thói quen phát âm chưa làm rõ một hình thức ngữ âm ổn định.

Thí dụ: trí mạng (tuy cũng có gặp hình thức phát âm chí mạng)

c) Khi trong thực tế đang tồn tại hai hình thức chính tả mà chưa xác định được một chuẩn duy nhất, thì có thể tạm thời chấp nhận cả hai hình thức ấy, cho đến khi nào thói quen sử dụng nghiêng hẳn về một hình thức.

Thí dụ: eo sèoeo xèo

sứ mạngsứ mệnh.

Trong khi chờ đợi có từ điển chính tả, tạm dùng cuốn “Từ điển chính tả phổ thông” do Viện văn học xuất bản năm 1963.

2. Về tên riêng không phải tiếng Việt, cần chú ý đến những trường hợp chính với quy định sau đây đối với mỗi trường hợp.

a) Nếu chữ viết của nguyên ngữ dùng chữ cái Latin thì giữ đúng nguyên hình trên chữ viết của nguyên ngữ; kể cả các chữ cái f, j, w, z như trong nguyên ngữ; dấu phụ ở một số chữ cái trong nguyên ngữ có thể lược bớt.

Thí dụ: Shakespeare, Paris, Wrocaw (có thể lược dấu phụ ở chữ cái )

Petõfi (có thể lược dấu phụ ở chữ cái õ)

b) Nếu chữ viết của nguyên ngữ thuộc một hệ thống chữ cái khác thì dùng lối chuyển tự chính thức sang chữ cái Latin.

Thí dụ: Lomonosov, Moskva, Abdel

c) Nếu chữ viết của nguyên ngữ không phải là chữ viết ghi từng âm bằng chữ cái thì dùng lối phiên âm chính thức bằng chữ cái Latin (thường là cách phiên âm đã có tính chất phổ biến trên thế giới).

Thí dụ: Tokyo

d) Đối với trường hợp tên riêng mà trong thực tiễn sử dụng rộng rãi trên thế giới đã quen dùng một hình thức viết bằng chữ cái Latin khác với nguyên ngữ (thường đó là tên một số nước, thành phố) thì dùng hình thức tên riêng phổ biến đó.

Thí dụ: Hungary (tuy trong nguyên ngữ là Magyarorszag)

Bangkok (tuy trong nguyên ngữ là Krung Thep hoặc Krung Rattanakosin)

e) Đối với trường hợp những sông, núi thuộc nhiều nước (và do đó có những tên riêng khác nhau) thì dùng hình thức tương đối phổ biến trên thế giới và trong nước; tuy vậy trong những văn bản nhất định, do yêu cầu riêng, có thể dùng hình thức dựa theo ngôn ngữ của địa phương.

Thí dụ: sông Danube (có thể dùng Donau theo tiếng Đức, Duna theo tiếng Hungary, Dunares theo tiếng Rumania)

g) Đối với những tên riêng hay bộ phận của tên riêng (thường là địa danh) mà có nghĩa thì dùng lối dịch nghĩa phù hợp với chủ trương chung có thể nhận thấy qua các ngôn ngữ trên thế giới.

Thí dụ: Biển Đen, Guinea xích đạo

h) Những tên riêng đã có hình thức phiên âm quen thuộc trong tiếng Việt thì hiện nay nói chung, không cần thay đổi, trừ một số trường hợp đặc biệt có yêu cầu riêng thì phải thay đổi.

Thí dụ: Pháp, Hy Lạp, Bắc Kinh, Lỗ Tấn; nhưng Italia (thay cho Ý), Astralia (thay cho Úc)

Tuy vậy cũng có thể chấp nhận sự tồn tại những hình thức khác nhau của một số tên riêng trong những phạm vi sử dụng khác nhau.

Thí dụ: La Mã (thành phố La Mã, đế quốc La Mã, chữ số La Mã)

Roma (thủ đô Italia ngày nay)

i) Tên riêng trong các ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam cũng thuộc trường hợp tên riêng không phải tiếng Việt: theo các quy định về chính tả của Bộ Giáo dục và Ửy ban Khoa học Xã hội ngày 30-11-1980.

Những quy định mới trên đây về tên riêng không phải tiếng Việt có thể thực hiện từng bước để tránh bỡ ngỡ lúc đầu, như vừa dùng nguyên hình theo nguyên ngữ, vừa có chú thích phát âm lối phiên âm. Nhưng cần phải tiến hành sự thực hiện từng bước này một cách khẩn trương và đặc biệt phải theo tinh thần tôn trọng nguyên tắc nói trên.

Để thực hiện một cách nhất quán những quy định này, cần có từ điển nhân danh, địa danh. Công việc biên soạn, xuất bản, phát hành các loại từ điển này cần được tiến hành khẩn trương. Trong khi chờ đợi, có thể tham khảo từ điển nhân danh, địa danh nước ngoài và khi cần, đặc biệt khi biên soạn sách, nên tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn.

3. Về tên riêng tiếng Việt, theo các quy định của Bộ giáo dục và Ủy ban khoa học xã hội ngày 30-11-1980:

a) Đối với tên người và tên nơi chốn, viết hoa chữ cái đầu tất cả các âm tiết, không dùng gạch nối.

Thí dụ: Trần Quốc Toản, Quang Trung, Hà Nội, Bình Trị Thiên, Vũng Tàu

b) Đối với tên tổ chức, cơ quan, chỉ viết hoa chữ cái đầu của âm tiết đầu trong tổ hợp từ dùng làm tên.

Thí dụ: Đảng cộng sản Việt Nam, Trường đại học bách khoa Hà Nội

II- QUY ĐỊNH VỀ THUẬT NGỮ TIẾNG VIỆT

Chuẩn hóa và thống nhất thuật ngữ tiếng Việt nói chung, và đặc biệt thuật ngữ của các chuyên ngành khoa học, kĩ thuật là một công việc rất quan trọng và có tính chất cấp thiết.

Trong hệ thống thuật ngữ tiếng Việt, có bộ phận thuật ngữ được cấu tạo bằng chất liệu và theo quy tắc tiếng Việt, và có bộ phận vốn được cấu tạo bằng chất liệu và theo quy tắc của một số ngôn ngữ cổ điển và hiện đại phương Tây.

Yêu cầu chuẩn hóa và thống nhất thuật ngữ tiếng Việt được đặt ra đối với cả hai bộ phận nói trên và cần xúc tiến khẩn trương việc biên soạn, xuất bản và phát hành các từ điển thuật ngữ để hoàn chỉnh hệ thống thuật ngữ tiếng Việt.

Bản quy định này chú ý nhiều hơn đến bộ phận thuật ngữ thứ hai, vì ở bộ phận này đang cần có những quy định mới.

A - NGUYÊN TẮC CHUNG

1. Trong yêu cầu chuẩn hóa và thống nhất thuật ngữ tiếng Việt, cần rất coi trọng các tiêu chí về tính dân tộc, tính khoa học, tính đại chúng để xác định chuẩn về từ ngữ nói chung. Tuy nhiên trong tình hình khoa kĩ thuật tiến như vũ bão với hiện tượng “bùng nổ thông tin”, nên đặc biệt chú ý đến các tiêu chí về tính khoa học và tính quốc tế của thuật ngữ, nhất là thuật ngữ của các chuyên ngành hẹp về khoa học và kĩ thuật.

2. Đối với những thuật ngữ đã được dùng phổ biến trong các tiếng nước ngoài thì nói chung nên dùng một hình thức đã thành quen thuộc trong phạm vi quốc tế, có thể chấp nhận một sự điều chỉnh nhất định đối với hình thức đó, nhưng không nên lấy yêu cầu đồng hóa theo ngữ âm và chữ viết tiếng Việt làm tiêu chí chỉ đạo. Đối với những thuật ngữ này, chuẩn chính tả là chính, về ngữ âm, nên hướng dẫn để dần dần tiến tới cách phát âm thống nhất trong cả nước.

B - QUY ĐỊNH CỤ THỂ

1. Về những thuật ngữ tiếng nước ngoài được dùng vào tiếng Việt, có những quy định sau đây:

a) Trong quá khứ sử dụng thuật ngữ tiếng nước ngoài vào tiếng Việt, và theo các quy định trước đây, các phụ âm đầu như p, z, w... và tổ hợp phụ âm đầu như bl, cr, str... vốn không có trong tiếng Việt và đã được dùng thì nay, theo quy định mới này, những phụ âm cuối vốn không có trong tiếng Việt như b, d, f, g, j, l, r, s, v, w, z... cũng đều được dùng.

Thí dụ: acid, sulfur, laser, parabol. Cũng có thể sử dụng những tổ hợp phụ âm cuối nếu thấy cần.

b) Cần tôn trọng mối quan hệ có tính hệ thống giữa các thuật ngữ.

Thí dụ: fluor, fluorur

c) Trong thực tiễn sử dụng một số thuật ngữ tiếng nước ngoài đã có những điều chỉnh nhất định theo lối rút gọn như: met, gram... Những điều chỉnh ấy có thể được chấp nhận theo lối phiên âm một số âm tiết tiếng nước ngoài, như “ce” thành “xe”, “ge” thành “ghe”, “cid” thành “xit”, “ur” thành “ua”... thì không được chấp nhận theo nguyên tắc chung đã nói trên đối với bộ phận thuật ngữ tiếng nước ngoài dùng vào tiếng Việt. Những chữ cái như c, d, g, s, t, r, x... được dùng vào bộ phận thuật ngữ này không giữ giá trị phát âm riêng trong tiếng Việt.

2. Về những thuật ngữ được cấu tạo bằng chất liệu và quy tắc tiếng Việt theo phương thức dịch nghĩa thì trong khi tận dụng khả năng ấy, cần chú ý đến tính hệ thống và cả tính chính xác. Cụ thể là có thể dùng cả chất liệu Việt hay Việt hóa một cách thích hợp tùy theo trường hợp.

Thí dụ: tương ứng với anti thì dùng chống trong chống ẩm, chống nhiễu, chống tăng, chống nhiễm khuẩn... nhưng có thể dùng phản trong phản khoa học..., phòng trong phòng không..., giải trong giải độc...
 
Tham gia
3/12/16
Bài viết
1
Gạo
0,0
Re: Quy chuẩn chính tả trong tiếng Việt
Đọc xong quy định của ad thấy sợ sợ sao ấy.:-<Nhưng cho hỏi mọi người tí ạ, do em người mới nên không biết, ban nick là gì ạ?
 
Bên trên