Salamander - Dừng - nước mắt tử thần

nước mắt tử thần

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
8/9/14
Bài viết
682
Gạo
500,0
Không phải, thứ nhất từ cải thiện và cải tiến không đồng nhất, nếu như lặp lại để chỉ sự ngờ vực thì sẽ lặp lại y chang người đầu nói.
Thứ hai, trong đoạn này nó xuất hiện XK và XK2 nên ta thắc mắc vai trò của từng loại, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào là cải tiến của cái nào?
À... rồi, ta đã hiểu. :3 Cái này ta chú ý mặt âm tiết hơn mà lại không để ý lắm. 1' là ta biết phải sửa thế nào.
 

BichHuyetTranTinh

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
26/8/14
Bài viết
351
Gạo
250,0
Đọc không bình luận mà chỉ thích không thì ngại quá! Nhưng mà soi nàng đúng là khó hơn lên giời!
Mới đọc hết trang 2 thôi, phải nghiền kĩ lắm đấy. Bao giờ soi ra lỗi khác sẽ nhắn nhé!
Thân ái.
 

ngocnungocnu

Gà trùm
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
11/9/14
Bài viết
5.251
Gạo
1.500,0
Tên truyện: Salamander
Tên tác giả: nước mắt tử thần
Bút danh: LipTea
Tình trạng truyện: Đang sáng tác
Thể loại: Viễn tưởng, siêu nhiên, huyền bí, kinh dị, trinh thám, tình cảm...
Giới hạn độ tuổi đọc: 13+, các em nhỏ hơn 13 tuổi khuyến cáo cần cân nhắc trước khi xem (xem với sự giám sát của người lớn).

Cảnh báo về nội dung: Một số chương có bàn về chính trị, tôn giáo, các chủ nghĩa, các niềm tin tinh thần trên mặt tư duy phiến diện của nhân vật. Một số chương lồng ghép thuyết âm mưu, lắt léo khó hiểu và khó chịu. Nhịp độ truyện thay đổi liên tục. Có hình ảnh máu me, bạo lực, đối thoại có tiếng lóng và tục. Truyện rất dài.

Giới thiệu truyện:

Chỉ trong năm mươi năm, từ khi con người biết thuật ngữ đấu tranh sinh tồn đến học thuyết tiến hóa biến đổi thế giới, từ mô hình xoắn kép đến bản đồ gen. Sự khai mở quá nhanh khiến chúng ta đã trở thành những sinh vật khát khao tri thức đến vô độ. Công nghệ tế bào gốc là cứu người hay đi ngược lại vòng xoay của tạo hóa? Thế hệ lớn tuổi gia tăng vì đời sống tinh thần được trân trọng hay trở thành gánh nặng nhân lực cho con người? Chúng ta giữ lại những người dị tật di truyền thể hiện tính nhân đạo của nhân loại, hay đang giữ lại nguồn gen xấu cho con cháu sau này?

Khi chúng ta vẫn còn đứng thành hai phe để suy nghĩ và tranh đấu cho ý niệm của riêng mình. Con người đang bắt đầu khai quật những kho tàng tri thức bị nguyền rủa, đẩy thế hệ con cháu lệch khỏi quỹ đạo tiến hóa, phá hủy nền tảng khoa học thuần túy: điều khiển di truyền, kéo dài tuổi thọ, trường sinh.

Có lẽ đến một lúc nào đó, con người sẽ tự biến mình thành những thiên thần, hay quái vật.
Thế giới rồi sẽ dịch chuyển.​
Mục lục:
Bút Nguyện

Chương 0: Thế giới rồi sẽ dịch chuyển .............. (I) // (II)
Chương 1: Chuyến di cư cuối cùng
Phần 1: Nhà tôi đâu? .................................. (I) // (II)
Phần 2: Chẳng hề mất mát! ......................... (I) // (II)
Chương 2: Tu viện
Phần 1: Bị bắt ............................................ (I) // (II)
Phần 2: Kế trong kế ................................... (I) // (II)
Chương 3: Chỉ mới khởi đầu
Phần 1: Tình trạng khẩn cấp ....................... (I) // (II)
Phần 2: Học viện của những điều thú vị ....... (I) // (II)
Phần 3: Cuộc thẩm định kì lạ ...................... (I) // (II)
Phần 4: Sắc đẹp và cái chết ........................ (I) // (II)
Chương 4:
Phần 1:
Phần 2:
Phần 3:


Vì Em Là Nắng Ktmb sparkling suechanlatbaingua Langthiennhu1902 timbuondoncoi [USER=4522]ngocnungocnu [/USER]
Em mới đọc cái văn án đã thấy hại não rồi tỷ ợ.
 

ngocnungocnu

Gà trùm
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
11/9/14
Bài viết
5.251
Gạo
1.500,0
Sau khi bò hết một nửa chương một, đầu óc em bắt đầu rối loạn, thôi, em cứ like trước và quyết định để tối nghiên cứu tiếp tỷ ợ. :P
 

Ring

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
13/8/14
Bài viết
479
Gạo
300,0
Chào bạn nước mắt tử thần. Giữ lời hôm trước hứa rằng sẽ chém, hôm nay là ngày tớ thực hiện.
Đầu tiên, vì cái tên nước mắt tử thần quá dài, nên tớ sẽ gọi tắt tên bạn. OK! Gọi là Thần nhé!
Thần đáng mến, thú thật là tớ đã theo dõi truyện này ngay từ đầu nhưng chỉ dám đọc chùa, phần vì lười, phần vì không đủ trình phản hồi. Tuy nhiên, cũng muốn để lại dấu ấn gì đó, nên tớ quyết định sẽ chém dù có nguy cơ ăn gạch.
Nói nhiêu thế đủ rồi, vào phần chính luôn.

Thứ nhất, nội dung. Đọc phần giới thiệu đủ hack não. Thể loại đã khó viết, Thần còn xơi cái cốt ghê gớm hơn. Không thể nói gì hơn ngoài từ: Tuyệt! Kén người đọc, đã đọc là phải nghĩ, nghĩ thì mới thú vị. Quan niệm chủ quan là: Thích.

Thứ hai, nhân vật. Nhiều, Tây tàu ta đủ cả. Cái này đợi từ từ tớ sẽ nói sau.

Thứ ba, hành văn. Tốt, ổn, trôi chảy, phù hợp với thể loại, đọc rất "phê". Ngắn gọn súc tích cũng là một điều cần có, miêu tả cũng chả cần bay bổng lan man hoa lá cành, đủ hình dung là được. Về phần văn phong từng chương, xin được nhận xét chương đầu.
Cái "Bút nguyện" rất hay. Đọc nó giống như lời trăng trối vậy. Tuy nhiên, Thần toàn xài dấu chấm không. Cái này là lời "tự sướng" của ông thần chết, ít ra cũng phải có dấu cảm chứ. Ví dụ:
Đã từng có đấy thôi, ngươi có nhớ không. Tất cả rồi sẽ là của ta. => Câu đầu tiên là câu hỏi, bỏ dấu chấm hỏi. Câu thứ hai là câu cảm, dấu chấm cảm.
Đại khái thế.
Những chương sau cũng có nhé, đặc biệt là từ tượng thanh (Đùng!). Từ tượng thanh thì rất nên bỏ dấu cảm vào.

Về ngôi kể, ở chương 0, Thần dùng ngôi Third Omniscient - Ngôi thứ ba thông suốt. Thần là Chúa, Thần làm rất tốt vai trò của Chúa. Nhưng, Thần nên tách biệt giữa Chúa và nhân vật. Chúa là đọc hết suy nghĩ của tất cả các nhân vật, Chúa thì không nên có những từ như "trông như", "có vẻ", "hình như"... Những từ đó là ý nghĩ chủ quan, dành cho nhân vật, tốt hơn - tốt hơn thôi nhé! - là không nên dùng nó khi sử dụng Ngôi của Chúa. Ví dụ:
Vẻ mặt người phụ nữ bên kia cửa kính trông hết sức kinh hoàng. => Vẻ mặt người phụ nữ bên kia cửa kính kinh hoàng tột độ.
Từ trong khoảng tối, một cái bóng đứng dậy nhưng vẫn không nhìn rõ được kẻ đó có hình dáng thế nào. => Thần là Chúa mà, Chúa thì sao lại đưa ra nhận xét như văn nói thế kia. Sửa lại chẳng hạn: Từ trong khoảng tối, bóng người bật đứng dậy. (Chắc vậy là đủ hiểu chưa ai thấy mặt lão ta rồi nhỉ?)
Vân vân mây mây...

Và một số cái khác như:

Sự im lặng khác thường trong phòng chỉ huy, không còn tiếng động liên lạc hay chuỗi âm thanh cơ khí nào nữa. => Bỏ chữ "nữa" đi, đó là văn nói.
Đây có thể là bước ngoặc lớn nhất trong chiến dịch này. => ngoặt

Đại khái là thế. Đau mắt mỏi tay quá, tớ nói những phần tớ tìm ra thôi, chắc còn nữa cơ mà lười quá.
Nhận xét đầu tiên của tớ, toàn bộ chỉ là những ý kiến chủ quan thôi nhé! Tớ cũng dân nghiệp dư thôi.
Vài bữa hứng lên lại com tiếp. Cứ viết đi, kiểu gì chả có người đọc.

Thân ái và chào tạm biệt.:-bd

P/S: Đừng ném gạch mà hãy ném cát hoặc bông nhé!
 

nước mắt tử thần

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
8/9/14
Bài viết
682
Gạo
500,0
Chào bạn nước mắt tử thần. Giữ lời hôm trước hứa rằng sẽ chém, hôm nay là ngày tớ thực hiện.
Đầu tiên, vì cái tên nước mắt tử thần quá dài, nên tớ sẽ gọi tắt tên bạn. OK! Gọi là Thần nhé!
Thần đáng mến, thú thật là tớ đã theo dõi truyện này ngay từ đầu nhưng chỉ dám đọc chùa, phần vì lười, phần vì không đủ trình phản hồi. Tuy nhiên, cũng muốn để lại dấu ấn gì đó, nên tớ quyết định sẽ chém dù có nguy cơ ăn gạch.
Nói nhiêu thế đủ rồi, vào phần chính luôn.

Thứ nhất, nội dung. Đọc phần giới thiệu đủ hack não. Thể loại đã khó viết, Thần còn xơi cái cốt ghê gớm hơn. Không thể nói gì hơn ngoài từ: Tuyệt! Kén người đọc, đã đọc là phải nghĩ, nghĩ thì mới thú vị. Quan niệm chủ quan là: Thích.

Thứ hai, nhân vật. Nhiều, Tây tàu ta đủ cả. Cái này đợi từ từ tớ sẽ nói sau.

Thứ ba, hành văn. Tốt, ổn, trôi chảy, phù hợp với thể loại, đọc rất "phê". Ngắn gọn súc tích cũng là một điều cần có, miêu tả cũng chả cần bay bổng lan man hoa lá cành, đủ hình dung là được. Về phần văn phong từng chương, xin được nhận xét chương đầu.
Cái "Bút nguyện" rất hay. Đọc nó giống như lời trăng trối vậy. Tuy nhiên, Thần toàn xài dấu chấm không. Cái này là lời "tự sướng" của ông thần chết, ít ra cũng phải có dấu cảm chứ. Ví dụ:
Đã từng có đấy thôi, ngươi có nhớ không. Tất cả rồi sẽ là của ta. => Câu đầu tiên là câu hỏi, bỏ dấu chấm hỏi. Câu thứ hai là câu cảm, dấu chấm cảm.
Đại khái thế.
Những chương sau cũng có nhé, đặc biệt là từ tượng thanh (Đùng!). Từ tượng thanh thì rất nên bỏ dấu cảm vào.

Về ngôi kể, ở chương 0, Thần dùng ngôi Third Omniscient - Ngôi thứ ba thông suốt. Thần là Chúa, Thần làm rất tốt vai trò của Chúa. Nhưng, Thần nên tách biệt giữa Chúa và nhân vật. Chúa là đọc hết suy nghĩ của tất cả các nhân vật, Chúa thì không nên có những từ như "trông như", "có vẻ", "hình như"... Những từ đó là ý nghĩ chủ quan, dành cho nhân vật, tốt hơn - tốt hơn thôi nhé! - là không nên dùng nó khi sử dụng Ngôi của Chúa. Ví dụ:
Vẻ mặt người phụ nữ bên kia cửa kính trông hết sức kinh hoàng. => Vẻ mặt người phụ nữ bên kia cửa kính kinh hoàng tột độ.
Từ trong khoảng tối, một cái bóng đứng dậy nhưng vẫn không nhìn rõ được kẻ đó có hình dáng thế nào. => Thần là Chúa mà, Chúa thì sao lại đưa ra nhận xét như văn nói thế kia. Sửa lại chẳng hạn: Từ trong khoảng tối, bóng người bật đứng dậy. (Chắc vậy là đủ hiểu chưa ai thấy mặt lão ta rồi nhỉ?)
Vân vân mây mây...

Và một số cái khác như:

Sự im lặng khác thường trong phòng chỉ huy, không còn tiếng động liên lạc hay chuỗi âm thanh cơ khí nào nữa. => Bỏ chữ "nữa" đi, đó là văn nói.
Đây có thể là bước ngoặc lớn nhất trong chiến dịch này. => ngoặt

Đại khái là thế. Đau mắt mỏi tay quá, tớ nói những phần tớ tìm ra thôi, chắc còn nữa cơ mà lười quá.
Nhận xét đầu tiên của tớ, toàn bộ chỉ là những ý kiến chủ quan thôi nhé! Tớ cũng dân nghiệp dư thôi.
Vài bữa hứng lên lại com tiếp. Cứ viết đi, kiểu gì chả có người đọc.

Thân ái và chào tạm biệt.:-bd

P/S: Đừng ném gạch mà hãy ném cát hoặc bông nhé!
Ôi bước ngoặt. :( Sao nhớ sửa rồi mà nó còn ở đây ta.
Mà thật ra thì cũng không hẳn là ngôi thứ ba của chúa Ring ạ. Có vẻ giống ngôi thứ 3 ma hơn, vì mình thích viết như thể mình đang làm con ma quan sát và nó chỉ có thể quan sát và cảm nhận chứ không thần thông biết tuốt, để có cảm giác như có 1 người hát rong đang kể lại. Nhưng mà bạn nói thế mình cũng sẽ xem xét nghiên cứu lại thế nào, :D việc tổ hợp ngôi 3 người và ngôi 3 chúa có lẽ vẫn chưa êm ái lắm.
He he, cám ơn bạn Ring đã để lại dấu chân, hi vọng bạn sẽ quay lại để dấu chân tiếp, hoặc mình hận mình lê máy chém điên cuồng và cùng quẫn cho nhà bạn xây lại từ đầu luôn. >:) Nói đùa thôi chứ thấy có phản hồi là đang tê dại cả người vì sung sướng. :3
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tsuki_chan

Gà con
Tham gia
5/10/14
Bài viết
4
Gạo
0,0
Bây giờ ta lần mò vào truyện của nàng để com đây. Nói thật nhé, muốn com được cho truyện của nàng cần phải đọc nhiều lần, hiểu theo cả nghĩa tích cực lẫn tiêu cực. Truyện của nàng tốn chất xám để hiểu, để phỏng đoán, và cả để nhận xét về những vấn đề trong nó.

Trước khi nhận xét bất cứ điều gì, ta khẳng định với nàng là ta ở đây với tư cách của độc giả, không phải nhà phê bình, hay biên tập. Nên dù cho bất cứ điều gì ta nói, nàng không cần phải thay đổi với những gì ta cho là có vấn đề, ta không yêu cầu nàng nên hay không nên làm gì, hay phải sửa sang thế nào. Ta chỉ ở đây nói về những suy nghĩ của ta, để cho nàng biết những gì mà một độc giả có thể cảm thấy ở truyện của nàng. Tất cả sau đó là quyết định của nàng, dù nàng có thay đổi, hoặc giữ nguyên ý kiến, ta không phán xét gì cả.

Vậy nhé, ta sẽ nhận xét theo từng phần một. Những vấn đề mà ta thấy có ở chương trước, nhưng đã khắc phục ở các chương sau, ta sẽ không nhắc lại. Ta chỉ nói về những gì mà bản thân ta nghĩ rằng nàng chưa thể khắc phục.

Giới thiệu và Bút nguyện.

Ta thích chủ đề mà nàng đã chọn, nó là một chủ đề khó, cần phải có một hiểu biết rộng và kiến thức chuyên sâu. Nó vừa khó viết, vừa khó đọc, nó yêu cầu rất nhiều ở độc giả mà nếu nàng không biết cách giảm bớt những yêu cầu đó, đây sẽ là một câu chuyện rất kén người đọc. Một thử thách lớn dành cho nàng. Vì ta biết, khi ở địa vị của một tác giả, nhiều khi cái mà chúng ta muốn làm là khẳng định bản thân, và chúng ta không muốn thỏa hiệp điều đó để đổi lấy số lượng độc giả. Nhưng ta cũng biết, một câu chuyện thành công phải cân bằng được cả hai yếu tố đó. Nếu chúng ta viết ra mà không tìm thấy được một độc giả thật sự hiểu mình, thật sự thấy được những gì chúng ta muốn nói, đó là một bi kịch. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được một nhà phê bình xuất sắc yêu thích câu chuyện của chúng ta.

Cụ thể về hai phần này, ta không có gì nhiều để nhận xét. Cả hai đều ngắn, và tập trung, cũng không có đến hai nhân vật để tương tác. Nên ta chỉ nói về những cảm nghĩ của ta khi đọc.

Ở phần giới thiệu, nàng đã nêu ra một mâu thuẫn rất hay về sự tiến hóa. Con người đang vật lộn để phát triển bản thân mình và để cứu lấy mình, đó là khao khát vừa muốn được tiến hóa, vừa sợ bị đào thải. Ta cũng đã nhiều lần phân vân thế nào mới là đúng, loại bỏ kẻ yếu để có một nguồn gen tốt cho tương lai, hay giữ lại họ vì ý nghĩa của nhân đạo.

Nhưng sự tiến hóa của con người không chỉ ở mặt vật chất, có một bộ não lớn hơn, thông minh hơn, mà còn ở mặt tinh thần, có nhiều cảm xúc hơn, có đạo đức hơn. Rõ ràng con người khác với sinh vật khác không chỉ vì trí thông minh, mà còn vì giá trị nhân đạo.

Hiểu theo một cách tiêu cực, con người kéo nhau xuống để không đánh mất vị trí của mình trên bậc cao nhất của bậc thang tiến hóa. Bởi vì sự tiến hóa là chọn lọc tự nhiên. Câu hỏi là làm thế nào để con người biến mất? Đại dịch, chiến tranh, hay cơn đại hồng thủy của Chúa trời? Vấn đề là luôn luôn có kẻ sống sót, và từ đó con người lại sinh sôi như nấm sau mưa. Thứ duy nhất có thể làm cho con người biến mất, tuyệt chủng là để cho một giống loài tiên tiến hơn họ được sinh ra, như loài sapiens đã thay thế loài neanderthal vậy. Và con người nhận thức rất rõ điều đó. Đó là một cuộc chiến tranh, người ta muốn kéo tụt kẻ khác xuống, không cho phép nhau phát triển. Họ không muốn bị thay thế, họ sợ bị tuyệt chủng.

Nhưng như ta nói, đó là cách hiểu tiêu cực, còn về mặt tích cực. Bản thân việc con người thể hiện tính nhân đạo đã là một bước tiến hóa, nó khiến con người khác với loài động vật. Bất kể có ý định gì đằng sau nó, tốt hay xấu, ý định không bao giờ quan trọng bằng kết quả của hành động. Lo lắng cho nguồn gen của con cháu, nhưng hãy đặt địa vị của một người nuôi một đứa con, họ sẽ dạy gì cho nó khi hành động của họ là loại bỏ những người yếu hơn họ? Trong trường hợp đó, thứ họ dạy cho nó sẽ chỉ là sự ích kỷ, dạy nó bỏ rơi họ khi họ yếu đuối, than trách họ nếu nó không có một nguồn gen tốt nhất. Và nghĩ mà xem, về cuộc chiến tranh VN những năm trước, thứ khiến chúng ta dành chiến thắng không phải là quân đội mạnh, cũng chẳng phải vì có lãnh đạo quá tài năng, mà đó là một cuộc chiến mà mỗi người dân đều đánh giặc, đó là sự đoàn kết của một dân tộc chống lại một đội quân. Sự đoàn kết đó ở đâu ra nếu ngay từ những việc nhỏ nhất chúng ta không biết quan tâm đến nhau, tương trợ cho nhau, hy sinh vì nhau? Sự nhân đạo tạo ra nhiều sức mạnh hơn hay nhiều kẻ yếu đuối?

Sự tiến hóa về vật chất sẽ tha hóa về tinh thần, nó tạo ra những con người mạnh, nhưng một tập thể nát bét. Và ngược lại, con người sẽ dậm chân tại chỗ rất nhiều năm vì ý nghĩa của nhân đạo. Lựa chọn ở đây là gì?

Và ta có thể thấy sự lựa chọn đó trong những chương tiếp theo của nàng, nhưng ta sẽ tạm không bàn nó ở đây. Phần giới thiệu nàng đã đưa ra một câu hỏi, một giả thuyết, một lựa chọn: con người hay quái vật, đó là một cách hay để bắt đầu :D

Ừm, riêng về vấn đề khoa học, ta không cảm thấy vấn đề gì khi phá vỡ nền tảng khoa học. Công nghệ nano ra đời phá hủy hàng loạt các định luật vật lý, nhưng nó vẫn được coi là một khám phá cách mạng đối với thế giới. Khoa học là sự khám phá, nghiên cứu và phát triển, bất cứ cái mới nào sinh ra cũng phủ nhận cái cũ. Và cái khao khát trường sinh, thay đổi di truyền hay kéo dài tuổi thọ là hoàn toàn chính đáng nếu nó là tài sản chung cho toàn xã hội. Có gì sai nếu giá trị đạo đức của công trình khoa học vẫn được đảm bảo. Đó là lý do các nghiên cứu khoa học luôn có một tiêu chuẩn về đạo đức. Ta hiểu ý nàng, nhưng ta nghĩ nàng cần phải rõ hơn ở chỗ này, cho thấy tính tiêu cực rõ ràng hơn để không gây hiểu lầm rằng những hành động đó là sai trái. Công nghệ gen trị liệu đã được nghiên cứu nhiều năm để loại bỏ những gen bệnh cho đến khi nó được thay thế bằng công nghệ tế bào gốc. Và ngay cả khi nó đã thất bại, nó vẫn được công nhận về giá trị đạo đức. Tại sao thay đổi di truyền lại là sai trái? Tại sao muốn được sống lâu lại là không chính đáng?

Và nàng có thể giúp ta giải đáp đoạn này được không?

Khi chúng ta vẫn còn đứng thành hai phe để suy nghĩ và tranh đấu cho ý niệm của riêng mình. Con người đang bắt đầu khai quật những kho tàng tri thức bị nguyền rủa,

Có vẻ như chúng ta và con người không phải là một. Nhìn thì trông như “chúng ta” là 1 bộ phận lớn hơn “con người”. Vậy “chúng ta” là ai và “con người” là ai?


Sang phần Bút nguyện, dài hơn, nhưng nội dung chỉ có một và thống nhất, thế nên ta không có gì để bàn luận nhiều về nó. Điều duy nhất khiến ta tự hỏi là mối liên quan của nó với những chương khác, với phần giới thiệu của câu chuyện. Vì dường như nó đang tỏ ra lạc lõng, nó nêu bật một nội dung hoàn toàn khác, nó không kết nối với bất cứ phần nào của câu chuyện cho đến giờ. Và ta tự hỏi về ý nghĩa đằng sau nó, nàng sử dụng nó với mục đích gì, tại sao. Hình tượng cái chết có ý nghĩa gì ngoài ý nghĩa rất hiển nhiên mà nàng đã thể hiện?

Ta nói như vậy không có nghĩa là yêu cầu nàng giải thích, ta muốn đọc được lời giải thích ấy vào một chương nào đó thể hiện mối liên quan với nó sau này. Nhưng hy vọng là ta được đọc nó sớm trước khi ta quên mất rằng cái Bút Nguyện này tồn tại. Vì như ta đã nói, nó không tỏ ra kết nối với các phần khác cho đến giờ, và thứ đơn độc thì thường bị lạc mất.

Dù sao, ta thích cách hành văn của nàng trong Bút Nguyện, nhân cách hóa cái chết là một phương pháp thú vị để thể hiện nó :3


Chương 0:

Cái chương này của nàng đọc là tốn chất xám nhất này. Mà nàng nhá, mắc tội không thương độc giả, chuyển cảnh, nhảy POV nhiều đến chóng mặt luôn =))

Để bắt đầu, ta thích cái biên niên sử của nàng. Trông thì có vẻ là một cách bắt đầu cứng nhắc, nhưng với một chương mà nội dung phức tạp như thế này, nó là một cách hợp lý để vẽ ra bối cảnh một cách ngắn gọn dễ hiểu nhất. Có quá nhiều sự kiện xảy ra trong một thời gian rất dài, nếu sử dụng cách mềm mại hơn, đọc thì rất hay, rất mượt, nhưng nó rất khó đọng vào đầu, cần sự tư duy nhiều hơn nữa, mà chương này đã có quá đủ thứ cần phải tư duy. Với lại, nếu muốn xem lại các sự kiện thì cũng rất dễ tìm, bởi với từng này thông tin, không ai nhớ được tất cả, lúc có gì thắc mắc lại phải lộn lên xem.

Ta thích ý tưởng của nàng về sự triển khai, tuy nhiên, ta nghĩ rằng nàng chưa làm nó hoàn hảo. Rõ nhất ở 6 sự kiện đầu.

Sự kiện đầu tiên: thế giới hứng chịu một đại dịch ghê gớm lan tràn từ châu Phi. Đọc đến đây không thấy vấn đề gì cả. Nhưng khi ta đọc đến “trại tập trung những người may mắn khỏi bệnh”, ý nghĩ đầu tiên của ta là chắc cả thế giới bị lan tràn dịch chỉ sống được từng ấy người. Cho khi đọc đến “một nhà nước tự xưng” thì ta lại phải nghĩ lại từ đầu. Nghĩa là, thế này nhé. Đại dịch lan đến rất nhiều quốc gia trên thế giới, có người nhiễm và vẫn có người không. Một năm sau, trại tập trung những người khỏi bệnh bị tấn công. Đến đây ta lại tự hỏi, nếu không phải thế giới chỉ còn được từng ấy người, vậy thì ở đây là 1 trại tập trung người lành bệnh trong rất nhiều trại, hay tất cả những người lành bệnh trên thế giới tập trung vào một trại? Với khả năng thứ nhất, nếu chỉ là một trong nhiều trại, thì chắc đã phải có chữ “một”, vì không có thì nó tạo ra cảm giác “duy nhất”. Với khả năng thứ hai, nó sẽ là vô lý nếu khỏi bệnh rồi họ mới tập trung lại, vì thường người ta khỏi bệnh là người ta tản mác khắp nơi, trở về gia đình của họ. Vậy thì chỉ có nghĩa là họ được tập trung lại khi còn đang bệnh và họ may mắn khỏi. Nhưng nó lại vô lý nếu như họ là người bệnh tập hợp lại. Vì như chính sách phòng bệnh dịch ở tất cả các quốc gia, không bao giờ họ di chuyển bệnh nhân như thế, họ khoanh vùng dịch, hạn chế qua lại, thậm chí cán bộ y tế của các nước sẽ ra tận sân bay xét nghiệm từng hành khách, ai nhiễm bệnh thì không bao giờ qua khâu xuất cảnh. Đó là nguyên tắc của y tế đối phó với đại dịch, việc vận chuyển người bệnh sẽ chỉ tăng khả năng lây lan. Và giả sử như không có sự lây lan trong quá trình vận chuyển, quốc gia nào sẽ chịu để cả thế giới trút ổ đại dịch vào lãnh thổ nước mình? Tóm lại, trong tất cả các khả năng ta suy luận ra từ cách viết của nàng , không cái nào là hợp lý.

Rồi, ta bỏ qua nó, xét tiếp đến nhà nước tự xưng. Một tổ chức muốn giết những người bị bệnh dịch, ta không ngạc nhiên. Virus chỉ tồn tại khi có vật chủ, vật chủ chết, virus chết. Đây có thể là hành vi vô nhân đạo thế nhưng không phủ nhận đó là cách giải quyết rất gọn. Có điều đây lại là trại tập trung những người khỏi bệnh, giết họ có ý nghĩa gì? Ta biết, ta biết, đây là nhà nước tự xưng, mà trong mắt nhiều người nó cũng như khủng bố. Nhưng nhà nước tự xưng, hay tổ chức khủng bố không giống như băng đảng tội phạm xuyên quốc gia. Bất kể thế giới nghĩ về chúng như thế nào, chúng là những kẻ tin rằng mình đang làm cách mạng. Họ có thể đem hành động bạo lực giết người bệnh để ngăn chặn bệnh dịch ra làm cái cớ cho cách mạng, nhưng giết người lành bệnh thì không. Các tổ chức chính trị luôn cần phải có một tấm bình phong “lẽ phải” cho hành động của mình, dù nó đi kèm với diệt chủng, nó phải có một lý do vĩ đại hơn đằng sau. Bất kể mục đích thực sự của kẻ lãnh đạo là gì đi nữa, họ cần phải tạo ra một lý do chính đáng để đối phó với công luận, để thu hút người ủng hộ, sẵn sàng bán mạng cho mình. Vì thế, lý do nhà nước tự xưng tấn công một trại những người lành bệnh vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ chờ lời giải đáp.

Tạm để vấn đề này lại, chuyển sang “một cường quốc chuyển đối chế độ chính trị”. Đã được nhấn mạnh vào chữ “Hòa bình” thế nên ta không hiểu tại sao nó lại trở thành vấn đề của cả thế giới. Sự chuyển đổi này tác động như thế nào đến thế giới? Thông tin chỉ có một nửa lửng lơ, và ta lại tiếp tục mù mờ.

Sự kiện thứ 5: nội dung không có gì khó hiểu, nhưng nhà nước ISd là gì, họ ở đâu bay ra, đã được nhắc đến trước đó chưa? Bên trên có đến mấy nhà nước, nhà nước tự xưng, cường quốc chuyển đổi chế độ, nhưng chẳng cái nào có tên, vậy làm cách nào để ta suy luận được cái nào là ISd, hay ISd chẳng là cái nào cả, chỉ là một bên mới được sinh ra (đừng nói với ta đấy là nhà nước Hồi giáo tự xưng IS mà ngày nào cũng đình đám trên thời sự đấy nhé =))). Và nếu vậy, không phải sẽ cần thêm một giải thích?

Cuối cùng là sự kiện thứ 6, vấn đề nhỏ thôi, câu của nàng không có chủ ngữ. Biên niên sử yêu cầu phải sử dụng ngôn ngữ khoa học, và một câu không có chủ ngữ chắc chắn không đạt yêu cầu của ngôn ngữ khoa học. Ta nghĩ nàng chỉ cần chuyển nó sang dạng bị động là ổn.

Tóm lại của phần biên niên sử: ý tưởng tốt, nhưng triển khai gặp vấn đề. Biên niên sử là một dạng văn bản khoa học, và ngôn ngữ trong văn bản khoa học phải đạt yêu cầu ngắn gọn, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu và không gây hiểu lầm. Xem xét việc ta đã suy luận ra một đống khả năng sau khi đọc nó, ta nghĩ ít nhất yêu cầu “không gây hiểu lầm” đã không đạt được. Nó khiến cho bối cảnh ở đoạn đầu rất mơ hồ, những ai chỉ đọc qua loa thì chẳng quan tâm, nhưng nếu ai đó đọc để hiểu lại cực kỳ bối rối.

Xong Biên niên sử, ta tiếp tục bình luận phần còn lại của chương. Ở phần tiếp theo đây ta sẽ không bình luận theo trình tự của câu chuyện mà ta bình luận về các vấn đề, từ nhỏ đến lớn.


Đầu tiên, lỗi chính tả.

Một lỗi thường gặp, cực kỳ nhỏ, nhưng lỗi này có thể thay đổi giá trị của truyện nhiều hơn bất cứ ai nghĩ rằng nó có thể. Nó là một lỗi sơ đẳng, mà một khi tác giả mắc phải, trình độ của tác giả sẽ bị đánh giá. Vì theo lẽ thường, một tác giả ở trình độ cao sẽ không mắc phải một lỗi sơ đẳng. Vì thế, lỗi nhỏ, nhưng thiệt hại to, đừng bao giờ để ai khác đánh giá nàng vì một vấn đề bé xíu.

Nếu chỉ có một lần sai chính tả, ta sẽ không nhắc đến. Nhưng ta đọc và quan sát lỗi chính tả rải rác trong tất cả các chương của nàng. Nên ta mong nàng phải chú tâm đến nó nhiều hơn. Nếu từ nào mà nàng không chắc chắn, tra từ điển trước khi sử dụng nó.

Viên chỉ huy nhìn lên màn hình, chín chấm xanh lam vừa vụt tắc
vụt tắt

Chỉ cần bất cứ ai ngăn cản ta thì đều là khủng bố, chỉ cần tùy tiện gắng cho bọn dân tộc đế vương các ngươi danh hiệu đó thì tự động có người thanh toán cho ta.
=> gán (không gắng)

XK là gen có tìm năng chữa bệnh, ông lại biến nó thành vũ khí.
=>
tiềm năng

Vấn đề 2, miêu tả.

Sau một cuộc hành trình dài đi đọc rất nhiều, ta nhận thấy một số không ít tác giả không chú trọng đến miêu tả, cho rằng miêu tả chỉ cần đủ hình dung là được. Nó không quan trọng lắm khi ta đọc fanfic nhiều hơn, khi ta biết tất cả các nhân vật trông như thế nào. Nhưng một fiction thiếu miêu tả là một thảm họa. Với ta thì, miêu tả không chỉ là một công cụ khắc họa, nó là một nghệ thuật. Và khi là một nghệ thuật, thì nó không chỉ cần nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận thấy, mà nó còn về tính độc đáo, đặc trưng, tính cảm xúc. Nó phải tạo được ấn tượng. Ta đã từng đọc một tài liệu về “nghệ thuật viết” do Aster sưu tầm trong blog của sis ấy (nhưng bây giờ cái blog ấy die, ta vẫn còn tiếc vì không copy hết về), trong đó nói về miêu tả. Khi miêu tả về ngọn lửa, bạn không chỉ quan sát màu sắc, hình dạng của nó, mà phải nhìn thật kỹ, cảm nhận nó, cho đến khi bạn thấy nó khác với các ngọn lửa khác, và miêu tả sự khác biệt đó. Văn thiếu miêu tả hoặc miêu tả vô cảm đọc có cảm giác nhạt nhẽo, giống như ăn cơm sống vậy. Nó gây hoang mang khi đọc, và khó phân biệt các nhân vật, các sự vật, đặc biệt là nhân vật. Bởi mỗi nhân vật cần được khắc họa với một đặc trưng riêng ngay từ ngoại hình, họ phải lưu được ấn tượng với độc giả, hoặc là họ sẽ bị lãng quên. Ta nói thật, vì ta đã đọc chương này đến lần thứ 6, nên ta không quá xa lạ với các cái tên (mặc dù ta vẫn không nhớ được cái tên nào, ngoại trừ Nguyễn Quân vì nó thuần việt), nhưng nói về nhân vật mà ta có hình dung rõ nhất là lão tham mưu trưởng, vì lão được tả nhiều nhất, và cái dáng nhỏ thó đấy thực sự đặc biệt. Sau đó là anh chàng hacker, đơn giản vì anh ta ngồi xe lăn, một đặc trưng khá rõ ràng. Còn lại tất cả đều mờ nhạt.

Vì ta tin tưởng vào tài năng và bản lĩnh của nàng, nên ta sẽ thành thật với nàng. Nếu nàng là một tác giả xa lạ, ta sẽ ngừng ngay khi đọc hết đoạn Nguyễn Quân xuất hiện. Mới chỉ có 4 nhân vật được nhắc đến, nhưng không ai cho ta một cái đặc trưng. Đại loại ta chỉ biết có một nhân vật đại tá, một người đàn ông, một người phụ nữ và một cô gái giống con ma. Nhưng không phải cho đến khi có cụm từ “cô rất trẻ” ta mới biết được đó là một cô gái (nhưng nàng có biết ta phải mất một thời gian khá lâu để thực sự tin vào điều đó). Và một lúc sau ta biết Mason có vẻ lớn tuổi hơn Erike. Nàng dựa quá nhiều vào lời thoại để cung cấp thông tin. Nó hiệu quả trong truyện tranh, khi các nhân vật được nhìn thấy với phác họa đầy đủ, nhưng vào trong truyện chữ, phải mất một lúc ta mới biết được ai với ai, và chắc chắn là ta không biết điều đó trong lần đọc đầu tiên của mình. Và ta phải nhấn mạnh với nàng, không ai cũng có sở thích đọc lại cái gì đó đến lần thứ hai.

Có một khái niệm ta vẫn thắc mắc mãi và nhất định phải hỏi nàng, mùi ion hóa là mùi thế nào? Nàng không tả nó, ta không thể hình dung.

Một mảng nhỏ hơn trong miêu tả, đó là miêu tả chiến đấu. Phần này, ta không đi sâu, bởi vì trong chương này không có cái gì thực sự gọi là chiến đấu khi ta chỉ nhìn thấy những báo cáo, kết quả, không thấy kỹ năng hay kỹ thuật, càng không thấy hành động thực sự. Cái này đến những chương sau ta sẽ bình luận rõ ràng hơn. Nhưng chính vì nàng đã hầu như không sử dụng miêu tả chiến đấu, thế nên những đoạn lăng-xê của nàng về quân đội của đại úy, về đội đặc nhiệm chiến thuật đơn thuần chỉ là... lời tâng bốc. Nàng cho độc giả biết họ tài năng ra sao, vô địch như thế nào, nhưng nàng không thực sự cho độc giả thấy hành động của họ, và vì thế tất cả năng lực của họ không thuyết phục, người ta chỉ bị thuyết phục khi được mắt thấy tai nghe. Trong thực tế, người ta quan trọng kết quả. Nhưng trong một tiểu thuyết, kết quả là cái mà tác giả có thể tạo ra, nên tác giả cần phải cố hết sức làm cho kết quả ấy trở nên thuyết phục.

Vấn đề thứ 3, cách cung cấp thông tin.

Phải nói là ta khâm phục nàng ở sự đầu tư, sự sáng tạo. Tất cả những gì nàng viết đều đã chứng tỏ tầm hiểu biết của nàng, sự đầu tư vô hạn của nàng để tạo ra cả một thế giới hoành tráng. Nhưng như ta đã nói, một câu chuyện thành công không chỉ bằng việc tác giả có thể chứng tỏ bản thân mình. Nó cần đạt được sự gần gũi nhất định với độc giả.

Ở đây, dường như nàng đang muốn trút hết những gì nàng đã sáng tạo ra vào câu chuyện. Nhưng ta muốn nói một điều như thế này, tác giả có thể sáng tạo ra cả thế giới cho câu chuyện, có thể biết một con kiến sống ở đâu trong đó, không có nghĩa là tác giả nên đưa cả thông tin ấy vào câu chuyện.

Cảm nghĩ đầu tiên của ta khi đọc chương này là ngột ngạt và căng thẳng. Không, ta không ngột ngạt và căng thẳng vì sức nóng của cuộc chiến, mà vì mật độ dày đặc của thông tin. Từ những cái tên nhân vật, từ những thành phần trong quân đội, từ những chiến thuật mà họ sử dụng, từ khả năng của từng cá nhân trong đội đặc nhiệm chiến thuật. Thêm cách mà nàng cung cấp các thông tin đó làm ta cảm thấy như chúng xoắn hết lại với nhau. Ít thì thấm lâu, nhiều thì trôi hết. Có lẽ bởi vì nàng không muốn quá kéo dài một chương gọi là chương 0, nó không phải là nội dung chính của câu chuyện. Và ta có thể thấy nàng bị mâu thuẫn giữa việc tái hiện chính xác toàn bộ hoạt động của một sở chỉ huy và việc giảm tải những thông tin vô ích với độc giả. Và nàng chọn cách tái hiện chính xác.

Nhưng nếu nàng thử đặt mình vào địa vị của một độc giả, nàng liệu có muốn nhớ đến đại úy Corel, trung úy Zam, hay thiếu úy Den, hay trung sĩ Sunm (anh này may mắn được nhớ đến nhiều hơn do anh ta bị mắng). Họ chỉ tồn tại cho có, bởi vì họ là thành phần cần thiết của một đội quân, vì theo nguyên tắc người ta phải xưng tên khi báo cáo. Nhưng ấn tượng về họ là gì, không biết mặt mũi họ thế nào, họ nói chuyện theo kiểu quân sự vô cá tính, thậm chí giọng nói cũng không được mô tả. Họ chỉ là công cụ để thể hiện diễn biến của trận chiến. Họ tồn tại chỉ để lãng quên. Và ngoài công dụng đó ra, cái tên của họ chỉ làm hoa mắt độc giả, vốn dĩ họ không có giá trị như một nhân vật. Những cái tên được thêm vào, chỉ xuất hiện một lần, tạo ấn tượng là có quá nhiều nhân vật, nhưng thực chất không phải như vậy. Kết quả là có những nhân vật xuất hiện nhưng lu mờ, những nhân vật cần tỏa sáng thì không có đủ đất diễn.

Những việc nàng đã làm là tái hiện hoàn toàn một cảnh quay thực tế, tất nhiên nó cũng hiện ra hoàn toàn thực tế. Thế nhưng, các nhân vật trong đó biết chuyện gì đang xảy ra, biết ý nghĩa của những chiến thuật, biết người mình đang nói chuyện, với độc giả, tất cả đều mới lạ. Và nàng có tin không, họ thường chú ý đến nhân vật nhiều hơn tình tiết, phản ứng đầu tiên khi họ nghe cái tên của một nhân vật họ muốn biết đó là người như thế nào. Với những nhân vật không phải là nhân vật, phản ứng đó chỉ khiến họ phân tâm. Khi lần đầu tiên đọc ta chỉ xem những nhân vật nói gì, dò tìm đặc trưng trong lời nói của họ (và hy vọng họ sẽ xuất hiện lần nữa để biết thêm về họ), thậm chí ta hoàn toàn mù mờ về việc họ đang bàn luận cái gì. Lời thoại không bao giờ là cách tốt để thể hiện chiến thuật. Trừ khi trong hội thoại có một người không biết gì cả cần được giải thích. Với tất cả các bên đều là chỉ huy theo từng cấp độ, họ biết là họ đang làm gì, họ có thể hiểu ngay đối phương với chỉ một gợi ý nhỏ. Hợp lý với họ, nhưng hack não độc giả. Vì vậy, để lời thoại hợp lý, họ không cần tiết lộ quá nhiều, chiến thuật sẽ trở thành những mảnh rời rạc mà độc giả phải chú tâm ghép chúng lại với nhau, nhưng với những cái tên mới tiếp tục nhảy vào tầm mắt, việc đó khá là khó tập trung. Đến lần thứ ba đọc ta đã vứt tất cả những cái tên sang một bên, nhưng đó là lần thứ ba.

Và thực sự, ta chưa bao giờ hiểu những cái tên Phantom, Phantom +1, ta đã cố dò tìm chúng nhưng không thành công. Chúng dường như là những chiến thuật phụ trước khi nàng nhấn mạnh đến chiến thuật chính Shadow Bloom. Nhưng thực sự, nó không có ý nghĩa gì nhiều hơn một cái tên. Và một cái tên vô nghĩa là một thông tin vô ích. Chờ đợi những thông tin vô ích bước ra ánh sáng là một việc làm vô vọng. Một phản ứng bản năng thôi, những người được đặt tên, thứ được đặt tên thường là quan trọng, và mọi người thường tò mò về những điều quan trọng. Sự tò mò ấy sẽ giết chết sự tập trung vào thứ lẽ ra quan trọng hơn.

Phân phối thông tin có trọng điểm là việc rất quan trọng, để độc giả biết cái gì cần lưu ý, cái gì không. Đặc biệt là với một trận chiến, các chiến thuật luôn luôn phức tạp, biến đổi theo từng động thái. Thông tin được viết ra phải trình bày rõ ràng, liên kết chặt chẽ, tạo điều kiện tối đa cho sự tập trung. Để nhiều yếu tố gây phân tâm, hoặc những lời giải đáp lấp lửng sẽ tạo ra rất nhiều bối rối. Nếu như nàng không giới hạn độ dài cho chương này, hoặc phân nó ra làm nhiều chương hơn thì nó dễ hiểu hơn nhiều, nàng có thể đáp ứng được cả mong muốn khắc họa thực tế, lẫn đảm bảo đất diễn cho nhân vật.

Cuối cùng trong vấn đề này là nàng nên cung cấp mục chú thích. Nàng hẳn phải tìm hiểu rất nhiều, về các chiến thuật, về các loại vũ khí, cộng thêm phải sáng tạo ra một số loại vũ khí mới nữa. Nhưng ta không ngại gì để thừa nhận với nàng rằng quá nửa số thuật ngữ sử dụng trong chương này ta hoàn toàn không hiểu. Và dù ta đã đủ kiên nhẫn để đọc chương đến 6 lần, không có nghĩa ta sẽ đủ bận tâm để tra google tất cả những thuật ngữ ấy. Không phải độc giả nào của nàng cũng là Biết Tuốt, và ta dám chắc đến 99, nếu không phải 100% họ không ở trong quân đội. Nàng nghĩ họ sẽ tìm hiểu những khái niệm đó, hay họ sẽ bỏ qua luôn? Đằng sau mỗi tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn thôi cũng luôn luôn có chú thích, thì nàng cũng nên làm vậy trong tiểu thuyết của mình. Bắt đầu từ việc giải nghĩa tất cả những khái niệm mà nàng đã mất công tìm hiểu, vì nếu đến cả nàng trước khi tìm hiểu còn không biết, thì đừng mong đợi độc giả phải biết chúng. Nàng đã đầu tư rất kỳ công, nàng chắc chắn muốn hiểu tất cả những gì nàng viết, vậy thì tạo cơ hội cho họ hiểu, đừng để sự đầu tư của nàng trở thành đầu tư không có lãi.

Vấn đề 4, ngôi kể.

Phải nói ngôi kể của nàng sử dụng là hỗn hợp của ngôi thứ ba thông suốt và ngôi thứ ba giới hạn, hay nói chính xác, là một dạng trung gian giữa chúng. Vì cách nàng viết quá khách quan để là ngôi thứ ba giới hạn và quá xâm nhập để là ngôi thứ ba thông suốt. Ta thấy nàng đã trả lời comment rằng nàng dùng ngôi thứ ba giới hạn, vậy thì nàng sử dụng nó chưa hiệu quả. Dùng POV của một nhân vật không phải là chỉ nhìn qua mắt của người ấy mà phải cảm nhận mọi thứ bằng cái tâm của người ấy, rung động bằng cảm xúc của người ấy. Tức giận không chỉ dùng từ “tức giận” là đủ, căm thù không thể chỉ đơn giản là “căm thù”, tâm tư của con người đôi khi không thể dùng các khái niệm để mà cắt nghĩa, đôi khi con người ta mơ hồ với chính mình. Nó ảnh hưởng đến mọi lời nói, mọi suy nghĩ, cách nhìn nhận mọi vấn đề, nó mang đặc trưng chủ quan của mỗi người. Để thực sự thành công trong ngôi kể này, nàng phải thực sự hóa thân vào nhân vật, đừng chỉ nhìn qua mắt họ một cách máy móc, đừng đứng ở ngoại vi tâm trí họ mãi mãi, hãy vào sâu hơn, và hiểu sâu hơn.

Và hạn chế chuyển POV, nàng biết đấy, rất mệt mỏi khi phải nhảy hết từ đầu người này sang đầu người khác. Nhất là những đoạn ta còn chẳng biết mình đang ở trong đầu của ai. May mắn là nó không phải vấn đề quá lớn ở chương này vì ngôi thứ ba giới hạn của nàng cũng từa tựa ngôi thứ ba thông suốt. Ta không phải quan tâm quá nhiều về quan điểm của người ta đang quan sát, vì gần như ai cũng giống ai.

Và trong số các POV đã được sử dụng có một POV của tên lính đánh thuê, tội nghiệp chưa xuất hiện được bao lâu đã đi đời để làm nền lăng-xê kỹ thuật của nhân vật khác. Sự thực, hắn là một nhân vật rất thừa, rất bèo, sự xuất hiện hoàn toàn không đáng giá để khai thác một POV. Hắn và đội của hắn là những kẻ được tạo ra để thí mạng. Đừng vớt hắn lên để cho hắn chết, nếu đã ưu ái cho xuất hiện ở một góc nhìn, ít nhất nên cho hắn nhiều đất diễn hơn.

Vấn đề 5, tính hợp lý của tình tiết.

Đừng quá lo khi ta đề cập đến vấn đề này, vì chương vẫn hợp lý cho đến khi đoạn ghi âm của Chủ tịch liên minh tiền nhiệm.

Mặc dù đoạn đầu tiên, lão nói đúng, nghe chướng tai, nhưng đúng. Chính nghĩa là gì, khủng bố là gì? Như ta đã nói ở đoạn trên, trong chiến tranh, cả hai bên tham chiến đều có lý của mình. Vấn đề chẳng phải đúng và sai, bởi vì nếu nàng đứng ở lập trường của mỗi bên, tất cả đều đúng. Vậy thì ai được coi là khủng bố? Đơn giản, bên nào có quyền lực hơn, có sức ảnh hưởng hơn, có nhiều mối quan hệ hơn, chính thống hơn, thì bên đó đươc quyền gọi bên kia là khủng bố. Sự thật mất lòng nó là vậy. Bạn chỉ cần có tiêu chí ấy, bạn cần một lý do, và bạn tha hồ rải bom sang đất người ta và bạn vẫn được coi là chính nghĩa. Và cũng vậy, trên thực tế, cả một kẻ khủng bố thật sự cũng không tự nhận mình là khủng bố, cũng gần như chắc chắn sẽ gọi kẻ đối địch của mình là khủng bố. Vậy nên hãy thừa nhận là lão tham mưu trưởng hoàn toàn có lý: tại sao phe mình nên tin lời một kẻ khủng bố? Cụ thể hơn, một sát thủ, một kẻ giết người?

Sát thủ muôn đời là sát thủ, dù hành động của sát thủ là tiêu diệt kẻ bạo ngược, đừng mong rằng hành động đó được vinh danh, đừng mong rằng tiếng nói có giá trị. Đúng với cái tên của mình, sát thủ chỉ là một kẻ giết người.

Vâng, và sát thủ ấy làm gì? Giết cả 8 người đến truy sát mình cho dù biết sự thật họ chỉ là kẻ bị giật dây. Điều khiến hành vi đó trở nên đáng ghê tởm hơn là khi Nguyễn Quân tiết lộ sự thật rằng đồng đội của họ đã cứu nàng ấy, và nàng ấy giết họ, những người giống như anh em, gia đình của kẻ đã hy sinh cho nàng ấy. Dù họ không thực sự chết, nhưng trong hiểu biết của cả thế giới thì sẽ là vậy. Lính có nghĩa vụ phải tuân theo mệnh lệnh, họ đều biết là mình có thể chết trong khi làm nhiệm vụ, và họ chấp nhận điều đó. Đó là điều vô lý khi đổ lỗi cho những kẻ ra lệnh. Bởi vì, thực tế đi, có bao nhiêu kẻ chỉ huy ra lệnh cho lính của mình vì một lý do thực sự? Lý do luôn là bình phong trong chiến tranh. Muốn có một đội quân, phải tạo ra một lý tưởng, phải làm tất cả mọi người tin tưởng vào nó, phải để nó trở thành lý tưởng của họ. Việc đó là bình thường, con người là sinh vật sống đói niềm tin, họ cần được trao niềm tin để sống và chết, để cuộc sống có ý nghĩa. Nghiêm túc đấy, dù là chỉ huy một tiểu đội đi chăng nữa, có mấy khi đội trưởng nói lý do thật cho những người lính của mình. Cái kiểu giết người rồi đổ lỗi cho người ra lệnh ấy trên thực tế là một kiểu thoái thác trách nhiệm, rũ máu khỏi tay mình. Việc làm đó chỉ làm xấu đi nhân cách của Nguyễn Quân.

Vì đừng nghĩ là chính quyền luôn làm mọi thứ quang minh chính đại, đó là hiểu biết siêu ngây thơ của những người không bước quá mười bước ra khỏi cửa. Có những việc họ làm ngoài sáng, có những việc họ phải làm trong tối. Không phải bất cứ thứ gì cũng có thể xét xử theo luật pháp, không bao giờ. Có những điều họ phải che lấp, chôn vùi, điều đó không có nghĩa họ là tội đồ, đó chỉ là cái cớ để lực lượng phản động lợi dụng mà thôi. Dùng những việc tối tăm trong nội bộ chính quyền làm lý do để phá hoại họ là hành động điển hình của lực lượng chống phá. Nàng thực sự nghĩ những sự thật này khi lộ ra sẽ làm khuynh đảo cái gì đó, vâng, công chúng sẽ thấy một điều, hai thành viên của đội đặc nhiệm chiến thuật đã đồng lõa với kẻ phản động, và họ nên may mắn vì đã được vinh danh vì cái chết đó. Và phần còn lại của đội là những người vô tội đã bị chính kẻ phản động kia giết chết.

Nàng có thật sự nghĩ là bằng những lời đó sẽ có ai tin tưởng Nguyễn Quân không? Sau khi cô ấy vừa thực hiện một hành động tàn bạo? Lý do tại sao mà rất nhiều nhà lãnh đạo lỗi lạc khi muốn làm cách mạng phải rửa tay gác kiếm cho dù trước đó họ là chiến binh xuất sắc? Bởi vì nhưng người đứng về họ cần họ như một biểu tượng của cái gì đó sáng chói, sạch sẽ, không vấy máu, và bình yên. Một hành động tàn ác dù bằng bất cứ lý do gì không rửa được danh tiếng của họ.

Nghĩ mà xem, hiểu biết của nàng bảo một kẻ là khủng bố, thì nghe tên kẻ ấy nàng đã không tin hắn rồi chứ đừng nói là một vài lời của hắn có thể thay đổi nhận thức của nàng. Nàng sẽ muốn có bằng chứng.

Nói về bằng chứng, đó là một đoạn ghi âm. Và ta thề với nàng khi đọc xong nó ta nghĩ lão này bị điên, thần trí không bình thường, đần độn. Lão bị tiêm ma túy, chuốc rượu hay làm sao? Nghiêm túc, tiêu chuẩn cho chủ tịch liên minh thấp đến thế? Ta có ấn tượng là một người ở địa vị ấy phải khôn ngoan, biết điều gì nên nói điều gì không, có là độc tài thì cũng rất giỏi che giấu, vậy mà lão có thể phun ra hết những lời đó. Dù gì thì đó là chủ tịch của Liên minh toàn cầu chứ chẳng phải chủ tịch của một đất nước xếp hạng mấy trăm trên thế giới. Hay từ khi nào, tiêu chuẩn cầm quyền đã thay đổi để trở về thời quân chủ phong kiến coi trọng dòng máu hơn năng lực. Và lão đang nói cái chết toi gì vậy? Hủy diệt nhân loại, vậy lão là cái gì? Tất cả những lời này nghe như cơn phát bệnh của một kẻ mất trí, và không ai lấy lời của một kẻ mất trí làm bằng chứng.

Và nàng cho rằng công chúng sẽ thực sự nghĩ một Chủ tịch đức cao vọng trọng nói những lời đó là bình thường? Ông ta nói những lời đó trước khi bị giết, ông ta có thể bị khống chế bởi 1 số phương tiện. Mà đó chỉ là 1 đoạn ghi âm chứ không phải một đoạn video, ai biết những gì đang xảy ra ở thời điểm đó. Và càng khó tin hơn khi một người có thể nói muốn hủy diệt giống loài của chính mình. Kẻ điên thì không thể buộc tội kẻ khác. Việc chỉ điểm Chủ tịch kế nhiệm từ đó là vô nghĩa. Nàng có nghĩ rằng tham mưu trưởng, hay những kẻ quyền lực khác vì một đoạn ghi âm đó mà run như cầy sấy, không thể nói một lời bào chữa?

Dù gì thì trong hoàn cảnh này, Nguyễn Quân vẫn là kẻ đuối lý hơn. Cô ấy vốn dĩ không có một danh tiếng tốt, lại bị hạ thấp bởi một hành động tàn bạo, và bây giờ đem bằng chứng là những lời tự thú của một kẻ điên. Phản ứng của lão tham mưu trưởng thực sự không xứng đáng với địa vị của lão, ta nghĩ một kẻ ở địa vị ấy phải bản lĩnh hơn, cũng như Chủ tịch liên minh tiền nhiệm.

Xin đừng nói với ta rằng đó là sự thật, rằng chúng thật ra là kẻ không có bản lĩnh. Vì kẻ không có bản lĩnh có thể thao túng cả thế giới như vậy, thì ta đánh giá thấp toàn bộ thế giới.

Giá như mà nàng ấy nghĩ đến việc phát hành tất cả các bằng chứng tài liệu trước khi ngắt kết nối, ta sẽ thấy tình tiết hợp lý hơn một chút. Vì ít ra những tài liệu rõ ràng, những kế hoạch chi li sẽ có tính thuyết phục hơn lời thú tội của kẻ mất trí.

Ta sẽ tạm coi đó là hợp lý để phân tích tình tiết tiếp theo.

Được rồi, bây giờ họ được chứng minh chính nghĩa với cả thế giới. Nhưng hành động tiếp theo của dân tộc đế vương này là thảm sát quân đội của Liên Minh toàn cầu. Lính là kẻ nghe lệnh, bây giờ cả thế giới biết kẻ cầm quyền của họ là lũ độc tài, lính là nạn nhân bị kẹt trong một trận chiến. Nhưng tất cả bị giết, một cách tàn bạo. Ta sẽ không lên án nếu như dân tộc đế vương vẫn còn là người bình thường, họ phải lựa chọn giữa giết và bị giết, nhưng giờ họ tiến hóa, họ có thể lựa chọn giết, hoặc khống chế, kêu gọi quy hàng và để cho những người lính biết sự thật. Nhưng họ lại tàn sát tất cả, hành động của những người “thanh khiết” đủ để được cung cấp gen MXK là vậy? Họ bắt đầu tương lai, bắt đầu thế giới mới bằng một hành động tàn ác, họ ra mắt với thế giới với máu trên tay. Họ trở thành kẻ độc tài mà họ đã từng cố gắng chống lại, nhưng còn tệ hơn chúng, bởi vì họ đã tiến hóa, họ có sức mạnh để có thể nô dịch kẻ khác tồi tệ hơn quyền lực mà kẻ độc tài trước kia đã có.

Ta không biết những tư tưởng cách mạng mà ba con người kia có ban đầu là gì, nhưng hành động của họ đã giết chết ý nghĩa của nó. Người ta nói không sai “Con đường dẫn đến địa ngục được lát bằng những ý định tốt.”. Và họ vừa mới mở ra địa ngục.

May mắn là ở những chương tiếp theo, thế giới của 2000 năm sau đó không phải là một thiên đường, vì đó là hoàn toàn vô lý khi thế giới mới đã được bắt đầu như vậy. Và điều đó hoàn toàn có thể dự đoán được khi đọc kết thúc của chương 0. Thế giới tương lai sẽ hoàn toàn nát bét, cả về nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng, cả cơ sở vật chất, lẫn con người.

Ta đánh giá rất cao khả năng tưởng tượng của nàng, nàng tỉ mỉ trong từng sáng tạo. Luôn luôn có thể cảm thấy vốn hiểu biết rất rộng của nàng. Cố lên nha, ta sẽ bình luận các chương tới sau nhé.

Này, đây là nàng đòi ta chém chi tiết, tỉ mỉ đấy nhé, nếu nó quá ác thì thứ lỗi cho ta >_< (may vừa đủ số từ giới hạn :v )
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Ktmb

Gà ngơ
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/2/14
Bài viết
2.766
Gạo
5.000,0
Bây giờ ta lần mò vào truyện của nàng để com đây. Nói thật nhé, muốn com được cho truyện của nàng cần phải đọc nhiều lần, hiểu theo cả nghĩa tích cực lẫn tiêu cực. Truyện của nàng tốn chất xám để hiểu, để phỏng đoán, và cả để nhận xét về những vấn đề trong nó.

Trước khi nhận xét bất cứ điều gì, ta khẳng định với nàng là ta ở đây với tư cách của độc giả, không phải nhà phê bình, hay biên tập. Nên dù cho bất cứ điều gì ta nói, nàng không cần phải thay đổi với những gì ta cho là có vấn đề, ta không yêu cầu nàng nên hay không nên làm gì, hay phải sửa sang thế nào. Ta chỉ ở đây nói về những suy nghĩ của ta, để cho nàng biết những gì mà một độc giả có thể cảm thấy ở truyện của nàng. Tất cả sau đó là quyết định của nàng, dù nàng có thay đổi, hoặc giữ nguyên ý kiến, ta không phán xét gì cả.

Vậy nhé, ta sẽ nhận xét theo từng phần một. Những vấn đề mà ta thấy có ở chương trước, nhưng đã khắc phục ở các chương sau, ta sẽ không nhắc lại. Ta chỉ nói về những gì mà bản thân ta nghĩ rằng nàng chưa thể khắc phục.

Giới thiệu và Bút nguyện.

Ta thích chủ đề mà nàng đã chọn, nó là một chủ đề khó, cần phải có một hiểu biết rộng và kiến thức chuyên sâu. Nó vừa khó viết, vừa khó đọc, nó yêu cầu rất nhiều ở độc giả mà nếu nàng không biết cách giảm bớt những yêu cầu đó, đây sẽ là một câu chuyện rất kén người đọc. Một thử thách lớn dành cho nàng. Vì ta biết, khi ở địa vị của một tác giả, nhiều khi cái mà chúng ta muốn làm là khẳng định bản thân, và chúng ta không muốn thỏa hiệp điều đó để đổi lấy số lượng độc giả. Nhưng ta cũng biết, một câu chuyện thành công phải cân bằng được cả hai yếu tố đó. Nếu chúng ta viết ra mà không tìm thấy được một độc giả thật sự hiểu mình, thật sự thấy được những gì chúng ta muốn nói, đó là một bi kịch. Nhưng không phải lúc nào chúng ta cũng tìm được một nhà phê bình xuất sắc yêu thích câu chuyện của chúng ta.

Cụ thể về hai phần này, ta không có gì nhiều để nhận xét. Cả hai đều ngắn, và tập trung, cũng không có đến hai nhân vật để tương tác. Nên ta chỉ nói về những cảm nghĩ của ta khi đọc.

Ở phần giới thiệu, nàng đã nêu ra một mâu thuẫn rất hay về sự tiến hóa. Con người đang vật lộn để phát triển bản thân mình và để cứu lấy mình, đó là khao khát vừa muốn được tiến hóa, vừa sợ bị đào thải. Ta cũng đã nhiều lần phân vân thế nào mới là đúng, loại bỏ kẻ yếu để có một nguồn gen tốt cho tương lai, hay giữ lại họ vì ý nghĩa của nhân đạo.

Nhưng sự tiến hóa của con người không chỉ ở mặt vật chất, có một bộ não lớn hơn, thông minh hơn, mà còn ở mặt tinh thần, có nhiều cảm xúc hơn, có đạo đức hơn. Rõ ràng con người khác với sinh vật khác không chỉ vì trí thông minh, mà còn vì giá trị nhân đạo.

Hiểu theo một cách tiêu cực, con người kéo nhau xuống để không đánh mất vị trí của mình trên bậc cao nhất của bậc thang tiến hóa. Bởi vì sự tiến hóa là chọn lọc tự nhiên. Câu hỏi là làm thế nào để con người biến mất? Đại dịch, chiến tranh, hay cơn đại hồng thủy của Chúa trời? Vấn đề là luôn luôn có kẻ sống sót, và từ đó con người lại sinh sôi như nấm sau mưa. Thứ duy nhất có thể làm cho con người biến mất, tuyệt chủng là để cho một giống loài tiên tiến hơn họ được sinh ra, như loài sapiens đã thay thế loài neanderthal vậy. Và con người nhận thức rất rõ điều đó. Đó là một cuộc chiến tranh, người ta muốn kéo tụt kẻ khác xuống, không cho phép nhau phát triển. Họ không muốn bị thay thế, họ sợ bị tuyệt chủng.

Nhưng như ta nói, đó là cách hiểu tiêu cực, còn về mặt tích cực. Bản thân việc con người thể hiện tính nhân đạo đã là một bước tiến hóa, nó khiến con người khác với loài động vật. Bất kể có ý định gì đằng sau nó, tốt hay xấu, ý định không bao giờ quan trọng bằng kết quả của hành động. Lo lắng cho nguồn gen của con cháu, nhưng hãy đặt địa vị của một người nuôi một đứa con, họ sẽ dạy gì cho nó khi hành động của họ là loại bỏ những người yếu hơn họ? Trong trường hợp đó, thứ họ dạy cho nó sẽ chỉ là sự ích kỷ, dạy nó bỏ rơi họ khi họ yếu đuối, than trách họ nếu nó không có một nguồn gen tốt nhất. Và nghĩ mà xem, về cuộc chiến tranh VN những năm trước, thứ khiến chúng ta dành chiến thắng không phải là quân đội mạnh, cũng chẳng phải vì có lãnh đạo quá tài năng, mà đó là một cuộc chiến mà mỗi người dân đều đánh giặc, đó là sự đoàn kết của một dân tộc chống lại một đội quân. Sự đoàn kết đó ở đâu ra nếu ngay từ những việc nhỏ nhất chúng ta không biết quan tâm đến nhau, tương trợ cho nhau, hy sinh vì nhau? Sự nhân đạo tạo ra nhiều sức mạnh hơn hay nhiều kẻ yếu đuối?

Sự tiến hóa về vật chất sẽ tha hóa về tinh thần, nó tạo ra những con người mạnh, nhưng một tập thể nát bét. Và ngược lại, con người sẽ dậm chân tại chỗ rất nhiều năm vì ý nghĩa của nhân đạo. Lựa chọn ở đây là gì?

Và ta có thể thấy sự lựa chọn đó trong những chương tiếp theo của nàng, nhưng ta sẽ tạm không bàn nó ở đây. Phần giới thiệu nàng đã đưa ra một câu hỏi, một giả thuyết, một lựa chọn: con người hay quái vật, đó là một cách hay để bắt đầu :D

Ừm, riêng về vấn đề khoa học, ta không cảm thấy vấn đề gì khi phá vỡ nền tảng khoa học. Công nghệ nano ra đời phá hủy hàng loạt các định luật vật lý, nhưng nó vẫn được coi là một khám phá cách mạng đối với thế giới. Khoa học là sự khám phá, nghiên cứu và phát triển, bất cứ cái mới nào sinh ra cũng phủ nhận cái cũ. Và cái khao khát trường sinh, thay đổi di truyền hay kéo dài tuổi thọ là hoàn toàn chính đáng nếu nó là tài sản chung cho toàn xã hội. Có gì sai nếu giá trị đạo đức của công trình khoa học vẫn được đảm bảo. Đó là lý do các nghiên cứu khoa học luôn có một tiêu chuẩn về đạo đức. Ta hiểu ý nàng, nhưng ta nghĩ nàng cần phải rõ hơn ở chỗ này, cho thấy tính tiêu cực rõ ràng hơn để không gây hiểu lầm rằng những hành động đó là sai trái. Công nghệ gen trị liệu đã được nghiên cứu nhiều năm để loại bỏ những gen bệnh cho đến khi nó được thay thế bằng công nghệ tế bào gốc. Và ngay cả khi nó đã thất bại, nó vẫn được công nhận về giá trị đạo đức. Tại sao thay đổi di truyền lại là sai trái? Tại sao muốn được sống lâu lại là không chính đáng?

Và nàng có thể giúp ta giải đáp đoạn này được không?



Có vẻ như chúng ta và con người không phải là một. Nhìn thì trông như “chúng ta” là 1 bộ phận lớn hơn “con người”. Vậy “chúng ta” là ai và “con người” là ai?


Sang phần Bút nguyện, dài hơn, nhưng nội dung chỉ có một và thống nhất, thế nên ta không có gì để bàn luận nhiều về nó. Điều duy nhất khiến ta tự hỏi là mối liên quan của nó với những chương khác, với phần giới thiệu của câu chuyện. Vì dường như nó đang tỏ ra lạc lõng, nó nêu bật một nội dung hoàn toàn khác, nó không kết nối với bất cứ phần nào của câu chuyện cho đến giờ. Và ta tự hỏi về ý nghĩa đằng sau nó, nàng sử dụng nó với mục đích gì, tại sao. Hình tượng cái chết có ý nghĩa gì ngoài ý nghĩa rất hiển nhiên mà nàng đã thể hiện?

Ta nói như vậy không có nghĩa là yêu cầu nàng giải thích, ta muốn đọc được lời giải thích ấy vào một chương nào đó thể hiện mối liên quan với nó sau này. Nhưng hy vọng là ta được đọc nó sớm trước khi ta quên mất rằng cái Bút Nguyện này tồn tại. Vì như ta đã nói, nó không tỏ ra kết nối với các phần khác cho đến giờ, và thứ đơn độc thì thường bị lạc mất.

Dù sao, ta thích cách hành văn của nàng trong Bút Nguyện, nhân cách hóa cái chết là một phương pháp thú vị để thể hiện nó :3


Chương 0:

Cái chương này của nàng đọc là tốn chất xám nhất này. Mà nàng nhá, mắc tội không thương độc giả, chuyển cảnh, nhảy POV nhiều đến chóng mặt luôn =))

Để bắt đầu, ta thích cái biên niên sử của nàng. Trông thì có vẻ là một cách bắt đầu cứng nhắc, nhưng với một chương mà nội dung phức tạp như thế này, nó là một cách hợp lý để vẽ ra bối cảnh một cách ngắn gọn dễ hiểu nhất. Có quá nhiều sự kiện xảy ra trong một thời gian rất dài, nếu sử dụng cách mềm mại hơn, đọc thì rất hay, rất mượt, nhưng nó rất khó đọng vào đầu, cần sự tư duy nhiều hơn nữa, mà chương này đã có quá đủ thứ cần phải tư duy. Với lại, nếu muốn xem lại các sự kiện thì cũng rất dễ tìm, bởi với từng này thông tin, không ai nhớ được tất cả, lúc có gì thắc mắc lại phải lộn lên xem.

Ta thích ý tưởng của nàng về sự triển khai, tuy nhiên, ta nghĩ rằng nàng chưa làm nó hoàn hảo. Rõ nhất ở 6 sự kiện đầu.

Sự kiện đầu tiên: thế giới hứng chịu một đại dịch ghê gớm lan tràn từ châu Phi. Đọc đến đây không thấy vấn đề gì cả. Nhưng khi ta đọc đến “trại tập trung những người may mắn khỏi bệnh”, ý nghĩ đầu tiên của ta là chắc cả thế giới bị lan tràn dịch chỉ sống được từng ấy người. Cho khi đọc đến “một nhà nước tự xưng” thì ta lại phải nghĩ lại từ đầu. Nghĩa là, thế này nhé. Đại dịch lan đến rất nhiều quốc gia trên thế giới, có người nhiễm và vẫn có người không. Một năm sau, trại tập trung những người khỏi bệnh bị tấn công. Đến đây ta lại tự hỏi, nếu không phải thế giới chỉ còn được từng ấy người, vậy thì ở đây là 1 trại tập trung người lành bệnh trong rất nhiều trại, hay tất cả những người lành bệnh trên thế giới tập trung vào một trại? Với khả năng thứ nhất, nếu chỉ là một trong nhiều trại, thì chắc đã phải có chữ “một”, vì không có thì nó tạo ra cảm giác “duy nhất”. Với khả năng thứ hai, nó sẽ là vô lý nếu khỏi bệnh rồi họ mới tập trung lại, vì thường người ta khỏi bệnh là người ta tản mác khắp nơi, trở về gia đình của họ. Vậy thì chỉ có nghĩa là họ được tập trung lại khi còn đang bệnh và họ may mắn khỏi. Nhưng nó lại vô lý nếu như họ là người bệnh tập hợp lại. Vì như chính sách phòng bệnh dịch ở tất cả các quốc gia, không bao giờ họ di chuyển bệnh nhân như thế, họ khoanh vùng dịch, hạn chế qua lại, thậm chí cán bộ y tế của các nước sẽ ra tận sân bay xét nghiệm từng hành khách, ai nhiễm bệnh thì không bao giờ qua khâu xuất cảnh. Đó là nguyên tắc của y tế đối phó với đại dịch, việc vận chuyển người bệnh sẽ chỉ tăng khả năng lây lan. Và giả sử như không có sự lây lan trong quá trình vận chuyển, quốc gia nào sẽ chịu để cả thế giới trút ổ đại dịch vào lãnh thổ nước mình? Tóm lại, trong tất cả các khả năng ta suy luận ra từ cách viết của nàng , không cái nào là hợp lý.

Rồi, ta bỏ qua nó, xét tiếp đến nhà nước tự xưng. Một tổ chức muốn giết những người bị bệnh dịch, ta không ngạc nhiên. Virus chỉ tồn tại khi có vật chủ, vật chủ chết, virus chết. Đây có thể là hành vi vô nhân đạo thế nhưng không phủ nhận đó là cách giải quyết rất gọn. Có điều đây lại là trại tập trung những người khỏi bệnh, giết họ có ý nghĩa gì? Ta biết, ta biết, đây là nhà nước tự xưng, mà trong mắt nhiều người nó cũng như khủng bố. Nhưng nhà nước tự xưng, hay tổ chức khủng bố không giống như băng đảng tội phạm xuyên quốc gia. Bất kể thế giới nghĩ về chúng như thế nào, chúng là những kẻ tin rằng mình đang làm cách mạng. Họ có thể đem hành động bạo lực giết người bệnh để ngăn chặn bệnh dịch ra làm cái cớ cho cách mạng, nhưng giết người lành bệnh thì không. Các tổ chức chính trị luôn cần phải có một tấm bình phong “lẽ phải” cho hành động của mình, dù nó đi kèm với diệt chủng, nó phải có một lý do vĩ đại hơn đằng sau. Bất kể mục đích thực sự của kẻ lãnh đạo là gì đi nữa, họ cần phải tạo ra một lý do chính đáng để đối phó với công luận, để thu hút người ủng hộ, sẵn sàng bán mạng cho mình. Vì thế, lý do nhà nước tự xưng tấn công một trại những người lành bệnh vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ chờ lời giải đáp.

Tạm để vấn đề này lại, chuyển sang “một cường quốc chuyển đối chế độ chính trị”. Đã được nhấn mạnh vào chữ “Hòa bình” thế nên ta không hiểu tại sao nó lại trở thành vấn đề của cả thế giới. Sự chuyển đổi này tác động như thế nào đến thế giới? Thông tin chỉ có một nửa lửng lơ, và ta lại tiếp tục mù mờ.

Sự kiện thứ 5: nội dung không có gì khó hiểu, nhưng nhà nước ISd là gì, họ ở đâu bay ra, đã được nhắc đến trước đó chưa? Bên trên có đến mấy nhà nước, nhà nước tự xưng, cường quốc chuyển đổi chế độ, nhưng chẳng cái nào có tên, vậy làm cách nào để ta suy luận được cái nào là ISd, hay ISd chẳng là cái nào cả, chỉ là một bên mới được sinh ra (đừng nói với ta đấy là nhà nước Hồi giáo tự xưng IS mà ngày nào cũng đình đám trên thời sự đấy nhé =))). Và nếu vậy, không phải sẽ cần thêm một giải thích?

Cuối cùng là sự kiện thứ 6, vấn đề nhỏ thôi, câu của nàng không có chủ ngữ. Biên niên sử yêu cầu phải sử dụng ngôn ngữ khoa học, và một câu không có chủ ngữ chắc chắn không đạt yêu cầu của ngôn ngữ khoa học. Ta nghĩ nàng chỉ cần chuyển nó sang dạng bị động là ổn.

Tóm lại của phần biên niên sử: ý tưởng tốt, nhưng triển khai gặp vấn đề. Biên niên sử là một dạng văn bản khoa học, và ngôn ngữ trong văn bản khoa học phải đạt yêu cầu ngắn gọn, chính xác, rõ ràng, dễ hiểu và không gây hiểu lầm. Xem xét việc ta đã suy luận ra một đống khả năng sau khi đọc nó, ta nghĩ ít nhất yêu cầu “không gây hiểu lầm” đã không đạt được. Nó khiến cho bối cảnh ở đoạn đầu rất mơ hồ, những ai chỉ đọc qua loa thì chẳng quan tâm, nhưng nếu ai đó đọc để hiểu lại cực kỳ bối rối.

Xong Biên niên sử, ta tiếp tục bình luận phần còn lại của chương. Ở phần tiếp theo đây ta sẽ không bình luận theo trình tự của câu chuyện mà ta bình luận về các vấn đề, từ nhỏ đến lớn.


Đầu tiên, lỗi chính tả.

Một lỗi thường gặp, cực kỳ nhỏ, nhưng lỗi này có thể thay đổi giá trị của truyện nhiều hơn bất cứ ai nghĩ rằng nó có thể. Nó là một lỗi sơ đẳng, mà một khi tác giả mắc phải, trình độ của tác giả sẽ bị đánh giá. Vì theo lẽ thường, một tác giả ở trình độ cao sẽ không mắc phải một lỗi sơ đẳng. Vì thế, lỗi nhỏ, nhưng thiệt hại to, đừng bao giờ để ai khác đánh giá nàng vì một vấn đề bé xíu.

Nếu chỉ có một lần sai chính tả, ta sẽ không nhắc đến. Nhưng ta đọc và quan sát lỗi chính tả rải rác trong tất cả các chương của nàng. Nên ta mong nàng phải chú tâm đến nó nhiều hơn. Nếu từ nào mà nàng không chắc chắn, tra từ điển trước khi sử dụng nó.


vụt tắt


=> gán (không gắng)

=> tiềm năng

Vấn đề 2, miêu tả.

Sau một cuộc hành trình dài đi đọc rất nhiều, ta nhận thấy một số không ít tác giả không chú trọng đến miêu tả, cho rằng miêu tả chỉ cần đủ hình dung là được. Nó không quan trọng lắm khi ta đọc fanfic nhiều hơn, khi ta biết tất cả các nhân vật trông như thế nào. Nhưng một fiction thiếu miêu tả là một thảm họa. Với ta thì, miêu tả không chỉ là một công cụ khắc họa, nó là một nghệ thuật. Và khi là một nghệ thuật, thì nó không chỉ cần nhìn thấy, nghe thấy, cảm nhận thấy, mà nó còn về tính độc đáo, đặc trưng, tính cảm xúc. Nó phải tạo được ấn tượng. Ta đã từng đọc một tài liệu về “nghệ thuật viết” do Aster sưu tập trong blog của sis ấy (nhưng bây giờ cái blog ấy die, ta vẫn còn tiếc vì không copy hết về), trong đó nói về miêu tả. Khi miêu tả về ngọn lửa, bạn không chỉ quan sát màu sắc, hình dạng của nó, mà phải nhìn thật kỹ, cảm nhận nó, cho đến khi bạn thấy nó khác với các ngọn lửa khác, và miêu tả sự khác biệt đó. Văn thiếu miêu tả hoặc miêu tả vô cảm đọc có cảm giác nhạt nhẽo, giống như ăn cơm sống vậy. Nó gây hoang mang khi đọc, và khó phân biệt các nhân vật, các sự vật, đặc biệt là nhân vật. Bởi mỗi nhân vật cần được khắc họa với một đặc trưng riêng ngay từ ngoại hình, họ phải lưu được ấn tượng với độc giả, hoặc là họ sẽ bị lãng quên. Ta nói thật, vì ta đã đọc chương này đến lần thứ 6, nên ta không quá xa lạ với các cái tên (mặc dù ta vẫn không nhớ được cái tên nào, ngoại trừ Nguyễn Quân vì nó thuần việt), nhưng nói về nhân vật mà ta có hình dung rõ nhất là lão tham mưu trưởng, vì lão được tả nhiều nhất, và cái dáng nhỏ thó đấy thực sự đặc biệt. Sau đó là anh chàng hacker, đơn giản vì anh ta ngồi xe lăn, một đặc trưng khá rõ ràng. Còn lại tất cả đều mờ nhạt.

Vì ta tin tưởng vào tài năng và bản lĩnh của nàng, nên ta sẽ thành thật với nàng. Nếu nàng là một tác giả xa lạ, ta sẽ ngừng ngay khi đọc hết đoạn Nguyễn Quân xuất hiện. Mới chỉ có 4 nhân vật được nhắc đến, nhưng không ai cho ta một cái đặc trưng. Đại loại ta chỉ biết có một nhân vật đại tá, một người đàn ông, một người phụ nữ và một cô gái giống con ma. Nhưng không phải cho đến khi có cụm từ “cô rất trẻ” ta mới biết được đó là một cô gái (nhưng nàng có biết ta phải mất một thời gian khá lâu để thực sự tin vào điều đó). Và một lúc sau ta biết Mason có vẻ lớn tuổi hơn Erike. Nàng dựa quá nhiều vào lời thoại để cung cấp thông tin. Nó hiệu quả trong truyện tranh, khi các nhân vật được nhìn thấy với phác họa đầy đủ, nhưng vào trong truyện chữ, phải mất một lúc ta mới biết được ai với ai, và chắc chắn là ta không biết điều đó trong lần đọc đầu tiên của mình. Và ta phải nhấn mạnh với nàng, không ai cũng có sở thích đọc lại cái gì đó đến lần thứ hai.

Có một khái niệm ta vẫn thắc mắc mãi và nhất định phải hỏi nàng, mùi ion hóa là mùi thế nào? Nàng không tả nó, ta không thể hình dung.

Một mảng nhỏ hơn trong miêu tả, đó là miêu tả chiến đấu. Phần này, ta không đi sâu, bởi vì trong chương này không có cái gì thực sự gọi là chiến đấu khi ta chỉ nhìn thấy những báo cáo, kết quả, không thấy kỹ năng hay kỹ thuật, càng không thấy hành động thực sự. Cái này đến những chương sau ta sẽ bình luận rõ ràng hơn. Nhưng chính vì nàng đã hầu như không sử dụng miêu tả chiến đấu, thế nên những đoạn lăng-xê của nàng về quân đội của đại úy, về đội đặc nhiệm chiến thuật đơn thuần chỉ là... lời tâng bốc. Nàng cho độc giả biết họ tài năng ra sao, vô địch như thế nào, nhưng nàng không thực sự cho độc giả thấy hành động của họ, và vì thế tất cả năng lực của họ không thuyết phục, người ta chỉ bị thuyết phục khi được mắt thấy tai nghe. Trong thực tế, người ta quan trọng kết quả. Nhưng trong một tiểu thuyết, kết quả là cái mà tác giả có thể tạo ra, nên tác giả cần phải cố hết sức làm cho kết quả ấy trở nên thuyết phục.

Vấn đề thứ 3, cách cung cấp thông tin.

Phải nói là ta khâm phục nàng ở sự đầu tư, sự sáng tạo. Tất cả những gì nàng viết đều đã chứng tỏ tầm hiểu biết của nàng, sự đầu tư vô hạn của nàng để tạo ra cả một thế giới hoành tráng. Nhưng như ta đã nói, một câu chuyện thành công không chỉ bằng việc tác giả có thể chứng tỏ bản thân mình. Nó cần đạt được sự gần gũi nhất định với độc giả.

Ở đây, dường như nàng đang muốn trút hết những gì nàng đã sáng tạo ra vào câu chuyện. Nhưng ta muốn nói một điều như thế này, tác giả có thể sáng tạo ra cả thế giới cho câu chuyện, có thể biết một con kiến sống ở đâu trong đó, không có nghĩa là tác giả nên đưa cả thông tin ấy vào câu chuyện.

Cảm nghĩ đầu tiên của ta khi đọc chương này là ngột ngạt và căng thẳng. Không, ta không ngột ngạt và căng thẳng vì sức nóng của cuộc chiến, mà vì mật độ dày đặc của thông tin. Từ những cái tên nhân vật, từ những thành phần trong quân đội, từ những chiến thuật mà họ sử dụng, từ khả năng của từng cá nhân trong đội đặc nhiệm chiến thuật. Thêm cách mà nàng cung cấp các thông tin đó làm ta cảm thấy như chúng xoắn hết lại với nhau. Ít thì thấm lâu, nhiều thì trôi hết. Có lẽ bởi vì nàng không muốn quá kéo dài một chương gọi là chương 0, nó không phải là nội dung chính của câu chuyện. Và ta có thể thấy nàng bị mâu thuẫn giữa việc tái hiện chính xác toàn bộ hoạt động của một sở chỉ huy và việc giảm tải những thông tin vô ích với độc giả. Và nàng chọn cách tái hiện chính xác.

Nhưng nếu nàng thử đặt mình vào địa vị của một độc giả, nàng liệu có muốn nhớ đến đại úy Corel, trung úy Zam, hay thiếu úy Den, hay trung sĩ Sunm (anh này may mắn được nhớ đến nhiều hơn do anh ta bị mắng). Họ chỉ tồn tại cho có, bởi vì họ là thành phần cần thiết của một đội quân, vì theo nguyên tắc người ta phải xưng tên khi báo cáo. Nhưng ấn tượng về họ là gì, không biết mặt mũi họ thế nào, họ nói chuyện theo kiểu quân sự vô cá tính, thậm chí giọng nói cũng không được mô tả. Họ chỉ là công cụ để thể hiện diễn biến của trận chiến. Họ tồn tại chỉ để lãng quên. Và ngoài công dụng đó ra, cái tên của họ chỉ làm hoa mắt độc giả, vốn dĩ họ không có giá trị như một nhân vật. Những cái tên được thêm vào, chỉ xuất hiện một lần, tạo ấn tượng là có quá nhiều nhân vật, nhưng thực chất không phải như vậy. Kết quả là có những nhân vật xuất hiện nhưng lu mờ, những nhân vật cần tỏa sáng thì không có đủ đất diễn.

Những việc nàng đã làm là tái hiện hoàn toàn một cảnh quay thực tế, tất nhiên nó cũng hiện ra hoàn toàn thực tế. Thế nhưng, các nhân vật trong đó biết chuyện gì đang xảy ra, biết ý nghĩa của những chiến thuật, biết người mình đang nói chuyện, với độc giả, tất cả đều mới lạ. Và nàng có tin không, họ thường chú ý đến nhân vật nhiều hơn tình tiết, phản ứng đầu tiên khi họ nghe cái tên của một nhân vật họ muốn biết đó là người như thế nào. Với những nhân vật không phải là nhân vật, phản ứng đó chỉ khiến họ phân tâm. Khi lần đầu tiên đọc ta chỉ xem những nhân vật nói gì, dò tìm đặc trưng trong lời nói của họ (và hy vọng họ sẽ xuất hiện lần nữa để biết thêm về họ), thậm chí ta hoàn toàn mù mờ về việc họ đang bàn luận cái gì. Lời thoại không bao giờ là cách tốt để thể hiện chiến thuật. Trừ khi trong hội thoại có một người không biết gì cả cần được giải thích. Với tất cả các bên đều là chỉ huy theo từng cấp độ, họ biết là họ đang làm gì, họ có thể hiểu ngay đối phương với chỉ một gợi ý nhỏ. Hợp lý với họ, nhưng hack não độc giả. Vì vậy, để lời thoại hợp lý, họ không cần tiết lộ quá nhiều, chiến thuật sẽ trở thành những mảnh rời rạc mà độc giả phải chú tâm ghép chúng lại với nhau, nhưng với những cái tên mới tiếp tục nhảy vào tầm mắt, việc đó khá là khó tập trung. Đến lần thứ ba đọc ta đã vứt tất cả những cái tên sang một bên, nhưng đó là lần thứ ba.

Và thực sự, ta chưa bao giờ hiểu những cái tên Phantom, Phantom +1, ta đã cố dò tìm chúng nhưng không thành công. Chúng dường như là những chiến thuật phụ trước khi nàng nhấn mạnh đến chiến thuật chính Shadow Bloom. Nhưng thực sự, nó không có ý nghĩa gì nhiều hơn một cái tên. Và một cái tên vô nghĩa là một thông tin vô ích. Chờ đợi những thông tin vô ích bước ra ánh sáng là một việc làm vô vọng. Một phản ứng bản năng thôi, những người được đặt tên, thứ được đặt tên thường là quan trọng, và mọi người thường tò mò về những điều quan trọng. Sự tò mò ấy sẽ giết chết sự tập trung vào thứ lẽ ra quan trọng hơn.

Phân phối thông tin có trọng điểm là việc rất quan trọng, để độc giả biết cái gì cần lưu ý, cái gì không. Đặc biệt là với một trận chiến, các chiến thuật luôn luôn phức tạp, biến đổi theo từng động thái. Thông tin được viết ra phải trình bày rõ ràng, liên kết chặt chẽ, tạo điều kiện tối đa cho sự tập trung. Để nhiều yếu tố gây phân tâm, hoặc những lời giải đáp lấp lửng sẽ tạo ra rất nhiều bối rối. Nếu như nàng không giới hạn độ dài cho chương này, hoặc phân nó ra làm nhiều chương hơn thì nó dễ hiểu hơn nhiều, nàng có thể đáp ứng được cả mong muốn khắc họa thực tế, lẫn đảm bảo đất diễn cho nhân vật.

Cuối cùng trong vấn đề này là nàng nên cung cấp mục chú thích. Nàng hẳn phải tìm hiểu rất nhiều, về các chiến thuật, về các loại vũ khí, cộng thêm phải sáng tạo ra một số loại vũ khí mới nữa. Nhưng ta không ngại gì để thừa nhận với nàng rằng quá nửa số thuật ngữ sử dụng trong chương này ta hoàn toàn không hiểu. Và dù ta đã đủ kiên nhẫn để đọc chương đến 6 lần, không có nghĩa ta sẽ đủ bận tâm để tra google tất cả những thuật ngữ ấy. Không phải độc giả nào của nàng cũng là Biết Tuốt, và ta dám chắc đến 99, nếu không phải 100% họ không ở trong quân đội. Nàng nghĩ họ sẽ tìm hiểu những khái niệm đó, hay họ sẽ bỏ qua luôn? Đằng sau mỗi tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn thôi cũng luôn luôn có chú thích, thì nàng cũng nên làm vậy trong tiểu thuyết của mình. Bắt đầu từ việc giải nghĩa tất cả những khái niệm mà nàng đã mất công tìm hiểu, vì nếu đến cả nàng trước khi tìm hiểu còn không biết, thì đừng mong đợi độc giả phải biết chúng. Nàng đã đầu tư rất kỳ công, nàng chắc chắn muốn hiểu tất cả những gì nàng viết, vậy thì tạo cơ hội cho họ hiểu, đừng để sự đầu tư của nàng trở thành đầu tư không có lãi.

Vấn đề 4, ngôi kể.

Phải nói ngôi kể của nàng sử dụng là hỗn hợp của ngôi thứ ba thông suốt và ngôi thứ ba giới hạn, hay nói chính xác, là một dạng trung gian giữa chúng. Vì cách nàng viết quá khách quan để là ngôi thứ ba giới hạn và quá xâm nhập để là ngôi thứ ba thông suốt. Ta thấy nàng đã trả lời comment rằng nàng dùng ngôi thứ ba giới hạn, vậy thì nàng sử dụng nó chưa hiệu quả. Dùng POV của một nhân vật không phải là chỉ nhìn qua mắt của người ấy mà phải cảm nhận mọi thứ bằng cái tâm của người ấy, rung động bằng cảm xúc của người ấy. Tức giận không chỉ dùng từ “tức giận” là đủ, căm thù không thể chỉ đơn giản là “căm thù”, tâm tư của con người đôi khi không thể dùng các khái niệm để mà cắt nghĩa, đôi khi con người ta mơ hồ với chính mình. Nó ảnh hưởng đến mọi lời nói, mọi suy nghĩ, cách nhìn nhận mọi vấn đề, nó mang đặc trưng chủ quan của mỗi người. Để thực sự thành công trong ngôi kể này, nàng phải thực sự hóa thân vào nhân vật, đừng chỉ nhìn qua mắt họ một cách máy móc, đừng đứng ở ngoại vi tâm trí họ mãi mãi, hãy vào sâu hơn, và hiểu sâu hơn.

Và hạn chế chuyển POV, nàng biết đấy, rất mệt mỏi khi phải nhảy hết từ đầu người này sang đầu người khác. Nhất là những đoạn ta còn chẳng biết mình đang ở trong đầu của ai. May mắn là nó không phải vấn đề quá lớn ở chương này vì ngôi thứ ba giới hạn của nàng cũng từa tựa ngôi thứ ba thông suốt. Ta không phải quan tâm quá nhiều về quan điểm của người ta đang quan sát, vì gần như ai cũng giống ai.

Và trong số các POV đã được sử dụng có một POV của tên lính đánh thuê, tội nghiệp chưa xuất hiện được bao lâu đã đi đời để làm nền lăng-xê kỹ thuật của nhân vật khác. Sự thực, hắn là một nhân vật rất thừa, rất bèo, sự xuất hiện hoàn toàn không đáng giá để khai thác một POV. Hắn và đội của hắn là những kẻ được tạo ra để thí mạng. Đừng vớt hắn lên để cho hắn chết, nếu đã ưu ái cho xuất hiện ở một góc nhìn, ít nhất nên cho hắn nhiều đất diễn hơn.

Vấn đề 5, tính hợp lý của tình tiết.

Đừng quá lo khi ta đề cập đến vấn đề này, vì chương vẫn hợp lý cho đến khi đoạn ghi âm của Chủ tịch liên minh tiền nhiệm.

Mặc dù đoạn đầu tiên, lão nói đúng, nghe chướng tai, nhưng đúng. Chính nghĩa là gì, khủng bố là gì? Như ta đã nói ở đoạn trên, trong chiến tranh, cả hai bên tham chiến đều có lý của mình. Vấn đề chẳng phải đúng và sai, bởi vì nếu nàng đứng ở lập trường của mỗi bên, tất cả đều đúng. Vậy thì ai được coi là khủng bố? Đơn giản, bên nào có quyền lực hơn, có sức ảnh hưởng hơn, có nhiều mối quan hệ hơn, chính thống hơn, thì bên đó đươc quyền gọi bên kia là khủng bố. Sự thật mất lòng nó là vậy. Bạn chỉ cần có tiêu chí ấy, bạn cần một lý do, và bạn tha hồ rải bom sang đất người ta và bạn vẫn được coi là chính nghĩa. Và cũng vậy, trên thực tế, cả một kẻ khủng bố thật sự cũng không tự nhận mình là khủng bố, cũng gần như chắc chắn sẽ gọi kẻ đối địch của mình là khủng bố. Vậy nên hãy thừa nhận là lão tham mưu trưởng hoàn toàn có lý: tại sao phe mình nên tin lời một kẻ khủng bố? Cụ thể hơn, một sát thủ, một kẻ giết người?

Sát thủ muôn đời là sát thủ, dù hành động của sát thủ là tiêu diệt kẻ bạo ngược, đừng mong rằng hành động đó được vinh danh, đừng mong rằng tiếng nói có giá trị. Đúng với cái tên của mình, sát thủ chỉ là một kẻ giết người.

Vâng, và sát thủ ấy làm gì? Giết cả 8 người đến truy sát mình cho dù biết sự thật họ chỉ là kẻ bị giật dây. Điều khiến hành vi đó trở nên đáng ghê tởm hơn là khi Nguyễn Quân tiết lộ sự thật rằng đồng đội của họ đã cứu nàng ấy, và nàng ấy giết họ, những người giống như anh em, gia đình của kẻ đã hy sinh cho nàng ấy. Dù họ không thực sự chết, nhưng trong hiểu biết của cả thế giới thì sẽ là vậy. Lính có nghĩa vụ phải tuân theo mệnh lệnh, họ đều biết là mình có thể chết trong khi làm nhiệm vụ, và họ chấp nhận điều đó. Đó là điều vô lý khi đổ lỗi cho những kẻ ra lệnh. Bởi vì, thực tế đi, có bao nhiêu kẻ chỉ huy ra lệnh cho lính của mình vì một lý do thực sự? Lý do luôn là bình phong trong chiến tranh. Muốn có một đội quân, phải tạo ra một lý tưởng, phải làm tất cả mọi người tin tưởng vào nó, phải để nó trở thành lý tưởng của họ. Việc đó là bình thường, con người là sinh vật sống đói niềm tin, họ cần được trao niềm tin để sống và chết, để cuộc sống có ý nghĩa. Nghiêm túc đấy, dù là chỉ huy một tiểu đội đi chăng nữa, có mấy khi đội trưởng nói lý do thật cho những người lính của mình. Cái kiểu giết người rồi đổ lỗi cho người ra lệnh ấy trên thực tế là một kiểu thoái thác trách nhiệm, rũ máu khỏi tay mình. Việc làm đó chỉ làm xấu đi nhân cách của Nguyễn Quân.

Vì đừng nghĩ là chính quyền luôn làm mọi thứ quang minh chính đại, đó là hiểu biết siêu ngây thơ của những người không bước quá mười bước ra khỏi cửa. Có những việc họ làm ngoài sáng, có những việc họ phải làm trong tối. Không phải bất cứ thứ gì cũng có thể xét xử theo luật pháp, không bao giờ. Có những điều họ phải che lấp, chôn vùi, điều đó không có nghĩa họ là tội đồ, đó chỉ là cái cớ để lực lượng phản động lợi dụng mà thôi. Dùng những việc tối tăm trong nội bộ chính quyền làm lý do để phá hoại họ là hành động điển hình của lực lượng chống phá. Nàng thực sự nghĩ những sự thật này khi lộ ra sẽ làm khuynh đảo cái gì đó, vâng, công chúng sẽ thấy một điều, hai thành viên của đội đặc nhiệm chiến thuật đã đồng lõa với kẻ phản động, và họ nên may mắn vì đã được vinh danh vì cái chết đó. Và phần còn lại của đội là những người vô tội đã bị chính kẻ phản động kia giết chết.

Nàng có thật sự nghĩ là bằng những lời đó sẽ có ai tin tưởng Nguyễn Quân không? Sau khi cô ấy vừa thực hiện một hành động tàn bạo? Lý do tại sao mà rất nhiều nhà lãnh đạo lỗi lạc khi muốn làm cách mạng phải rửa tay gác kiếm cho dù trước đó họ là chiến binh xuất sắc? Bởi vì nhưng người đứng về họ cần họ như một biểu tượng của cái gì đó sáng chói, sạch sẽ, không vấy máu, và bình yên. Một hành động tàn ác dù bằng bất cứ lý do gì không rửa được danh tiếng của họ.

Nghĩ mà xem, hiểu biết của nàng bảo một kẻ là khủng bố, thì nghe tên kẻ ấy nàng đã không tin hắn rồi chứ đừng nói là một vài lời của hắn có thể thay đổi nhận thức của nàng. Nàng sẽ muốn có bằng chứng.

Nói về bằng chứng, đó là một đoạn ghi âm. Và ta thề với nàng khi đọc xong nó ta nghĩ lão này bị điên, thần trí không bình thường, đần độn. Lão bị tiêm ma túy, chuốc rượu hay làm sao? Nghiêm túc, tiêu chuẩn cho chủ tịch liên minh thấp đến thế? Ta có ấn tượng là một người ở địa vị ấy phải khôn ngoan, biết điều gì nên nói điều gì không, có là độc tài thì cũng rất giỏi che giấu, vậy mà lão có thể phun ra hết những lời đó. Dù gì thì đó là chủ tịch của Liên minh toàn cầu chứ chẳng phải chủ tịch của một đất nước xếp hạng mấy trăm trên thế giới. Hay từ khi nào, tiêu chuẩn cầm quyền đã thay đổi để trở về thời quân chủ phong kiến coi trọng dòng máu hơn năng lực. Và lão đang nói cái chết toi gì vậy? Hủy diệt nhân loại, vậy lão là cái gì? Tất cả những lời này nghe như cơn phát bệnh của một kẻ mất trí, và không ai lấy lời của một kẻ mất trí làm bằng chứng.

Và nàng cho rằng công chúng sẽ thực sự nghĩ một Chủ tịch đức cao vọng trọng nói những lời đó là bình thường? Ông ta nói những lời đó trước khi bị giết, ông ta có thể bị khống chế bởi 1 số phương tiện. Mà đó chỉ là 1 đoạn ghi âm chứ không phải một đoạn video, ai biết những gì đang xảy ra ở thời điểm đó. Và càng khó tin hơn khi một người có thể nói muốn hủy diệt giống loài của chính mình. Kẻ điên thì không thể buộc tội kẻ khác. Việc chỉ điểm Chủ tịch kế nhiệm từ đó là vô nghĩa. Nàng có nghĩ rằng tham mưu trưởng, hay những kẻ quyền lực khác vì một đoạn ghi âm đó mà run như cầy sấy, không thể nói một lời bào chữa?

Dù gì thì trong hoàn cảnh này, Nguyễn Quân vẫn là kẻ đuối lý hơn. Cô ấy vốn dĩ không có một danh tiếng tốt, lại bị hạ thấp bởi một hành động tàn bạo, và bây giờ đem bằng chứng là những lời tự thú của một kẻ điên. Phản ứng của lão tham mưu trưởng thực sự không xứng đáng với địa vị của lão, ta nghĩ một kẻ ở địa vị ấy phải bản lĩnh hơn, cũng như Chủ tịch liên minh tiền nhiệm.

Xin đừng nói với ta rằng đó là sự thật, rằng chúng thật ra là kẻ không có bản lĩnh. Vì kẻ không có bản lĩnh có thể thao túng cả thế giới như vậy, thì ta đánh giá thấp toàn bộ thế giới.

Giá như mà nàng ấy nghĩ đến việc phát hành tất cả các bằng chứng tài liệu trước khi ngắt kết nối, ta sẽ thấy tình tiết hợp lý hơn một chút. Vì ít ra những tài liệu rõ ràng, những kế hoạch chi li sẽ có tính thuyết phục hơn lời thú tội của kẻ mất trí.

Ta sẽ tạm coi đó là hợp lý để phân tích tình tiết tiếp theo.

Được rồi, bây giờ họ được chứng minh chính nghĩa với cả thế giới. Nhưng hành động tiếp theo của dân tộc đế vương này là thảm sát quân đội của Liên Minh toàn cầu. Lính là kẻ nghe lệnh, bây giờ cả thế giới biết kẻ cầm quyền của họ là lũ độc tài, lính là nạn nhân bị kẹt trong một trận chiến. Nhưng tất cả bị giết, một cách tàn bạo. Ta sẽ không lên án nếu như dân tộc đế vương vẫn còn là người bình thường, họ phải lựa chọn giữa giết và bị giết, nhưng giờ họ tiến hóa, họ có thể lựa chọn giết, hoặc khống chế, kêu gọi quy hàng và để cho những người lính biết sự thật. Nhưng họ lại tàn sát tất cả, hành động của những người “thanh khiết” đủ để được cung cấp gen MXK là vậy? Họ bắt đầu tương lai, bắt đầu thế giới mới bằng một hành động tàn ác, họ ra mắt với thế giới với máu trên tay. Họ trở thành kẻ độc tài mà họ đã từng cố gắng chống lại, nhưng còn tệ hơn chúng, bởi vì họ đã tiến hóa, họ có sức mạnh để có thể nô dịch kẻ khác tồi tệ hơn quyền lực mà kẻ độc tài trước kia đã có.

Ta không biết những tư tưởng cách mạng mà ba con người kia có ban đầu là gì, nhưng hành động của họ đã giết chết ý nghĩa của nó. Người ta nói không sai “Con đường dẫn đến địa ngục được lát bằng những ý định tốt.”. Và họ vừa mới mở ra địa ngục.

May mắn là ở những chương tiếp theo, thế giới của 2000 năm sau đó không phải là một thiên đường, vì đó là hoàn toàn vô lý khi thế giới mới đã được bắt đầu như vậy. Và điều đó hoàn toàn có thể dự đoán được khi đọc kết thúc của chương 0. Thế giới tương lai sẽ hoàn toàn nát bét, cả về nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng, cả cơ sở vật chất, lẫn con người.

Ta đánh giá rất cao khả năng tưởng tượng của nàng, nàng tỉ mỉ trong từng sáng tạo. Luôn luôn có thể cảm thấy vốn hiểu biết rất rộng của nàng. Cố lên nha, ta sẽ bình luận các chương tới sau nhé.

Này, đây là nàng đòi ta chém chi tiết, tỉ mỉ đấy nhé, nếu nó quá ác thì thứ lỗi cho ta >_< (may vừa đủ số từ giới hạn :v )
Có độc giả thế này thật đáng quý! Sướng quá ha nước mắt tử thần . ;;)
 

nước mắt tử thần

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
8/9/14
Bài viết
682
Gạo
500,0
Có độc giả thế này thật đáng quý! Sướng quá ha nước mắt tử thần . ;;)
Trời ơi ta đi câu từ bên tàu còn chưa thấy nàng ạ, may mắn sao ta đã câu được nàng ấy lên gác để beta ý tưởng ta cho. Há há há, và ta đã thành công.
Trở lại với nàng của ta.
Bây giờ ta lần mò vào truyện của nàng để com đây. Nói thật nhé, muốn com được cho truyện của nàng cần phải đọc nhiều lần, hiểu theo cả nghĩa tích cực lẫn tiêu cực. Truyện của nàng tốn chất xám để hiểu, để phỏng đoán, và cả để nhận xét về những vấn đề trong nó.

Này, đây là nàng đòi ta chém chi tiết, tỉ mỉ đấy nhé, nếu nó quá ác thì thứ lỗi cho ta >_< (may vừa đủ số từ giới hạn :v )
Dài quá! Ta đã bảo là làm ơn cắt ra từng phần rồi mà! Làm gì như thánh kinh thế này ta ngắt đoạn để trả lời cũng khổ lắm!
Về việc mở đầu có 1 câu mà nàng đặt nghi vấn: Khi chúng ta vẫn còn đứng thành hai phe để suy nghĩ và tranh đấu cho ý niệm của riêng mình. Con người đang bắt đầu khai quật những kho tàng tri thức bị nguyền rủa.
Về việc này có thể nói là những người đang đọc hay đang có suy nghĩ về những vấn đề trên. Vì không phải ai để não bộ mình có suy tư về vấn đề đó (mà ý ta là lúc nào cũng nghĩ và lúc nào cũng đấu tranh, kể cả ngủ!). Thế nên chúng ta ở đây là hạn hẹp những người đang suy nghĩ, đang thấy hoang mang hay chút ưu tư nào đó, và con người là chỉ chung tất cả mọi người (kể cả mấy đứa đang nằm mơ thấy vàng và gái đẹp), ai cũng muốn khám phá để có được nhiều hơn. Sự nguyền rủa ở đây là cách nói theo những người tự nghĩ mình có tư chất nhân đạo, và nó thật sự bị nguyền rủa khi những giống biến đổi gen đang phá hủy sinh thái, sức khỏe và tạo nên sự tuyệt chủng. Vấn đề này còn hơn cả bát trận đồ, 1 cửa sinh trong hàng vạn cửa tử, nghiên cứu về nó là mối họa, mà từng có một thời gian H5N1 lây người sang người rùm ben là nhờ nó. Để đạt được thành quả phải hi sinh, nhưng sự hi sinh này cũng giống như đồng vàng trong cái rương cướp biển. Và với lại, ta dùng con người để đánh đồng cả ta mà cũng không phải ta :">.

Còn về chuyện bút nguyện, gác nó sang bên, ta mà nói ở đây thì truyện khỏi đọc nữa rồi. Vai trò của nó như 1 luận điểm song hành với truyện, thế nên chỉ thế thôi, ta không thể bật mí hay giải thích được nữa.

Vụ chính tả! Ta thề là ta hận bản thân lắm, vì cái nết vùng miền của ta nó ngấm khó chữa, nhưng phục thiện dần dần hi vọng được, với lại không biết vì lý do gì, ta không hề nhìn thấy nó cho tới khi có người chỉ nó ra.:-ss:((:-ss:(( Mà sao mọi người đọc cũng hổng để ý luôn nữa. :((:((:((

Về chương 0 ta xin khẳng định là ta viết nó trong 3 ngày thôi, và thật ra ban đầu ta định viết theo dạng có thể phát triển thành kịch bản :)) thế nên nó là đứa con trong ống nghiệm mang rất nhiều yếu tố chấp vá mầm mống của cái này cái kia. Về ngôi kể thì ta không nhớ đã nói là dùng ngôi giới hạn khi nào :D, ta hay mất trí. Nhưng ta có nói gần đây là ta kết hợp cả 2, ta đang thử lại ngôi kể hồn ma, con ma có thể nhìn thấy có thể cảm thấy theo cảm nhận của nó và đi bất cứ đâu, theo cách chỉ chứng giám mà không thể đi sâu. Đúng hơn là một thử nghiệm cho một sự trở lại ngôi kể hồn ma của người hát rong mà ta sử dụng hồi mấy năm trước (ta thề là mấy năm trước nó cực thảm họa hơn nhiều). Và chương 0 thật ra không nằm trong truyện này, khác với Bút Nguyện là song hành, nó là thứ phụ kiện có cũng được, không cũng chẳng sao. Vì ta định nếu viết xong Salamander sẽ viết tiếp 3 bộ theo đà Salamander nữa, và một trong đó tên là 'Đám tang loài Homo sapiens' ở thời điểm năm 2170. Thế nên mục đích ta đưa ra Chương 0 là một chương mồi thử nghiệm với độc giả, nếu mọi người thấy thích và người đọc góp ý kiến muốn nó phát triển thêm, thì nó sẽ lớn thành prequel. Và sau sự đóng góp ý kiến của nàng (cũng như rất nhiều người ta tham khảo đều nói là nó phải phát triển thêm mới được), đúng y những gì ta nghĩ đến cho một prequel 'Đám tang loài Homo sapiens', ta quyết định sẽ biến nó thành đứa con trưởng thành :D. Một chương không thể nói hết 1 trận đánh, tất nhiên, khi ta nghĩ đến nó là ta nghĩ đến 2 chương có ít nhất 5 phần, (ai đọc truyện từ chương 1 cũng thấy 2 chương nó bự thế nào). Nhưng ta phải hoàn tất Salamander trước đã, vì Salamander quan trọng hơn cho nên ở thời điểm này 0 chỉ là cái mầm mới mọc nanh là đủ rồi.

Về việc nhỏ Nguyễn Quân, ông chủ tịch, lẫn ông tham mưu rất tiếc là ta không cho đặt mấy người vào bối cảnh của truyện lớn hơn, vì tư tưởng của ta nàng cũng biết khi đọc giới thiệu là thuyết âm mưu. Ta luôn thích lừa người đọc 3 lần trước khi đến được đáp án đúng. Nhưng trong vòng 1 chương thử nghiệm mà 3 lần thì ta chỉ làm được tới đó trong vòng 3 ngày (ta không muốn tốn quá nhiều chất xám cho nó vào lúc này). Dù sao với 1 chương "mồi nhử" đọc giả thì nó hoàn thành tốt vai trò của mình rồi. He he he.

Nhân tiện quảng cáo luôn =)), là ta có ý định viết những 4 bộ truyện chính và 1 bộ phụ có tên gọi chung là "5000 năm trong tiềm thức" mà xếp theo dòng thời gian là:
_ Đám tang loài Homo sapiens - năm 2170
_ Thiên Chi Thần Bất Tử - năm 3030
_ Salamander - truyện chính. - năm 4221
_ Tử thần đã chết - năm 5011
_ Bộ phụ: A.V.A - năm chưa biết
Ngoài ra còn một số ngoại truyện cho các truyện chính, và vâng ta định viết đến khi tắt thở thì thôi.:"> Thế nên ủng hộ ta tiếp đi mà. Ha!
tsuki_chan Shimizu Yuki
Chân thành cám ơn tất cả các bạn đã ghé qua, và làm ơn hãy tiếp tục ghé nhá! >:D<
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên