Câu đầu tiên đó chính là chủ ý của em ạ. Những chương về sau sẽ có những khúc như vậy. Nó góp 1 phần trong cốt truyện của em.
Những câu sau của chị em chẳng thể nói gì hơn, bởi vì toàn là những gì em thiếu sót. Không, có lẽ là do em thiếu kinh nghiệm, những gì mấy chị nói hoàn toàn hông sai. Những góp ý của mấy chị em đang tích góp cho những chương sau.
Góp ý của chị hoàn toàn là những thứ em đang thiếu, cám ơn chị sparkling nhé!
Những câu sau của chị em chẳng thể nói gì hơn, bởi vì toàn là những gì em thiếu sót. Không, có lẽ là do em thiếu kinh nghiệm, những gì mấy chị nói hoàn toàn hông sai. Những góp ý của mấy chị em đang tích góp cho những chương sau.
Góp ý của chị hoàn toàn là những thứ em đang thiếu, cám ơn chị sparkling nhé!
Sau đây là tiết mục đóng vai ác của bạn Ling Lung.
Lời đầu tiên, bạn Ling là người thường đọc thể loại trinh thám cổ điển và xem các phim phá án CSI, thế nên quan điểm của bạn Ling là dựa theo quy chuẩn của các thể loại đó. Bạn Linh không có đọc và cũng chẳng mê mấy truyện trinh thám pha hình sự, tình cảm, kinh dị hay các thứ, nên bạn Ling chỉ góp ý xây dựng câu chuyện theo hướng cổ điển. Có thể không theo đúng gu mà bạn muốn câu ng tới nhưng hi vọng bạn cũng nhặt nhạnh được vài ý bổ ích.
Về chương ba, đi theo chi tiết từ trên xuống dưới:
- "Vào ngày mới trên khu nhà trọ Vĩnh Biệt, có một người lạ mặt cứ đi qua đi lại trước khu nhà trọ Vĩnh Biệt" -> không biết bạn có chủ ý gì khi dùng câu này không. Nếu là chủ ý thì dành lời khen cho bạn. Nhưng nếu đây là do bạn viết bâng quơ thì cẩn thận.
- Việc tìm ra được hai nghi phạm rất kì cục. Hiện trường là một quán phở đông đúc, người ra vô đông như vậy mà tự nhiên lại tóm hai cái ông đó ra làm nghi phạm mà chẳng có lí do gì cả. Là do họ có tư thù mâu thuẫn với nạn nhân, là do có nhân chứng nhìn thấy họ gặp riêng nạn nhân, mình đọc mà cứ nghĩ chẳng lẽ vì cảnh sát đi khắp khu phố hỏi coi ai không có bằng chứng ngoại phạm thì bắt làm nghi phạm hết sao. Thế còn trường hợp hung thủ là người ngoài khu nhà trọ, hay vd như trường hợp cướp của... Mình thấy việc đẩy ra hai nghi phạm quá gấp và gây băn khoăn cho người đọc.
- Đoạn bạn mô tả nhân thân và tính tình của hai nghi phạm theo cá nhân mình thì không ổn, cả vụ án trước bạn cũng giới thiệu các nghi phạm như thế. Thông thường, khi bạn đã viết văn thì bạn nên hạn chế liệt kê kể lể như vậy. Về vấn đề nhân thân tính tình của các nhân vật, bạn nên giới thiệu khéo hơn. Vd: nhân vật thám tử quan sát vẻ ngoài của nghi phạm, qua đó bạn còn tạo ra cảm giác nv thám tử là người tinh tế biết quan sát. Vd2: nhân vật thám tử phỏng vấn các nghi phạm và nhân chứng, qua cuộc đối thoại mà liệt kê được các thông tin đó, cách này sẽ khiến câu chuyện mang tính điều tra hơn.
- Tình tiết phỏng vấn nghi phạm ở ngay khu nhà trọ thật ra rất kì. Vấn đề này ở vụ án trước đã có người nói với bạn rồi. Mình nghĩ thế này: thông thường khi có xác chết, người ta phải lo đến chụp hình và khám nghiệm hiện trường, thu dọn các xác đi về cho bác sỹ pháp y nghiên cứu, cử người đến khám xét hiện trường và phỏng vấn nhân chứng. Họ phải điều tra theo nhiều hướng, đi gặp từng người liên quan rồi hỏi han, nhiều khi là mời đến sở để hỏi và thậm chí là phải có luật sư đi theo, chứ không thể trong vài tiếng mà bắt hai nghi phạm ở ngay hiện trường rồi hỏi cung người ta được, trong khi cái xác và tang vật thì vẫn sờ sờ đó chưa ai khám nghiệm gì cả. Cái mô tuýp phá án ngay hiện trường của truyện trinh thám thường phải xảy ra ở nơi bị cô lập, hoặc trường hợp đặc biệt như các nghi phạm có thể chạy trốn và không bắt lại được nữa.
- "Long bắt đầu có ánh mắt nghi ngờ. "Anh ta nói mà mắt cứ lảo đảo đâu đâu, chẳng lẽ là đang nói dối ư?" -> bạn đang ép người đọc đi theo phán đoán của nv thám tử. Bạn nên mô tả cái gì đó để khiến người đọc nghi ngờ nhân vật này, đến khúc cuối nv thám tử nói ra để lật mặt anh ta thì sẽ hay hơn.
- "Đúng rồi, thanh tra này, lúc nãy có vài người cũng nói là thấy một người lạ mặt, nhưng họ không nhớ được đặc điểm gì, nhưng mà họ nói là buổi trưa, gần trùng khớp với thời gian tử vong của nạn nhân. - Minh chợt nhớ ra vài chuyện nên nhắc lại." -> các nv cảnh sát nhìn chung rất a-ma-tơ. Và đỉnh điểm là cái câu thoại này. Thứ nhất, anh phỏng vấn nhân chứng mà chẳng ghi chép gì cả, nên thành ra anh quên. Thứ hai, chi tiết kẻ khả nghi quan trọng như vậy mà anh lại có thể quên. Thứ ba, đang phỏng vấn nghi phạm mà chen mồm vào hùa theo ý kiến của nghi phạm. Anh cs này thật sự cần được cho nghỉ gấp.
Mặt khác, với một kẻ khả nghi có vẻ ngoài ấn tượng vậy mà mấy ông bà nhân chứng lại quên mất đặc điểm thì rất khả nghi là ông nghi phạm chém hoặc đây là lỗi logic của bạn.
- "Ông thanh tra hỏi hai nghi phạm, thời gian từ chín đến mười hai giờ hai người họ ở đâu. Bão nói, chỉ ở nhà xem TV với em của bạn, gia đình bạn có công chuyện gấp nên gửi cho Bão giữ. Còn Trạch thì, chỉ ngủ ở nhà ngủ, không làm gì khác." -> lại là lỗi kể lể, bạn nên thay bằng đối thoại thì mới mang chất trinh thám.
- "Từ mười một giờ đến một giờ hai tư.
Long mở to mắt nhìn chằm chằm vào Trạch, sau câu trả lời thật dứt khoát của Trạch" -> Mình không chắc bạn nói chi tiết nv thám tử nhìn chằm chằm là vì lí do gì. Nhưng mình nghĩ ngay khi nghe câu trả lời kì cục vậy thì nv cảnh sát cũng phải đủ kinh nghiệm để hỏi vặn lại.
- Đoạn ba cục gạch mình thấy bạn viết quá dài dòng. Mọi người đọc trinh thám đều hiểu điều mà nv thám tử sẽ nói khi nhìn thấy ba cục gạch đó. Bạn viết dài như thế chẳng khác nào đang hạ thấp IQ của nv bánh-bèo-của-thám-tử.
- "ông thanh tra chỉ sợ, hung khí bị vứt xuống sông thì... mệt." -> cái này là bôi bác cảnh sát nhé. Mà mình nghĩ tại sao phải lục soát tìm hung khí ở nhà nghi phạm chứ. Có ai mà lại cầm một cục gạch dính máu đem về nhà mình giấu. Chẳng nhẽ dân tình xung quanh không ai thấy, chả nhẽ hung thủ chẳng có thời gian quăng nó đi đâu đó trong suốt chuyến đi về nhà của mình. Trong lúc mình còn đang băn khoăn thì nv thám tử lại tìm ra được. Nói thật là mong chờ chương sau để hiểu thêm về cái cục gạch này.
Tiếp theo, là phần nhận xét tổng quan.
Về phông nền, phải nói thật lòng là bạn không tạo ra được không khí trinh thám cần thiết. Vụ án đầu thì tốt hơn vụ án sau. Nhưng nhìn chung, vụ án xảy ra nó cứ trôi tuột đi, chẳng khiến mình hứng thú tìm hiểu thủ phạm gì cả.
Mình nghĩ, đầu tiên là thời gian phá án quá gấp, thiếu nhiều bước cơ bản của hình sự. Thứ hai, các nv cảnh sát rất nghiệp dư. Thứ ba, các nhân vật liên quan vụ án không có gì để nhớ. Đặc biệt vụ án sau, lời thoại của gần như tất cả nhân vật rất không phù hợp với truyện trinh thám. Người khó tính như mình sẽ nghĩ truyện bạn không nghiêm túc khi các nhân vật cứ nói chuyện theo cảm tính, rồi đem chuyện tình cảm cá nhân của mình ra nói trên hiện trường.
Về diễn biến cốt truyện. Có một số vấn đề sau:
- Cả một rưỡi vụ án của bạn đều đang đi theo công thức: giới thiệu địa điểm, cảnh sát vây quanh vì có một cái xác xuất hiện, nv thám tử xuất hiện và bước vào hiện trường, và ngay tại hiện trường, mọi thứ từ hỏi cung cho đến khám nghiệm đều xảy ra, thám tử vạch mặt hung thủ và hết. Nó giống như mở đầu của một tập phim CSI (nó là thể loại hình sự) và nửa sau của truyện Conan (nhưng không được ổn lắm) vậy. Mình nghĩ là bạn chọn sai công thức rồi. Nó khiến vụ án rất chán.
- Cá nhân mình có thể gợi ý một số thứ mà mình thích xem trong truyện trinh thám:
Giới thiệu một địa điểm (biệt lập càng tốt nếu bạn muốn buff thám tử) và bạn cần có một khoảng thời gian để người đọc nắm được bối cảnh, và đây là lúc bạn giới thiệu sơ nét về một số nhân vật liên quan vụ án.
Nhân vật thám tử có nhiều tg để phỏng vấn và điều tra các nơi, theo mọi hướng. Nhân vật thám tử phải bị quay vòng vòng trong cuộc điều tra. Vd như nhân vật A có động cơ này nhưng anh ta có bằng chứng ngoại phạm, nhân vật B chẳng liên quan gì nạn nhân nhưng phát hiện ra anh ta nói dối, bằng chứng này bị bỏ lại chỗ này, vết tích này ở chỗ kia và trong chúng chẳng có ý nghĩa gì cả. (Nhân tiện, chi tiết buộc tội hung thủ vì anh ta lỡ lời khi bị khích rất là giảm gái trị trinh thám.)
Nên mô tả chi tiết nhiều hơn về không gian, và các hành động của các nhân vật, bạn có mô tả tương đối tốt và cần phát huy hơn nữa.
Về nhân vật:
- Như đã nói, các cảnh sát quá bị dìm hàng. Các nhân vật liên quan vụ án không đủ đất diễn.
- Nhân vật thám tử đang bị bạn buff và dễ tạo sự phản cảm.
Thứ nhất, cậu ta quá trẻ. Nói thật là mình không tin vào tính thực tế của một thám tử trẻ tuổi. Nhất là khi đây là án mạng và cảnh sát thì thản nhiên cho cậu ta ra vô bình phẩm vụ án.
Thứ hai, nhân vật này không có nguồn gốc. Vụ án đầu tiên của cậu ta là gì? Tại sao cậu ta có được danh tiếng thám tử và khiến cảnh sát khâm phục cậu ta như vậy? Bạn đưa cho độc giả một thám tử vốn dĩ đã lừng danh mà mình nói thật là cảm thấy hoài nghi.
Thứ ba, hệ quả của mấy thứ ở trên là thái độ mà cảnh sát và bạn bè đối với cậu ta rất là khó tưởng. Cậu ta luôn được mời đến các hiện trường và các vụ án đó thì chưa biết có phức tạp gì không mà người ta cứ mời hoài. Vd như vụ án 1: chả hiểu sao nhân vật người bạn lại gọi cậu ta khi mà vẫn nghĩ chị mình tự sát. Vụ án 2: vụ án chưa biết có khó không mà cậu ta lại xuất hiện rồi, mà mình chẳng nhớ là ai mời nữa.
Bạn nên tạo ra một nhân vật thám tử chân thực hơn, có các hành động và suy nghĩ bình thản hơn. Không cần thiết cậu ta phải luôn là người phát hiện ra mọi thứ, luôn trừng mắt khi nhận ra nghi phạm nói dối. Nhân vật thám tử đáng khâm phục là người im lặng tìm kiếm dấu vết, nhưng tinh quái trong hỏi han về đủ thứ trời ơi đất hỡi với các nhân vật liên quan vụ án. Trong suốt quá trình điều tra, người đọc không thấy vụ án tiến triển, nhưng đến cuối cùng, thám tử sẽ nối tất cả sự rời rạc lại và bất ngờ vạch mặt hung thủ. Đó là nhân vật thám tử cổ điển mà mình thích.
Ngoài ra, anh ta cần cộng sự về pháp y, về thông tin,... và cảnh sát thì thường không thích thám tử và mời anh ta vô tội vạ như vậy.
Tóm lại là thế nhé.