Thời tiết tháng 6 chưa bao giờ là đẹp trong mắt mọi người, nhưng lại đem đến sự thích thú cho Nhân. Cô chẳng có hoạt động dã ngoại hay tiệc tùng gì ngoài trời mà cần trời phải trong xanh đầy nắng cả. Cái sự tôi tối âm ẩm càng thích hợp cho việc cuộn tròng trong trăn lười biếng của Nhân.
Sáng sớm, Nhân đấu tranh mãi mới mò ra khỏi chăn điện mà chịu rét ra ngoài. Hôm nay như thường lệ, sẽ có thư của ngoại gửi từ Anh quốc qua.
Ngoại cô rất thích viết thư tay, dù mắt bà không còn tốt, và nội dung viết cũng chả có bao nhiêu. Thường chỉ là vài câu hỏi như: cháu yêu sống có tốt không, cháu yêu có thiếu thốn cái gì không, cháu yêu nhớ giữ gìn sức khỏe.
Có bận Nhân ngồi xếp các bức thư của bà ra bàn, và nhận ra, nội dung của chúng giống hệt nhau. Chỉ khác mỗi nét chữ lâu lâu xiêu vẹo khó nhìn. Còn lại thì đúng là copy và paste.
Bà ngoại cô luôn quan niệm rằng khi viết thư cho người mình yêu quý, tình cảm của mình cũng sẽ theo đó mà gửi gắm vào những con chữ. Rồi khi người nhận thư đọc được, họ cũng sẽ cảm nhận được đầy đủ tình cảm đã gửi gắm ấy.
Nhân nhìn dấu nến trên bức thư, vui vẻ lấy dao khẽ nậy. Bên trong là giấy thông thơm và trắng muốt. Trên đó vỏn vẹn mấy chữ. “Nhân ơi, dạo này bà cứ mơ thấy ông về rủ bà đi du lịch.”
Nhân thừ người. Tính ra bà cô năm nay gần chín mươi tuổi. Cũng ở độ tuổi phải trong tư thế sẵn sàng ra đi rồi. Thế nhưng cô cứ giả vờ quên mất, cứ nghĩ bà còn khỏe mạnh như hồi ở chung với gia đình cô. Sáng sáng bưng cả thau đồ to sụ trút vào máy giặt. Rồi tối tối lại bưng cả thùng đồ đã sấy khô vào trong phòng gấp gọn.
“A lô, phòng giao dịch ABC phải không?”
“Tôi muốn đặt một vé máy đến thành phố XX của Anh.”
Nhân kẹp điện thoại vào giữa cổ và má, vừa vội vã đặt vé vừa mở tủ lấy vài bộ quần áo.
“Ngay hôm nay, có những chuyến nào và vào giờ nào?”
Nhân vứt thêm mấy cái quần lót và khăn lạnh vào rồi đóng va li lại. “Được, cho tôi một vé chuyến tám giờ tối.”
…
Ra khỏi sân bay, Nhân không sao liên lạc được với bà. Cô gọi điện thoại bàn nhưng chẳng ai nghe cả. Bình thường bà cô vẫn có một y tá chăm sóc. Y tá này là do Nhân thuê. Lẽ ra cô đã đón bà về Úc ở cùng mình. Nhưng bà khăng khăng từ chối, bà bảo bà muốn ở ngôi nhà của ông và bà. Đó là ngôi nhà gỗ mộc mạc, do ông đẽo từng tấm ván, dựng từng cây cột mà xây nên.
Nhân nhờ tài xế taxi hạ cửa kính để cô có thể thỏa thích ngắm một Luân Đôn đẹp cổ kính. Những ngôi nhà, post thư, cửa hàng… đều đẹp như tranh vẽ vậy. Đột nhiên Nhân nghĩ hay là cô chuyển tới đây sống với bà. Như vậy bà cháu có thể gần gũi thêm một chút, mà cô cũng có thể thả lỏng tâm hồn để sống những ngày tháng thực sự là sống.
Nhân trả tiền cho bác tài xế, không quên cảm ơn vì bác đã giới thiệu cho mình nhiều điểm đến nổi tiếng trong thành phố . Có lẽ bác ấy tưởng mình là khách vãng lai, Nhân thầm cười.
Cô kéo vali lọc cọc trên con đường nhỏ rải đầy sỏi to nhỏ. Cảm giác bước trên sỏi thật là thích, Nhân hăm hở kéo va li chạy thật nhanh.
Đến nhà, cánh tay tê rần, chân cũng mỏi nhừ và nhức. Nhưng miệng thì cười không ngậm lại được. Cô nhớ lại quãng thời gian học tiểu học ở đây. Cô và mấy đứa bạn chẳng quản trời mưa hay nắng, mỗi bận tan học về đều vui vẻ rượt nhau chạy trên những con đường đất sỏi và cát. Đoạn kí ức tươi đẹp ấy thổi một luồng gió vào tâm hồn mệt mỏi của Nhân, khiến cô cứ thế ngây ngô cười.
Nhân nhìn vào phía trong cổng. Một vườn hoa hồng đỏ thắm bao lấy đài phun nước thiên nga trắng khiến cô không kiềm lòng được mà ngơ ngẩn. Đây mới chính là nhà. Mà đúng vậy còn gì, đây là nhà cô. Ngôi nhà chứa quá nhiều hạnh phúc đến nỗi khiến cô hoảng sợ bỏ chạy. Nhân đặt tay lên ngực mình. Cái thứ tưởng như hóa đá bao nhiêu ngày qua, bây giờ lại mạnh mẽ mà đập, mà đẩy những ấm áp tới từng tế bào đau khổ của cô.
Nhân chưa bấm chuông, nước mắt đã lăn dài trên má. Bao năm rồi cô không dám đối diện với bà, kể từ sau đám tang của bố mẹ? Mười năm. Mười năm rồi!
Kính koong…
Nhân hồi hộp nhìn qua hàng rào, qua cả vườn hồng ngào ngạt hương thơm. Cánh cửa gỗ với tay nắm kiểu cách quý tộc từ từ hé mở. Một đầu tóc hoa râm thò ra, đôi mắt kinh ngạc nhìn từ đầu tới chân Nhân, rồi dừng lại thật lâu trên khuôn mặt cô.
“Cô là cháu bà Mary?” Giọng đàn ông khàn khàn có phần run rẩy.
“Dạ vâng, cháu là Nhân. Ông là…?”
Người đàn ông vội vã mở cổng, tự giới thiệu. “Tôi là David, thợ làm vườn.”
“Ồ… Bà cháu cuối cùng cũng tìm được một thợ làm vườn tay nghề lão luyện.” Nhân nháy mắt, cười. “Rất vui được gặp bác ạ.”
“Ồ…” David xoa xoa hai tay, ấp úng, cười rồi lại lo lắng, rồi lại cười cười giả lả.
“Bà ơi…” Nhân kéo va li vào phòng khách, lớn tiếng gọi.
Cô mỉm cười khi thấy bức hình đại gia đình treo ngay ngắn bên cạnh bức tranh đồng cỏ lau ngút ngàn.
“Cô Nhân.” David khẽ gọi.
“Vâng.” Nhân quay đầu lại, cười. “Ơ, bà cháu không có nhà ạ?”
David lúc này lúng túng ra mặt. Khuôn mặt vốn nhiều nếp nhăn nay lại càng nhăn nhúm hơn.
“Bà Mary… đã… qua đời rồi.”
Xoảng!
Nhân vừa cầm quả cầu pha lê lên ngắm ngía, một câu của David lọt vào tai khiến cô tuột tay, quả cầu rơi xuống đất vỡ vụn. Mảnh vỡ găm cả vào bàn chân lẫn bắp chân của Nhân. Máu rỉ ra từ vết ghim chảy xuống đất.
“Bác vừa nói đùa cái gì vậy?” Nhân cố rặn ra một nụ cười nhưng đôi mắt ầng ậc nước đã tố cáo sự hoang mang trong lòng cô. “Bà cháu thực ra đi đâu?”
David cúi gằm mặt. Ông khó khăn lặp lại lần nữa. “Bà Mary đã mất cách đây năm năm rồi, thưa cô.”
Nhân lắc đầu. Không thể. Cô nhìn David, lão già này ở đâu chui ra nói những thứ hoang đường này vậy? Chắc chắn lão ta chỉ đang đùa thôi, lão định chơi khăm cô thôi.
“Bà ơi!”
“Bà ơi!”
“Bà ơi!”
Nhân điên cuồng chạy vào bếp, vào phòng tắm, vào phòng ngủ,. Cô chạy ra sau nhà, chạy khắp vườn, chạy cả trên đường dài. Chạy đến khi đôi chân trần rớm máu cũng không dừng lại.
“Bà! Bà ơi! Bà ở đâu? Cháu về thăm bà đây…”
…
“Cháu yêu dấu, khi cháu đọc được bức thư này, ta hi vọng cháu đã đủ dũng khí để đón nhận việc từ nay, chỉ còn lại một mình cháu tiếp tục hành trình của mình….”
Nhân dựa đầu vào cửa sổ máy bay, không sao cầm được nước mắt khi đọc di thư của bà. Bà sợ rằng cô vẫn chưa thể tiếp nhận được việc cùng lúc mất đi cả bố lẫn mẹ. Nên không muốn cô suy sụp vì căn bệnh ung thư giai đoạn cuối của mình. Bà đã tự viết rất nhiều những lá thư tay trong lúc sức khỏe còn cho phép, rồi nhờ ông David, thợ làm vườn và cũng là bạn thân của bà, mỗi tháng đều đặn gửi cho cô một lá.
Ghế máy bay và đai an toàn không cho phép Nhân gục mặt vào đầu gối, rồi cuộn tròn lại mà khóc như cái cách mà cô vẫn làm mỗi khi tim cô thấy đau đớn. Vậy nên cô chỉ có thể gục mặt lên bờ vai xương xẩu của chính mình, rồi tự mình nâng đỡ nỗi đau ấy.
Sáng sớm, Nhân đấu tranh mãi mới mò ra khỏi chăn điện mà chịu rét ra ngoài. Hôm nay như thường lệ, sẽ có thư của ngoại gửi từ Anh quốc qua.
Ngoại cô rất thích viết thư tay, dù mắt bà không còn tốt, và nội dung viết cũng chả có bao nhiêu. Thường chỉ là vài câu hỏi như: cháu yêu sống có tốt không, cháu yêu có thiếu thốn cái gì không, cháu yêu nhớ giữ gìn sức khỏe.
Có bận Nhân ngồi xếp các bức thư của bà ra bàn, và nhận ra, nội dung của chúng giống hệt nhau. Chỉ khác mỗi nét chữ lâu lâu xiêu vẹo khó nhìn. Còn lại thì đúng là copy và paste.
Bà ngoại cô luôn quan niệm rằng khi viết thư cho người mình yêu quý, tình cảm của mình cũng sẽ theo đó mà gửi gắm vào những con chữ. Rồi khi người nhận thư đọc được, họ cũng sẽ cảm nhận được đầy đủ tình cảm đã gửi gắm ấy.
Nhân nhìn dấu nến trên bức thư, vui vẻ lấy dao khẽ nậy. Bên trong là giấy thông thơm và trắng muốt. Trên đó vỏn vẹn mấy chữ. “Nhân ơi, dạo này bà cứ mơ thấy ông về rủ bà đi du lịch.”
Nhân thừ người. Tính ra bà cô năm nay gần chín mươi tuổi. Cũng ở độ tuổi phải trong tư thế sẵn sàng ra đi rồi. Thế nhưng cô cứ giả vờ quên mất, cứ nghĩ bà còn khỏe mạnh như hồi ở chung với gia đình cô. Sáng sáng bưng cả thau đồ to sụ trút vào máy giặt. Rồi tối tối lại bưng cả thùng đồ đã sấy khô vào trong phòng gấp gọn.
“A lô, phòng giao dịch ABC phải không?”
“Tôi muốn đặt một vé máy đến thành phố XX của Anh.”
Nhân kẹp điện thoại vào giữa cổ và má, vừa vội vã đặt vé vừa mở tủ lấy vài bộ quần áo.
“Ngay hôm nay, có những chuyến nào và vào giờ nào?”
Nhân vứt thêm mấy cái quần lót và khăn lạnh vào rồi đóng va li lại. “Được, cho tôi một vé chuyến tám giờ tối.”
…
Ra khỏi sân bay, Nhân không sao liên lạc được với bà. Cô gọi điện thoại bàn nhưng chẳng ai nghe cả. Bình thường bà cô vẫn có một y tá chăm sóc. Y tá này là do Nhân thuê. Lẽ ra cô đã đón bà về Úc ở cùng mình. Nhưng bà khăng khăng từ chối, bà bảo bà muốn ở ngôi nhà của ông và bà. Đó là ngôi nhà gỗ mộc mạc, do ông đẽo từng tấm ván, dựng từng cây cột mà xây nên.
Nhân nhờ tài xế taxi hạ cửa kính để cô có thể thỏa thích ngắm một Luân Đôn đẹp cổ kính. Những ngôi nhà, post thư, cửa hàng… đều đẹp như tranh vẽ vậy. Đột nhiên Nhân nghĩ hay là cô chuyển tới đây sống với bà. Như vậy bà cháu có thể gần gũi thêm một chút, mà cô cũng có thể thả lỏng tâm hồn để sống những ngày tháng thực sự là sống.
Nhân trả tiền cho bác tài xế, không quên cảm ơn vì bác đã giới thiệu cho mình nhiều điểm đến nổi tiếng trong thành phố . Có lẽ bác ấy tưởng mình là khách vãng lai, Nhân thầm cười.
Cô kéo vali lọc cọc trên con đường nhỏ rải đầy sỏi to nhỏ. Cảm giác bước trên sỏi thật là thích, Nhân hăm hở kéo va li chạy thật nhanh.
Đến nhà, cánh tay tê rần, chân cũng mỏi nhừ và nhức. Nhưng miệng thì cười không ngậm lại được. Cô nhớ lại quãng thời gian học tiểu học ở đây. Cô và mấy đứa bạn chẳng quản trời mưa hay nắng, mỗi bận tan học về đều vui vẻ rượt nhau chạy trên những con đường đất sỏi và cát. Đoạn kí ức tươi đẹp ấy thổi một luồng gió vào tâm hồn mệt mỏi của Nhân, khiến cô cứ thế ngây ngô cười.
Nhân nhìn vào phía trong cổng. Một vườn hoa hồng đỏ thắm bao lấy đài phun nước thiên nga trắng khiến cô không kiềm lòng được mà ngơ ngẩn. Đây mới chính là nhà. Mà đúng vậy còn gì, đây là nhà cô. Ngôi nhà chứa quá nhiều hạnh phúc đến nỗi khiến cô hoảng sợ bỏ chạy. Nhân đặt tay lên ngực mình. Cái thứ tưởng như hóa đá bao nhiêu ngày qua, bây giờ lại mạnh mẽ mà đập, mà đẩy những ấm áp tới từng tế bào đau khổ của cô.
Nhân chưa bấm chuông, nước mắt đã lăn dài trên má. Bao năm rồi cô không dám đối diện với bà, kể từ sau đám tang của bố mẹ? Mười năm. Mười năm rồi!
Kính koong…
Nhân hồi hộp nhìn qua hàng rào, qua cả vườn hồng ngào ngạt hương thơm. Cánh cửa gỗ với tay nắm kiểu cách quý tộc từ từ hé mở. Một đầu tóc hoa râm thò ra, đôi mắt kinh ngạc nhìn từ đầu tới chân Nhân, rồi dừng lại thật lâu trên khuôn mặt cô.
“Cô là cháu bà Mary?” Giọng đàn ông khàn khàn có phần run rẩy.
“Dạ vâng, cháu là Nhân. Ông là…?”
Người đàn ông vội vã mở cổng, tự giới thiệu. “Tôi là David, thợ làm vườn.”
“Ồ… Bà cháu cuối cùng cũng tìm được một thợ làm vườn tay nghề lão luyện.” Nhân nháy mắt, cười. “Rất vui được gặp bác ạ.”
“Ồ…” David xoa xoa hai tay, ấp úng, cười rồi lại lo lắng, rồi lại cười cười giả lả.
“Bà ơi…” Nhân kéo va li vào phòng khách, lớn tiếng gọi.
Cô mỉm cười khi thấy bức hình đại gia đình treo ngay ngắn bên cạnh bức tranh đồng cỏ lau ngút ngàn.
“Cô Nhân.” David khẽ gọi.
“Vâng.” Nhân quay đầu lại, cười. “Ơ, bà cháu không có nhà ạ?”
David lúc này lúng túng ra mặt. Khuôn mặt vốn nhiều nếp nhăn nay lại càng nhăn nhúm hơn.
“Bà Mary… đã… qua đời rồi.”
Xoảng!
Nhân vừa cầm quả cầu pha lê lên ngắm ngía, một câu của David lọt vào tai khiến cô tuột tay, quả cầu rơi xuống đất vỡ vụn. Mảnh vỡ găm cả vào bàn chân lẫn bắp chân của Nhân. Máu rỉ ra từ vết ghim chảy xuống đất.
“Bác vừa nói đùa cái gì vậy?” Nhân cố rặn ra một nụ cười nhưng đôi mắt ầng ậc nước đã tố cáo sự hoang mang trong lòng cô. “Bà cháu thực ra đi đâu?”
David cúi gằm mặt. Ông khó khăn lặp lại lần nữa. “Bà Mary đã mất cách đây năm năm rồi, thưa cô.”
Nhân lắc đầu. Không thể. Cô nhìn David, lão già này ở đâu chui ra nói những thứ hoang đường này vậy? Chắc chắn lão ta chỉ đang đùa thôi, lão định chơi khăm cô thôi.
“Bà ơi!”
“Bà ơi!”
“Bà ơi!”
Nhân điên cuồng chạy vào bếp, vào phòng tắm, vào phòng ngủ,. Cô chạy ra sau nhà, chạy khắp vườn, chạy cả trên đường dài. Chạy đến khi đôi chân trần rớm máu cũng không dừng lại.
“Bà! Bà ơi! Bà ở đâu? Cháu về thăm bà đây…”
…
“Cháu yêu dấu, khi cháu đọc được bức thư này, ta hi vọng cháu đã đủ dũng khí để đón nhận việc từ nay, chỉ còn lại một mình cháu tiếp tục hành trình của mình….”
Nhân dựa đầu vào cửa sổ máy bay, không sao cầm được nước mắt khi đọc di thư của bà. Bà sợ rằng cô vẫn chưa thể tiếp nhận được việc cùng lúc mất đi cả bố lẫn mẹ. Nên không muốn cô suy sụp vì căn bệnh ung thư giai đoạn cuối của mình. Bà đã tự viết rất nhiều những lá thư tay trong lúc sức khỏe còn cho phép, rồi nhờ ông David, thợ làm vườn và cũng là bạn thân của bà, mỗi tháng đều đặn gửi cho cô một lá.
Ghế máy bay và đai an toàn không cho phép Nhân gục mặt vào đầu gối, rồi cuộn tròn lại mà khóc như cái cách mà cô vẫn làm mỗi khi tim cô thấy đau đớn. Vậy nên cô chỉ có thể gục mặt lên bờ vai xương xẩu của chính mình, rồi tự mình nâng đỡ nỗi đau ấy.
Chỉnh sửa lần cuối: