[Truyện Ngắn - VH Mỹ] A&P - Hoàn - John Updike (conruoinho dịch)

TUYỂN TẬP TRUYỆN NGẮN JOHN UPDIKE

johnupdikeportrait_thumb.gif
updikejugglingapples_thumb.jpg

large_200px-JohnUpdike_young.jpg

(Nguồn ảnh: Internet)​

JOHN UPDIKE (1932-2009), cây bút hàng đầu trong thế hệ của ông, người đã ghi chép lại cuộc sống Mỹ qua những áng văn rực rỡ và uyển chuyển, những câu chuyện tình bằng con mắt bộc trực và sành sỏi, đã qua đời vì ung thư phổi. Đại diện nhà xuất bản Alfred A. Knopf nói: "Ông là một trong những tác gia xuất sắc nhất chúng ta từng có, mất mát này là không gì bù đắp được."

Truyện của John Updike thường có trọng tâm xoáy vào tình trạng căng thẳng âm ỉ thường trực nhưng được che phủ bởi một không khí bàng bạc bình lặng và sự buồn tẻ ở những vùng ngoại ô nước Mỹ với giọng văn hài hước. Những tác phẩm kiểu này đã tạo nên tiếng vang lớn cho sự nghiệp của ông vào những năm 1960 và 1970.

Một truyện ngắn hồi ông mới sáng tác, có tên A&P, kể về một cậu bé vị thành niên đã xốn xang tâm hồn ra sao khi ba cô gái trẻ mặc bikini đến mua hàng ở siêu thị, nơi cậu làm việc. “Nhìn thấy một cô gái hấp dẫn mặc đồ tắm trên bãi biển là một chuyện”, Updike viết: “Dõi nhìn những cô nàng hở hang bước đi qua lại giữa những thùng giấy và kệ hàng nằm ngổn ngang, được chiếu sáng bởi ánh đèn huỳnh quang, lại là một chuyện khác”. Sự quan tâm của Updike về tình dục đã có từ trước khi những thay đổi sâu sắc trong văn hóa Mỹ diễn ra cuối thập niên 1960. Chính vì vậy, khá nhiều tác phẩm của ông thời kỳ đó bị các nhà xuất bản kiểm duyệt. Thậm chí, cuốn tiểu thuyết thứ hai của ông, Rabbit ơi, chạy đi (Rabbit, run), đã phải viết lại vài phần trong tiểu thuyết trước khi ra mắt công chúng, vì lo sợ sẽ vi phạm luật chống khiêu dâm.

Cuốn tiểu thuyết giới thiệu cho độc giả một nhân vật người hùng giả tưởng tên là Harry “Thỏ” Angstrom, và chủ đề xuyên suốt của bốn tiểu thuyết dài và một tiểu thuyết ngắn của Updike trong hơn bốn thập kỷ, và chúng đã mang lại cho ông hai giải Pulitzer cho thể loại viễn tưởng.

Những truyện ngắn, thơ và tiểu luận phê bình của Updike cũng giúp ông được biết đến nhiều không kém gì 28 tiểu thuyết của mình.

Hơn 800 tác phẩm đủ thể loại, truyện ngắn, phê bình, thơ, tiểu luận... của Updike đã xuất hiện trong tạp chí Người New York (The New Yorker) từ 1954 đến 2008. Rất nhiều độc giả Mỹ đã trở nên gắn bó hơn với Updike nhờ ấn phẩm này.

“Dù cho tầm vóc văn chương của ông vượt quá khuôn khổ bất cứ cuốn tạp chí nào (ông rõ ràng vẫn là một trong số những cây bút vĩ đại nhất trên thế giới) thì ông vẫn yêu thích công việc viết cho cuốn tuần san này, vẫn yêu thích việc là một phần của nơi ông đã gắn bó từ khi còn rất trẻ...”. “Từ lâu ông đã là linh hồn của tờ Người New York và thật khó tưởng tượng được việc chúng tôi sẽ phải làm việc mà không còn ông bên cạnh”. Đó là những gì David Remnick, biên tập viên chính của tờ Người New York nói về John Updike.

William Pritchard, giáo sư môn tiếng Anh tại trường Đại học Amherst, từng nghiên cứu và viết về Updike, lại cho rằng Updike nổi bật nhất nhờ sự linh hoạt và uyển chuyển của mình, đặc biệt là thể loại truyện viễn tưởng, chính luận và thơ. “Như những gì tôi có thể cảm nhận, ông đã thể hiện mình xa hơn hình ảnh của một người với những con chữ”, Pritchard nói. “Mỗi chuyển động của Updike được thực hiện bằng sự thông thái, dí dỏm và đầy tình yêu”.

Sinh năm 1932 ở Reading, bang Pennsylvania, Updike học văn học tiếng Anh tại đại học Harvard. Tại đây, ban đầu ông có đóng góp và về sau là biên tập cho tờ tạp chí trào phúng Harvard Lampoon.

Tốt nghiệp và rời Harvard, ông thi đỗ và tốt nghiệp khóa học một năm tại đại học Oxford, (Anh quốc) về hội họa, sau đó Updike chuyển đến New York, và từ đây, ông bắt đầu trong đội ngũ tờ Người New York. Năm 1957 ông cùng gia đình chuyển đến Ipswich, Massachusetts, một thị trấn ven biển ở phía Bắc Boston. Sau này ông lại chuyển đến khu Beverly Farms lân cận.

Hương vị vùng New England thể hiện rõ trong cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1984 của Updike nhan đề Những phù thủy vùng Eastwick, lấy bối cảnh là thị trấn giả tưởng Rhode Island. Tác phẩm về sau đã được dựng thành bộ phim nổi tiếng cùng tên (1987), với sự tham gia của các ngôi sao Jack Nicholson, Susan Sarandon và Cher.

Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với Reuters năm 2005, ông bày tỏ cái nhìn về chính mình với tư cách là nhà văn đã thay đổi trong những năm gần đây, khi ông cho ra mắt nhiều bài phê bình nghệ thuật và văn học, và hầu như chỉ chú trọng thể loại truyện ngắn trong sáng tác mặc dù chúng luôn gây khó dễ cho ông. Khi được hỏi ông thích thể loại nào hơn, Updike ngừng một chút rồi trả lời: “Nếu có người hỏi tôi câu này 10 năm trước, thì chắc chắn tôi sẽ nói rằng truyện ngắn là thể loại tôi cảm thấy hứng thú nhất. Tôi không chắc liệu có phải tôi không còn khả năng với truyện ngắn nữa hay không, hay vì mọi ý tưởng truyện ngắn mà tôi có, đều đã được sáng tác hết rồi?”.

Khi được hỏi rằng ông có ý muốn tập hợp lại và xuất bản những bài viết (phê bình nghệ thuật và văn học) của ông hay không, ông đã hóm hỉnh trả lời: “Tôi đã có được một số thành công đáng kể trên cương vị một nhà phê bình, một nhà điểm sách và bình luận nghệ thuật nên việc đó không thật sự quan trọng. Điều thú vị trong công việc này là khi bạn ngồi xuống viết thì bạn biết chắc rằng những gì bạn viết ra sẽ được người ta in, và bạn sẽ được trả tiền. Điều này không hay xảy ra đối với truyện ngắn.”

Ngay sau khi John Updike qua đời ngày 27.1.2009, bản in thứ nhất cuốn tiểu thuyết Rabbit, Run đã được chào bán trên trang mạng Ebay (có liên kết với trang Chợ Điện Tử của Việt Nam) với giá 13.657.050 đồng (775 USD).


*******
updike1950.jpeg

(Nguồn ảnh: Internet)​
Nhân dịp sách Rabbit, Run (Rabbit ơi, chạy đi) của John Updike lần đầu tiên được xuất bản ở Việt Nam qua NXB Nhã Nam, Gác Sách xin gửi đến bạn đọc một số truyện ngắn nổi tiếng của ông. Văn của John Updike có nhiều từ ngữ tinh tế, chơi chữ tài tình, và lối viết sáng tạo theo giọng điệu nhân vật. Dịch giả hy vọng truyền tải được đến hết với độc giả. Nếu thấy không hay xin trách dịch giả dịch dở chứ đừng trách tác giả. :)


A&P
Dịch & hiệu đính: conruoinho
Đọc bông: Sienna
Cảnh báo: 15+

Truyện dịch chưa có sự đồng ý của tác giả.

****

Truyện đăng độc quyền ở Gác Sách. Yêu cầu không sao chép về trang web cá nhân hoặc trang web khác.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: [Truyện Ngắn - VH Mỹ] A&P - Hoàn - John Updike (conruoinho dịch)
A&P
(Xuất bản năm 1961 trên tạp chí M. Gilbert Porter)
Dịch & hiệu đính: conruoinho
Đọc bông: Sienna
Cảnh báo: 15+​

anp.jpg

(Nguồn ảnh: UCA)

Bước vào ba cô gái này chỉ mặc độc nhất bộ đồ bơi. Tôi đứng làm việc ở quầy thu ngân thứ ba, xoay lưng lại với hướng cửa ra vào, nên tôi không nhìn thấy họ cho đến khi họ đã đi sang tận quầy bánh mì. Cô bé làm tôi chú ý đến trước tiên là cô nàng mặc bộ đồ bơi hai mảnh có sọc ca rô xanh lá. Cô nàng khá tròn trĩnh, làn da rám nắng và cặp mông mềm mại to tròn, để lộ ra mảng da hình lưỡi liềm ở phần trên phía sau của cặp đùi nàng, nơi vẫn còn trăng trắng vì ánh mặt trời không thể chiếu tới. Tôi đứng trân trân tay vẫn cầm hộp bánh quy HiHo, đang cố nhớ xem mình đã tính tiền nó hay chưa. Tôi tính lại lần nữa thì khách hàng la ầm trời lên. Bà ta là một trong những loại khách hàng hay soi mói người thu ngân, một mụ phù thủy chừng năm mươi tuổi đánh phấn hồng trên má nhưng không có sợi lông mày nào, và tôi biết bắt chẹt được tôi làm cho ngày của bà ta trở nên tươi đẹp hơn. Mụ ta đã săm soi các quầy thu ngân cả bốn chục năm nay rồi nhưng chắc là vẫn chưa từng nhìn thấy ai phạm lỗi cả.

Đến lúc tôi vuốt mềm mấy cộng lông xù của mụ và đóng bao tất cả hàng hóa cho mụ - mụ khịt mũi vào mặt tôi một cái rồi bước đi, nếu mụ được sinh ra vào đúng thời điểm thì người ta đã đốt mụ cháy rụi ở Salem rồi[1] - đến khi tôi tống tiễn được mụ đi rồi thì mấy cô nàng kia, không có xe đẩy hàng trong tay, đã lượn vòng xong bên quầy bánh mì và đang quay lại hướng quầy hàng của tôi ở hành lang giữa khu vực tính tiền và những thùng hàng Đặc biệt. Các nàng còn không có chiếc giày nào nữa là. Cái cô nàng tròn trĩnh với bộ đồ hai mảnh này - bộ đồ xanh chói lọi và đường chỉ may nổi trên áo ngực nàng vẫn còn rõ rệt và bụng nàng ta vẫn còn hơi trắng nhạt nên tôi đoán là nàng vừa mua nó (bộ đồ tắm) – cô nàng này, với gương mặt mũm mĩm như quả mọng[2], cặp môi như nhúm lại với nhau dưới cái mũi, cô này, và cô cao kia, với mái tóc đen uốn quăn queo không đúng kiểu cho lắm, và những mảng da cháy nắng sướt qua dưới mắt, và chiếc cằm hơi quá dài - bạn biết đó, cái loại con gái mà những đứa con gái khác đều nghĩ rằng con nhỏ đó rất “nổi bật” và “quyến rũ” nhưng chả bao giờ đẹp được đến vậy, và chính họ cũng biết vậy - đó là lý do vì sao họ rất thích cô nàng đó - còn cô thứ ba, thì không cao như vậy. Nàng chính là nữ hoàng. Nàng dẫn đầu bọn họ, hai cô kia nhìn lòng vòng và xoay vai quanh đi ngoảnh lại. Nàng thì không, nữ hoàng này thì không, nàng chỉ đi thẳng và chậm rãi, trên đôi chân dài trắng trẻo như của một nữ nhân vật chính. Nàng dẫm gót hơi nặng nề, như thể nàng không quen đi bằng chân trần nhiều đến vậy, đạp gót chân xuống và để toàn sức nặng từ từ di chuyển lên đầu ngón chân như thể nàng đang kiểm tra sàn nhà bằng từng bước đi của mình, như đặt thêm một chút khoan thai vào đó. Bạn không bao giờ biết được đầu óc của đám con gái hoạt động ra sao (bạn có thật sự nghĩ rằng trong đó có đầu óc hay chỉ là những tiếng vo ve nhưng con ong bịt nhốt trong lọ thủy tinh?) nhưng bạn lại tin rằng nàng đã thuyết phục hai cô kia cùng nàng đến đây, và bây giờ nàng đang chỉ họ phải làm thế nào, để đi chậm rãi và giữ dáng người thẳng đứng.

Nàng mặt một bộ màu hồng hơi dơ dơ - có lẽ là màu kem, tôi không biết nữa – áo tắm có đầy hình những cái nút nhỏ, làm tôi hơi chú ý, dây áo nàng thì tuột xuống. Dây áo thõng xuống vai và quấn lỏng lẻo quanh cánh tay mát lạnh của nàng, và tôi nghĩ điều đó làm cho bộ đồ tắm hơi tuột khỏi người nàng, cho nên ở phía trên mảnh vải có một cái vành da sáng loáng. Nếu nó không ở đó thì bạn không thể biết có gì còn có thể trắng hơn bờ vai kia. Với dây áo bị kéo xuống như thế thì chẳng có gì ở giữa phần trên của áo tắm và phần đầu của nàng ngoại trừ chính nàng thôi, phần trần trụi đẹp đẽ từ xương bả vai xuống phía trên ngực nàng trông như miếng kim loại lồi lõm được đặt nghiêng nghiêng dưới ánh đèn. Ý tôi là, nó còn đẹp hơn cả đẹp nữa.

Tóc nàng hơi óng màu gỗ sồi như đã bị mặt trời và muối biển tẩy nhạt màu, được búi lên một chỏm nhỏ đang dần rơi rũ, và một vẻ mặt khá nghiêm nghị. Tôi cho là đó là vẻ mặt duy nhất bạn có thể có khi dám bước vào cửa hàng A&P này với dây áo rũ xuống như thế. Nàng ngẩng cao đầu làm cho cái cổ mọc từ bờ vai trắng nõn kia trông như bị kéo dài ra, nhưng tôi không ngại điều đó chút nào. Cổ nàng càng dài thì càng có thêm nhiều thứ thuộc về nàng.

Nhất định là nàng cũng cảm giác ra được từ khoé mắt của mình là tôi và thằng Stokesie ở quầy số hai đang ngắm nhìn, nhưng nàng không mảy may ngó ngàng. Nàng nữ hoàng này không hề nha. Nàng đảo mắt ngang qua kệ hàng, rồi dừng lại, rồi quay người chậm thật chậm làm bụng tôi cọ cọ vào phía bên trong chiếc tạp dề mình đang đeo, rồi nàng réo gọi hai cô kia, hai cô nàng đó dường như chạy vội hướng nàng như giải vây, rồi ba người bọn họ đi lên gian hàng thức-ăn-cho-chó-và-mèo-đồ-ăn-sáng-ngũ-cốc-mì-ống-gạo-nho-khô-đồ-gia-vị-bơ-mứt-mì-Ý-nước-ngọt-bánh-qui-mặn-và-bánh-qui-ngọt. Từ quầy thu ngân số ba tôi nhìn thẳng hướng quầy hàng thịt, và tôi nhìn bọn họ đi hết gian hàng. Cô nàng mập với làn da ngăm hình như hơi lóng ngóng trước mớ bánh quy, nhưng cuối cùng suy nghĩ lại và để hộp bánh lại trên kệ. Cảnh tợng những khách hàng đẩy xe hàng của mình dọc gian hàng - còn ba cô nàng thì đi ngược dòng người qua lại (chúng tôi thật ra cũng chẳng có bản chỉ là chỉ được đi một chiều hay gì cả) - nhìn thật mắc cười. Bạn có thể thấy họ, khi bờ vai trắng ngần của Nữ hoàng chiếu xuống người họ, hoặc hơi giật giật, hoặc nhúng nhảy, hoặc nấc cụt, thì ánh mắt họ giật mình nhìn lại vào giỏ hàng của chính mình và đẩy xe hàng đi. Tôi cá là bạn có thể làm nổ tung một quả mìn A&P còn đa số mọi người sẽ vẫn tiếp tục nhón chân lấy hàng và đánh dấu trên sổ tay của mình rằng đã mua món ngũ cốc và lầm bầm trong miệng “Để xem, hình như còn một món, bắt đầu bằng chữ M, măng tây, không, à, đúng rồi, mứt táo![3]” hoặc bất cứ cái gì họ muốn lầm bầm. Nhưng chắc chắn là điều này làm cho họ hơi rúng động. Ngay cả vài bà nội trợ kẹp tóc để uốn quăn còn ngoái đầu lại nhìn khi đẩy xe đi ngang qua để chắc chắn rằng mình không nhìn nhầm.

Bạn biết đó, cô gái mặc đồ tắm đi trên biển là một chuyện, ở đó dưới cái nắng chói chang cũng chả ai có thể nhìn nhau gì mấy, nhưng trong không khí mát lạnh của cửa tiệm A&P này, dưới ánh đèn huỳnh quang, nổi bật lên giữa mớ hàng hóa được chất thành đống kia, với đôi bàn chân trần đi lẹp bẹp trên nền gạch xen kẽ những ô vuông màu xanh lá cây và màu kem, lại là chuyện khác.

“Ôi bố ơi,” Stoksie nói bên cạnh tôi. “Tao muốn xỉu rồi đây.”

“Bạn yêu quý,” tôi nói. “Nắm chặt tao đây này.”

Stokesie đã kết hôn, đã có hai cục nợ đời để ghi dấu trên chiến trường con cái[4], nhưng ngoài chuyện đó ra thì tôi không thấy có gì khác biệt. Anh ta hai mươi hai, còn tôi đến tháng tư này thì tròn mười chín.

“Xong chưa?” anh ta hỏi, cố lên tiếng với giọng điệu của một anh chàng đã có vợ. Tôi quên nói là anh ta nghĩ rằng một ngày đẹp trời nào đó mình sẽ trở thành quản lý, có lẽ vào năm 1990 khi công ty này đổi tên thành Alexandrov Đại Đế và Công ty Trà Petrooshki hoặc đại loại như thế.

Ý anh ta là, thị trấn của chúng tôi chỉ cách bờ biển chừng năm dặm, với một đám lớn nhiều người tụ tập ở Mũi biển vào mùa hè, nhưng cửa hàng của chúng tôi nằm ở giữa thị trấn, và đám đàn bà con gái thường tròng cái áo hoặc mặc quần soọc hoặc trùm bất cứ cái gì lên người trước khi bước ra khỏi xe đi xuống đường. Nhưng dù sao đi nữa thì đám đàn bà này thường là mấy bà cô với sáu đứa con nhỏ và có đôi chân sần sùi những mạch máu đan xen vì chứng giãn tĩnh mạch và chả có ai, bao gồm cả chính mấy bả nữa, thèm quan tâm đến chuyện đó. Như tôi nói đó, tiệm chúng tôi nằm ngay giữa phố, và nếu bạn đứng trước cửa tiệm bạn sẽ thấy hai cái ngân hàng và cái Nhà thờ và cái sạp báo và ba cái văn phòng bất động sản và khoảng hai mươi bảy người ăn không ngồi rồi đang đào tứ tung cái con đường Trung Tâm vì ống cống lại bị bể nữa rồi. Thị trấn chúng tôi chả phải nằm ở Mũi đất biển; nó ở phía Bắc thành phố Boston và vài người dân ở đây có khi cả hai mươi năm chưa hề nhìn thấy đại dương bao giờ.

Mấy cô nàng đã đi đến quầy bán thịt và đang hỏi McMahon cái gì đó. Ông ta chỉ trỏ, các nàng chỉ trỏ, rồi các nàng đi lượn mất hút sau tòa tháp được sắp xếp từ những quả đào hiệu Diet Delight (Món ăn nhẹ). Để lại sau lưng cho chúng tôi xem chỉ là lão McMahon già đang vỗ nhẹ miệng mình và dõi nhìn theo các nàng như thể đang dò xét đống giò nạt của lão[5]. Tội nghiệp các cô bé, tôi bắt đầu cảm thấy đáng buồn cho họ, họ không thể làm gì được.

Bây giờ mới đến đoạn buồn của câu chuyện, ít ra có gia đình tôi nói là buồn chứ tôi thì không nghĩ nó buồn. Cửa hàng gần như vắng tanh, vì đó là một buổi trưa thứ năm, cho nên chả có chuyện gì làm ngoại trừ dựa vào quầy thu ngân và chờ đợi ba cô gái xuất hiện lần nữa. Cả cửa hàng như là một máy bắn bi và tôi không biết là họ sẽ xuất hiện từ ngõ ngách của đường hầm nào. Sau một lúc thì họ bước ra từ gian hàng phía xa kia, vòng quanh hàng bóng đèn, hàng đĩa hát giảm giá của nhóm Caribbean Six hoặc Tony Martin Sings hoặc đám lải nhải gớm ghiếc nào làm cho bạn tự hỏi sao lại có ai phí đĩa hát để thâu vào, những thanh kẹo đóng thành gói có sáu miếng, và những đồ chơi nhựa được bao bọc giấy ni lông rồi cũng sẽ tan tành khi bị lũ trẻ lấy ra nhìn ngó. Họ bước đến gần, Nữ hoàng vẫn đang dẫn đường, tay cầm một lọ màu xám. Quầy thu ngân số ba đến số bảy không có ai đứng trông và tôi có thể nhận thấy nàng đang phân vân giữa tôi và Stokes, nhưng vận xui bình thường đã dành cho Stokesie một thằng già mặc quần màu xám rộng thùng thình loạng choạng bước đến với bốn lon nước trái dứa to đùng (tôi thường tự hỏi mấy thằng lười biếng vô công rỗi nghề này làm gì với cả đống nước dứa như thế) thế là mấy cô nàng bước sang chỗ tôi. Nữ hoàng đặt cái lọ xuống và ngón tay tôi đón lấy, lạnh như đông đá. Kem chua tinh khiết trộn cá trích và cá thu: 49 xu. Tay nàng bây giờ trống rỗng, không một chiếc nhẫn không một vòng tay, trần trụi như lúc Thượng đế đã tạo ra nó, và tôi tự hỏi tiền nàng để ở đâu. Vẫn với vẻ mặt nghiêm nghị, nàng nhấc một tờ đô la được xếp gọn từ khe hở trống rỗng của chiếc áo tắm màu hồng có hoa văn lốm đốm. Cái lọ trở nên nặng nề hơn trên tay tôi. Thật đó, tôi nghĩ hành động đó thật dễ thương.

Và rồi vận may của mọi người cũng bắt đầu tan biến, Lengel bước vào sau khi trả giá cho một xe tải đầy bắp cải ở ngoài bãi đậu xe và đang chuẩn bị gấp gáp lượn qua cánh cửa có ghi QUẢN LÝ để đi vào cái chỗ mà lão ngồi trốn cả ngày khi ánh mắt lão bắt gặp ba cô gái. Lengel khá ư là u ám, lão dạy học [môn giáo lý] ở trường Chúa Nhật và cả những thứ khác nữa, nhưng lão không bỏ sót việc gì. Lão bước đến và nói, “Các cô này, chỗ này không phải bãi biển.”

Nữ hoàng đỏ mặt, tuy nhiên đó có lẽ chỉ là một vết cháy nắng trên da mà đến bây giờ tôi mới để ý thấy vì nàng đứng khá gần. “Mẹ cháu nhờ cháu mua một lọ quà vặt có cá trích.” Giọng nói nàng làm tôi hơi sửng sốt, cũng như những giọng nói hay làm bạn giật mình trong lần đầu tiên gặp gỡ ai đó, giọng nói họ nghe thật vô thanh vô hồn nhưng lại rất có điệu nữa khi nói đến những chữ như “mua” hay chữ “quà vặt.” Đột nhiên tôi luyến láy theo giọng nàng về đến phòng khách nhà nàng. Cha nàng và vài người đàn ông khác đang đứng lòng vòng trong nhà, mặc áo khoác trông như cây cà rem và có thắt cà vạt nơ, và mấy người đàn bà mang xăng đan, dùng tăm xỉa món cá trích lên dĩa còn tay kia cầm mấy ly nước màu có trái ô liu và mấy nhánh bạc hà. Khi ba mẹ tôi có khách đến nhà họ thường đãi nước chanh và nếu đó là dịp đặc sắc gì thì có mấy ly thủy tinh cao cao có hình hoạt hình in khuôn chữ “Lần nào họ cũng làm vậy” để đựng bia Schlitz.

“Cái chuyện đó thì không sao cả,” Lengel nói. “Nhưng đây không phải là bãi biển.” Lão nhắc lại điều đó làm tôi thấy thật mắc cười, cứ như thể lão vừa mới nhận ra điều đó, và lão vẫn tưởng rằng suốt ngần ấy năm cái cửa hàng A&P này là một bãi cát to đùng còn lão là đội trưởng đội cứu hộ. Lão không thích nụ cười của tôi - như tôi đã nói lão không bỏ sót việc gì - nhưng lão tập trung vào việc tặng cho các cô bé cái nhìn của người giám thị trong trường [giáo lý] Chúa Nhật.

Cái đỏ mặt của Nữ hoàng giờ không phải là do rám nắng nữa, và cô nàng mũm mĩm trong bộ sọc ca rô, cái cô mà tôi thấy thích hơn khi nhìn từ phía sau - cái mông trông thật tuyệt - nói vọng lên, “Chúng cháu không mua sắm tùm lum. Chúng cháu chỉ đến để mua một thứ duy nhất.”

“Đó cũng không có gì khác biệt,” Lengel nói với nàng ta, và từ cái cách lão nhìn nàng tôi có thể đoán ra nãy giờ lão chưa nhận ra nàng đang mặc bộ đồ tắm hai mảnh. “Chúng tôi muốn các cô ăn mặc cho đàng hoàng khi các cô vào đây.”

“Chúng tôi là người đàng hoàng,” Nữ hoàng bỗng lên tiếng, môi dưới nàng chõ lên, bấy giờ đã bắt đầu thấy bực bội khi nàng chợt nhớ ra địa vị của mình, từ chỗ đó nhìn xuống cái đám quản lý A&P này trông như đám bẩn thỉu thấp hèn. Món Cá Trích cao cấp lấp lánh trong đôi mắt xanh của nàng.

“Này các cô, tôi không muốn tranh cãi với các cô. Sau lần này các cô vào đây phải che đậy cái bờ vai lại. Đó là quy định của chúng tôi.” Lão quay lưng đi. Đó là quy định của lão. Quy định là thứ mà đám chủ quản độc ác muốn. Thứ mà những người khác muốn là tội lỗi của đám vị thành niên.

ap.jpg

(Nguồn ảnh: Brunswick)​

Từ nãy đến giờ, khách hàng đã đẩy xe đến quầy, nhưng bạn biết đó, đàn cừu, thấy có kịch hay, cả bọn họ đều túm tụm lại quầy của Stokesie, anh ta mở các túi giấy nhẹ như thể đang gọt quả đào, vì không muốn nghe sót một chữ nào. Tôi có thể cảm nhận trong sự tĩnh lặng rằng mọi người trở nên hồi hộp, nhất là Lengel, lão hỏi tôi, “Sammy, cậu đã tính tiền mớ hàng này chưa?”

Tôi nghĩ và nói “Chưa” nhưng đó không phải là điều mà tôi đang nghĩ. Tôi đập liên hồi, 4, 9, RAU, TỔNG[6] - thật sự là phức tạp hơn bạn đang tưởng đấy, và một khi bạn làm vài lần quen dần, nó bắt đầu có âm điệu, mà bạn nghe thấy lời hát trong đó, trong trường hợp của tôi “Xin (binh) chào, những-người (cung) vui-vẻ (rẹt)” - tiếng rẹt là tiếng của tủ tiền mở ra[7]. Tôi duỗi tờ tiền, dịu dàng như bạn đang tưởng tượng đấy, vì nó vừa đến từ hai viên kem vani mịn màng nhất trên đời mà tôi từng biết đến, và đưa lại vào lòng bàn tay nhỏ hồng của nàng đồng nửa đô và đồng một xu, và đặt lọ cá trích vào một cái túi, xoắn túi lại rồi đưa trả cho nàng, tôi không ngừng suy nghĩ suốt quá trình này.

Các nàng, và ai có thể trách họ chứ, đang vội vội vàng vàng để thoát ra ngoài, nên tôi nhanh chóng nói với Lengel “Tôi nghỉ việc” để các nàng kịp nghe thấy, với hy vọng các nàng sẽ dừng lại để xem tôi, người hùng bất ngờ của mình. Họ vẫn đi thẳng, ngay đến chỗ của con mắt điện tử[8]; cánh cửa mở toang ra và họ lấp loáng băng qua bãi đậu đi đến xe của mình, Nữ hoàng và Sọc ca rô và Cao to Lóng ngóng (nói thế chứ hình dáng nguyên thủy của cô nàng cũng không đến nỗi nào), bỏ lại tôi với Lengel và một nút thắt nhăn nhúm trên lông mày của lão.

“Cậu mới nói gì vậy, Sammy?”

“Tôi nói tôi nghỉ việc.”

“Tôi cũng nghĩ cậu vừa nói vậy.”

“Ông đã không cần phải làm cho bọn họ thấy xấu hổ.”

“Chính tụi nó mới làm chúng ta bị xấu hổ.”

Tôi mở miệng nói điều gì đó phát ra thành tiếng “Vớ vẩn! Tào lao!” Đó là một câu của bà tôi - bà ngoại, và tôi biết bà sẽ rất hài lòng về mình.

“Tôi không nghĩ cậu biết mình đang nói gì,” Lengel nói.

“Tôi biết là ông không,” tôi nói. “Nhưng tôi biết.” Tôi tháo cái nơ cột tạp dề sau lưng mình và giũ nó khỏi vai mình. Vài khách hàng đang đi về hướng quầy tôi bắt đầu va vào nhau, như mấy con heo trong máng.

Lengel thở dài và bắt đầu trông rất kiên nhẫn và già và đầu bạc trắng. Lão là bạn với bố mẹ tôi đã nhiều năm nay. “Sammy, cậu không muốn làm vậy với Bố và Mẹ cậu đâu,” lão nói với tôi. Thật vậy, tôi không muốn. Nhưng đối với tôi một khi bạn đã bắt đầu ra dấu rồi thì phải đi tới bến luôn nếu không thì chết. Tôi xếp cái tạp dề, trên đó có thêu chữ “Sammy” màu đỏ trên túi, đặt nó lên quầy hàng, và để cái cà vạt nơ lên trên đó. Cái cà vạt nơ là của bọn họ, nếu có bao giờ bạn tự hỏi muốn biết. “Cả đời này cậu cũng sẽ không quên cảm giác vụ này đâu,” Lengel nói, và tôi cũng biết điều đó là thật, nhưng nghĩ đến cái cảnh lão làm cho cô nàng xinh đẹp đó đỏ mặt làm cho tôi thấy thật ngứa ngáy đến nỗi tôi đập phím in ra miếng hóa đơn Không Có Giao Dịch để cái máy tạo ra tiếng “pi-pu” và tủ tiền mở rẹt rẹt. Một ưu điểm trong tình cảnh này là nó đã xảy ra vào mùa hè, tôi có thể tiếp tục đi ra khỏi tiệm một cách nhanh gọn lẹ, chứ không phải lúng ta lúng túng lấy áo khoác và giày đi tuyết, tôi chỉ việc mặt chiếc áo trắng mẹ tôi ủi tối hôm qua thong thả đi về hướng con mắt điện tử, cửa sẽ tự động mở, và bên ngoài ánh mặt trời đung đưa trên mặt nhựa đường.

Tôi nhìn quanh tìm kiếm các cô nàng của tôi, nhưng đương nhiên, họ đã mất hút. Chả có ai ngoài một cô vợ mới cưới với mấy đứa con của cô ta đang đứng bên cạnh cửa xe của chiếc hai khoang hiệu Falcon rống tiếng hét om sòm vì quên mua mấy thứ kẹo gì đó. Quay nhìn lại cánh cửa sổ lớn, đằng sau mấy bao tải than bùn và bàn ghế ngoài trời bằng nhôm chất đống trên vỉa hè, tôi có thể thấy Lengel đang đứng trong quầy của tôi, tính tiền cho từng con từng con cừu. Mặt lão xám xịt và lưng lão cứng ngắc, như thể lão vừa bị ai chích cho một mũi sắt vụn, và bụng tôi chộn rộn khi tôi cảm nhận ra cái sự khắc nghiệt mà thế giới này sẽ dành cho tôi từ giây phút này trở đi.

HẾT
__________________
[1] Salem: Salem là một thành phố nhỏ ở tiểu bang Massachusetts của Mỹ. Nơi này là một di tích lịch sử tưởng nhớ những vụ xử án các phù thủy (Salem witch trials) vào thế kỷ 17.

[2] Quả mọng: từ gốc berry, tức loại quả mọng nói chung, quả mâm xôi và quả dâu là một trong loài này.

[3] Nguyên văn bản gốc là “began with A, asparagus, no, ah, yes, applesauce!” nhưng dịch giả xin sửa "bắt đầu bằng chữ A" lại thành "bắt đầu bằng chữ M" và dịch thành mứt táo (thay vì sốt táo xay) cho phù hợp với ngữ cảnh.

[4] Nguyên văn bản gốc là “with two babies chalked up on his fuselage already,” ý chỉ Stokesie đã có hai con, như thể người lính phi công trong Thế chiến thứ hai thường hay lấy phấn vạch lên thân máy bay mình mỗi khi họ bắn hạ một chiếc máy bay khác. Cụm từ này để chỉ sự mỉa mai coi thường việc làm cha của nhân vật “tôi” trong truyện.

[5] Nguyên văn bản gốc là “patting his mouth and looking after them sizing up their joints”. Cụm từ “sizing up their joints” được viết để diễn tả hành động thô thiển của lão McMahon khi nhìn theo ba cô gái, xem họ như “joints” (khớp xương, khúc thịt) nhìn đến phát thèm, dẫn đến hành động “patting his mouth” (vỗ miệng, chùi mép).

[6] Nguyên văn bản gốc là “I go through the punches, 4, 9, GROC, TOT –”: Đây là một trong những lối chơi chữ tài tình của Updike. Câu này diễn tả hành động bấm nút (punch) trên bàn phím tính tiền, số 4, số 9, GRO (viết tắt cho Grocery, hay là rau quả), TOT (viết tắt cho Total, tức tổng cộng); nhưng nó cũng có thể được hiểu Sammy đang nghĩ đến được “đập” cho Lengel vài quả đấm (punch). Từ câu trước, Sammy có nói “đó không phải là điều tôi đang nghĩ” như để thách đố độc giả.

[7] Nguyên văn bản gốc “’Hello (bing) there, you (gung) hap-py pee-pul (splat)’ - the splat being the drawer flying out.” Để tiếp theo trong trí tưởng tượng của Sammy đang được đấm Lengel một trận tơi tả, câu cuối “the drawer flying out” có thể hiểu là tủ tiền được mở ra, nhưng cũng có thể hiểu là bị đánh đến tẹt cả quần ra. Những âm thanh binh, cung, rẹt có thể là những âm thanh của hành động thu ngân, nhưng cũng là âm thanh của những cú đấm.

[8] Con mắt điện tử để mở cửa tự động

Truyện dịch chưa có sự đồng ý của tác giả.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.510
Gạo
7.759,0
Re: [Truyện Ngắn - VH Mỹ] A&P - Hoàn - John Updike (conruoinho dịch)
Truyện này có vẻ khó dịch nhỉ, nhiều chỗ mình đọc thấy không trôi chảy cho lắm. :)
Mình thấy có bạn đọc bông cho bản dịch này, nhưng vẫn còn sót lỗi. Chẳng hạn: "bẩn thiểu" (Có phải là "bẩn thỉu" không?), "Tôi nói tôi nghĩ việc." ("nghỉ việc"), "bắt đầu bắt đầu va vào nhau".
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: [Truyện Ngắn - VH Mỹ] A&P - Hoàn - John Updike (conruoinho dịch)
Truyện này có vẻ khó dịch nhỉ, nhiều chỗ mình đọc thấy không trôi chảy cho lắm. :)
Mình thấy có bạn đọc bông cho bản dịch này, nhưng vẫn còn sót lỗi. Chẳng hạn: "bẩn thiểu" (Có phải là "bẩn thỉu" không?), "Tôi nói tôi nghĩ việc." ("nghỉ việc"), "bắt đầu bắt đầu va vào nhau".
À mình sửa lỗi chính tả rồi hen bạn. Chỗ nào đọc không trôi chảy hay không hiểu hay có góp ý bạn cứ nói. Thật sự là những tác phẩm văn học thì khó dịch hơn, một phần là tả khung cảnh và cách sống của những năm 1960 ở Mỹ, mặt khác nữa là kể câu chuyện bằng giọng văn nói và suy nghĩ của một cậu bé mười chín tuổi "đứng ngắm gái" trong khi làm việc thu ngân, cho nên ngay trong bản tiếng Anh mình đọc một lần cũng chưa thể hiểu ngay được. :)
 

Lê La

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
26/7/14
Bài viết
2.510
Gạo
7.759,0
Re: [Truyện Ngắn - VH Mỹ] A&P - Hoàn - John Updike (conruoinho dịch)
(Sau khi tra cứu "MK1NV", em mới biết chị conruoinho hơn tuổi em :">, nên em đổi cách xưng hô luôn ạ.)
Em xin phép chỉ ra một số chỗ em thấy hơi "có vấn đề" như sau, nếu có gì sai thì chị đừng trách em nhá. :)

“Bước vào ba cô gái này chỉ mặc độc nhất bộ đồ bơi.”
Câu này em thấy nên có dấu phẩy sau "bước vào" để câu dễ hiểu hơn. Em nghĩ trong ngữ pháp tiếng Việt ít khi đưa động từ lên đầu câu như trong tiếng Anh (chắc là vậy), nên khi đọc liền với nhau sẽ gây cảm giác khó hiểu.

“để lộ ra mảng da hình lưỡi liềm ở phần phía sau của cặp đùi nàng”
Đoạn này em thấy hơi lủng củng, nếu bỏ từ "phần" và "của" đi vẫn sẽ hiểu ý mà đọc thấy mượt hơn.

“Đến lúc tôi vuốt mềm mấy cộng lông xù của mụ và đóng bao tất cả hàng hóa cho mụ - mụ khịt mũi vào mặt tôi một cái rồi bước đi, nếu mụ được sinh ra vào đúng thời điểm thì người ta đã đốt mụ cháy rụi ở Salem rồi[1] - đến khi tôi tống tiễn được mụ đi rồi thì mấy cô nàng kia, không có xe đẩy hàng trong tay, đã lượn vòng xong bên quầy bánh mì và đang quay lại hướng quầy hàng của tôi ở hành lang giữa khu vực tính tiền và những thùng hàng Đặc biệt.”
Đoạn văn sau dấu gạch ngang thứ hai hình như không phải để giải thích cho "người ta đã đốt mụ cháy rụi ở Salem rồi", cũng không phải tiếp của "Đến lúc tôi vuốt mềm mấy cộng lông xù của mụ và đóng bao tất cả hàng hóa cho mụ", nên em không hiểu ngữ pháp của câu này.

“Cái cô nàng tròn trĩnh với bộ đồ hai mảnh này - bộ đồ xanh chói lọi và đường chỉ may nổi trên áo ngực nàng vẫn còn rõ rệt và bụng nàng ta vẫn còn hơi trắng nhạt nên tôi đoán là nàng vừa mua nó (bộ đồ tắm) – còn một cô nàng này với gương mặt mũm mĩm như quả mọng[2], môi nàng ta như nhúm lại với nhau dưới cái mũi, cô nàng này, và cô cao kia, với mái tóc đen uốn quăn queo không đúng kiểu cho lắm, và những mảng da cháy nắng sướt qua dưới mắt, và cặp cằm hơi quá dài - bạn biết đó, cái loại con gái mà những đứa con gái khác đều nghĩ rằng con nhỏ đó rất “nổi bật” và “quyến rũ” nhưng chả bao giờ đẹp được đến vậy, và chính họ cũng biết vậy - đó là lý do vì sao họ rất thích cô nàng đó - còn cô thứ ba, thì không cao như vậy.”
Câu này thì đúng là em không hiểu, không biết có phải tại trí thông minh của em không. :P

“bạn có thật sự nghĩ rằng trong đó có đầu óc hay chỉ là những tiếng vo ve nhưng con ong bịt nhốt trong lọ thủy tinh?”
"nhưng" ở đây có phải là "như" không chị?

“Nàng mặt một bộ màu hồng”
“Nàng mặc một bộ màu hồng”?

“Tôi cá là bạn có thể làm nổ tung một quả mìn A&P thì đa số mọi người sẽ vẫn tiếp tục nhón chân lấy hàng…”
Em nghĩ câu này đúng ra là “Tôi cá là nếu bạn có thể làm nổ tung một quả mìn A&P thì đa số mọi người sẽ vẫn tiếp tục nhón chân lấy hàng…”

“lượn qua cách cửa”
Nếu đúng là "cánh cửa" thì chỗ này: “Quay nhìn lại cách cửa sổ lớn” cũng cần sửa lại ạ.

“trong lấp lánh trong đôi mắt xanh”
Hình như phải là “trông lấp lánh trong đôi mắt xanh”.

“Cái cà vạt nơ là của bọn họ, nếu có bao giờ bạn tự hỏi muốn biết.”
Em nghĩ chỉ cần dùng một trong hai từ "tự hỏi" hoặc "muốn biết" thôi, để hai từ cạnh nhau có vẻ không hợp lý về nghĩ cho lắm.

“từng con từng con cừu”
Cái này không biết là lặp từ hay thừa từ. :D
 

Ktmb

Gà ngơ
Nhóm Tác giả
Tham gia
14/2/14
Bài viết
2.766
Gạo
15.558,0
Re: [Truyện Ngắn - VH Mỹ] A&P - Hoàn - John Updike (conruoinho dịch)
Với một tác phẩm mà giọng văn cá tính, đằng sau nó là sự châm biếm, mỉa mai hay ẩn dụ một ý nghĩa khác thì rất khó để dịch. Hâm mộ nhóm quá! :x
Có tí thiếu dấu nè: "Rabbit oi, chạy đi (Rabbit, run)".
Em nghĩ là cằm thì mỗi người chỉ có một cái thôi chứ sao mà có một cặp được: "và cặp cằm hơi quá dài - bạn biết đó".
"bánh-qui-mặn-và-bánh-quy-ngọt"" thống nhất lại cách viết này.
 

Catcat

Why so serious?
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
30/12/13
Bài viết
684
Gạo
13.406,1
Re: [Truyện Ngắn - VH Mỹ] A&P - Hoàn - John Updike (conruoinho dịch)
Cho chị bon chen chút, mọi người cùng thảo luận cho vui
Câu này chị nghĩ để là "Ba cô gái bước vào với độc nhất bộ đồ bơi trên người/ Trong lúc bước vào ba cô gái chẳng có gì trên người ngoài bộ đồ tắm" theo câu tiếng Anh "In walks these three girls in nothing but bathing suits." Câu dịch của Ruồi sát ngữ pháp tiếng Anh.
“Bước vào ba cô gái này chỉ mặc độc nhất bộ đồ bơi.”
Câu này em thấy nên có dấu phẩy sau "bước vào" để câu dễ hiểu hơn. Em nghĩ trong ngữ pháp tiếng Việt ít khi đưa động từ lên đầu câu như trong tiếng Anh (chắc là vậy), nên khi đọc liền với nhau sẽ gây cảm giác khó hiểu.
Chị thấy bỏ từ "của" đi là ổn rồi.
“để lộ ra mảng da hình lưỡi liềm ở phần phía sau của cặp đùi nàng”
Đoạn này em thấy hơi lủng củng, nếu bỏ từ "phần" và "của" đi vẫn sẽ hiểu ý mà đọc thấy mượt hơn.
Thay bằng từ "Khi mà" được không nhỉ? Mệnh đề sẽ dễ hiểu hơn. Khi mà .... - mụ khịt mũi ... - đến khi tôi tống... : mệnh đề sau dấu gạch ngang thứ nhất bổ khuyết mệnh đề đầu, gạch ngang thứ hai chỉ để ngắt ý rồi tiếp tục mạch với "she" đó thôi.
By the time đầu đoạn và by the time sau dấu gạch thứ hai chắc là nhấn mạnh cái thời điểm 2 việc này cùng xảy ra đó.
Đến lúc tôi vuốt mềm mấy cộng lông xù của mụ và đóng bao tất cả hàng hóa cho mụ - mụ khịt mũi vào mặt tôi một cái rồi bước đi, nếu mụ được sinh ra vào đúng thời điểm thì người ta đã đốt mụ cháy rụi ở Salem rồi[1] - đến khi tôi tống tiễn được mụ đi rồi thì mấy cô nàng kia, không có xe đẩy hàng trong tay, đã lượn vòng xong bên quầy bánh mì và đang quay lại hướng quầy hàng của tôi ở hành lang giữa khu vực tính tiền và những thùng hàng Đặc biệt.”
Đoạn văn sau dấu gạch ngang thứ hai hình như không phải để giải thích cho "người ta đã đốt mụ cháy rụi ở Salem rồi", cũng không phải tiếp của "Đến lúc tôi vuốt mềm mấy cộng lông xù của mụ và đóng bao tất cả hàng hóa cho mụ", nên em không hiểu ngữ pháp của câu này.
Chị chạy lát đã chút tối về thảo luận tiếp nhá.
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
13.723,7
Re: [Truyện Ngắn - VH Mỹ] A&P - Hoàn - John Updike (conruoinho dịch)
Ặc Sienna ơi, còn nhiều lỗi chính tả quá. Hai chị em mình cùng sai đây nà. :-ss:-ss(Kéo đứa đọc bông này xuống nước cho chết chung!!! =)) ) Mấy lỗi chính tả mình sẽ sửa hết, ai còn thấy nữa thì nhắc mình nha. :D

Còn bây giờ xin giải đáp thắc mắc của các bạn lee_ryu, CatcatKtmb:

1.
@lee_ryu đã viết:
“Bước vào ba cô gái này chỉ mặc độc nhất bộ đồ bơi.”
Câu này em thấy nên có dấu phẩy sau "bước vào" để câu dễ hiểu hơn. Em nghĩ trong ngữ pháp tiếng Việt ít khi đưa động từ lên đầu câu như trong tiếng Anh (chắc là vậy), nên khi đọc liền với nhau sẽ gây cảm giác khó hiểu.
@Catcat đã viết:
Câu này chị nghĩ để là "Ba cô gái bước vào với độc nhất bộ đồ bơi trên người/ Trong lúc bước vào ba cô gái chẳng có gì trên người ngoài bộ đồ tắm" theo câu tiếng Anh "In walks these three girls in nothing but bathing suits." Câu dịch của Ruồi sát ngữ pháp tiếng Anh.
Như chị Mèo đã dẫn câu tiếng Anh giải thích trên đây nên mình không diễn giải nhiều nữa. Câu văn này là câu văn khá nổi tiếng của nhà văn John Updike vì nó dùng sai ngữ pháp viết, nhưng dùng đúng ngữ pháp nói: câu văn hoàn toàn không một dấu câu và không một động từ chỉ hành động của chủ ngữ nhưng ai nghe cũng hiểu. "Ngữ pháp nói" trong VH diễn giải nôm na là "ngữ pháp muốn viết sao thì viết vì đã là nói ra miệng thì là nói sao thì nói" cho nên có khi cũng chẳng cần phải chia thì hay đặt dấu câu để viết cho đẹp. Đó là một trong những cách viết của John Updike vì ông thích đem ngôn ngữ thông thường trong cuộc sống mà viết lại.

2.
@lee_ryu đã viết:
“để lộ ra mảng da hình lưỡi liềm ở phần phía sau của cặp đùi nàng”
Đoạn này em thấy hơi lủng củng, nếu bỏ từ "phần" và "của" đi vẫn sẽ hiểu ý mà đọc thấy mượt hơn.
À, đoạn này mình viết thiếu, đúng ra phải là "để lộ ra mảng da hình lưỡi liềm ở phần trên phía sau của cặp đùi nàng".

3.
@lee_ryu đã viết:
“Tôi cá là bạn có thể làm nổ tung một quả mìn A&P thì đa số mọi người sẽ vẫn tiếp tục nhón chân lấy hàng…”
Em nghĩ câu này đúng ra là “Tôi cá là nếu bạn có thể làm nổ tung một quả mìn A&P thì đa số mọi người sẽ vẫn tiếp tục nhón chân lấy hàng…”
Câu này không có chữ "nếu", chữ "thì" thật ra phải là chữ "còn" mới đúng giọng văn nữa. Mình sẽ sửa lại. :D

4.
@lee_ryu đã viết:
“Đến lúc tôi vuốt mềm mấy cộng lông xù của mụ và đóng bao tất cả hàng hóa cho mụ - mụ khịt mũi vào mặt tôi một cái rồi bước đi, nếu mụ được sinh ra vào đúng thời điểm thì người ta đã đốt mụ cháy rụi ở Salem rồi[1] - đến khi tôi tống tiễn được mụ đi rồi thì mấy cô nàng kia, không có xe đẩy hàng trong tay, đã lượn vòng xong bên quầy bánh mì và đang quay lại hướng quầy hàng của tôi ở hành lang giữa khu vực tính tiền và những thùng hàng Đặc biệt.”
Đoạn văn sau dấu gạch ngang thứ hai hình như không phải để giải thích cho "người ta đã đốt mụ cháy rụi ở Salem rồi", cũng không phải tiếp của "Đến lúc tôi vuốt mềm mấy cộng lông xù của mụ và đóng bao tất cả hàng hóa cho mụ", nên em không hiểu ngữ pháp của câu này.
@Catcat đã viết:
Thay bằng từ "Khi mà" được không nhỉ? Mệnh đề sẽ dễ hiểu hơn. Khi mà .... - mụ khịt mũi ... - đến khi tôi tống... : mệnh đề sau dấu gạch ngang thứ nhất bổ khuyết mệnh đề đầu, gạch ngang thứ hai chỉ để ngắt ý rồi tiếp tục mạch với "she" đó thôi.
By the time đầu đoạn và by the time sau dấu gạch thứ hai chắc là nhấn mạnh cái thời điểm 2 việc này cùng xảy ra đó.
Cụm từ "by the time" như chị Mèo giải thích đúng là có nghĩa "khi mà" hoặc "đến lúc" hoặc "đến khi" hoặc "ngay khi", v.v. Nhưng thật ra câu này theo cách hiểu của Ruồi khi đọc thì những dấu gạch nối - , thì Ruồi nhận thấy rằng nó chỉ diễn tả cách nói luôn tuồn của Sammy người đang thuật lại câu chuyện (theo giọng văn nói), mỗi câu gần như là một mệnh đề, một câu nói kể chuyện: Sammy vừa muốn kể về chuyện này vừa muốn kể về chuyện kia, suy nghĩ của cậu nhảy vọt từ ý này sang ý khác, chứ không chỉ nói về thời điểm những sự kiện đang xảy ra.
(Ví dụ: Như trong văn nói tiếng Anh họ rất hay dùng những từ như "You know", "anyway", "like"... nhưng có nghĩa rằng họ chỉ đang nói những từ đó để đệm vào chứ không phải lúc nào ý họ muốn nói cũng là "bạn biết", "dù thế nào đi nữa, "như là", v.v. , như tiếng Việt mình thì hay á à ạ cuối câu chứ không có nghĩa gì.)

5.
@lee_ryu đã viết:
“trong lấp lánh trong đôi mắt xanh”
Hình như phải là “trông lấp lánh trong đôi mắt xanh”.
À không, chỗ này mình viết dư chữ trong. Chỉ là "lấp lánh trong đôi mắt xanh" thôi nha bạn.

6.
lee_ryu đã viết:
“từng con từng con cừu”
Cái này không biết là lặp từ hay thừa từ.
Không lặp từ cũng không thừa từ nhé bạn. Chỗ này mình muốn dịch "từng con từng con" như thể đang đếm từng con từng con một vậy đó.

7.
“Cái cô nàng tròn trĩnh với bộ đồ hai mảnh này - bộ đồ xanh chói lọi và đường chỉ may nổi trên áo ngực nàng vẫn còn rõ rệt và bụng nàng ta vẫn còn hơi trắng nhạt nên tôi đoán là nàng vừa mua nó (bộ đồ tắm) – còn một cô nàng này với gương mặt mũm mĩm như quả mọng[2], môi nàng ta như nhúm lại với nhau dưới cái mũi, cô nàng này, và cô cao kia, với mái tóc đen uốn quăn queo không đúng kiểu cho lắm, và những mảng da cháy nắng sướt qua dưới mắt, và cặp cằm hơi quá dài - bạn biết đó, cái loại con gái mà những đứa con gái khác đều nghĩ rằng con nhỏ đó rất “nổi bật” và “quyến rũ” nhưng chả bao giờ đẹp được đến vậy, và chính họ cũng biết vậy - đó là lý do vì sao họ rất thích cô nàng đó - còn cô thứ ba, thì không cao như vậy.”
Câu này thì đúng là em không hiểu, không biết có phải tại trí thông minh của em không. :P
Không hiểu chỗ này bạn không hiểu chỗ nào vì câu trích dẫn khá dài.
Đoạn đầu đơn giản chỉ diễn tả hình dáng của các cô gái (theo giọng văn nói luôn tuồn, chữ trôi ra miệng theo dòng suy nghĩ).
Đoạn sau chỉ ra rằng trong mắt những cô gái khác thì các cô nàng này trông có vẻ nổi bật và quyến rũ nhưng nhìn kĩ lại thì cũng không nổi bật và quyến rũ được đến vậy, và tất cả mọi người bao gồm cả chính các cô nàng này đều biết nhan sắc của các cô này cũng chỉ mức đó. Do đó những cô gái giả tạo khác rất thích những cô nàng có nhan sắc "trung bình" như vậy, vì họ có thể khen người ta đẹp mà người ta thật sự không đẹp thì chính họ cũng trông có vẻ đẹp hơn. Giải thích lòng vòng vậy không biết có làm bạn rối thêm không à? :-/ :D :D

8.
@ktmb đã viết:
Em nghĩ là cằm thì mỗi người chỉ có một cái thôi chứ sao mà có một cặp được: "và cặp cằm hơi quá dài - bạn biết đó".
Ờ há. :))
Trong bài đúng là chỉ có một chiếc cằm nhưng người thân trong nhà chị có một "cặp cằm chẻ" nên chị dùng từ này quen, nên lúc đánh máy trong đầu cũng quen miệng quen tay đánh máy vào vì hay nói vậy.

Không biết giải thích vậy đã thỏa đáng chưa nhỉ? :D Suy cho cùng thì cũng là dịch cách hiểu của Ruồi để truyền đạt lại cho độc giả. Phía trên Ruồi đã có dẫn link đến bản gốc, các bạn nào có hứng thú Ruồi xin khuyến khích đọc tác phẩm gốc để cùng ngẫm nghĩ về từ ngữ của tác giả nhé. :)
 

Sienna

đứa trẻ bốc đồng
Nhóm Biên tập
Tham gia
9/12/13
Bài viết
4.122
Gạo
11.200,0
Re: [Truyện Ngắn - VH Mỹ] A&P - Hoàn - John Updike (conruoinho dịch)
Hu hu... Con Đọc bông này đáng ăn đòn quá! X_X
 

Catcat

Why so serious?
Nhóm Chuyển ngữ
Tham gia
30/12/13
Bài viết
684
Gạo
13.406,1
Re: [Truyện Ngắn - VH Mỹ] A&P - Hoàn - John Updike (conruoinho dịch)
Ặc Sienna ơi, còn nhiều lỗi chính tả quá. Hai chị em mình cùng sai đây nà. :-ss:-ss(Kéo đứa đọc bông này xuống nước cho chết chung!!! =)) ) Mấy lỗi chính tả mình sẽ sửa hết, ai còn thấy nữa thì nhắc mình nha. :D

Còn bây giờ xin giải đáp thắc mắc của các bạn lee_ryu, CatcatKtmb:

1.


Như chị Mèo đã dẫn câu tiếng Anh giải thích trên đây nên mình không diễn giải nhiều nữa. Câu văn này là câu văn khá nổi tiếng của nhà văn John Updike vì nó dùng sai ngữ pháp viết, nhưng dùng đúng ngữ pháp nói: câu văn hoàn toàn không một dấu câu và không một động từ chỉ hành động của chủ ngữ nhưng ai nghe cũng hiểu. "Ngữ pháp nói" trong VH diễn giải nôm na là "ngữ pháp muốn viết sao thì viết vì đã là nói ra miệng thì là nói sao thì nói" cho nên có khi cũng chẳng cần phải chia thì hay đặt dấu câu để viết cho đẹp. Đó là một trong những cách viết của John Updike vì ông thích đem ngôn ngữ thông thường trong cuộc sống mà viết lại.

2.

À, đoạn này mình viết thiếu, đúng ra phải là "để lộ ra mảng da hình lưỡi liềm ở phần trên phía sau của cặp đùi nàng".

3.

Câu này không có chữ "nếu", chữ "thì" thật ra phải là chữ "còn" mới đúng giọng văn nữa. Mình sẽ sửa lại. :D

4.


Cụm từ "by the time" như chị Mèo giải thích đúng là có nghĩa "khi mà" hoặc "đến lúc" hoặc "đến khi" hoặc "ngay khi", v.v. Nhưng thật ra câu này theo cách hiểu của Ruồi khi đọc thì những dấu gạch nối - , thì Ruồi nhận thấy rằng nó chỉ diễn tả cách nói luôn tuồn của Sammy người đang thuật lại câu chuyện (theo giọng văn nói), mỗi câu gần như là một mệnh đề, một câu nói kể chuyện: Sammy vừa muốn kể về chuyện này vừa muốn kể về chuyện kia, suy nghĩ của cậu nhảy vọt từ ý này sang ý khác, chứ không chỉ nói về thời điểm những sự kiện đang xảy ra.
(Ví dụ: Như trong văn nói tiếng Anh họ rất hay dùng những từ như "You know", "anyway", "like"... nhưng có nghĩa rằng họ chỉ đang nói những từ đó để đệm vào chứ không phải lúc nào ý họ muốn nói cũng là "bạn biết", "dù thế nào đi nữa, "như là", v.v. , như tiếng Việt mình thì hay á à ạ cuối câu chứ không có nghĩa gì.)

5.

À không, chỗ này mình viết dư chữ trong. Chỉ là "lấp lánh trong đôi mắt xanh" thôi nha bạn.

6.

Không lặp từ cũng không thừa từ nhé bạn. Chỗ này mình muốn dịch "từng con từng con" như thể đang đếm từng con từng con một vậy đó.

7.

Không hiểu chỗ này bạn không hiểu chỗ nào vì câu trích dẫn khá dài.
Đoạn đầu đơn giản chỉ diễn tả hình dáng của các cô gái (theo giọng văn nói luôn tuồn, chữ trôi ra miệng theo dòng suy nghĩ).
Đoạn sau chỉ ra rằng trong mắt những cô gái khác thì các cô nàng này trông có vẻ nổi bật và quyến rũ nhưng nhìn kĩ lại thì cũng không nổi bật và quyến rũ được đến vậy, và tất cả mọi người bao gồm cả chính các cô nàng này đều biết nhan sắc của các cô này cũng chỉ mức đó. Do đó những cô gái giả tạo khác rất thích những cô nàng có nhan sắc "trung bình" như vậy, vì họ có thể khen người ta đẹp mà người ta thật sự không đẹp thì chính họ cũng trông có vẻ đẹp hơn. Giải thích lòng vòng vậy không biết có làm bạn rối thêm không à? :-/ :D :D

8.

Ờ há. :))
Trong bài đúng là chỉ có một chiếc cằm nhưng người thân trong nhà chị có một "cặp cằm chẻ" nên chị dùng từ này quen, nên lúc đánh máy trong đầu cũng quen miệng quen tay đánh máy vào vì hay nói vậy.

Không biết giải thích vậy đã thỏa đáng chưa nhỉ? :D Suy cho cùng thì cũng là dịch cách hiểu của Ruồi để truyền đạt lại cho độc giả. Phía trên Ruồi đã có dẫn link đến bản gốc, các bạn nào có hứng thú Ruồi xin khuyến khích đọc tác phẩm gốc để cùng ngẫm nghĩ về từ ngữ của tác giả nhé. :)
Cái vụ mạch câu theo suy nghĩ này Ruồi biết chị nghĩ ngay tới ai ngay lập tức không? Vladimir Nobokov - bậc thầy luôn, tác phẩm Lolita ý. Chị hoàn toàn chỉ đọc dựa theo bản dịch của anh Thiên Lương, chứ bản của bác Dương Tường thì không có chút nào diễn tả được văn phong này đâu nha.
 
Bên trên