Re:
Từ trang giấy đến màn ảnh
Cũng không hẳn là mấy ông đạo diễn nhà mình không quan tâm về Văn học Việt đâu. Mình thấy phim truyền hình Trò Đời cũng hay khi kết hợp các truyện của Vũ Trọng Phụng cũng khá khéo léo hấp dẫn. Tuy nhiên cái chính là vẫn là có thuộc nhu cầu người xem hay không? Để biết về văn học Việt Nam thì rất ít người biết trừ những tác phẩm nổi tiếng được in trong SGK, chiến dịch marketing là rất khó, kể cả bên phương Tây cũng thường chọn những tác phẩm văn học bán chạy hoặc nổi tiếng để làm phim bởi lúc đó marketing tốt hơn rất nhiều so với việc phải PR cho tác phẩm rồi mới Pr cho phim. Hoặc nếu như bản văn học có nội dung tốt và đảm bảo được lợi nhuận thì cũng ok. Nhưng Văn học Việt Nam thì chưa chắc bởi việc chuyển thể lên phim cũng khó, và cả phần diễn viên sao cho phù hợp hơn nữa nội dung thì cũng chưa chắc đảm bảo thu hút.Rất nhất trí với quan điểm của bạn. Mình chỉ nói về Văn học Việt Nam thôi, Mấy ông đạo diễn Việt Nam không chịu khó quan tâm văn học Việt như mấy ông Hollywood hay Trung Quốc. Chứ cá nhân mình cũng thích đọc truyện hơn là xem phim. Ngoài những phim bạn nói trên thì "Old father, Lost symboy..." dù được đánh giá là thành công nhưng vẫn không thể đem ra so sánh với nguyên tác. Bạn nói đúng, những trường đoạn tâm lý, những cái mà nhân vật nghĩ trong đầu rất khó để lột tả bằng thần thái, rất khó để người đọc chấp nhận vì người đọc nguyên tác thường tưởng tượng phải hơn thế rất nhiều. và thế là thất vọng (mình rất hay thế). Còn thuyết minh suy nghĩ của nhân vật hả trời! Không diễn tả được thì suy nghĩ của người ta ư? (biến thái).
Trường hợp về thành công của Tôi thấy hoa vàng trong cỏ xanh cũng không hẳn là do nội dung của nó xuất sắc. Mình thấy nó thành công dựa vào yếu tố chính: 1. Đây là tác phẩm chuyển thể từ một tác phẩm của một nhà văn có sách bán chạy, có fan và có chất lượng. 2. Phim được nhận đề cử, hay nhận giải từ một Liên hoan phim Quốc tế có tiếng tăm khiến người ta tò mò bởi phim Việt mà ghê nhỉ, thế là đi xem. 3. Được sự Pr khủng khiếp từ giới truyền thông lẫn các ngôi sao trong nước. Bạn phải thấy là hiếm khi một tác phẩm văn học nào có được. Chính nhờ phim mà pr cho truyện mới biết đến rộng rãi. Mình nói cái này để cho thấy văn học Việt ít người quan tâm như thế nào.
Cho nên không phải ông đạo diễn không quan tâm mà là nhà đầu tư có muốn hay không vì họ muốn đảm bảo doanh thu phòng vé hay bản quyền phát trên truyền hình.
Phim Nhà nước đa phần toàn là chiến tranh để phục vụ công tác tư tưởng chính trị.
Phim tư nhân thì toàn tập trung khai thác xã hội. Còn như Tấm Cám truyện chưa kể là một bước đi khá là tiên phong nhưng thành công của nó chưa đủ để khiến người ta đi theo.