Thảo luận Từ trang giấy đến màn ảnh

emyhaanh

Gà con
Tham gia
3/4/17
Bài viết
38
Gạo
0,0
Re: Từ trang giấy đến màn ảnh
:)>-

Cũng chưa hẳn là phim này hay đâu nếu chưa đọc mấy cuốn được chuyển thể từ phim này.\:D/

Đố các bạn biết phim Mùi Cỏ Cháy được chuyển thể từ những tác phẩm nào? 8-> Bạn ấn tượng với tác phẩm nào trong phim ấy? <:-P
:)>-

Cũng chưa hẳn là phim này hay đâu nếu chưa đọc mấy cuốn được chuyển thể từ phim này.\:D/

Đố các bạn biết phim Mùi Cỏ Cháy được chuyển thể từ những tác phẩm nào? 8-> Bạn ấn tượng với tác phẩm nào trong phim ấy? <:-P
"Mãi mãi tuổi 20" của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, môt người con của đất Thái Nguyên quê mình nhưng thú thực mình không ấn tượng lắm khi đọc vì lối viết chau chuốt kĩ lưỡng của dân khoa văn. Mình từng xem bộ sách ảnh "Khoảnh khắc" của Đoàn Công Tính thấy khốc liệt và chân thực thêm nữa là chắc chắn Đoàn Coog Tính từng có mặt ở đó thì mới lưu giữ đươc những khoảnh khắc ấy.
 

crawling0805

Gà tích cực
Tham gia
10/6/14
Bài viết
139
Gạo
1.500,0
Re: Từ trang giấy đến màn ảnh
"Mãi mãi tuổi 20" của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc, môt người con của đất Thái Nguyên quê mình nhưng thú thực mình không ấn tượng lắm khi đọc vì lối viết chau chuốt kĩ lưỡng của dân khoa văn. Mình từng xem bộ sách ảnh "Khoảnh khắc" của Đoàn Công Tính thấy khốc liệt và chân thực thêm nữa là chắc chắn Đoàn Coog Tính từng có mặt ở đó thì mới lưu giữ đươc những khoảnh khắc ấy.

Đúng. 8->
Nhưng chỉ đúng trong 1/5 vì bộ phim này được xây dựng từ 5 cuốn: nhật ký, tự truyện, truyện ngắn, tiểu thuyết khác nhau nhưng có lẽ cùng chung một chủ đề: chiến tranh (thành cổ Quảng Trị) và cuộc sống của con người trong chiến tranh.<):)

5 cuốn đó là:
1. Mãi Mãi Tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc
2. Bức Tượng của Đoàn Tuấn (hiếm và mình chưa bao giờ gặp)
3. Trong Chiến Hào Thành Cổ của Chu Tam Thành (có ebook trên mạng, có thể search và dowload được)
4. Được Sống Và Kể Lại của Trần Luân Tín (có ebook, có cả audio, có thể search để đọc và nghe được)
5. Kẻ Lãng Mạn Đi Qua của Nguyễn Thị Ngọc Hải (hiếm gặp).

Trong 5 cuốn này thì có lẽ mình ấn tượng hơn cả là Trong Chiến Hào Thành Cổ và cuốn Được Sống và Kể Lại. Ấn tượng vì thật quá và kinh khủng quá, tuy vậy cũng có lúc bò lăn ra cười hay là rớt nước mắt mà khóc đấy. Có ai cấm đàn ông, con trai không được khóc đâu. 8->

Tiện thể đang nói chuyện về phim chiến tranh. Thì nếu không kể nhưng phim có sự cứng nhắc do vấn đề chính trị như một số bạn nói thì có thể tìm xem thêm các phim như: Chớp Mắt Cùng Số Phận (truyện cùng tên của Thăng Sắc), Nhật Ký Chiến Trường (Bê Trọc của Phạm Việt Long), Người Sót Lại Của Rừng Cười (truyện cùng tên của Võ Thị Hảo).... và rất nhiều cái tên sáng giá nữa.8->
*******************************************************
Cơ mà ôi dào, viết thì viết thế này, giới thiệu thì giới thiệu thế này chứ cá nhân mình vẫn nghĩ là chả mấy bạn đọc bài mà đi tìm kiếm và đọc luôn mấy truyện, tiểu thuyết ấy luôn đâu. Căn bản là đến ngay cả lứa tuổi của mình hay những người lớn hơn mình cứ ai đó nói đến chủ đề chiến tranh hay cuộc sống con người thời bao cấp là đã bĩu môi gào rú chả quan tâm rồi. :-j
 

emyhaanh

Gà con
Tham gia
3/4/17
Bài viết
38
Gạo
0,0
Re: Từ trang giấy đến màn ảnh
Đúng. 8->
Nhưng chỉ đúng trong 1/5 vì bộ phim này được xây dựng từ 5 cuốn: nhật ký, tự truyện, truyện ngắn, tiểu thuyết khác nhau nhưng có lẽ cùng chung một chủ đề: chiến tranh (thành cổ Quảng Trị) và cuộc sống của con người trong chiến tranh.<):)

5 cuốn đó là:
1. Mãi Mãi Tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc
2. Bức Tượng của Đoàn Tuấn (hiếm và mình chưa bao giờ gặp)
3. Trong Chiến Hào Thành Cổ của Chu Tam Thành (có ebook trên mạng, có thể search và dowload được)
4. Được Sống Và Kể Lại của Trần Luân Tín (có ebook, có cả audio, có thể search để đọc và nghe được)
5. Kẻ Lãng Mạn Đi Qua của Nguyễn Thị Ngọc Hải (hiếm gặp).

Trong 5 cuốn này thì có lẽ mình ấn tượng hơn cả là Trong Chiến Hào Thành Cổ và cuốn Được Sống và Kể Lại. Ấn tượng vì thật quá và kinh khủng quá, tuy vậy cũng có lúc bò lăn ra cười hay là rớt nước mắt mà khóc đấy. Có ai cấm đàn ông, con trai không được khóc đâu. 8->

Tiện thể đang nói chuyện về phim chiến tranh. Thì nếu không kể nhưng phim có sự cứng nhắc do vấn đề chính trị như một số bạn nói thì có thể tìm xem thêm các phim như: Chớp Mắt Cùng Số Phận (truyện cùng tên của Thăng Sắc), Nhật Ký Chiến Trường (Bê Trọc của Phạm Việt Long), Người Sót Lại Của Rừng Cười (truyện cùng tên của Võ Thị Hảo).... và rất nhiều cái tên sáng giá nữa.8->
*******************************************************
Cơ mà ôi dào, viết thì viết thế này, giới thiệu thì giới thiệu thế này chứ cá nhân mình vẫn nghĩ là chả mấy bạn đọc bài mà đi tìm kiếm và đọc luôn mấy truyện, tiểu thuyết ấy luôn đâu. Căn bản là đến ngay cả lứa tuổi của mình hay những người lớn hơn mình cứ ai đó nói đến chủ đề chiến tranh hay cuộc sống con người thời bao cấp là đã bĩu môi gào rú chả quan tâm rồi. :-j
Có cái người đang viết chắc chắn sẽ tìm đọc này. Mình cũng hay đọc tiểu thuyết lịch sử nhưng phần lớn là tiểu thuyết thiếu nhi (Đội du kích thành Huế, Đội du kích Đình Bảng, Những thiếu niên Bát Sát, sử ta kể lại.v.v.)
 

crawling0805

Gà tích cực
Tham gia
10/6/14
Bài viết
139
Gạo
1.500,0
Re: Từ trang giấy đến màn ảnh
Sử ta hay nhưng chúng ta không có hoặc chưa thể có khả năng làm được phim lịch sử. :v
Chờ thêm một vài lứa nữa vậy. :v
 

emyhaanh

Gà con
Tham gia
3/4/17
Bài viết
38
Gạo
0,0
Re: Từ trang giấy đến màn ảnh
Sử ta hay nhưng chúng ta không có hoặc chưa thể có khả năng làm được phim lịch sử. :v
Chờ thêm một vài lứa nữa vậy. :v
Hi vọng nhiều thì thất vọng càng lớn ạ. Nên "mọi sự tùy duyên" thôi, chờ một ngày mới!
 

emyhaanh

Gà con
Tham gia
3/4/17
Bài viết
38
Gạo
0,0
Re: Từ trang giấy đến màn ảnh
Đúng. 8->
Nhưng chỉ đúng trong 1/5 vì bộ phim này được xây dựng từ 5 cuốn: nhật ký, tự truyện, truyện ngắn, tiểu thuyết khác nhau nhưng có lẽ cùng chung một chủ đề: chiến tranh (thành cổ Quảng Trị) và cuộc sống của con người trong chiến tranh.<):)

5 cuốn đó là:
1. Mãi Mãi Tuổi 20 của Nguyễn Văn Thạc
2. Bức Tượng của Đoàn Tuấn (hiếm và mình chưa bao giờ gặp)
3. Trong Chiến Hào Thành Cổ của Chu Tam Thành (có ebook trên mạng, có thể search và dowload được)
4. Được Sống Và Kể Lại của Trần Luân Tín (có ebook, có cả audio, có thể search để đọc và nghe được)
5. Kẻ Lãng Mạn Đi Qua của Nguyễn Thị Ngọc Hải (hiếm gặp).

Trong 5 cuốn này thì có lẽ mình ấn tượng hơn cả là Trong Chiến Hào Thành Cổ và cuốn Được Sống và Kể Lại. Ấn tượng vì thật quá và kinh khủng quá, tuy vậy cũng có lúc bò lăn ra cười hay là rớt nước mắt mà khóc đấy. Có ai cấm đàn ông, con trai không được khóc đâu. 8->


Tiện thể đang nói chuyện về phim chiến tranh. Thì nếu không kể nhưng phim có sự cứng nhắc do vấn đề chính trị như một số bạn nói thì có thể tìm xem thêm các phim như: Chớp Mắt Cùng Số Phận (truyện cùng tên của Thăng Sắc), Nhật Ký Chiến Trường (Bê Trọc của Phạm Việt Long), Người Sót Lại Của Rừng Cười (truyện cùng tên của Võ Thị Hảo).... và rất nhiều cái tên sáng giá nữa.8->
*******************************************************
Cơ mà ôi dào, viết thì viết thế này, giới thiệu thì giới thiệu thế này chứ cá nhân mình vẫn nghĩ là chả mấy bạn đọc bài mà đi tìm kiếm và đọc luôn mấy truyện, tiểu thuyết ấy luôn đâu. Căn bản là đến ngay cả lứa tuổi của mình hay những người lớn hơn mình cứ ai đó nói đến chủ đề chiến tranh hay cuộc sống con người thời bao cấp là đã bĩu môi gào rú chả quan tâm rồi. :-j
Theo giới thiệu của crawling0805 thì mình đang đọc và nghe "Được Sống Và Kể Lại" của Trần Luân Tín. Cùng một nội dung cơ mà cảm xúc giữa đọc và nghe audio khác nhau nhiều quá. Kết luận lại rằng: truyện, tiểu thuyết thì vẫn nên đọc hơn là nghe người khác đọc.
 

crawling0805

Gà tích cực
Tham gia
10/6/14
Bài viết
139
Gạo
1.500,0
Re: Từ trang giấy đến màn ảnh
Theo giới thiệu của crawling0805 thì mình đang đọc và nghe "Được Sống Và Kể Lại" của Trần Luân Tín. Cùng một nội dung cơ mà cảm xúc giữa đọc và nghe audio khác nhau nhiều quá. Kết luận lại rằng: truyện, tiểu thuyết thì vẫn nên đọc hơn là nghe người khác đọc.

Còn khoảng cách của tiểu thuyết, truyện ngắn và phim nữa bạn ạ. :-"

Liên quan đến tác giả Trần Luân Tín tý. Nếu đọc Được Sống và Kể Lại xong rồi và nếu có thể tò mò thêm về tác giả hồi trẻ như nào có thể tìm đọc thêm về Tháng Ngày Miên Man.
Cũng như Đỗ Phấn (đều là họa sĩ) thì văn của Trần Luân Tín cũng phiêu lắm.
Nếu có đạo diễn nào chạy ào qua thì qua Tháng Ngày Miên Man + Dằng Dặc Triền Sông Mưa (+ một số ký ức khác) hoàn toàn có thể phục dựng một góc nào đó về cuộc sống, tuổi trẻ của người Hà Nội và toàn miền Bắc trong những năm thời bao cấp - cái thời mà mỗi khi vô tình nhắc đến là lại bao nhiêu người thổn thức vì những điều dở khóc dở cười họ đã gặp trong cuộc sống.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

emyhaanh

Gà con
Tham gia
3/4/17
Bài viết
38
Gạo
0,0
Re: Từ trang giấy đến màn ảnh
Ngày mưa phùn ẩm ướt, lên youtube xem phim thấy toàn ngôn tình Trung Quốc bất giác lại lên Gác sách đọc lại những comment xưa!
 

IrisandRainbow

Gà con
Tham gia
3/11/19
Bài viết
18
Gạo
0,0
Re: Từ trang giấy đến màn ảnh
Mình mới vào diễn dàn gác, lúc trước chỉ vào tìm sách đọc thôi. Vào rồi thì thấy thích chủ để mọi người viết, mà cái chủ để này mình thấy rất thú vị.
Theo như quan điểm cá nhân của mình, thì người cũng có người này người kia thì tác phẩm cũng vậy, tác phẩm phản ánh cái nhìn của số đông trong tác phẩm (tùy vào giai đoạn lịch sử, nội dung, thể loại) nhưng tác phẩm có hay hay là không, thì lại phụ thuộc vào người cảm nhận mà người cảm nhận lại bị ảnh hưởng bởi bối cảnh của chính mình. Cho nên nói, người yêu ngôn từ thì sẽ không thấy phim hay hơn truyện, người yêu hình ảnh sẽ thấy truyện là thứ dài lê thê, kiểu như vậy nên rất khó để đánh giá. Có điểu là, dù có không thích phim đến mấy cũng phải công nhận sức lan tỏa của nó, có những tác phẩm văn học vì được chuyển thể nên mới có nhiều người tìm đọc, nên có thể nói là phim là một cách quảng bá cho tác phẩm, tất nhiên cũng có trường hợp ngược lại (điển hình là phim chuyển thể từ ngôn tình bên Trung Quốc ấy, toàn lấy tác giả nổi tiếng, tác phẩm được yêu thích nhiều, còn dàn diễn viên với đạo diễn thì không phải lúc nào cũng là đội ngũ xuất xắc, nhưng phim vẫn đắt hàng).
Nhưng để có một bộ phim tốt thì cốt truyện phải hay, nên cũng dễ hiểu nếu như phim không hay bằng truyện (vì truyện đã hay quá rồi), còn những truyện không hay bằng phim thì phải nhìn lại cái tâm của đội ngũ làm phim (phải cố gắng đến thế nào chứ).
Mình cũng giống rất nhiều bạn, cảm thấy phim không hay bằng truyện đặc biệt khi ta đọc truyện trước rồi mới xem phim, biết tại sao không? Vì ta đã dùng trí tưởng tượng của mình, tô vẽ trên nền ngôn từ của tác giả ra cái hình ảnh, nhân vật, cảnh quan tốt đẹp nhất trong lòng ta, nên là đoàn phim nào mạnh đến mức đánh bại được những tưởng tượng đẹp nhất trong lòng rất nhiều độc giả như chúng ta thì mới được công nhận là phim hay (bằng hoặc hơn truyện), cũng có nghĩa là đoàn phim đó cũng yêu tác phẩm như ta và dựng nên được nhân vật, cảnh quan tái hiện sự kiện trong truyện tuyệt vời hơn tưởng tượng của ta.
Trên quan diểm của 1 độc giả, mình luôn mong chờ phim chuyển thể, ừ thì, ít nhất để biết cái tưởng tượng của mình có phải là tưởng tượng của số đông không, có bao nhiêu người cùng chia sẽ cái tưởng tượng ấy cùng mình. Và tất nhiên, mình mong chờ phim hay.
Các bạn ở trên đưa ra nhiều bình luận quá hay, và cả danh mục phim chuyển thể tuyệt vời nữa, có một đặc điểm chung đó là các tác phẩm văn học đểu có sức lan tỏa cảm xúc lớn, tác phẩm mang tính đặc thù cao (về nhân vật, bối cảnh) và hầu hết là không phải tác phẩm hiện đại; phim từ các tác phẩm này đều từ những đoàn phim nghiêm túc, có tâm, và trong đó có rất nhiều đạo diễn, quay phim, diễn viên gạo cội (thời họ làm phim có thể chưa nổi, nhưng giờ cũng thành cây đa cây để rồi), cho nên là chúng ta cảm nhận tác phẩm không trong giai đoạn lịch sử của mình thì đa số đều dễ bị cả phim lẫn truyện chinh phục, còn nếu là tác phẩm trong thời kì chúng ta đang sống đây này, chúng ta sẽ có nhiều ý kiến hơn.
Trên đây hoàn toàn là ý kiến cá nhân của mình thôi.
 
Bên trên