Thảo luận Văn học Việt Nam.

tianangmuadong

Gà con
Tham gia
28/10/14
Bài viết
69
Gạo
250,0
Re: Văn học Việt Nam.
Hai câu thơ, mươi chữ lại bắt học sinh cảm nhận, phân tích những mấy mặt giấy.
Bạn có bao giờ cảm thấy hụt hẫng khi người khác đọc tác phẩm của mình mà chỉ phán mỗi câu: "Hay". "Cũng được". "Có sáng tạo" chưa? Ừ rằng thơ hay, nhưng nếu chỉ đọc xong rồi phán một chữ "hay" thì ai biết rằng đó là "hay", nó "hay" ở đâu, vì sao bạn thấy "hay" thì bạn không nói được. Đành rằng Xuân Diệu nói: "Ai đem phân chất một mùi hương" nhưng "mùi hương" nó đã tác động đến khứu giác của số đông thì nó phải chịu để người ta đánh giá. Nếu "mùi hương" nó "thơm" thì sẽ được lan truyền đến nhiều người cùng thưởng thức, như vậy mới là phát huy được tối đa cái đẹp, cái "thơm" chứ.
 

Lạc Tâm Vũ An

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
4/2/14
Bài viết
762
Gạo
80,0
Re: Văn học Việt Nam.
Mình nghĩ bạn nên nhìn nhận Lí luận văn học như một nền tảng của văn học hay máy móc hơn là cái công thức để giải mã văn học thì sẽ dễ hiểu hơn. Ai cũng nói văn học là mơ hồ là chung chung nhưng nếu nắm được chìa khoá "Lí luận văn học" thì mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Hiểu mối quan hệ văn học với hiện thực bạn sẽ không băn khoăn câu chuyện tác giả viết có thật hay không; hiểu được các biện pháp nghệ thuật cách xây dựng tác phẩm ta thấy được cái hay của văn học ở đâu; hiểu được bối cảnh thời đại, khuynh hướng sáng tác của mỗi thời kì giai đoạn, mỗi một nhà văn ta sẽ hiểu đúng tác phẩm hơn... Mình nghĩ ta nên nhìn nhận lí luận ở một phương diện đơn giản hơn thì nó sẽ trở nên gần gũi vô cùng.
Cái khó là nhìn nhận theo chiều hướng đơn giản đó bạn. Không phải cái gì cũng có thể đơn giản hóa.
 

Lạc Tâm Vũ An

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
4/2/14
Bài viết
762
Gạo
80,0
Re: Văn học Việt Nam.
Bạn có bao giờ cảm thấy hụt hẫng khi người khác đọc tác phẩm của mình mà chỉ phán mỗi câu: "Hay". "Cũng được". "Có sáng tạo" chưa? Ừ rằng thơ hay, nhưng nếu chỉ đọc xong rồi phán một chữ "hay" thì ai biết rằng đó là "hay", nó "hay" ở đâu, vì sao bạn thấy "hay" thì bạn không nói được. Đành rằng Xuân Diệu nói: "Ai đem phân chất một mùi hương" nhưng "mùi hương" nó đã tác động đến khứu giác của số đông thì nó phải chịu để người ta đánh giá. Nếu "mùi hương" nó "thơm" thì sẽ được lan truyền đến nhiều người cùng thưởng thức, như vậy mới là phát huy được tối đa cái đẹp, cái "thơm" chứ.
Đó là ý kiến cá nhân của mình. Mình không thể viết được như người ta mà nhất là cảm nhận thơ. Bạn có khó chịu hay không khi một bài bạn không thích mà bắt buộc phải cảm nhận.
 

tianangmuadong

Gà con
Tham gia
28/10/14
Bài viết
69
Gạo
250,0
Re: Văn học Việt Nam.
Đó là ý kiến cá nhân của mình. Mình không thể viết được như người ta mà nhất là cảm nhận thơ. Bạn có khó chịu hay không khi một bài bạn không thích mà bắt buộc phải cảm nhận.
Ồ có sao đâu, có phải bài cảm nhận nào cũng bắt buộc phải tôn vinh, phải khen đâu chứ. Bạn không thích bạn có quyền nên lên cảm nhận của mình, tất nhiên trên một cơ sở lập luận hợp lí, hợp tình thì mình nghĩ không ai lại "đì" bạn cả. Một bạn trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh khi nhận được đề yêu cầu phân tích hình ảnh người chiến sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã mạnh dạn nêu quan điểm "chê" của mình đó thôi. Tất cả những điều bạn cảm nhận chỉ cần xây dựng trên cảm xúc văn học của bạn, trên cơ sở luận cứ, luận chứng xác thực thì đều được công nhận. Điều này bạn có thể tìm đọc cuốn "Chân dung và đối thoại" của Trần Đăng Khoa, đọc cuốn này bạn sẽ có cái nhìn mới về việc phân tích và cảm thụ tác phẩm văn học. Trong cuốn này Trần Đăng Khoa "chê" tính man rợ trong "Vang bóng một thời" (Nguyễn Tuân), so sánh Chị Dậu trong Tắt đèn với Phăng-tin trong Những người khốn khổ... Cách nhìn này rất "mới" lúc bấy giờ và thu hút rất nhiều ý kiến, bình luận của các học giả lẫn bạn đọc. Cuốn sách có khen có chê đủ cả, nhưng không ai phủ nhận hoàn toàn cách nhìn của Trần Đăng Khoa.
Nhưng sáng tạo trên khuôn khổ chứ không phải nói Rừng xà xu của Nguyễn Trung Thành là phản ánh nạn phá rừng, rồi viết đôi dòng thơ con cóc khi phân tích chị Dậu kiểu như: "Thương chồng thì thật thương chồng/ Bán con thì bán chứ không bán mình." thì đến tác giả có sống dậy cũng chịu thua.
Ngoài ra, bạn phải phân biệt được bạn viết cảm nhận bài thơ đó ở phương diện nào, nếu ở phương diện người đọc, địa điểm đăng bài viết là diễn đàn Gác sách thì bạn có quyền vô tư "ném đá" không thương tiếc, dùng bất kì cái "tôi" cao ngạo nào để "phê bình" cũng được (tất nhiên không làm ảnh hưởng đối với người khác); nhưng nếu bạn viết trên tư cách một học sinh trong khuôn khổ một bài kiểm tra thì bạn phải dùng một giọng văn khác. Một giọng văn từ tốn, điềm tĩnh từ đó phân tích hay chỗ nào, không hay ở chỗ nào, vì sao bạn không thích... cách viết đó là tôn trọng người đọc - giáo viên của bạn, tôn trọng tác phẩm bạn cảm nhận và đặc biệt là tạo phong thái học thuật cho bài viết của bạn tức là tôn trọng bản thân của bạn. "Chiếc áo không làm nên thầy tu" nhưng khi bạn mặc áo thầy tu ít nhất người ta sẽ dừng lại nghe bạn nói vài câu. ^_^
P/s: Bạn có thể cho mình biết tác phẩm mà bạn không thích là tác phẩm nào không, tự nhiên nghe bạn nói mình tò mò ghê. Hi hi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Trà Chanh

Gà tích cực
Tham gia
8/3/14
Bài viết
208
Gạo
180,0
Re: Văn học Việt Nam.
Ồ có sao đâu, có phải bài cảm nhận nào cũng bắt buộc phải tôn vinh, phải khen đâu chứ. Bạn không thích bạn có quyền nên lên cảm nhận của mình, tất nhiên trên một cơ sở lập luận hợp lí, hợp tình thì mình nghĩ không ai lại "đì" bạn cả. Một bạn trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh khi nhận được đề yêu cầu phân tích hình ảnh người chiến sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã mạnh dạn nêu quan điểm "chê" của mình đó thôi. Tất cả những điều bạn cảm nhận chỉ cần xây dựng trên cảm xúc văn học của bạn, trên cơ sở luận cứ, luận chứng xác thực thì đều được công nhận. Điều này bạn có thể tìm đọc cuốn "Chân dung và đối thoại" của Trần Đăng Khoa, đọc cuốn này bạn sẽ có cái nhìn mới về việc phân tích và cảm thụ tác phẩm văn học. Trong cuốn này Trần Đăng Khoa "chê" tính man rợ trong "Vang bóng một thời" (Nguyễn Tuân), so sánh Chị Dậu trong Tắt đèn với Phăng-tin trong Những người khốn khổ... Cách nhìn này rất "mới" lúc bấy giờ và thu hút rất nhiều ý kiến, bình luận của các học giả lẫn bạn đọc. Cuốn sách có khen có chê đủ cả, nhưng không ai phủ nhận hoàn toàn cách nhìn của Trần Đăng Khoa.
Nhưng sáng tạo trên khuôn khổ chứ không phải nói Rừng xà xu của Nguyễn Trung Thành là phản ánh nạn phá rừng, rồi viết đôi dòng thơ con cóc khi phân tích chị Dậu kiểu như: "Thương chồng thì thật thương chồng/ Bán con thì bán chứ không bán mình." thì đến tác giả có sống dậy cũng chịu thua.
Ngoài ra, bạn phải phân biệt được bạn viết cảm nhận bài thơ đó ở phương diện nào, nếu ở phương diện người đọc, địa điểm đăng bài viết là diễn đàn Gác sách thì bạn có quyền vô tư "ném đá" không thương tiếc, dùng bất kì cái "tôi" cao ngạo nào để "phê bình" cũng được (tất nhiên không làm ảnh hưởng đối với người khác); nhưng nếu bạn viết trên tư cách một học sinh trong khuôn khổ một bài kiểm tra thì bạn phải dùng một giọng văn khác. Một giọng văn từ tốn, điềm tĩnh từ đó phân tích hay chỗ nào, không hay ở chỗ nào, vì sao bạn không thích... cách viết đó là tôn trọng người đọc - giáo viên của bạn, tôn trọng tác phẩm bạn cảm nhận và đặc biệt là tạo phong thái học thuật cho bài viết của bạn tức là tôn trọng bản thân của bạn. "Chiếc áo không làm nên thầy tu" nhưng khi bạn mặc áo thầy tu ít nhất người ta sẽ dừng lại nghe bạn nói vài câu. ^_^
P/s: Bạn có thể cho mình biết tác phẩm mà bạn không thích là tác phẩm nào không, tự nhiên nghe bạn nói mình tò mò ghê. Hi hi.

Không ai phủ nhận vai trò của lí luận và phê bình đối với nền văn học. Bạn Lạc Vũ Tâm An nói là "Cái phần lí luận văn học rất khó nuốt. Rất cao siêu..." chứ không hề nói là nó không cần thiết, không quan trọng. Còn các vấn đề, các dẫn chứng bạn đưa ra chủ yếu là chỉ ra vai trò quan trọng của lí luận và phê bình. Bạn đúng nhưng có vẻ lệch trọng tâm. Vấn đề trọng tâm chúng ta đang bàn ở đây cách người ta đưa lí luận văn học vào giảng dạy ở nhà trường, bắt học sinh cảm nhận 1 tác phẩm văn học theo góc nhìn, theo khuôn mẫu của một nhà phê bình. Học sinh chỉ còn cách tiếp thu những thứ cao siêu mà mình chưa đủ tuổi đời, Chưa đủ trải nghiệm, chưa đủ chuyên môn để hiểu hết, theo hình thức học vẹt. Người ta đạt được mục đích là "giải thích" hết những giá trị của tác phẩm. Nhưng phần nào sẽ giết chết khả năng cảm thụ văn học, khả năng tư duy độc lập của học sinh. Có lẽ vì vậy mà đa phần học sinh hiện nay không còn hứng thú với môn văn, phát chán với cách giảng dạy ở nhà trường .
Nói thêm, có hiểu biết về lí luận và phê bình văn học, khả năng cảm thụ văn học sẽ đầy đủ hơn. Điều này đúng. Nhưng lí luận phê bình không phải là thước đo để đánh giá mức độ cảm thụ văn học của độc giả. Thứ cốt yếu nhất chính là khả năng tư duy và rung động về mặt tâm hồn. Một người ko học về lí luận phê bình, nhưng người học về lí luận phê bình có chắc là có thể cảm thụ được văn học tốt hơn anh ta không? Hay là ép anh ta theo hệ quy chiếu đóng khung trong sách vở mình học được? Sở dĩ văn học Việt Nam giậm chân tại chỗ, thậm chí thụt lùi, có phải là do chúng ta đang tiếp thu những lí luận cũ kĩ, đã lỗi thời, bước vào lối mòn của các thế hệ đi trước không?
 

tianangmuadong

Gà con
Tham gia
28/10/14
Bài viết
69
Gạo
250,0
Re: Văn học Việt Nam.
Bạn đúng nhưng có vẻ lệch trọng tâm.
Tớ thấy bạn Lạc Vũ Tâm Anh kêu Lí luận khó nuốt nên mình nói nó không khó nuốt, cao siêu, quan trọng là ở cách nhìn nhận, cách mình tiếp cận vấn đề.
Còn đối với cảm nhận về một tác phẩm cụ thể, mình cũng chỉ nói bạn ấy nêu nó hay dở ra sao rồi từ đó phân tích thôi mà.
Hơn nữa mình không hề có ý nói phải cứ nhất nhất dùng lí luận văn học để phân tích tác phẩm, mình chỉ nói dùng nó làm công cụ giải mã mà thôi. Vì bạn ấy nói lí luận khó hiểu, cao siêu nên mình mới ý kiến kéo cái mớ lí luận đó để bổ trợ trong cảm thụ văn học chứ không có ý nhấn mạnh, khẳng định gì ở đây cả. Bạn đọc kĩ bài tớ viết sẽ thấy tớ nhấn mạnh đến cảm xúc cá nhân cơ mà, nhưng cảm xúc phải xây dựng trên cơ sở rõ ràng. Nếu chỉ cảm nhận chung chung viết trên diễn đàn để mọi người đọc cho vui thì được, nhưng đằng này bạn ấy đề cập đến viết, phân tích tác phẩm trong nhà trường, viết để làm bài kiểm tra thì nhất quyết bài viết đó phải có cơ sở, lập luận khoa học.
P/s: Không hiểu sao mình có cảm giác bạn là Hớn Minh nhưng tớ không phải là Đặng Sinh đâu mà.
 

Lạc Tâm Vũ An

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
4/2/14
Bài viết
762
Gạo
80,0
Re: Văn học Việt Nam.
Không ai phủ nhận vai trò của lí luận và phê bình đối với nền văn học. Bạn Lạc Vũ Tâm An nói là "Cái phần lí luận văn học rất khó nuốt. Rất cao siêu..." chứ không hề nói là nó không cần thiết, không quan trọng. Còn các vấn đề, các dẫn chứng bạn đưa ra chủ yếu là chỉ ra vai trò quan trọng của lí luận và phê bình. Bạn đúng nhưng có vẻ lệch trọng tâm. Vấn đề trọng tâm chúng ta đang bàn ở đây cách người ta đưa lí luận văn học vào giảng dạy ở nhà trường, bắt học sinh cảm nhận 1 tác phẩm văn học theo góc nhìn, theo khuôn mẫu của một nhà phê bình. Học sinh chỉ còn cách tiếp thu những thứ cao siêu mà mình chưa đủ tuổi đời, Chưa đủ trải nghiệm, chưa đủ chuyên môn để hiểu hết, theo hình thức học vẹt. Người ta đạt được mục đích là "giải thích" hết những giá trị của tác phẩm. Nhưng phần nào sẽ giết chết khả năng cảm thụ văn học, khả năng tư duy độc lập của học sinh. Có lẽ vì vậy mà đa phần học sinh hiện nay không còn hứng thú với môn văn, phát chán với cách giảng dạy ở nhà trường .
Nói thêm, có hiểu biết về lí luận và phê bình văn học, khả năng cảm thụ văn học sẽ đầy đủ hơn. Điều này đúng. Nhưng lí luận phê bình không phải là thước đo để đánh giá mức độ cảm thụ văn học của độc giả. Thứ cốt yếu nhất chính là khả năng tư duy và rung động về mặt tâm hồn. Một người ko học về lí luận phê bình, nhưng người học về lí luận phê bình có chắc là có thể cảm thụ được văn học tốt hơn anh ta không? Hay là ép anh ta theo hệ quy chiếu đóng khung trong sách vở mình học được? Sở dĩ văn học Việt Nam giậm chân tại chỗ, thậm chí thụt lùi, có phải là do chúng ta đang tiếp thu những lí luận cũ kĩ, đã lỗi thời, bước vào lối mòn của các thế hệ đi trước không?
Văn học của phê bình... Một tác phẩm văn học ra đời, mấy nhà phê bình cảm nhận phân tích cái hay cái dở rồi đưa ra nhận định quan điểm... Học sinh lại phải dựa vào những nhận định, ý kiến đó xâu xé tiếp thêm một lần nữa. Riết rồi chà đạp lên nhau.
 

Lạc Tâm Vũ An

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
4/2/14
Bài viết
762
Gạo
80,0
Re: Văn học Việt Nam.
Ồ có sao đâu, có phải bài cảm nhận nào cũng bắt buộc phải tôn vinh, phải khen đâu chứ. Bạn không thích bạn có quyền nên lên cảm nhận của mình, tất nhiên trên một cơ sở lập luận hợp lí, hợp tình thì mình nghĩ không ai lại "đì" bạn cả. Một bạn trong kì thi học sinh giỏi cấp tỉnh khi nhận được đề yêu cầu phân tích hình ảnh người chiến sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc đã mạnh dạn nêu quan điểm "chê" của mình đó thôi. Tất cả những điều bạn cảm nhận chỉ cần xây dựng trên cảm xúc văn học của bạn, trên cơ sở luận cứ, luận chứng xác thực thì đều được công nhận. Điều này bạn có thể tìm đọc cuốn "Chân dung và đối thoại" của Trần Đăng Khoa, đọc cuốn này bạn sẽ có cái nhìn mới về việc phân tích và cảm thụ tác phẩm văn học. Trong cuốn này Trần Đăng Khoa "chê" tính man rợ trong "Vang bóng một thời" (Nguyễn Tuân), so sánh Chị Dậu trong Tắt đèn với Phăng-tin trong Những người khốn khổ... Cách nhìn này rất "mới" lúc bấy giờ và thu hút rất nhiều ý kiến, bình luận của các học giả lẫn bạn đọc. Cuốn sách có khen có chê đủ cả, nhưng không ai phủ nhận hoàn toàn cách nhìn của Trần Đăng Khoa.
Nhưng sáng tạo trên khuôn khổ chứ không phải nói Rừng xà xu của Nguyễn Trung Thành là phản ánh nạn phá rừng, rồi viết đôi dòng thơ con cóc khi phân tích chị Dậu kiểu như: "Thương chồng thì thật thương chồng/ Bán con thì bán chứ không bán mình." thì đến tác giả có sống dậy cũng chịu thua.
Ngoài ra, bạn phải phân biệt được bạn viết cảm nhận bài thơ đó ở phương diện nào, nếu ở phương diện người đọc, địa điểm đăng bài viết là diễn đàn Gác sách thì bạn có quyền vô tư "ném đá" không thương tiếc, dùng bất kì cái "tôi" cao ngạo nào để "phê bình" cũng được (tất nhiên không làm ảnh hưởng đối với người khác); nhưng nếu bạn viết trên tư cách một học sinh trong khuôn khổ một bài kiểm tra thì bạn phải dùng một giọng văn khác. Một giọng văn từ tốn, điềm tĩnh từ đó phân tích hay chỗ nào, không hay ở chỗ nào, vì sao bạn không thích... cách viết đó là tôn trọng người đọc - giáo viên của bạn, tôn trọng tác phẩm bạn cảm nhận và đặc biệt là tạo phong thái học thuật cho bài viết của bạn tức là tôn trọng bản thân của bạn. "Chiếc áo không làm nên thầy tu" nhưng khi bạn mặc áo thầy tu ít nhất người ta sẽ dừng lại nghe bạn nói vài câu. ^_^
P/s: Bạn có thể cho mình biết tác phẩm mà bạn không thích là tác phẩm nào không, tự nhiên nghe bạn nói mình tò mò ghê. Hi hi.
Tớ nghĩ việc thích một cái gì là không cần lí do. Hơn nữa đó là cảm nhận của mỗi người. Nhưng tớ đang không hiểu bạn muốn nói về cái gì.
 

tianangmuadong

Gà con
Tham gia
28/10/14
Bài viết
69
Gạo
250,0
Re: Văn học Việt Nam.
Tớ nghĩ việc thích một cái gì là không cần lí do. Hơn nữa đó là cảm nhận của mỗi người. Nhưng tớ đang không hiểu bạn muốn nói về cái gì.
Cho tớ xin lỗi có lẽ quan điểm của bạn và tớ khác nhau nhiều quá @-). Xin lỗi vì đã làm mất thời gian của bạn :">. Chúc bạn buổi chiều mát mẻ.
 
Bên trên