Thảo luận Văn học Việt Nam.

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
4.000,0
Re: Văn học Việt Nam.
Còn về vấn đề giáo trình giảng dạy thì xin lỗi chứ các bạn phải hiểu rằng nó chịu ảnh hưởng vô cùng, vô cùng lớn từ tư tưởng của "bên trên". Và bạn nghĩ một bộ máy toàn những vị U50, được đào tạo nặng về lí tưởng CNXH, họ có chấp nhận nổi cái mới trong tác phẩm mới không. Lại nói, giáo dục ở nước ta không chỉ dạy chữ, nó còn là công cụ dạy về truyền thống và nhồi nhét tư tưởng của "Đảng và nhà nước", vậy nên dùng các tác phẩm cũ là dễ hiểu. Mà hơn hết, các tác phẩm mới như mình thấy vẫn chưa xứng tầm cho vào giảng dạy.
Rất khó để đánh giá câu hỏi "văn học Việt Nam hiện nay như thế nào" trong một vài từ. Bởi văn học là tấm gương phản chiếu xã hội và con người.

Mình đồng ý với bạn và văn học giảng dạy trong học đường chịu ảnh hưởng nhiều của "bên trên", cho nên đôi lúc mình cũng tự hỏi dựa vào đâu mà chúng ta cho rằng một số tác phẩm kinh điển của Việt Nam là kinh điển? Đó là do nhà trường giảng dạy như thế qua nhiều thế hệ chúng ta mặc định nó là kinh điển, hay là do quần chúng nhận đinh như thế? Vì tâm lý sợ bị tẩy não nên lúc nào mình cũng hơi nghi kị cái mác "kinh điển". :3

Tuy rằng mình không am hiểu VHVN cho lắm vì số lượng sách Việt Nam mình đọc khá là ít nhưng mình nghĩ cũng phải có một vài tác phẩm là lạ hoặc ít ra cũng có vài tác phẩm đủ tiêu chuẩn đoạt đã giải thưởng của hộ nhà văn này nọ, hoặc vài tác giả có tính đột phá như Nguyễn Đình Tú hay Nguyễn Ngọc Thuần (theo nhận định cá nhân của mình). Có thể những tác phẩm mới chưa đủ tầm để gọi là kinh điển (vì chưa qua thử thách trường tồn của thời gian), nhưng cũng đủ để thấy sự phát triển của văn học hiện đại Việt Nam theo như Vivian nói đó, nó là tấm gương phản chiếu của xã hội và con người: Xã hội ngày nay dường như đang chuộng đọc những tác phẩm thiếu trữ tình lãng mạn, teen hơn là những tác phẩm sâu sắc.

Văn học hiện đại bây giờ hoàn toàn có thể khai thác theo hai khía cạnh ấy. Nhưng sẽ khó hơn rất nhiều khi mà chúng ta đang sống trong một xã hội khá nhiễu nhương. Hiện thực, là thứ "nhạy cảm". Còn "nhân đạo", lại là thứ xa xỉ, nhiều khi còn bị ghét vì bị đánh đồng với "giả tạo", "thánh nữ".
Mình thì hy vọng văn học Việt Nam phát triển hơn trong mảng trinh thám, huyền ão và viễn tưởng. Vì trong những mảng đó tính nhân đạo vẫn có thể phát huy.
Còn tính hiện thực trong văn học Việt thì mình hơi ngán rồi, thà lật tờ báo Công An hay Phụ Nữ đọc còn"hiện thực" hơn. Cũng có thể là vì ngày nào cũng nhan nhản mấy tin giật gân, trong khi những khúc mắc đó được nói đi nói lại trong văn học thì xã hội vẫn không vì nó mà thay đổi. Nói cách khác, ít thấy có tác phẩm hiện đại (từ thời năm 75 trở lại) nào khiến một xã hội nhìn lại cách cư xử của mình và khiến nhiều người thay đổi quan điểm. (Ví dụ như Số Đỏ thay đổi cách nhìn về cuộc sống thành thị hóa ở Việt Nam, hay Giết Con Chim Nhại thay đổi cách nhìn về vấn đề phân biệt chủng tộc ở Mỹ, v.v)
 

Sâu

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
9/12/13
Bài viết
2.969
Gạo
3.600,0
Re: Văn học Việt Nam.
Hồi đọc xong, mình bị ám ảnh bởi sự tăm tối ấy. Tăm tối từ cách ông miêu tả trời về chiều, với đèn dầu leo lét và cái bức bối nóng nực. Tăm tối đến từng mảnh đời không tên, có thể thấy được ở bất cứ đâu như nhà chị Tý, bà Thi, người hát xẩm. Quanh đi quẩn lại chỉ với cuộc sống mưu sinh lê thê, đến lay lắt. Nhưng chính "chuyến tàu" cuối ngày lại là điểm sáng duy nhất, níu kéo lại sự vui mừng còn sót lại trong những tâm hồn đang dần tàn lụi.
Mình không nghĩ là một người cảm nhận văn học tốt như bạn lại bị ám ảnh bởi sự tăm tối trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, nếu nhạy cảm hơn, hẳn bạn phải bị ám ảnh bởi thứ ánh sáng trong câu chuyện không cốt ấy. Thứ ánh sáng từ những vì sao xa xăm, những ánh đèn điện hắt lại từ phía xa xôi, ngọn đèn dầu leo lắt của chị Tý... thứ ánh sáng có được của những phận người u uẩn luôn mong chờ ánh sáng cho đời mình. Thứ ánh sáng như gần như xa nhưng lại không thể chạm đến, nó khiến người đọc vừa thở hắt ra vừa bức bối đến ngột ngạt bởi đôi mắt của chúng ta, nhìn từ sáng rực chuyển qua bóng đêm sẽ hoàn toàn là một màu u tối. Bởi nó u tối mà thứ ánh sáng mới trở nên vừa hằn học vừa khát khao.
 

Sâu

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
9/12/13
Bài viết
2.969
Gạo
3.600,0
Re: Văn học Việt Nam.
Tuy rằng mình không am hiểu VHVN cho lắm vì số lượng sách Việt Nam mình đọc khá là ít nhưng mình nghĩ cũng phải có một vài tác phẩm là lạ hoặc ít ra cũng có vài tác phẩm đủ tiêu chuẩn đoạt đã giải thưởng của hộ nhà văn này nọ, hoặc vài tác giả có tính đột phá như Nguyễn Đình Tú hay Nguyễn Ngọc Thuần (theo nhận định cá nhân của mình). Có thể những tác phẩm mới chưa đủ tầm để gọi là kinh điển (vì chưa qua thử thách trường tồn của thời gian), nhưng cũng đủ để thấy sự phát triển của văn học hiện đại Việt Nam theo như Vivian nói đó, nó là tấm gương phản chiếu của xã hội và con người.
Em đồng ý với chị, văn học phản ánh xã hội, trong lớp tác giả hiện nay, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Ngọc Thuần, Hồ Anh Thái... hoàn toàn đủ khả năng để lại cho đời những tác phẩm kinh điển bởi những giá trị và ý nghĩa họ chuyển tải trong sáng tác của mình. Nhưng bởi vì nó thực quá, nó diễn tả xã hội rối ren và mục nát quá nên "người ta" không dám bày ra trước mặt những đối tượng chưa đủ trưởng thành để nhận thức mọi việc một cách đúng đắn.
 

cuquayngoc

Gà cận
Nhóm Tác giả
Tham gia
29/8/14
Bài viết
359
Gạo
250,0
Re: Văn học Việt Nam.
Mình đồng ý với bạn và văn học giảng dạy trong học đường chịu ảnh hưởng nhiều của "bên trên", cho nên đôi lúc mình cũng tự hỏi dựa vào đâu mà chúng ta cho rằng một số tác phẩm kinh điển của Việt Nam là kinh điển? Đó là do nhà trường giảng dạy như thế qua nhiều thế hệ chúng ta mặc định nó là kinh điển, hay là do quần chúng nhận đinh như thế? Vì tâm lý sợ bị tẩy não nên lúc nào mình cũng hơi nghi kị cái mác "kinh điển". :3

Tuy rằng mình không am hiểu VHVN cho lắm vì số lượng sách Việt Nam mình đọc khá là ít nhưng mình nghĩ cũng phải có một vài tác phẩm là lạ hoặc ít ra cũng có vài tác phẩm đủ tiêu chuẩn đoạt đã giải thưởng của hộ nhà văn này nọ, hoặc vài tác giả có tính đột phá như Nguyễn Đình Tú hay Nguyễn Ngọc Thuần (theo nhận định cá nhân của mình). Có thể những tác phẩm mới chưa đủ tầm để gọi là kinh điển (vì chưa qua thử thách trường tồn của thời gian), nhưng cũng đủ để thấy sự phát triển của văn học hiện đại Việt Nam theo như Vivian nói đó, nó là tấm gương phản chiếu của xã hội và con người: Xã hội ngày nay dường như đang chuộng đọc những tác phẩm thiếu trữ tình lãng mạn, teen hơn là những tác phẩm sâu sắc.


Mình thì hy vọng văn học Việt Nam phát triển hơn trong mảng trinh thám, huyền ão và viễn tưởng. Vì trong những mảng đó tính nhân đạo vẫn có thể phát huy.
Còn tính hiện thực trong văn học Việt thì mình hơi ngán rồi, thà lật tờ báo Công An hay Phụ Nữ đọc còn"hiện thực" hơn. Cũng có thể là vì ngày nào cũng nhan nhản mấy tin giật gân, trong khi những khúc mắc đó được nói đi nói lại trong văn học thì xã hội vẫn không vì nó mà thay đổi. Nói cách khác, ít thấy có tác phẩm hiện đại (từ thời năm 75 trở lại) nào khiến một xã hội nhìn lại cách cư xử của mình và khiến nhiều người thay đổi quan điểm. (Ví dụ như Số Đỏ thay đổi cách nhìn về cuộc sống thành thị hóa ở Việt Nam, hay Giết Con Chim Nhại thay đổi cách nhìn về vấn đề phân biệt chủng tộc ở Mỹ, v.v)
Em thì cho rằng xã hội ngày nay quá phát triển, mọi người đổ xô đi tìm những thứ cơm áo gạo tiền. Nào đếm được mấy người ngồi ngâm những cuốn sách rồi cất xuống gối, rồi lại bỏ ra ngâm lại. Bây giờ họ xem sách cũng chỉ là một trong nhưng phương tiện để giải trí, giống như phim ảnh hay nhạc họa vậy, chỉ cần cầm cuốn sách lên và đọc người ta đã cho mình có một thú vui được gọi là tao nhã. Đọc xong rồi thì cho nó vào góc xó nào đấy dưới đáy tủ, rồi lại cơm áo, rồi lại gạo tiền để rồi những tờ giấy những con chữ chỉ để dùng nuôi sống mấy con mọt. Vậy nên khi một nhà xuất bản nhận một bản thảo để xuất bản cũng nhìn ra vấn đề đó, nên họ không cần những tác phẩm chiều sâu, những tác phẩm văn học chính thống mà chỉ cần những tác phẩm giải trí theo thời đại, theo xu hướng.
Đó gần như là một lẽ tất yếu rồi!
 

vivian.nguyen

Iron Maiden
Nhóm Tác giả
Gà về hưu
☆☆☆
Tham gia
10/12/14
Bài viết
1.134
Gạo
6.000,0
Re: Văn học Việt Nam.
Tuy rằng mình không am hiểu VHVN cho lắm vì số lượng sách Việt Nam mình đọc khá là ít nhưng mình nghĩ cũng phải có một vài tác phẩm là lạ hoặc ít ra cũng có vài tác phẩm đủ tiêu chuẩn đoạt đã giải thưởng của hộ nhà văn này nọ, hoặc vài tác giả có tính đột phá như Nguyễn Đình Tú hay Nguyễn Ngọc Thuần (theo nhận định cá nhân của mình). Có thể những tác phẩm mới chưa đủ tầm để gọi là kinh điển (vì chưa qua thử thách trường tồn của thời gian), nhưng cũng đủ để thấy sự phát triển của văn học hiện đại Việt Nam theo như Vivian nói đó, nó là tấm gương phản chiếu của xã hội và con người: Xã hội ngày nay dường như đang chuộng đọc những tác phẩm thiếu trữ tình lãng mạn, teen hơn là những tác phẩm sâu sắc.
Em đồng ý với chị, văn học phản ánh xã hội, trong lớp tác giả hiện nay, Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Ngọc Thuần, Hồ Anh Thái... hoàn toàn đủ khả năng để lại cho đời những tác phẩm kinh điển bởi những giá trị và ý nghĩa họ chuyển tải trong sáng tác của mình. Nhưng bởi vì nó thực quá, nó diễn tả xã hội rối ren và mục nát quá nên "người ta" không dám bày ra trước mặt những đối tượng chưa đủ trưởng thành để nhận thức mọi việc một cách đúng đắn.
Không thể phủ nhận các tác giả Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Ngọc Thuần, Hồ Anh Thái... là lớp tác giả triển vọng, nhưng tác phẩm của họ chắc chắn không được đưa vào dạy. Nền giáo dục của chúng ta khác với các nước phương Tây, chúng ta "dạy" chứ chúng ta không "định hướng". Nên, đôi ba chục năm nữa giáo trình cũng không khác đi được đâu. :v
 

conruoinho

Gà ăn mày
Nhóm Chuyển ngữ
Gà về hưu
Tham gia
10/1/14
Bài viết
1.952
Gạo
4.000,0
Re: Văn học Việt Nam.
Nhưng bởi vì nó thực quá, nó diễn tả xã hội rối ren và mục nát quá nên "người ta" không dám bày ra trước mặt những đối tượng chưa đủ trưởng thành để nhận thức mọi việc một cách đúng đắn.
Ừ đúng nha, chị thấy khi chê bai hay phê phán, đa số "người ta" không còn dám nói thẳng như trước nữa, nhất là nếu nó đụng chạm ai đó trên cao.

Còn một cái nữa mình rất thấy ngứa ngáy trong việc kiểm duyệt xuất bản, họ để cho những tác phẩm ngôn tình H+ Trung Quốc xuất bản tràn lan trong khi đó một vài tác phẩm có chút đột phá tí xíu thì gây tranh cãi, bị thu hồi mãi mới được xuất bản (vd. Ở lưng chừng nhìn xuống đám đông, Nháp, v.v.).
 

Huyền Nhâm

Gà BT
Nhóm Tác giả
Tham gia
22/9/14
Bài viết
1.902
Gạo
1.800,0
Re: Văn học Việt Nam.
Mình không nghĩ là một người cảm nhận văn học tốt như bạn lại bị ám ảnh bởi sự tăm tối trong truyện ngắn Hai đứa trẻ, nếu nhạy cảm hơn, hẳn bạn phải bị ám ảnh bởi thứ ánh sáng trong câu chuyện không cốt ấy. Thứ ánh sáng từ những vì sao xa xăm, những ánh đèn điện hắt lại từ phía xa xôi, ngọn đèn dầu leo lắt của chị Tý... thứ ánh sáng có được của những phận người u uẩn luôn mong chờ ánh sáng cho đời mình. Thứ ánh sáng như gần như xa nhưng lại không thể chạm đến, nó khiến người đọc vừa thở hắt ra vừa bức bối đến ngột ngạt bởi đôi mắt của chúng ta, nhìn từ sáng rực chuyển qua bóng đêm sẽ hoàn toàn là một màu u tối. Bởi nó u tối mà thứ ánh sáng mới trở nên vừa hằn học vừa khát khao.

Mình không dám nhận là người cảm thụ văn học tốt, đây chỉ ghi lại những ấn tượng nảy ra trong trí nhớ của mình về truyện này thôi. Mình vốn dễ bị ám ảnh bởi những gì "đen tối". = =" Trước khi cảm nhận được tầm quan trọng của "ánh sáng", hay "hy vọng" - người ta phải thực sự hiểu về thứ gọi là "tăm tối" cái đã.

Cái "ánh sáng nhỏ nhoi" bạn nói đến hình như hồi xưa cô cũng nhắc tới thì phải. Nhưng mà mình quên rồi. Chỉ ấn tượng nhất với cái "biểu tượng hy vọng" cuối truyện. Hồi đó đọc đến đoạn chị em Liên reo vui khi tàu đến tự dưng xót xa thế. :D

Mình thì hy vọng văn học Việt Nam phát triển hơn trong mảng trinh thám, huyền ão và viễn tưởng. Vì trong những mảng đó tính nhân đạo vẫn có thể phát huy.
Còn tính hiện thực trong văn học Việt thì mình hơi ngán rồi, thà lật tờ báo Công An hay Phụ Nữ đọc còn"hiện thực" hơn. Cũng có thể là vì ngày nào cũng nhan nhản mấy tin giật gân, trong khi những khúc mắc đó được nói đi nói lại trong văn học thì xã hội vẫn không vì nó mà thay đổi. Nói cách khác, ít thấy có tác phẩm hiện đại (từ thời năm 75 trở lại) nào khiến một xã hội nhìn lại cách cư xử của mình và khiến nhiều người thay đổi quan điểm. (Ví dụ như Số Đỏ thay đổi cách nhìn về cuộc sống thành thị hóa ở Việt Nam, hay Giết Con Chim Nhại thay đổi cách nhìn về vấn đề phân biệt chủng tộc ở Mỹ, v.v)

Thực ra cái "hiện thực" trong thực tế và "hiện thực" trong văn học đôi khi không giống nhau mấy đâu bạn. Cùng một chủ đề, nhưng báo chí chỉ điểm tin, lên án. Còn văn học, có thể làm thay đổi nhận thức của cả một con người.

Hai loại giá trị này mình nghĩ vẫn có sức sống, cho dù là ở hiện tại, hay tương lai. Vì bản chất của cuộc sống là gạn đục khơi trong. Có điều, các tác giả mới sẽ khai thác nó như thế nào để có thể làm cho độc giả rung động. Vấn đề "thời đại" mà mình nói cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng văn học nữa. Trong một "Thế giới Phẳng" và rối ren như hiện nay, đúng là những thể loại ảo ảo dễ có sức vươn hơn. Nhưng cá nhân mình vẫn thích những truyện có tính thực tế. Vì chỉ thực tế mới có thể thay đổi thực tế.

Mình gặp truyện hiện đại đã làm thay đổi quan điểm sống của mình rồi. (Không hẳn là thay đổi, mà chính xác hơn là mở mắt cho mình). Khổ nỗi nó là văn học kiểu "nhạy cảm", "phản chiến" á. =(( Mà truyện hiện đại nhưng vẫn viết về thời kỳ sau chiến tranh, nên...

Biết thế, bạn ạ. Cô giáo cũng đã cho rất nhiều tài liệu. Nhưng với tớ thì vô tác dụng. Chắc là do cảm nhận mỗi người mỗi khác thôi. Vẫn có thể viết bài Hai đứa trẻ khi cô giáo ra đề nhưng thực chất viết là viết thế thôi, cái căn bản thì vẫn không nhắm trúng. :v Chịu rồi.

Ừ nhỉ. Mình cũng có nhiều tác phẩm không hấp được giá trị của nó dù đã đọc hẳn bài bình luận của mấy nhà phê bình. Chắc đây thuộc về vấn đề "gu". :(
 

Sâu

Gà BT
Nhóm Tác giả
☆☆☆
Tham gia
9/12/13
Bài viết
2.969
Gạo
3.600,0
Re: Văn học Việt Nam.
Không thể phủ nhận các tác giả Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Ngọc Thuần, Hồ Anh Thái... là lớp tác giả triển vọng, nhưng tác phẩm của họ chắc chắn không được đưa vào dạy. Nền giáo dục của chúng ta khác với các nước phương Tây, chúng ta "dạy" chứ chúng ta không "định hướng". Nên, đôi ba chục năm nữa giáo trình cũng không khác đi được đâu. :v
Nhưng bởi vì nó thực quá, nó diễn tả xã hội rối ren và mục nát quá nên "người ta" không dám bày ra trước mặt những đối tượng chưa đủ trưởng thành để nhận thức mọi việc một cách đúng đắn.
Sâu có nói nè chị. :D
 

tianangmuadong

Gà con
Tham gia
28/10/14
Bài viết
69
Gạo
250,0
Re: Văn học Việt Nam.
Không thể phủ nhận các tác giả Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Đình Tú, Nguyễn Ngọc Thuần, Hồ Anh Thái... là lớp tác giả triển vọng, nhưng tác phẩm của họ chắc chắn không được đưa vào dạy.
Văn học không phải là khoa học tự nhiên để đưa sản phẩm mà áp dụng vào thực tế ngay. Tác phẩm văn học cần có sự sàng lọc của thời gian. Có những tác phẩm lúc mới ra đời rất nổi, nổi đến mức người ta tưởng nó là Thái Sơn nhưng bây giờ nhìn lại thì chỉ như gò, đồi mà thôi. Không phủ nhận học cần cập nhật tính thời sự nhưng trong chương trình phổ thông, học sinh còn nhỏ tính tự giác trong việc nhận thức tác phẩm chưa cao vì thế người biên soạn chỉ đưa những cái gì gọi là kinh điển chuẩn mực mà thôi. Việc cải biên sách giáo khoa tuy còn nhiều hạn chế nhưng nhìn khách quan người biên soạn cũng đã cố gắng đưa vào những tác phẩm "mới" (cái mới nếu so với cái cũ trước kia) rồi. Những Nguyễn Ngọc Tư, Nguyễn Đình Tú, Hồ Anh Thái... được tìm hiểu sâu ở Đại học sẽ hợp lí hơn.
 

tianangmuadong

Gà con
Tham gia
28/10/14
Bài viết
69
Gạo
250,0
Re: Văn học Việt Nam.
Cái phần lí luận văn học rất khó nuốt. Rất cao siêu...
Mình nghĩ bạn nên nhìn nhận Lí luận văn học như một nền tảng của văn học hay máy móc hơn là cái công thức để giải mã văn học thì sẽ dễ hiểu hơn. Ai cũng nói văn học là mơ hồ là chung chung nhưng nếu nắm được chìa khoá "Lí luận văn học" thì mọi thứ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Hiểu mối quan hệ văn học với hiện thực bạn sẽ không băn khoăn câu chuyện tác giả viết có thật hay không; hiểu được các biện pháp nghệ thuật cách xây dựng tác phẩm ta thấy được cái hay của văn học ở đâu; hiểu được bối cảnh thời đại, khuynh hướng sáng tác của mỗi thời kì giai đoạn, mỗi một nhà văn ta sẽ hiểu đúng tác phẩm hơn... Mình nghĩ ta nên nhìn nhận lí luận ở một phương diện đơn giản hơn thì nó sẽ trở nên gần gũi vô cùng.
 
Bên trên